Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quan hệ ấn độ - myanmar (1962 - 2011)...

Tài liệu Quan hệ ấn độ - myanmar (1962 - 2011)

.PDF
201
624
104

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ------ NGUYỄN TUẤN BÌNH QUAN HỆ ẤN ĐỘ - MYANMAR (1962 - 2011) LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HUẾ - NĂM 2017 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ------ NGUYỄN TUẤN BÌNH QUAN HỆ ẤN ĐỘ - MYANMAR (1962 - 2011) Chuyên ngành: Lịch sử thế giới Mã số: 62 22 03 11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HOÀNG THỊ MINH HOA PGS.TS. ĐẶNG VĂN CHƯƠNG HUẾ - NĂM 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của giảng viên hướng dẫn. Kết quả nghiên cứu trong luận án hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Nghiên cứu sinh Nguyễn Tuấn Bình Lời cảm ơn Trong quá trình thực hiện luận án tiến sĩ, tôi đã nhận được sự hỗ trợ quý báu và hiệu quả từ nhiều cá nhân, cơ quan và đơn vị. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Hoàng Thị Minh Hoa và PGS.TS. Đặng Văn Chương - hai thầy cô hướng dẫn khoa học đã luôn đồng hành, ủng hộ, tận tâm giúp đỡ tôi suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài. Tôi chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Ban Đào tạo Đại học Huế, Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học và Ban Chủ nhiệm Khoa Lịch sử của Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án. Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến quý thầy cô thuộc Khoa Lịch sử, Bộ môn Lịch sử thế giới của trường Đại học Khoa học và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế đã luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Tôi cũng trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo và cán bộ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á, Thông tấn xã Việt Nam, Thư viện Quốc gia Việt Nam đã hỗ trợ tôi trong quá trình tìm kiếm và sưu tầm tư liệu liên quan luận án. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp, đặc biệt là lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình thân yêu đã luôn quan tâm, động viên và đồng hành bên tôi trong quá trình thực hiện đề tài luận án. Đây chính là nguồn động lực to lớn giúp tôi vượt qua mọi trở ngại để nỗ lực phấn đấu đạt những kết quả nhất định trong học tập, công tác và cuộc sống. Huế, tháng 04 năm 2017 Tác giả Nguyễn Tuấn Bình MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3 4. Các nguồn tài liệu .............................................................................................. 5 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................................................ 5 6. Đóng góp của luận án ........................................................................................ 6 7. Bố cục luận án .................................................................................................... 7 NỘI DUNG ............................................................................................................... 8 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................................. 8 1.1. Tình hình nghiên cứu vấn đề khoa học ở trong nước ..................................... 8 1.2. Tình hình nghiên cứu vấn đề khoa học ở nước ngoài ................................... 11 1.3. Một số nhận xét và vấn đề đặt ra cho luận án .............................................. 16 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH QUAN HỆ ẤN ĐỘ - MYANMAR (1962 2011) ......................................................................................................................... 18 2.1. Cơ sở địa - chính trị ...................................................................................... 18 2.2. Cơ sở văn hoá và lịch sử ............................................................................... 20 2.3. Khái quát quan hệ Ấn Độ - Myanmar trước năm 1962 ................................ 21 2.4. Vị trí của Ấn Độ và Myanmar trong chính sách đối ngoại của mỗi nước .... 26 CHƯƠNG 3. QUAN HỆ ẤN ĐỘ - MYANMAR TỪ NĂM 1962 ĐẾN NĂM 1991 .......................................................................................................................... 42 3.1. Các nhân tố tác động đến quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 1991) .......... 42 3.2. Quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 1991) trên một số lĩnh vực chủ yếu .... 50 3.2.1. Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao ....................................................... 50 3.2.2. Trên lĩnh vực kinh tế ............................................................................. 59 3.2.3. Trên lĩnh vực an ninh - quốc phòng ...................................................... 62 CHƯƠNG 4. QUAN HỆ ẤN ĐỘ - MYANMAR TỪ NĂM 1992 ĐẾN NĂM 2011 .......................................................................................................................... 67 4.1. Các nhân tố tác động đến quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1992 - 2011) .......... 67 4.2. Quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1992 - 2011) trên một số lĩnh vực chủ yếu ..... 73 4.2.1. Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao ....................................................... 74 4.2.2. Trên lĩnh vực kinh tế ............................................................................. 81 4.2.3. Trên lĩnh vực an ninh - quốc phòng ...................................................... 96 4.2.4. Trên lĩnh vực hợp tác đa phương ........................................................ 102 CHƯƠNG 5. THÀNH TỰU, ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA QUAN HỆ ẤN ĐỘ - MYANMAR (1962 - 2011) ................................................................... 107 5.1. Thành tựu và hạn chế trong quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011) ..... 107 5.2. Đặc điểm của quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011) ........................... 112 5.3. Tác động của quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011) đối với hai nước và khu vực ............................................................................................................... 122 5.3.1. Đối với Ấn Độ ..................................................................................... 122 5.3.2. Đối với Myanmar ................................................................................ 126 5.3.3. Đối với khu vực ................................................................................... 129 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 132 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ....................................................................................... 135 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 137 PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1. Danh mục các mặt hàng xuất khẩu từ Ấn Độ vào Miến Điện và ngược lại theo Hiệp định thúc đẩy thương mại năm 1962 ....................................................... 59 Bảng 3.2. Kim ngạch thương mại song phương Ấn Độ - Myanmar (1991 - 2011) ............................................................................................................ 82 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1. Cán cân thương mại song phương Ấn Độ - Myanmar (2000 - 2011) ............................................................................................................ 84 Biểu đồ 3.2. Kim ngạch thương mại biên giới Ấn Độ - Myanmar (1997 - 2011) ... 86 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Nghĩa tiếng Anh Từ viết tắt ABFSU All Burma Federation Nghĩa tiếng Việt of Hội Liên hiệp sinh viên toàn Student Unions Miến Điện ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển Châu Á AEC Asian Economic Community Cộng đồng Kinh tế châu Á AFTA APEC ARF ASEAN ASEAN + 1 ASEAN Free Trade Area Asia - Pacific Khu vực Thương mại Tự do ASEAN Economic Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Cooperation Á - Thái Bình Dương ASEAN Regional Forum Diễn đàn Khu vực ASEAN Association of Southeast Asian Hiệp hội Các quốc gia Đông Nations ASEAN Plus One Nam Á Cơ chế hợp tác giữa ASEAN với từng nước đối thoại đầy đủ Cơ chế hợp tác giữa ASEAN và ASEAN + 3 ASEAN Plus Three ba nước Đông Bắc Á gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. ASEM The Asia - Europe Meeting Diễn đàn Hợp tác Á - Âu Bay of Bengal Initiative for Sáng kiến Vùng Vịnh Bengal về BIMSTEC Multi Sectoral Technical and Hợp tác Kinh tế và Kỹ thuật đa Economic Cooperation BIPA khu vực Bilateral Investment Promotion Hiệp định xúc tiến đầu tư song Agreement phương BJP Bharatiya Janata Party Đảng Nhân dân Ấn Độ CNF The Chin National Front Mặt trận Dân tộc Chin DTAA Double Taxation Avoidance Hiệp định tránh đánh thuế hai EU Agreement lần European Union Liên minh Châu Âu Công ty trách nhiệm hữu hạn GAIL Gas Authority of India Limited GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm Quốc nội IEB India’s EXIM Bank Ngân hàng xuất nhập khẩu Ấn Độ IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế Islamic State Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS ITEC Indian khí đốt Ấn Độ and Hợp tác Kỹ thuật và Kinh tế của Technical Economic Cooperation Ấn Độ JTC Joint Trade Committee Uỷ ban Thương mại hỗn hợp KIA Kachin Independence Army Quân đội độc lập Kachin MFTB MoU Myanmar Foreign Trade Bank Memorandum of Understanding MGC Mekong - Ganga Cooperation NAM Non-Aligned Movement NATO North Atlantic NCGUB Treaty Coalition Government of the Union of Burma NICs NLD hàng Ngoại thương Myanmar Bản ghi nhớ Tổ chức Hợp tác Mekong Sông Hằng Phong trào Không liên kết Organization National Ngân Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương Liên minh Chính phủ Quốc gia Liên bang Miến Điện Newly Industrialized Countries Các nước công nghiệp mới National Democracy League for Liên minh quốc gia vì nền dân chủ NSCN OEF ONGC OPEC PLA PREPAK Rs SAARC SLORC SPDC TAC National Socialist Council of Hội đồng quốc gia xã hội chủ nghĩa Nagaland Nagaland Công ty trách nhiệm dầu khí Oil Essar Firm Oil and Essar Natural Gas Tập đoàn Dầu mỏ và Khí đốt quốc gia Ấn Độ Corporation Organization of Petroleum Tổ chức Các nước xuất khẩu Exporting Countries dầu lửa People’s Liberation Army Quân đội giải phóng nhân dân People’s Revolutionary Party Đảng Nhân dân cách mạng of Kangleipak Kangleipak Rupee Đơn vị tiền tệ của Ấn Độ South Asian Association for Regional Cooperation Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á The State Law and Order Hội đồng Khôi phục Trật tự và Luật pháp Quốc gia Restoration Council The State Peace and Hội đồng Hòa bình và Phát Development Council Treaty of Amity Cooperation triển quốc gia and Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ULFA United Liberation Front of Asom Mặt trận thống nhất giải phóng Asom UNLF United National Liberation Front Mặt trận thống nhất giải phóng Dân tộc USD USDP WB WTO United States dollar The Union Solidarity Đồng dollar Mỹ and Đảng Liên minh Đoàn kết và Development Party Phát triển World Bank Ngân hàng thế giới World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) đến đầu thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, lịch sử nhân loại đã trải qua nhiều biến động to lớn, phức tạp và khó lường. Trật tự thế giới lưỡng cực được thiết lập sau năm 1945 tồn tại hơn 40 năm đã sụp đổ vào năm 1991 khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ. Chiến tranh lạnh kết thúc, một trật tự thế giới mới được hình thành. Trong tiến trình lịch sử đó, mỗi quốc gia đều chịu ảnh hưởng từ những biến động trên. Mối quan hệ giữa Ấn Độ và Myanmar từ sau khi hai nước giành độc lập đến thập niên đầu thế kỷ XXI cũng không nằm ngoài xu thế đó. Ấn Độ và Myanmar là hai nước láng giềng có mối quan hệ truyền thống gần gũi và lâu đời. Cả hai đều đã từng là thuộc địa của người Anh và Myanmar cũng từng bị sáp nhập, trở thành một phần lãnh thổ của Ấn Độ thuộc Anh trong những năm 1886 - 1937. Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm trong lịch sử, mối quan hệ truyền thống trên các lĩnh vực chính trị, văn hóa - xã hội và kinh tế của Ấn Độ và Myanmar luôn là “sợi chỉ” kết nối hai nước cả trong cuộc đấu tranh giành độc lập đến công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mỗi bên kéo dài cho đến tận ngày nay. Trong những năm 1948 - 1962, quan hệ Ấn Độ - Myanmar nhìn chung diễn ra hữu nghị và thân thiện. Tuy nhiên, cuộc đảo chính do Tướng Ne Win cầm đầu đã mở ra thời kỳ quân đội lên nắm quyền ở Myanmar (tháng 3-1962) đã góp phần làm cho mối quan hệ hai nước trở nên lạnh nhạt và căng thẳng trong nhiều thập kỷ sau đó. Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, sự kết thúc của Chiến tranh lạnh đã mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ quốc tế - thời kỳ hoà dịu, đối thoại và hợp tác trên quy mô toàn cầu. Tình hình mới của thế giới và khu vực đã tác động đến sự điều chỉnh chính sách ngoại giao của các quốc gia, tạo nên những chất xúc tác mới nối lại mối quan hệ hợp tác hoà bình, cùng có lợi, trong đó có Ấn Độ và Myanmar. Bên cạnh đó, những đổi thay ở Myanmar trong những năm đầu thế kỷ XXI cũng đã tạo ra những cơ hội mới cho việc tăng cường quan hệ giữa nước này với Ấn Độ. Cùng với vị trí chiến lược quan trọng, Myanmar là điểm kết nối ba thị trường lớn của châu Á 1 (ASEAN, Trung Quốc và Ấn Độ), là “cây cầu” nối liền Nam Á với Đông Nam Á và được các cường quốc xem đây là “ngã tư của châu Á”. Quan hệ Ấn Độ - Myanmar được xem như là một trong những động lực phát triển của khu vực. Sự gia tăng quan hệ hợp tác giữa hai nước láng giềng Ấn Độ với Myanmar không chỉ nâng cao vị thế của mỗi nước, mà còn góp phần quan trọng vào công cuộc duy trì hoà bình, thúc đẩy hợp tác cùng phát triển ở Nam Á, Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương. Vậy, cơ sở địa - chính trị, văn hoá, lịch sử của quan hệ Ấn Độ - Myanmar là gì? Tình hình quốc tế và khu vực Nam Á, châu Á - Thái Bình Dương và nhân tố Trung Quốc có tác động như thế nào đến tiến trình quan hệ hai nước? Mối quan hệ song phương này đã diễn tiến ra sao trong những năm 1962 - 2011? Những nội dung hợp tác chủ yếu giữa hai nước trong giai đoạn 1962 - 2011 là gì? Mối quan hệ này đã có tác động như thế nào đến chiến lược và chính sách phát triển của mỗi nước cũng như tình hình khu vực? Vị thế, đặc điểm của quan hệ Ấn Độ - Myanmar ở khu vực trong sự đối sánh với quan hệ Trung Quốc - Myanmar?... Với những vấn đề nêu trên, mối quan hệ giữa hai nước láng giềng Ấn Độ và Myanmar (1962 2011) đã trở thành đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều học giả trong giới nghiên cứu lịch sử nói chung và lịch sử quan hệ quốc tế nói riêng. Điều này thực sự ý nghĩa nếu có được một công trình nghiên cứu cơ bản, có hệ thống về quan hệ Ấn Độ Myanmar trong giai đoạn được đề cập. Với mục đích góp phần nhìn nhận, lý giải các vấn đề nêu trên, chúng tôi chọn vấn đề “Quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011)” làm luận án tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử thế giới. Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Về góc độ khoa học, thông qua việc tái hiện một cách tương đối toàn diện và có hệ thống quan hệ Ấn Độ - Myanmar trong giai đoạn 1962 - 2011, luận án sẽ chỉ ra những nhân tố tác động, các thành tựu chủ yếu của mối quan hệ hai nước trong giai đoạn nghiên cứu. Trong tiến trình phát triển, mối quan hệ này luôn chịu sự tác động của nhân tố nước lớn, đặc biệt là Trung Quốc, quốc gia đang cạnh tranh ảnh hưởng và quyền lợi với Ấn Độ tại Myanmar nói riêng và ở châu Á nói chung. Đồng thời, từ việc tìm hiểu những bước thăng trầm trong quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011), đề tài cố gắng làm rõ những thành tựu và hạn chế, đặc điểm cũng như tác động của mối quan hệ này đối với hai nước và khu vực. 2 Về góc độ thực tiễn, trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đang thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa các mối quan hệ quốc tế nhằm đưa đất nước ngày càng phát triển ổn định, hòa bình. Nghiên cứu quan hệ Ấn Độ Myanmar là một cách giúp chúng ta học hỏi kinh nghiệm ngoại giao từ hai nước, tìm ra một đối trọng có thể cân bằng ảnh hưởng và vị thế với Trung Quốc ở khu vực. Trong quan hệ với các nước láng giềng, nhất là với Trung Quốc, chúng ta cần phải có chính sách đối ngoại phù hợp nhằm duy trì mối quan hệ hữu nghị, nâng cao vị thế trên trường quốc tế, đem lại lợi ích cao nhất cho đất nước. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở tái hiện lại quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011) theo thời gian, đề tài phân tích và làm rõ những bước phát triển của mối quan hệ trong bối cảnh quốc tế, khu vực và nội tình mỗi nước, từ đó rút ra một số nhận xét về quan hệ Ấn Độ - Myanmar đối với sự phát triển của hai nước, vị thế, tác động của mối quan hệ này đối với mỗi nước và khu vực. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án “Quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011)” thực hiện các nhiệm vụ sau: - Thứ nhất, phân tích cơ sở địa - chính trị, văn hoá, lịch sử, những nhân tố tác động đến quan hệ Ấn Độ - Myanmar, bao gồm: Bối cảnh quốc tế, khu vực, vị trí của Ấn Độ và Myanmar trong chính sách đối ngoại của mỗi nước, nhân tố Trung Quốc. - Thứ hai, trình bày tiến trình quan hệ giữa Ấn Độ với Myanmar trong những năm 1962 - 2011 trên các lĩnh vực: Chính trị - ngoại giao, kinh tế, an ninh - quốc phòng và hợp tác đa phương. - Thứ ba, đưa ra một số nhận xét về thành tựu, đặc điểm của quan hệ Ấn Độ Myanmar (1962 - 2011) và phân tích tác động của mối quan hệ này đối với mỗi nước và khu vực. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là mối quan hệ Ấn Độ - Myanmar từ năm 1962 đến năm 2011 trên các lĩnh vực: Chính trị - ngoại giao, kinh tế, an ninh quốc phòng cả ở cấp độ song phương và hợp tác đa phương. 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về mặt không gian, luận án tập trung nghiên cứu quan hệ song phương giữa hai nước Ấn Độ và Myanmar, đồng thời có mở rộng ra một số quốc gia và tổ chức có liên quan trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt nhân tố Trung Quốc trong quan hệ Ấn Độ - Myanmar. Về mặt thời gian, phạm vi nghiên cứu của luận án là thời kỳ 1962 - 2011. Mốc mở đầu của đề tài là năm 1962, sự kiện đảo chính của quân đội do Tướng Ne Win đứng đầu, chế độ quân sự Myanmar được thành lập. Đây là thời điểm đánh dấu mối quan hệ của Myanmar với Ấn Độ đi từ hoà bình, hữu nghị sang căng thẳng và thiếu thân thiện trong nhiều năm sau. Những hành động đàn áp dân chủ của chính quyền quân sự Myanmar trong những năm 1962 - 1991 càng làm gia tăng sự căng thẳng trong mối quan hệ hai nước và sự cô lập của thế giới đối với Myanmar (ngoại trừ Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì quan hệ chặt chẽ với nước láng giềng này). Năm 2011, Quốc hội Myanmar bỏ phiếu bầu ông Thein Sein làm Tổng thống Myanmar, đánh dấu bước chuyển từ chính thể nhà nước quân sự sang nhà nước dân sự. Ấn Độ là một trong những quốc gia lên tiếng bày tỏ sự ủng hộ đối với tiến trình cải cách dân chủ ở Myanmar. Sau sự kiện trên, mối quan hệ giữa Ấn Độ và Myanmar đã bước sang một thời kỳ mới đầy triển vọng. Cũng trong năm này, Tổng thống Myanmar Thein Sein đi thăm Ấn Độ - chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi nhậm chức - nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương. Năm 2012, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã có chuyến thăm Myanmar kể từ sau chuyến thăm của Thủ tướng Rajiv Gandhi (tháng 12-1987). Chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Thein Sein và chuyến thăm Myanmar của Thủ tướng M. Singh góp phần mở ra một giai đoạn phát triển mới trong quan hệ hai nước, là các sự kiện quan trọng đưa Myanmar hội nhập, phát triển trong khu vực và thế giới. Vì những lý do trên, chúng tôi giới hạn mốc kết thúc của luận án là năm 2011. Ngoài ra, ở một mức độ nhất định, đề tài cũng đề cập đến một số vấn đề, sự kiện lịch sử xảy ra ngoài phạm vi khung thời gian nói trên nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề liên quan đến luận án. Về nội dung, đề tài luận án tập trung nghiên cứu cơ sở và những nhân tố tác động đến quan hệ giữa Ấn Độ và Myanmar, tiến trình quan hệ hai nước từ năm 1962 đến năm 2011 trên các lĩnh vực chủ yếu: Chính trị - ngoại giao, kinh tế, an 4 ninh - quốc phòng và trên lĩnh vực hợp tác đa phương (từ năm 1992). Trong khuôn khổ luận án và sự giới hạn về điều kiện, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011) trên các lĩnh vực tiêu biểu như trên. Về tên gọi, tên đề tài là “Quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011)”, tuy nhiên trong luận án có thể sử dụng các tên gọi chính thức của hai nước là Cộng hòa Ấn Độ và Cộng hòa Liên bang Myanmar (từ năm 2010 đến nay - 2017), hoặc Liên bang Miến Điện (1948 - 1974), Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Liên bang Miến Điện (1974 - 1988), Liên bang Miến Điện (1988 - 1989), Liên bang Myanmar (1989 2010) tuỳ theo từng giai đoạn lịch sử và các tên gọi này đều có giá trị như nhau. 4. Các nguồn tài liệu Để thực hiện đề tài luận án, chúng tôi sử dụng các nguồn tài liệu tham khảo sau: - Nguồn tư liệu gốc cung cấp những kiến thức lịch sử có độ tin cậy cao nhất như các văn kiện của chính phủ Ấn Độ và chính phủ Myanmar; các Báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Ấn Độ; các bài phát biểu của các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước; các Tuyên bố chung, hiệp ước, hiệp định về chính trị - ngoại giao, thương mại, an ninh biên giới...; các số liệu thống kê của Bộ Công thương Ấn Độ, Bộ Thương mại Myanmar, Bộ Tài chính Myanmar. Nguồn tư liệu này bao gồm các tập tư liệu gốc được công bố trên trang web chính thức của Bộ Ngoại giao Ấn Độ và Bộ Công thương Ấn Độ, trong những công trình tập hợp các văn bản chính sách đối ngoại của Ấn Độ, trên website của Viện Thông tin pháp luật của Khối Thịnh vượng chung... - Các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo, sách tham khảo, bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành, báo cáo tham luận tại các cuộc hội thảo khoa học liên quan đến đề tài luận án của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước (chủ yếu bằng tiếng Anh) đã được công bố trong những năm gần đây. - Một số luận án tiến sĩ, tài liệu tham khảo của Thông tấn xã Việt Nam và tài liệu website trên mạng Internet có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận án được thực hiện trên cơ sở quán triệt sâu sắc chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Marx - Lenin. Đây là nền tảng để chúng tôi xử lý các nguồn tư liệu nhằm phân tích, đánh giá các sự kiện, các vấn đề 5 chủ yếu trong quan hệ giữa Ấn Độ với Myanmar trong giai đoạn nghiên cứu của luận án. Theo đó, phương pháp luận này được chúng tôi vận dụng để xem xét, nhìn nhận sự vận động và tiến trình phát triển quan hệ Ấn Độ - Myanmar trong gần nửa thế kỷ kể từ sau khi giành độc lập. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án “Quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011)” là một đề tài nghiên cứu lịch sử, do vậy các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành như phương pháp lịch sử, phương pháp logic được xem là những phương pháp cơ bản khi thực hiện đề tài. Với việc sử dụng phương pháp lịch sử, luận án sẽ khôi phục lại tiến trình quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011) theo trình tự thời gian với những nội hàm cụ thể của nó. Bằng phương pháp logic, trên cơ sở các nguồn tư liệu có được, luận án sẽ nghiên cứu, phân tích tiến trình quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011) trong sự vận động và phát triển của các sự kiện, các nhân tố tác động đến quan hệ hai nước. Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như: phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, thống kê, phân kỳ lịch sử... khi nghiên cứu nhằm nhìn nhận và đánh giá vấn đề một cách xác thực. Trên cơ sở trình bày nội dung tiến trình quan hệ Ấn Độ - Myanmar, luận án sẽ phân tích, tổng hợp nhằm hệ thống hoá vấn đề nghiên cứu. Trong quá trình xử lý tư liệu, chúng tôi có sự đối chiếu giữa các nguồn tài liệu, số liệu của các học giả nhằm xác định tư liệu phù hợp nhất phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Bên cạnh đó, luận án sử dụng phương pháp so sánh, thống kê bảng biểu, niên biểu, biểu đồ... khi nghiên cứu từng nội dung cụ thể của đề tài. Luận án sử dụng phương pháp phân kỳ lịch sử nhằm phân chia mốc thời gian nghiên cứu, các giai đoạn lịch sử phù hợp khi thực hiện đề tài. 6. Đóng góp của luận án Đề tài luận án “Quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011)” sẽ có những đóng góp cụ thể sau: 6.1. Về mặt khoa học - Thứ nhất, luận án là công trình khoa học lịch sử nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống và khá toàn diện về quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011). - Thứ hai, luận án làm rõ quá trình phát triển và thực trạng quan hệ giữa Ấn Độ và Myanmar trên các lĩnh vực: Chính trị - ngoại giao, kinh tế, an ninh - quốc 6 phòng trong giai đoạn nghiên cứu nói trên, từ đó rút ra một số nhận xét và đánh giá tác động của mối quan hệ này đối với mỗi nước và khu vực. 6.2. Về mặt thực tiễn - Thứ nhất, luận án là tài liệu tham khảo cần thiết cho giảng viên, cán bộ nghiên cứu, học viên, sinh viên ngành lịch sử, ngành quan hệ quốc tế và cho những ai quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu quan hệ Ấn Độ - Myanmar, đóng góp vào việc nghiên cứu quan hệ Ấn Độ với các nước Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam). - Thứ hai, kết quả nghiên cứu của luận án (ở một mức độ nhất định) có thể cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam, nhất là trong quan hệ ứng xử với Ấn Độ và Myanmar. 7. Bố cục luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận án được chia làm năm chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2. Cơ sở hình thành quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011) Chương 3. Quan hệ Ấn Độ - Myanmar từ năm 1962 đến năm 1991 Chương 4. Quan hệ Ấn Độ - Myanmar từ năm 1992 đến năm 2011 Chương 5. Thành tựu, đặc điểm và tác động của quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011) 7 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Quan hệ Ấn Độ - Myanmar là đối tượng thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả Việt Nam và nước ngoài. Nhìn chung, có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về các khía cạnh của quan hệ hai nước. Trong phạm vi những công trình và tài liệu có thể tiếp cận được, chúng tôi trình bày một số nét chính về vấn đề nghiên cứu theo hai hướng như sau: 1.1. Tình hình nghiên cứu vấn đề khoa học ở trong nước Ở trong nước, việc nghiên cứu quan hệ Ấn Độ - Myanmar được nhiều học giả quan tâm. Trên cơ sở nguồn tài liệu về quan hệ hai nước và các vấn đề liên quan, chúng tôi chia thành hai nhóm nội dung lớn: Nhóm thứ nhất: Nghiên cứu chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Myanmar và ASEAN, chính sách đối ngoại của Myanmar đối với Ấn Độ và các nước Nam Á Chính sách đối ngoại của Ấn Độ đã được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu và công bố trên nhiều ấn phẩm như sách, tạp chí... Tác giả Trần Thị Lý với công trình sách Sự điều chỉnh chính sách của Cộng hòa Ấn Độ từ 1991 đến 2000 (Nxb. Khoa học Xã hội, 2002) đề cập sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ vào những năm 90 của thế kỷ XX. Trong tác phẩm Chiến lược đối ngoại của các nước lớn và quan hệ với Việt Nam trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI (Nxb. Chính trị Quốc gia, 2006), các tác giả tập trung nghiên cứu chiến lược đối ngoại của Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ và Liên minh châu Âu (EU) trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI. Có thể nói, các công trình trên đã trình bày chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ sau Chiến tranh lạnh trở đi, nhất là chính sách “hướng Đông”. Bên cạnh đó, nhiều ấn phẩm của các tạp chí chuyên ngành trong nước cũng đã trình bày một số vấn đề trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ thời kỳ Chiến tranh lạnh, như: “Tìm hiểu tư tưởng hoà bình trong chính sách đối ngoại của nước Cộng hoà Ấn Độ”, (Nghiên cứu Lịch sử, số 3, 1998) của Nguyễn Cảnh Huệ, “Vài suy nghĩ 8 về tư duy đối ngoại của Ấn Độ” (Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6, 2001) của Tôn Sinh Thành; “Tư tưởng không liên kết ở Ấn Độ từ Jawaharlal Nehru đến Indira Gandhi”, (Nghiên cứu Lịch sử, số 2, 2005) của Ngô Minh Oanh... Các bài viết trên giúp chúng tôi có cái nhìn cụ thể hơn về tư tưởng hoà bình, dân chủ, không liên kết trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ sau khi giành độc lập đến cuối thế kỷ XX. Chính sách “hướng Đông” là một vấn đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong nước. Trong Luận án Tiến sĩ Lịch sử với tiêu đề ASEAN trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, 2011), tác giả Võ Xuân Vinh trình bày các vấn đề liên quan đến nội dung của chính sách “hướng Đông”, bao gồm các mục tiêu chủ yếu của chính sách, phạm vi và các giai đoạn phát triển của chính sách, các lĩnh vực triển khai của chính sách, vị trí của chính sách “hướng Đông” trong chiến lược đối ngoại của Ấn Độ. Một ấn phẩm không thể không nhắc đến khi nghiên cứu về chính sách “hướng Đông” và quan hệ Ấn Độ - Đông Á là cuốn sách Hướng về phía Đông - Một chiến lược lớn của Ấn Độ (Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2015) của Nguyễn Trường Sơn. Nội dung công trình tập trung trình bày khái quát về chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ, mối quan hệ truyền thống giữa Ấn Độ và Đông Á. Các công trình nêu trên là những tài liệu tham khảo cần thiết cho chúng tôi khi nghiên cứu chính sách “hướng Đông” từ sau Chiến tranh lạnh, vị thế của khu vực Đông Nam Á trong chiến lược đối ngoại của Ấn Độ và quan hệ Ấn Độ - ASEAN, trong đó có Myanmar. Chính sách đối ngoại “hướng Đông” còn được nghiên cứu trên các bài viết của các tạp chí chuyên ngành có uy tín, có thể kể đến như: Võ Xuân Vinh với bài viết “Chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ: các nguyên nhân hình thành” (Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3, 2005) và “Một số nội dung cơ bản trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ” (Nghiên cứu Đông Nam Á, số 10, 2009); Hoàng Thị Minh Hoa với “Chính sách hướng Đông của Ấn Độ và tác động của nó tới quan hệ Ấn Độ Trung Quốc” (Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, số 9, 2009) và “Chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Đông Nam Á giai đoạn 1991 - 2010 và tác động của nó” (Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, số 1, 2012)... Các bài viết trên tập trung đề cập các nguyên nhân ra đời, nội dung cơ bản của chính sách “hướng Đông”, nhân tố Trung Quốc trong chính sách này. Nội dung của các công trình này 9 tập trung phân tích sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới tác động của bối cảnh trong nước và quốc tế, chủ yếu trình bày chính sách “hướng Đông”. Ở phạm vi nhất định, các công trình cũng phân tích quá trình triển khai chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với các nước Đông Nam Á, trong đó có Myanmar được cụ thể hóa trên một số lĩnh vực chủ yếu: Chính trị - ngoại giao, kinh tế, an ninh - quốc phòng. Đây là những cơ sở để tác giả tiếp tục nghiên cứu chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Myanmar và quan hệ Ấn Độ - Myanmar giai đoạn 1962 - 2011. So với các công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Ấn Độ, công trình nghiên cứu chính sách đối ngoại của Myanmar ở trong nước vẫn còn khá hạn chế và chưa có sách chuyên khảo về vấn đề này. Trong bài viết “Chính sách đối ngoại trung lập của Miến Điện giai đoạn 1962 - 1988” (Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 5, 2015), tác giả Đàm Thị Đào tập trung trình bày nguyên nhân, mục tiêu và quá trình triển khai chính sách đối ngoại trung lập của Myanmar từ năm 1962 đến năm 1988. Bài viết này là một tài liệu tham khảo giúp chúng tôi tìm hiểu chính sách đối ngoại của Myanmar và quan hệ đối ngoại giữa Myanmar với các nước lớn trên thế giới, trong đó có Ấn Độ, trong quá trình thực hiện luận án. Nhóm thứ hai: Nghiên cứu về quan hệ Ấn Độ - Myanmar và các mối quan hệ giữa Ấn Độ, Myanmar với một số nước, tổ chức trong khu vực Đây là nhóm nội dung có liên quan trực tiếp đến đề tài luận án. Quan hệ hai nước Ấn Độ và Myanmar là một vấn đề nghiên cứu còn khá mới ở Việt Nam và hầu như mới chỉ được đề cập một cách khái quát trong các tài liệu viết về mối quan hệ giữa Ấn Độ và các nước Đông Nam Á, tổ chức ASEAN hoặc trong các công trình viết riêng về lịch sử Ấn Độ, lịch sử Myanmar, cụ thể như: ấn phẩm sách Ấn Độ với Đông Nam Á trong bối cảnh quốc tế mới (Nxb. Văn hóa - Văn nghệ, 2016) do Trần Nam Tiến chủ biên; “Quan hệ Ấn Độ - Myanmar giai đoạn 1947 - 1962” (Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á, số 7, 2014) của Lê Thị Quí Đức; Lê Thế Cường và Phan Thị Châu trong bài viết “Quan hệ thương mại và đầu tư giữa Ấn Độ và Myanmar từ năm 2010 đến 2015”, (Nghiên cứu Đông Nam Á, số 7, 2016)... Các công trình nêu trên nghiên cứu quan hệ Ấn Độ - Myanmar trên nhiều lĩnh vực khác nhau và ở nhiều giai đoạn cụ thể, giúp tác giả luận án có thêm tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài luận án từ năm 1962 đến năm 2011 một cách chi tiết hơn. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan