Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TỔ CHỨC BAN THỐNG NHẤT TRUNG ƯƠNG T...

Tài liệu QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TỔ CHỨC BAN THỐNG NHẤT TRUNG ƯƠNG TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954- 1973)

.PDF
131
178
95

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHAN THỊ XUÂN YẾN QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TỔ CHỨC BAN THỐNG NHẤT TRUNG ƯƠNG TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954- 1973) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ THÀNH PHỐ HỔ CHÍ MINH, 2003 MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................................... 3 DẪN LUẬN .................................................................................................................. 5 1.Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu .....................................................................5 2.Lịch sử nghiên cứu đề tài ................................................................................................7 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................................9 4.Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu ...................................................................9 5.Bố cục của luận văn.......................................................................................................10 CHƯƠNG 1: QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH HỆ THỐNG TỔ CHỨC BAN THỐNG NHẤT TRƯNG ƯƠNG (1954 - 1960) ..................................................... 11 1.1. Bối cảnh lịch sử ......................................................................................................... 11 1.2. Từ "Ban đón tiếp" (tháng 8/1954)... .........................................................................15 1.3. Đến "Ban Quan hệ Bắc - Nam" – “Ban miền Nam” (tháng 6/1955).....................21 1.4. Ban Thống nhất Trung ương ra đời - buổi đầu hình thành cơ cấu tổ chức (1957 1960). .................................................................................................................................30 CHƯƠNG 2: BAN THỐNG NHẤT TRUNG ƯƠNG XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN HỆ THÔNG TỔ CHỨC NHỮNG NĂM 1961 - 1968............................... 40 2.1. Xây dựng cơ cấu tổ chức của Ban Thống nhất Trung ương, hình thành ủy ban Thống nhất của Chính phủ. .............................................................................................41 2.2. Ban Thống nhất Trung ương - ủy ban Thống nhất của Chính phủ mở rộng cơ cấu tổ chức với một số công tác quan trọng. ..........................................................................51 2.3. Hệ thống tổ chức Ban Thống nhất trước yêu cầu nhiệm vụ mới............................59 CHƯƠNG 3: BAN THỐNG NHẤT TRUNG ƯƠNG TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN, HOÀN THIỆN HỆ THỐNG TỔ CHỨC NHỮNG NĂM 1969 - 1973 ................. 65 3.1. Phát triển hệ thống tổ chức trước yêu cầu nhiệm vụ mới của cách mạng những năm 1969 - 1971. ...............................................................................................................66 3.2. Hoàn chỉnh hệ thống tổ chức trong những năm 1972-1973 ...................................77 3 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 97 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 106 4 DẪN LUẬN 1.Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là thắng lợi của cuộc chiến đấu đầy gian khổ hy sinh, ngoan cường và bền bỉ, anh dũng và thông minh của nhân dân và quân đội cả nước trong suốt 21 năm (1954-1975), dưới sự lãnh đạo tài tình và khoa học của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thành công của Đảng ta trong cuộc kháng chiến trường kỳ ấy, là đã lãnh đạo nhân dân ta ở cả hai miền Nam - Bắc, tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược ở hai miền đất nước, nhưng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó, tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển, cùng nhằm một mục tiêu chung của cách mạng là bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc. Dưới ngọn cờ của Đảng, toàn dân ta từ Nam chí Bắc đã đoàn kết thống nhất, nêu cao ý chí quyết tâm "Không có gì qúy hơn độc lập tự do", từng bước đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới của đế quốc Mỹ, gạt bỏ những cản trở trên con đường hòa bình thống nhất đất nước. Qua trình đó cũng là qúa trình cách mạng miền Nam phát huy vai trò "quyết định trực tiếp" đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, cách mạng miền Bắc đóng vai trò "quyết định nhất" đối với sự phát triển của cách mạng cả nước cũng như đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà. Để giúp Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn cách mạng miền Nam, Ban Thống nhất đã được thành lập mà tiền thân của nó là Ban Quan hệ Bắc-Nam thành lập tháng 6 năm 1955 theo Nghị định 550-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Cũng từ đó cho đến khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Ban Thống nhất Trung ương đã có những đóng góp vô cùng to lớn góp phần làm nên chiến thắng vang dội của dân tộc ta. Cụ thể: - Đã giúp Trung ương theo dõi tình hình các mặt của miền Nam. Phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất các chủ trương, biện pháp, chính sách để chỉ đạo cách mạng miền Nam về đấu tranh chính trị, ngoai giao, xây dựng cơ sở, xây dựng vùng giải phóng đưa cách mạng miền Nam đến thắng lợi. - Đã giúp các địa phương miền Nam từng bước tăng cường lực lượng cách mạng, tổ chức công tác tuyên truyền, xuất bản các tờ báo, xây dựng các đài phát thanh... 5 - Tổ chức đường giao liên Bắc Nam từ đầu năm 1955 đảm bảo việc vận chuyển thư từ sách báo, tài liệu, đưa đón cán bộ... thông suốt từ sau tập kết đến lúc giải phóng miền Nam. - Giúp Trung ương thành lập Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Hội đồng cố vấn và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, cùng các tổ chức quần chúng khác của miền Nam từ khâu nghiên cứu, chuẩn bị văn kiện đến tổ chức hội nghị. - Quản lý và tổ chức thực hiện các mặt công tác đối ngoại của miền Nam như tổ chức các đoàn cán bộ đi thăm và dự hội nghị các nước, đi họp quốc tế, đón tiếp các đoàn nước ngoài vào thăm miền Nam, lập các cơ quan ngoại giao ở các nước, phục vụ Hội nghị Paris, thành lập các Hội hữu nghị, tranh thủ viện trợ và sự ủng hộ quốc tế cho cách mạng miền Nam. - Tập trung và thống nhất quản lý việc chi viện cho các cơ quan Dân chính Đảng ở miền Nam. Trong cuộc Tổng tấn công mùa xuân năm 1975, là Thường trực hội đồng chi viện cho miền Nam, và sau giải phóng đã giúp các địa phương miền Nam tiếp quản, ổn định tình hình các mặt... Chính vì công lao to lớn như vậy mà ngày 27 tháng 4 năm 1998 Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký Quyết định số 2631 tặng thưởng Huân chương Sao vàng cho Ban Thống nhất Trung ương. Đây là niềm vinh dự vô cùng to lớn, nó là bằng chứng ghi nhận công lao đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc của Ban Thống nhất Trung ương. Chính vì vậy, khi giảng dạy, nghiên cứu về Lịch sử Việt Nam và Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tôi thấy cần phải tìm hiểu, nghiên cứu về Quá trình hình thành và phát triển hệ thống tổ chức Ban Thống nhất Trung ương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Việc nghiên cứu đề tài này còn nhằm tìm hiểu cụ thể một trong những tính độc đáo sáng tạo của Đảng trong cách điều hành, tổ chức cuộc kháng chiến vừa qua. Hơn nữa, đây cũng là minh chứng cụ thể về việc Đảng ta đã vận dụng sáng tạo lý luận chiến tranh nhân dân của Học thuyết Mác-Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam. Nghiên cứu đề tài này rõ ràng không chỉ phục vụ cho việc giảng dạy lịch sử, mà còn góp phần vào việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ ngày nay. Tái hiện lịch sử để giúp cho việc nâng cao lòng tự hào về Đảng, về dân tộc, để có thêm cơ sở khí xác định vị trí và 6 trách nhiệm của mỗi người trong tiến trình đi lên cùng đất nước, âu đó cũng là một việc làm cần thiết của người nghiên cứu và giảng dạy lịch sử. 2.Lịch sử nghiên cứu đề tài Đã có nhiều công trình nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của các nhà khoa học trong và ngoài nước, từ nhiều góc độ khác nhau để phân tích, lý giải về cách thức tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, cũng như về qua trình đấu tranh cho sự nghiệp thống nhất nước nhà của nhân dân ta trong thời kỳ lịch sử vẻ vang và độc đáo 1954-1975. Từ năm 1976 Viện Sử học thuộc ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam đã xuất bản cuốn Nước Việt Nam là một, Dân tộc Việt Nam là một (Nhà xuất bản Khoa học xã hội H.1976) gồm nhiều bài nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước về đề tài thống nhất đất nước. Sau đó là sự xuất hiện nhiều bộ sách của các tác giả trong nước về lịch sử cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc cho sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà, mới nhất là bộ 9 tập Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975 của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam được xuất bản từ năm 1996 đến nay (Tập I, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia H. 1996). Tác giả Phạm Đức Quy gần đây có cuốn Bí mật về sức mạnh huyền thoai của chiến tranh nhân dân Việt Nam (Nhà xuất bản Mũi Cà Mau 2001) để nói về một số đặc điểm của chiến tranh nhân dân trong chống Mỹ cứu nước. Sách nước ngoài đã được dịch sang tiếng Việt như Những bí mật của cuộc chiến tranh Việt Nam của Philíp Davitson (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia H.1995), Nhìn lại qua khứ, tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam của Mắc Namara (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia H.1995), Cuộc chiến tranh chống Mỹ của nhân dân Việt Nam của Trương Lợi Hoa (Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh 1998)... Những sách tham khảo này không nói gì nhiều đến ý chí và nguyện vọng thống nhất đất nước của nhân dân ta, nhưng họ đã đề cập đến cuộc chiến đấu phối hợp của hai miền Nam - Bắc Việt Nam để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam tiến tới thông nhất Tổ quốc năm 1976. Năm 1995 nhân kỷ niệm 20 năm giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc, báo Quân đội nhân dân ra Đặc san Sự kiện và nhân chứng số tháng 2/1995 đăng một loạt bài viết của các đồng chí nguyên là cán bộ Ban Thống nhất Trung ương và ủy ban Thống nhất của Chính phủ, như các bài: Những ngày sôi động ở Ban Thống nhất của Đặng Thí - nguyên Bộ trưởng Phủ thủ tướng, Chủ nhiệm Ủy ban Thống nhất), Từ ban quan hệ Bắc Nam đến Ủy ban Thống nhất (của Mạnh Tường), Ban Thống nhất những chuyện sâu kín... (Đào Văn Sử 7 ghi theo lời kể của một số đồng chí nguyên là Vụ Trưởng, Vụ Phó các Vụ thuộc Ban Thống nhất)... Những bài viết nói trên đã khắc họa được những khía cạnh khác nhau về sự hình lành, phát triển của Ban Thống nhất Trung ương, cũng như về nhiệm vụ và công lao, đóng góp của Ban Thống nhất, Ủy ban Thống nhất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đặc biệt là các hồi tưởng này phần nào đã giúp cho người nghiên cứu hình dung về sự hình thành và cơ cấu tổ chức của Ban Thống nhất. Cuốn hồi ký của nhiều tác giả là cán bộ, học sinh miền Nam với nhan đề Trường học sinh miền Nam trên đất Bắc (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia H.2000) cũng góp một cái nhìn về tổ chức và hoạt động của Ban Thống nhất đối với một trong những nhiệm vụ quan trọng của Ban Thống nhất là tiếp đón tổ chức quản lý, đào tạo con em miền Nam tập kết. Hoặc của cựu Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình và Tập thể tác giả trong cuốn Mặt trận Dân tộc giải phóng - Chính phủ Cách mạng lâm thời tại Hội nghị Paris về Việt Nam (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia H.2001), cũng cho ta nhiều tư liệu về một trong những hoạt động ngoại giao của Ban Thống nhất trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đáng chú ý nhất là năm 1996 Ban chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã cho xuất bản tác phẩm Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước - Thắng lợi và Bài học (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia H.1996). Trong tác phẩm này, Đảng ta đã tổng kết khá nhiều vấn đề chỉ đạo chiến lược và sách lược của mình trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong đó đã đề cập nhiều đến sự nghiệp thống nhất đất nước của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta những năm 1954-1975. Trước đó trong các công trình nghiên cứu Quan trọng như: Nghiên cứu văn kiện của Đảng về chống Mỹ cứu nước (Nhà xuất bản Sự thật H.1985), Sức mạnh chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (Nhà xuất bản Khoa học xã hội H. 1985)... các tác giả đã phân tích khá sâu về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ta trong cuộc chiến tranh vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, về phương pháp cách mạng phong phú mà Đảng đã vận dụng một cách linh hoạt trong qúa trình đấu tranh thống nhất đất nước. Như vậy nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ nói chung và về sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước của nhân dân ta nói riêng đã có khá nhiều công trình, với những góc độ phân tích lý giải khác nhau, với nhiều nguồn tư liệu phong phú khác nhau. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu những công trình có tính chất chuyên biệt về Ban Thống nhất Trung ương, cũng như về hệ thống tổ chức của Ban Thống nhất nói riêng. Vì vậy luận văn này 8 muốn hướng đến một đề tài còn chưa có người đi trước, chắn chắn sẽ có nhiều khó khăn và phức tạp khi thực hiện. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là hệ thống tổ chức của Ban Thống nhất Trung ương từ khi có các tổ chức tiền thân và qua trình hình thành Ban Thống nhất với bộ máy tổ chức ban đầu những năm sau Hiệp định Genève (1954), đến khi hệ thống tổ chức này đã phát triển hoàn chỉnh sau Hiệp định Paris (1973). Hệ thống tổ chức này bao gồm Ban Thống nhất Trung ương và các bộ phận chức năng (Vụ, Ban, Cục trực thuộc Ban), cũng như Ủy ban Thống nhất (trong một thời gian dài là danh nghĩa thứ hai của Ban Thống nhất Trung ương, trước khi tách ra thành cơ quan độc lập trực thuộc Chính phủ). Hệ thống này chỉ có ở cấp Trung ương nhưng có quy mô rộng lớn trên nhiều tỉnh miền Bắc, trước hết là ở Hà Nội. Để có thể thấy được sự hình thành, phát triển của hệ thống tổ chức trên đây, luận văn cũng đề cập đến một số lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Ban .Thống nhất và một số bộ phận chức năng của Ban, cùng Ủy ban Thống nhất của Chính phủ, nhằm làm rõ hơn chức năng, nhiệm vụ của hệ thống tổ chức Ban Thống nhất trong thực tế cuộc kháng chiến. 4.Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu Luận văn được nghiên cứu dựa trên hai phương pháp cơ bản của khoa học lịch sử là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Cụ thể là luận văn tuân thủ tính lịch sử của vấn đề, việc phân kỳ lịch sử dưa trên cơ sở qua trình phát triển hệ thống tổ chức của Ban Thống nhất Trung ương; các sự kiện được trình bày theo thứ tự thời gian. Trong từng giai đoan lịch sử, các vấn đề được trình bày và phân tích tổng hợp để nêu bật nội dung cốt lõi và bản chất của sự vật sự việc. Một số phương pháp khác thường được sử dụng trong khoa học xã hội hiện nay như phương pháp thống kê, đối chiếu, so sánh... cũng được vận dụng ở một vài vấn đề được đề cập, chủ yếu để minh họa thêm cho phần nội dung phát triển của hệ thống tổ chức Ban Thống nhất. Tài liệu được sử dụng trong luận văn gồm: - Các Nghị quyết, Chỉ thị, Báo cáo của Ban Thống nhất Trung ương, Ủy ban Thống nhất trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 9 Nguồn tài liệu này hiện lưu tại Trung tâm lưu trữ Quốc sia III (Hà Nội), và đây là nguồn tài liệu quan trọng nhất của luận văn. - Các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng trong qua trình lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nguồn tài liệu này được tập hợp trong các tập văn kiện và được xuất bản trong những năm gần đây - Các hồi ký, bản ghi chép, lời kể của các nhân chứng là cán bộ, nhân viên trong Ban Thống nhất Trung ương, ủy ban Thống nhất của Chính phủ trước đây, nay đang nghỉ hưu tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương khác. Nguồn tài liệu này nsoài việc thừa kế từ các báo, tạp chí, còn là việc tiếp xúc, trao đổi trực tiếp của tác giả luận văn với các vị cán bộ cách mạng lão thành trong thời gian vừa qua. Thực sự thì nguồn tài liệu về đề tài còn tương đối tản mạn, những tài liệu sưu tập được trong thời gian vừa qua mới chỉ là bước đầu và chưa đầy đủ, sẽ được tiếp tục sưu tầm và hệ thống hóa ở các công trình sau. 5.Bố cục của luận văn Luận văn ngoai Dẫn luận và Tài liệu tham khảo, có 3 chương nội dung và phần Kết luận. Các chương của luận văn gồm: Chương một - Qua trình hình thành hệ thống tổ chức Ban Thống nhất Trung ương (1954- 1960) Chương hai - Ban Thống nhất Trung ương xây dựng, phát triển hệ thống tổ chức những năm 1961 - 1968 Chương ba - Ban Thống nhất Trung ương tiếp tục phát triển, hoàn thiện hệ thống tổ chức những năm 1969 - 1973 Phụ lục của luận văn là một phần tài liệu được sử dụng trong các chương và ảnh các nhân chứng cung cấp tài liệu - những người đã công tác tại Ban Thống nhất Trung ương trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước 10 CHƯƠNG 1: QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH HỆ THỐNG TỔ CHỨC BAN THỐNG NHẤT TRƯNG ƯƠNG (1954 - 1960) 1.1. Bối cảnh lịch sử Ngày 08/05/1954, một ngày sau khi quân Pháp thất bại ở Điện Biên Phủ, Hội nghị Genève về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương khai mạc. Trải qua 8 phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp rất căng thẳng và phức tạp, với thiện chí và cố gắng của phái đoàn ta do cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu, ngày 20/07/1954 Hiệp định Genève về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết. Điều 1, Chương I của Hiệp định quy định: "Một giới tuyến quân sự tạm thời sẽ được quy định rõ, để lực lượng của hai bên, sau khi rút lui, sẽ tập hợp ở bên này và bên kia giới tuyến ấy: Lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam ở phía Bắc giới tuyến, Lực lượng Quân đội Liên hiệp Pháp ở phía Nam giới tuyến". Điều 2 Chương I của Hiệp định quy định: "Kỳ hạn cần thiết để thực hiện việc di chuyển hoàn toàn các lực lượng cửa hai bên về vùng tập hợp của họ ở hai bên giới tuyến quân sự tạm thời không được qua ba trăm (300) ngày, kể từ ngày Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực". Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương (ngày 21/07/1954) ghi rõ: "... mục đích căn bản của Hiệp định về Việt Nam là giải quyết các vấn đề quân sự để đình chỉ chiến sự, vù giới tuyến quân sự chỉ có tính chất tạm thời, hoàn toàn không thể coi là một ranh giới về chính trị hay về lãnh thổ... Trong quan hệ với Cao-miên, Lào và Việt Nam, mỗi nước tham gia hội nghị Genève cam kết tôn trọng chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của những nước nói trên và tuyệt đối không can thiệp vào nội bộ của những nước đó" [50:495]. Như vậy, Hiệp định Genève cùng với chiến thắng vĩ đại của quân dân ta trong ĐôngXuân 1953-1954, đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ, đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược có sự can thiệp của đế quốc Mỹ; đã buộc các nước phải thừa nhận thất bại hoàn toàn của Pháp trong âm mưu trở lại chế độ thuộc địa của chúng ở Đông Dương, làm thất bại âm mưu của Mỹ muốn kéo dài chiến tranh ở Đông Dương; 11 đồng thời các nước buộc phải thừa nhận quyền dân tộc cơ bản và quyền dân tộc tự quyết của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia. Nhưng với âm mưu bá chủ thế giới, sau chiến tranh thế giới lần thứ II, đế quốc Mỹ đã thực hiện chiến lược toàn cầu nhằm khống chế các nước đồng minh trong phe tư bản, ngăn chặn sự phát triển của ba dòng thác cách mạng trên thế giới, trong đó trọng tâm là chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, dập tắt phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mỹ Latinh. Ở khu vực Đông Nam Á, từ lâu Việt Nam đã trở thành mục tiêu của Mỹ trong chiến lược toàn cầu. Đầu năm 1950 thấy được khả năng bại trận của Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mỹ đã quay sang giúp Pháp kéo dài chiến tranh Đông Dương. Tháng 8/1950, Mỹ đã triển khai phái đoàn cố vấn viện trợ quân sự (MAAG) vào Việt Nam. Từ cuối năm 1950 đến cuối năm 1951, với việc ký một số Hiệp định tay đôi với Pháp ở Đông Dương, như "Hiệp nghị Phông thủ chung Đông Dương", "Kế hoạch hợp tác kinh tế", "Kế hoạch an ninh chung"... Mỹ đã từng bước can thiệp vào Việt Nam. Những kế hoạch chiến tranh của Pháp ở Đông Dương như "Kế hoạch Rever", "Kế hoạch Delatte de Tassingy", "Kế hoạch Salan", "Kế hoạch Navarre"... đều được Mỹ trực tiếp tham gia chi phối chỉ đạo... Tổng thống Mỹ Aixenhao khi bước vào Nhà trắng tháng 12/1953 đã tuyên bố giúp Pháp trong chiến tranh Đông dương là cách tốt nhất để ngăn chặn một cách rẻ tiền nhất các sự kiện có thể gây ra những hậu quả khủng khiếp đối với nước Mỹ. Mỹ tham dự Hội nghị Genève nhưng không ký vào Tuyên bố chung. Cùng ngày ký Tuyên bố chung, phái đoàn Mỹ lại ra Tuyên cáo đơn phương về lý do Mỹ không ký vào Tuyên bố chung và xác định lập trường ủng hộ lực lượng thân Mỹ. Điều đó có ý nghĩa mở đầu cho qua trình không thực hiện Hiệp định và phá hoại Hiệp định của Mỹ và chính quyền thân Mỹ sau này. Trong thực tế sau Hiệp định Genève 1954, đất nước Việt Nam bị chia cắt làm hai miền. Ở miền Nam, lực lượng Pháp và các phe phái chính trị phản động trên toàn quốc dồn cả về đây, chúng tìm chỗ dựa mới để phục thù và chống phá cách mạng... Đây chính là cơ hội để Mỹ nhảy vào miền Nam Việt Nam, hất cẳng Pháp, thực hiện chủ nghĩa thực dân mới. Ngày 8/8/1954, Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ do Tổng thống Aixenhao chủ trì đã ra Quyết định NSC-5429/2 với nội dung cơ bản là: buộc Pháp phải nhanh chóng rút hết quân khỏi 12 miền Nam Việt Nam và phải ủng hộ Ngô Đình Diệm; Mỹ trực tiếp viện trợ cho ngụy quyền Sài Gòn không qua Pháp. Thực hiện những mục tiêu trước mắt ấy, từ nửa cuối năm 1954 trở đi, Mỹ đồng thời ra sức xây dựng và củng cố những công cụ của chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam. - Về chính trị: Bộ máy ngụy quyền được dựng lên do Ngô Đình Diệm đứng đầu, có hệ thống từ trung ương đến các địa phương là cơ sở để Mỹ áp đặt một chế độ thực dân dấu mặt trá hình ở miền Nam Việt Nam. - Về kinh tế: Mỹ giúp cho miền Nam phát triển nền kinh tế theo con đường tư bản chủ nghĩa, nhưng trước hết phải phụ thuộc vào viện trợ của nước ngoài và trong quỹ đạo của Mỹ, phục vụ cho chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ. - Về văn hóa: Mỹ cho phát triển ở miền Nam nền văn hóa thực dân mới trên tất cả các lĩnh vực giáo dục, văn hóa văn nghệ, văn hóa xã hội và tư tưởng; trong đó rất chú trọng du nhập lối sống thực dụng, đề cao văn hóa Mỹ và ra sức tuyên truyền chống cộng. Được sự hỗ trợ và giúp đỡ toàn diện của Mỹ, chính quyền Ngô Đình Diệm đã xây dựng miền Nam thành một "quốc gia" của "thế giới tự do", có một đạo quân cảnh sát lớn mạnh để chống phá cách mạng, chống cộng sản. Diệm còn cho thành lập "Đảng cần lao nhân vị", phong trào "Cách mạng quốc gia", "Thanh niên cộng hòa", "Phụ nữ liên đới"..., làm lực lượng hậu thuẫn về chính trị - xã hội cho việc cai trị ở miền Nam. Ngày 4/3/1956, Diệm tổ chức bầu "Quốc hội" riêng rẽ và ngày 26/10/1956 cho công bố cái gọi là "Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa"... Đồng thời chúng thẳng tay đàn áp những phong trào đấu tranh của quần chúng đòi hiệp thương với miền Bắc, gây nên các cuộc tàn sát đẫm máu ở miền Nam bằng những thủ đoạn vô cùng dã man. Về phía cách mạng Việt Nam, cuộc chuyển quân tập kết đã làm thay đổi tình hình so sánh lực lượng giữa ta và địch, từ thế "cài răng lược" trên phạm vi toàn quốc, chuyển thành thế "tập trung" ở hai miền đất nước. Lực lượng cách mạng đang phát triển đều với nhiều thuận lợi trên phạm vi toàn cục, nay tập trung về phía Bắc vĩ tuyến 17 (miền Bắc), thế và lực cách mạng được tăng cường mạnh nhất ở đây, nhưng lại vô cùng bất lợi ở phía Nam vĩ tuyến 17 (miền Nam). 13 Đế quốc Pháp rất ngoan cố, gây cho ta nhiều khó khăn trong qua trình thi hành Hiệp định Genève, nhưng do nhân dân ta kiên quyết đấu tranh, đến ngày 16/05/1955, toàn bộ quân viễn chinh Pháp đã buộc phải rút khỏi miền Bắc Việt Nam. Ta đã tiếp quản toàn bộ những khu vực quân Pháp rút đi bao gồm cả vùng nông thôn, khu công nghiệp, các thị xã và thành phố đúng thời hạn. Trong điều kiện miền Bắc đã được giải phóng, nhiệm vụ của miền Bắc lúc này là phải nhanh chóng hoàn thành nốt những nhiệm vụ còn lại của cuộc cách mạng Dân tộc dân chủ nhân dân, để bước tiếp sang cuộc cách mạng mới, đưa miền Bắc đi lên Chủ nghĩa xã hội. Còn miền Nam chưa được giải phóng, cách mạng lại bị mất thế và lực do không có chính quyền, không có quân đội, quần chúng nhân dân đang tiếp tục bị khủng bố đàn áp. Vì thế miền Nam có nhiệm vụ phải gây dựng lại lực lượng và phong trào cách mạng, tiếp tục cuộc cách mạng Dân tộc dân chủ nhân dân, để giải phóng miền Nam giành tự do độc lập. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam, hai miền Nam Bắc sẽ đồng thời tiến hành hai cuộc cách mạng với những nhiệm vụ chiến lược khác nhau. Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có nhiệm vụ trước mắt là xây dựng miền Bắc vững mạnh toàn diện, làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh ở miền Nam, miền Bắc là hậu phương lớn là chỗ dựa vững chắc cho toàn dân tộc ta kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Cách mạng Dân tộc dân chủ ở miền Nam có nhiệm vụ trước mắt là đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới của đế quốc Mỹ và tay sai, miền Nam là tiền tuyến lớn, là chiến trường chính của cuộc kháng chiến. Hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng khác nhau tiến hành đồng thời ở hai miền, chúng có mối liên hệ mật thiết gắn bó với nhau, tác động nhau cùng phát triển và đều hướng vào mục tiêu chung trước mắt của cả nước là thực hiện giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc tiến tới hoa bình thốns nhất Tổ quốc. Trong qua trình đó, "cách mạng XHCN ở miền Bắc có ý nghĩa quyết định nhất đối với toàn bộ sự phát triển của cách mạng Việt Nam, trước hết đối với sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà. Cuộc đấu tranh chống Mỹ ở miền Nam có ý nghĩa quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lữ tay sai, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng Dân tộc dân chủ nhân nhân dân trong cả nước" [52:79]. Như vậy, từ sau năm 1954, đấu tranh thống nhất nước nhà là nhiệm vụ thiêng liêng của toàn Đảng toàn dân ta. Đó là một quá trình đấu tranh gay go gian khổ lâu dài, phức tạp 14 nhằm chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai của chúng ở miền Nam. Qua trình ấy, trước hết là trong những năm 1954 - 1960, Đảng ta đã phải nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, phát huy cao độ sự sáng tạo linh hoạt, từng bước tìm ra đáp số đúng cho bài toán khó trong bối cảnh trong nước và quốc tế vô cùng phức tạp do phải đương đầu trực tiếp với đế quốc Mỹ, tên đế quốc đầu sỏ với nhiều thủ đoạn xảo quyệt; tất cả nhằm thực hiện cho được mục tiêu chiến lược: giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Sự nghiệp thống nhất đất nước đòi hỏi Đảng ta phải trải qua nhiều giai đoạn, thực hiện trên nhiều lĩnh vực với những chủ trương, biện pháp thích hợp. Qua trình hình thành, phát triển hệ thống tổ chức của Ban Thống nhất Trung ương từ sau Hiệp định Genève đến khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giành được thắng lợi quyết định, trải qua nhiều bước với những vai trò chức năng nhiệm vụ cụ thể khác nhau, nhưng đã góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của cả dân tộc trong cuộc kháng chiến trường kỳ mà oanh liệt này. 1.2. Từ "Ban đón tiếp" (tháng 8/1954)... Công việc trước mắt đặt ra cho toàn Đảng, toàn dân ta ở cả hai miền Nam - Bắc sau Hiệp định Genève 1954 về Việt Nam là thực hiện chuyển quân tập kết lực lượng quân-dânchính-đảng của ta ở miền Nam ra Bắc theo quy định của Hiệp định. ở miền Nam, lực lượng tập kết của ta sẽ có 4 điểm tập trung là: - Miền Tây Nam bộ ở Cà Mau. - Miền Trung Nam bộ ở Đồng Tháp Mười - Miền Đông Nam bộ ở Hàm Tân - Xuyên Mộc - Cả vùng Trung bộ ở Qui Nhơn Yêu cầu của việc chuyển quân tập kết của ta là phải tổ chức đón tiếp thật chu đáo bộ đội, thương binh, cán bộ và đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc. Bởi vì "Việc đón tiếp, phân phối công tác, tìm nơi tạm ở và công ăn việc làm cho số người nói trên là rất trọng yếu, có ảnh hưởng và tác dụng chính trị rất lớn không những đối với tinh thần tư tưởng của những người ra ngoài này, mà còn có ảnh hưởng rất lớn đối với tinh thần đồng bào miền Nam ở trong kia; do đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với việc tổng tuyển cử thống nhất toàn quốc sau này" [52:259]. Trong Chỉ thị ngày 31/8/1954 của Ban Bí thư Về việc đón tiếp bộ đội, thương binh, một số cán bộ và đồng bào miền Nam ra Bắc, Đảng ta nêu rõ: "Số bộ đội, thương binh, 15 cán bộ nhân viên kỹ thuật, công nhân, một số gia đình cán bộ và số đồng bào định đưa từ miền Nam giới tuyến quân sự tạm thời ra miền Bắc ước độ 14 vạn... việc đón tiếp, phân phối công tác, tìm nơi tạm ở, công ăn việc làm cho số người nói trên cần phải làm thật chu đáo và có kết qua thật tốt" [52:259]. Để tiến hành những công việc đó, ở Trung ương, ta tổ chức một Ban phụ trách chung việc đón tiếp (gọi là Ban đón tiếp) gồm 5 người do đồng chí Nguyễn Văn Tạo làm Trưởng ban, thành phần gồm: - Nguyễn Văn Tạo (Bộ trưởng Bộ Lao động) - Vũ Đình Tụng (Bộ trưởng Bộ Thương binh) - Lê Văn Lương - Một đại biểu của Mặt trận - Một đại biểu của Bộ Tổng tư lệnh Quyết định của Trung ương cũng ghi rõ: "đồng chí Nguyễn Văn Tạo sẽ được quyền trực tiếp với các Bộ và các địa phương để yêu cầu những sự giúp đỡ và ra những chỉ thị cần thiết" [52:260]. Dự kiến của ta cho các tỉnh là: Thanh hóa, Nghệ An đón tiếp những người ở Quảng Trị, Thừa Thiên và một số ở miền Nam ra, ước độ 6 hay 7 vạn người; các tỉnh thái Bình và Nam Định đón tiếp số người ở Nam Bộ ra cũng ước độ 6 hay 7 vạn người (Những người ở Quảng Trị và Thừa Thiên ra chủ yếu đi bằng đường bộ). Để tạo điều kiện cho Ban đón tiếp của Trung ương hoạt động, Trung ương cũng đề nghị: "Các cấp ủy ở những địa phương sẽ nhận người miền Nam ra cần cử ngay những Ban phụ trách, chuẩn bị việc đón tiếp và định kế hoạch phân phối người về các huyện, các xã (sẽ có cán bộ của Ban đón tiếp Trung ương về giúp đỡ và chuẩn bị việc đón tiếp này)". Đảng ta cũng đặc biệt chú ý đến việc: "Cần tổ chức một cuộc tuyên truyền, giáo dục một cách sâu rộng cho cán bộ và đồng bào ở địa phương về nghĩa vụ đón tiếp bộ đội, thương binh, cán bộ và đồng bào miền Nam ra" [52:259-262]. Thực hiện Chỉ thị trên của Ban Bí thư Trung ương Đảng, việc chuyển quân tập kết đã diễn ra khẩn trương vừa nhằm đảm bảo đúng thời hạn quy định trong Hiệp định, vừa có ý nghĩa bảo toàn lực lượng cách mạng ở miền Nam, đồng thời là nguồn lực để tiếp tục bồi dưỡng, đào tạo cán bộ đáp ứng cho yêu cầu của cách mạng miền Nam sau này. 16 Công việc chuyển quân được tiến hành từ tháng 9/1954 cho đến tháng 5/1955. Phương tiện chuyển quân chủ yếu bằng đường thủy, mỗi tháng sẽ dùng đường thủy ra độ 14000 hay 15000 người [52:260]. Đến ngày 16/5/1955, thời hạn chót của 300 ngày chuyển quân tập kết, toàn bộ lực lượng của ta đã tập kết ra miền Bắc an toàn. Điểm tập kết đầu tiên của tất cả lực lượng này tại miền Bắc là Quý Cao (Thái Bình) và sầm Sơn (Thanh Hóa). Từ đây phân bổ lực lượng về các nơi. Tính đến cuối năm 1956, tổng số cán bộ, bộ đội, học sinh, gia đình cán bộ và đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc là 182.740 người, trong đó có đầy đủ các thành phần: cán bộ công nhân viên, thương binh. Học sinh (kể cả dân tộc), thanh niên xung phong, cán bộ, bộ đội và du kích bị địch bắt trao đổi, đồng bào miền Bắc hồi hương, dân tộc ít người, người Hoa kiều..." [44:5]. Có được số lượng và thành phần đi tập kết nói trên là dựa vào những tiêu chuẩn tập kết mà Trung ương Đảng đề ra trong quá trình chỉ đạo những nhiệm vụ cách mạng trước mắt và lâu dài phù hợp với hoan cảnh thực tiễn, nhằm mục đích bảo toàn lực lượng cách mạng, tiếp tục đấu tranh giải phóng miền Nam và nhằm chuẩn bị đội ngũ cán bộ sau này xây dựng miền Nam khi sự nghiệp giải phóng miền Nam hoàn thành. Đảng ta xác định: lực lượng cán bộ, bộ đội, con em gia đình có công cách mạng... tập kết ra Bắc là nguồn vốn quí giá của cách mạng, họ là những con người được Đảng giáo dục đào tạo rèn luyện và trải qua thử thách trong 9 năm kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ mà trưởng thành vì thế mà cần phải có kế hoạch bảo vệ đào tạo, bồi dưỡng về mọi mặt thực hiện những nhiệm vụ của Đảng đề ra. Trong qua trình đó, công tác đón tiếp cán bộ, bộ đội, đồng bào miền Nam tập kết ra miền Bắc đã được Ban đón tiếp Trung ương và các địa phương làm hết sức chu đáo. Kế hoạch đón tiếp và phân phối người về các huyện xã theo tinh thần chỉ thị 31/8/1954 của Ban bí thư được phân bổ về các nơi có điều kiện thuận lợi. Đó là những nơi mà nhân dân có trình độ giác ngộ chính trị tương đối khá, có chỗ ở tạm được, có điều kiện tiếp tế, có điều kiện cho gia đình cán bộ và thường dân làm ăn sinh sống; không hẻo lánh và khí hậu xấu; nhà ở thì "dùng những nơi công cộng, những nhà lớn vắng chủ hay những nhà cửa thừa, ngoài ra phải thương lượng để ở chung vào các nhà của đồng bào, nhưng tránh bắt ép mà phải vận động họ hoàn toàn tự giác" [52:265]. 17 Do sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước nên việc chuyển quân tập kết và việc đón tiếp đã diễn ra thành công tối đẹp. Một cán bộ tập kết - đồng chí Hồng Nhân (nguyên Giám đốc Sở Văn hóa thông tin Quảng Ngãi) kể lại: "Sau 3 ngày lênh đênh trên biển cả, chúng tôi được đưa lên bến Ninh Giang (Hải dương). Từ ngoài các thuyền nhỏ nhìn vào, tràn ngập bến là một rừng người rộn ràng, một rừng cờ hoa, biểu ngữ đỏ thắm. Đồng bào ra đón chúng tôi biểu lộ một niềm hân hoan như được đón những người thân yêu ruột thịt đi xa lau ngày mới trở về. Nam nữ thanh niên địa phương giành mang tất cả túi xách, ba lô của các em, các mẹ, các chị, nắm tay các em dắt về làng. Ở sân đình làng đã bày sẵn bánh kẹo, nước chè xanh... như đã bàn đâu từ trước, Ban đón tiếp phân công mỗi gia đình cùng xóm nhận từ hai đến bốn em trong đoàn chúng tôi đưa về nhà. Cái lạnh miền Bắc như cắt vào da thịt nhưng tình cảm của đồng bào ở đây đã sưởi ấm chúng tôi" [57:117]. Trong thực tế nhìn lại tình hình các gia đình miền Nam tập kết ra Bắc, việc đón tiếp các gia đình miền Nam đã thu được một phần kết quả: phần lớn các gia đình đã được sắp xếp vào công tác ở các cơ quan, buôn bán ở các thị trấn, hoặc sản xuất ở nông thôn. Những tỉnh tiêu biểu, như: Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Thái Bình, Ninh Bình, nhờ có sự chỉ đạo khá tốt của các cấp các ngành nên đã làm cho các gia đình miền Nam ở tại các tỉnh ấy gây được cơ sở làm ăn tương đối đảm bảo, biết phát huy tinh thần tự lực cánh sinh của chị em, vừa động viên được nhân dân tại tỉnh nhà giúp đỡ họ, tình đoàn kết Bắc - Nam được chặt chẽ thêm. Nhưng bên cạnh đó "Tư tưởng khá phổ biến trong anh chị em miền Nam hiện nay là tư tưởng tạm bợ, ỷ lại, thiếu tinh thần tự lực cánh sinh, chưa nhận thấy tham gia lao động sản xuất là vinh quang, là thiết thực góp phần củng cố miền Bắc; một số chị em không an tâm sản xuất..." [52:628]. Có một số cán bộ miền Nam cũng không muốn vợ con mình ở nông thôn lao động sản xuất, cho là "khó tiến bộ", "thiếu triển vọng", vào cơ quan mới bảo đảm; thậm chí có một số cán bộ tự động rút vợ con đi khỏi cơ sở làm ăn, dùng lý đùn 2 tình để đưa vào cơ quan công tác. Tình hình ấy đã gây ra tâm lý chờ đợi trong nhiều gia đình miền Nam, ngay cả trong những chị em đã có cơ sở làm ăn ổn định. Mặt khác, do đời sống của xã hội ở miền Bắc lúc này cũng còn nhiều khó khăn, nên trong thực tế đời sống vật chất và tinh thần của các da đình miền Nam cũng chưa được giải quyết đúng mức, nhiều cán bộ và cơ quan có trách nhiệm chưa thông cảm đầy đủ những khó khăn của chị em miền Nam để chiếu cố một cách thích đáng. Chẳng hạn "Con cái các chị em ở cơ quan không được hưởng tiêu chuẩn thuốc men, bồi dưỡng khi đau yếu; mót số đông con các chị em (692 cháu) về nông thôn, tuy được hưởng tiêu chuẩn phụ cấp con, nhưng 18 đến nay vẫn chưa được lĩmh phụ cấp; nhiều gia đình miền Nam ở các địa phương rất thiểu thuốc men dùng khi đau yếu (nhất là ở Vĩnh Linh); số đông chị em ờ cơ quan thiếu được giáo dục, dìu dắt để được tiến bộ; thậm chí có cơ quan còn coi chị em là phiền toái và đòi hỏi nhiều, ít chú ý giải quyết những khó khăn để chị em yên tâm công tác; nhiều chị em ở các địa phương chưa có cơ sở làm ăn đảm bảo, đời sống rất thiếu thốn, nhất là chị em buôn bán sống rất bấp bênh, tư tưởng rất phức tạp vẫn chưa được chú ý giáo dục, những gia đình liệt sĩ, gia đình cán bộ có công với cách mạng và của cán bộ hoạt động xa chưa được chiếu cố đầy đủ; nhiều chị em là đảng viên chưa được tham gia sinh hoạt Đảng..." [52:629]. Tình hình trên đây đã ảnh hưởng đến tư tưởng của chị em miền Nam, làm cho một số cán bộ miền Nam thiếu an tâm và phấn khỏi công tác. Những hiện tượng ấy đều không có lợi cho việc củng cố miền Bắc và cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà của ta. Nguyên nhân chính của những khuyết điểm trên là do các cấp ủy đảng ở địa phương và các ngành có trách nhiệm chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa chính trị trong công tác gia đình cán bộ miền Nam, chưa nắm vững phương châm chiếu cố miền Nam trên cơ sở củng cố miền Bắc. Cho nên, trong việc chỉ đạo công tác gia đình miền Nam, còn tư tưởng tạm bợ nhất thời, đoàn kết một chiều, thiếu phát huy khả năng tự lực cánh sinh của các gia đình miền Nam góp phần vào việc củng cố miền Bắc, hoặc xem nhẹ công tác da đình miền Nam, khoán trắng cho một số cán bộ phụ trách, thiếu kiểm tra đôn đốc, ỷ lại sự giúp đỡ của Chính phủ như khi gặp khó khăn trong việc giải quyết gia đình miền Nam thì đưa họ về Trung ương (Thái Nguyên), thiếu bền bỉ giúp cho các gia đình miền Nam xây dựng cơ sở làm ăn vững chắc và nsày càng tiến bộ về chính trị. Để bổ khuyết những thiếu sót trên, Trung ương nhắc các cấp ủy địa phương và các ngành có trách nhiệm chú ý: Một là, cần phải nhận thức đúng sự quan trọng của công tác gia đình miền Nam. Đó không phải chỉ là vấn đề sắp xếp công ăn việc làm đơn thuần, mà là công tác có quan hệ đến nhiệm vụ đấu tranh chính trị để thống nhất nước nhà, có quan hệ đến nhiệm vụ củng cố miền Bắc và tranh thủ miền Nam; đồng thời đó cũng là công tác khó khăn, phức tạp. Nếu công tác này thực hiện được tốt thì chẳng những động viên được lực lượng của gia đình miền Nam thiết thực góp phẫn vào các công tác củng cố miền Bắc, mà còn ảnh hưởng tốt đối với việc tranh thủ đồng bào miền Nam hăng hái đấu tranh để thống nhất nước nhà. Vì vậy các cấp ủy phải làm cho các gia đình miền Nam nhận rõ nhiệm vụ mình tham gia củng 19 cố miền Bắc, ra sức tự lực cánh sinh, khắc phục mọi khó khăn để tự xây dựng cho mình một cơ sở làm ăn bảo đảm. Mặt khác, phải tổ chức cán bộ, đồng bào ở những địa phương có gia đình miền Nam, hết sức giúp đỡ cho các gia đình miền Nam trong việc làm ăn cũng như trong công tác, để chị em được tiến bộ và làm cho tình đoàn kết Bắc Nam ngày càng chặt chẽ. Hai là, trong công tác gia đình miền Nam, phải nắm vững chính sách và phương châm của Đảng như sau: - Phải chiếu cố thích đáng về các mặt vật chất và tinh thần của các gia đình miền Nam; nhất là các gia đình liệt sĩ, gia đình của cán bộ có công với cách mạng và cán bộ hoạt động xa. Chẳng những chú ý đến những gia đình miền Nam tập kết ra Bắc theo chủ trương của Chính phủ trước đây, mà đối với những gia đình vì không chịu nổi chế độ của bọn MỹDiệm, vượt giới tuyến ra Bắc, cũng cần tuy khả năng mà chiếu cố, giúp đỡ đời sống vật chất và tinh thần họ được đảm bảo. Cố nhiên, ta không chủ trương khuyên khích đồng bào miền Nam di cư ra Bắc. - Phương châm giải quyết công tác cho gia đình miền Nam nói chung là hướng họ vào công tác lao động sản xuất, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đồng thời hướng dẫn họ phát triển chăn nuôi, thủ công nghiệp và nghề phụ trong gia đình. Đối với những gia đình cán bộ thật sự thiếu khả năng sản xuất nông nghiệp, cần bối trí một cách thích hợp vào các công tác lao động sản xuất trong các cơ sở công thương nghiệp quốc doanh. - Giải quyết công tác gia đình miền Nam, căn bản là dựa vào tinh thần tự lực cánh sinh, sản xuất tiết kiệm, kết hợp với sự tương trợ giữa chị em miền Nam và sự giúp đỡ của đồng bào miền bắc là chính; sự giúp đỡ của Chính phủ chỉ thực hiện trong lúc đầu và trong trường hợp cần thiết mà thôi. - Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng ở địa phương và các ngành đối với gia đình miền Nam: chú trọng giáo dục tư tưởng tự lực cánh sinh và tinh thần đoàn kết Bắc Nam cho các gia đình miền Nam; làm cho các ngành, nhất là Nông hội, Phụ nữ thấy rõ trách nhiệm của mình; đồng thời chú ý kiểm tra, đôn đốc, giúp đỡ, làm cho các gia đình miền Nam tạo được cơ sở làm ăn vững chắc và tiến bộ trong công tác [52:631-633] 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan