Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quá trình hình thành và phát triển tổ đình hội khánh, thành phố thủ dầu một tỉnh...

Tài liệu Quá trình hình thành và phát triển tổ đình hội khánh, thành phố thủ dầu một tỉnh bình dương

.PDF
102
40
100

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập tại Học viện Khoa học xã hội, em đã được quý thầy, cô giáo đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ, truyền đạt kiến thức và giảng dạy cho em những kiến thức vô c ng quý báu trong quá trình học tập. Thời gian học tập quá ng n ngủi nhưng những kiến thức mà quý Thầy, Cô đã truyền đạt tiếp thu được sẽ giúp ích rất nhiều cho em trong công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo ngày càng được tăng cường, từng bước đi vào chiều sâu, không ngừng đổi mới và có hiệu quả hơn và sẽ là hành trang quý báu trong suốt quá trình công tác của em sau này. Đó là lí do để em chọn đề tài "Quá trình hình thành và phát triển Tổ đình Hội Khánh ở Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương" làm luận văn tốt nghiệp cho chuyên ngành của mình. Em xin tri ân các Thầy, cô giáo của Học viên Khoa học xã hội đã truyền đạt cho em những kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình học tập. Em chân thành cám ơn cô hướng dẫn Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Quỳnh. Cô đã tận tình truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn giúp em hoàn thành tốt luận văn này. Tôi xin gửi lời cám ơn đến tất cả những anh, chị, em đồng nghiệp trong cơ quan đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Trong quá trình làm luận văn không tránh khỏi thiếu sót, em kính mong được sự giúp đỡ và góp ý của quý Thầy, Cô. Xin chân thành cảm ơn tất cả quý Thầy, Cô đã tận tình giảng dạy đã giúp em hoàn thành luận văn của mình. Xin cám ơn! Bình Dương, ngày 19 tháng 4 năm 2018 Học viên Nguyễn Thị Nghĩa Hƣơng MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU Chƣơng 1: TỔNG QUAN 1.1. Bối cảnh lịch sử 1 7 7 1.2. Sự phát triển của Phật giáo Đàng trong16 1.3. Một số nội dung của Phật giáo có ảnh hưởng đến đối sống của người Việt 33 1.4. Tiểu kết chương 1 34 Chƣơng 2: TỔ ĐÌNH HỘI KHÁNH QUA CÁC GIAI ĐOẠNPHÁT TRIỂN 40 2.1. Các vị thiền sư có công đối với sự phát triển của Tổ đình 40 Hội Khánh (từ năm 1741 đến thế kỷ 20) 2.2. Bình đồ kiến trúc và bài trí của ch a Hội Khánh 47 2.3. Giai đoạn tr ng tu 50 2.4. Xây dựng cơ sở giáo dục và tổ chức sinh hoạt đạo của Tổ 55 đình Hội Khánh qua các giai đoạn 2.5. Tiểu kết chương 2 64 Chƣơng 3: MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH, ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ 66 VIỆCBẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA TỔ ĐÌNH HỘI KHÁNH 3.1. Một số nhận định 66 3.2. Đề xuất và kiến nghị đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị 73 của Tổ đình Hội Khánh 3.3. Tiểu kết chương 3 76 KẾT LUẬN 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình tồn tại và phát triển, con người ngày càng có nhiều nhu cầu cần được đáp ứng, trong đó, nhu cầu về tín ngưỡng tôn giáo là một nhu cầu tinh thần của các tầng lớp nhân dân. Bản thân tôn giáo chứa đựng nội dung phong phú về lịch sử, tư tưởng, triết học, đạo đức, văn hóa, chính trị. Tôn giáo có thể coi là một bộ phận cấu thành của các lĩnh vực trên. Khi phát triển và du nhập ở mỗi quốc gia, nó đã tạo ra sự phát triển và trong một nước và giữa các nước với nhau, góp phần làm phong phú nền tư tưởng, triết học, đạo đức, văn hóa. Trong quá trình truyền giáo, các tôn giáo cũng góp phần giới thiệu được đất nước, con người và các nền văn hóa ra thế giới bên ngoài. Tôn giáo còn là một hình thái ý thức xã hội, ra đời và phát triển từ hàng ngàn năm nay và sẽ tồn tại lâu dài c ng loài người. Trong quá trình tồn tại và phát triển, tôn giáo ảnh hưởng khá sâu s c đến đời sống chính trị, văn hóa xã hội, tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục tập quán của dân tộc. Chẳng hạn Việt Nam khi du nhập các tôn giáo như Nho giáo, Đạo giáo thì mang theo những giá trị văn hóa của Trung Hoa vào nước ta. Còn khi đạo Công giáo vào từ châu Âu, cũng mang theo cả những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, văn minh của phương Tây lúc đó đến Việt Nam. Thực tế trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, Đảng và nhà nước ta luôn lấy tinh thần tự do tôn giáo làm kim chỉ nam để đưa ra các chính sách tôn giáo ph hợp: “Chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được cụ thể hóa bằng các vấn đề cụ thể như các tôn giáo ở Việt Nam được hoạt động tự do trong khuôn khổ của Hiến pháp và Pháp luật Nhà nước Việt Nam” (Nghị quyết Đại hội XI của Đảng). Hiện nay ở nước ta, tôn giáo là vấn đề lớn liên quan đến chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước, thu hút sự quan tâm của nhiều ngành nhiều cấp. Các tôn giáo ở Việt Nam được Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện hoạt động theo Hiến pháp và Pháp luật, khuyến khích các tôn giáo tham gia các hoạt động giáo dục, từ thiện, nhân đạo theo sự hướng dẫn của các cấp quản lý. 1 Ngày nay ở Việt Nam, các cơ sở tôn giáo ch a, miếu, nhà thờ mà trong số đó có hàng ngàn cơ sở đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia- đó là những giá trị văn hóa vật thể, còn những giá trị văn hóa phi vật thể như các lễ hội, nghi lễ, thánh ca, kịch, tuồng chứa đựng nội dung tôn giáo cũng mang những giá trị không hề nhỏ. Ch a Hội Khánh (phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một) - một kiến trúc Phật giáo, kết cấu gỗ lớn nhất tỉnh Bình Dương, được khởi dựng vào năm 1741. Năm 1861, ch a đã bị giặc Pháp thiêu hủy. Năm 1868, ch a được xây dựng lại với quy mô hiện nay, với tổng diện tích khoảng 1.211m2, là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia, g n liền với quá trình khai phá khu vực Bình Dương của người Việt trong lịch sử. Đặc biệt, ch a còn là nơi hoạt động của Hội Danh dự trong khoảng những năm 1923- 1926, mà cụ Nguyễn Sinh S c - thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một thành viên sáng lập. Nét nỗi bật của ngôi cổ tự này là giá trị phong phú về mặt lịch sử, văn hoá, nghệ thuật kiến trúc, đặc biệt phần lớn những di tích, cổ vật hàng mấy trăm năm được bảo tồn lưu giữ cho đến nay. Hội Khánh còn được xem là ngôi ch a tiêu biểu trong số các ngôi ch a cổ ở Bình Dương. 2. Tổng quan tài liệu và tình hình nghiên cứu 2.1. Tổng quan tài liệu Đã có một số bộ sách và chuyên khảo về v ng đất và con người, v ng đất mới Nam Bộ nói chung và về ch a Hội Khánh nói riêng như bộ sách: - Gia định thành thông chí của Trịnh Hòa Đức. - Đại Nam Nhất thống chí của Quốc sử Triều Nguyễn, được viết vào những năm đầu Thế kỷ XIX có đề cập đến nhiều ngôi ch a xưa của Bình Dương - Đầu Thế kỷ XX , chuyên khảo Monographie de la province de Gia Định. Impr. L. Me1nard 1902 ra đời, là cứ liệu lịch sử quan trọng cho thấy vị trí quan trọng của Bình Dương trong mối quan hệ với Gia Định xưa, thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Tập ảnh La Cochinchine. Album ge1ne1ral illustre1 de 456 gravures sur cuivre. Edition photo Nadal. 1925. Saigon, trong đó có ch m ảnh về Thủ Dầu Một, cung cấp tư liệu quý giá về Phật giáo Bình Dương đầu thế kỷ XX. 2.2. Tình hình nghiên cứu 2 Từ những năm 90 của thế kỷ XX, lần lượt ra đời nhiều công trình đề cập đến v ng đất, con người Bình Dương như: - Miền Đông Nam bộ, lịch sử và Phát triển, nhiều tác giả. - Sông Bé, di tích lịch sử danh lam thắng cảnh. Sở Văn hóa - Thông tin Bảo tàng tỉnh Sông Bé xuất bản. - Thủ Dầu Một - Bình Dương đất lành chim đậu nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh. - Sơ khảo Phật giáo tỉnh Bình Dương do Thượng tọa Thích Huệ Thông thực hiện. Nhà xuất bản Mũi Cà Mau xuất bản. - Những ngôi chùa ở Bình Dương - quá khứ và hiện tại. Đây là một công trình chuyên khảo về các di tích Phật giáo do tỉnh hội Bình Dương đã xuất bản năm 2002, Nhà xuất bản Tôn giáo Hà Nội. - Năm 2008, Hội khoa học Lịch sử Bình Dương đã cho ra m t công trình"Bình Dương danh lam cổ tự" giới thiệu 24 ngôi ch a tiêu biểu trong tỉnh, do một tập thể tác giả điều là những người con của Bình Dương thực hiện. - Năm 2010, UBND tỉnh Bình Dương đã phát hành Địa chí Bình Dương. Đây là một cứ liệu quan trọng, chính xác, để tham khảo về tỉnh Bình Dương với nhiều góc độ khác nhau. Những công trình của các tác giả nêu trên đã có nhiều đóng góp trong việc nghiên cứu. Cho thấy vị thế của Bình Dương trong mối quan hệ với Gia Định xưa, thành phố Hồ Chí Minh ngày nay, đã cung cấp thông tin phong phú về đất và người Bình Dương trong lịch sử các tư liệu quý giá về Phật giáo Bình Dương, giúp các nhà nghiên cứu có thể tham khảo dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về quá trình phát triển, vai trò của Tổ đình Hội Khánh trong lịch sử Phật giáo Bình Dương và cả nước. Bình Dương là một vùng đất rộng lớn, đang có sự phát triển mạnh mẽ cả về kinh tế và xã hội. Song song cùng sự phát triển đó là nhu cầu sinh hoạt tôn giáo đang ngày càng lớn mạnh trong đời sống nhân dân. Do đó, chúng tôi chọn đề tài: "Quá trình hình thành và phát triển Tổ đình chùa Hội Khánh, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương” để triển khai nghiên cứu tìm hiểu. Luận văn hi vọng mang lại không chỉ cái nhìn toàn cảnh về văn hóa Phật giáo vùng đất Bình Dương, 3 mà còn mong muốn đóng góp những kiến nghị thiết thực trong việc ổn định sinh hoạt tôn giáo cho nhân dân trong khu vực. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Từ khi Phật giáo có mặt tại Bình Dương, các Thiền sư c ng các di dân người Việt theo đạo Phật đã xây dựng ch a và Phát triển Phật giáo ở nhiều lĩnh vực như văn hóa, kiến trúc, thơ văn... và đặc biệt là đáp ứng đời sống văn hóa tâm linh của cư dân v ng đất này thông qua việc xây ch a, độ tăng, trong đó có việc xây dựng ch a Hội Khánh. Luận văn "Quá trình hình thành và phát triển Tổ đình Hội Khánh ở Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương" có mong muốn đóng góp một phần vào tư liệu lịch sử về quá trình hình thành và phát triển của Tổ đình Hội Khánh, những giá trị văn hóa, lịch sử, tôn giáo của Tổ đình Hội Khánh đối với Phật giáo ở Đàng trong nói chung cũng như của tỉnh Bình Dương nói riêng, nêu lên một số đề xuất và kiến nghị đối với các nhà nghiên cứu và nhà quản lý về sinh hoạt Phật giáo nói chung cũng như tỉnh Bình Dương nói riêng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn làm rõ những đặc điểm của văn hóa Phật giáo v ng Đông Nam Bộ cũng như những đặc điểm, quy luật về quá trình vận hành, biến đổi của Phật giáo ở Bình Dương. Chỉ ra được tính đặc th của ch a Hội Khánh về phương diện lịch sử, văn hóa, tôn giáo. Vị trí và vai trò của Tổ đình Hội Khánh trong đời sống văn hóa, tôn giáo của tỉnh Bình Dương. Nếu một số kiến nghị, đề xuất đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị của Tổ đình Hội Khánh. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là Tổ đình Hội Khánh, phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương trên nhiều lĩnh vực, từ việc du 4 nhập và phát triển của Phật giáo tỉnh Bình Dương, sinh hoạt Phật giáo tại Tổ đình Hội Khánh giá trị văn hóa - nghệ thuật của Tổ đình Hội Khánh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài b t đầu từ khi ch a Hội Khánh hình thành cho đến hiện nay. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu tài liệu sơ cấp và thứ cấp như: phương pháp tổng hợp; thống kê; phương pháp nghiên cứu lịch sử (lịch đại và đồng đại) những hoạt động biến đổi của ch a Hội Khánh hiện nay trên nhiều lĩnh vực: tôn giáo, văn hóa, giáo dục, xã hội.... Để hoàn thành được mục tiêu nghiên cứu là khái quát một phần về lịch sử Phật giáo tỉnh Bình Dương nói chung, đặc điểm Phật giáo của tổđình Hội Khánh nói chung, góp phần tư liệu vào nghiên cứu Phật giáo khu vực Nam Bộ, luận văn đã được tiến hành dựa trên các bước như sau: - Về tài liệu thứ cấp: luận văn tiến hành nghiên cứu sâu về lịch sử Phật giáoĐàng Trong dựa trên các tài liệu thứ cấp là các luận văn, luậnán, những công trình là các tác phẩmđã xuất bản, tổng hợp các tư liệu trong và ngoài nước có liên quan đến lịch sử Phật giáoĐàng Trong, cùng với các tài liệu liên quan đến quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo tỉnh Bình Dương. Thao tác này nhằm làm rõ mối liên hệ tương quan của tổđình Hội Khánh đối với sự phát triển Phật giáo của khu vực. - Về tài liệu sơ cấp: các tài liệu này bao gồm ảnh, tài liệu phỏng vấn trực tiếp,...do chính tác giả thực hiện và trình bày. Ngoài những tài liệu thứ cấp thu thập được, tài liệu sơ cấp nàyđóng vai trò quan trọng trong việc giải đáp những thông tin còn chưa đầyđủ trong tài liệu thứ cấp. Ngoài ra, việc thực hiện phỏng vấn trực tiếpđược thiết kế nhằmđảm bảo tính chính xác, cập nhật đối với tình hình tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng tại khu vực tỉnh Bình Dương – đây vốn dĩ được coi là vấn đề thời sự mang tính nhạy cảm. 5 6. Ý nghĩa luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Cung cấp cơ sở khoa học về lịch sử và hiện trạng của Tổ đình Hội Khánh, ngôi danh lam cổ tự của tỉnh Bình Dương (lịch sử - văn hóa - kiến trúc - nghệ thuật) cho việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa Phật giáo của tỉnh. Cung cấp cơ sở khoa học cho các nhà nghiên cứu trong việc tìm hiểu về ngôi ch a và Phật giáo Bình Dương. Cung cấp cho các nhà quản lý có cơ sở tiễn để áp dụng việc quản lý hoạt động tôn giáo, trong đó có Phật giáo trong thời gian tới. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn Nghiên cứu tổng quan về ch a Hội Khánh ở Bình Dương giúp phục vụ tốt cho công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về văn hóa Phật giáo tỉnh, nhằm tạo điều kiện cho việc đẩy mạnh hoạt động xã hội, an sinh xã hội và bảo tồn văn hóa Phật giáo tại Bình Dương nói riêng và Phật giáo nói chung. 7. Cơ cấu của luận văn Luận văn gồm ba phần: Mở đầu. Nội dung và Kết luận. Phần Nội dung được chia thành 3 chương với các nội dung sau: Chương 1: Tổng quan Chương 2: Ch a Hội Khánh qua các giai đoạn phát triển Chương 3: Một số nhận định, đề xuất và kiến nghị về việc bảo tồn và phát huy giá trị của Tổ đình Hội Khánh Theo Từ điển Phật học Việt Nam của Thích Minh Châu và Minh Chi, thì Tổ đình là ch a Tổ, ch a chính, nơi trụ trì hiện nay hay là xưa kia của Tổ sư. Tổ sư là vị sư khai sơn lập ch a, thu nhận học trò, hay là vị sư lập ra một phái tu mới. Khi Phật giáo chưa có cơ cấu tổ chức giáo hội, mọi sinh hoạt Phật giáo đều dựa theo từng dòng phái, xuất phát từ bài kệ của các tổ sư. Vì vậy, tổ đình là nơi xuất phát của dòng phái, các ch a thuộc tổ đình đều đến sinh hoạt chung tại tổ đình trong những ngày giỗ kỵ, các tu sĩ quan hệ chặt chẽ với nhau theo từng dòng phái. Hiện nay theo Thông tư 05 của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng đã quy định danh xưng Tổ đình phải đạt những tiêu chí như trên. 6 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Bối cảnh lịch sử Tổ đình Hội Khánh là một ngôi ch a cổ được Thiền sư Đại Ngạn (thuộc dòng Lâm Tế) khai sơn năm Cảnh Hưng thứ 2, đời Lê Hiển Tông, tức năm Tân Dậu (1741) ở Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Lúc đầu ch a Hội Khánh được xây trên một ngọn đồi cao, nhưng vào năm 1861 ch a đã bị phá hủy trong chiến tranh. Ch a được thầy Thích Chánh Đ c cho xây lại dưới chân đồi khoảng 100 m cách vị trí cũ. Địa chỉ của ch a hiện tại là 29 đường Ch a Hội Khánh, phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một, 30km về phía b c Thành phố Hồ Chí Minh. Ch a nằm cách đường cái 150m. Sau cổng Tam Quan có chạm rồng phượng, ch a tọa trên một v ng dất yên tĩnh với nhiều cây cối, đặc biệt là có bốn cây dầu đã được trồng cách đây hơn một thế kỷ sau khi ch a được xây lại. D được tr ng tu và mở rộng nhiều lần nhưng ch a vẫn không mất đi vẻ cổ kính. Nơi tụng kinh và gian phía đông của ch a được xây dựng lại vào năm 1917 và gian phía tây được xây lại vào năm 1984. Chính điện được xây lại năm 1990 và 1991. Vào ngày 29 tháng 2 năm 1992, Hội đồng Trị sự Phật giáo tỉnhSông Bé cho tr ng tu lại những pho tượng cổ trong ch a. Diện tích của chính diện c ng với nơi tụng kinh và hai gian phía bên đông và tây là 700 m². Trong chính diện có tượng Phật Thích Ca, Địa Tạng và những vị bồ tát khác, tất cả đều làm bằng gỗ mít sơn son thiếp vàng. Ngoài ra có tượng của 18 vị La Hán xung quanh chính điện. Các tượng được những người thợ trong v ng Thủ Dầu Một tạo tác vào thế kỷ thứ XIX. Những khởi s c về mặt Phật học và in ấn kinh điển ở ch a Hội Khánh vào những năm cuối Thế kỷ XIX là rất quan trọng cho việc truyền bá giáo lý Phật giáo ở v ng Thủ Dầu Một cho đến ngày nay. Đến đầu Thế kỷ XX, sinh hoạt Phật giáo ở Thủ Dầu Một đã đi vào nề nếp. Ch a Hội Khánh là trung tâm giảng dạy giáo lý, cũng như điều hành Phật sự trong Toàn tỉnh. Trong suốt 250 năm kể từ ngày thành lập ch a đã có 10 vị sư trụ trì. Chín vị đã mất, được hỏa thiêu và tro được giữ lại tại ch a. Các vị trụ trì quá cố gồm có: Thích Đại Ngạn, Thích Chân Kính, Thích Chánh Đ c, Thích Trí Tập, Thích Thiện 7 Quới, Thích Từ Văn, Thích Ấn Bửu - Thiện Quới, Thích Thiện Hương và Thích Quảng Viên. Đương nhiệm trụ trì là Hòa thượng Thích Huệ Thông, hiện là Trưởng ban Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Bình Dương. Đã từ lâu, Tổ đình Hội Khánh là một trung tâm tu học Phật giáo trong v ng. Nhiều vị tăng được đào tạo từ ch a đã ra mở ch a mới và trụ trì ở đó. Trong số các vị trụ trì, Hòa thượng Thích Từ Văn được coi là một trong những vị danh tăng dẫn đầu trong phong trào đấu tranh của Phật giáo miền Nam Việt Nam. Năm 1920 Hòa thượng được mời qua Marseille, Pháp để thuyết pháp. Hòa thượng là một người có công lớn trong việc thiết lập ch a Hội Khánh ở Marseille. 1.1.1 Bối cảnh kinh tế - văn hóa- xã hội 1.1.1.1. Vài nét chung về tỉnh Bình Dương Ch a Hội Khánh nằm tại số 35 Đường Yersin, Phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Theo Quyết định số 81/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong v ng kinh tế trọng điểm phía Nam, nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa sườn phía nam của dãy Trường Sơn, nối nam Trường Sơn với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; là tỉnh bình nguyên có địa hình lượn sóng yếu từ cao xuống thấp dần từ 10m đến 15m so với mặt biển. Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía B c giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và một phần thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và một phần tỉnh Đồng Nai. Theo Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 29/12/2013 của Chính phủ, tỉnh Bình Dương có diện tích tự nhiên là 2.694,43 km2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích miền Đông Nam Bộ); dân số 1.802.500 người(Tổng cục Thống kê – tháng 10/2014), 09 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm: thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Dĩ An, thị xã Thuận An, thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, B c Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo) và 91 đơn vị hành chính cấp xã (48 xã, 41 phường, 02 thị trấn). V ng đất Bình Dương được cho là “tương đối bằng phẳng, thấp dần từ b c xuống nam. Nhìn tổng quát, Bình Dương có nhiều v ng địa hình khác nhau: v ng địa hình núi thấp có lượn sóng yếu, v ng có địa hình bằng phẳng, v ng thung lũng bãi bồi. Có một số núi thấp, như núi Châu Thới (huyện Dĩ An), núi Cậu (còn gọi 8 là núi Lấp Vò) ở huyện Dầu Tiếng… và một số đồi thấp.Đất đai Bình Dương đa dạng và phong phú về chủng loại, bao gồm có đất xám trên ph sa cổ (có diện tích 200.000 ha, phân bố trên các huyện Dầu Tiếng, thị xã Bến Cát, thị xã Thuận An, thành phố Thủ Dầu Một), đất nâu vàng trên ph sa cổ (có khoảng 35.206 ha nằm trên các v ng đồi thấp thoải xuống, thuộc các huyện Tân Uyên, Phú Giáo, khu vực thành phố Thủ Dầu Một, Thuận An và một ít chạy dọc quốc lộ 13), đất ph sa Glây hay còn gọi là đất dốc tụ (chủ yếu là đất dốc tụ trên ph sa cổ, nằm ở phía b c huyện Tân Uyên, Phú Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng, Thuận An, Dĩ An), đất thấp m n Glây (có khoảng 7.900 ha nằm rải rác tại những v ng trũng ven sông rạch, suối). Khí hậu ở Bình Dương là khí hậu nhiệt đới gió m a ổn định: n ng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao, trong năm phân chia thành hai m a rõ rệt là m a khô và m a mưa. M a mưa thường b t đầu từ tháng 5 kéo dài đến cuối tháng 10 dương lịch. Bình Dương hầu như không có bão, mà chỉ bị ảnh hưởng bởi những cơn bão gần”1. Thời kỳ mở đất phương Nam, Bình Dương là tên một tổng thuộc huyện Tân Bình, phủ Gia Định. Đến năm 1808, khi huyện Tân Bình được đổi thành phủ thì Bình Dương được nâng lên thành một trong bốn huyện của phủ này. Năm 1956, tỉnh Bình Dương được thiết lập nhưng không phải tr ng với địa bàn của huyện Bình Dương xưa kia. Đến năm 1997, tỉnh Bình Dương được tái lập, nhưng cũng không phải hoàn toàn là địa phận của tỉnh Bình Dương trước năm 1975. Như vậy, trong lịch sử, Bình Dương là tên gọi của những đơn vị hành chính theo những cấp độ khác nhau (tổng, huyện, tỉnh) với những địa bàn, địa giới khác nhau. Vốn g n liền với Gia Định, Đồng Nai xưa, tức là miền Đông Nam Bộ ngày nay, cư dân Bình Dương là một bộ phận cư dân miền Đông Nam bộ, nhưng đồng thời Bình Dương là v ng đất được bao bọc bởi sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, có những điều kiện sinh thái đặt biệt nên cư dân Bình Dương có những đặc điểm riêng từ lịch sử hình thành đến kỹ năng nghề nghiệp2. 1 Theo http://binhduong.gov.vn 2 Theo http://binhduong.gov.vn 9 V ng đất Bình Dương từ lâu đã được biết đến với hình ảnh nhộn nhịp của sự giao thương và hội tụ từ nhiều v ng miền trong cả nước. Dưới thời thuộc địa của Pháp, như cách gọi của người đương thời, đó là tỉnh lỵ của một “tỉnh miệt vườn” thuần nông, chỉ có hai trục giao thông chính là sông Sài Gòn và Quốc lộ 13, dân số chỉ vài vạn người, chủ yếu là nông dân. V ng đất Bình Dương xưa và nay không chỉ dược biết đến với kinh tế phát triển, năng động mà còn được biết đến với bề dày lịch sử, văn hóa phát triển rất phong phú, đa dạng, có nhiều nét chung hòa quyện vào lịch sử - văn hóa phương Nam nhưng vẫn giữ được những nét riêng rất độc đáo, tạo ấn tượng khó phai trong lòng mỗi người dân. Tính đến nay, tỉnh Bình Dương có 11 di tích lịch sử, văn hóa được công nhận cấp quốc gia, 39 di tích lịch sử, văn hóa được công nhận cấp tỉnh. Trong tiến trình phát triển, v ng đất này mang đậm những nét văn hoá của v ng đất có các làng nghề thủ công truyền thống. Bình Dương tạo dấu ấn sâu s c với các sản phẩm thủ công được chế tác từ những làng nghề nổi tiếng đã định vị trên địa bàn hơn 300 năm. Tiêu biểu nhất trong số đó là những nghề đã có từ rất sớm và phát triển mạnh ở đất Thủ - Bình Dương như: Làng gốm sứ ở Lái Thiêu, Tân Phước Khánh; làng mộc, chạm kh c gỗ ở Chánh Nghĩa, Phú Thọ. Ch a Hội Khánh đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia vào năm 1993. Tháng 5/2013, tổ chức kỷ lục Châu Á đã chính thức xác lập tượng Phật Nằm tại ch a là “Tượng Phật nhập Niết bàn trên mái ch a dài nhất Châu Á”. 1.1.1.2. Vài nét về lịch sử Phật giáo tỉnh Bình Dương Từ sau năm 1698, với sự thiết lập cơ cấu hành chính của Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh (dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu), v ng đất Đàng Trongmà Đồng Nai, Gia Định là hai khu vực lớn đã đón nhận di dân từ miền Trung vào Nam khai phá, ch a chiền cũng theo sự có mặt của di dân mà hiện diện rộng kh p. Dinh Trấn Biên thuộc huyện Phước Long xưa vốn bao gồm 3 trung tâm thị tứ của Bình Dương ngày nay: Tân Uyên, Lái Thiêu, Thủ Dầu Một. Dọc theo hai bờ sông Đồng Nai và lan sang các tỉnh như Bình Dương, Tây Ninh... khu vực Đông Nam Bộ bấy giờ đã là nơi đưa Phật giáo từ miền Trung du nhập vào Nam Bộ[47]. Phật giáo hiện nay là tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất trong tỉnh, được du nhập vào Bình Dương khá sớm, cuối thế kỉ XVII. Theo lời kể lại của các vị tổ, 10 thì ngôi ch a đầu tiên, đón nhận và đặt nền móng cho Phật giáo phát triển tại Tỉnh là ch a Núi Châu Thới. Ch a Núi Châu Thới tọa lạc tại Phường Bình An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương đã được xếp hạng là Di tích Danh lam - Th ng cảnh cấp quốc gia. Theo lời kể của Hoà thượng Huệ Thông[48], Viện chủ ch a Núi Châu Thới kể lại rằng vào khoảng năm 1612 thiền sư Khánh Long, trên đường vân du hoằng đạo của mình, đã dừng chân trên sườn núi, dựng lên một thảo am nhỏ, sau này là ch a Hội Sơn (ch a Núi Châu Thới). Trịnh Hoài Đức trong Gia Định thành thông chí có nói đến cảnh quan của "Núi Chiêu Thới, cách phía Nam Trấn 11 dặm rưỡi: từng núi cao xanh, cây cối lâu đời rậm tốt (...) ở đuôi hòn núi này về phía B c nứt ra một chi chạy đến địa phận thôn Long Tuy, rồi nổi lên gò cao bằng thẳng, rộng rãi; ở bên núi có hang hố và khe nước, dân núi ở quanh theo, trên có ch a Hội Sơn là chỗ thiền sư Long Khánh sáng tạo để tu hành, ngó xuống đại giang, hành khách leo lên du ngoạn có cảm tưởng tiêu dao ra ngoài cõi tục”. Theo hai nguồn tư liệu trên cho thấy rằng Trịnh Hoài Đức đề cập đến tên thiền sư Long Khánh (chứ không phải là Khánh Long) và ch a Hội Sơn mà Hòa thượng Huệ Thông đề cập có thể là ch a Hội Sơn (thuộc xã Long Bình - huyện Thủ Đức). Vì vậy, theo nhận định của Hòa thượng Thích Huệ Thông (Ch a Hội Khánh) thì ch a núi Châu Thới của Bình Dương thuộc phường Bình An, thị xã Dĩ An là ngôi ch a xưa nhất trong tỉnh, hoà thượng khai sơn là ai chưa rõ, sau đó có thiền sư Thành Nhạc Ẩn Sơn đến đây sống tu vào cuối thế kỉ XVII. Thiền sư Thành Nhạc thuộc thế hệ thứ 34 của dòng Lâm Tế Gia Phổ. Vì vậy, có thể thấy trong số những dòng phái truyền thừa vào tỉnh Bình Dương khá sớm có dòng Lâm Tế, một trong 5 dòng chủ yếu từ Trung Quốc truyền sang Việt Nam. Hiện nay ch a đã truyền thừa các thế hệ trụ trì đến đời thứ 42. Năm 1695, tại xã Thạnh Phước huyện Tân Uyên có ngôi ch a dân lập được xây dựng, dân gian gọi ch a Bà Khai, tên Hưng Long Tự. Pho tượng A Di Đà được đúc vào năm 1802, trở thành pho tượng có niên đại cổ nhất trong tỉnh, dưới thời thiền sư Quảng Cơ và Bảo Châu trụ trì[47]. 11 Vào năm 1741, năm Cảnh Hưng thứ hai đời vua Lê Hiển Tôn, thiền sư Đại Ngạn, thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 37, đã đến lập am tranh tại v ng đất Thủ Dầu Một, dựng ch a Hội Khánh. Có thể cho rằng,ch a Núi Châu Thới, chùa Hưng Long và chùa Hội Khánh là ba ngôi ch a đã đặt nền móng đầu tiên cho Phật giáo có điều kiện du nhập và phát triển vào tỉnh Bình Dương. Theo dòng phát triển ấy, nhiều ngôi ch a khác cũng lần lượt được xây dựng như ch a Long Thọ (Thủ Dầu Một) được thành lập vào năm 1756; ch a Thiên Tôn (Thuận An) vào năm 1773; ch a Đức Sơn vào năm 1775; ch a An Ninh vào năm 1779; ch a Tân Hưng vào năm 1847 là những ngôi ch a cổ còn tồn tại đến ngày nay, đã ra đời trong thế kỉ XVIII và XIX. C ng lúc với sự hình thành nhiều ngôi ch a cổ trong hai thế kỉ XVII và XVIII tại tỉnh Tây Ninh, thiền sư Đạo Trung Thiện Hiếu cũng xây dựng Linh Sơn Tiên Thạch tự trên núi Bà Đen, rồi hướng hoằng pháp cũng toả ra Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương để hình thành thêm nhiều ch a khác như Long Hưng. Ch a Tân Hưng (Dĩ An) vào năm 1847 cũng được Hoà thượng Tiên Giác Hải Tịnh xây dựng, Hòa thượng là một trong những tăng cang có tiếng ở Nam Bộ, đã từng trụ trì nhiều ngôi ch a kh p các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long xây dựng. Điều này cho thấy, ngay từ khi có sự hiện diện của Phật giáo trong tỉnh Bình Dương, nơi đây đã trở thành một trung tâm Phật giáo quan trọng, có mối quan hệ với nhiều v ng, nhiều nơi khác và cũng đã đón nhận nhiều vị cao tăng từ các nơi đến đây hoằng pháp, dựng ch a để góp phần đặt nền móng cho Phật giáo trong tỉnh vào những giai đoạn sau này[47]. Cho đến giữa thế kỉ XIX, Phật giáo Bình Dương, với trung tâm là Thủ Dầu Một, đã có những khởi s c về tổ chức và sinh hoạt Phật giáo. Khá nhiều bộ kinh đã được in ấn và phát hành tại ch a Hội Khánh, do Hoà thượng Ấn Long chủ trương, như kinh A Di Đà, Hồng Danh, Địa Tạng, Phổ Môn, Vu Lan, Bát Dương... Bên cạnh việc in ấn kinh sách, việc đúc chuông, tô tượng cũng được đẩy mạnh. Liên tiếp qua các năm, nhiều đại hồng chung ở các ch a s c tứ Thiên Tôn (1888), ch a Phước Long (1893) ch a Phước Tường (1894), ch a Long Minh (1895), ch a Long Thọ (1898)... đã được hoàn thành. Cũng từ Tổ đình Hội 12 Khánh, nhiều lớp giảng dạy giáo lí và khoá luật đã được khai mở trong giai đoạn chấn hưng Phật giáo cả nước còn chưa được phổ biến rộng rãi như vào những thập niên 20 - 30 của thế kỉ XX. Ngoài ra, Phật giáo Thủ Dầu Một trong giai đoạn này còn trang bị cho tu sĩ kiến thức về phương minh, qua các lớp tập huấn về kinh mạch, bốc thuốc, nghiên cứu về y học, địa lí[48]. Sự kiện Hoà thượng Từ Văn được mời sang Pháp, mang theo mô hình ch a và tượng Việt Nam triển lãm tại Marseilles đã tạo thêm uy tín cho Phật giáo và tăng sĩ Bình Dương. Mối quan hệ giữa Hoà thượng với các cao tăng khác ở Gia Định như với trụ trì các ch a Giác Viên, ch a Giác Lâm, Long Thạnh, Kim Cang, và cả các ch a ở đồng bằng sông Cửu Long cũng qua đó được củng cố, tăng cường. Từ những hoạt động Phật giáo nổi bật, vừa mang tính dân gian vừa được hệ thống thành văn bản, Phật giáo Bình Dương giai đoạn này còn cho thấy mức độ ảnh hưởng của hình thức nghi lễ Phật giáo ứng phú đạo tràng, đặc biệt là tại Thủ Dầu Một, với hoạt động của các hoà thượng Thới Thiền, Thới Đạt... đã tạo được ảnh hưởng kh p miền Đông và Tây Nam Bộ. Bên cạnh sự phát triển của khoa ứng phú, còn có các ban Nhạc lễ và các kinh sư nổi tiếng như Sáu Thiệt, Bảy Ngọt, Huệ Viên, Ba Tăng... Qua các sinh hoạt, nghi lễ và sự phát triển của Phật giáo dân gian tại đây cho thấy vai trò và công lao đóng góp của các thiền sư trong tỉnh chiếm một vị trí quan trọng. Danh tiếng của các vị hoà thượng không chỉ được nh c đến trong tỉnh, mà còn được nhiều ch a nhiều nơi khác ở Nam Bộ biết đến như các hoà thượng Từ Chất, Từ Lương, Bửu Thạnh, Quảng Lý, Quảng Hoà, Thới Liên, Thới Thiền... Trong hoạt động của Phật giáo Bình Dương đầu thế kỉ, không thể không nh c đến một số điều luật của nhà cầm quyền Pháp quy định hoạt động Phật giáo trong hạt. Bên cạnh 6 điều luật được đưa ra nhằm hạn chế về mặt đạo đức và giới luật của chư tăng, chính quyền Pháp cũng tạo điều kiện cho các quan địa phương cho phép tu sĩ lập gia đình. Tình hình này đưa đến hiện tượng một số ch a ở Thủ Dầu Một có tu sĩ lập gia đình[48]. Từ những sinh hoạt mang tính dân gian, tu sĩ tham gia cúng cầu an, cầu siêu cho người dân qua các ứng phú đạo tràng, Phật giáo từng bước tham gia dần vào 13 những tập tục có trong dân gian như tham gia các nghi thức cúng đình, miếu... Trong công cuộc chấn hưng Phật giáo những năm đầu thế kỷ XX, Phật giáo Bình Dương đã đóng góp nhiều nhân vật tiêu biểu như Hoà thượng trụ trì ch a Hội Khánh và cụ Phó bảng Nguyễn Sinh S c, thân sinh của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Nhiều hội kín ở Thủ Dầu Một như Thiên Địa Hội của Phan Xích Long, Nguyễn An Ninh, Hội Ái Hữu, Vạn Cày... đã có quan hệ với các ch a ở v ng này. Tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội cũng đã chỉ đạo từ nước ngoài phong trào yêu nước Bình Dương vào năm 1929 tại Đề bô xe lửa Dĩ An... Đặc biệt Hội Danh dự yêu nước ra đời ở Thủ Dầu Một năm 1923 tại ch a Hội Khánh đã tạo tiền đề, hạt nhân cho các phong trào yêu nước sau này ở Bình Dương[48]. Vào năm 1935, Thiền sư Minh Tịnh, có thế danh là Nguyễn Tấn Tạo, sinh năm 1889 đã một mình đi sang Ấn Độ và Tây Tạng để học hiểu thêm đạo Phật. Chuyến đi Tây Tạng và Ấn Độ của Thiền sư Minh Tịnh là một sự kiện quan trọng trong lịch sử Phật giáo Thủ Dầu Một lúc bấy giờ. Sau hơn hai năm chiêm bái Phật tích Ấn Độ và Tây Tạng, Thiền sư trở về quê hương vào tháng 6- 1937 và là một trong những vị cao tăng đầu tiên mang Xá Lợi Phật về Việt Nam. Sau khi về nước, các Bổn đạo đã thỉnh Thiền sư về Trụ trì ch a Tây Tạng (Trước đây năm 1928 có tên gọi là ch a Bửu Hương), c ng với sự hiện diện của một số ch a B c tông, Nam tông và Khất sĩ trong tỉnh, Phật giáo Bình Dương còn có điều kiện mang thêm những yếu tố của Phật giáo Mật tông từ Tây Tạng truyền vào được thể hiện qua kiến trúc và bài trí tượng thờ ở ch a Tây Tạng[48]. Từ sự ra đời của các hội mang tính chất yêu nước đầu thế kỉ XX, qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, Phật giáo Bình Dương, trong đó có cả tăng ni và Phật tử đã hưởng ứng, tham gia vào Hội Phật giáo Cứu Quốc (1947) ở Thủ Dầu Một với hơn 40 ngôi ch a trong tỉnh do thiền sư Minh Tịnh làm chủ tịch. Nhiều hoà thượng tham gia kháng chiến đã trở thành liệt sĩ như Hòa thượng Minh Trứ (ch a Thiên Ân ở Thuận Giao); Yết ma Chơn Thiện ch a Thiên Th ng (phường Chánh Nghĩa); Hòa thượng Thiện Tràng (ch a Long Minh); sư cô B i Thị Được; Phật tử Nguyễn Thị Mười... Cho đến trước ngày giải phóng đất nước, Phật giáo Bình Dương tồn tại nhiều giáo phái thuộc 3 hệ phái B c tông, Nam Tông, Khất sĩ: Giáo hội Phật giáo 14 Cổ truyền Lục Hoà Tăng và Lục Hoà Phật tử; Thiên Thai Thiền giáo tông Liên Hữu Hội; Tịnh Độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam; Thiên Thai Giáo Quán Tông; Hội Phật học Việt Nam; Phật giáo Cổ Sơn Môn; Tịnh Độ Tông Việt Nam... Tất cả các giáo phái này sau năm 1964 đều đứng vào tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất[48]. Trong khuôn khổ có hạn của luận văn này, người viết tập trung vào quá trình hình thành và phát triển của Tổ đình Hội Khánh, như là một ví dụ điển hình, một đại diện cho bối cảnh văn hóa lịch sử cũng như vai trò của Phật giáo ở các tỉnh v ng Đông Nam Bộ. 1.2. Sự phát triển của Phật giáo Đàng Trong 1.2.1.Những cuộc di dân lớn và sự du nhập của Phật giáo ở Đàng Trong Những cư dân Việt – Hoa trong quá trình di dân và nhập cư cũnggóp phần làm cho Phật giáo phát triển sâu rộng trong đời sống nhân dân Đàng Trong. Đàng Trong là miền đất hứa, là v ng “hội tụ” của lưu dân Đàng ngoài và người Hoa đến đây lập nghiệp, sinh sống. Với chính sách khoan dung, rộng mở thu nạp hầu hết những di dân từ kh p bốn phương về hội tụ, Chúa Nguyễn đã tạo ra sức hút mạnh mẽ của v ng đất mới. Nhiều lưu dân đã lựa chọn Đàng Trong như là quê hương thứ hai cho mình. Thông qua lực lượng này, Phật giáo cũng từng bước được du nhập vào Đàng Trong qua những chuyến tàu buôn, những lần hành hương cũng như di dân một cách tự nhiên và thân thiện. Để xây dựng phong hóa, phát triển Phật giáo, Chúa Nguyễn đã khuyến khích các tăng sư, hiền sĩ cũng như lưu dân đến đây không phân biệt địa vị xã hội, nguồn gốc xuất phát,miễn là có thực tâm đóng góp xây dựng Đàng Trong giàu mạnh. Trong đó, phải kể đến các đoàn di dân từ Trung Hoa vào những giai đoạn khác nhau, nhất là từ sau chính sách “hải cấm” của nhà Minh không cho phép người Hoa ở nước ngoài trở về Trung Hoa và một bộ phận người Hoa“phản Thanh phục Minh” dưới triều Mãn Thanh không thành, họ đã đến và ở lại Đàng Trong, được chúa Nguyễn chấp nhận cho định cư, sinh sống. Chẳng hạn, vào năm 1679, Dương Ngạn Địch và phó tướng Hoàng Tấn, Trần An Bình c ng gia đình thân quyến và quan binh dưới chướng hơn 3.000 người với hơn 50 chiến thuyền xin 15 được vào Đàng Trong định cư lâu dài. Trước đó, năm 1645, Mạc Cửu và Trịnh Hội đã di cư sang Đàng Trong chọn Hà Tiên làm nơi khai hoang, nương thân và cuối cùng thần phục nhà Nguyễn. Đặc biệt, từ năm 1685 trở đi, số lượng người Hoa đến Đàng trong ngày càng tăng (khi chiến tranh Trịnh - Nguyễn hoàn toàn chấm dứt), các cộng đồng của người Hoa hình thành và định cư những nơi khác nhau như Minh Hương xã, Thanh Hà phố ở Thuận Hóa, Hội An, Trấn Biên, Phiên Trấn và đất Hà Tiên. Trong quá trình di chuyển của mình, người Hoa luôn mang trong mình tâm linh cầu mong sự bình an. Đạo Phật cũng được họ tôn s ng và mang theo c ng những chuyến đi, nhất là những thương nhân (Phật A Di Đà cứu vớt những người đi biển, Quan Thế Âm giúp mưu thuận gió hòa…) để ph hộ cho công việc làm ăn buôn bán trên sông biển được suôn sẻ, thuận lợi. Riêng đối với người Việt, từ khi Nguyễn Hoàng đặt chân lên v ng Thuận Hóa, đã có rất nhiều người dân B c Trung bộ theo họ Nguyễn vào Đàng Trong lập nghiệp. Chính họ là những cư dân đầu tiên đến đây và theo đó Phật giáo cũng được mang theo trong suốt hành trình mở cõi vào phương Nam của cha ông ta. Theo Hải Ngoại kỷ sự của Thích Đại Sán, khi ông đến Đàng Trong thì đa số cư dân Việt tại đây đều tin theo đạo Phật và thờ Phật, sức sống của Phật pháp lan tỏa “Nay xem người bản quốc, có lòng tin rất kiên cố, ch a chiền kh p xứ, sãi vãi đầy đoàn” [42, tr 46]. Điều đó chứng tỏ trước khi Thích Đại Sán đến đây, thì phần đông cư dân Việt ở Đàng Trong đã theo đạo Phật và mộ Phật, ch a chiền được xây dựng rất nhiều để tạo điều kiện cho cư dân lễ Phật. Cũng trong Hải ngoại kỷ sự thì khi Thích Đại Sán đến Đàng Trong đã được chúa Nguyễn Phúc Chu đón tiếp vô c ng nồng hậu “Nay mong quốc vương triệu thỉnh, lão tăng từ phương xa đến được quốc vương cung kính thân như cốt nhục. Vả lại, thần dân trong nước, đến quy y tam bảo thực là một quốc ưu muốn làm lành rất hiếm có” [42, tr 50]. Đoạn tư liệu này đã minh chứng một sự thật là trong thời kỳ này, cư dân nơi đây rất s ng bái và tin theo đạo Phật, tạo điều kiện vô c ng thuận lợi cho Phật giáo du nhập và phát triển mạnh mẽ ở Đàng Trong, từng bước có vị trí, vai trò xứng đáng trong đời sống tâm linh xã hội. 16 1.2.1.2. Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Đàng trong Từ thế kỷ XVII – XVIII, với chính sách hòa hiếu, thân thiện và hướng Phật, các Chúa Nguyễn đã tạo ra động lực thu hút mạnh mẽ lượng cư dân vào Đàng Trong sinh sống và định cư lâu dài, trong đó có một lượng lớn người Hoa. Các Chúa Nguyễn, những người s ng đạo Phật, là những người Việt đi tiên phong trong công cuộc mở rộng sức lan tỏa và hộ trì nhiệt tình cho Phật pháp du nhập và phát triển vào Đàng Trong. Cũng do điều đó mà nhiều đời Chúa Nguyễn đã thọ giới quy với đạo hiệu khác nhau như Minh vương Nguyễn Phúc Chu đạo hiệu cư sĩ Huy Long - Thiên Túng Đạo Nhân, Chúa Nguyễn Phúc Trăn - Vân Truyền Đạo Nhân, Nguyễn Vương Phúc Khoát - Từ tế Đạo Nhân… Cũng trong thời gian này, người Việt bản xứ và người Hoa ngoại nhập đã có những trao đổi tiếp xúc quan trọng về văn hóa. Chính sự tiếp xúc, tiếp biến này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự du nhập và phát triển của Phật giáo Đàng Trong. Phật giáo Đàng Trong trong diễn trình lịch sử đã đi qua nhiều giai đoạn hình thành và hưng khởi khác nhau. Mỗi giai đoạn g n liền với sự hưng khởi của một tông phái nhất định. Vào thời kỳ đầu, với công lao truyền bá của nhà sư Minh Châu - Hương Hải, Thiền phái Trúc Lâm đã thực sự có chỗ đứng ở Đàng Trong. Hầu hết hoàng tộc chúa Nguyễn và lực lượng quan lại đều thọ giới với Thiền sư Hương Hải. Tuy nhiên, sự hưng thịnh của Tông phái này cũng không được kéo dài vì sự nghi ngờ của chúa Hiền đối với Thiền sư Hương Hải có ý định móc nối với Đàng Ngoài đã làm Chúa xa lánh và b t giam Thiền sư. Vì thế, sau khi được tha, vào năm 1682, Minh Long - Hương Hải cùng với 50 đệ tử dùng thuyền trốn ra Đàng Ngoài. Phái Trúc Lâm xem như chấm dứt vai trò của mình ở miền Thuận Quảng. Sức sống của Phật giáo Đàng Trong giai đoạn tiếp theo g n liền với hai phái Lâm Tế và Tào Động. Một nhà sư Trung Quốc tên là Nguyên Thiều đã hoằng dương Phật pháp tại Thuận Hóa, được chúa Nguyễn Phúc Trăn s ng kính và bảo hộ. Trong bối cảnh Đàng Trong là v ng đất mới, số tăng sĩ vốn rất hiếm hoi vì thế chúa Hiền phải mời Tổ sư Thọ Tông - Nguyên Thiều hoặc Nguyên Thiều - Siêu Bạch (1648-1728) phái thiền Lâm Tế từ Quảng Đông (Trung Hoa) đến Thuận Hóa hoằng dương Phật Pháp. Tổ sư Thọ Tông - Nguyên Thiều lập chùa Thập Tháp Di 17 Đà (Qui Nhơn) và c ng với các đệ tử, các pháp tôn mở rộng phạm vi hoằng pháp kh p lãnh thổ Đàng Trong giúp Phật giáo phát triển mạnh, ảnh hưởng sâu rộng trong các tầng lớp dân chúng ở mọi nơi, từ thành thị đến núi rừng. Nhưng tông phái này cũng dần mất đi sự ủng hộ của các Chúa Nguyễn và đánh mất vai trò của mình ở Đàng Trong. Thiền phái Tào Động tiếp nối với tên tuổi g n liền với Thiền sư Thích Đại Sán (hiệu Thạch Liêm). Chính chúa Nguyễn Phúc Chu đã thỉnh mời Nhà sư Thạch Liêm và phái đoàn đồ đệ của ông vào Đàng Trong vào năm 1695 và phái Tào Động hưng khởi từ đó. Chúa Nguyễn Phúc Chu đã cố g ng hộ trì tông phái này và cho phép Thạch Liêm mở đại giới đàn tại chùa Thiền Lâm và có đến hơn 1.400 tăng sĩ thọ giới. Sách Đại Nam Liệt truyện chép việc trùng tu chùa Thiên Mụ vào năm 1714 có ghi: “…Thời ấy, hòa thượng ở Chiết Tây tên Đại Sán hiệu Thạch Liêm đem thiền đạo đến yết kiến, được Chúa yêu mến, khi ông về nước được Chúa tặng nhiều gỗ quý đem xây cất ch a (Trường Thọ), nay vẫn còn di tích…”. Chi phái mới Liễu Quán được hình thành với những nét riêng trên cơ sở của sự du nhập và lan tỏa song hành hai Thiền phái Tào Động và Lâm Tế ở Đàng Trong. Phật giáo ở Đàng Trong, trong quá trình diễn tiến của nó đã có sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Dòng thiền phái Trúc Lâm của Việt Nam và phái Tào Động, Lâm Tế đã chuyển hóa đan xen với nhau tạo ra sự phong hóa của Phật giáo Đàng Trong, chi phái mới Liễu Quán hình thành và phát triển trên cơ sở của sự hòa hợp các thiền phái này là một minh chứng tiêu biểu cho sự đan xen văn hóa thời kỳ đầu. Trong chín đời Chúa Nguyễn, xứ Đàng Trong trải qua một giai đoạn đặc biệt, có được điều kiện thuận lợi để có thể mở rộng bờ cõi thêm về phương Nam. Không chỉ vậy, bằng đường lối chính trị của mình, các Chúa cũng đã làm cho Phật giáo có điều kiện phát triển ở v ng đất này. Xưng Vương năm 1691, Nguyễn Phúc Chu rất quan tâm hỗ trợcác hoạt động của Phật giáo. Đồng thời với việc khẳng định lấy Phật giáo B c tông làm nòng cốt trong hệ tư tưởng và hoạt động trị nước, Chúa Nguyễn Phúc Chu đã mời một hòa thượng từ Trung Quốc sang Đại Việt để truyền bá tinh thần Phật giáo một cách sâu rộng hơn. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan