Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quan hệ quốc tế của cộng đồng hồi giáo việt nam...

Tài liệu Quan hệ quốc tế của cộng đồng hồi giáo việt nam

.PDF
210
81
124

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HA NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Trần Thị Minh Thu QUAN HỆ QUỐC TẾ CỦA CỘNG ĐỒNG HỒI GIÁO VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC Hà Nội - 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HA NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Trần Thị Minh Thu QUAN HỆ QUỐC TẾ CỦA CỘNG ĐỒNG HỒI GIÁO VIỆT NAM Chu n n ành Quan hệ quốc tế M số 62 31 02 06 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS. Vũ Dươn Ninh GS.TS. Đỗ Quan Hưn Hà Nội - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án với đề tài “Quan hệ quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam” là công trình của tôi, có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn là GS.TS. Đỗ Quang Hưng. Các nội dung nghiên cứu và kết quả nghiên cứu của đề tài là trung thực, những số liệu phục vụ việc phân tích, nhận xét và đánh giá được chính nghiên cứu sinh thu thập từ quá trình nghiên cứu thực địa và từ các nguồn khác nhau ghi trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, luận án còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các nhà nghiên cứu, các cơ quan, tổ chức khác và cũng được thể hiện trong phần tài liệu tham khảo. Nghiên cứu sinh Trần Thị Minh Thu LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS. Đỗ Quang Hưng, người đã tận tình hướng dẫn, định hướng cho tôi thực hiện công trình nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội đã tận tâm giảng dạy, cung cấp cho tôi nhiều tri thức quý báu để tôi xây dựng và triển khai đề tài nghiên cứu một cách khoa học, hiệu quả. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn quan tâm, động viên tôi trong thời gian thực hiện luận án. Nghiên cứu sinh Trần Thị Minh Thu MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................4 GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ A-RẬP ......................................................................5 DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................7 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................8 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 8 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 10 2.1. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................10 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................10 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 11 3.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................11 3.2. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................11 4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu ................................................ 12 4.1. Cách tiếp cận ...............................................................................................12 4.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................13 5. Nguồn tài liệu ........................................................................................ 14 6. Đóng góp của luận án ............................................................................ 15 7. Bố cục của luận án ................................................................................ 16 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .....................................18 1.1. Nghiên cứu Hồi giáo thế giới và Hồi giáo trong quan hệ quốc tế ................... 18 1.1.1. Nghiên cứu Hồi giáo trên thế giới ............................................................18 1.1.2. Nghiên cứu Hồi giáo trong quan hệ quốc tế .............................................27 1.2. Nghiên cứu Hồi giáo Việt Nam và quan hệ quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam ........................................................................................... 30 1.2.1. Nghiên cứu Hồi giáo Việt Nam ................................................................30 1.2.2. Nghiên cứu quan hệ quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam .............33 1.3. Đánh giá ............................................................................................. 35 1.3.1. Nhận xét chung .........................................................................................35 1.3.2. Những nội dung luận án tập trung nghiên cứu .........................................37 1 Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ QUỐC TẾ CỦA CỘNG ĐỒNG HỒI GIÁO VIỆT NAM ...............38 2.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................... 38 2.1.1. Những khái niệm liên quan đến Hồi giáo và quan hệ quốc tế .................38 2.1.2. Chủ thể phi quốc gia trong quan hệ quốc tế .............................................43 2.2. Những nhân tố tác động đến quan hệ quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam ... 47 2.2.1. Bối cảnh quốc tế và Hồi giáo trên thế giới ...............................................47 2.2.2. Vai trò của Hồi giáo với đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội, chính trị và quan hệ quốc tế ...................................................................................................55 2.2.3. Những nội dung cơ bản về Hồi giáo Việt Nam ........................................63 2.2.4. Chính sách của Việt Nam liên quan đến Hồi giáo ...................................72 Chương 3. QUAN HỆ QUỐC TẾ CỦA CỘNG ĐỒNG HỒI GIÁO VIỆT NAM Ở ĐÔNG NAM Á VÀ TRUNG ĐÔNG - BẮC PHI .................................................... 811 3.1. Quan hệ quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam ở Đông Nam Á .... 82 3.1.1. Chủ thể quan hệ với cộng đồng Hồi giáo Việt Nam ở Đông Nam Á ......82 3.1.2. Quan hệ giữa cộng đồng Hồi giáo Việt Nam với các cộng đồng Hồi giáo khu vực Đông Nam Á ..............................................................................89 3.2. Quan hệ quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam ở Trung Đông Bắc Phi ..................................................................................................... 99 3.2.1. Chủ thể quan hệ với cộng đồng Hồi giáo Việt Nam ở Trung Đông Bắc Phi ...............................................................................................................99 3.2.2. Quan hệ giữa cộng đồng Hồi giáo Việt Nam với các cộng đồng Hồi giáo Trung Đông - Bắc Phi ........................................................................................110 3.3. Quan hệ quốc tế của một số cộng đồng Hồi giáo ở địa phương .............. 116 3.3.1. Thực trạng quan hệ quốc tế của chức sắc, chức việc Hồi giáo ....................116 3.3.2. Quan hệ quốc tế của một số tổ chức Hồi giáo ........................................119 Chương 4. NHẬN XÉT VÀ KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP VỀ QUAN HỆ QUỐC TẾ CỦA CỘNG ĐỒNG HỒI GIÁO VIỆT NAM ..................................................128 4.1. Tác động từ quan hệ quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam ....... 128 4.1.1. Tác động đến đời sống chính trị, xã hội của Việt Nam ..........................128 4.1.2. Tác động đến quan hệ giữa Việt Nam với các quốc gia Hồi giáo ................138 4.2. Xu hướng biến động của Hồi giáo trong hội nhập quốc tế ................ 142 4.2.1. Xu hướng của Hồi giáo thế giới .............................................................142 2 4.2.2. Xu hướng hội nhập quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam ............145 4.3. Những thách thức đối với quan hệ quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam .. 147 4.3.1. Mâu thuẫn liên quan đến thế giới Hồi giáo ............................................147 4.3.2. Hồi giáo cực đoan và hoạt động lợi dụng quan hệ quốc tế của tổ chức, cá nhân Hồi giáo ...................................................................................................151 4.4. Khuyến nghị giải pháp về quan hệ quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam......................................................................................................... 153 4.4.1. Về đối ngoại tôn giáo .............................................................................153 4.4.2. Về quản lý nhà nước...............................................................................157 KẾT LUẬN ............................................................................................................161 DANH MỤC ..........................................................................................................165 CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ......165 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................166 PHỤ LỤC ...............................................................................................................179 3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Tiếng Anh/Tiếng Pháp Tiếng Việt 1 AIW Alliance Islamic World Liên minh Hồi giáo thế giới 2 ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 3 ASEM Asia-Europe Meetting Hội nghị Á - Âu 4 EU Europian Union Liên minh châu Âu 5 FULRO Front Unifié de Lutte des Races Mặt trận thống nhất giải phóng opprimées các dân tộc bị áp bức 6 IDB Islamic Development Bank Ngân hàng phát triển Hồi giáo 7 INGO International Non Governmental Organization Tổ chức phi chính phủ quốc tế 8 IOC International Office of Champa Văn phòng quốc tế Chămpa 9 MENA Middle East and North Affrica Trung Đông và Bắc Phi 10 MWL Muslim World League Liên đoàn Hồi giáo thế giới 11 NGO Non-Governmental Organization Tổ chức phi chính phủ 12 OIC 13 PACCOM People‟s Aid Coordination Committee 14 RISEAP Regional Islamic Da‟wah Hội đồng Daw‟ah Hồi giáo Đông Council of Southest Asia and Nam Á và Thái Bình Dương the Pacific 15 UIC Ulama International Council Organization of Islamic Cooperation 4 Tổ chức Hợp tác Hồi giáo Ban Điều phối viện trợ nhân dân Hội đồng học giả Hồi giáo thế giới GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ A-RẬP STT Thuật ngữ A-rập Ý nghĩa 1 Caliph Lãnh tụ Hồi giáo 2 Da‟a “Mời” đi theo đức tin Hồi giáo 3 Dar al-Islam Vùng đất của người Hồi giáo 4 Daru‟l Harb 5 Daru‟l Islam Nơi những mệnh lệnh của Hồi giáo được ban hành đầy đủ 6 Daw‟ah Truyền đạo, giảng đạo 7 Falah Phúc lợi và công bằng theo triết lý Hồi giáo 8 Fatwa Chỉ thị hoặc sắc lệnh Hồi giáo 9 Hadith Bản ghi chép những lời nói, việc làm của sứ giả Muhammad 10 Hadji Hành hương về thánh địa của Hồi giáo 11 Halal Vật hoặc hành động được phép hoặc hợp lệ theo luật Hồi giáo 12 Haram Vật hoặc hành động bị cấm hoặc bất hợp lệ theo luật Hồi giáo 13 Hijra Di cư hay tách xa “vì sự nghiệp của Thượng đế” 14 Ijtimak Cuộc hội họp trao đổi kinh nghiệm làm daw‟ah 15 Imam Người hướng dẫn hành lễ 16 Islam Sự “quy phục”, “tuân tùng” Thượng đế qua việc chấp nhận kinh Qur‟an và sứ giả Muhammad 17 Jammaah Những người Hồi giáo sống tập trung thành cộng đồng 18 Jihad Phấn đấu hay nỗ lực “vì sự nghiệp của Thượng đế” nhằm thúc đẩy và bảo vệ Hồi giáo 19 Kafir “Kẻ không đức tin”, những người phủ nhận bất kỳ nguyên tắc chủ yếu nào của Hồi giáo 20 Mujahidin Những người thực hiện Jihad Nơi mà quyền lực chính trị Hồi giáo được vận dụng hoặc nơi mà người Hồi giáo không được tự do hành đạo 5 21 Muslim Tín đồ Hồi giáo 22 Qur‟an Kinh của Hồi giáo, truyền tải “lời nói của Thượng đế” cho sứ giả Muhammad 23 Qurban Lễ Hiến sinh 24 Sahah Cầu nguyện hằng ngày 25 Shariah Luật Hồi giáo 26 Shahadah Biểu lộ đức tin 27 Shirk Sự tôn thờ, sự sùng kính 28 Sultan Vua/quốc vương Hồi giáo 29 Sunnah Việc làm, lời nói và các ví dụ được ghi lại về sự đồng ý của sứ giả Muhammad 30 Tauhid Nguyên tắc cơ bản của Hồi giáo, khẳng định tính duy nhất của Thượng đế 31 Tuon Thầy dạy giáo lý Hồi giáo 32 Ulama Học giả Hồi giáo 33 Umma Cộng đồng được gắn kết vì mục đích Hồi giáo 34 Zakat Bố thí cho những người ngh o khổ 6 DANH MỤC BẢNG BIỂU Tên Nội dung Trang Bảng 2.1 Phân bố tín đồ Hồi giáo trên thế giới 54 Bảng 2.2 Mười quốc gia có đông tín đồ Hồi giáo nhất 55 Bảng 2.3 Số liệu Hồi giáo ở Việt Nam 71 Bảng 2.4 Số liệu các tổ chức Hồi giáo ở Việt Nam 72 Bảng 3.1 Số liệu về các về các hoạt động tại nước ngoài 118 của người được lấy thông tin Bảng 3.2. Số liệu về nhu cầu tham gia các hoạt động quốc tế 118 của người được lấy thông tin Bảng 4. Dự báo mười quốc gia có đông tín đồ Hồi giáo nhất năm 2050 7 144 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hồi giáo là một tôn giáo lớn của nhân loại, trải qua hơn 14 thế kỷ hình thành, phát triển đã hiện diện ở tất cả các châu lục trên thế giới, với khoảng 1,8 tỷ người, trong đó gần 50 quốc gia có số lượng tín đồ đông (trên 50% dân số) và coi Hồi giáo là quốc giáo. Hồi giáo là tôn giáo có nền văn hóa độc đáo, là một nền văn minh của nhân loại, ảnh hưởng lớn trong đời sống chính trị, xã hội và quan hệ quốc tế. Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng và tính cộng đồng cao, Hồi giáo đang trở thành một lực lượng chính trị, kinh tế quan trọng trên thế giới. Trong bối cảnh thế giới có sự tham gia của nhiều chủ thể mới với nhiều mối quan hệ mới nảy sinh như hiện nay, với vai trò là một chủ thể trong quan hệ quốc tế, các tổ chức Hồi giáo ngày càng tăng cường các hoạt động quốc tế với nhiều hình thức đa dạng, vừa thể hiện những mặt tích cực trong quan hệ hợp tác vừa chứa đựng những biểu hiện phức tạp, đặc biệt là xuất hiện nhiều hoạt động khủng bố đe doạ an ninh thế giới có liên quan đến Hồi giáo. Cộng đồng Hồi giáo ở Việt Nam chủ yếu là người Chăm, với số lượng tín đồ khoảng 82.000 người [Ban Tôn giáo Chính phủ, 2019]. Mặc dù số tín đồ không nhiều, nhưng Hồi giáo ở Việt Nam gắn với người Chăm, một tộc người có đặc điểm riêng về lịch sử, văn hoá. Vì có cùng chung gốc ngôn ngữ, văn hoá và tôn giáo với cộng đồng Hồi giáo các nước Indonesia, Malaysia, cộng đồng Hồi giáo Việt Nam có quan hệ mật thiết và chịu ảnh hưởng của Hồi giáo trong khu vực Đông Nam Á. Thực tế cho thấy, nhu cầu của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo, thực hiện các điều luật trong giáo luật đối với tín đồ Hồi giáo ngày càng tăng cao và nhu cầu mở rộng giao lưu với các cộng đồng Hồi giáo thế giới không ngừng tăng lên, nhằm làm sâu sắc hơn bản sắc tôn giáo của mình, góp phần cộng đồng cả về đời sống tôn giáo cũng như văn hóa, kinh tế. 8 Do xu hướng phát triển của thế giới ngày càng mở rộng trong quan hệ hợp tác song phương, đa phương trên tất cả các lĩnh vực cùng với đặc điểm, Hồi giáo là sợi dây thiêng liêng gắn kết người Hồi giáo trên mọi châu lục với nhau, các cá nhân, tổ chức Hồi giáo quốc tế đang tăng cường các hoạt động để thâm nhập, tạo quan hệ với cộng đồng Hồi giáo tại các nước đã và đang phát triển, trong đó có cộng đồng Hồi giáo Việt Nam. Cộng đồng Hồi giáo ở Việt Nam cũng đã từng bước chủ động tạo được các quan hệ với tổ chức Hồi giáo bên ngoài. Các mối quan hệ này ngày càng có xu hướng gia tăng, dưới nhiều dạng thức phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực trong hội nhập quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam, trước tình hình hiện nay, những diễn biến phức tạp trong các cộng đồng Hồi giáo trên thế giới, nhất là tư tưởng Hồi giáo cực đoan không chỉ tác động tiêu cực tới sinh hoạt tôn giáo và các lĩnh vực trong đời sống xã hội của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam mà còn ảnh hưởng xấu tới an ninh, chính trị của thế giới và Việt Nam. Ở cấp độ quốc gia, Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế nhằm “phục vụ mục tiêu giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân; nâng cao vị thế, uy tín của đất nước và góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”. Mối quan hệ giữa Việt Nam với các quốc gia Hồi giáo nhất là khu vực Trung Đông - Bắc Phi và Đông Nam Á ngày càng được tăng cường không chỉ về kinh tế, văn hoá mà cả về mặt tôn giáo. Do vậy, quan hệ quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam với thế giới Hồi giáo là một trong những tác nhân quan trọng làm cho Việt Nam và các quốc gia Hồi giáo hiểu nhau hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển quan hệ song phương và đa phương. Nếu biết khơi dậy, phát huy những mặt tích cực của các mối quan hệ này sẽ giúp cho công tác đối ngoại của Nhà nước Việt Nam với các quốc gia Hồi giáo được thúc đẩy mạnh hơn. 9 Tuy nhiên, trong nghiên cứu quan hệ quốc tế ở Việt Nam chưa có sự quan tâm đúng mức đến vai trò của chủ thể phi nhà nước, đặc biệt chủ thể là các tổ chức tôn giáo. Đến nay chưa có công trình nghiên cứu tổng thể về quan hệ quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam, mà chỉ có một số công trình nghiên cứu hoạt động quốc tế của cộng đồng Hồi giáo TP. Hồ Chí Minh, không mang tính đại diện cho toàn thể cộng đồng Hồi giáo ở Việt Nam. Từ những lý do nêu trên cho thấy, nghiên cứu về “Quan hệ quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam” có ý nghĩa quan trọng cả về ý nghĩa khoa học và thực tiễn, làm cơ sở cho việc giải quyết những vấn đề đặt ra trong các mối quan hệ quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam và góp phần giúp cho Nhà nước có cơ sở xử lý các mối quan hệ về văn hóa, chính trị, kinh tế với các quốc gia Hồi giáo cũng như về quản lý nhà nước đối với hoạt động quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ thực trạng, đặc điểm, vai trò của quan hệ quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI. Từ đó, gợi mở những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực thi chính sách đối ngoại tôn giáo và công tác quản lý nhà nước về những vấn đề liên quan đến quan hệ quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án đề ra ba nhiệm vụ nghiên cứu sau: Một là, phân tích cơ sở lý luận và những nhân tố tác động đến quan hệ quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam, trong đó, tập trung làm rõ vai trò chủ thể quan hệ quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam qua các lý thuyết, khái niệm; phân tích đặc điểm, vai trò của Hồi giáo nói chung, Hồi giáo Việt Nam nói riêng đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có quan hệ quốc tế và phân tích chính 10 sách của Việt Nam liên quan đến Hồi giáo để thấy được những nhân tố tác động đến quan hệ quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam. Hai là, làm rõ thực trạng quan hệ quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam ở hai khu vực tập trung đông tín đồ Hồi giáo là Đông Nam Á và Trung Đông - Bắc Phi. Trong đó, phân tích các chủ thể quan hệ cũng như những hoạt động tương tác với cộng đồng Hồi giáo Việt Nam ở từng khu vực. Ba là, vận dụng kết quả nghiên cứu, đánh giá tác động từ các mối quan hệ quốc tế cũng như dự báo xu hướng hội nhập quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam. Từ đó, khuyến nghị những giải pháp liên quan đến quan hệ quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam nhằm góp phần ổn định xã hội và thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam với các quốc gia Hồi giáo. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu quan hệ quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam qua việc tập trung phân tích làm rõ những mối quan hệ cũng như hoạt động quốc tế cụ thể của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu quan hệ quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam ở hai khu vực có đông tín đồ Hồi giáo là Đông Nam Á và Trung Đông - Bắc Phi. - Phạm vi thời gian: Bước vào thế kỷ XXI, cục diện thế giới có sự thay đổi theo hướng đa cực, đa trung tâm. Toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ không chỉ làm gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia mà còn làm sâu sắc hơn mối liên kết xuyên biên giới giữa các tổ chức, cá nhân. Từ đầu thế kỷ XXI, vấn đề Hồi giáo nổi lên mạnh mẽ và cho thấy Hồi giáo ảnh hưởng rất rõ đối với quan hệ quốc tế. Do vậy, luận án tập trung nghiên cứu quan hệ quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam ở khu vực Đông Nam Á và Trung Đông - Bắc Phi trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI. 11 - Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu những nội dung cơ bản về Hồi giáo trên thế giới và ở Việt Nam trên phương diện thần học và địa tôn giáo, đề tài sẽ phân tích những nhân tố tác động đến quan hệ quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam. Có nhiều cấp độ quan hệ quốc tế tùy thuộc vào chủ thể khác nhau, với đặc tính là cộng đồng một tôn giáo nên cấp độ quan hệ quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam cũng khác các chủ thể khác. Vì thế, với đặc điểm và thực tế hoạt động của chủ thể, luận án sẽ tập trung phân tích, luận giải các mối quan hệ và hoạt động quốc tế ở góc độ tôn giáo, văn hóa và ở chừng mực nhất định về quan hệ kinh tế, chính trị của cộng đồng Hồi giáo chính thống - Chăm Islam (đại diện cho cộng đồng Hồi giáo Việt Nam) ở cấp độ giữa các cộng đồng Hồi giáo và cấp độ quốc gia ở khu vực Đông Nam Á và Trung Đông - Bắc Phi. 4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận Luận án tiếp cận cơ sở phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng về quan hệ quốc tế và tôn giáo của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tiếp cận liên ngành, đa ngành như: Tôn giáo học, Dân tộc học, Lịch sử học, Văn hóa học, Chính trị học, Khoa học hành chính,… nhằm mang lại một tư duy toàn diện, luận giải các vấn đề một cách khoa học, logic và đa diện về quan hệ quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam, tạo hiệu quả cao hơn khi phát hiện và phân tích những ý nghĩa mới trong luận án. Luận án tiếp cận các lý thuyết quan hệ quốc tế chủ yếu để nhận diện và trả lời các câu hỏi nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau như: cách tiếp cận Chủ nghĩa tự do để phân tích vai trò của các chủ thể quốc tế trong quan hệ xuyên biên giới không chỉ ở cấp độ giữa các quốc gia Hồi giáo mà ngày càng mở rộng quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân Hồi giáo với nhau và cơ hội hợp tác, thúc đẩy hòa bình giữa các cộng đồng Hồi giáo; dựa vào nền tảng cơ bản của Chủ nghĩa kiến tạo để thấy việc cộng đồng Hồi giáo Việt Nam quan hệ với thế giới Hồi giáo vì xuất phát từ ý chí chủ quan của người Hồi giáo là nhằm mang lại lợi ích về hệ tư tưởng, hệ giá trị tôn giáo, về bản sắc và những chuẩn mực chung cho người Hồi giáo; dựa trên quan 12 điểm của lý thuyết hệ thống cấu trúc để phân tích tương tác giữa các cộng đồng Hồi giáo trong khu vực cũng như trên thế giới. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn như: phân kỳ lịch sử; hệ thống cấu trúc, tổng hợp, logic, quy nạp, diễn dịch, so sánh, phân tích, kiểm tra, định tính, định lượng; nghiên cứu điền dã, thu thập và xử lý tài liệu,... Đặc biệt, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế như phương pháp phân tích dựa trên các cấp độ, phương pháp phân tích chính sách đối ngoại, phương pháp nghiên cứu trường hợp,... nhằm tìm hiểu nguyên nhân, điều kiện, nhân tố tác động cũng như đánh giá các mối quan hệ quốc tế cụ thể của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam. Phương pháp phân kỳ lịch sử được sử dụng để thấy được mỗi thời kỳ phát triển tạo ra những đặc điểm riêng của Hồi giáo; thấy được mối quan hệ của cộng đồng Hồi giáo trên thế giới và ở Việt Nam với cộng đồng các tôn giáo khác cũng như quan hệ nội tại giữa các cộng đồng Hồi giáo với nhau qua các thời kỳ lịch sử. Phương pháp này giúp nhận diện tiến trình phát triển của các mối quan hệ giữa cộng đồng Hồi giáo Việt Nam với các cộng đồng Hồi giáo ở khu vực Đông Nam Á và Trung Đông - Bắc Phi và các sự kiện lịch sử gắn với các mối quan hệ đó để từ đó tìm ra nét đặc thù của nó. Quan hệ quốc tế chịu sự tác động từ cấu trúc hệ thống quốc tế. Do vậy, phương pháp hệ thống, cấu trúc được sử dụng để nghiên cứu Hồi giáo Việt Nam trong tính chỉnh thể, tính hệ thống của Hồi giáo thế giới. Phương pháp này giúp tác giả xem xét tới mối liên hệ giữa các cộng đồng Hồi giáo trong từng quốc gia và giữa các quốc gia với nhau, cũng như mối liên hệ giữa thế giới Hồi giáo với các hệ thống khác. Phương pháp logic nhằm đi sâu tìm hiểu cái bản chất, cái phổ biến của các mối quan hệ quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam, từ đó, nắm được bước phát triển, quy luật và khuynh hướng chung trong sự vận động, phát triển của nó, giúp 13 tác giả nhìn nhận ra cái mới trong nghiên cứu. Để đạt được mục đích đó, phương pháp logic được sử dụng chặt chẽ với phương pháp phân kỳ lịch sử và kết hợp các phương pháp quy nạp, diễn dịch, phân tích, so sánh, tổng hợp,... Khi sử dụng phương pháp phân tích dựa trên các cấp độ, luận án phân tích những nhân tố tác động cũng như các mối quan hệ của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam với các cộng đồng Hồi giáo trên thế giới ở bốn cấp độ. Ở cấp độ cá nhân cho thấy những người đứng đầu một số quốc gia Hồi giáo có chế độ quân chủ như A-rập Xê út, Các Tiểu vương quốc A-rập Xê út, Brunei Darussalam và nhiều quốc gia lấy Hồi giáo là nền tảng chính sách pháp luật luôn có những quyết sách giành sự ưu ái và những điều có lợi vì mục đích phát triển cho các cộng đồng Hồi giáo trong đó có cộng đồng Hồi giáo Việt Nam. Ở cấp độ quốc gia cho thấy, người Hồi giáo có đặc tính liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành những cộng đồng Hồi giáo trong từng quốc gia. Cộng đồng Hồi giáo Việt Nam không nhiều, vị thế kinh tế không cao nhưng họ cùng tộc người với cộng đồng Hồi giáo Đông Nam Á và có ảnh hưởng đến quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của các quốc gia Đông Nam Á. Ở cấp độ liên quốc gia cho thấy khi giải quyết các mối quan hệ giữa những cộng đồng Hồi giáo đều ảnh hưởng đến chính sách đối nội, đối ngoại của các quốc gia liên quan như quan hệ giữa người Hồi giáo A-rập với người Hồi giáo Iran hay giải quyết vấn đề Hồi giáo cực đoan ở khu vực Đông Nam Á. Ở cấp độ toàn cầu, những biến động chính trị trên thế giới thời gian qua gắn với xu hướng gia tăng chủ nghĩa khủng bố, trong đó có nhiều nhóm khủng bố có liên quan đến Hồi giáo mà Nhà nước Hồi giáo tự xưng - IS là một điển hình. Do vậy, nhiều quốc gia cả quốc gia Hồi giáo và không Hồi giáo tỏ ra quan ngại về sự gia tăng quan hệ quốc tế của Hồi giáo và phải điều chỉnh chính sách đối nội, đối ngoại của mình. 5. Nguồn tài liệu Nguồn tài liệu gốc: Luận án khai thác, tổng hợp và phân tích các văn bản chính thức của Việt Nam, một số quốc gia Hồi giáo, tuyên bố chính thức của lãnh đạo và giới hoạch định chính sách của một số quốc gia về Hồi giáo; sử dụng số liệu do các quốc gia, tổ chức quốc tế và các tổ chức Hồi giáo ở Việt Nam đưa ra. 14 Nguồn tài liệu thứ cấp: Luận án tham khảo các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước và nước ngoài. Các nguồn tài liệu tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp về các khái niệm, quan điểm; về đặc điểm, văn hóa, dân tộc, hoạt động tôn giáo của người Chăm Hồi giáo ở Việt Nam và mối quan hệ giữa cộng đồng này với thế giới Hồi giáo,… sẽ được khai thác và sử dụng trong luận án. 6. Đóng góp của luận án Về khoa học: Nghiên cứu đề tài quan hệ quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam sẽ cung cấp cách tiếp cận về một loại chủ thể mới trong quan hệ quốc tế ở Việt Nam - chủ thể phi quốc gia là cộng đồng tôn giáo và một số luận giải mới trong nghiên cứu quan hệ quốc tế. Trên cơ sở tiếp cận các lý thuyết chủ yếu về quan hệ quốc tế, luận án phân tích làm rõ những nhân tố tác động cũng như vai trò của các cộng đồng, tổ chức tôn giáo nói chung, của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam nói riêng trong quan hệ quốc tế - một lĩnh vực chưa được quan tâm nghiên cứu. Từ đó đánh giá vai trò, tác động của quan hệ quốc tế của cộng đồng Hồi giáo đối với các lĩnh vực của xã hội, góp phần bổ sung những luận cứ khoa học về quan hệ quốc tế của cộng đồng tôn giáo trong hoạch định chính sách tôn giáo nói chung, chính sách đối ngoại tôn giáo nói riêng của Việt Nam. Về thực tiễn: Trên cơ sở kế thừa nguồn tài liệu từ các nghiên cứu có trước, luận án tập trung phân tích, luận giải để đóng góp những nội dung chưa được làm rõ về cộng đồng Hồi giáo Việt Nam trong các mối quan hệ quốc tế, đặc biệt, làm rõ quan hệ quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam - một cộng đồng tôn giáo nhỏ, gắn với vấn đề dân tộc, ở hai khu vực tập trung đông tín đồ Hồi giáo là Đông Nam Á và Trung Đông - Bắc Phi. Từ đó, đưa ra những nhận định và một số kiến giải trong công tác đối ngoại tôn giáo cũng như trong quản lý nhà nước về tôn giáo của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Luận án góp phần hệ thống hóa và cập nhật tư liệu về quan hệ quốc tế của cộng đồng Hồi giáo khu vực Đông Nam Á và Trung Đông - Bắc Phi và của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam; sẽ là nguồn tư liệu tham khảo cho công tác đào tạo, nghiên cứu quan hệ quốc tế, đặc biệt là đối với 15 những người quan tâm về vấn đề an ninh phi truyền thống, về tôn giáo trong quan hệ quốc tế. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án có cấu trúc gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương này sẽ tổng hợp, phân tích và đánh giá các nguồn tài liệu trong nước và nước ngoài nghiên cứu về Hồi giáo dưới góc độ tôn giáo, văn hóa, kinh tế, chính trị, quan hệ quốc tế; về Hồi giáo ở Việt Nam và quan hệ quốc tế của một số cộng đồng Hồi giáo Việt Nam. Chương 2: Cơ sở lý luận và những nhân tố tác động đến quan hệ quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam Chương 2 sẽ tập trung giải quyết các vấn đề: Về cơ sở lý luận, luận án làm rõ quan hệ quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam được tiếp cận về mặt lý thuyết qua các khái niệm, các lý thuyết; đặc điểm của Hồi giáo và hệ thống chính sách tôn giáo, chính sách đối ngoại của Việt Nam. Về nhân tố tác động đến quan hệ quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam, luận án phân tích bối cảnh quốc tế, những vấn đề cơ bản về Hồi giáo trên thế giới và ở Việt Nam; phân tích vai trò của Hồi giáo trong các lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chính trị và quan hệ quốc tế cũng như phân tích chính sách của Việt Nam đối với Hồi giáo và với các quốc gia Hồi giáo ở hai khu vực Đông Nam Á và Trung Đông - Bắc Phi. Chương 3: Quan hệ quốc tế của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam ở Đông Nam Á và Trung Đông - Bắc Phi Nội dung chương này sẽ tập trung đánh giá chủ thể quan hệ của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam ở hai khu vực Đông Nam Á và Trung Đông - Bắc Phi và thực trạng quan hệ giữa cộng đồng Hồi giáo Việt Nam với cộng đồng Hồi giáo ở từng khu vực. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan