Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quan hệ lợi ích kinh tế trong thu hồi đất trên địa bàn quận bắc từ liêm, tp. hà ...

Tài liệu Quan hệ lợi ích kinh tế trong thu hồi đất trên địa bàn quận bắc từ liêm, tp. hà nội hiện nay

.PDF
109
1
97

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Đề tài: QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ TRONG THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BẮC TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY HÀ NỘI – 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN BÙI MINH TUỆ QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ TRONG THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BẮC TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY Ngành: Kinh tế Chính trị Mã số: 8310102 ĐỀ CƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. VŨ ĐỨC OAI HÀ NỘI – 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chƣa hề đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả BÙI MINH TUỆ i LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tác giả xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy tiến sĩ Vũ Đức Oai ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, tận tình chỉ bảo, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành bài luận văn này. Tác giả gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể cán bộ, giảng viên Học viện báo chí và tuyên truyền đã tận tình truyền đạt kiến thức quý báu nhất và tạo điều kiện cho tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Bên cạnh đó, tác giả cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè và ngƣời thân đã luôn ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất để tác giả tập trung nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Do thời gian và năng lực bản thân còn hạn chế nên còn có những hạn chế và thiếu sót. Tác giả rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp và sự chỉ bảo của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, 2021 Tác giả ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... vii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ TRONG THU HỒI ĐẤT PHÁT TRIỂN KINH TẾ XH ................. 9 1.1. Lý luận chung về quan hệ lợi ích kinh tế trong thu hồi đất phát triển kinh tế - xã hội ........................................................................................................... 9 1.2. Giải quyết quan hệ lợi ích kinh tế trong thu hồi đất tại cấp quận. ........... 18 1.3. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng về giải quyết quan hệ lợi ích kinh tế trong thu hồi đất phát phát triển kinh tế - xã hội............................................. 36 CHƢƠNG 2: GIẢI QUYẾT QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ TRONG THU HỒI ĐẤT PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở QUẬN BẮC TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY............................................................... 39 2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội ảnh hƣởng đến giải quyết quan hệ lợi ích kinh tế trong thu hồi đất phát triển kinh tế - xã hội ở Quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội ........................................................... 39 2.2. Thực trạng giải quyết mối quan hệ lợi ích kinh tế trong thu hồi đất trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm từ 2015- nay......................................................... 41 2.3. Đánh giá quá trình giải quyết các quan hệ lợi ích kinh tế trong thu hồi đất phát triển kinh tế - xã hội quận Bắc Từ Liêm ................................................. 72 CHƢƠNG 3: QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƢỚNG VỀ GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ VÀ HIỆN ĐẠI HOÁ CỦA QUẬN BẮC TỪ LIÊM ............................................................................................... 78 iii 3.1. Định hƣớng, nhiệm vụ trong thu hồi đất phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm năm đến năm 2025 .................................................... 78 3.2. Một số giải pháp giải quyết mối quan hệ lợi ích kinh tế trong thu hồi đất phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm năm đến năm 2025 .......... 80 3.3. Một số các kiến nghị về cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc trong việc giải quyết quan hệ lợi ích kinh tế trong thu hồi đất phát triển kinh tế - xã hội ...... 90 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 94 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 97 iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Nghĩa của từ Từ viết tắt 1 GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 2 KD Kinh doanh 3 LIKT Lợi ích kinh tế 4 QĐ Quyết định 5 QSDD Quyền sử dụng đất 6 SDĐ Sử dụng đất 7 SX Sản xuất 8 TCKT Tổ chức kinh tế 9 TN&MT Tài nguyên và môi trƣờng 10 Tp Thành phố 11 UBND Uỷ ban nhân dân v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Phân loại đất của dự án Đầu tƣ xây dựng Khu nhà ở Ecohome 2.. 44 Bảng 2.1: Tổng hợp số lƣợng bản đồ tại quận Bắc Từ Liêm.......................... 44 Bảng 2.3: Hiện trạng sử dụng đất năm 2020 quận Bắc Từ Liêm ................... 47 Bảng 2.4: Bảng chi tiết các chi phí đƣợc sử dụng trong dự án Ecohome 2 .... 51 Bảng 2.5: Tình hình thanh tra, kiểm tra về đất đai trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm................................................................................................................. 52 Bảng 2.6: Tổng kinh phí bồi thƣờng, hỗ trợ cho hộ có đất bị thù hồi dự án Đầu tƣ xây dựng khu nhà ở Ecohome 2 .......................................................... 55 Bảng 2.7: Tổng hợp diện tích thu hồi của dự án Đầu tƣ xây dựng khu nhà ở Ecohome 2 ....................................................................................................... 56 Bảng 2.8: Kinh phí bồi thƣờng về đất của dự án Đầu tƣ xây dựng khu nhà ở Ecohome 2 ....................................................................................................... 57 Bảng 2.11: Kinh phí hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm ............ 61 Bảng 2.12: Báo cáo về công tác tuyên truyền phổ biến thực hiện chính sách pháp luật về đất đai trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, Tp. Hà Nội giai đoạn 2015-2020........................................................................................................ 68 Bảng 2.13: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại quận Bắc Từ Liêm, Tp. Hà Nội giai đoạn 2015 -2020 ......................................................... 69 vi DANH MỤC CÁC HÌNH Biểu đồ 2.1: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất tại quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội năm 2020 ......................................................................................................... 48 Hình 2.1: Quy Trình thu hồi đất trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, Tp. Hà Nội ......51 Hình 2.2: Hình ảnh xung quanh khu Ecohome 2 bị ngập nƣớc ...................... 58 vii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay khi thực hiện những dự án thu hồi đất trên địa bàn các quận, thành phố Hà Nội đang gặp phải rất nhiều vƣớng mắc, khó khăn, bất cập. Việc thu hồi đất nông nghiệp, đất nằm trong qui hoạch của ngƣời dân để chuyển đổi mục đích sử dụng do cơ chế đền bù chƣa thoả đáng, việc giãn dân đến những khu vực qui hoạch mới còn chậm, ngƣời dân còn chƣa đồng tình. Việc thu hồi, mua bán đất nông nghiệp, đất xen kẹt đi xin xác minh nguồn gốc phục vụ chuyển đổi để xây dựng gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc. Việc chia, tách thửa đất phục vụ xây dựng theo qui định còn chƣa hợp lý. Theo quyết định 20/2017/QĐ-UBND, hạn mức giao đất và công nhận quyền sử dụng đất ở TP Hà Nội tại các Phƣờng tối thiểu 30m2, chiều rộng từ 03m trở lên (so với chỉ giới xây dựng). Nên việc chia tách những thửa đất có kích thƣớc khác nhau, Doanh nghiệp, nhà đầu tƣ phải chọn lọc, dẫn đến việc đất xây dựng vẫn thiếu mà chỗ thừa vẫn thừa. Những khu vực đất nằm trong các dự án treo của thành phố vẫn đƣợc cấp phép xây dựng, nhƣng trong GCNQSDĐ ghi rõ: “Khi thu hồi đất không đền bù tài sản trên đất” làm ngƣời dân lo lắng khi mua bất động sản thổ cƣ (BĐS) từ các nhà đầu tƣ. Ngƣời dân có đất nằm trong qui hoạch bị thu hồi, giải toả. Lo lắng lớn nhất là việc nhà nƣớc đền bù không thoả đáng. Bị mất nhà, mất đất, công ăn việc làm bị ảnh hƣởng cũng là vấn đề cần đƣợc giải quyết. Quận Bắc Từ Liêm đƣợc thành lập theo Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ. Đây là quận đƣợc thành lập mới và theo qui hoạch về xây dựng trên địa bàn. Việc thu hồi đất để xây dựng các hệ thống phục vụ công tác xã hội, việc chuyển đổi đất nông nghiệp, đền bù, giải toả để xây dựng các dự án nhà ở, qui hoạch lại hệ thống điện- đƣờngtrƣờng- trạm phục vụ nhân dân là điều tất yếu cần thực hiện rất nhiều, nhằm 1 góp phần phát triển kinh tế vì lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng. Đó là một trong những giải pháp lớn tạo động lực cho việc phát triển kinh tế - xã hội.Tuy nhiên trong quá trình thực hiện phân mục thu hồi đất vẫn còn nhiều bất cập nhƣ: chƣa bảo đảm sự hài hòa giữa mục đích phát triển kinh tế, lợi ích của nhà đầu tƣ và ngƣời dân có đất bị thu hồi; trong quá trình sử dụng đất cho phát triển kinh tế - xã hội xuất hiện nhiều hiện tƣợng tiêu cực... Quan hệ lợi ích kinh tế chƣa đƣợc giải quyết hợp lý trong quá trình thực hiện đã gây ra những mâu thuẫn, xung đột về chính trị - xã hội. Đây là vấn đề nhạy cảm, phức tạp và đòi hỏi Nhà nƣớc mà trực tiếp nhất là chính quyền địa phƣơng phải hết sức thận trọng, cân nhắc thật kỹ để có những quyết định đúng đắn, hài hòa lợi ích giữa các chủ thể: Nhà nƣớc - Ngƣời dân có đất bị thu hồi - Nhà đầu tƣ, doanh nghiệp đƣợc Nhà nƣớc trao giấy phép đầu tƣ, xây dựng. Trong thời gian qua vẫn còn rất nhiều trƣờng hợp mua bán nhàđất, thu hồi- chuyển đổi đất nông nghiệp gặp phải sự phản đối,tranh chấp của ngƣời dân khiến việc thu hồi đất,mua bán nhà, đất có phần phức tạp, điển hình ở Quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Quan hệ lợi ích kinh tế trong thu hồi đất trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội hiện nay” làm luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị. Hy vọng đề tài sau khi hoàn thành sẽ góp phần giải quyết cơ bản mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể trong việc thu hồi đất phát triển nhà ở trên địa bàn quận. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Tại Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về thu hồi đất phát triển nhà ở trên địa bàn Quận. Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, cùng với sự phát triển kinh tế, hội nhập sâu rộng, tình hình nghiên cứu về đất đai nói chung và đầu tƣ xây dựng nói riêng cũng phát triển khá mạnh. Ngoài các vấn đề liên quan đến phát triển nhà đất thổ cƣ từ đất nông nghiệp chuyển đổi, đất thổ cƣ thì các vấn đề đầu tƣ xây dựng gắn với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu 2 kinh tế, giảm phân hoá giàu nghèo, thực hiện công bằng xã hội hay các vấn đề đầu tƣ xây dựng mang tính kỹ thuật nhƣ quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất, phát triển nhà đất đô thị... đƣợc đề cập khá nhiều. Trong giai đoạn hiện nay, các vấn đề về thu hồi đất phát triển nhà ở, giá đất, đền bù giải phóng mặt bằng hay các chính sách đối với những vùng bị mất nhiều đất sản xuất làđề tài đƣợc nghiên cứu, trao đổi rất nhiều trên báo chí cũng nhƣ các loại tạp chí chuyên ngành. Đối với các nghiên cứu sinh và học viên cao học, cũng có khá nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến đất đai, ảnh hƣởng giá đất và đầu tƣ xây dựng, đặc biệt là đối với chuyên ngành Quản lý đất đai tại các trƣờng đại học. Tại Trƣờng đại học Khoa học tự nhiên – Đại học quốc gia Hà Nội cũng đã có một số đề tài nghiên cứu, luận văn thạc sỹ nhƣ: Luận văn thạc sỹ của nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Sửu (năm 2012) với đề tài: “Đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng tới giá đất ở trên địa bàn quận Lê Chân - thành phố Hải Phòng”; Luận văn thạc sĩ của học viên Nguyễn Tiến Ngọc Tú (năm 2012) với đề tài: "Đánh giá hiệu quả việc thực hiện chính sách bồi thƣờng hỗ trợ và tái định cƣ tại một số dự án trên địa bàn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội”; Luận văn thạc sĩ của học viên Phan Phạm Chi Mai (năm 2012) với đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang huyện Từ Liêm (cũ), Hà Nội với sự trợ giúp của GIS và viễn thám” ... Tuy nhiên, trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, đặc biệt là tại Thủ đô Hà Nội vẫn chƣa có nhiều công trình, luận văn nghiên cứu đánh giá quan hệ lợi ích kinh tế trong thu hồi đất phát triển nhà ởtrên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và trong địa bàn Quận Bắc Từ Liêm nói riêng. Đối với ngƣời dân cả nƣớc nói chung và đối với mỗi hộ gia đình nói riêng, để có một căn nhà đất thổ cƣ trong thành phố để ở là niềm mơ ƣớc của bao ngƣời. Trong quá trình thu hồi đất phát triển nhà ở trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm, để đảm bảo đƣợc cả ba yếu tố: Nhà nƣớc hoàn thành đƣợc nghĩa vụ trách nhiệm đối với nhân dân, Doanh nghiệp đầu tƣ xây dựng đáp ứng đƣợc 3 yêu cầu của Nhà nƣớc và Nhân dân đồng tình ủng hộ, yên tâm giao đất và mua nhà từ Doanh nghiệp, chủ đầu tƣ để ở là một vòng tròn khép kín. Mà đòi hỏi phải đảm bảo lợi ích của tất cả các thành tố tham gia. Nhà nƣớc yêu cầu phải đáp ứng đƣợc hạ tầng cơ sở vật chất để đảm bảo cuộc sống, đời sống của nhân dân, có “An cƣ mới lạc nghiệp”, có ổn định “nơi ăn chốn ở” mới yên đƣợc lòng dân. Từ đó nhân dân mới yên lòng dốc sức phục vụ xây dựng kinh tế gia đình, góp phần xây dựng đất nƣớc. Doanh nghiệp đầu tƣ xây dựng đƣợc sự hậu thuẫn của nhà nƣớc, tích cực phát triển, tạo công ăn việc làm cho nhiều ngƣời lao động. Càng phát triển đƣợc nhiều, càng xây dựng đƣợc nhiều. Doanh nghiệp càng có đà và động lực để phát triển. Ngƣời dân phải là thành tố đƣợc hƣởng lợi nhiều nhất từ chính sách của nhà nƣớc, từ sự phát triển của Doanh nghiệp. Đƣợc đền bù thoả đáng, đƣợc hỗ trợ mua nhà ƣu đãi và niềm hạnh phúc lớn nhất là họ đƣợc sống trong ngôi nhà mà sẽ là nơi họ đƣợc duy trì mãi mãi trong sự hoà bình, ổn định, phát triển của đất nƣớc. Giải quyết mối quan hệ lợi ích lợi ích kinh tế giữa các chủ thể trong thu hồi đất xây dựng nhà ởhiện nay là một vấn đề khá phức tạp và nhạy cảm, luôn nhận đƣợc sự quan tâm, nghiên cứu tìm hiểu của nhiều tác giả, nhiều nhà khoa học. Trong những lần chuẩn bị để bổ sung sửa đổi và ban hành mớiLuật Đất đai (2001, 2003, 2013), Luật Xây dựng (2014, 2020) đã có nhiều nghiên cứu về chính sách đất đai của các nƣớc và kinh nghiệm đối với Việt Nam. Cụ thể đã có những công trình nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất phục vụ xây dựng nhà đất thổ cƣ tại Việt Nam. Trong đó phải kể đến các công trình của: Đào Anh Dũng (2018), Thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo pháp luật đất đai từ thực tiễn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Luật kinh tế, Học viện Khoa học xã hội.Trần Hồng Hạnh (2013), Lợi ích kinh tế của người nông dân khi thu hồi 4 đất để phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.PGS.TS. Phan Trung Hiền (2016), Điều tiết và cân bằng lợi ích giữa nhà nước, chủ đầu tư và người dân khi nhà nước thu hồi đất, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 20(324), tháng 10/2016.Nguyễn Tấn Hƣng (2014), Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất phát triển công nghiệp và dịch vụ ở Đồng Nai, Học viện Chính trị. ThS. Trần Công Lập (2018), Những thuận lợi và khó khăn trong tư vấn xác định giá đất tính bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, Tạp chí Công thƣơng. Những công trình nghiên cứu, bài viết khoa học trên đã đề cập đến những khía cạnh khác nhau ở những địa phƣơng khác nhau về vấn đề giải quyết quan hệ lợi ích kinh tế trong việc thu hồi đất phát triển nhà ở. Tuy nhiên, hiện nay chƣa có công trình nào nghiên cứu quan hệ lợi ích kinh tế trong thu hồi đất để phát triển KT-XH ở quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội hiện nay. Vì vậy, đề tài này không trùng lặp với các công trình khoa học đã đƣợc công bố. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1.Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ lý luận và thực tiễn về quan hệ lợi ích kinh tế trong thu hồi đất, giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể trong quá trình thu hồi đất phát triển kinh tế - xã hội ở quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội trong những năm tiếp theo. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quan hệ lợi ích trong thu hồi đất phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi quận (huyện). - Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết quan hệ lợi ích trong thu hồi đất phát triển kinh tế - xã hội ở quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội hiện nay. 5 - Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể trong quá trình thu hồi đất phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội trong những năm tiếp theo. 4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Quan hệ lợi ích kinh tế trong quá trình thu hồi đất trên địa bàn quận (huyện) trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: luận văn nghiên cứu quan hệ lợi ích kinh tế giữa Chính quyền địa phƣơng thông qua thực hiện 1 dự án Đầu tƣ xây dựng Khu nhà ở Ecohome 2, UBND quận Bắc Từ Liêm, Tp. Hà Nội, doanh nghiệp đầu tƣ mua đất triển khai xây dựng và ngƣời dân có đất nằm trong diện thu hồi đƣợc đền bù. - Không gian: địa giới hành quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. - Thời gian nghiên cứu thực trạng: từ 2015 đến 2020, giải pháp đến năm 2025. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về quyền sở hữu đất đai, lợi ích kinh tế, doanh nghiệp, ngƣời dân; chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và Đảng bộ quận Bắc Từ Liêm để xem xét chính sách hỗ trợ ngƣời dân và doanh nghiệp các thủ tục pháp lý liên quan đến quyền sở hữu đất đai, nhà ở. Điểm tựa quan trọng của cách tiếp cận này là đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa phải có trách nhiệm với ngƣời dân với doanh nghiệp trong quá trình mua bán, chuyển đổi quyền sử dụng. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu - Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học kinh tế chính trị: duy vật biện chứng, trừu tƣợng hóa khoa học, logic kết hợp với lịch sử; 6 - Sử dụng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, pháp nghiên cứu triết học duy vât biện chứng, duy vật lịch sử để phân tích các vấn đề khoa học, thực tiễn, đánh giá quá trình giải quyết quan hệ lợi ích kinh tế trong quá trình thu hồi đất phát triển nhà ở để xây dựng các công trình dân sinh, nhà ở ngõ hẻm trong các quận nội thành; - Sử dụng kết hợp phƣơng pháp thống kê xử lý dữ liệu để tìm hiểu, đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết đƣợc quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể trong thu hồi đất phát triển nhà ở trong các quận (huyện), thành phố Hà Nội. 6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1.Ý nghĩa lý luận Góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về quan hệ lợi ích kinh tế. Giải quyết quan hệ lợi ích giữa ngƣời dân, doanh nghiệp và chính quyền trong quá trình thu hồi đất phát triển nhà ởtrong các quận nội thành. 6.2.Ý nghĩa thực tiễn - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho chính quyền địa phƣơng trong việc ban hành chính sách, qui trìnhgiải quyết hồ sơ, tranh chấp trong quá trình Doanh nghiệp thực hiện thu hồi đất phát triển nhà ở, đất nông nghiệp chuyển đổi để phục vụ cho các mục tiêu phát triển KT-XH và giải quyết hài hòa các mối quan hệ lợi ích giữa các chủ thể có liên quan. - Luận văn cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các Viện nghiên cứu, các trƣờng Đại học trong nghiên cứu, giảng dạy liên quan đến vấn đề đất đai và lợi ích kinh tế. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo, phụ lục, đề tài đƣợc triển khai theo kết cấu thành 3 chƣơng và 9 tiết: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quan hệ lợi ích kinh tế trong việc thu hồi đất phát triển kinh tế-xã hội 7 Chƣơng 2: Giải quyết quan hệ lợi ích kinh tế trong thu hồi đất trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội hiện nay. Chƣơng 3: Một số giải pháp giải quyết quan hệ lợi ích kinh tế trong quá trình thu hồi đất trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội hiện nay. 8 CHƢƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ TRONG THU HỒI ĐẤT PHÁT TRIỂN KINH TẾ XH 1.1. Lý luận chung về quan hệ lợi ích kinh tế trong thu hồi đất phát triển kinh tế - xã hội 1.1.1. Lợi ích kinh tế Lợi ích kinh tế đƣợc xem là một phạm trù kinh tế khách quan, thể hiện phần giá trị nhằm thỏa mãn nhu cầu của chủ thể. Lợi ích kinh tế đƣợc quy định bởi các quan hệ kinh tế cụ thể và đƣợc thực hiện hóa thông qua các khoản thu nhập cũng nhƣ quyền sử dụng các nguồn lực, yếu tố vất chất cần thiết nhằm duy trì hoạt động và liên tục tái tạo ra thu nhập. Nói cách khác, lợi ich kinh tế là phần giá trị để thỏa mãn nhu cầu thông qua trao đổi hoạt động với các chủ thể nhu cầu khác trong các điều kiện lịch sử cụ thể (C.MácĂngghen, 1993). Lợi ích kinh tế là quyền đƣợc sử dụng các nguồn lực hợp pháp nhằm tạo ra của cải vật chất, để mang lại lợi ích cho bản thân chủ thể, hoặc là “sự ngầm định khách quan” để ai đó đƣợc sử dụng những giá trị hữu hạn nhằm thỏa mãn các nhu cầu cụ thể. Bên cạnh đó, lợi ích kinh tế còn đƣợc hiện thực hóa thông qua các giá trị vật chất nhƣ tiền vàhàng hóa. Lợi ích kinh tế xuất hiện trong điều kiện: cần tồn tại những mối quan hệ xã hội, thông qua các mối quan hệ này nhu cầu kinh tế của các chủ thể kinh tế đƣợc thực hiện. Các nhu cầu kinh tế của con ngƣời khi đƣợc xác định về mặt xã hội sẽ trở thành nền tảng, nội dung của lợi ích. Theo Ph.Ăngghen (1999), lợi ích kinh tế là một phạm trù phản ánh mối quan quan hệ kinh tế. Đây là hình thức biểu hiện trƣớc hết, nên nó ảnh hƣởng đến các hình thức khác. Cùng với đó, C.Mác (2000) cho rằng, lợi ích là nguyêntắc điều tiết cơ bản mà các nguyên tắc khác tuân theo. Nhƣ vậy, trong tất cả các lợi ích, thì lợi ích kinh tế là lợi ích quan trọng nhất. Lợi kinh tế đƣợc thực hiện sẽ tạo nền tảng nhằm thực hiện các lợi ích khác. 9 Tóm lại, lợi ích kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan, là hình thức biểu hiện của quan hệ xã hội, đầu tiên là quan hệ sở hữu về tƣ liệu sản xuất. Lợi ích kinh tế đƣợc hiểu theo hai khía cạnh nhƣ sau: Theo nghĩa rộng, lợi ích kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan, đƣợc quy định bởi hệ thống các quan hệ kinh tế cụ thể và thể hiện mối quan hệ lẫn nhau giữa các chủ thể trong việc xử lý, giải quyết các nhu cầu của chính mình. Do đó, lợi ích kinh tế là một mối quan hệ xã hội, quan hệ giữa cá nhân và môi trƣờng sống, quan hệ giữa cá nhân và các chủ thể khác trong việc giải quyết nhu cầu kinh tế của chủ thể. Theo nghĩa hẹp, lợi ích kinh tế chính là các khoản thu nhập hoặccác điều kiện cụ thể đƣợc ấn định bởi các quan hệ kinh tế để bảo đảm cho các chủ thể giải quyết nhu cầu sống nhằm tồn tại, hoạt động và phát triển. 1.1.2. Quan hệ lợi ích kinh tế Quan hệ lợi ích kinh tế đƣợc hiểu là sự thiết lập sự tƣơng tác giữa con ngƣời với con ngƣời, giữa cộng đồng ngƣời, giữa các TCKT, giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế, giữa con ngƣời với TCKT, giữa quốc gia với phần còn lại của thế giới nhằm mục đích xác lập các LIKT trong mối liên hệ với trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất và kiến trúc thƣợng tầng tƣơng ứng của một giai đoạn phát triển xã hội cụ thể (Nguyễn Đức Bách, 2018). Do đó, quan hệ lợi ích kinh tế có biểu hiện vô cùng phong phú, quan hệ đó có thể là các quan hệ theo chiều dọc, giữa một TCKT với một cá nhần trong TCKT đó. Bên cạnh đó, quan hệ lợi ích kinh tế còn đƣợc hiểu là các quan hệtheo chiều ngang giữa các chủ thể, các cộng đồng ngƣời, giữa các tổ chức, các bộ phận hợp thành nền kinh tế khác nhau. Quan hệ lợi ích kinh tế còn đƣợc thể hiện thông qua hai khía cạnh nhƣ sau (Nguyễn Trọng Chuẩn, 2017): + Sự thống nhất của quan hệ LIKT Các mối liên hệ trong quan hệ lợi ích kinh tế đƣợc thống nhất với nhau vì một chủ thể có thể trở thành bộ phận cấu thành của chủ thể khác.Chính vì 10 vậy, lợi ích của chủ thể này đƣợc thực hiện thì lợi ích của chủ thể khác cũng trực tiếp hoặc gián tiếp đƣợc thực hiện, chẳng hạn, mỗi ngƣời lao động sẽ có lợi ích riêng của mình. Hơn nữa, các cá nhân đó lại là bộ phận cấu thành tập thể doanh nghiệp và tham gia vào lợi ích tập thể đó.Tổ chức hoạt động càng có hiệu quả, lợi ích doanh nghiệp càng đƣợc đảm bảo thì lợi ích ngƣời lao động càng đƣợc thực hiện tốt, chẳng hạn nhƣ: thu nhập ổn định và đƣợc nâng cao, việc làm đƣợc đảm bảo, v.v…Lợi ích ngƣời lao động càng đƣợc thực hiện tốtm thì ngƣời lao động càng làm việc một cách tích cực, có trách nhiệm cao với doanh nghiệp, từ đó góp phần thực hiện tốt các lợi ích doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trƣờng, sản lƣợng đầu ra các yếu tố đầu vào đều đƣợc thực hiện thông qua thị rƣờng.Điều này có nghĩa là mục tiêu của các chủ thể chỉ đƣợc thực hiện trong mối quan hệ và phù hợp với mục đích của các chủ thể khác.Do đó, khi các chủ thể kinh tế hành động vì mục đíchchung hoặc các mục tiêu thống nhất với nhau. Chủ doanh nghiệp càng thu đƣợc nhiều lợi nhuận thì nền kinh tế, quốc gia càng phát triển. + Sự mâu thuẫn trong quan hệ LIKT Các quan hệ lợi ích kinh tế có mâu thuẫn với nhau bởi các chủ thể kinh tế có thể hành động theocác phƣơng thức khác nhau nhằm thực hiện các lợi ích kinh tế của mình. Sự khác nhau đó đến mức đội lập thì gây ramâu thuẫn.Chẳng hạn, các cá nhân, doanh nghiệp có thể làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế… vì lợi ích của mình, thì lợi ích của cá nhân, doanh nghiệp và lợi ích xã hội sẽ mâu thuẫn với nhau. Khi đó, chủ doanh nghiệp càng thu đƣợc nhiều lợi nhuận, lợi ích kinh tế của ngƣời tiêu dùng, của xã hội càng bị tổn thất (Đặng Quang Định, 2019). Bên cạnh đó, lợi ích của những chủ thể kinh tế có quan hệquan hệ trực tiếp trong việc phân phối kết quả hoạt động SX, kinh doanh cũng có thể mâu thuẫn với nhau bởi tại một thời điểm kết quả hoạt động SX, KD là xác định. Chính vì vậy, thu nhập của chủ thể này tăng lên thì thu nhập của chủ thể khác 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan