Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quan điểm của v.i.lênin về chế độ tập trung dân chủ và sự vận dụng của đảng ta t...

Tài liệu Quan điểm của v.i.lênin về chế độ tập trung dân chủ và sự vận dụng của đảng ta từ khi đổi mới đến nay

.PDF
165
400
139

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ HỒNG NGON QUAN ĐIỂM CỦA V.I.LÊNIN VỀ CHẾ ĐỘ TẬP TRUNG DÂN CHỦ VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA TỪ KHI ĐỔI MỚI ĐẾN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ HỒNG NGON QUAN ĐIỂM CỦA V.I.LÊNIN VỀ CHẾ ĐỘ TẬP TRUNG DÂN CHỦ VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA TỪ KHI ĐỔI MỚI ĐẾN NAY Ngành: NCDVBC&CNDVLS Mã số: 9 22 90 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Hương 2. TS. Nguyễn Đình Hòa HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng; những phát hiện đưa ra trong luận án là kết quả nghiên cứu của tác giả. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Lê Hồng Ngon MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt MỞ ĐẦU……………………………………………………………………….. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ………………………………............ 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án………………………....... 3 2.1. Mục đích của luận án ………………………………………………… 3 2.2. Nhiệm vụ của luận án ………………………………………………... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án …………………………… 4 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu …………………… 4 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án ………………………………….. 4 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án …………………………………. 5 6.1. Ý nghĩa lý luận …………………………………………………………….. 5 6.2. Ý nghĩa thực tiễn ………………………………………………………….. 5 7. Kết cấu của luận án ……………………………………………………….. 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ………………………………………………………………….. 6 1.1. Những công trình nghiên cứu quan điểm của V.I.Lênin về tập trung dân chủ và chế độ tập trung dân chủ ……………………………………….. 6 1.1.1. Những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngoài …….. 6 1.1.2. Những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước …….. 9 1.1.3. Những công trình bàn về các thuật ngữ: Chế độ tập trung dân chủ hay nguyên tắc tập trung dân chủ …………………………………………………. 13 1.2. Những công trình nghiên cứu sự vận dụng quan điểm của V.I.Lênin về chế độ tập trung dân chủ của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới ……………. 17 1.2.1. Hồ Chí Minh - một kiểu mẫu trong vận dụng quan điểm của V.I.Lênin về chế độ tập trung dân chủ ………………………………………………….. 17 1.2.2. Thực hiện chế độ tập trung dân chủ phải có “điều kiện tiên quyết”, mà thiếu nó thì không thể thực hiện đúng đắn được …………………………….. 19 1.2.3. Thực hiện chế độ tập trung dân chủ phải gắn liền với đổi mới sự lãnh đạo của Đảng …………………………………………………………………. 21 1.2.4. Những thành tựu và hạn chế chủ yếu khi thực hiện chế độ tập trung dân chủ của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới ……………………………….............. 22 1.3. Những công trình nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả vận dụng quan điểm của V.I.Lênin về chế độ tập trung dân chủ …………………… 25 1.3.1. Giải pháp đề cao giáo dục nhận thức, thể chế hoá nguyên tắc thành quy chế, quy định cụ thể, tăng cường tự phê bình và phê bình …………………… 25 1.3.2. Giải pháp đề cao kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, thực hiện nghiêm pháp chế, đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật …………………….. 27 1.3.3. Giải pháp đề cao dân chủ, bảo đảm dân chủ đầy đủ trong Đảng …… 28 1.4. Đánh giá khái quát về các công trình nghiên cứu đã có và những vấn đề cần nghiên cứu tiếp . …………………………………………………….. 29 Tiểu kết chương 1 …………………………………………………………… 32 CHƯƠNG 2. QUAN ĐIỂM CỦA V.I.LÊNIN VỀ CHẾ ĐỘ TẬP TRUNG DÂN CHỦ ……………………………………………………………………. 33 2.1. Quan điểm của V.I.Lênin về tập trung và dân chủ trong Đảng …...… 33 2.1.1. Quan điểm của V.I.Lênin về tập trung trong Đảng …………………. 33 2.1.2. Quan điểm của V.I.Lênin về dân chủ trong Đảng …………………... 39 2.1.3. Quan điểm tập trung và dân chủ thể hiện trong tư tưởng của V.I.Lênin về chính đảng vô sản kiểu mới ……………………………………………….. 42 2.2. Chế độ tập trung dân chủ với tư cách một nguyên tắc trong xây dựng Đảng kiểu mới và với tư cách một chế độ nhà nước ………………….…... 48 2.2.1. Chế độ tập trung dân chủ được diễn đạt với tư cách một nguyên tắc trong xây dựng Đảng kiểu mới …………………………………………..…… 48 2.2.2. Chế độ tập trung dân chủ được diễn đạt với tư cách là một chế độ nhà nước .……………………………………………………………..………… …52 2.3. Bảo vệ “người yếu thế”, “phái thiểu số” trong chế độ tập trung dân chủ …………………………………...…………..................................................... 57 2.3.1. V.I.Lênin quan niệm về “người yếu thế”, “phái thiểu số” ….………. 57 2.3.2. Cách hành xử của V.I.Lênin với “người yếu thế” “phái thiểu số”………………………………...………………………………………….... 59 2.3.3. V.I.Lênin là một hình mẫu cho phong cách làm việc nghiêm túc, theo dõi xử lý công việc đến tận cùng trong bảo vệ “người yếu thế” ……… …….. 63 2.3.4. V.I.Lênin kiên quyết xử lý tổ chức, cá nhân gây hại ………………...64 2.4. Chế độ tập trung dân chủ: những nội dung cơ bản cần quán triệt ….64 Tiểu kết chương 2 …………………………………………………………… 70 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CHẾ ĐỘ TẬP TRUNG DÂN CHỦ CỦA ĐẢNG TA TỪ KHI ĐỔI MỚI ĐẾN NAY …………………….72 3.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tập trung dân chủ …………………………73 3.1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tập trung trong Đảng …………………… 73 3.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong Đảng ……………...……... 74 3.1.3. Những phát triển mới của Hồ Chí Minh về chế độ tập trung dân chủ..75 3.2. Những thành công của Đảng ta trong vận dụng quan điểm của V.I.Lênin về chế độ tập trung dân chủ từ khi đổi mới đến nay ………….. 81 3.2.1. Về phương diện nhận thức ………………………………………….. 81 3.2.2. Về phương diện hành động …………………………………………. 89 3.3. Một số hạn chế của Đảng ta trong vận dụng quan điểm của V.I.Lênin về chế độ tập trung dân chủ từ khi đổi mới đến nay ………………...…..... 96 3.3.1. Sự bất cập trong nhận thức của Đảng ta về chế độ tập trung dân chủ …………………………………………………………………………96 3.3.2. Hạn chế trong vận dụng quan điểm của V.I.Lênin về chế độ tập trung dân chủ …………………………………………………………………………98 3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ………………………...……….. 111 Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 114 CHƯƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA V.I.LÊNIN VỀ CHẾ ĐỘ TẬP TRUNG DÂN CHỦ ………………………………………………………………………….115 4.1. Nhóm giải pháp liên quan đến nhận thức về chế độ tập trung dân chủ ………………………………………………………...………………………115 4.1.1. Nhận thức đúng về chế độ, nguyên tắc tập trung dân chủ …………. 115 4.1.2. Đề cao ý thức tự giác học tập lý luận chính trị, nâng cao năng lực thực hành nguyên tắc tập trung dân chủ .…………………………………………. 116 4.1.3. Quán triệt những yêu cầu chung, cần thiết đối với các cấp ủy trong quá trình tổ chức học tập nâng cao trình độ nhận thức ………………………….. 118 4.2. Nhóm giải pháp liên quan đến thực hiện chế độ tập trung dân chủ .. 120 4.2.1. Thể chế hóa chế độ tập trung dân chủ thành quy chế, quy định cụ thể………………………………………………….………………………… 120 4.2.2. Thực hiện nghiêm túc chế độ tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách …. 124 4.2.3. Thực hiện tự phê bình và phê bình, phát huy vai trò của cấp ủy và người đứng đầu, nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng ………………………. 127 4.2.4. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát; tăng cường kỷ cương, kỷ luật; khuyến khích quần chúng tham gia xây dựng Đảng…….. 130 4.2.5. Thực hiện nghiêm công tác phát triển đảng viên, công tác cán bộ; Xây dựng cơ chế bảo vệ người yếu thế ………………………………………….. 134 4.2.6. Tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cơ chế kiểm soát quyền lực, hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành, bảo đảm thực hiện cơ chế phát huy dân chủ trong điều kiện một đảng cầm quyền …………………….. 138 Tiểu kết chương 4 ………………………………………………………….. 144 KẾT LUẬN ………………………………………………………………… 145 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ……………………………. 148 TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………… 149 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CNXH Chủ nghĩa xã hội PB &TPB Phê bình và tự phê bình MTTQ Mặt trận Tổ quốc TTDC Tập trung dân chủ UBND Ủy ban nhân dân MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong lý luận về xây dựng đảng của giai cấp vô sản, khi nhấn mạnh tầm quan trọng của tổ chức, C.Mác đã từng nói: Người nghệ sĩ, nếu một mình điều khiển cây đàn thì tự chỉ huy mình; đã là một dàn nhạc giao hưởng thì bắt buộc phải tuân theo cây đũa thần của người nhạc trưởng. Như vậy, theo C.Mác, sức mạnh của tổ chức cũng như hiệu quả hoạt động của toàn đảng phải dựa trên nguyên tắc thống nhất và tính tự giác. Kế thừa và phát triển quan điểm của C.Mác, V.I.Lênin đã xây dựng và thực hiện lý luận về đảng kiểu mới của giai cấp công nhân; trong đó, chế độ tập trung dân chủ được xem là nguyên tắc cốt lõi về tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng. Người luôn nhấn mạnh rằng, chế độ tập trung dân chủ phải là một cái gì đó khác xa chế độ tập trung quan liêu, tự do vô chính phủ, đồng thời cũng giải thích một cách thật cô đọng: Tập trung dân chủ là tự do trong thảo luận nhưng thống nhất trong hành động. Trung thành với lý luận của V.I.Lênin, hầu hết các đảng cộng sản trên thế giới được thành lập từ giữa thế kỷ XIX đến nay, nhất là các đảng cộng sản cầm quyền, đều khẳng định tinh thần dân chủ trong đảng và lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc cơ bản trong tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của mình. Ðảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. Trong mỗi thời kỳ cách mạng, Đảng ta luôn đề ra các quy định cụ thể bảo đảm thực hiện tốt chế độ tập trung dân chủ trong Ðảng. Từ khi trở thành đảng cầm quyền, Ðảng ta tiếp tục khẳng định tính đúng đắn của nguyên tắc đó và từng bước có bổ sung, phát triển cả trong tư duy nhận thức lẫn trong hoạt động thực tiễn. Trong đó, việc đẩy mạnh phát huy dân chủ nội bộ, thực hành chế độ tập trung dân chủ trong Ðảng và kể cả trong tổ chức, hoạt động của Nhà nước luôn được tổng kết thực tiễn, bổ sung lý luận. Vai trò lãnh đạo của Đảng đã được nhân dân thừa nhận, tin tưởng và Đảng trở thành lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Thực tế lịch sử của cách mạng Việt Nam đã chứng minh 1 tính đúng đắn và sức mạnh vô địch của chế độ tập trung dân chủ không chỉ trong Ðảng mà còn được áp dụng rộng rãi trong các tổ chức chính trị - xã hội. Ðảng là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động. Trong Ðảng, mọi đảng viên đều bình đẳng trong thảo luận và biểu quyết các công việc của Ðảng theo nguyên tắc đa số; được ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Ðảng; được phê bình, chất vấn về hoạt động của các tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp; v.v... Vì thế, như Hồ Chí Minh đã khẳng định, Ðảng ta tuy nhiều người, nhưng “khi tiến đánh như một người”. Tuy nhiên, những kinh nghiệm rút ra trong các kỳ đại hội Đảng gần đây về công tác xây dựng Đảng, nhất là những hạn chế, khuyết điểm đã được Đảng ta chỉ rõ trong Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI và khoá XII mới đây… buộc chúng ta phải suy nghĩ. Vì sao có những chủ trương lớn, huy động cả trí tuệ tập thể để bàn và biểu quyết theo đa số mà vẫn cứ sai? Công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ làm đúng theo nguyên tắc tập trung dân chủ, rất đúng “quy trình” mà vẫn còn nhiều khuyết điểm, đến mức “sờ đâu sai đó”?. Khuyết tật này ở đâu cũng có: Trung ương có, bộ ngành, địa phương càng có, đến cấp cơ sở thì khuyết điểm này càng nhiều hơn, phức tạp và nghiêm trọng nặng nề hơn. Trong khi đó, các báo cáo của các địa phương đều khẳng định, mọi việc trong Đảng đều tuân thủ theo nguyên tắc tập trung dân chủ… Những bài học đau xót trong công tác cán bộ như trường hợp Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Xuân Anh1 đã chỉ ra, có nguyên nhân từ sự yếu kém về năng lực, giảm sút sức chiến đấu của chi bộ, tổ chức đảng nơi cán bộ, đảng viên sinh hoạt trực tiếp; việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ không nghiêm; tinh thần tự phê bình và phê bình giảm sút. Những biểu hiện trên cho thấy sự cần thiết phải khắc phục những hạn chế, yếu kém trong nhận thức lý luận về bản chất của chế độ tập trung dân chủ. Bởi vì, nhận thức đúng đắn là tiền đề cho hành động đúng đắn, đặc biệt Trịnh Xuân Thanh - nguyên Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang, Nguyễn Xuân Anh - nguyên Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng 1 2 là trong hoạt động lãnh đạo của Ðảng. Trong điều kiện một Ðảng duy nhất cầm quyền, việc thực hiện nghiêm túc, đúng đắn chế độ tập trung dân chủ trong Ðảng có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện tập trung dân chủ trong toàn xã hội. Trên tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, việc trở lại với những chỉ dẫn của V.I.Lênin trong lý luận về xây dựng Đảng Cộng sản kiểu mới, đặc biệt là chế độ tập trung dân chủ là yêu cầu khách quan và đòi hỏi chính đáng của công tác xây dựng Đảng. Ý thức được trách nhiệm trước yêu cầu tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong tình hình mới, từ giác độ triết học, nghiên cứu sinh đã lựa chọn vấn đề “Quan điểm của V.I.Lênin về chế độ tập trung dân chủ và sự vận dụng của Đảng ta từ khi đổi mới đến nay” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của mình với mong muốn góp phần nhận thức sâu sắc hơn về một trong những nguyên tắc hết sức quan trọng trong tổ chức và hoạt động của một Đảng mácxít cầm quyền. Đây là việc làm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách, nhất là trong tình hình hiện nay khi toàn Đảng đang tập trung đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, 5, 6 khóa XII của Đảng. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích của luận án Trên cơ sở luận chứng, làm rõ những nội dung cốt lõi trong quan điểm của V.I.Lênin về chế độ tập trung dân chủ; đồng thời phân tích sự vận dụng quan điểm đó của Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi đổi mới đến nay, luận án đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả vận dụng trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ của luận án Từ mục đích trên, luận án cần giải quyết những nhiệm cơ bản vụ sau: Một là, luận chứng làm rõ thực chất quan điểm của V.I.Lênin về chế độ tập trung dân chủ. 3 Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng vận dụng quan điểm của V.I.Lênin về chế độ tập trung dân chủ của Đảng ta từ khi đổi mới đến nay. Ba là, đề xuất một số nhóm giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả vận dụng quan điểm của V.I.Lênin về chế độ tập trung dân chủ trong Đảng hiện nay và giai đoạn tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu quan điểm của V.I.Lênin về chế độ tập trung dân chủ và sự vận dụng quan điểm này của Đảng ta thông qua xử lý nguồn tài liệu là những tác phẩm kinh điển của V.I.Lênin về dân chủ và chế độ tập trung dân chủ; các văn kiện và các nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các kỳ đại hội từ năm 1986 đến nay về vấn đề này. Phạm vi nghiên cứu: Xuất phát từ góc độ triết học, phạm vi nghiên cứu của luận án giới hạn trong vấn đề lý luận và thực tiễn của chế độ tập trung dân chủ trong Đảng, mà không đi sâu nghiên cứu sang các lĩnh vực khác của Đảng. Về mặt thời gian, luận án tập trung vào giai đoạn hình thành và phát triển quan điểm về chế độ tập trung dân chủ của V.I.Lênin; điểm qua sự vận dụng quan điểm này ở Hồ Chí Minh và tập trung nghiên cứu sâu quá trình vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay. 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. Bên cạnh đó, luận án cũng sử dụng các phương pháp cụ thể, bao gồm: Phương pháp lôgíc - lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh kết hợp với khái quát hóa. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Một là, luận án góp phần hệ thống hoá quan điểm của V.I.Lênin về chế độ tập trung dân chủ cũng như làm rõ thực chất, nội dung cơ bản của quan điểm này. 4 Hai là, luận án làm rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân chủ yếu của thực trạng vận dụng quan điểm của V.I.Lênin về chế độ tập trung dân chủ trong điều kiện một Đảng mácxít cầm quyền. Ba là, luận án đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của việc vận dụng quan điểm của V.I.Lênin về chế độ tập trung dân chủ trong điều kiện hiện nay của Đảng ta. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án góp phần cung cấp những luận cứ khoa học cho việc nhận thức và vận dụng đúng đắn quan điểm của V.I.Lênin về chế độ tập trung dân chủ của Đảng ta, nhất là trong công tác xây dựng Đảng hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án có thể được dùng làm tài liệu phục vụ nghiên cứu và giảng dạy trong các chuyên ngành triết học, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị,… cũng như cho tất cả những ai quan tâm đến vấn đề này. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm có 4 chương, 13 tiết. 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Những công trình nghiên cứu quan điểm của V.I.Lênin về tập trung dân chủ và chế độ tập trung dân chủ 1.1.1. Những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngoài Tác giả A.V.Xamôxuđốp (Liên Xô), Nguyên tắc tập trung dân chủ và sự thống nhất của Đảng mácxít lêninnít [86, tr.138]. Theo tác giả, nguyên tắc tập trung dân chủ là điều kiện quan trọng để các đảng mácxít lêninnít thực hiện thắng lợi vai trò lãnh đạo của mình, là biện pháp củng cố sự thống nhất trong Đảng. Nhấn mạnh tính đoàn kết, thống nhất trong tổ chức, tác giả dẫn câu nói của V.I.Lênin là phải “thống nhất trên thực tế khách quan”. Do vậy, đòi hỏi phải có một chính đảng thống nhất của giai cấp vô sản, chính đảng này hành động như một lực lượng đoàn kết có tổ chức. Việc củng cố sự thống nhất của Đảng là một quá trình được quy định bởi những nguyên tắc khách quan và được chỉ dẫn một cách có ý thức. Tác giả lên án mạnh mẽ những kẻ phê phán tính đúng đắn của nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời đề xuất sự cần thiết phải áp dụng nguyên tắc này trên thực tế. Dẫn quan điểm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô tại Hội nghị lần thứ XXIV: “Kinh nghiệm xác nhận rằng sức mạnh, năng lực hành động của Đảng phụ thuộc nhiều vào chỗ nguyên tắc tập trung dân chủ được thực hiện triệt để và đúng đắn đến đâu”, tác giả khẳng định, thực hiện triệt để và đúng đắn nguyên tắc tập trung dân chủ (TTDC) là một điều kiện vô cùng quan trọng để đảm bảo sự thống nhất hoạt động của Đảng. Từ thực tiễn hoạt động của tổ chức đảng ở Xí nghiệp liên hợp cơ khí nặng E.Tenlơman ở Mácđêbuốc (Cộng hoà dân chủ Đức), G.Vintecphen - tác giả cuốn Chế độ tập trung dân chủ và các yêu cầu cao đối với đảng viên [86, tr.158]; với kinh nghiệm phong trào công nhân, tác giả đã khái quát, chế độ TTDC là nguyên tắc chỉ đạo trong việc xây dựng và trong hoạt động của đảng 6 mácxít lêninnít. Ông nhấn mạnh: “chúng tôi coi chế độ tập trung dân chủ là sự thống nhất không tách rời giữa tập trung và dân chủ và do đó, cố gắng vận dụng nó trong công tác hàng ngày”. G.Vintecphen đã coi chế độ tập trung dân chủ là hai mặt thống nhất, biện chứng của một nguyên tắc trong xây dựng Đảng, đó chính là nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng. Với một cách tiếp cận khác, tác giả V.Cơrípsích (Liên Xô), trong tác phẩm “Những nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin bàn về sự lãnh đạo tập thể của Đảng” [124, tr.7] cho rằng, mỗi cuộc đấu tranh có sự tham gia đông đảo của quần chúng cần đòi hỏi một mức cần thiết tối thiểu về tính tổ chức. Để tập trung tất cả sức lực của những người tham gia đấu tranh thì phải xây dựng những nguyên tắc tổ chức nhất định và có một cơ quan lãnh đạo, tức là đảng chính trị, và nguyên tắc chỉ đạo hoạt động đó phải là nguyên tắc tập trung dân chủ. Tác giả lý giải, một cá nhân, dù có lỗi lạc chăng nữa, cũng không thể lãnh đạo được cuộc đấu tranh cách mạng, để thành công, chỉ có thể là một đảng tập trung và lãnh đạo theo nguyên tắc TTDC thì mới đạt được kết quả cao nhất. Tuy nhiên, để cho nguyên tắc xây dựng đảng phát huy tối đa trong thực tế thì phải gắn hoạt động của tổ chức đảng với phong trào quần chúng. Tác giả dẫn chứng, tại Hội nghị Tammécpho (1905), Ban Chấp hành Trung ương Bônsêvích Nga đã thông qua nghị quyết về cải tổ Đảng và nguyên tắc TTDC được phát triển hơn trong hội nghị. Hội nghị đã đề nghị thực hiện ngay nguyên tắc này trong việc tổ chức bầu cử các uỷ ban địa phương. Tác giả khẳng định, chính V.I.Lênin đã đề ra 6 nguyên tắc cơ bản về xây dựng Đảng. Đó là: (1) Thiểu số phải phục tùng đa số, (2) Cơ quan cao nhất của Đảng phải là đại hội Đảng, (3) Những cuộc bầu cử cơ quan Trung ương của Đảng phải trực tiếp tiến hành trong đại hội, (6) Quyền của bất kỳ nhóm nào trong Đảng cũng phải được xác định rõ ràng trong Điều lệ Đảng. Tác giả cũng dành phần lớn trang viết đề cao nguyên tắc tập thể lãnh đạo các nhân phụ trách. Trong Chương Nguyên tắc tập thể lãnh đạo của Đảng trong Đảng Cộng sản (b) Nga và phong trào Quốc tế cộng sản, tác giả 7 mô tả tính cách phục tùng tuyệt đối nguyên tắc tập thể lãnh đạo của V.I.Lênin qua nhận xét của Gh.V.Sisêrin2: “Đặc tính nổi bật nhất của V.I.Lênin trong công tác thực tiễn của Người là sự phục tùng có ý thức vào tập thể, ngay cả trong trường hợp, theo ý kiến của Người, tập thể phạm sai lầm” [124, tr.96]. Đồng thời, cũng phê phán hết sức gay gắt thái độ không tôn trọng, thậm chí coi thường nguyên tắc tập trung dân chủ của các cá nhân lãnh đạo, cho dù họ đang giữ chức vụ cao nhất trong Đảng. Tác giả đã dẫn ra trường hợp của Gi.Xtalin3, người đã nhiều lần không chấp hành nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương và các nghị quyết đại hội Đảng đã được thông qua, nhất là trong những năm gần cuối đời. Lợi dụng sự tập trung trong tay nhiều quyền lực, Gi.Xtalin tự đặt mình lên trên Đảng, không đếm xỉa đến ý kiến của tập thể. Sự phá hoại ấy biểu hiện ở chỗ, hơn 13 năm không triệu tập đại hội Đảng toàn quốc, ít họp hội nghị Ban Chấp hành, tự giải quyết những vấn đề quan trọng của đất nước. Tác giả cho rằng đó là sự vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc TTDC trong Đảng và làm suy yếu Đảng, sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường. Ở đây, cũng cần nhắc đến Từ điển Petit Larousse đã định nghĩa “chế độ tập trung là chế độ kéo theo sự quy tụ mọi quyết định và hành động vào cơ quan đầu não của các đảng và các nghiệp đoàn” [125, tr.234]. Từ đây, nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh chế độ tập trung là kết quả hoạt động tổ chức của mọi giai cấp xã hội. Họ lý giải, dù là giai cấp phong kiến, giai cấp tư sản cho đến giai cấp công nhân khi trở thành giai cấp cầm quyền đều kiên quyết tập trung quyền lực. Vậy tập trung là nguyên tắc tổ chức của mọi giai cấp trong xã hội. Tập trung là nguyên tắc tổ chức của mọi chính đảng. Còn dân chủ mới là tính chất cần xây dựng, làm nền tảng cho nguyên tắc tập trung của các đảng cộng sản. Tính chất có thể cho phép phát triển từ “thấp” đến “cao”, qua nhiều sắc thái, từ “nhạt” tới “đậm”. Còn nguyên tắc thì bất di bất dịch. 2 3 Gh.V.Sisêrin: nhà hoạt động chính trị của Đảng và Nhà nước Liên Xô Gi.Xtalin: nguyên Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô 8 Nói chung, các nhà khoa học ở các nước xã hội chủ nghĩa đều thống nhất rằng, nguyên tắc TTDC chủ do V.I.Lênin đề ra là nguyên tắc cơ bản của Đảng. Trong đó, tập trung và dân chủ là hai mặt thống nhất biện chứng, không thể tách rời. Nguyên tắc tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách là sự phản ánh một mặt khác của nguyên tắc TTDC, bổ sung cho nguyên tắc này và làm cho nguyên tắc xây dựng Đảng giàu sức sống. Chế độ tập trung dân chủ hay nguyên tắc tập trung dân chủ có cùng cách hiểu: Đó là nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước Trong nước có rất nhiều công trình nghiên cứu về TTDC và chế độ TTDC, nhiều nhất là các bài viết trong các tạp chí lý luận khoa học. Chúng tôi chọn lọc và giới thiệu một số tác phẩm phản ánh rõ nhất quan điểm của V.I.Lênin về chế độ tập trung dân chủ, được công bố trong những năm gần đây. Có thể tóm lược các quan điểm này qua một số nội dung sau: Thứ nhất, theo V.I.Lênin, Đảng phải có tổ chức và nhất thiết phải hoạt động theo chế độ tập trung dân chủ. Tập trung sẽ làm cho Đảng có sức mạnh vô địch. Thể hiện tư tưởng này có Nguyễn Văn Huyên với công trình “Về các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam” [36, tr.94]. Theo tác giả, V.I.Lênin là người nhận thức sâu sắc tầm quan trọng đặc biệt của tổ chức. Người từng nói rằng: “Hãy cho tôi một tổ chức, tôi sẽ đảo lộn nước Nga lên!”. Nhưng tổ chức mà V.I.Lênin nêu ở đây là tổ chức có trật tự, kỷ cương và có nguyên tắc. V.I.Lênin kiên quyết phản đối tệ “tổ nhóm”, phản đối “phương thức thủ công nghiệp”, phân tán, tản mạn, vô tổ chức. Cho nên, năm 1899, Người đã đề ra nhiệm vụ thành lập một đảng thống nhất - đảng phải được tổ chức và hoạt động theo chế độ tập trung và dân chủ. Trong tác phẩm “Làm gì?” và “Một bước tiến hai bước lùi”, V.I.Lênin lập luận và lý giải rõ ràng sức mạnh của chế độ tập trung và chế độ dân chủ. Người đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa quyết định của chế độ tập trung trong 9 mọi hoạt động của Đảng; đồng thời chỉ rõ rằng, nếu không hoạt động theo nguyên tắc của chế độ tập trung thì chính đảng của giai cấp vô sản không thể trở thành một chính đảng chiến đấu, đảng đó cũng không thể lãnh đạo giai cấp vô sản hoàn thành sứ mệnh trọng đại là lật đổ chủ nghĩa tư bản, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Theo Người, tập trung mà không có dân chủ thì đảng đó cũng chỉ là đảng của một nhóm người, thậm chí, của một người; họ dùng quyền hành có tổ chức, của tập thể như thể quyền hành của riêng mình, do đó sẽ thao túng tất cả nhằm đạt mục đích, mưu đồ cá nhân. Thống nhất cao với lập luận trên, tác giả Nguyễn Bá Dương, với bài “Ý nghĩa thời sự của học thuyết Lênin về xây dựng Đảng cầm quyền” [9, tr.15], đã khẳng định, V.I.Lênin là người không chỉ bổ sung, phát triển sáng tạo những tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về xây dựng chính đảng độc lập của giai cấp vô sản, mà còn nâng tầm cao những tư tưởng đó thành học thuyết khoa học, cách mạng về xây dựng đảng mácxít kiểu mới của giai cấp công nhân với tư cách đảng cầm quyền, lãnh đạo. Qua phân tích, tác giả đã chỉ ra ý nghĩa thời sự của học thuyết đối với cuộc vận động, xây dựng và chỉnh đốn Đảng ta hiện nay thành một đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, một đảng vừa là “đạo đức”, vừa là “văn minh”. Bám sát thực tiễn đấu tranh cách mạng của phong trào công nhân và dựa vào chế độ tập trung dân chủ do C.Mác, Ph.Ăngghen đề ra, V.I.Lênin đã phát triển toàn diện cơ chế đó và khẳng định rằng, tập trung dân chủ không chỉ là nguyên tắc tổ chức xây dựng đảng mácxít kiểu mới, mà còn là nguyên tắc mang tính khoa học trong quản lý nhà nước, tổ chức cộng đồng, chỉ đạo các hoạt động cách mạng một cách có văn hoá. Tác giả nhấn mạnh, thực chất của chế độ tập trung dân chủ là sự kết hợp hữu cơ giữa chế độ tập trung với chế độ dân chủ triệt để vốn có của giai cấp công nhân, bắt nguồn từ những đòi hỏi của nền sản xuất đại công nghiệp với trình độ khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại. Từ trong bản chất, chế độ TTDC đã loại bỏ hoàn toàn khuynh hướng vô chính phủ, sự thiếu thống nhất về lãnh đạo, chỉ đạo của các tổ chức, cá nhân hòng phá hoại sự thống nhất ấy, 10 đồng thời cũng loại bỏ khuynh hướng độc đoán, chuyên quyền, gia trưởng, cục bộ, bản vị mà một số lãnh tụ của các đảng chính trị thường mắc phải. Cũng theo tác giả, với V.I.Lênin, chế độ TTDC hoàn toàn không phải là sự tự phát, những biểu hiện ngẫu hứng, cứng nhắc, đơn độc của một cá nhân hay một nhóm người đầy thiên kiến, hẹp hòi, mà là cả một quá trình và kết quả của lao động trí tuệ, một sự gạn lọc tinh chất nhất, một sự sáng tạo triệt để nhất để dân chủ trở thành sức sống, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển, cải tạo thực tiễn. V.I.Lênin khẳng định, nếu không có chế độ TTDC thì Đảng Cộng sản không thể là đội tiền phong chiến đấu có tổ chức và là tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân và Đảng không thể tránh khỏi bị chia rẽ, tản mạn, mang tính cục bộ; thoái hóa về tư tưởng chính trị, suy đồi về đạo đức cách mạng và lối sống văn hóa. Người còn cho rằng, ai đó tự thừa nhận mình là đảng viên của Đảng Cộng sản mà lại phủ nhận chế độ TTDC, nghĩa là phủ nhận tính tổ chức và kỷ luật của Đảng thì người ấy đã rơi vào chủ nghĩa cơ hội, xét lại và đang biến đảng cộng sản thành “câu lạc bộ tranh luận”; và chính nó là biểu hiện rõ ràng nhất về sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống. Lập luận của tác giả có giá trị và ý nghĩa thời sự trong triển khai học tập, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khoá XII của Đảng ta hiện nay. Thứ hai, tập trung dân chủ là một chế độ, cơ chế lãnh đạo; thực hiện tốt cơ chế này sẽ đảm bảo cho Đảng có sức mạnh thống nhất về tư tưởng, chính trị và tổ chức. Trước tiên, phải kể đến công trình khoa học “Dân chủ và tập trung dân chủ - lý luận và thực tiễn” của Nguyễn Tiến Phồn [89, tr.24]; tác giả cho rằng, V.I.Lênin luôn nhất quán quan điểm coi “tập trung dân chủ là một chế độ, một nguyên tắc quản lý, lãnh đạo”. Tác giả luận giải, trước đây C.Mác đã từng nhấn mạnh giá trị của chế độ tập trung bằng một so sánh đậm chất nghệ thuật: Người nghệ sĩ vĩ cầm tự mình điều khiển cây đàn thì tự mình chỉ huy lấy mình. Còn với một dàn hợp xướng thì bắt buộc phải có sự chỉ huy của người nhạc trưởng với cây đũa thần trong tay họ. Tác giả khẳng định, sau 11 này, chính V.I.Lênin đã nhắc lại ý tưởng ấy của C.Mác, đồng thời phát triển lên tầm cao mới, thành bản chất của chế độ tập trung dân chủ. Cũng theo Nguyễn Tiến Phồn, trong mối quan hệ giữa tập trung với dân chủ thì tập trung là phương thức, là điều kiện, còn dân chủ là cơ sở, là mục đích. Tác giả quan niệm, dân chủ là điểm xuất phát, sau đó, thông qua tập trung mà dân chủ được giữ vững, được thực hiện và trở thành mục đích. Không dựa trên dân chủ thì tập trung trở thành quan liêu, chuyên chế độc tài. Không gắn với tập trung thì dân chủ không có sức mạnh thực tế hành động, không thành tổ chức cố kết và sẽ dẫn tới phân tán, cục bộ, cát cứ, phường hội và tự do vô chính phủ. Mặt khác, dân chủ càng phát triển cao thì càng tăng cường tính đúng đắn, chính xác của tập trung, giúp người lãnh đạo và quản lý tránh được sai lầm do chủ quan, duy ý chí, phiêu lưu chuyên chế, độc tài. Tác giả khẳng định: Tập trung dân chủ là một loại cơ chế thực hiện dân chủ. Thực hiện tốt cơ chế tập trung dân chủ sẽ bảo đảm cho sự thống nhất ý chí, thống nhất hành động trong toàn Đảng, giúp Đảng tăng thêm sức mạnh. Tác giả Nguyễn Phú Trọng với công trình “Xây dựng chỉnh đốn Đảng-một số vấn đề lý luận và thực tiễn” đã luận giải: TTDC là nguyên tắc cơ bản của một Đảng Mác – Lênin chân chính, xuất phát từ tính chất, chức năng, vai trò, trách nhiệm của Đảng, phản ánh đặc điểm và bản chất của giai cấp công nhân hiện đại. Nguyên tắc ấy do V.I.Lênin đề ra từ đầu thế kỷ XX. Theo tác giả, việc thực hiện nguyên tắc TTDC là điều kiện bảo đảm phát huy sáng kiến và tính tích cực sáng tạo của mọi tổ chức đảng, mọi đảng viên; đồng thời, bảo đảm sự thống nhất ý chí, thống nhất hành động của toàn Đảng. Bởi vì, nguyên tắc TTDC là sự kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa hai mặt tập trung và dân chủ trong một mối quan hệ hữu cơ, biện chứng, chứ không phải chỉ là tập trung hoặc chỉ là dân chủ. Hai mặt đó tuy mâu thuẫn nhau nhưng lại bổ sung cho nhau, thống nhất với nhau, làm thành một nguyên tắc hoàn chỉnh. Dân chủ là điều kiện, là tiền đề của tập trung, cũng như tập trung là cơ sở, là cái bảo đảm cho dân chủ được thực hiện. Tác giả nhấn mạnh: Không nên hiểu dân chủ là “tính từ” của 12 tập trung hoặc tập trung là “tính từ” của dân chủ. Tuyệt đối hoá một mặt nào đó đều có thể dẫn đến những sai lầm nguy hiểm, có hại cho sự lãnh đạo và sức mạnh của Đảng. Để củng cố thêm lập luận của mình, tác giả đã dẫn ra việc ngay từ những ngày đầu đấu tranh để thành lập Đảng Công nhân dân chủ - xã hội Nga, V.I.Lênin đã nêu ra những yêu cầu phải kết hợp chặt chẽ tính tập trung, kỷ luật thống nhất của Đảng với tính dân chủ rộng rãi, tức là thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ [112, tr.335]. Rõ ràng là, nếu phá vỡ chế độ TTDC thì tính chất và bản chất của Đảng Cộng sản cũng bị tổn hại và Đảng đứng trước nguy cơ tan rã, không thể trở thành đội tiền phong gương mẫu - bộ tham mưu chiến đấu có tổ chức và là tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân, và đương nhiên, Đảng không có khả năng vạch ra một cương lĩnh hành động triệt để, khoa học, cách mạng; không có sức mạnh toát lên từ sự nêu gương, làm mẫu; từ đó giáo dục, thuyết phục, vận động quần chúng nhân dân học tập, làm theo một cách tự giác để thực hiện thắng lợi cương lĩnh đã đề ra. Cũng do vậy, một khi nguyên tắc của chế độ TTDC bị phá vỡ, Đảng không còn đủ uy tín để lãnh đạo cách mạng; không được nhân dân suy tôn là người lãnh đạo, người “đầy tớ thật trung thành của nhân dân”; và quần chúng nhân dân sẽ không đứng về phía Đảng, dành cho Đảng sự đồng tình, ủng hộ trong đấu tranh cách mạng; thậm chí sẽ hoài nghi về mục tiêu, lý tưởng của Đảng là đấu tranh xóa bỏ áp bức, bóc lột, bất công để tự giải phóng mình; sẽ mất phương hướng và chìm đắm trong mê muội, an phận bởi cuộc sống đau khổ, tối tăm của thân phận làm nô lệ. 1.1.3. Những công trình bàn về các thuật ngữ: Chế độ tập trung dân chủ hay nguyên tắc tập trung dân chủ Theo tác giả Mạch Quang Thắng, trong bài “Nguyên tắc tập trung dân chủ trong xây dựng Đảng - những vấn đề nhận thức thêm” [99], thì tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng Đảng Cộng sản. Vấn đề này đã được V.I.Lênin xác định trong học thuyết về xây dựng đảng kiểu mới của giai cấp vô sản, sau đó được các đảng cộng sản của Quốc tế Cộng sản (Quốc 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan