Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quan hệ cha mẹ với con tuổi thiếu niên thị xã dĩ an tỉnh bình dương...

Tài liệu Quan hệ cha mẹ với con tuổi thiếu niên thị xã dĩ an tỉnh bình dương

.PDF
194
114
99

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SỰ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _______________ Phạm Nguyễn Lan Phương QUAN HỆ CHA MẸ VỚI CON TUỔI THIẾU NIÊN THỊ XÃ DĨ AN TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SỰ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _______________ Phạm Nguyễn Lan Phương QUAN HỆ CHA MẸ VỚI CON TUỔI THIẾU NIÊN THỊ XÃ DĨ AN TỈNH BÌNH DƯƠNG Chuyên ngành : Tâm Lý Học Mã số : 60 31 80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRƯƠNG CÔNG THANH Thành phố Hồ Chí Minh - 2012 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác. Tác giả luận văn Phạm Nguyễn Lan Phương LỜI CẢM ƠN Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Sư phạm Tp.HCM và đặc biệt là quý thầy cô khoa Tâm lý – Giáo dục đã nhiệt tình giảng dạy và tạo điều kiện cho chúng tôi học tập và nghiên cứu. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người hướng dẫn khoa học TS. Trương Công Thanh đã đồng hành với tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài. Đồng thời, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Trưởng phòng Giáo dục thị xã Dĩ An, Ban giám hiệu, quý thầy cô, cha mẹ của học sinh và học sinh trường Trung học cơ sở Võ Trường Toản đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUAN HỆ CHA MẸ VỚI CON TUỔI THIẾU NIÊN ................................................................................................... 5 1.1. Lược sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................... 5 1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài.................................................................. 5 1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước .................................................................. 9 1.2. Quan hệ và quan hệ cha mẹ với con ..................................................... 13 1.2.1. Khái niệm quan hệ .......................................................................... 13 1.2.2. Quan hệ cha mẹ với con.................................................................. 16 1.3. Quan hệ cha mẹ với con tuổi thiếu niên ............................................... 19 1.3.1. Đặc trưng quan hệ cha mẹ với con tuổi thiếu niên ......................... 19 1.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ cha mẹ với con tuổi thiếu niên 23 1.3.2.1. Những yếu tố thuộc về học sinh ............................................... 23 1.3.2.2. Những yếu tố thuộc về cha mẹ ................................................. 30 1.3.3. Các kiểu quan hệ cha mẹ với con tuổi thiếu niên ........................... 33 1.4. Những tình huống biểu hiện quan hệ cha mẹ với con tuổi thiếu niên .. 49 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................... 51 Chương 2 THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHA MẸ VỚI CON TUỔI THIẾU NIÊN ................................................................................................. 52 2.1. Mẫu nghiên cứu .................................................................................... 52 2.1.1. Đôi nét về trường Trung học cơ sở Võ Trường Toản .................... 52 2.1.2. Mẫu nghiên cứu .............................................................................. 53 2.2. Tổ chức nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu................................. 54 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ................................................. 54 2.2.1.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ........................................ 54 2.2.1.2. Phương pháp phỏng vấn ........................................................... 57 2.3. Kết quả nghiên cứu ............................................................................... 58 2.3.1. Nhận thức của học sinh và cha mẹ học sinh về cách ứng xử của cha mẹ với con tuổi thiếu niên .............................................................. 58 2.3.2. Thực trạng quan hệ cha mẹ với con tuổi thiếu niên ....................... 65 2.3.2.1. Quan hệ cha mẹ với con qua một số tình huống ứng xử ........ 65 2.3.2.2. Quan hệ cha mẹ với con qua đánh giá của học sinh và tự đánh giá của cha mẹ học sinh .......................................................... 87 2.3.2.3. Quan hệ cha mẹ với con qua ý kiến của học sinh và cha mẹ học sinh về sự cần thiết thay đổi cách ứng xử của cha mẹ đối với con .................................................................................... 92 2.3.3. Ý kiến của cha mẹ học sinh về ảnh hưởng của quan hệ cha mẹ với con đến sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ tuổi thiếu niên và những yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ cha mẹ với con tuổi thiếu niên ......................................................................................................... 96 2.3.3.1. Ý kiến của cha mẹ học sinh về ảnh hưởng của quan hệ cha mẹ với con đến sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ tuổi thiếu niên .......................................................................................... 96 2.3.3.2. Ý kiến của cha mẹ học sinh về những yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ cha mẹ với con tuổi thiếu niên .................................. 97 2.3.4. Một số biện pháp biện pháp tác động vào cha mẹ và học sinh .... 100 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................. 109 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 110 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 117 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT HS : Học sinh TN : Thiếu niên QH : Quan hệ ƯX : Ứng xử QHCM-C : Quan hệ cha mẹ với con CMHS : Cha hoặc mẹ của học sinh ĐTB : Điểm trung bình ĐLC : Độ lệch chuẩn Nxb : Nhà xuất bản PL : Phụ lục N : Tần số % : Tỷ lệ phần trăm HN : Hà Nội Tp. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh Tr. : Trang DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 : Quan điểm của HS và CMHS về cách ƯX của cha mẹ với con tuổi TN ............................................................................... 58 Bảng 2.2 : Quan điểm của HS về cách ƯX của cha mẹ với con tuổi TN (So sánh theo giới tính) ............................................................. 62 Bảng 2.3 : Quan điểm của HS về cách ƯX của cha mẹ với con tuổi TN (So sánh theo khối lớp) ............................................................. 63 Bảng 2.4 : Quan điểm của CMHS về cách ƯX của cha mẹ với con tuổi TN (So sánh theo quan hệ với con) .......................................... 63 Bảng 2.5 : Quan điểm của CMHS về cách ƯX của cha mẹ với con tuổi TN (So sánh theo CMHS có con trai hay con gái) ................... 64 Bảng 2.6 : Quan điểm của CMHS về cách ƯX của cha mẹ với con tuổi TN (So sánh theo khối lớp học của con) .................................. 64 Bảng 2.7a : Kiểu QH cha mẹ với con tuổi TN ............................................. 65 Bảng 2.7b : Cách ƯX của cha mẹ đối với việc học tập của con ................. 67 Bảng 2.7c : Cách ƯX của cha mẹ đối với quan hệ bạn bè của con ............. 69 Bảng 2.7d : Cách ƯX của cha mẹ đối với những vấn đề thuộc tâm tư, tình cảm của con ....................................................................... 73 Bảng 2.7e : Cách ƯX của cha mẹ đối với những vấn đề thường gặp của con ...................................................................................... 78 Bảng 2.7f : Cách ƯX của cha mẹ trong các cuộc trò chuyện với con......... 79 Bảng 2.8 : Kiểu quan QH cha mẹ với con (So sánh theo giới tính của HS)...................................................................................... 82 Bảng 2.9 : Kiểu QH cha mẹ với con (So sánh theo khối lớp của HS) ....... 83 Bảng 2.10 : Kiểu QH cha mẹ với con (So sánh theo quan hệ của cha mẹ với con) ..................................................................................... 84 Bảng 2.11 : Kiểu QH cha mẹ với con (So sánh theo CMHS có con trai hay con gái) .............................................................................. 85 Bảng 2.12 : Kiểu QH cha mẹ với con (So sánh theo khối lớp học của con)..................................................................................... 85 Bảng 2.13 : Đánh giá của HS về cha mẹ và tự đánh giá của CMHS về bản thân ..................................................................................... 88 Bảng 2.14 : Ý kiến của HS và CMHS về sự cần thiết phải thay đổi cách ƯX của cha mẹ đối với con tuổi TN......................................... 93 Bảng 2.15 : Ý kiến của CMHS về ảnh hưởng của QHCM-C đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ........................................ 96 Bảng 2.16 : Ý kiến CMHS về những yếu tố có ảnh hưởng đến QHCM-C .................................................................................. 98 Bảng 2.17 : Ý kiến của CMHS về việc tham dự những lớp học để trang bị thêm kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng ƯX trong QHCM-C dành cho các bậc làm cha, làm mẹ ....................... 102 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 : Kiểu QH cha mẹ với con tuổi TN ................................................... 66 Biểu đồ 2.2 : Đánh giá của HS về cha mẹ của mình và tự đánh giá của CMHS về bản thân ...................................................................................... 89 Biểu đồ 2.3 : Ý kiến của HS và CMHS về sự cần thiết phải thay đổi cách ƯX của cha mẹ đối với con tuổi TN ...................................................... 94 Biểu đồ 2.4 : Ý kiến của CMHS về tầm quan trọng của QHCM-C đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ tuổi TN ................................ 96 Biểu đồ 2.5 : Những yếu tố (thuộc về cha mẹ) có ảnh hưởng QHCM-C ............. 99 Biểu đồ 2.6 : Ý kiến của CMHS về việc tham dự những lớp học để trang bị thêm kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng ƯX trong QHCM-C dành cho các bậc làm cha, làm mẹ................................................ 102 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Luật Hôn nhân và Gia đình khẳng định “Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội…” (Điều 34: Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ). Điều đó cho thấy gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của trẻ. Trong gia đình, cha mẹ có ảnh hưởng lớn đến con thông qua nhiều yếu tố như lối sống của gia đình do cha mẹ tạo ra, cách đặc điểm nhân cách của cha mẹ và đặc biệt là cách thức ứng xử của họ đối với con… Quan hệ cha mẹ với con trong gia đình có thể làm cho trẻ gần gũi với cha mẹ, tạo ra bầu không khí thuận lợi để trẻ tiếp thu sự dạy dỗ của cha mẹ và phát triển, hoặc ngược lại, có thể làm cho trẻ xa lánh cha mẹ mình, thậm chí có những hành động chống đối dẫn đến chỗ sự dạy dỗ của cha mẹ không mang lại kết quả mong muốn. Bước vào tuổi thiếu niên, do sự phát triển của cơ thể đã gần như người lớn cùng với điều kiện sống và hoạt động của các em cũng có sự thay đổi nên quan hệ của các em với người lớn có nhiều biến đổi cơ bản so với lứa tuổi nhỏ. Trong gia đình, các em đã có những vai trò nhất định. Ngoài xã hội các em cũng được đánh giá cao hơn. Ở nhà trường, các em được học với nhiều thầy, nhiều bạn, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân cách, phong cách xử thế khác nhau, các dạng hoạt động của nhà trường cũng phong phú và nhiều mặt… Chính những điều kiện sống và hoạt động như trên, với đặc điểm sinh lí cơ thể có nhiều biến đổi đặc biệt, tâm lý của thiếu niên có nhiều biểu hiện biến động, phức tạp, đa dạng. 2 Trong những năm gần đây, dưới tác động của cơ chế thị trường, điều kiện sống ở nhiều gia đình có sự cải thiện đáng kể, con có đầy đủ về vật chất nhưng lại thiếu tình cảm, sự gần gũi và chia sẻ của cha mẹ. Thêm vào đó, xã hội ngày càng phát triển, các em có điều kiện tiếp nhận nhiều luồng thông tin khác nhau đã dẫn đến nhiều biến đổi trong tư tưởng, đặc trưng tâm lý, cá tính của các em, nhưng nhiều bậc cha mẹ đã không thể thích ứng được với sự phát triển của thiếu niên đã dẫn đến chỗ không ít cha mẹ đã hoặc kỳ vọng quá cao, hoặc can thiệp quá sâu, hoặc nuông chiều quá mức đối với trẻ …. Những sai lầm và thất bại trong quan hệ cha mẹ với con thậm chí sẽ khiến con sa lầy vào con đường tội lỗi, những bi kịch gia đình vì thế mà thường xuyên xảy ra. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh được rằng, quan hệ giữa cha mẹ với con sẽ ảnh hưởng sâu sắc, lâu dài đối với sự hình thành nhân cách của trẻ. Và tất nhiên, điều này sẽ có tác động mạnh tới nhà trường và xã hội. Vậy, làm cách nào để xóa bỏ những khoảng cách, những mối bất hòa, thiết lập mối quan hệ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của trẻ? Để trả lời cho câu hỏi trên, cần có một bức tranh tổng quát về thực trạng quan hệ cha mẹ với con tuổi thiếu niên trong giai đoạn hiện nay để có thể đưa ra những giải pháp kịp thời và thích hợp xây dựng quan hệ này. Quan hệ cha mẹ với con tuổi thiếu niên đã và đang được nhiều tác giả trong nước và ngoài nước nghiên cứu theo những góc độ khác nhau. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu về quan hệ cha mẹ với con xét theo góc độ so sánh, đối chiếu đánh giá của con và tự đánh giá của cha mẹ về quan hệ cha mẹ với con vẫn còn hạn chế. Và hiện nay, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về quan hệ cha mẹ với con tuổi thiếu niên trên địa bàn thị xã Dĩ An - địa phương đang có những thay đổi lớn và nhanh về kinh tế - xã hội. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn thực hiện nghiên cứu đề tài: “Quan hệ cha mẹ với con tuổi thiếu niên thị xã Dĩ An tỉnh Bình Dương” 3 2. Mục đích nghiên cứu Xác định quan hệ cha mẹ với con tuổi thiếu niên và những yếu tố ảnh hưởng. Đề xuất một số biện pháp tác động vào cha mẹ và học sinh nhằm góp phần xây dựng quan hệ phù hợp với sự phát triển trẻ lứa tuổi này. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Quan hệ cha mẹ với con tuổi thiếu niên. 3.2. Khách thể nghiên cứu Cha mẹ học sinh và học sinh lớp 7, 8, 9 4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 4.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu Quan hệ cha mẹ với con được biểu hiện qua các kiểu QHCM-C tuổi TN trong các khía cạnh: - Trong các tình huống liên quan đến việc học tập, quan hệ bạn bè và những vấn đề thường gặp ở trẻ tuổi TN (tâm tư, tình cảm...) - Đánh giá của HS và tự đánh giá của CMHS - Ý kiến của HS và CMHS về sự cần thiết thay đổi cách ƯX của cha mẹ đối với con 4.2. Giới hạn về khách thể và địa bàn nghiên cứu Cha mẹ học sinh và học sinh lớp 7, 8, 9 trường Trung học cơ sở Võ Trường Toản thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương 5. Giả thuyết khoa học Quan hệ cha mẹ với con tuổi thiếu niên chủ yếu được thể hiện qua hai kiểu quan hệ: kiểu quan hệ cha mẹ - người bạn và kiểu quan hệ cha mẹ - trẻ nhỏ. Tuy nhiên, đa số cha mẹ sử dụng kiểu quan hệ cha mẹ - người bạn trong ứng xử với con của mình. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 6.1. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài. 6.2. Khảo sát thực trạng quan hệ cha mẹ với con tuổi thiếu niên và đề xuất một số biện pháp tác động vào cha mẹ và học sinh nhằm góp phần xây dựng mối quan hệ phù hợp với sự phát triển trẻ lứa tuổi này. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Mục đích: Hình thành khung lý luận cho đề tài nghiên cứu - Nội dung: Thu thập, tổng hợp và phân tích những tài liệu liên quan đến đề tài. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Mục đích: Khảo sát thực trạng QHCM-C tuổi TN và những yếu tố ảnh hưởng - Khách thể: Học sinh lớp 7, 8, 9 và cha mẹ của các em 7.2.2. Phương pháp phỏng vấn - Mục đích: thu thập thêm thông tin về quan hệ cha mẹ với con tuổi thiếu niên đồng thời nghiên cứu sâu một số trường hợp được lựa chọn theo những tiêu chí nhất định - Hình thức: Gặp gỡ, trò chuyện và trao đổi với HS và CMHS - Khách thể: Học sinh lớp 7, 8, 9 và cha mẹ của các em 7.3. Phương pháp thống kê toán học: - Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS for Window phiên bản 11.5 - Tính tỷ lệ phần trăm, thống kê tần số và dùng kiểm định chi bình phương cho các biến định tính. - Tính điểm trung bình, độ lệch chuẩn và kiểm định T-test cho biến số định lượng. - Mức ý nghĩa thống kê: khoảng tin cậy 95%, α = 0,05 5 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUAN HỆ CHA MẸ VỚI CON TUỔI THIẾU NIÊN 1.1. Lược sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài Trong Tâm lý học, QHCM-C là một trong những vấn đề đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Mỗi tác giả, tùy theo cách tiếp cận của mình, đã nghiên cứu và phân chia QHCM-C con theo các kiểu loại khác nhau. Đầu tiên, có thể đề cập đến nghiên cứu xuyên văn hóa của các tác giả Murdock và L. A. White (1969), R. P. Rohner và một vài học giả khác [2]. Những nhà nghiên cứu này đã khảo sát QHCM-C ở 186 quốc gia và trong đó tập trung nghiên cứu những ảnh hưởng của QHCM-C đến sự hình thành nhân cách của con như một cá nhân ở những nền văn hóa khác nhau. Theo đó, các tác giả phân loại QHCM-C con thành bốn kiểu thể hiện thái độ căn bản của cha mẹ đối với con, đó là kiểu cha mẹ thông hiểu – quan hệ ấm áp và yêu thương, kiểu cha mẹ ghét bỏ và hung tính, kiểu cha mẹ dửng dung và phủ nhận và kiểu cha mẹ kiểm soát. Trong công trình nghiên cứu về QHCM-C lứa tuổi vị thành niên (1971, 1991), Diana Baumrind nêu ra bốn kiểu cha mẹ có liên quan với những góc độ hành vi xã hội khác nhau của trẻ vị thành niên. Đó là các kiểu độc đoán, uy quyền, thờ ơ và nuông chiều. [34] Từ một cuộc điều tra hơn 1.800 bậc cha mẹ về giáo dục trẻ ở gia đình tại Bắc Kinh trong gần 3 năm liền, tác giả Vương Cực Thịnh đã kết luận là có đến hai phần ba gia đình trong diện khảo sát đã sử dụng biện pháp giáo dục không thích hợp đối với con. Thông qua kết quả trắc nghiệm này, cũng như tác giả Diana Baumrind, tác giả Vương Cực Thịnh cũng xếp QHCM-C thành bốn kiểu nhưng với những tên gọi khác và một số đặc điểm đặc trưng cho mỗi 6 kiểu quan hệ cũng khác, tuy không đáng kể. Ông cho rằng, có thể chia thành bốn loại cha mẹ: cha mẹ chăm sóc quá mức, cha mẹ can thiệp quá mức, cha mẹ trừng phạt quá mức và cha mẹ dân chủ lý giải ôn hòa. Vương Cực Thịnh cũng đã tiến hành điều tra 60 sinh viên xuất sắc của trường Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa, và phát hiện ra rằng, hầu hết những sinh viên này đều là con của những gia đình có quan hệ dân chủ ôn hòa. Ông kết luận, môi trường gia đình dân chủ, ôn hòa chính là không gian rộng mở để con phát triển tâm lý và nhân cách. Trong những gia đình có kiểu quan hệ này, con có thể phát triển toàn diện và hoàn thiện cá tính dựa trên sở thích và hứng thú của riêng mình. Đương nhiên, các bậc cha mẹ vẫn là những người đưa ra ý kiến và chỉ đạo đối với sự trưởng thành của con họ. [dẫn theo 16] Khác với quan điểm của Diana Baumrind và Vương Cực Thịnh, tác giả Berger Kathleen Stassen lại cho rằng, khi tìm hiểu QHCM-C chỉ cần phân biệt ba kiểu quan hệ cơ bản: kiểu độc đoán, kiểu nuông chiều và kiểu uy quyền. Tương tự như Diana Baumrind, Berger Kathleen Stassen cho rằng, cha mẹ kiểu độc đoán mong muốn con phải tuyệt đối phục tùng và tác giả cũng cho rằng những đứa trẻ sống trong gia đình có cha mẹ độc đoán thường hay lo lắng, thiếu tự tin và kém kỹ năng giao tiếp. Về kiểu quan hệ uy quyền, Berger Kathleen Stassen khẳng định, khi cha mẹ áp dụng kiểu uy quyền đối với con thì con có thể đạt được thành tích cao hơn, lòng tự trọng của con được nâng lên và quan hệ tích cực giữa cha mẹ và con phát triển. Cuối cùng, Berger Kathleen Stassen nhấn mạnh khuynh hướng nguy hiểm nhất chính là cha mẹ kiểu nuông chiều, vì sống trong những gia đình có cha mẹ kiểu nuông chiều, con thường thiếu tự tin và trầm cảm, kết quả học tập thấp và dễ có những hành vi vi phạm pháp luật. [dẫn theo 16] Trên cơ sở kết quả những nghiên cứu so sánh văn hóa, dễ nhận thấy rằng, ở nhiều nền văn hóa khác nhau cũng tồn tại ba kiểu QHCM-C như Berger 7 Kathleen Stassen đã phân chia. Tuy nhiên với mỗi nền văn hóa lại có một kiểu quan hệ nổi trội. Ví dụ, so với cha mẹ ở châu Âu và châu Mỹ nói chung, các cha mẹ dân tộc ít người thường thiên về kiểu cha mẹ uy quyền. Ngoài ra, những khác biệt văn hóa lối sống cũng ảnh hưởng tới việc con cảm nhận khác nhau về các kiểu ứng xử của cha mẹ đối với chúng. Do đó, tác động của các kiểu ứng xử đó đến sự phát triển tâm lý của con cũng sẽ khác nhau. Chẳng hạn, so với trẻ vị thành niên ở châu Âu và châu Mỹ, những trẻ ở các nhóm dân tộc ít người thường bị cha mẹ kiểm soát chặt chẽ trong cuộc sống hàng ngày hơn và chúng cũng ít chịu ảnh hưởng tiêu cực của quan hệ đó hơn. Nguyên nhân của sự khác biệt này là ở chỗ giá trị văn hóa, sự cố kết của gia đình và uy quyền của cha mẹ khiến cho nhiều trẻ vị thành niên dân tộc ít người thừa nhận sự nghiêm khắc của cha mẹ như là một biểu hiện của sự quan tâm hơn là dấu hiệu của sự quản thúc. Một nguyên nhân khác có lẽ là do các gia đình dân tộc ít người thường sống gần những vùng có tệ nạn nghiện hút, tội phạm, bạo lực cao và trong hoàn cảnh đó cha mẹ nghiêm khắc chính là sự đảm bảo an toàn và thường được trẻ vị thành niên cho là như vậy. [dẫn theo 16] Một số nhà nghiên cứu như Keith B. Magnus, Emory L. Cowen, Peter A. Wyman, Douglas B. Fagen and Wiliam C. (1998) không đi sâu vào quan hệ mà cho rằng, QHCM-C như thế nào phụ thuộc vào cả hai phía – cha mẹ và con. Cho nên về phía cha mẹ, khi xem xét QHCM-C phải chú ý đề cập đến thái độ của cha mẹ, sự quan tâm của cha mẹ và kỷ luật của cha mẹ đối với con. Theo các tác giả này, thái độ của cha mẹ đối với con tương ứng với sắc thái tình cảm và đặc trưng của QHCM-C. Mặt tích cực của thái độ là sự ấm áp, hỗ trợ và chấp nhận; mặt tiêu cực là thù địch và thờ ơ. Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự ấm áp, ủng hộ và chấp nhận của cha mẹ đã khuyến khích con thích nghi một cách có hiệu quả với những điều kiện căng thẳng 8 của cuộc sống (Maste & Coatsworh 1998; Werner & Smith, 1992; Wyman et ai., 1991, 1992, in press) [dẫn theo 16] Sự quan tâm của cha mẹ thể hiện qua thời gian mà họ dành cho những hoạt động chung (nói chuyện, chơi đùa…) với con và những quan tâm của họ đến các lĩnh vực hoạt động chính trong cuộc sống của trẻ (Grible et al., 1993). Nghiên cứu sự quan tâm của cha mẹ đối với con, Bowlby (1988), Carlson & Sroufe (1995) cho thấy sự quan tâm tích cực của cha mẹ củng cố sự liên kết giữa cha mẹ với con và làm cho trẻ cảm nhận được sự an toàn và giá trị của bản thân ở mức độ cao hơn. [dẫn theo 16] Grolnick và Ryan (1989) đã chỉ ra rằng, sự quan tâm của cha mẹ đối với con có liên quan đến năng lực đánh giá và kết quả học tập của trẻ. Cha mẹ quan tâm đến con sẽ giúp trẻ đồng nhất và tiếp thu các giá trị xã hội một cách thuận lợi. Theo Patterson (1982), sự quan tâm của cha mẹ đến con ảnh hưởng tích cực đến sự kiểm soát và điều chỉnh hành vi của trẻ. Ngoài việc có liên quan đến sự kiểm soát, sự quan tâm của cha mẹ đối với con còn tác động tích cực đến năng lực xã hội của trẻ (Pulkkinen, 1982). Tuy nhiên, nếu cha mẹ quan tâm không đúng mức sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của con. (Grolnick Ryan, 1989; Pulkinen, 1982) [dẫn theo 16] Kỷ luật của cha mẹ có quan hệ đến sự thích ứng của con đối với các nguyên tắc trong gia đình. Diana Baumrind (1967, 1971) cho rằng, sự quá gò ép của cha mẹ trong việc buộc con phải tuân thủ kỷ luật trong gia đình đã hạn chế sự tôn trọng, tính tự trị của trẻ. Theo bà, có ba kiểu kỷ luật trong gia đình - kiểu uy quyền, kiểu độc đoán và kiểu tự do. Quan điểm về kiểu kỷ luật uy quyền ngược lại với kiểu độc đoán và kiểu tự do. Kỷ luật uy quyền của cha mẹ khuyến khích tinh thần trách nhiệm xã hội, sự tự điều chỉnh, tính cá nhân và tính độc lập của con. Ngược lại, kỷ luật độc đoán (quyền lực tuyệt đối, trừng phạt) có ảnh hưởng một cách tiêu cực đến sự phát triển tâm lý và kết 9 quả học tập của trẻ, có khả năng dẫn trẻ đến sự hung tính. Kiểu kỷ luật tự do (ít kiểm soát) của cha mẹ khiến cho con trở nên non nớt và có tính độc lập thấp. [dẫn theo 16] Các nhà Tâm lý học Liên Xô (cũ), Tiệp Khắc, Hungary qua một nghiên cứu hợp tác giữa các nước nói trên đã cho thấy: phương thức giáo dục trong gia đình có quan hệ trực tiếp tới việc giữ gìn và củng cố sự phát triển lành mạnh về tâm lý, bởi vì nó có thể ảnh hưởng tích cực tới tính cách và cá tính của trẻ. Nếu phương thức giáo dục không đúng đắn sẽ dẫn tới các khiếm khuyết trong tính cách của trẻ (dễ kích động, tinh thần không ổn định, trầm tính), từ đó dễ dẫn đến các trạng thái không bình thường về tâm sinh lý, về tính cách, đây chính là nguyên nhân gây ra các chướng ngại về tâm lý. Nghiên cứu cho thấy trong các gia đình có mô hình dân chủ trong QHCM-C, nghiêm khắc đúng mức thì trẻ sẽ ít gặp các trục trặc trong vấn đề tâm lý; gia đình mà cha mẹ có mô hình nghiêm khắc, chiều chuộng quá mức sẽ khiến trẻ mắc các vấn đề về tâm lý. [32, tr. 29] Nhìn chung, các tác giả cũng đã có những điểm khá thống nhất. Những nghiên cứu đã cho chúng ta một cái nhìn tổng quát về QHCM-C, trong đó, các tác giả tập trung nhấn mạnh tầm quan trọng và ảnh hưởng mạnh mẽ của QHCM-C đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. 1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước Ở Việt Nam, việc tìm hiểu các kiểu QHCM-C ở mọi lứa tuổi nói chung và ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở nói riêng đã và đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên, đa số các tác giả chỉ mới tìm hiểu hoặc phong cách giáo dục, hoặc cách ứng xử, hoặc mâu thuẫn giữa cha mẹ và con hoặc thái độ của cha mẹ đối với con, hoặc vai trò của gia đình (cha, mẹ và cách thành viên khác) trong việc hình thành và phát triển nhân cách của con, một số biện pháp cơ bản tạo quan hệ gắn bó giữa cha mẹ và con. [8, 19, 21, 10 25, 26, 33, 36]. Những nghiên cứu này thường chỉ khảo sát ở người lớn nói chung và cha mẹ nói riêng chứ chưa có sự tìm hiểu cảm nhận của con về chính cha mẹ của chúng. Lê Ngọc Lân, Nguyễn Thanh Tâm (1999) cho rằng, khi xem xét QHCMC có thể chỉ ra hai loại quan hệ. Đó là những quan hệ sinh học và quan hệ xã hội (giáo dục, xã hội hóa, các hành vi mang tính văn hóa). Các tác giả không phân tích sâu từng kiểu loại quan hệ, vai trò của người cha, người mẹ đối với con mà chủ yếu xem xét QHCM-C trên cơ sở thái độ của các bậc cha mẹ đối với việc chăm sóc, giáo dục con trong xã hội hiện nay. [dẫn theo 16] Cũng với nội dung quan hệ cha mẹ và con, cũng ở góc nhìn Xã hội học, tác giả Nguyễn Ánh Tuyết có đề tài nghiên cứu “Quan hệ giữa cha mẹ và con trong gia đình nông thôn hiện nay”. Ở đề tài này, tác giả đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn của vấn đề QHCM-C trong gia đình nông thôn hiện nay. Tìm hiểu một số biểu hiện của QHCM-C trong đời sống gia đình nông thôn Việt Nam hiện nay trên các khía cạnh như việc quan tâm của cha mẹ đối với việc học hành của con, định hướng nghề nghiệp, ứng xử đạo đức giữa cha mẹ và con… trên cơ sở đó tác giả đã chỉ ra các yếu tố tác động đến QHCM-C và đề xuất một số định hướng cơ bản nhằm đảm bảo tính liên tục của chức năng xã hội hóa của gia đình, góp phần xây dựng gia đình nông thôn mới ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. [39] Cũng từ góc độ Xã hội học, tác giả Lê Văn Cảnh đã nghiên cứu “Quá trình đô thị hóa và sự biến đổi QHCM-C trong các gia đình ngoại thành Hà Nội”. Theo tác giả, trước những biến đổi của quá trình đô thị hoá QHCM-C trong gia đình hiện nay có sự biến đổi theo chiều hướng tiêu cực với những biểu hiện như: QHCM-C ngày càng trở nên lỏng lẻo, đã xuất hiện những khoảng trống và có những dấu hiệu của sự khủng hoảng trong gia đình so với trước đây, vai trò kiểm soát của cha mẹ đối với con đã ngày càng giảm đi,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan