Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quan hệ việt nam – mông cổ từ năm 2000 đến nay...

Tài liệu Quan hệ việt nam – mông cổ từ năm 2000 đến nay

.PDF
40
20
68

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ MINH ĐÔNG QUAN HỆ VIỆT NAM - MÔNG CỔ TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC Hà Nội - 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ MINH ĐÔNG QUAN HỆ VIỆT NAM - MÔNG CỔ TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế Mã số: 60 31 02 06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đặng Minh Đức Hà Nội – 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận văn với đề tài: “Quan hệ Việt Nam - Mông Cổ từ năm 2000 đến nay” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Luận văn có sự kế thừa, tham khảo các công trình nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc và có sự bổ sung những tƣ liệu, kết quả nghiên cứu mới. Các số liệu, trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, đƣợc sử dụng trung thực. Tác giả Lê Minh Đông MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................1 CHƢƠNG 1: NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU TÁC ĐỘNG QUAN HỆ VIỆT NAM – MÔNG CỔ GIAI ĐOẠN 2000 ĐẾN NAY .................................................11 1.1. Khái quát lịch sử mối quan hệ Việt Nam – Mông Cổ .......................................11 1.1.1. Những năm đầu thiết lập quan hệ ngoại giao (1954 – 1960) .................11 1.1.2.Quan hệ Việt Nam – Mông Cổ trong thời kì Chiến tranh lạnh (19601989).................................................................................................................12 1.1.3.Quan hệ Việt Nam – Mông Cổ trong thời kì đổi mới (1990 – 2000)......13 1.2.Bối cảnh quốc tế và khu vực ...............................................................................14 1.2.1.Bối cảnh quốc tế ......................................................................................15 1.2.2.Bối cảnh khu vực .....................................................................................22 1.3.Vị trí, vai trò của Việt Nam, Mông Cổ trong chính sách của mỗi nƣớc .............26 1.3.1.Vị trí, vai trò của Việt Nam trong chính sách của Mông Cổ ...................27 1.3.2.Vị trí, vai trò của Mông Cổ trong chính sách của Việt Nam...................29 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ VIỆT NAM - MÔNG CỔ TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY ........................................................................................................35 2.1. Quan hệ chính trị - ngoại giao ............................................................................35 2.1.1.Hợp tác chính trị - ngoại giao song phƣơng ............................................36 2.1.2.Hợp tác chính trị - ngoại giao đa phƣơng trong các tổ chức quốc tế và khu vực... ..........................................................................................................42 2.2.Quan hệ kinh tế và hợp tác đầu tƣ .......................................................................45 2.2.1.Hợp tác thƣơng mại .................................................................................46 2.2.2.Hợp tác đầu tƣ .........................................................................................51 2.3.Quan hệ Việt Nam - Mông Cổ trên những lĩnh vực khác…… ...........................55 2.3.1.Hợp tác văn hóa, du lịch ..........................................................................56 2.3.2.Hợp tác giáo dục ......................................................................................57 2.3.3.Hợp tác khoa học .....................................................................................59 2.4.Đánh giá thực trạng quan hệ Việt Nam - Mông Cổ giai đoạn 2000 đến nay 60 CHƢƠNG 3: TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG QUAN HỆ VIỆT NAM – MÔNG CỔ ĐẾN NĂM 2030 ............................................................66 3.1. Cơ sở dự báo triển vọng quan hệ Việt Nam – Mông Cổ đến năm 2030 ............66 3.2. Dự báo triển vọng trong quan hệ Việt Nam- Mông Cổ đến năm 2030 .............71 3.3. Giải pháp thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Mông Cổ đến năm 2030 ....................74 3.3.1. Một số giải pháp thúc đẩy quan hệ chính trị - ngoại giao ......................74 3.3.2. Một số giải pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, đầu tƣ ....................76 3.3.3. Một số giải pháp thúc đẩy quan hệ văn hóa, du lịch, khoa học, giáo dục ..........................................................................................................................79 KẾT LUẬN ...............................................................................................................82 Phụ lục 1: ...................................................................................................................84 Phụ lục 2: ...................................................................................................................87 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................91 BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tƣ̀ viế t tắ t Tiế ng Anh Tiế ng Việt Asia - Pacific Economic Diễn đàn hơ ̣p tác kinh tế Châu Á – Cooperations Thái Bình Dƣơng ARF ASEAN Regional Forum Diễn đàn khu vực ASEAN ASEAN Association of South East Hiê ̣p hô ̣i các nƣớc Đông Nam Á APEC Asian Nations DCCH Democratic Republic Dân chủ cộng hòa EU European Union Liên minh châu Âu FDI Foreign Direct Investment Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài GDP Gross Domestic Product Tổ ng sản phẩ m quố c dân MAS Mongolian Academy of Viện Hàn lâm Khoa học Sciences Mông Cổ UN United Nations Liên Hợp Quốc UNESCO United Nations Educational Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn Scientific and Cultural hóa của Liên Hợp quốc Organization USD United States Dollar Đô La Mỹ VASS Vietnam Academy of Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Social Sciences Việt Nam WTO World Trade Organization Tổ chƣ́c thƣơng ma ̣i Thế giới XHCN Socialism Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Biểu đồ 2.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mông Cổ giai đoạn 2000 đến 2015 ................................................................................................. 47 Biểu đồ 2.2. Tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Mông Cổ giai đoạn 2000 đến 2015 ................................................................................................. 48 Bảng 2.1. Số liệu tổng hợp xuất nhập khẩu Việt Nam – Mông Cổ từ 2000 đến 2015 ................................................................................................................. 49 Biểu đồ 2.3. Tình hình đầu tƣ của Việt Nam vào Mông Cổ ........................... 52 Biểu đồ 2.4. Tình hình doanh nghiệp Việt Nam đầu tƣ vào Mông Cổ ........... 53 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Năm 2014 đánh dấu kỷ niệm 60 năm kể từ khi mối quan hệ Việt Nam và Mông Cổ đƣợc chính thức thiết lập(17/11/1954 – 17/11/2014). Trải qua rất nhiều khó khăn, song quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác giữa Việt Nam và Mông Cổ vẫn luôn đƣợc duy trì và phát triển tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nƣớc của Việt Nam, Mông Cổ luôn là một trong những nƣớc ủng hộ phong trào đấu tranh của Việt Nam mạnh mẽ và sâu rộng nhất. Mông Cổ vẫn luôn coi trọng quan hệ truyền thống hữu nghị với Việt Nam, coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng của khu vực Châu Á- Thái Bình Dƣơng. Giai đoạn từ năm 2000 đến nay là giai đoạn có nhiều điều kiện thuận lợi giúp cho mối quan hệ Việt Nam – Mông Cổ phát triển mạnh mẽ. Xu thế toàn cầu hóa, làn sóng cải cách, đổi mới và hội nhập trở thành xu thế chung trên toàn thế giới. Các tổ chức quốc tế và khu vực hoạt động mạnh mẽ hơn và có nhiều tổ chức đƣợc thành lập mới trong phạm vi khu vực và toàn cầu trên nhiều phƣơng diện song phƣơng và đa phƣơng. Cục diện chiến tranh lạnh gần nhƣ đã biến mất, thay vào đó là không khí hợp tác đầy thiện chí giữa hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tƣơng tác và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng cao. Việt Nam và Mông Cổ lần lƣợt tham gia dƣới nhiều hình thức, trở thành thành viên của các tổ chức kinh tế, thƣơng mại, an ninh khu vực và quốc tế nhƣ Tổ chức thƣơng mại Thế giới (WTO), Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) hay Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á (ASEAN)… Bƣớc sang thập niên 2000, Mông Cổ đã hoàn toàn vƣợt qua giai đoạn tăng trƣởng âm trong thập niên 1990 và bắt đầu có những bƣớc tăng trƣởng đầy ấn tƣợng trên 10% vào năm 2004. Việt Nam cũng đã đạt đƣợc nhiều 1 thành quả sau hơn một thập kỷ thực hiện đổi mới, cải cách kinh tế, hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới, hoàn thiện cơ chế thị trƣờng. Thu nhập bình quân đầu ngƣời của hai nƣớc cũng đều tăng và đã đạt mức trung bình. Sau những thay đổi và gặp nhiều thử thách trong thập niên 1990, cả hai nƣớc Việt Nam và Mông Cổ đều có một nền chính trị ổn định ngày một khẳng định đƣợc vai trò của mình trong phát triển đất nƣớc. Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập trở thành một xu thế chung trên toàn thế giới thúc đẩy hợp tác và tăng cƣờng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hai quốc gia thông qua các hình thức song phƣơng và đa phƣơng. Hai nƣớc Việt Nam và Mông Cổ đều coi trọng mối quan hệ truyền thống tốt đẹp và muốn phát triển mối quan hệ này lên một tầm cao mới, xứng đáng với các tiềm năng, thế mạnh của hai nƣớc. Hiệp ƣớc mới về hữu nghị và hợp tác giữa Mông Cổ và Việt Nam năm 2000 là một văn bản pháp lý quan trọng thể hiện thiện chí của hai nƣớc trong một thời kỳ mới. Hai nƣớc đã xác định cho nhau những nguyên tắc cơ bản để cùng phấn đấu, nỗ lực phát triển mối quan hệ truyền thống tốt đẹp thêm một tầm cao mới. Hơn 20 Hiệp định đã đƣợc hai bên kí kết trong giai đoạn từ sau năm 2000 đến nay cho thấy sự thiện chí và nỗ lực của hai nƣớc Việt Nam và Mông Cổ trong việc nâng cao hiệu quả hợp tác. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Mông Cổ trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay ổn định và phát triển hơn giai đoạn trƣớc, đồng thời cũng đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng tự hào trên các mặt ngoại giao, kinh tế, văn hóa xã hội… Tuy mối quan hệ giữa hai nƣớc Việt Nam và Mông Cổ đã đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn nhƣng các công trình nghiên cứu tại Việt Nam về Mông Cổ vẫn còn rất ít. Chính vì vậy, từ những cách tiếp cận trên cho thấy, việc nghiên cứu đề tài “ Quan hệ Việt Nam - Mông Cổ từ năm 2000 đến nay” không chỉ có ý nghĩa cấp thiết về mặt lý luận mà còn mang tính chính trị thực tiễn sâu sắc đối với Việt Nam. 2 2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc 2.1. Những công trình nghiên cứu về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và chính sách đối ngoại của Mông Cổ. * Các công trình trong nước Cuốn sách “Mông Cổ ngày nay” do PGS.TS. Ngô Xuân Bình (chủ biên),Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội (2009), cuốn sách gồm 5 chƣơng và nhóm tác giả đã đƣa ra một bức tranh khái quát về lịch sử hình thành phát triển, những nhân tố tác động, những vấn đề kinh tế, chính trị cơ bản của Mông Cổ. Cuốn sách có chƣơng cuối cùng cũng đề cập đến quan hệ Việt Nam - Mông Cổ nhƣng ở mức độ rất hạn chế. Cuốn sách “Mông Cổ - tiềm năng và thế mạnh kinh tế”do TS. B.Gantuya, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội (2010), cuốn sách đã trình bày tổng quan về đất nƣớc và con ngƣời Mông Cổ cũng nhƣ những tiềm năng và thế mạnh về kinh tế của nƣớc này. Cuốn sách đã cung cấp thông tin khá đầy đủ và tin cậy cho việc tìm hiểu, tổng kết, đánh giá những thành tựu đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế của 20 năm thực hiện đƣờng lối đối mới và hội nhập kinh tế của Mông Cổ từ năm 1990 đến nay. Các bài viết “Tư nhân hoá ở Mông Cổ”, PGS.TS Ngô Xuân Bình, Tạp chí NC Đông Bắc Á, số 3(2008) tập trung phân tích quá trình và đối sách tƣ nhân hóa của Mông Cổ giai đoạn sau những năm 1990 nhằm thoát khỏi sự trì trệ về kinh tế; “Mông Cổ: đất nước và con người”, Hồng Dƣơng, Tạp chí NC Đông Bắc Á, số 5(2008) giới thiệu về sơ lƣợc về đất nƣớc và con ngƣời Mông Cổ; “Một số đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế Mông Cổ”, TS. Trần Quang Minh, Tạp chí NC Đông Bắc Á, số 8(2008) đánh giá và phân tích một số những nét đặc trƣng chủ yếu của nền kinh tế Mông Cổ, trong đó có nêu ra những khó khăn và thuận lợi của nền kinh tế Mông Cổ kể từ sau những năm 1990; “Thành phần tộc người ở Mông Cổ”, TS. Trần Mạnh Cát, Tạp chí NC 3 Đông Bắc Á, số 4(2009) phân tích lịch sử hình thành, thành phần và phân bổ của các tộc ngƣời ở Mông Cổ; “Quá trình đổi mới và triển vọng kinh tế Mông Cổ”, Nguyễn Hữu Thắng, Tạp chí NC Đông Bắc Á, số 6(2011) phân tích quá trình chuyển đổi từ cơ chế quản lí tập trung cao độ sang cơ chế thị trƣờng,những giải pháp của chính phủ Mông Cổ và triển vọng của nền kinh tế trong tƣơng lai; “Mối quan hệ giữa Mông Cổ và Đài Loan từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai đến nay”, Ths. Phí Hồng Minh, Tạp chí NC Đông Bắc Á, số 7(2013 ) đánh giá thực trạng yếu kém trong quan hệ giữa Mông Cổ và Đài Loan, phân tích những nguyên nhân tác động để dẫn đến thực trạng này; “Hệ thống chính trị và chính sách đối ngoại của Mông Cổ”, S.Dashtsevel, Tạp chí NC Đông Bắc Á, số 9(2014) tìm hiểu sự thay đổi hệ thống chính trị với trung tâm là đảng đã chuyển sang hệ thống chính trị với trung tâm Nhà nƣớc và chính sách đối ngoại của Mông Cổ trong giai đoạn mới; “Một số vấn đề đối với tăng trưởng kinh tế của Mông Cổ và các giải pháp khắc phục trong một vài thập kỷ tới”,TS. Dƣơng Minh Tuấn, Tạp chí NC Đông Bắc Á, số 9(2014) đề cập đến thực trạng, các vấn đề đặt ra cũng nhƣ các nhân tố tác động và các giải pháp có tính chiến lƣợc khắc phục những vấn đề trên nhằm đảm bảo sự tăng trƣởng nhanh và bền vững của Mông Cổ trong một vài thập kỷ tới;” Shaman giáo ở Mông Cổ”, Hồng Dƣơng, Tạp chí NC Đông Bắc Á, số 9(2014) tìm hiểu rõ hơn một khía cạnh của đời sống văn hóa tín ngƣỡng Shaman giáo của ngƣời Mông Cổ. * Các công trình nước ngoài Cuốn sách “Foreign Blue Book Mongolia” đƣợc xuất bản năm 2000 và đƣợc sự thông qua bởi Bộ trƣởng Bộ Ngoại Giao Mông Cổ. Cuốn sách gồm có 4 chƣơng đƣa ra những mục tiêu của ngoại giao Mông Cổ trong giai đoạn mới, chủ trƣơng tăng cƣờng hợp tác với các nƣớc lớn nhƣ Mỹ, Nhật Bản, EU nhằm tái cân bằng với quan hệ phụ thuộc vào Trung Quốc và Nga nhƣ trƣớc 4 đây. Kinh tế đối ngoại Mông Cổ tập trung vào các chính sách ngoại thƣơng, đầu tƣ để thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) và tăng kim ngạch xuất nhập khẩu. Cuốn sách “Mongolia: Country Overview and Foreign Policy”, tác giả Kateryna , xuất bản năm 2013 tại European Institute for Asian Studies, Bỉ. Cuốn sách gồm có 4 chƣơng chính nói về chính sách đối ngoại của Mông Cổ, đi sâu vào mối quan hệ cũng nhƣ vị trí, vai trò Mông Cổ trong các tổ chức trên thế giới và trong khu vực. Cuốn sách “Mongolia Today: Science, Culture, Environment and Development” đƣợc chỉnh sửa bởi tập thể Dendevin Badarch, Raymond A. Zilinskas, Peter J.Balint năm 2015 và xuất bản bởi RoutledgeCurzon. Cuốn sách này gồm có 3 chƣơng chính nói về khoa học, văn hóa, môi trƣờng và phát triển Mông Cổ. Nội dung chính đi vào tác động của quá trình hiện đại hóa đến môi trƣờng, những nét văn hóa, kỹ thuật chăn nuôi địa phƣơng cùng với sự đa dạng sinh học của Mông Cổ. Cuốn sách “Mongolia: A Guide to Economic and Political Developments”, tác giả Ian Jeffries đƣợc xuất bản năm 2007 bởi Routledge, cuốn sách gồm có 3 chƣơng chính tập trung vào lời giải cho sự thay đổi hệ thống chính trị và kinh tế của Mông Cổ sau thời kì hậu Liên Xô ta rã. Tác giả đƣa ra bức tranh toàn cảnh kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Mông Cổ sau đó phân tích những cải tổ chính trị, trong đó có dân chủ hóa hay những yếu tố tác động làm thay đổi nền kinh tế. Cuốn sách “Mongolia Today: Internal Changes and External Linkages” đƣợc chỉnh sửa bởi Prof. Sharad K. Soni năm 2016 và xuất bản tại Pentagon Press. Đây là tập hợp những bài nghiên cứu của những tác giả trẻ đến từ Ấn Độ và các nƣớc Châu Á, những bài nghiên cứu đi sâu vào những vấn đề nội bộ và những liên kết bên ngoài có tác động đến Mông Cổ. Cuốn sách có 3 chƣơng chính gồm có quá khứ những nét đặc biệt của Mông Cổ thời 5 kì hậu Liên Xô tan rã; hiện tại là thực trạng và những vấn đề còn tồn đọng, đặc biệt là chính sách đối ngoại của Mông Cổ. Phần cuối tập trung vào chính sách đối ngoại của Mông Cổ nhằm đƣa ra những triển vọng của Mông Cổ với các đối tác. Cuốn sách “Mongolia in Transition: Old Patterns, New Challenges” đƣợc chỉnh sửa bởi Ole Bruun và Ole Odgaard vào năm 2013, xuất bản bởi RoutledgeCurzon. Cuốn sách là tập hợp những bài nghiên cứu của các học giả về chủ đề thực trạng, khó khăn và giải pháp để phát triển tại Mông Cổ, trong đó bao gồm tất cả các lĩnh vực: đời sống, chính trị, kinh tế, ngoại giao… 2.2. Những công trình nghiên cứu về mối quan hệ Việt Nam – Mông Cổ trong các lĩnh vực * Các công trình trong nước Cuốn sách tƣ liệu “ 60 năm quan hệ Việt Nam - Mông Cổ” do tập thể cán bộ nghiên cứu của hai viện, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á – Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam và Viện nghiên cứu quốc tế - Viện Hàn lâm Khoa học Mông cổ, biên soạn và xuất bản năm 2014 tại Nhà xuất bản KHXH Hà Nội nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nƣớc là một cuốn sách tƣ liệu khá đầy đủ và chi tiết về quá trình thiết lập quan hệ giữa hai nƣớc và các hoạt động hợp tác kể từ năm 1954 đến nay. Tuy nhiên, cuốn sách mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp các tƣ liệu chứ chƣa đi sâu phân tích và đánh giá thực trạng phát triển của quan hệ giữa hai nƣớc trên các lĩnh vực khác nhau. Các bài viết “Phát triển mối quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa Mông Cổ và Việt Nam trong những năm gần đây”, TS. B.Gantuya, Tạp chí NC Đông Bắc Á, số 11(2010) nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng và xu hƣớng phát triển của Mông Cổ là cần thiết bởi nó không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về một đối tác quan trọng mà nó còn góp phần thúc đẩy quan hệ Mông Cổ - Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới; “Quan hệ Việt Nam – 6 Mông Cổ: một số đặc trưng nổi bật và triển vọng”, TS. Trần Quang Minh, Tạp chí NC Đông Bắc Á, số 9(2014) đề cập đến một số đặc trƣng nổi bật của quan hệ Việt Nam – Mông Cổ trong 60 năm qua và những nhân tố chủ yếu tác động tới triển vọng của quan hệ giữa hai nƣớc trong thời gian tới; “Ngoại giao Việt Nam - Mông Cổ thời kỳ đổi mới 1986 - 2000”, PGS.TS Phạm Quý Long, Tạp chí NC Đông Bắc Á, số 9(2014) phân tích đánh giá những khó khăn, thuận lợi trong quan hệ ngoại giao Việt Nam – Mông Cổ giai đoạn này; “Quan hệ kinh tế Việt Nam – Mông Cổ từ năm 2000 đến nay”, TS. Nguyễn Thị Thắm, Ths. Đào Phƣơng Thảo, Tạp chí NC Đông Bắc Á, số 9(2014) phân tích đánh giá thực trạng quan hệ kinh tế Việt Nam - Mông Cổ từ năm 2000 đến nay, tìm hiểu những khó khăn và thuận lợi trong quan hệ kinh tế giữa hai nƣớc để tìm ra những giải pháp thúc đẩy trong tƣơng lai; “Vai trò của Việt Nam trong việc phát triển quan hệ và hợp tác giữa Mông Cổ và ASEAN”, TS. Byambaa Tsengellkham Tạp chí NC Đông Bắc Á, số 9(2014) đánh giá sự thay đổi trong định hƣớng chính sách đối ngoại của Mông Cổ, tập trung hơn vào Cộng đồng Đông Á, trong đó Việt Nam là cầu nối của Mông Cổ đến ASEAN; “Sự phát triển kinh tế của Mông Cổ và Việt Nam trong những năm gần đây”, TS. B.Gantuya, Tạp chí NC Đông Bắc Á, số 9(2014) xem xét tình hình phát triển kinh tế của Mông Cổ và Việt Nam trong những năm qua để đánh giá một cách chính xác triển vọng hợp tác thƣơng mại và đầu tƣ giữa Mông Cổ và Việt Nam; “Chính sách “láng giềng thứ ba” của Mông Cổ từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay”, Ths. Phí Hồng Minh, Lê Minh Đông, Tạp chí NC Đông Bắc Á, số 9(2014) tìm hiểu chính sách nƣớc láng giềng thứ ba của Mông Cổ, quá trình triển khai cũng nhƣ tác động của chính sách đến đối nội, đối ngoại Mông Cổ. Các nguồn tài liệu trong nƣớc và quốc tế cho thấy đã có các công trình nghiên cứu về Mông Cổ đƣợc thực hiện bởi nhiều học giả nƣớc ngoài, nhƣng riêng chủ đề về quan hệ Việt Nam - Mông Cổ thì hoàn toàn chƣa có nghiên 7 cứu nào, kể cả từ phía Mông Cổ. Vì vậy, có thể nói đây là một đề tài rất mới, chƣa từng có công trình nghiên cứu đã đƣợc thực hiện trƣớc đó. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Luận văn làm rõ thực trạng quan hệ Việt Nam – Mông Cổ trên tất cả các lĩnh vực từ năm 2000 đến nay. Đồng thời dự báo triển vọng quan hệ Việt Nam – Mông Cổ và đƣa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Mông Cổ đến năm 2030. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Thứ nhất, phân tích những nhân tố chủ yếu tác động đến quan hệ Việt Nam – Mông Cổ từ năm 2000 đến nay Thứ hai, phân tích thực trạng hợp tác giữa Việt Nam – Mông Cổ từ năm 2000 đến nay Thứ ba, đánh giá những thuận lợi, khó khăn của quan hệ Việt Nam – Mông Cổ từ đó đƣa ra các dự báo triển vọng của mối quan hệ này đến năm 2030 cũng nhƣ đề xuất một số giải pháp để tăng cƣờng mối quan hệ Việt Nam – Mông Cổ 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu Quan hệ Việt Nam - Mông Cổ 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Luận văn phân tích thực trạng lĩnh vực chính là chính trị - ngoại giao và kinh tế thƣơng mại, đầu tƣ trong quan hệ Việt Nam- Mông Cổ và một số lĩnh vực khác nhƣ văn hóa, giáo dục và khoa học kỹ thuật. - Thời gian: giai đoạn 2000 đến nay. 8 5. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài Ngoài c ác phƣơng pháp mang tính truyền thống nhƣ duy vật biện chƣ́ng và duy vâ ̣t lich ̣ sƣ̉ , luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế là phƣơng pháp nghiên cứu chủ đạo trong quá trình thực hiện luận văn. Bên cạnh đó, luận văn sẽ s ử dụng cá c phƣơng pháp phân tích , tổ ng hơ ̣p, lịch sử, quan hệ quốc tế, luật học, so sánh, dự báo, hệ thống hóa để làm rõ mục đích, nội dung của quan hệ: Việt Nam – Mông Cổ giai đoạn 2000 đến nay, đồng thời dự báo và đƣa ra một số giải pháp trong quan hệ Việt Nam – Mông Cổ trong thời gian tới. 6. Ý nghĩa của đề tài Về mặt lý luận: Thông qua phân tích sự vận động của quan hệ giữa hai nƣớc hơn mƣời lăm năm qua, luận văn làm rõ chính sách đối ngoại của Việt Nam trong thời gian qua với Mông Cổ, đồng thời khẳng định triển vọng về xây dựng, phát triển mối quan hệ hợp tác hai nƣớc theo hƣớng “Quan hệ hữu nghị, hợp tác, phát triển” góp phần vì hòa bình, ổn định, phát triển trong khu vực và trên thế giới. Về mặt thực tiễn: Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy về quan hệ quốc tế hiện đại, đồng thời có thể góp phần cung cấp cứ liệu cho công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc ta hiện nay. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết cấu gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Những nhân tố chủ yếu tác động quan hệ Việt Nam – Mông Cổ từ năm 2000 đến nay 9 Trong chƣơng này, tác giả phân tích: bối cảnh quốc tế và khu vực; khái quát mối quan hệ lịch sử giữa Việt Nam và Mông Cổ từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao đến trƣớc năm 2001; vị trí, vai trò của Việt Nam và Mông Cổ trong chính sách đối ngoại của mỗi nƣớc để từ đó thấy đƣợc những yếu tố tác động đến mối quan hệ Việt Nam – Mông Cổ kể từ năm 2000 đến nay. Chƣơng 2: Thực trạng quan hệ Việt Nam – Mông Cổ từ năm 2000 đến nay Tác giả trình bày thực trạng những thành tựu hợp tác mà hai nƣớc đã đƣợc trên tất cả những lĩnh vực kể từ năm 2000 đến nay đồng thời tác giả cũng đánh giá những mặt khó khăn và hạn chế trong quan hệ Việt Nam – Mông Cổ giai đoạn này Chƣơng 3: Triển vọng và giải pháp nhằm tăng cƣờng quan hệ Việt Nam – Mông Cổ đến năm 2030 Từ việc đánh giá một số thuận lợi và khó khăn trong mối quan hệ Việt Nam – Mông Cổ, dự báo diễn biến tình hình thế giới, khu vực đến năm 2030, tác giả đƣa ra dự báo triển vọng mối quan hệ này trong tƣơng lai, đồng thời, đề xuất một số giải pháp ngoại giao nhằm tăng cƣờng mối quan hệ Việt Nam – Mông Cổ. 10 CHƢƠNG 1: NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU TÁC ĐỘNG QUAN HỆ VIỆT NAM – MÔNG CỔ GIAI ĐOẠN 2000 ĐẾN NAY 1.1. Khái quát lịch sử mối quan hệ Việt Nam – Mông Cổ Quan hệ giữa hai nƣớc Việt Nam – Mông Cổ đã có truyền thống lịch sử lâu đời. Tuy nhiên, đến thế kỷ XX, tiến trình giành độc lập dân tộc và phát triển của hai đất nƣớc mới đƣa quan hệ của hai nƣớc bƣớc vào một giai đoạn lịch sử mới. Ngày 17/11/1954, Mông Cổ thiết lập mối quan hệ ngoại giao với Việt Nam, nƣớc đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á. Trải qua rất nhiều giai đoạn thăng trầm trong lịch sử, quan hệ Việt Nam – Mông Cổ hiện nay đã thừa nhận tính cấp thiết và nỗ lực thúc đẩy quan hệ lên tầm chiến lƣợc và lâu dài giữa hai nƣớc. Tiến trình lịch sử quan hệ giữa hai nƣớc là một trong những nhân tố quan trọng thiết lập nên mối quan hệ hữu nghị, hợp tác và phát triển Việt Nam – Mông Cổ sau này. 1.1.1. Những năm đầu thiết lập quan hệ ngoại giao (1954 – 1960) Mông Cổ là một trong số rất ít những quốc gia mà Việt Nam có quan hệ ngoại giao từ rất sớm (17/11/1954), có thể thấy đây là điều hết sức hiển nhiên bởi hai nƣớc trƣớc đây đều là những nƣớc nằm trong hệ thống xã hội chủ nghĩa (XHCN). Nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (DCCH) ra đời năm 1945, đến năm 1950 mới thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với các nƣớc Liên Xô, Trung Quốc, Triều Tiên, tiếp theo là Mông Cổ và các nƣớc XHCN Đông Âu khác. Vì nƣớc Việt Nam DCCH trong thời kỳ này cũng chỉ có quan hệ ngoại giao chính thức với các nƣớc trong hệ thống XHCN, nên Mông Cổ là một trong những quốc gia đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Ngay sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, quan hệ chính trị ngoại giao giữa hai nƣớc đã đƣợc thúc đẩy rất mạnh mẽ. Quan hệ chính trị 11 đóng vai trò quyết định trong việc thúc đẩy các quan hệ khác. Điều này có thể đƣợc minh chứng bằng việc (i) hai nƣớc đã có các chuyến thăm lẫn nhau ở cấp cao nhất, (ii) kết quả của các chuyến thăm cấp cao đó là ba văn kiện pháp lý quan trọng mở đầu cho quan hệ kinh tế, thƣơng mại, văn hóa, giáo dục, làm tiền đề cho sự hợp tác hữu nghị và phát triển Việt Nam – Mông Cổ sau này. Những năm đầu kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, với cùng một mục đích và lý tƣởng, hai nƣớc Việt Nam – Mông Cổ trân trọng sự đoàn kết dƣới mái nhà chung của hệ thống XHCN, đặt nền móng vững chắc cho quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục... Đặc điểm nổi bật nhất trong quan hệ Việt Nam – Mông Cổ những năm đầu thiết lập quan hệ chính là quan hệ nhân đạo, sự viện trợ nhân đạo về mặt vật chất từ Mông Cổ sang Việt Nam nhằm giúp đỡ kinh tế Việt Nam khắc phục hậu quả của chiến tranh tàn phá nặng nề[21, tr 23&42]. 1.1.2. Quan hệ Việt Nam – Mông Cổ trong thời kì Chiến tranh lạnh (1960 – 1989) Với sự nỗ lực hết mình của Chính phủ và nhân dân Việt Nam – Mông Cổ, quan hệ hai nƣớc giai đoạn 1960 – 1989 đã phát triển tốt đẹp trên tất cả mọi mặt. Tuy rằng còn rất nhiều hạn chế nhƣng đã góp phần tạo dấu ấn lịch sử quan trọng trong tiến trình quan hệ Hữu nghị và Hợp tác giữa hai nƣớc sau này. Đặc điểm nổi bật nhất trong giai đoạn này là quan hệ nhân đạo, sự viện trợ về mặt vật chất của Chính phủ và nhân dân Mông Cổ trong suốt thời kỳ chiến tranh ở Việt Nam đã thể hiện tình anh em hữu nghị giữa hai nƣớc trong hệ thống XHCN. Thông qua sự hợp tác văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, nhân dân hai nƣớc Việt Nam – Mông Cổ ngày càng có sự hiểu biết sâu sắc lẫn nhau và dần trở thành những ngƣời bạn gần gũi. Tháng 6/1961, Thủ tƣớng chính phủ Việt Nam, Phạm Văn Đồng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam sang thăm Mông Cổ. Trong chuyến thăm này, hai 12 nƣớc đã ký Hiệp ƣớc hữu nghị hợp tác đầu tiên ngày 15/6/1961. Sau đó Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng sang thăm Mông Cổ lần thứ 2 vào năm 1973. Đến năm 1979, đoàn đại biểu đảng và chính phủ Mông Cổ do Chủ tịch Hội đồng bộ trƣởng J.batmankho đã sang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam, và trong dịp này hai nƣớc đã ký Hiệp ƣớc hữu nghị hợp tác lần thứ hai ngày 3/12/2979. Cũng trong thời gian đó, hai bên dã xem xét thành lập Ủy ban Liên chính phủ về Hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật. Tháng 7/1984, đoàn đại biểu Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam do Chủ tịch Hội đồng bộ trƣởng Trƣờng chinh dẫn đầu đã sang thăm Mông Cổ. Đặc biệt, trong thời gian này, Chính phủ và nhân dân Mông Cổ đã hết sức tích cực ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc của Việt Nam. Nhƣ vậy, có thể khẳng định rằng quan hệ Việt Nam - Mông Cổ ở giai đoạn đầu tiên sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao đã phát triển tốt đẹp[21, tr43&60]. 1.1.3. Quan hệ Việt Nam – Mông Cổ trong thời kì đổi mới (1990 – 2000) Từ năm 1990 đến năm 1994 có thể nói là khoảng thời gian trầm lặng trong quan hệ giữa Việt Nam và Mông Cổ. Bối cảnh quốc tế, khu vực và trong mỗi nƣớc có những sự thay đổi đáng kể, nhất là sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc với sự tan rã của Liên Xô và hệ thống XHCN, là nguyên nhân sâu xa nhất dẫn đến khoảng thời gian trầm lặng này. Trong khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới kinh tế đất nƣớc, phát triển kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng XHCN duy trì vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản thì Mông Cổ lại thực hiện đa nguyên, đa đảng. Có lẽ đây cũng chính là lí do dẫn đến sự trầm lặng trong quan hệ hai nƣớc kể từ năm 1990 đến năm 1994. Năm 1994, mối quan hệ giữa hai nƣớc Việt Nam và Mông Cổ có những điểm khởi sắc. Mở đầu bằng chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng 13 thống Mông Cổ, Ochibat, từ ngày 3 đến ngày 05/03/1994. Trong chuyến thăm đó, hai nƣớc đã ký Tuyên bố chung Việt Nam - Mông Cổ, nêu ra những nguyên tắc cơ bản cho sự phát triển giữa hai nƣớc phù hợp với tình hình mới. Vào tháng 5 năm 1995, Bộ trƣởng Ngoại giao Việt Nam, Nguyễn Mạnh Cầm đã sang thăm Mông Cổ và hai bên đã ký Hiệp ƣớc Hữu nghị và Hợp tác. Sau đó, Thủ tƣớng Phan Văn Khải sang thăm Mông Cổ và Chủ tịch Quốc hội Mông Cổ sang thăm Việt Nam vào năm 1999. Những chuyến viếng thăm này đã khẳng định quan hệ hữu nghị lâu đời vốn có, bƣớc đầu phục hồi và đƣa mối quan hệ hợp tác giữa hai nƣớc bƣớc vào một giai đoạn mới[23, tr61]. Tóm lại, những năm đầu của giai đoạn 1900 – 2000 là khoảng thời gian trầm lặng trong quan hệ Việt Nam – Mông Cổ, tuy nhiên ở nửa sau của giai đoạn này thì quan hệ hai nƣớc đã có những dấu hiệu hồi phục, trở nên tốt đẹp hơn qua việc ký kết thêm nhiều Hiệp định song phƣơng nhƣng lại gặp phải rất nhiều khó khăn khi mà hai nƣớc đã phải chịu sự tác động nặng nề bởi những diễn biến phức tạp trong tình hình quốc tế. Quá trình chuyển mình, thích ứng của Việt Nam và Mông Cổ với bối cảnh quốc tế mới là trở ngại lớn trong việc phục hồi quan hệ Việt Nam – Mông Cổ giai đoạn này. 1.2. Bối cảnh quốc tế và khu vực Thế giới đã liên tục chứng kiến những sự thay đổi phức tạp và khó lƣờng trong thế kỷ XXI. Mở đầu thời kỳ là cuộc tấn công khủng bố ở Mỹ vào ngày 11/09/2001, dẫn tới cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu và ở cuối thập niên là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tệ hại nhất từ sau cuộc khủng hoảng 1929-1933. Quan hệ Việt Nam - Mông Cổ đƣợc vận động trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, những năm đầu thế kỷ XXI cũng là giai đoạn có nhiều điều kiện thuận lợi để giúp cho mối quan hệ Việt Nam - Mông Cổ phát triển mạnh mẽ. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan