Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quá trình phát triển kinh tế xã hội của vương quốc campuchia từ năm 1993 đến n...

Tài liệu Quá trình phát triển kinh tế xã hội của vương quốc campuchia từ năm 1993 đến năm 2013

.PDF
174
598
107

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRẦN HẢI ĐỊNH QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2013 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ NGHỆ AN - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRẦN HẢI ĐỊNH QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2013 Chuyên ngành: Lịch sử thế giới Mã số: 9229011 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. ĐỖ THANH BÌNH 2. PGS. TS. NGUYỄN CÔNG KHANH NGHỆ AN - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Nghiên cứu sinh Trần Hải Định MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 4 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu......................................................................... 4 4. Nguồn tài liệu ................................................................................................... 4 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................................................. 5 6. Đóng góp của luận án ....................................................................................... 5 7. Bố cục của luận án............................................................................................ 6 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ..................................... 7 1.1. Những công trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam ................................. 7 1.2. Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài............................. 10 1.2.1. Nghiên cứu của các tác giả Campuchia ................................................. 10 1.2.2. Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài khác ......................................... 14 1.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết ............................................................................................. 15 1.3.1. Về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài......................................... 15 1.3.2. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu............................................. 16 Chương 2. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2013 ......................................................................... 18 2.1. Bối cảnh thế giới và khu vực Đông Nam Á.................................................. 18 2.1.1. Bối cảnh thế giới................................................................................... 18 2.1.2. Bối cảnh khu vực Đông Nam Á ............................................................ 25 2.2. Tình hình chính trị, kinh tế - xã hội Campuchia từ năm 1979 đến năm 1992 .... 32 2.2.1. Tình hình chính trị................................................................................. 32 2.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội ...................................................................... 33 2.3. Tình hình chính trị và chính sách đối ngoại của Campuchia giai đoạn 1993 - 2013......................................................................................................... 36 2.3.1. Khái quát tình hình chính trị ................................................................. 36 2.3.2. Chính sách đối ngoại............................................................................. 42 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................... 45 Chương 3. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2013................................................ 47 3.1. Giai đoạn tái thiết và cơ cấu lại nền kinh tế (1993 - 2003)............................ 47 3.1.1. Các chính sách, kế hoạch chủ yếu ......................................................... 47 3.1.2. Sự phát triển kinh tế Campuchia trong những năm 1993 - 2003 ............ 50 3.2. Giai đoạn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải cách và mở rộng hợp tác để phát triển (2004 - 2013) ...................................................................................... 63 3.2.1. Các chiến lược và chính sách phát triển ................................................ 63 3.2.2. Sự phát triển kinh tế Campuchia trong những năm 2004 - 2013 ............ 67 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................... 81 Chương 4. SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2013 ......................................................................... 82 4.1. Chính sách và kế hoạch phát triển xã hội của Chính phủ .............................. 82 4.2. Sự phát triển một số lĩnh vực xã hội ở Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013 ........................................................................................................... 87 4.2.1. Phát triển giáo dục ................................................................................ 87 4.2.2. Phát triển y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.................................... 93 4.2.3. Xóa đói giảm nghèo.............................................................................. 98 4.2.4. An sinh và phúc lợi xã hội .................................................................. 100 4.2.5. Công trình hạ tầng xã hội và phát triển dịch vụ công........................... 105 Tiểu kết chương 4 ............................................................................................. 109 Chương 5. NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2013 ........ 110 5.1. Những thành tựu và hạn chế chính trong phát triển kinh tế - xã hội............ 110 5.1.1. Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội ................................................... 110 5.1.2. Hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội............................... 115 5.2. Những đặc điểm của quá trình phát triển kinh tế - xã hội Vương quốc Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013 ............................................................ 119 5.2.1. Sự phát triển kinh tế - xã hội Campuchia giai đoạn 1993 - 2013 có điểm xuất phát thấp nhưng tốc độ khá nhanh ...................................... 119 5.2.2. Sự phát triển kinh tế - xã hội của Campuchia bị chi phối bởi chế độ chính trị đa đảng và hệ thống kinh tế thị trường .................................. 120 5.2.3. Sự phát triển kinh tế - xã hội diễn ra không đồng đều và mất cân đối.... 121 5.2.4. Sự phát triển kinh tế - xã hội của Campuchia dựa nhiều vào các nguồn lực từ bên ngoài........................................................................ 123 5.3. Một số kinh nghiệm từ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Vương quốc Campuchia giai đoạn 1993 - 2013 ............................................................ 124 5.3.1. Về vai trò của Nhà nước trong hoạch định chính sách, cải cách phát triển kinh tế - xã hội............................................................................ 124 5.3.2. Về xây dựng một nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước... 125 5.3.3. Về phát huy vai trò kinh tế tư nhân ..................................................... 126 5.3.4. Về tạo lập và thu hút đầu tư ................................................................ 127 KẾT LUẬN........................................................................................................ 130 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 137 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt ADB AFTA Tiếng Anh Asian Development Bank ASEAN Free Trade Area Tiếng Việt Ngân hàng Phát triển Châu Á Khu vực mậu dịch tự do ASEAN APEC Asia-Pacific Economic Diễn đàn Kinh tế Cooperation châu Á -Thái Bình Dương ARF ASEAN Regional Forum Diễn đàn khu vực ASEAN ASEAN Association of Hiệp hội các quốc gia Southeast Asian Nations Đông Nam Á ASEM The Asia-Europe Meeting Diễn đàn Hợp tác Á - Âu CHND Cộng hòa Nhân dân CNRP Cambodian Relief Party Đảng Cứu nước Campuchia CPP Cambodian People's Party Đảng Nhân dân Campuchia EFA National education plan for Kế hoạch Quốc gia giáo dục everyone cho mọi người EU European Union Liên minh châu Âu FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FUNCINFEC (Tiếng Pháp) Uni National pour Mặt trận Thống nhất dân tộc vì un Cambodge Indépendant, Ne một nước Campuchia độc lập, utre, Pacifique, et Coopératif trung lập, hoà bình và hợp tác GDĐH Giáo dục đại học GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GMS Greater Mekong Subregion Tiểu vùng sông Mekong mở rộng HIV/AIDS Human immunodeficiency Hội chứng suy giảm miễn dịch virus infection / acquired mắc phải ở người immunodeficiency syndrome HRP Human Rights Party Đảng Nhân quyền IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế INPRD Implementation Plan for the Kế hoạch Thực hiện National Program for Chương trình Quốc gia Rehabilitation & Development Phục hồi và Phát triển NPRD National Program for Chương trình Quốc gia Rehabilitation and Phục hồi và Phát triển Development NDP Nxb ODA PRSP RGC SEDP SEZ SMEs SRP THCS THPT Tp. TTXVN UNESCO UNICEF USD XHCN WB WFP WHO WTO National Development Program Chương trình Phát triển Quốc gia Nhà xuất bản Official Development Hỗ trợ phát triển chính thức Assistance Poverty Reduction Chiến lược giảm nghèo Strategy Paper Royal Gorvment Chính phủ Hoàng gia of Campuchia Campuchia Socio-Economic Kế hoạch Development Plan Phát triển Kinh tế Xã hội Special Economic Zone Khu Kinh tế đặc biệt Small and Medium Enterprise Doanh nghiệp vừa và nhỏ Sam Rainsy Party Đảng Sam Rainsy Trung học cơ sở Trung học phổ thông Thành phố Thông tấn xã Việt Nam UN Educational Scientific Tổ chức Giáo dục, Khoa học and Cultural Organization và Văn hóa của Liên Hợp Quốc United Nations Children's Fund Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc United States Dollar Đồng đô la Mỹ Xã hội chủ nghĩa World Bank Ngân hàng Thế giới World Food Programme Chương trình Lương thực thế giới World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Trang Bảng: Bảng 3.1. Bảng 3.2. Bảng 3.3. Bảng 4.1. Bảng 4.2. Bảng 4.3. Bảng 4.4. Bảng 4.5. Bảng 4.6. Bảng 4.7. Bảng 4.8. Bảng 4.9. Bảng 5.1. Các chỉ số ngành nông nghiệp, nông thôn Campuchia trong những năm 2000 - 2003 ................................................................... 57 Kim ngạch, cán cân xuất nhập khẩu của Campuchia giai đoạn 2004 - 2013 (đơn vị triệu USD)........................................................ 76 Xuất khẩu gạo của Campuchia trong những năm 2009 - 2013.......... 77 Một số chỉ số phát triển giáo dục tiểu học ở Campuchia từ năm học 1993 - 1994 đến năm học 2012 - 2013....................................... 89 Tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ phân theo vùng và giới tính trong những năm 2004 - 2013 ................................................... 90 Tỉ lệ biết chữ phân theo nhóm tuổi và giới tính ................................ 90 Một số chỉ số phát triển giáo viên THCS ở Campuchia từ năm học 1993 - 1994 đến năm học 2012 - 2013....................................... 91 Một số chỉ số phát triển giáo viên THPT ở Campuchia từ năm học 1993 - 1994 đến năm học 2012 - 2013....................................... 92 Thống kê về giáo dục đại học 2013 - 2014 ....................................... 93 Giới hạn chuẩn nghèo quốc gia theo vùng........................................ 98 Số lượng và tỷ lệ thuê bao điện thoại giai đoạn 2008 - 2011........... 107 Số lượng và tỷ lệ thuê bao Internet giai đoạn 2008 - 2011.............. 108 Vốn đầu tư giai đoạn 1994 - 2012 .................................................. 123 Biểu đồ: Biểu đồ 2.1. Số ghế đảng FUNCINPEC, CPP và SRP (hiện nay là CNRP) giành được trong các kỳ bầu cử Quốc hội......................................... 41 Biểu đồ 3.1. Cơ cấu kinh tế của Campuchia trong những năm 1993 - 2003.......... 51 Biểu đồ 3.2. Mức tăng trưởng kinh tế của Campuchia trong những năm 1993 - 2003 ..................................................................................... 52 Biểu đồ 3.3. Cơ cấu công nghiệp của Campuchia trong những năm 1993 - 2003 ... 54 Biểu đồ 3.4. Cơ cấu giá trị gia tăng ngành công nghiệp Campuchia trong những năm 1993 - 2003 ................................................................... 55 Biểu đồ 3.5. Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp Campuchia trong những năm 1993 - 2003 .............................................................................. 56 Biểu đồ 3.6. Tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ của Campuchia trong những năm 1993 - 2003 .............................................................................. 58 Biểu đồ 3.7. Sự thay đổi cơ cấu kinh tế của Campuchia trong những năm 2004 - 2013 ..................................................................................... 67 Biểu đồ 3.8. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Campuchia trong những năm 2004 - 2013 .................................................................................... 68 Biểu đồ 3.9. Tốc độ tăng trưởng trong cơ cấu các ngành kinh tế Campuchia trong những năm 2004 - 2013 ......................................................... 69 Biểu đồ 3.10. Tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp ở Campuchia trong những năm 2004 - 2013 ......................................................... 71 Biểu đồ 3.11. Tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp Campuchia trong những năm 2004 - 2013................................................................... 73 Biểu đồ 3.12. Tăng trưởng trong lĩnh vực dịch vụ của Campuchia trong những năm 2004 - 2013 .................................................................. 74 Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ người biết chữ ở Campuchia trong những năm 2004 - 2013 ... 89 Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ nghèo ở Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013 .................... 99 Biểu đồ 5.1. GDP tính theo đầu người một số năm của Campuchia trong giai đoạn 1993 - 2013 ................................................................... 110 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, cải cách và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, làm tăng sức mạnh tổng hợp của mỗi quốc gia. Hội nhập kinh tế quốc tế đã đóng góp quan trọng vào việc mở rộng và đưa quan hệ của các quốc gia ngày càng phát triển có chiều sâu, toàn diện và tạo thế đan xen lợi ích, đặc biệt là các quốc gia có mối quan hệ láng giềng, tương đồng về địa lý, tài nguyên, điều kiện kinh tế, xã hội. Do đó, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia ít nhiều có sự ảnh hưởng lẫn nhau; Việc nghiên cứu những chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia láng giềng trở thành vấn đề quan trọng của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Là một trong ba nước nằm trên bán đảo Đông Dương, từ năm 1970, Campuchia bị đế quốc Mỹ thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược. Cũng từ đây, nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia cùng sát cánh bên nhau tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ngày 17/4/1975, Thủ đô Phnom Penh được giải phóng, cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Campuchia kết thúc thắng lợi. Tuy nhiên, ngay sau đó tập đoàn Khmer Đỏ đã phản bội cách mạng, đưa đất nước Campuchia bước vào thời kỳ diệt chủng đen tối. Dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Dân tộc cứu quốc Campuchia, cùng với sự phối hợp, giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, nhân dân Campuchia đã đứng lên lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot - Ieng Sary, thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Campuchia và đưa đất nước bước vào thời kỳ hồi sinh. Từ đây, nhân dân Campuchia vừa phải thực hiện công cuộc xây dựng lại đất nước, vừa phải tiến hành cuộc đấu tranh chống lại các thế lực đối lập liên kết với nhau chống phá cách mạng, phá hoại sự ổn định đất nước. Với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, ngày 23/10/1991, Hiệp định hoà bình Campuchia được ký kết giữa 19 nước và 4 phái chính trị ở Campuchia tại Thủ đô Paris (Pháp). Hiệp định là cơ sở pháp lý để chấm dứt tình trạng nội chiến và là điều kiện để nhân dân Campuchia thực hiện hoà giải, hoà hợp dân tộc. Căn cứ vào Hiệp định Paris, dưới sự giám sát của Liên Hợp Quốc, từ ngày 23 đến ngày 27/5/1993, cuộc bầu cử Quốc hội lập hiến được tiến hành ở Campuchia. Ngày 21/9/1993, Quốc hội thông qua Hiến pháp mới, tái lập nền Quân chủ Lập hiến. Sihanouk trở về ngai vàng sau 38 năm từ bỏ. Hun Sen (Đảng Nhân dân Campuchia) và N.Ranarit (Mặt trận Thống nhất dân tộc vì một nước Campuchia độc lập, trung lập, hoà bình và hợp tác (FUNCINFEC) làm đồng Thủ tướng thể hiện sự hợp tác của hai đảng nhằm chống lại Pol Pot, ổn định lòng dân trên đất nước Chùa Tháp. Đồng thời, sau khi tiến hành 2 tổng tuyển cử lần thứ nhất năm 1993, Quốc hội, Chính phủ Vương quốc Campuchia đã cố gắng đưa ra những chính sách xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với hoàn cảnh đất nước cũng như xu thế phát triển của thế giới. Những biến đổi to lớn về tình hình trong nước và quốc tế trong những thập niên cuối của thế kỷ XX đã đặt ra cho Chính phủ Vương quốc Campuchia nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn cần giải quyết. Thêm vào đó, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, sự bùng nổ của công nghệ thông tin và xu hướng dân chủ hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, sự tồn vong của quốc gia, dân tộc không còn đơn thuần là sự độc lập về chính trị, toàn vẹn lãnh thổ mà Chính phủ phải có cách tiếp cận linh hoạt, đúng đắn, tìm kiếm các giải pháp khả thi, vừa mang tính tổng thể, toàn diện, vừa mang tính cụ thể. Trong đó, vấn đề là làm thế nào để khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vị thế quốc tế của quốc gia là một vấn đề quan trọng, cấp thiết. Xuất phát từ nhận thức về tình hình thế giới, khu vực và xu thế khách quan của toàn cầu hóa, trong thời kỳ từ năm 1993 đến năm 2013, Vương quốc Campuchia đã có những bước chuyển mạnh mẽ trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội với các cương lĩnh, chiến lược, kế hoạch phát triển. Những chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ Campuchia trong giai đoạn này đã thúc đẩy quá trình mở rộng nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, phát huy những quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước trong khu vực và trên thế giới, tạo ra bước chuyển biến quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đưa đất nước khỏi khủng hoảng và bước vào thời kỳ phát triển mới. Cùng với những chính sách phát huy tiềm năng vốn có từ tài nguyên, lao động và thị trường, Campuchia đã có những bước tiến mạnh mẽ trong việc thu hút có kết quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Những kết quả ban đầu của việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Campuchia, đánh dấu bước chuyển biến về chất trong tư duy hoạch định chính sách kinh tế. Theo đó, Campuchia đẩy mạnh việc khai thác các nguồn lực bên ngoài để phát huy lợi thế bên trong, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Là một nước đang phát triển, Campuchia đã có những đóng góp quan trọng đối với cộng đồng quốc tế nói chung và các nước đang phát triển nói riêng. Campuchia đang từng bước nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế nhằm tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đở của bạn bè trên thế giới và góp phần tích cực vào củng cố, xây dựng và phát triển một thế giới hòa bình, hợp tác và phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công trong việc duy trì hòa bình, ổn định chính trị - xã hội, cải cách và phát triển kinh tế, thực hiện dân chủ hóa xã hội và phát triển mối quan hệ hợp tác trong và ngoài khu vực... Campuchia đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề phức tạp 3 như: nền kinh tế vẫn phát triển theo chiều rộng, tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào một số ngành hạn hẹp; sự chênh lệch, mất cân đối trong cơ cấu kinh tế; khoảng cách giàu nghèo; sự ảnh hưởng của các nước lớn ngày một sâu hơn đến kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại của Campuchia; vấn đề tham nhũng và chống tham nhũng; vấn đề phát triển bền vững; những tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ.... Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng, trong quá khứ và hiện tại, nhân dân Việt Nam và nhân dân Campuchia đã có mối quan hệ láng giềng hữu nghị, chia ngọt sẻ bùi, tương thân tương ái, chung lưng đấu cật cải tạo tự nhiên và chống ngoại xâm. Hiện nay, quan hệ hợp tác Việt Nam - Campuchia đang diễn ra trong bối cảnh khu vực và quốc tế có những chuyển biến quan trọng. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, xu hướng khu vực hoá, quốc tế hoá và toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ buộc các quốc gia trên thế giới phải tích cực hội nhập, gia tăng sức mạnh kinh tế để đương đầu với các cuộc cạnh tranh thương mại ngày càng gay gắt hơn. Việt Nam và Campuchia lại có chung đường biên giới, là láng giềng của nhau, đều là các thành viên chính thức của ASEAN và từ cuối năm 2015 là thành viên của Cộng đồng ASEAN. Những áp lực từ việc tham gia Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và thực hiện lộ trình AFTA khiến hai nước cần tăng cường hợp tác kinh tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, từng bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch về kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Sự phát triển kinh tế - xã hội của Vương quốc Campuchia diễn ra như thế nào đều có những ảnh hưởng nhất định đến Việt Nam. Quá trình xây dựng và phát triển đất nước của Việt Nam và Campuchia có thể hoàn toàn không giống nhau, song cả hai nước có điểm chung là đều hướng tới mục tiêu đưa đất nước thoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển do hậu quả của chiến tranh kéo dài cũng như những năm phát triển trì trệ sau đó. Việc nghiên cứu, đánh giá quá trình phát triển, phân tích những nguyên nhân thành công và hạn chế của kinh tế - xã hội Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013 và rút ra những đặc điểm, bài học kinh nghiệm sẽ có ý nghĩa thực tiễn đối với các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Vương quốc Campuchia từ sau khi tái lập năm 1993 đến năm 2013 diễn ra như thế nào? Những thành tựu kinh tế - xã hội mà nhân dân Campuchia đã đạt được trong 20 năm này cũng như những hạn chế, đặc điểm của quá trình phát triển này ra sao?… Giải đáp được những vấn đề này không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có giá trị thực tiễn sâu sắc. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề: “Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Vương quốc Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013” làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử thế giới. 4 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Luận án hướng đến mục tiêu nghiên cứu đầy đủ, hệ thống và chuyên sâu về quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Vương quốc Campuchia trong giai đoạn 1993 - 2013, làm rõ thực trạng sự vận động, phát triển, về kinh tế - xã hội, lý giải những nguyên nhân thành công và hạn chế, rút ra những đặc điểm và một số bài học kinh nghiệm từ quá trình phát triển đó. 2.2. Nhiệm vụ - Phân tích những nhân tố tác động đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Vương quốc Campuchia giai đoạn 1993 - 2013; - Phân tích các chính sách phát triển, làm rõ quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đánh giá những thành tựu, hạn chế của kinh tế, một số lĩnh vực xã hội, nguyên nhân đạt được thành tựu và hạn chế của kinh tế - xã hội ở Vương quốc Campuchia trong giai đoạn 1993 - 2013; - Rút ra những đặc điểm và bài học kinh nghiệm từ quá trình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 1993 - 2013 của Vương quốc Campuchia. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Vương quốc Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013. 3.2. Phạm vi - Về nội dung: Đề tài Quá trình phát triển kinh tế - xã hội Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013 được nghiên cứu dưới góc độ sử học. Về kinh tế, luận án nghiên cứu chủ yếu sự hình thành và thực thi chính sách, kế hoạch và quá trình phát triển kinh tế. Về xã hội, luận án đề cập đến sự chuyển biến xã hội trên một số lĩnh vực cơ bản như giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo, an sinh và phúc lợi xã hội, kết cấu hạ tầng và các dịch vụ công. - Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Vương quốc Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013, nghĩa là bắt đầu từ khi Campuchia tái lập thể chế nhà nước Quân chủ lập hiến, thực hiện chính sách hòa hợp dân tộc đến khi kết thúc nhiệm kỳ thứ IV của Quốc hội vào tháng 7 năm 2013. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khách quan và logic của đề tài, chúng tôi đề cập đến một số yếu tố về kinh tế, chính trị, xã hội tiêu biểu của Campuchia cả giai đoạn trước năm 1993 và sau năm 2013. Ngoài giới hạn nêu trên, các vấn đề khác không thuộc phạm vi nghiên cứu chính của Luận án. 4. Nguồn tài liệu Nguồn tài liệu được khai thác, sử dụng chủ yếu trong luận án gồm: 5 4.1. Tài liệu gốc - Các cương lĩnh chính trị, các văn bản, văn kiện của Chính phủ, các bộ, ngành, các đảng phái chính trị của Campuchia và đánh giá của Chính phủ Campuchia về việc thực hiện các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (1993 - 2013). - Các văn bản, báo cáo, các số liệu thống kê của Chính phủ và các bộ, ngành của Campuchia; các báo cáo, thống kê, đánh giá của Ngân hàng Thế giới. 4.2. Tài liệu tham khảo khác - Các tác phẩm về lịch sử Đông Nam Á, lịch sử Vương quốc Campuchia. - Các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ. - Các bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành. - Các bài báo điện tử, các websites. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Luận án dựa trên quan điểm duy vật lịch sử về hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin để nghiên cứu về sự phát triển kinh tế - xã hội của Vương quốc Campuchia. - Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Luận án sử dụng hai phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Luận án còn kết hợp sử dụng các phương pháp liên ngành như tổng hợp, thống kê, phân tích, đối chiếu, so sánh và suy luận logic… để giải quyết những vấn đề khoa học đặt ra nhằm tái hiện một cách khách quan và khoa học quá trình phát triển kinh tế - xã hội Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013. 6. Đóng góp của luận án Luận án là công trình nghiên cứu có hệ thống và chuyên sâu về quá trình phát triển kinh tế - xã hội Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013 dưới góc nhìn của nhà nghiên cứu Việt Nam. Trên cơ sở nội dung nghiên cứu, luận án chỉ ra những đặc điểm của quá trình phát triển kinh tế - xã hội Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013, đồng thời làm rõ thành tựu, hạn chế và những nguyên nhân của nó trong quá trình phát triển kinh tế xã hội Campuchia ở giai đoạn này, từ đó rút ra những kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam và một số nước đang phát triển trong việc hoạch định và thực thi các chích sách, chiến lược, chương trình và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Luận án là một tài liệu chuyên khảo hữu ích cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập về lịch sử Campuchia, đặc biệt là việc tìm hiểu chuyên sâu về các vấn đề kinh tế - xã hội của Campuchia (1993 - 2013). 6 7. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của luận án gồm 5 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2. Những nhân tố tác động đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Vương quốc Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013 Chương 3. Quá trình phát triển kinh tế của Vương quốc Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013 Chương 4. Sự phát triển xã hội của Vương quốc Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013 Chương 5. Nhận xét về quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Vương quốc Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu về Campuchia nói chung, sự phát triển kinh tế - xã hội của Campuchia nói riêng là chủ đề thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều chính trị gia. Qua khảo sát, tiếp xúc với các nguồn tư liệu trong và ngoài nước, chúng tôi nhận thấy về quá trình phát triển kinh tế - xã hội Camuchia sau khi tái lập vương quốc đã có một số nhà nghiên cứu đề cập ở những khía cạnh khác nhau. 1.1. Những công trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam Trước khi gia nhập ASEAN, việc nghiên cứu về các nước Đông Nam Á nói chung, nghiên cứu về Campuchia của các tác giả Việt Nam chưa nhiều. Từ những năm 90 của thế XX, trong quá trình hội nhập ASEAN, các nhà nghiên cứu Việt Nam đã quan tâm nhiều đến việc nghiên cứu lịch sử các nước trong khu vực, trong đó có lịch sử Campuchia. Tuy nhiên, hướng nghiên cứu chính vẫn tập trung đề cập đến chính sách đối ngoại và quan hệ Campuchia với một số nước. Trong đó, khi đề cập đến vấn đề nghiên cứu của mình, các học giả có trình bày một số vấn đề liên quan đến sự phát triển kinh tế - xã hội Campuchia nhưng ở mức độ sơ lược và khái quát. Nhóm những công trình nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, chính trị - xã hội, chính sách hợp tác, quan hệ đối ngoại trong đó có đề cập đến kinh tế - xã hội Campuchia (1993 - 2013) có: Tác giả Phạm Đức Thành (1995) trong cuốn Lịch sử Campuchia, NXB Văn hóa Thông tin [40] với 10 chương đã nghiên cứu lịch sử Campuchia từ buổi đầu dựng nước đến những năm 90 của thế kỷ XX. Đây là một công trình nghiên cứu khá toàn diện và có hệ thống về các lĩnh vực lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội Campuchia. Tuy vấn đề phát triển kinh tế - xã hội Campuchia từ sau năm 1993 chưa được chú trọng đề cập một cách đầy đủ, toàn diện, song đây là tài liệu tham khảo hữu ích và góp phần cung cấp cái nhìn tổng quát cho tác giả trong quá trình nghiên cứu nội dung luận án. Năm 1997, Đề tài cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Campuchia sau giải pháp chính trị [7] đã nghiên cứu diễn biến chính trị, cuộc đấu tranh vì hòa giải, hòa hợp dân tộc của Campuchia và chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ Vương quốc Campuchia nhiệm kỳ I (1993 - 1998). Đề tài cấp Bộ Campuchia gia nhập WTO và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam do Phạm Đức Thành (Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, 2004) làm chủ nhiệm [41] đã tìm hiểu về quá trình gia nhập WTO của Campuchia và những thuận lợi, khó khăn khi Campuchia gia nhập tổ chức này. Đề tài khẳng định việc gia nhập WTO của Campuchia là một dấu mốc quan trọng đánh dấu sự hội nhập, phát triển 8 kinh tế - xã hội của Vương quốc này. Đồng thời, đề tài cũng đưa ra những đề xuất kiến nghị cho Việt Nam trong quá trình gia nhập WTO. Tiếp đó, năm 2005, Đề tài cấp Bộ của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Lộ trình Campuchia gia nhập WTO và tác động của chúng đến chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Campuchia” [6] đã tập trung nghiên cứu lộ trình gia nhập WTO của Campuchia năm 2004 và bước đầu phân tích những thay đổi trong chính sách kinh tế - xã hội của Campuchia sau khi gia nhập WTO. Đề tài độc lập cấp Nhà nước của Lê Văn Cương và cộng sự (2006) Các xu hướng chủ yếu của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, Vương quốc Campuchia trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI và tác động của nó đến công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam [3] đã phân tích, đánh giá một cách tương đối toàn diện các nhân tố tác động đến xu hướng phát triển của CHDCND Lào và Vương quốc Campuchia trong những năm đầu thế kỷ XXI và tác động của nó đến công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Trong chương 7 của đề tài, các tác giả đã đưa ra khả năng phát triển của đất nước này trong những năm tiếp theo. Đề tài cấp Nhà nước (2010) Cơ sở lịch sử, chính trị, xã hội, văn hóa và pháp lý của vùng biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia và những giải pháp nhằm phát triển bền vững vùng biên giới giữa hai nước do Nguyễn Sỹ Tuấn làm chủ nhiệm [43] đã phân tích những tác động của nền tảng xã hội đến sự phát triển kinh tế như đặc điểm cư dân/dân tộc, vấn đề sinh kế, đặc trưng văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng... của vùng biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia. Đặc biệt, trong chương V, các tác giả đã đi sâu nghiên cứu đặc điểm, hiện trạng kinh tế - xã hội và quan hệ thương mại đầu tư khu vực biên giới giữa Việt Nam - Campuchia. Nguyễn Tiến Ngọc và cộng sự (2008) với đề tài cấp Bộ Tình hình Campuchia, quan hệ Việt Nam - Campuchia sau Hiệp định Paris về Campuchia và chính sách của ta", Ban Đối ngoại Trung ương [31] đã đề cập đến tình hình Campuchia từ sau Hiệp định Paris về Campuchia từ năm 1991 đến 2008, trong đó có tình hình kinh tế - xã hội. Từ đó, tác giả đã có những đánh giá bước đầu về quan hệ trên một số lĩnh vực giữa hai nước Việt Nam - Campucchia. Tác giả Nguyễn Duy Dũng (Chủ biên, 2010) trong cuốn Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, từ lý thuyết đến thực tiễn, Nxb Khoa học Xã hội [4] đã tập hợp nhiều nguồn tài liệu gốc đề cập đến các vấn đề chủ yếu như các khuôn khổ lý thuyết về phát triển và quản lý phát triển vùng tam giác; thực trạng phát triển kinh tế xã hội; những vấn đề về dân số, lao động và việc làm các tỉnh trong khu vực tam giác phát triển, trong đó có các tỉnh Đông Bắc Campuchia. Có thể nói, đây là một công trình tham khảo có giá trị cho đề tài dưới góc độ nghiên cứu liên kết phát triển vùng, khu vực. 9 Tác giả Lê Thị Ái Lâm (2006) với đề tài cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội Campuchia từ thập kỷ 90 đến nay [25] đã trình bày thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của Campuchia trong giai đoạn đầu cải cách và xây dựng kinh tế thị trường (1994 - 2004). Trong đề tài này, tác giả đã phân tích các nội dung liên quan đến tăng trường kinh tế, vấn đề dân số, nguồn nhân lực, thị trường lao động, các vấn đề xã hội... của Campuchia. Tác giả Nguyễn Văn Hà và cộng sự với đề tài Những vấn đề chính trị, kinh tế nổi bật của Campuchia giai đoạn 2011 - 2020 và tác động chủ yếu đến Việt Nam, (Đề tài cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, 2011) [13] đã phân tích những vấn đề chính trị nổi bật của Campuchia giai đoạn 2001 - 2010, đánh giá những vấn đề kinh tế nổi bật của Campuchia với một số đặc điểm như duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và dựa trên một số ngành hạn hẹp, thực hiện những cải cách kinh tế và mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Trên cơ sở đó, đề tài đã đưa ra những dự báo về tình hình chính trị và kinh tế nổi bật của Campuchia trong giai đoạn 2011 - 2020 và phân tích những tác động chủ yếu đến Việt Nam. Nhóm các công trình nghiên cứu về quan hệ Campuchia với ASEAN và các nước, khu vực, trong đó có đề cập đến kinh tế - xã hội Campuchia tiêu biểu có: Công trình được xuất bản bằng ba thứ tiếng Việt, Lào, Khmer Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, hợp tác, hữu nghị, phát triển do Nguyễn Duy Dũng chủ biên (NXB Thông tin Truyền thông, 2012) [5] đã tập trung đánh giá thực trạng phát triển trong khu vực Tam giác, nêu lên những thành tựu và hạn chế chủ yếu trong hợp tác khu vực bao gồm: tăng trưởng và mở rộng các quan hệ thương mại và đầu tư, hợp tác trong phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông, thông tin… Trên cơ sở đó, tác giả nêu lên những giải pháp cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực này. Cuốn Quan hệ Việt Nam - Campuchia từ sau Chiến tranh Lạnh, Nxb. KHXH, Hà Nội [16] của tác giả Trần Xuân Hiệp (2014), được công bố trên cơ sở Luận án tiến sĩ “Quan hệ Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010). Tác giả đã đề cập trong những cơ sở quan trọng của quan hệ hợp tác Việt Nam - Campuchia; nghiên cứu một số lĩnh vực kinh tế của Campuchia trong mối quan hệ hợp tác với Việt Nam, phân tích thực trạng quan hệ hợp tác giữa hai nước và đánh giá những triển vọng hợp tác giữa hai nước. Bên cạnh các công trình nghiên cứu đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến kinh tế - xã hội của Vương quốc Campuchia (1993 - 2013), nhiều bài báo, bài nghiên cứu đã được công bố trên các tạp chí khoa học, hội thảo khoa học có đề cập đến một số mặt, một số lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội Campuchia từ 1993 đến 2013 liên quan đến đề tài, có giá trị tham khảo như: 10 Hoàng Thị Minh Hoa, Nguyễn Văn Cường với bài Khái quát về quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam với Lào và Campuchia giai đoạn 1991 - 2005 [18] đã khái quát thực trạng quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam với Lào và Campuchia giai đoạn 1991 - 2005. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã đánh giá những kết quả, hạn chế, nguyên nhân và những triển vọng hợp tác trên lĩnh vực kinh tế, thương mại giữa Việt Nam với Lào và Campuchia những năm tiếp theo. Các tác giả Hoàng Thị Minh Hoa, Trịnh Văn Minh với bài Quan hệ Nhật Bản - Campuchia trên lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, giáo dục và y tế (1991 2007) [19] đã đi sâu nghiên cứu 3 lĩnh vực chủ yếu trong quan hệ Nhật Bản Campuchia là nông nghiệp nông thôn, giáo dục và y tế trong giai đoạn 1991 đến năm 2007 với việc phân tích những tiềm năng, lợi thế và những kết quả, hạn chế, khả năng hợp tác trên các lĩnh vực này giữa hai nước. Những công bố khoa học liên quan đến sự phát triển của một số lĩnh vực kinh tế - xã hội Campuchia (1993 - 2013) có: Lê Phương Hòa với bài Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng ở tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia” [20]; Nguyễn Hồng Nhung với nghiên cứu Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới Việt Nam - Campuchia” [32]; Nguyễn Thành Văn với nghiên cứu Khái quát tình hình chính trị, kinh tế - xã hội và đối ngoại Campuchia năm 2012 [49]; Hoàng Kinh Thất (dịch) với bài Kinh tế Campuchia tăng trưởng mạnh [21]; Hoàng Ngọc Phong, Nguyễn Thị Hoàng Điệp với bài Tỉnh Mundul Kiri Campuchia quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 [35]. Đặc biệt, tác giả Nguyễn Văn Hà với nhiều bài viết chuyên sâu về một số lĩnh vực kinh tế - xã hội Campuchia như: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Campuchia thập kỷ qua [9]; Hội nhập kinh tế của Campuchia trong thập kỷ qua” [10]; Quan hệ Campuchia - Trung Quốc trong tương quan với các nước lớn [12]; Thực trạng và giải pháp phát triển vùng biên giới Việt Nam - Campuchia.. [11]. Đây là cơ sở dữ liệu tham khảo có giá trị nhằm làm rõ những vấn đề liên quan đến luận án. 1.2. Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài 1.2.1. Nghiên cứu của các tác giả Campuchia Kể từ khi Campuchia thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, những công trình nghiên cứu về kinh tế - xã hội của Camuchia của các tác giả Campuchia được phổ biến khá rộng rãi. Đây là một trong những nguồn tư liệu có giá trị làm cơ sở dữ liệu tham khảo để thực hiện các mục tiêu của luận án. Năm 1994, Viện Quốc gia về Dữ liệu Campuchia đã công bố công trình រ តតពិនិត េសដកិចសងមៃន បេទសកម (Theo dõi kinh tế - xã hội Campuchia) [108]. Trên cơ sở đánh giá thực trạng Campuchia trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội sau hơn hai thập kỷ bị chìm sâu vào nội chiến và tình hình Campuchia sau năm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan