Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người và sự vận dụng quan...

Tài liệu Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người và sự vận dụng quan điểm đó ở Thừa Thiên Huế hiện nay

.PDF
169
523
145

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI THÁI THỊ KHƢƠNG QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ PHÁT TRIỂN CON NGƢỜI VÀ SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM ĐÓ Ở THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Hà Nội - 2018 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI THÁI THỊ KHƢƠNG QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ PHÁT TRIỂN CON NGƢỜI VÀ SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM ĐÓ Ở THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY Ngành: CNDVBC&CNDVLS Mã số: 9 22 90 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐOÀN ĐỨC HIẾU Hà Nội - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu và số liệu trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào klhác. Tác giả Thái Thị Khƣơng DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Diễn giải 1 BHYT Bảo hiểm y tế 2 CSSK Chăm sóc sức khỏe 3 CNXH Chủ nghĩa xã hội 4 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa 5 GDP/người Thu nhập bình quân đầu người 6 GS Giáo sư 6 HDR Báo cáo phát triển con người toàn cầu 7 HDI Chỉ số phát triển con người 8 HPI Chỉ số nghèo tổng hợp 9 NHDR Báo cáo phát triển con người quốc gia 10 NNL Nguồn nhân lực 11 PTCN Phát triển con người 12 PGS Phó giáo sư 13 TS Tiến sĩ 14 Th.s Thạc sĩ 15 TTH Thừa Thiên Huế 16 UBND Ủy ban nhân dân 17 UNDP Chương trình phát triển của Liên Hợp quốc 18 UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc 19 WB Ngân hàng thế giới 20 WWF Quỹ bảo vệ thiên nhiên MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ……………………………………………………………….. 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ VẤN ĐỀ CON NGƢỜI VÀ PHÁT TRIỂN CON NGƢỜI LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ……………………………………………………………… 6 1.1. Các công trình nghiên cứu về con người... …………………………… 6 1.2. Các công trinh nghiên cứu về phát triển con người ở Thừa Thiên Huế. 19 1.3. Đánh giá kết quả những công trình nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu…………………………………………………………. 28 Chƣơng 2. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CON NGƢỜI THEO QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ……………………….. 30 2.1. Quan niệm của C. Mác và Hồ Chí Minh về phát triển con người…………………………………………………………………….. 30 2.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người trong thời kỳ đổi mới… …………………………………………………… 50 Tiểu kết chương 2 ……………………………………………………… 68 Chƣơng 3. PHÁT TRIỂN CON NGƢỜI Ở THỪA THIÊN HUẾ VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA...…………………………………….. 70 3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tá động đến sự phát triển con người ở Thừa Thiên Huế hiện nay ……………………............. 70 3.2. Những thành quả đạt được về phát triển con người ở Thừa Thiên Huế hiện nay …………………………………………………………..... 75 3.3. Những yêu cầu đặt ra về phát triển con người ở Thừa Thiên Huế hiện nay ………………………………………………………………..... 98 Tiểu kết chương 3 ……………………………………………………..... 104 Chƣơng 4. NHỮNG ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỀ PHÁT TRIỂN CON NGƢỜI Ở THỪA THIÊN HUỂ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ……………………………………………… 106 4.1. Định hướng chủ yếu để phát triển con người Thừa Thiên Huế hiện nay ………………………………………………………………………... 106 4.2. Những nhóm giải pháp chủ yếu để phát triển con người Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay ……………………………………………. 114 Tiểu kết chương 4 ……………………………………………………..... 142 KẾT LUẬN …………………………………………………………….. 144 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN…………………... 147 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………... 148 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Phát triển con người Việt Nam luôn là vấn đề trọng tâm trong chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Trong suốt quá trình lãnh đạo, Đảng ta luôn nhất quán mục tiêu: con người là trung tâm của sự phát triển, là mục tiêu đồng thời là động lực của sự phát triển đất nước. Với quan điểm con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã cụ thể hoá bằng các chính sách, thể hiện trong các văn kiện Đại hội của Đảng, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong một môi trường xã hội lành mạnh. Đường lối quan điểm của Đảng và nhiều chủ trương chính sách, giải pháp phát triển con người Việt Nam; vấn đề phát triển con người toàn diện, cả về trí lực và thể lực, về lý tưởng sống, lối sống, năng lực, trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam, nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển con người tự do và toàn diện, đã được Đảng ta kiên trì thực hiện trong suốt nhiều thập kỉ qua. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đường lối đổi mới đã tạo ra những cơ hội, thách thức và điều kiện mới cho sự phát triển con người, đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải có chiến lược phát triển con người, chiến lược phát triển nguồn nhân lực với vai trò là vấn đề trung tâm của chiến lược phát triển, nhằm hướng đến phát triển con người bền vững. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (1991) với quan điểm nhấn mạnh vai trò của con người trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội đã chỉ rõ: “Mục tiêu của chính sách xã hội thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế, đều nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người và vì con người. Kết hợp hài hòa giữa sự phát triển kinh tế với sự phát triển văn hoá, xã hội..;giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân. Coi phát triển kinh tế là cơ sở và tiền đề để thực hiện các chính sách xã hội, thực hiện tốt các chính sách xã hội là động lực phát triển kinh tế” [34, tr.279]. 1 Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta không đơn giản chỉ là công cuộc xây dựng kinh tế, mà chính là quá trình biến đổi sâu sắc, toàn diện mọi mặt của đời sống xã hội, nhằm đưa xã hội phát triển lên một trạng thái mới về chất. Đáp ứng yêu cầu đó, trước hết cần phải có chính sách, hành động cụ thể vào việc phát triển con người, phải có nguồn nhân lực mạnh về số lượng, phát triển cao về chất lượng, là yếu tố quan trọng và đặc biệt cần thiết đối với sự phát triển xã hội trong giai đoạn hiện nay. Vận dụng quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển con người, tỉnh Thừa Thiên Huế đã hiện thực hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt ưu tiên phát triển con người. Phát triển con người trong mối quan hệ biện chứng với phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa tinh thần, hướng đến phát triển con người toàn diện. Tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung đầu tư cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, tạo tiền đề về vật chất nhằm phục vụ tốt việc phát triển trí lực cho con người, như xây dựng và nâng cấp các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trường cao đẳng, đại học; đầu tư các trường học đạt tiêu chuẩn quốc tế; xây dựng và mở rộng các bệnh viện tuyến huyện, tỉnh, trung ương và bệnh viện quốc tế đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân, nhằm nâng cao phát triển mặt thể lực cho con người. Đồng thời, mở rộng các tua du lịch chất lượng cao, nâng cấp các khu vui chơi giải trí, các câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, nhằm phát triển văn hóa tinh thần hướng đến phát triển mặt tâm lực của con người. Ngoài ra, tỉnh còn đầu tư mở rộng đào tạo các lớp chất lượng cao, đào tạo chuyên gia trong các lĩnh vực giáo dục, khoa học – công nghệ, y học, nông, lâm, thủy hải sản đáp ứng nguồn lực chất lượng cao trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong thực tế vấn đề phát triển con người ở Thừa Thiên Huế vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém, nhiều hạn chế và nhiều bất cập. Trình độ dân trí chưa cao, trình độ chuyên môn và trình độ khoa học, kỹ thuật của người lao 2 động còn thấp, sự chênh lệch về trình độ dân trí, thu nhập giữa thành thị và nông thôn, miền núi với khoảng cách khá lớn. Ngoài ra, với bản tính cục bộ địa phương, bảo thủ, không chịu cầu tiến, tự mãn, bằng lòng với số phận vẫn còn diễn ra phổ biến và rất nhiều vấn đề khác như tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng giới tính, suy thoái về đạo đức vv… Đây là vấn đề cản trở và thách thức rất lớn cho sự phát triển con người ở Thừa Thiên Huế hiện nay. Vì vậy, phát triển con người là khâu đột phá quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh là vấn đề cấp bách và có ý nghĩa quan trọng ở Thừa Thiên Huế hiện nay. Từ những lí do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con ngƣời và sự vận dụng quan điểm đó ở Thừa Thiên Huế hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. Trên cơ sở đó, tìm ra những định hướng, giải pháp tối ưu nhằm phát triển con người Thừa Thiên Huế hiện nay và đáp ứng mục tiêu phát triển con người Thừa Thiên Huế trong thời gian tới. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở trình bày hệ thống lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người; để từ đó làm rõ định hướng và những giải pháp cơ bản nhằm mục đích phát triển con người ở tỉnh Thừa Thiên Huế, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Phân tích, hệ thống hoá, khái quát hoá tư tưởng cơ bản của C.Mác và Hồ Chí Minh về con người và phát triển con người, tiền đề lý luận cho sự phát triển con người của Đảng ta. - Trình bày quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về phát triển con người chủ yếu trong thời kỳ đổi mới (từ năm 1986 đến nay). - Làm rõ nội dung vấn đề phát triển con người ở Thừa Thiên Huế. - Xác lập những định hướng về lý luận và giải pháp chủ yếu trong thực 3 tiễn để phát triển con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thừa Thiên Huế hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu vấn đề phát triển con người theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và vận dụng vào thực tiễn phát triển con người ở Thừa Thiên Huế hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về lý luận: Nghiên cứu các công trình, tài liệu tiêu biểu, liên quan đến nội dung phát triển con người của C. Mác, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam. Bởi vì, đây là cơ sở lý luận, là nền tảng tư tưởng về con người cho đường lối chiến lược phát triển con người của Đảng ta. + Nghiên cứu những công trình lý luận của các tác giả tiêu biểu viết về con người và phát triển con người trong phạm vi liên quan đến luận án + Về thời gian: Trước và sau đổi mới của Đảng, tập trung chủ yếu từ năm 1986 đến nay. - Về thực tiễn: Nghiên cứu về thực trạng, định hướng và các giải pháp chủ yếu để phát triển con người trong phạm vi tỉnh Thừa Thiên Huế. + Những số liệu được khảo cứu trong luận án về thực tiễn ở Thừa Thiên Huế khoảng từ năm 2000 đến nay. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận: Luận án tiếp cận đối tượng từ góc độ triết học xã hội, vì vậy cơ sở lý luận của luận án là tư tưởng về con người của triết học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu của triết học như lịch sử và logic, phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, so sánh và đối chiếu, trừu tượng hoá, thống kê, khảo sát… để trình bày nội dung 4 luận án. 5. Đóng góp mới và ý nghĩa của luận án 5.1. Đóng góp mới: - Luận án đã trình bày lý luận về phát triển con người theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, làm sâu sắc hơn tư tưởng về phát triển con người “quốc sách hàng đầu” của Đảng ta trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Luận án đã nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến phát triển con người ở Thừa Thiên Huế, từ đó đưa ra những định hướng và đề xuất các giải pháp để phát triển con người ở Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay. 5.2. Ý nghĩa của luận án: - Về lý luận: Luận án đã khái quát hoá hệ thống lý luận về con người và phát triển con người của C. Mác, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là những khái quát để góp phần làm sâu sắc hơn, đầy đủ hơn tư tưởng triết học về con người theo quan điểm mácxít. Nội dung luận án làm tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu về con người. - Về thực tiễn: Luận án đã góp phần phát triển nguồn lực con người, nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Thừa Thiên Huế, hướng tới thực hiện mục tiêu chiến lược của Đảng ta: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. 6. Kết cấu của luận án: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận án có 4 chương với 10 tiết. 5 Chương 1 TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ VẤN ĐỀ CON NGƢỜI VÀ PHÁT TRIỂN CON NGƢỜI LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Nghiên cứu về con người và phát triển con người là đề tài quen thuộc, được các nhà khoa học Việt Nam cũng như thế giới nghiên cứu dưới những lĩnh vực khác nhau, như lĩnh vực sinh học, tâm lí học, sử học, tôn giáo, luật học, triết học, mỗi lĩnh vực khoa học nghiên cứu dưới góc độ khác nhau. Đối với lĩnh vực triết học từ khi xuất hiện đến nay chủ yếu xoay quanh vấn đề nghiên cứu về thế giới và con người, đặt ra nhiều vấn đề lớn cần giải quyết, như nguồn gốc của con người, sự hình thành và phát triển con người, quyền con người. Mỗi góc độ nghiên cứu, mỗi công trình, bài viết, đều có những đánh giá và nhận định riêng. Có thể phân nhóm các công trình nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau như: 1.1. Các công trình nghiên cứu về con ngƣời 1.1.1. Các công trình nghiên cứu quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin về con ngƣời và phát triển con ngƣời Có thể khẳng định rằng, những nghiên cứu về con người trong giới hạn liên quan đến chủ nghĩa Mác – Lênin, được các tác giả Việt Nam nghiên cứu, hoặc một số tác giả nước ngoài nghiên cứu (đã được dịch ra tiếng Việt), thì rất phong phú, với những nội dung khác nhau. Có thể nêu lên một số tác giả, như cuốn sách do Đi tơ Béc nơ (Chủ biên): “Con Người những ý kiến mới về một đề tài cũ” [122]. Là công trình tập hợp nhiều bài viết của tập thể tác giả nước ngoài, đã được tác giả Mai Anh dịch ra tiếng việt gồm 2 tập. Tập1, khái quát chung về con người, nguồn gốc con người, quá trình phát triển con người, phân tích bản chất, đặc trưng của con người, phê phán những quan điểm sai lầm, lệch lạc khi nghiên cứu con người. Tập 2, luận giải các lý thuyết về con người trong triết học tư sản thế kỉ XX; con người trong lý luận triết học nhân bản; con người trong triết học hiện sinh, con người trong triết học thực chứng; chủ nghĩa Phơ - rớt và mô hình con người, khi nghiên cứu về sự phát triển của con người, tác giả Đi tơ 6 Béc nơ đã luận giải: “Với sự phát triển của con người, phạm vi của sự tất yếu tự nhiên cũng mở rộng, vì các nhu cầu của con người tăng lên; nhưng đồng thời những lực lượng sản xuất dùng để thoả mãn nhu cầu đó cũng được mở rộng. Trong phạm vi có sự tự do duy nhất có thể có là: con người xã hội hoá, những người sản xuất cộng đồng kết hợp điều tiết một cách hợp lý những sự trao đổi chất của họ với tự nhiên, họ cùng nhau quản lý giới tự nhiên, chứ không để cho sức mạnh mù quáng của giới tự nhiên thống trị họ và họ tiến hành trao đổi ấy một cách hao tốn ít sức lực nhất và trong những điều kiện xứng đáng nhất, hợp với bản chất con người nhất. Nhưng sự hoạt động ấy cũng thuộc về lĩnh vực của tất yếu, như là cơ sở của chính nó” [122, tr.183]. Tìm hiểu về sự cống hiến của C. Mác đối với lịch sử nhân loại, đặc biệt là vấn đề con người, điều kiện sinh tồn của con người, tác giả, Đannien Benxaiđơ với cuốn: “Mác - Người vượt trước thời đại” [59], đã khái quát những nội dung cơ bản và những đóng góp của C. Mác cho nhân loại và sự cống hiến về mặt khoa học. Tác giả khẳng định vai trò của khoa học với tư cách là lực lượng sản xuất trực tiếp, giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa; sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường sống của con người. “Con người và nguồn lực con người trong phát triển” [30]. Đây là cuốn sách được các tác giả nước ngoài viết và được dịch sang tiếng Việt. Các tác giả cho rằng: “Các chỉ báo xã hội này đặc trưng cho sự phát triển của con người nhìn từ góc độ khả năng mở rộng lựa chọn. Bốn chỉ báo quan trọng nhất trong số đó là: tuổi thọ, tình trạng sức khỏe cư dân, trình độ học vấn, khả năng tiếp cận các nguồn cần thiết cho một cuộc sống xứng đáng. Đương nhiên sự phát triển con người không hạn chế ở mấy nhân tố này. Có cả một số lượng lớn các phúc lợi xã hội, nhân văn được con người đánh giá cao. Đó là tự do chính trị, kinh tế, xã hội, là khả năng sử dụng tiềm năng sáng tạo, sử dụng quyền của con người được pháp luật bảo đảm. v.v. Phù hợp với 7 điều đó, các chỉ báo cơ bản sẽ được bổ sung bằng nhiều chỉ báo khác. Và dựa vào tổng thể của chúng, có thể phán đoán trình độ phát triển của con người”. Một số tác giả như I.T. Frolov và các nhà triết học Nga cũng tiếp cận vấn đề con người, với những kiến giải có ý nghĩa khoa học sâu sắc, mà chúng ta có thể tiếp nhận trong vấn đề con người và phát triển con người hiện nay ở Việt Nam. Nghiên cứu về phát triển con người theo quan niệm của C.Mác và Ph. Ăngghen, Hồ Sĩ Quý có rất nhiều công trình, bài viết, có ý nghĩa quan trọng. Cuốn: “Con người và phát triển con người trong quan niệm của C.Mác và Ph. Ăngghen ” [137] do Hồ Sĩ Quý (chủ biên). Cuốn sách được kết cấu thành hai phần. Phần thứ nhất, trình bày một cách có hệ thống những di sản kinh điển dựa trên những tư tưởng cơ bản về con người và phát triển con người, vấn đề giải phóng con người, dựa trên quan điểm lịch sử trong việc giải phóng con người toàn diện đến giải phóng con người về mặt chính trị. Ở phần này chủ yếu tác giả trích dẫn những câu kinh điển của C.Mác và Ph. Ăngghen về con người. “Khi sinh sống, con người cũng phát triển những quan hệ nhất định giữa họ với nhau, và tính chất của những quan hệ ấy tất yếu phải thay đổi cùng với sự biến đổi và phát triển của những lực lượng sản xuất ấy” [137, tr.26]. Phần thứ hai, trình bày di sản kinh điển nhìn từ thời đại ngày nay, ý nghĩa thế giới quan và phương pháp luận đối với nhận thức và phát triển con người. Ở phần này chủ yếu tổng hợp các bài viết về con người, phát triển con người của một số tác giả, như: Phạm Thái Việt:“Lôgíc của bộ tư bản và nhân tố con người trong kinh tế”; Đặng Hữu Toàn: “Học thuyết C.Mác về con người và giải phóng con người”; Hồ Sĩ Quý và Nguyễn Anh Tuấn: “Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người –tiêu chuẩn tối cao của tiến bộ xã hội”; từ đó đi đến kết luận: Việc xã hội có một chiến lược đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đúng nguồn nhân lực cũng có nghĩa là quan tâm đến vận mệnh con người. Cho nên con người cũng chính là biểu hiện thước đo tính nhân văn của một chế độ xã hội. 8 Sự phát triển tự do của mỗi con người là điều kiện cho cơ sở phát triển tự do cho tất cả mọi người – tiêu chuẩn tối cao của tiến bộ xã hội. Con người muốn phát triển, bản thân mỗi cá nhân trong quá trình hoạt động, sinh sống, không ngừng học tập, nâng cao trình độ tri thức, thích nghi với điều kiện, hoàn cảnh sống. Trong cuốn: “Con người và phát triển con người” [139]. Hồ Sĩ Quý viết: “Muốn tồn tại và phát triển, mỗi cá nhân trong xã hội hiện đại buộc phải học tập không ngừng để thích nghi cao độ với những biến động và do đó, xã hội trong thế kỉ XXI sẽ luôn là xã hội hướng tới học tập không ngừng, học tập ở khắp mọi nơi và bằng mọi phương tiện: ở trường học, ở công sở, ở gia đình,bằng phương tiện truyền thông đại chúng và đặc biệt là bằng các mạng lưới cơ sở dữ liệu, các mạng thông tin Intranet, Internet” [139, tr.38]. Tiếp đến tác giả đề cập đến khoa học hiện đại và những vấn đề đặt ra đối với nghiên cứu và phát triển con người: “Với cuộc cách mạng khoa học – công nghệ như một xu thế xuyên qua mọi quốc gia, thông tin, tri thức, tay nghề cùng với trí sáng tạo - tưởng tượng, tài năng quản lý, văn hoá, nhân phẩm…đã từng bước trở thành nhân tố quan trọng hơn đối với sự phát triển. Con người và tri thức ngày càng trở thành một nguồn lực cơ bản, quyết định sự đi lên hay thụt lùi của mỗi quốc gia” [139, tr.23]. Con người Việt Nam trong thế kỷ XXI, trước hết là phải là những con người được đào tạo có trí tuệ, có tay nghề vững vàng; là người lao động có chất lượng cao, có giác ngộ cách mạng sâu sắc, có đạo đức trong sáng…Con người Việt Nam hiện đại cần được xây dựng vẫn là con người đậm đà văn hoá Việt Nam, phong cách Việt Nam, tâm hồn Vệt Nam [139, tr.240 257]. Phần 2 của cuốn sách: Một số vấn đề phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu con người. Tác giả đưa ra cách tiếp cận mới nghiên cứu về phát triển con người theo tổ chức quốc tế UNDP được đưa ra năm 1990 với nhận định “Của cải đích thực của một quốc gia là con người của quốc gia đó. Và mục đích của phát triển là để tạo ra một môi trường thuận lợi cho phép con người được hưởng cuộc sống lâu dài, khoẻ mạnh và sáng tạo. Chân lý giản đơn nhưng đầy 9 sức mạnh này rất hay bị người ta quên mất trong khi thay đổi của cải vật chất và tài chính” [139, tr.148]. Tác giả Đặng Hữu Toàn: “Chủ nghĩa Mác – Lênin và công cuộc đổi mới ở Việt Nam” [154]. Tác phẩm đã luận giải một cách sâu sắc cái cốt lõi trong học thuyết chủ nghĩa Mác về con người là tư tưởng vì con người, giải phóng con người, giải phóng nhân loại. Từ đó, tác giả khẳng định rằng, sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh ở nước ta hiện nay chính là một cuộc cách mạng – cách mạng con người…Mọi sự phát triển của xã hội trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá đều do con người quyết định và đều hướng về con người, vì cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn của mỗi người, mỗi gia đình trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu con người đó phải lấy sự phát triển con người Việt Nam làm thước đo chung [154, tr.548]. Trong bài, “Phát triển con người Việt Nam toàn diện với tư cách là mục tiêu, động lực của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, tác giả Đặng Hữu Toàn, lại tiếp tục khẳng định sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá là nhằm mục tiêu phát triển con người Việt Nam, là sự kết hợp biện chứng cả đức và tài, có chuyên môn giỏi, có trình độ khoa học kỹ thuật, có đạo đức và bản lĩnh chính trị vững vàng. Phát triển con người trở thành mục tiêu, động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, tác giả đã nhìn thấy mặt trái của phát triển kinh tế xã hội, kinh tế thị trường, đặt ra nhiều thách thức trong chiến lược phát triển con người Việt Nam. Từ đó tác giả cho rằng cần phải gắn phát triển con người Việt Nam với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, vì vậy “phát triển văn hoá, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc cũng cần phải được coi là quốc sách hàng đầu” [154, tr.9]. Bởi vì, con người đóng vai trò là chủ thể sáng tạo ra những giá trị văn hoá, tinh thần, mọi mặt trong đời sống xã hội và những giá trị văn hoá, tinh thần, hướng con người đạt tới những giá trị 10 thẩm mỹ, chân - thiện - mỹ. Vì vậy, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc là một trong những mục tiêu trong chiến lược phát triển con người Việt Nam. Phạm Minh Hạc, dưới góc độ nghiên cứu về phát triển con người thông qua giáo dục với cuốn: “Phát triển giáo dục phát triển con người phục vụ phát triển xã hội – kinh tế” [62]. Cuốn sách được chia thành 4 phần. Phần I, hệ thống lịch sử nền giáo dục Việt Nam, đến các cuộc cải cách giáo dục nhằm phát triển con người. “Đào tạo, bồi dưỡng thế hệ thanh niên và thiếu nhi trở thành những người phát triển về mọi mặt, những công dân tốt, trung thành với Tổ quốc, những người lao động tốt, cán bộ tốt của nhà nước, có tài, có đức để phát triển chế độ dân chủ nhân dân tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đồng thời để thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ” [62, tr.41]. Phát triển giáo dục - phát triển con người trên cơ sở đảm bảo công bằng giữa các đối tượng chính sách, thành phần nghèo, khu vực nông thôn, miền núi, dân tộc ít người. Để có mặt bằng dân trí trong cả nước cần ưu tiên cải cách giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội. Nguyễn Văn Huyên, dưới góc độ xã hội, nghiên cứu về phát triển con người với cuốn: “Mấy vấn đề triết học về xã hội và phát triển con người”. [79]. Tác giả đã trình bày hệ thống về Chủ nghĩa xã hội và sự phát triển xã hội ở Việt Nam và cho rằng chủ nghĩa xã hội là xu hướng tất yếu của xã hội loài người, chỉ có chủ nghĩa xã hội mới là môi trường, điều kiện để tiến tới phát triển con người Việt Nam, để đi đến lý giải, lý tưởng xã hội chủ nghĩa và vấn đề phát triển con người ở Việt Nam. Từ góc độ xã hội, tác giả hướng chúng ta tới một cách nhìn mới về con người và phát triển con người. Lịch sử xã hội càng tiến bộ, văn minh, con người càng vươn tới tự do, hạnh phúc, thì giảm dần sự hy sinh chịu đựng và tăng dần sự hưởng thụ, thưởng ngoạn cho con người. Sự sáng tạo, cống hiến nhằm làm phong phú, tạo ra những giá trị văn hoá bên ngoài, làm tăng giá trị tinh thần bên trong. Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người, đó là một trong những giá trị nhân văn cao cả, 11 một nội dung quan trọng của mục tiêu, chiến lược phát triển con người. “Phát triển con người từ quan niệm đến chiến lược và hành động” [163]. Cuốn sách là sự tập hợp các bài viết từ các nhà khoa học nước ngoài về khái niệm, thực tiễn chiến lược phát triển con người, đồng thời đưa ra những công cụ phân tích, đánh giá trình độ phát triển con người, như những vấn đề suy dinh dưỡng, tỷ lệ biết chữ của trẻ em, mức đầu tư cho y tế, giáo dục, thu nhập, bình đẳng giới, thất nghiệp, các chỉ số đo lường cho những vấn đề trên, chỉ số thấp, đòi hỏi mỗi quốc gia và cộng đồng quốc tế phải có những chiến lược và hành động để nâng cao chất lượng sống của con người trên trái đất này. Với nhận thức rõ ràng về vai trò quyết định của con người trong phát triển, với phương châm chủ động hội nhập phù hợp với điều kiện của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đang xây dựng chiến lược phát triển con người, chiến lược phát triển nguồn nhân lực như là vấn đề trung tâm của chiến lược phát triển. “Phát triển con người Việt Nam 1999 - 2004 - Những thay đổi và xu hướng chủ yếu” [185]. Với nội dung nêu lên những thành tựu phát triển con người đã đạt được trong quá trình đổi mới ở Việt Nam trong thời gian qua, những thay đổi và xu hướng, chính sách phát triển con người Việt Nam giai đoạn 1999 - 2004, qua so sánh chỉ số phát triển con người (HDI), chỉ số nghèo khổ tổng hợp (HPI) và chỉ số phát triển giới (GDI) ở cả cấp quốc gia, cấp vùng và cấp tỉnh, so với một số quốc gia khác ở Đông Nam Á và Châu Á. Cuốn sách là sự tổng hợp kết quả nghiên cứu về các chỉ số phát triển con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới là tài liệu quý giá, bổ ích cho các nhà họach định chính sách về vấn đề phát triển con người Việt Nam nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Các công trình khoa học cấp bộ, cấp nhà nước, các tổ chức phi chính phủ cũng như Liên hợp quốc đã có nhiều báo cáo tiếp cận các góc độ khác nhau, như văn hoá, giáo dục, môi trường, xoá đói giảm nghèo. Phương pháp tiếp cận này đã làm phong phú cách tiếp cận về phát triển con người như bộ sách gồm ba 12 cuốn: Đặng Quốc Bảo, Trương Thị Thuý Hằng (đồng chủ biên), “Chỉ số phát triển kinh tế trong HDI – Cách tiếp cận và một số kết quả nghiên cứu” [3]; Đặng Quốc Bảo, Trương Thị Thuý Hằng (đồng chủ biên), “Chỉ số tuổi thọ trong HDI – Một số vấn đề thực tiễn Việt Nam” [4]; Đặng Quốc Bảo, Đặng Thị Thanh Huyền (đồng chủ biên), “Chỉ số giáo dục trong HDI – Cách tiếp cận và một số kết quả nghiên cứu” [5]. Đây là công trình nghiên cứu với cách tiếp cận mới về nghiên cứu phát triển con người, nghiên cứu chuyên sâu về tính cách, thực trạng phát triển con người qua các chỉ số thành phần trong HDI, đây là nguồn tài liệu quý báu để tác giả tiếp cận trên cơ sở kế thừa trong quá trình thực hiện luận án. Báo cáo phát triển con người năm 2011: “Dịch vụ xã hội phục vụ phát triển con người” [190]. Báo cáo bàn về Dịch vụ xã hội cho phát triển con người, là tăng trưởng kinh tế trong nội hàm và về bản chất không tự động mang lại sự phát triển con người cao hơn, sự thành công của một quốc gia không thể đo lường một cách đơn giản. Thay vào đó, con người là tài sản của một quốc gia và đầu tư phát triển con người là cách tốt nhất để đạt được tăng trưởng và phát triển bền vững. Đỗ Hoài Nam: “Phát triển con người năm 2011” [124]. Đây là cuốn sách tập hợp nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam và thế giới. Cuốn sách đã khẳng định những thành tựu đạt được về vấn đề phát triển con người Việt Nam từ năm 2001 đến 2011 và chỉ ra những yếu kém, khuyết điểm trong phát triển con người nhìn từ cách tiếp cận phát triển con người. Từ đó, có những khuyến nghị chính sách với Đảng và Nhà nước nhằm phát triển nhanh và bền vững đất nước vì con người, do con người và của con người Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2020. Báo cáo phát triển con người năm 2012 và các báo cáo phát triển con người năm 2013:“Ngoài GDP, UNDP đề xuất biện pháp phát triển con người bền vững” của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Chương trình phát triển liên hợp quốc (UNDP). Báo cáo cung cấp viễn cảnh con người dễ bị tổn thương, đề ra cách thức tăng cường khả năng ứng phó, đồng thời kêu gọi 13 nổ lực toàn cầu trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản và các chính sách mạnh hơn để bảo vệ xã hội và việc làm đầy đủ nhằm đạt được tiến bộ, thúc đẩy phát triển. Những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về con người và phát triển con người được cụ thể hoá bằng những phương thức, biện pháp, hành động cụ thể. Nhiều tác giả đã có những công trình, bài viết, ý kiến đưa ra phương pháp tối ưu nhằm xây dựng và phát triển con người, với mục đích chung giải phóng con người, đem lại ấm no, hạnh phúc cho con người. Nguyễn Ngọc Oanh Vũ: “Mô hình V-3T chiến lược phát triển con người” [196]. Cuốn sách luận giải chiến lược phát triển mô hình V-3T chính là xoay quanh trục tâm, trí, tài, hệ thống và cụ thể ba khía cạnh trên, tiếp đó tác giả làm rõ tại sao phải dưỡng tâm, phương pháp dưỡng tâm, thế dưỡng tâm, có những điều gì lưu ý dưỡng tâm đắc. Sau tâm đến luyện trí và tài, với mục đích tích hợp cả ba yếu tố để dưỡng tâm,luyện trí, rèn tài. vấn đề phát triển con người theo tác giả là sự tích hợp của 3 yếu tố nội tại trong chính bản thân con người đó là: Tâm của con người, Trí tuệ của con người và tài năng của con người. Đây là phương pháp tiếp cận vấn đề phát triển con người dưới góc độ tâm lý học. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề con ngƣời và phát triển con ngƣời Tư tưởng Hồ Chí Minh là kho tàng lí luận quý báu của dân tộc Việt Nam, nhận thức rõ tầm quan trọng của Tư tưởng Hồ Chí Minh Đảng ta đã vận dụng tư tưởng của Người trong quá trình lãnh đạo đất nước từ khi thành lập Đảng đến nay. Đặc biệt, trong lĩnh vực xây dựng và phát triển con người Đảng ta luôn luôn xem tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng lí luận xuyên suốt trong quá trình xây dựng chỉ đạo về con người và phát triển con người. Đã có rất nhiều công trình bài viết thể hiện sự phong phú, khi nghiên cứu về con người và phát triển con người theo Tư tưởng Hồ Chí Minh. Phạm Minh Hạc: “Tư tưởng Hồ Chí Minh - phương pháp luận nghiên cứu con người: Niên giám nghiên cứu” [64]. Cuốn sách được kết cấu thành 3 phần: Tư tưởng Hồ Chí Minh - những vấn 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan