Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quá trình truyền thông hai di sản văn hóa phi vật thể được unesco công nhận hát ...

Tài liệu Quá trình truyền thông hai di sản văn hóa phi vật thể được unesco công nhận hát xoan (2011) và tín ngưỡng thờ cúng vua hùng (2012)

.PDF
106
199
63

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------- NGUYỄN THỊ HỒNG NGA QUÁ TRÌNH TRUYỀN THÔNG HAI DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐƯỢC UNESCO CÔNG NHẬN: HÁT XOAN (2011) VÀ TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG VUA HÙNG (2012) (Khảo sát báo: Phú Thọ, Văn hóa, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật từ 2010 đến 2013) Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 60 32 01 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Thái Hà Nội – 2014 XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SỸ ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... LỜI CẢM ƠN Em xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Báo chí và Truyền thông trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã dày công đào tạo em trong suốt thời gian theo học tại trường. Đặc biệt, em xin gửi lời biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới người hướng dẫn khoa học PGS – TS Nguyễn Thị Minh Thái đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp, người thân, bạn bè đã tạo điều kiện giúp đỡ, góp ý, động viên em trong suốt quá trình thực hiện luận văn. NGUYỄN THỊ HỒNG NGA LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và do chính tác giả nghiên cứu, phân tích chưa được sử dụng để bảo vệ bất kỳ học vị nào. Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2014 NGUYỄN THỊ HỒNG NGA MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ..................................................................... 3 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 5 5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ................................................ 6 7. Cấu trúc luận văn ................................................................................. 6 CHƯƠNG 1: QUAN HỆ TRUYỀN THÔNG GIỮA DI SẢN VĂN HÓA VIỆT NAM ĐƯỢC UNESCO CÔNG NHẬN VÀ BÁO CHÍ VIỆT NAM 7 1.1. Khái niệm ........................................................................................... 7 1.1.1 Khái niệm truyền thông ............................................................... 7 1.1.2. Quá trình truyền thông ................................................................. 8 1.1.3. Khái niệm văn hóa ...................................................................... 10 1.1.4. Khái niệm Di sản ........................................................................ 11 1.1.5. Khái niệm Di sản văn hóa vật thể ............................................... 11 1.1.6. Khái niệm Di sản văn hóa phi vật thể ......................................... 12 1.2. Tổ chức UNESCO và Công ước của UNESCO về bảo vệ Di sản văn hóa... 15 1.2.1. Tổ chức UNESCO ....................................................................... 15 1.2.2. Công ước của UNESCO về Di sản văn hóa phi vật thể. .............. 16 1.2.3. Các di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận. .... 18 1.3. Luật di sản văn hóa Việt Nam và mối tương quan với Công ước UNESCO ................................................................................................. 19 1.3.1. Luật di sản văn hóa Việt Nam. .................................................... 19 1.3.2. Mối tương quan với công ước UNESCO ..................................... 21 1.4. Mối quan hệ giữa báo chí với di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận tại Việt Nam......................................................... 23 1.4.1. Vai trò của báo chí trong quan hệ truyền thông di sản văn hóa phi vật thể. .................................................................................................. 23 1.4.2. Vai trò của báo in trong quan hệ truyền thông Di sản văn hóa phi vật thể. .................................................................................................. 25 Tiểu kết chương 1 ................................................................................... 27 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH TRUYỀN THÔNG HAI DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐƯỢC UNESCO CÔNG NHẬN: HÁT XOAN VÀ TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƯƠNG ...................... 29 2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình truyền thông hai di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận: Hát Xoan và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. ............................................................. 29 2.1.1. Về vị trí địa lý và điều kiện kinh tế xã hội ................................... 29 2.1.2. Về nhận thức của các cấp chính quyền Trung ương và tỉnh Phú Thọ với công tác truyền thông di sản văn hóa phi vật thể ..................... 30 2.2. Cơ sở phân kỳ quá trình truyền thông Hát Xoan và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. ........................................................................... 34 2.2.1. Di sản văn hóa phi vật thể Hát Xoan .......................................... 36 2.2.2. Di sản văn hóa phi vật thể Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương .... 41 2.3. Tiêu chí lựa chọn và thống kê tin bài viết về hai Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận. ........................................................ 44 2.4. Phân tích quá trình truyền thông hai Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận: Hát Xoan và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. .... 49 2.4.1. Giai đoạn 1: Trước khi Hát Xoan và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO công nhận (Hát Xoan từ 1/1/2010 đến 25/11/2011 và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương từ 1/1/ 2010 đến 6/12 /2012) ..... 49 2.4.2. Giai đoạn 2: Sau khi Hát Xoan và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO công nhận (Hát Xoan từ 26/11/2011 đến 31/12/2013 và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương từ 7/12/ 2012 đến 31/12/2013) .......................................................................................... 65 Tiểu kết chương 2 ................................................................................... 78 CHƯƠNG 3: KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG HAI DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐƯỢC UNESCO CÔNG NHẬN: HÁT XOAN VÀ TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƯƠNG TRÊN BÁO CHÍ .................. 79 3.1. Bài học kinh nghiệm truyền thông về Di sản văn hóa phi vật thể trên báo chí. ............................................................................................ 80 3.1.1. Bài học thành công về quá trình truyền thông. ............................ 80 3.1.2. Hạn chế của quá trình truyền thông. ........................................... 81 3.2. Những giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả của việc truyền thông hai di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận: Hát Xoan và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên báo chí .................... 83 3.2.1. Giải pháp xã hội hoá công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá..... 85 3.2.2. Nâng cao trình độ cán bộ quản lí, cán bộ chuyên môn làm công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hoá. ................................................ 86 3.3. Giải pháp truyền thông về di sản văn hóa phi vật thể trên báo in 86 3.3.1. Đối với báo địa phương .............................................................. 86 3.3.2. Đối với báo trung ương............................................................. 87 Tiểu kết chương 3 ................................................................................... 91 KẾT LUẬN ................................................................................................. 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 95 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DSVH : Di sản văn hóa DSVHPVT : Di sản văn hóa phi vật thể DSVHVT : Di sản văn hóa vật thể UNESCO : United Nations Educational Scientific and Cultural Organization UBND : Ủy ban nhân dân VH,TT & DL : Văn hóa, Thể thao và Du lịch NXB : Nhà xuất bản PGS : Phó giáo sư TS : Tiến sĩ PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một dải đất hình chữ S, nằm ở khu vực Đông Nam Á, ở phía Đông bán đảo Đông Dương, Phía Bắc giáp Trung Quốc; phía Tây giáp Lào, Campuchia; phía Đông Nam trông ra Biển Đông và Thái Bình Dương. Trải qua hàng nghìn năm, nền nông nghiệp lúa nước, lối sống quần cư và công cuộc dựng nước và giữ nước đầy gian khổ đã tạo nên nền văn hóa Việt Nam giàu bản sắc và tính cách đặc trưng của con người Việt Nam là cần cù, chịu khó, giàu lòng yêu nước, đoàn kết, bao dung và dễ hòa nhập. Việt Nam có hai hệ thống di sản văn hóa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. Năm 1993 là năm đầu tiên Việt Nam có di sản được UNESCO công nhận, đến nay Việt Nam đã có 18 di sản đã được UNESCO công nhận gồm: * Bảy Di sản văn hóa vật thể: - Năm 1993, Quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận; - Năm 1994, Vịnh Hạ Long được công nhận; - Năm 1999, Phố Cổ Hội An được công nhận; - Năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn được công nhận; - Năm 2003, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận; - Năm 2010, Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long được công nhận; - Năm 2011, Thành nhà Hồ được công nhận. * Tám Di sản văn hóa phi vật thể: - Năm 2003, Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hoá phi vật thể đại diện cho nhân loại; - Năm 2005, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại 1 - Năm 2009, UNESCO chính thức công nhận Dân ca quan họ là di sản văn hoá phi vật thể đại diện cho nhân loại; - Năm 2009, Ca trù của Việt Nam được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại; - Năm 2010, Hội Gióng được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện cho nhân loại; - Năm 2011, Hát Xoan của Việt Nam được UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại; - Năm 2012, UNESCO đã chính thức công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. - Năm 2014 UNESCO đã công nhận Đờn ca tài tử là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. * Ba Di sản tư liệu thế giới - Năm 2009, Mộc bản triều Nguyễn được công nhận; - Năm 2010, Bia tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám được công nhận; - Năm 2012, Mộc bản Kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm được công nhận. Năm 2011, Hát Xoan được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Năm 2012, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tiếp tục được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được công nhân muộn hơn Hát Xoan, nhưng trong lịch sử 2 DSVHPVT này vốn gắn chặt với nhau như một thể thống nhất. Trên thế giới, quốc gia nào cũng có vị vua Tổ nhưng tính cho đến thời điểm này, chỉ duy nhất Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Hát Xoan là loại hình nghệ thuật gắn với thời đại Hùng Vương. Đây được coi một trong những loại hình nghệ thuật cổ xưa nhất của Việt Nam. Hát Xoan hội đủ các yêu cầu cần thiết của UNESCO, đó là: tính giá trị, tính cộng 2 đồng trong việc sáng tạo và lưu truyền từ đời này qua đời khác; sức sống mạnh mẽ của Hát Xoan cũng như các cam kết nhằm bảo vệ loại hình nghệ thuật này không bị biến mất trong đời sống hiện đại. Đây là một trong số ít những hồ sơ nhận được toàn bộ sự ủng hộ của hội đồng tư vấn khoa học xét duyệt sơ khảo trước đó. Muốn được UNESCO công nhận là DSVHPVT của thế giới bên cạnh việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa, Việt Nam cần phải truyền thông các di sản văn hóa này như một quá trình để UNESCO biết đến, chú ý đến. Đồng thời, thông qua quá trình truyền thông trên báo chí, các di sản văn hóa được nhiều người dân biết đến và gìn giữ cho thế hệ mai sau. Trước ý nghĩa sâu sắc của vấn đề này, tôi đã lựa chọn đề tài: “Quá trình truyền thông hai di sản văn hóa phi vật thể của thế giới được UNESCO công nhận: Hát Xoan và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên báo in” để làm luận văn tốt nghiệp. (Khảo sát các báo Phú Thọ, báo Văn hóa, tạp chí Văn hóa nghệ thuật từ năm 2010 đến năm 2013). 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về báo chí và các di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam. Tính tới nay, có nhiều luận văn, khóa luận tốt nghiệp tiêu biểu Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận làm đối tượng nghiên cứu như: - “Báo chí với việc bảo tồn và phát huy dân ca Xoan- Ghẹo” - Luận văn tốt nghiệp của Nguyễn Thị Thu Hà - Khoa Báo chí và truyền thôngTrường Đại học khoa học xã hội và nhân văn”; - “Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam trên báo chí” – Luận văn tốt nghiệp của Lê Vũ Điệp - Khoa Báo chí và truyền thông- Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn”; 3 - “Báo chí với vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Hà Nội” Luận văn tốt nghiệp của Hoàng Hương Trà - Khoa Báo chí và truyền thôngTrường Đại học khoa học xã hội và nhân văn”; - “Quá trình truyền thông về dân ca Quan họ Bắc Ninh - Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới (UNESSCO phong tặng năm 2009 trên báo in)” - Luận văn tốt nghiệp của Võ Biên Thùy - Khoa Báo chí và truyền thôngTrường Đại học khoa học xã hội và nhân văn”; - “Vấn đề truyền thông bốn di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESSCO công nhận: Nhã nhạc cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên, Quan họ, Ca trù trên báo in và báo điện tử” - Luận văn tốt nghiệp của Lương Thị Quỳnh Chi - Khoa Báo chí và truyền thông - Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn”;… Và nhiều luận văn khác liên quan đến lịch sử, văn hóa, di sản của Việt Nam. Tuy nhiên, tính cho đến thời điểm hiện tại chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu về quá trình truyền thông Hát Xoan và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên báo chí. Chưa có đề tài nào nghiên cứu về hai di sản văn hóa phi vật thể vốn gắn liền với nhau là Hát Xoan và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu quá trình truyền thông hai Di sản văn hóa phi vật thể Hát Xoan và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Làm rõ những lý thuyết truyền thông và lý thuyết văn hóa để hiểu được hai di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được UNESCO công nhận là: Hát Xoan và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được những mục đích đó, luận văn triển khai những nhiệm vụ sau: 4 - Ứng dụng các lý thuyết về truyền thông, báo chí; lý thuyết về văn hóa để hiểu được quá trình truyền thông các di sản văn hóa này. - Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình truyền thông hai di sản văn hóa phi vật thể, từ đó rút ra bài học kinh nghiệp và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của truyền thông trong việc các di sản văn hóa của Việt Nam được UNESCO công nhận. - Thu thập tư liệu từ văn bản báo in, nghiên cứu những tài liệu ở trong và ngoài có liên quan đến đề tài (sách, công trình nghiên cứu, bài báo…) - Thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu đối với một số nhà báo, người nghiên cứu giảng dạy trong lĩnh vực báo chí, các nhà văn hóa, các nhà quản lý văn hóa… - Tổng hợp dữ kiện và rút ra kết luận. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Tất cả những tác phẩm báo chí viết về di sản văn hóa phi vật thể: Hát Xoan và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong toàn bộ quá trình truyền thông trên báo in. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tiến hành khảo sát các bài viết về Hát Xoan và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên 3 tờ báo là báo Phú Thọ, báo Văn hóa, tạp chí Văn hóa nghệ thuật từ năm 2010 đến năm 2013. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phân tích văn bản - Tổng hợp các quan điểm liên quan đến đề tài từ các tài liệu khoa học, sách, báo, tạp chí. - Thống kê các bài báo trên 4 năm về số lượng - Phương pháp phỏng vấn sâu 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn ứng dụng lý thuyết truyền thông và lý thuyết về Di sản văn hóa vào thực tế nghiên cứu. Đồng thời, luận văn tiến hành khảo sát có hệ thống về vấn đề di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO công nhận. Luận văn đưa ra những bài học kinh nghiệm về quá trình truyền thông cho di sản văn hóa trên báo chí tại Việt Nam. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Ý nghĩa thực tiễn lớn nhất của luận văn là mong muốn tìm ra phương pháp truyền thông hữu hiệu để Di sản văn hóa của Việt Nam được UNESCO công nhận nhiều hơn. Khi các di sản văn hóa của Việt Nam được công nhận chúng sẽ có điều kiện bảo tồn và phát huy hơn nữa những giá trị văn hóa Di sản cho muôn đời sau. Những phân tích đánh giá, kinh nghiệm và tổng kết mà luận văn đưa ra hi vọng sẽ có ích với những sinh viên theo học ngành báo chí truyền thông, có giá trị thực tiễn với những người làm công tác quản lý hoạt động truyền thông, các cơ quan quản lý văn hóa có nhu cầu truyền thông cho di sản văn hóa. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương cơ bản sau: CHƯƠNG 1: QUAN HỆ TRUYỀN THÔNG GIỮA DI SẢN VĂN HÓA VIỆT NAM ĐƯỢC UNESCO CÔNG NHẬN VÀ BÁO CHÍ VIỆT NAM CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH TRUYỀN THÔNG HAI DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐƯỢC UNESCO CÔNG NHẬN: HÁT XOAN VÀ TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG VUA HÙNG (Khảo sát trên báo Phú Thọ, báo Văn hóa, tạp chí Văn hóa Nghệ thuật từ năm 2010 đến năm 2013) CHƯƠNG 3: KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG HAI DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐƯỢC UNESCO CÔNG NHẬN: HÁT XOAN VÀ TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG VUA HÙNG TRÊN BÁO CHÍ. 6 CHƯƠNG 1: QUAN HỆ TRUYỀN THÔNG GIỮA DI SẢN VĂN HÓA VIỆT NAM ĐƯỢC UNESCO CÔNG NHẬN VÀ BÁO CHÍ VIỆT NAM 1.1. Khái niệm 1.1.1 Khái niệm truyền thông Truyền thông là một hoạt động gắn liền với lịch sử phát triển của loài người. Đó là điều kiện để tạo nên những mối quan hệ giữa người với người, thiếu truyền thông - giao tiếp, con người và xã hội loài người khó hình thành và phát triển. Nhờ có hoạt động truyền thông mà con người liên kết thành xã hội, tổ chức được các hoạt động mang tính tập thể, truyền đạt được những tri thức và kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm ứng xử cho các thể hệ sau. Từ những hình thức truyền thông đơn giản, con người đi đến những hình thức hiện đại và phức tạp của truyền thông như: phát thanh, truyền hình, mạng điện tử, vệ tinh, thông tấn xã… Các phương tiện truyền thông hiện đại trở thành không thể thiếu được trong đời sống kinh tế, xã hội, chính trị… của mỗi quốc gia. Mặt khác, truyền thông còn nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức của con người. Mỗi cá nhân trong xã hội đều cần có sự bộc lộ những khía cạnh khác của đời sống tinh thần, cần hiểu biết tâm tư tình cảm, thái độ của mọi người trước những sự kiện để điều chỉnh sao cho hợp lý. Chính truyền thông đã giúp con người hiểu nhau hơn, nắm bắt được những gì liên quan giữa mình và cuộc sống xung quanh, đánh giá được khả năng, xác định đúng cách thức, phương hướng cho những hành vi và hoạt động tiếp theo. Khái niệm truyền thông bao hàm ý nghĩa rất rộng. Truyền thông là sự cố gắng tạo lập ra sự hiểu biết chung của con người với mục đích làm thay đổi nhận thức và hành vi. Hiện nay trên thế giới, người ta đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về truyền thông tùy theo góc độ tìm hiểu và nghiên cứu. Khái niệm chung về truyền thông được hiểu là “Truyền thông là một quá trình liên tục 7 trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi trong hành vi và nhận thức”. [1, t17]. Theo Nguyễn Văn Hà – Đại học KHXH&NV Hồ Chí Minh cho rằng: Truyền thông được hiểu theo nhiều khía cạnh: Thứ nhất, truyền thông là một quá trình; Thứ hai truyền thông phải dẫn đến sự hiểu biết lẫn nhau; Thứ ba là truyền thông phải dẫn đến sự thay đổi trong nhận thứ và hành vi, nếu không việc làm sẽ trở nên vô nghĩa [13, tr19]. Theo quan điểm của tác giả, hiểu một cách đơn giản truyền thông (communication) là quá trình truyền đạt, chia sẻ thông tin; là một kiểu tương tác xã hội với sự tham gia của ít nhất từ hai tác nhân trở lên. 1.1.2. Quá trình truyền thông Truyền thông là một quá trình - nghĩa là nó không phải là một việc làm tức thời hay xảy ra trong thời gian hẹp mà là một việc diễn ra trong khoảng thời gian dài. Quá trình này diễn ra liên tục bởi nó không thể kết thúc ngay sau khi chuyển tải nội dung cần thiết mà còn tiếp diễn sau đó. Đó là quá trình trao đổi hoặc chia sẻ, dẫn đến sự hiểu biết lẫn nhau.Yếu tố này đặc biệt quan trọng đối với mục đích và hiệu quả của truyền thông. Bởi vậy, truyền thông phải đem lại sự thay đổi trong nhận thức và hành vi. Quá trình truyền thông được chia làm hai giai đoạn theo mô hình sau: [25,tr20] Phản hồi Nguồn Mã hóa Thông điệp Nơi nhận Giải mã Quá trình B Quá trình A 8 Trong đó, quá trình A - Nguồn có thể là một người, một tổ chức, một cơ quan chuyển một thông điệp cho đối tượng trong đó chứa đựng những thông tin mã hóa là tìm tòi một hệ thống tín hiệu ngôn ngữ học nào đó diễn đạt nội dung thông điệp. Thông điệp là những thông tin thực sự được chuyển theo một kênh này hay kênh khác đến đối tượng. Quá trình B: Giải mã là quá trình từng cá nhân bằng con đường riêng của mình làm rõ ràng, rành mạch thông điệp được chuyển đến. Mỗi thông điệp chuyển đến có thể được chấp nhận và hiểu biết theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào thái độ, kiến thức của người tiếp nhận và vào người cung cấp và nội dung thông điệp Nơi nhận, người nhận là điểm cuối cùng giải mã thông điệp, có quá trình và sự tích lũy của người nhận. Phản hồi là dòng chảy thông tin mà những bước đi từ thông tin gốc đến nơi tiếp nhận và ngược lại. Nhưng nó chỉ được thực hiện với điều kiện người tiếp nhận giải mã được thông tin và người cung cấp thông tin phù hợp với hiện tại. Phản hồi là khía cạnh quan trọng nhất của quá trình truyền thông. [24, t11]. Phản hồi là khía cạnh quan trọng nhất của quá trình truyền thông, là công cụ mạnh mẽ cho phép nối hai đường truyền thông lại với nhau. Phản hồi sẽ không còn tồn tại hoặc bị cản trở khi một trong hai bộ phận truyền thông bị vô hiệu hóa hoặc có sự chống lại của bộ phận tiếp nhận. Như vậy, một hạn chế của truyền thông là có thể xảy ra hiện tượng không phản hồi. Sự phản hồi trong quá trình truyền thông được thể hiện qua mô hình sau: [25,tr21] Phản hồi Nguồn Mã hóa Thông điệp 9 Giải mã Nơi nhận Đây là một chu trình khép kín của quá trình truyền thông. Quá trình truyền thông giữa con người với nhau. Mục đích của truyền thông là làm cho người tiếp nhận hiểu được thông điệp và thay đổi hành vi. Quá trình truyền thông là quá trình hai chiều. Người khởi xướng (nguồn) và người tiếp nhận (công chúng) phải kết hợp với nhau để tạo ra cái chung. 1.1.3. Khái niệm văn hóa Năm 1871, E.B. Tylor đưa ra định nghĩa “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội”[3,tr7]. Theo định nghĩa này thì văn hóa và văn minh là một; nó bao gồm tất cả những lĩnh vực liên quan đến đời sống con người, từ tri thức, tín ngưỡng đến nghệ thuật, đạo đức, pháp luật… Có người ví, định nghĩa này mang tính “bách khoa toàn thư” vì đã liệt kê hết mọi lĩnh vực sáng tạo của con người[4,tr17]. Ở Việt Nam, văn hóa cũng được định nghĩa rất khác nhau. Văn hóa chỉ chung tất cả các phương diện sinh hoạt của loài người[5,tr11], Hồ Chí Minh cho rằng “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”[6, tr 20]. Với cách hiểu này, văn hóa sẽ bao gồm toàn bộ những gì do con người sáng tạo và phát minh ra. Trong những năm gần đây, một số nhà nghiên cứu ở Việt Nam và kể cả ở nước ngoài khi đề cập đến văn hóa, họ thường vận dụng định nghĩa văn hóa do UNESCO đưa ra vào năm 1994. Theo UNESCO, văn hóa được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng thì “Văn hóa là một phức hệ - tổng hợp các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình 10 cảm… khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội… Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà còn cả lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng…”[7, tr21] ; còn hiểu theo nghĩa hẹp thì “Văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng (ký hiệu) chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng đó có đặc thù riêng”[8,tr21] 1.1.4. Khái niệm Di sản Theo nghĩa Hán Việt: Di là để lại; sản là tài sản, vậy nên có thể hiểu di sản văn hóa là những công trình văn hóa những tài sản văn hóa nổi tiếng của người xưa để lại cho đời sau, biểu trưng cho nền văn minh lúc bấy giờ. Di sản văn hóa là toàn bộ sản phẩm sáng tạo của con người hàm chứa những giá trị về chân thiện mỹ, thể hiện dưới dạng biểu tượng và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Di sản đi liền với văn hóa nên cũng mang những đặc trưng của văn hóa, nhưng nó còn chứa đựng cả vốn kinh nghiệm, tri thức của loài người. Di sản văn hóa mang dấu ấn thời gian, là vật chứng cho mỗi sự kiện, một nhân vật hay thời kỳ lịch sử nhất định. “Di sản văn hóa là toàn bộ tạo phẩm, chứa đựng trong nó những giá trị mà con người đã tích lũy được trong quá trình hoạt động thực tiễn xã hội, là thành tựu của thế hệ trước để lại cho thế hệ sau”[9, tr23] . Theo UNESCO, toàn bộ Di sản thế giới được UNESCO chia thành 3 nhóm: Di sản văn hóa (nhân tạo); Di sản thiên nhiên (thiên tạo) và Di sản hỗn hợp (kết hợp giữa thiên tạo và nhân tạo). Trong đó, DSVH được phân chia thành hai loại là Di sản văn hóa vật thể và Di sản văn hóa phi vật thể. 1.1.5. Khái niệm Di sản văn hóa vật thể DSVHVT là những hiện vật mang ý nghĩa lịch sử của nhân loại trong quá khứ; mang tính cố định và không thay đổi. Công ước bảo tồn DSVHVT luôn nhấn mạnh tính xác thực và giá trị của hiện vật lích sử, nói 11 cách khác, tiêu chuẩn đánh giá dựa trên sự hiện diện của những cấu trúc lịch sử hoặc sự hiện diễn của những đặc điểm đặc trưng của kỷ nguyên trên di tích. Theo UNESCO “Di sản Văn hóa vật thể là văn hóa tồn tại một cách hữu thể, thường được nhận thức ở dạng hình khối, tác động trực tiếp vào thị giác con người. Các di sản văn hóa vật thể là nghệ thuật của không gian”.[11, tr23].  Đặc trưng Di sản văn hóa vật thể gồm những di sản mang nét đẹp và tài hoa của dân tộc thể hiện trên các công trình kiến trúc, điêu khắc, các làng nghề… Theo Công ước của UNESCO, đặc trưng của DSVHVT là: Các di tích: Các tác phẩm kiến trúc, tác phẩm điêu khắc và hội họa, các yếu tố hay các cấu trúc có tính chất khảo cổ học, ký tự, nhà ở trong hang đá và các công trình có sự liên kết giữa nhiều đặc điểm, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học; Các quần thể các công trình xây dựng: Các quần thể các công trình xây dựng tách biệt hay liên kết lại với nhau mà do kiến trúc của chúng, do tính đồng nhất hoặc vị trí của chúng trong cảnh quan, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học; Các di chỉ: Các tác phẩm do con người tạo nên hoặc các tác phẩm có sự kết hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo và các khu vực trong đó có các di chỉ khảo cổ có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân chủng học. 1.1.6. Khái niệm Di sản văn hóa phi vật thể Theo Công ước năm 2003 của UNESCO, DSVHPVT được hiểu như sau: “DSVHPVT được hiểu là các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm người và 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan