Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phương thức và thực trạng phát hành trái phiếu (chính phủ và doanh nghiệp) ở việ...

Tài liệu Phương thức và thực trạng phát hành trái phiếu (chính phủ và doanh nghiệp) ở việt nam

.DOCX
24
211
50

Mô tả:

Đề tài: Phương thức và thực trạng phát hành trái phiếu (Chính phủ và doanh nghiệp) ở Việt Nam. Danh sách nhóm: 1. 2. 3. 4. 5. 6. Nguyễn Thành Nam Nguyễn Văn Sơn Đoàn Minh Hiếu Nguyễn Ngọc Phượng Đào Nguyễn Đức Mạnh Nguyễn Văn Thu 1 CQ522381 CQ523101 CQ521256 CQ522898 CQ522280 CQ523497 I. Phương thức phát hành trái phiếu (Chính phủ và doanh nghiệp). 1. Đấu thầu phát hành trái phiếu. a. Khái niệm: Đấu thầu trái phiếu là việc lựa chọn các tổ chức, cá nhân tham gia dự thầu, đáp ứng đủ yêu cầu của tổ chức phát hành. b. Hình thức đấu thầu: - Đấu thầu cạnh tranh lãi suất: là hình thức đấu thầu mà các thành viên tham gia đưa ra các mức lãi suất và khối lượng dự thầu để xác định lãi suất và khối lượng trúng thầu của thành viên trong phiên đấu thầu. *Trường hợp không có lãi suất trần: Khối lượng tín phiếu kho bạc, trái phiếu ngoại tệ trúng thầu được xét chọn theo thứ tự từ mức lãi suất thấp nhất đến mức lãi suất đạt được khối lượng tín phiếu, trái phiếu thông báo phát hành. *Trường hợp có lãi suất trần: Khối lượng tín phiếu kho bạc, trái phiếu ngoại tệ trúng thầu được xét chọn theo thứ tự tăng lên của lãi suất đặt thầu trong phạm vi lãi suất trần - Đấu thầu không cạnh tranh lãi suất: là hình thức đấu thầu mà các thành viên tham gia chỉ đăng ký khối lượng, không đưa ra mức lãi suất dự thầu. Khối lượng trúng thầu của thành viên áp dụng theo lãi suất trúng thầu trong đấu thầu cạnh tranh lãi suất. - Kết hợp giữa đấu thầu cạnh tranh lãi suất và đấu thầu không cạnh tranh lãi suất (trong đó khối lượng trái phiếu đấu thầu không cạnh tranh lãi suất không vượt quá 30% tổng khối lượng trái phiếu dự kiến phát hành của đợt đấu thầu đó) c. Nguyên tắc. - Bí mật về thông tin của các tổ chức, cá nhân tham gia dự thầu. Bảo đảm sự bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân tham gia đấu thầu. Cạnh tranh về lãi suất giữa các tổ chức, cá nhân tham gia đấu thầu. d. Ưu nhược điểm. -Ưu điểm: Huy động vốn nhanh. -Nhược điểm: Khó thực hiện khi cần huy động vốn nhiều. 2. Đại lý phát hành trái phiếu. a. Khái niệm: Đại lý phát hành trái phiếu là việc tổ chức phát hành ủy thác cho các tổ chức khác thực hiện bán trái phiếu cho các nhà đầu tư. Tổ chức nhận làm đại lý phát hành được huởng phí đại lý phát hành căn cứ theo khối lượng trái phiếu tiêu thụ được, lượng trái phiếu tiêu thụ không hết của đợt phát hành, đại lý được quyền hòan trả lại cho tổ chức phát hành. b. Ưu nhược điểm. -Ưu điểm: 2 +Chi phí thấp +Nhà phát hành không cần quan tâm tới việc phân phối trái phiếu cho nhà đầu tư như thế nào. -Nhược điểm: +Nhà phát hành nhận được nguồn vốn chậm. +Nhà phát hành có thể không nhận được số vốn cần thiết vì khi không bán hết đại lý có thể trả lại trái phiếu cho nhà phát hành. 3. Bảo lãnh phát hành trái phiếu. a. Khái niệm - Là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi phát hành trái phiếu ra thị trường chứng khóan, phân phối trái phiếu cho các nhà đầu tư, nhận mua trái phiếu để bán lại hoặc mua số trái phiếu còn lại chưa phân phối hết trong đợt phát hành. - Bảo lãnh phát hành bao gồm cả việc tư vấn tài chính và phân phối chứng khoán. - Tổ chức bảo lãnh được hưởng phí bảo lãnh hoặc một tỷ lệ hoa hồng nhất định dựa trên số tiền thu được. b) Phân loại. -Bảo lãnh với cam kết chắc chắn: Tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ mua toàn bộ số chứng khoán phát hành cho dù có phân phối được hết chứng khoán hay không Thông thường các tổ chức bảo lãnh mua trái phiếu của tổ chức phát hành với giá chiết khấu và bán lại các trái phiếu theo giá chào bán ra công chúng và hưởng chênh lệch giá. -Bảo lãnh với cố gắng cao nhất: Tổ chức bảo lãnh thỏa thuận làm đại lý cho tổ chức phát hành với cam kết sẽ cố gắng hết sức bán trái phiếu ra thị trường. Nếu không phân phối hết sẽ trả lại cho tổ chức phát hành và không chịu hình phạt nào. -Bảo lãnh theo phương thức tất cả hoặc không: Tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán một số lượng trái phiếu nhất định, nếu không phân phối hết sẽ hủy toàn bộ đợt phát hành. Tổ chức bảo lãnh phải trả lại số tiền cho các đầu tư đã mua chứng khoán. -Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu- tối đa: Tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh được tự do chào bán trái phiếu đến mức tối đa quy định. Nếu lượng trái phiếu bán được đạt tỷ lệ thấp hơn mực sàn thì toàn bộ đợt phát hành sẽ bị hủy bỏ. -Bảo lãnh theo phương thức dự phòng: TCBL cam kết là người mua cuối cùng hoặc chào bán hộ số cổ phiếu của các quyền mua không thực hiện được. 3 c. Đối tượng. Đối tượng tham gia bảo lãnh phát hành phát hành trái phiếu là các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư, công ty tài chính, các ngân hàng và các định chế tài chính khác được Bộ Tài chính chấp thuận. d. Ưu nhược điểm -Ưu điểm: +Tốc độ huy động vốn nhanh hơn bán lẻ và qua đại lý phát hành. +Khối lượng trái phiếu được đảm bảo tiêu thụ từ phía nhà bảo lãnh. -Nhược điểm: +Thời gian lâu. +Chi phí bảo lãnh cao. 4. Phát hành trực tiếp qua hệ thống Kho bạc Nhà nước: ( Bán lẻ trái phiếu chính phủ)-Chỉ áp dụng đối với phát hành trái phiếu chính phủ. a. Khái niệm - Kho bạc Nhà nước sẽ huy động lực lượng nhân sự tại chỗ của đơn vị tự tổ chức tiêu thụ trái phiếu thông qua hệ thống Kho bạc Nhà nước và thông qua hệ thống văn phòng đại diện ở nước ngoài. b. Ưu nhược điểm. -Ưu điểm: +Lượng vốn huy động được chuyển ngay tức thời vào NSNN. +Kho bạc nhà nước trực tiếp kiểm soát được tiến độ huy động vốn, trực tiếp tiêu thị trái phiếu mà không phải thông qua TTCK hoặc thị trường tiền tệ. -Nhược điểm: +Gây xáo trộn cho hoạt động quản lý quỹ hàng ngày của kho bạc nhà nước. +Chi phí tiêu thụ cao, tốc độ huy động vốn chậm. +Trái phiếu chính phủ chỉ được xem là công cụ huy động vốn qua KBNN chứ không phải là một hàng hóa trên thị trường. II.Thực trạng phát hành trái phiếu ở Việt nam hiện nay. II.1. Trái phiếu chính phủ. 4 Ở Việt Nam, trái phiếu chính phủ được phát hành bởi 3 chủ thể chính là kho bạc Nhà nước( KBNN), ngân hàng phát triển Việt Nam( VDB) và ngân hàng Nhà nước với hình thức đấu thầu là phổ biến nhất, bảo lãnh phát hành hoặc bán lẻ qua hệ thống Kho bạc nhà nước. Mục tiêu của trái phiếu là để đầu tư vào các dự án trọng điểm, bù đắp thâm hụt ngân sách và là công cụ để can thiệp vào thị trường tiền tệ. Phương thức đấu thầu trái phiếu được áp dụng chủ yếu do thời gian huy động vốn nhanh, lãi suất thấp, hợp với nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay. Quy mô của trái phiếu nói chung và trái phiếu chính phủ nói riêng hiện chiếm tỉ lệ rất thấp trong tổng tài sản tài chính cả nước với chỉ bằng 17% so với GDP(quá thấp so với Nhật Bản, Hàn quốc trên 100%). con số này khoảng 5 tỷ USD rất nhỏ bé nếu so với mức đủ để đạt tính thanh khoản 100-200 tỷ USD. Khối lượng phát hành mỗi đợt tương đối nhỏ chỉ khoảng 20 - 30 triệu USD/đợt khó thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư có tổ chức và vì vậy cũng làm giảm sức hấp dẫn của trái phiếu chính phủ. Huy động vốn thông qua loại hình trái phiếu hiện chưa phải là kênh phổ biến mà chủ yếu là thông qua hệ thống ngân hàng với tổng tài sản chiếm đến 80% cơ cấu tài sản tài chính. Điều này tạo sự bất cân xứng trong kỳ hạn huy động vốn và cho vay của hệ thống ngân hàng, thiếu một kênh huy động vốn dài hạn để phục vụ cho các mục tiêu phát triển lâu dài. Cả hai yếu tố này đều góp phần làm tăng chi phí vốn cho nền kinh tế. Trái phiếu CP ở Việt nam gồm có: trái phiếu công trình trung ương, trái phiếu đầu tư, trái phiếu kho bạc, tín phiếu kho bạc, trái phiếu ngoại tệ, công trái xây dựng tổ quốc. 5 Theo luật định nhà nước quy định: + Tín phiếu kho bạc: Phát hành đấu thầu qua sở giao dịch chứng khoán nhà nước +Trái phiếu kho bạc, trái phiếu ngoại tệ: Đấu thầu qua SDGCK nhà nước, bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành và bán lẻ qua hệ thống kho bạc nhà nước. +Công trái xây dựng Tổ quốc: bản lẻ qua hệ thống kho bạc Nhà nước. Lượng trái phiếu phát hành bằng đồng nội tệ hiện chủ yếu được giao dịch hoặc nắm giữ bởi các ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính tương đương cũng làm cản trở sự phát triển của thị trường trái phiếu. Điều này tạo sự đơn điệu trong danh mục đầu tư, dẫn đến giá trái phiếu có mức biến động đáng kể khi các nhà đầu tư này thực hiện bán ra hoặc mua vào. Cụ thể, chúng ta sẽ tìm hiểu thực trạng tình hình phát hành Trái phiếu chính phủ trong giai đoạn 2009-2013 để nắm rõ vấn đề hơn: Năm 2005: Trái phiếu quốc tế phát hành lần đầu tiên của Việt Nam (loại trái phiếu Chính phủ có thời hạn 10 năm với tổng trị giá phát hành là 750 triệu USD) đã được Tạp chí Tài chính quốc tế và các nhà đầu tư khu vực châu Á đánh giá là trái phiếu phát hành thành công nhất của năm 2005. Đây là một đợt phát hành trái phiếu quốc tế tạo bước ngoặt đặc biệt và tạo nền tảng quan trọng cho các đợt phát hành sau vì sự thành công của đợt phát hành này đã có ý nghĩa tác động đến các nhà đầu tư quốc tế để họ xây dựng các hạn mức tín dụng đầu tư vào ViệtNamtrongtươnglai. 6 Lượng phát hành trái phiếu ban đầu dự định là 500 triệu USD sau tăng lên 750 triệu USD. Lượng đặt mua đạt tới 1 tỷ USD trước khi công bố định hướng về giá trái phiếu, lượng đặt mua cuối cùng lên đến 4,5 tỷ USD.Lãi suất là 7,125% nằm dưới mức định hướng 7,25% lúc đầu. Năm 2009 Tháng 9/2009: Hệ thống giao dịch Trái phiếu Chính phủ chuyên biệt chính thức được Sở GDCK Hà Nội (HNX) đưa vào vận hành và ra mắt vào ngày 24/09/2009 tới với mục tiêu phát huy tối đa tầm quan trọng của kênh huy động vốn này đối với nền kinh tế.Mục tiêu xây dựng và phát triển Thị trường TPCP là mở rộng thị trường, tăng cường tính thanh khoản trên thị trường TPCP, liên kết thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp, và tăng cường công tác giám sát thị trường. Theo Bộ Tài chính, trong năm 2009, nhu cầu huy động vốn bằng trái phiếu chính phủ cho ngân sách vào khoảng 200.000 tỉ đồng. Song, tổng khối lượng trái phiếu chính phủ đã phát hành trong năm chỉ được khoảng 20.000 tỉ đồng, đạt 14% kế hoạch đề ra.Phần lớn số tiền phát hành (2.000 tỷ đồng) được tập trung ở kỳ hạn ngắn 2 năm (kỳ hạn ngắn nhất) thông qua Ngân hàng Chính sách Xã hội, phát hành trong tháng 6 với lãi suất bình quân là 8,93%/năm. - - - Đấu thầu trái phiếu chính phủ bằng nội tệ đạt kết quả thấp. 2009, Sở giao dịch chứng khoán đã tổ chức 51 đợt đấu thầu trái phiếu chính phủ bằng nội tệ, nhưng chỉ huy động được 2578 tỷ/ 62700 tỷ đồng theo kế hoạch. Tỷ lệ thành công là 4% tập trung ở các hàng hóa trái phiếu kì hạn ngắn. Trái phiếu quốc tế do Việt Nam phát hành bằng ngoại tệ phát hành trong những đợt gần đây, đặc biệt trong năm 2009 đều không thu được kết quả như mong muốn cơ bản cũng liên quan đến vấn đề lãi suất.(Tổng khối lượng trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh đã phát hành khoảng 2.700 tỉ đồng-1 con số khá khiêm tốn nếu so với con số 750 triệu USD năm 2005 ) Trái phiếu Kho bạc chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục trái phiếu nhưng tỷ lệ bán được cũng chỉ ở mức 15%, còn đa số các loại trái phiếu chỉ bán được dưới 7% so với kế hoạch. Đặc biệt trái phiếu chính quyền địa phương hoàn toàn không thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư. Sở dĩ có tình trạng này là do sự chênh lệch quá lớn về lãi suất giữa hai thị trường sơ cấp và thứ cấp, trung bình từ 100-200 điểm. Chính phủ không phải chịu áp lực huy động vốn, các dự án sử dụng vốn trái phiếu có tình hình giải ngân chậm. Nguyên nhân trực tiếp là lãi suất không hấp dẫn. Trong hầu hết các đợt phát hành, lãi suất trần mà tổ chức phát hành đưa ra đều thấp hơn lãi suất thấp nhất mà các nhà thầu đăng ký. Tính trung bình qua các đợt phát hành, mức chênh lệnh này là 0,88%/năm. Trong khi đáng nhẽ lãi suất trái phiếu chính phủ < lãi suất huy động trên thị trường, lãi suất chuẩn để các công cụ nợ tham chiếu Còn theo một nguồn tin khác, báo cáo của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, cho biết khối lượng trái phiếu chính phủ phát hành thành công trong năm qua là 15.000 tỉ đồng, tính cả giá trị quy đổi của đợt phát hành bằng ngoại tệ.Cũng theo báo cáo này, năm 2009 có khoảng 15.000 tỉ đồng trái 7 phiếu chính phủ đến hạn, như vậy về cơ bản Chính phủ không huy động thêm được vốn trong năm qua. =>> tình hình phát hành TP năm 2009 trên thị trường sơ cấp khá ảm đạm. Báo cáo này cho biết tính chung trong năm 2009 có khoảng 70 đợt phát hành bao gồm trái phiếu Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Phát triển, Ngân hàng Chính sách xã hội và trái phiếu TPHCM, tuy nhiên chỉ có khoảng 5.000 tỉ đồng trái phiếu huy động được trên tổng số 71.400 tỉ đồng đưa ra gọi thầu. Năm 2010 Theo kho bạc nhà nước Việt Nam, 10 tháng đầu năm 2010 đã có 54 đợt tổ chức đấu thầu, bảo lãnh phát hành trái phiếu với số lượng thành viên tham gia khá lớn. Theo báo cáo của Chính phủ, phát hành trái phiếu Chính phủ trong nước năm 2010 được 68.292 tỉ đồng. Nhà nước chủ trương phát hành trái phiếu theo lô lớn, nhưng chỉ có từ 5-7 tổ chức lớn tham gia đấu thầu với số lượng huy động vốn thấp hơn nhiều so với kế hoạch. Năm 2011 Năm 2011 có thể coi là năm thành công nhất từ trước đến nay trong huy động vốn cho ngân sách nhà nước thông qua đấu thầu trái phiếu chính phủ tại HNX. Lượng vốn huy động được lớn nhất và tỷ lệ huy động thành công/kế hoạch huy động cao nhất. Qua 130 phiên đấu thầu đã huy động được 81.715,8 tỷ đồng (gấp gần 3 lần khối lượng trúng thầu năm 2010), trong đó huy động trái phiếu kho bạc đạt 62.153,8 tỷ đồng, đạt khoảng 80% kế hoạch huy động. Lãi suất phát hành tuy ở một mặt bằng mới cao hơn năm trước, song vẫn thấp hơn khoảng 2% so với lãi suất huy động của hệ thống ngân hàng. Toàn bộ trái phiếu Chính phủ phát hành qua kênh đấu thầu và bảo lãnh đều được thực hiện niêm yết trên thị trường trái phiếu Chính phủ chuyên biệt theo quy định. Năm 2012 Nhìn chung, trong quý 1/2012, hoạt động đấu thầu trên thị trường sơ cấp đã diễn ra rất thành công. Điều đó cho thấy mức độ quan tâm của nhà đầu tư tăng mạnh so với quý trước. Trong quý I Kho bạc Nhà nước đã phát hành thành công 29,2 nghìn tỷ đồng trái phiếu, vượt mục tiêu đề ra là 25 nghìn tỷ đồng.Dự báo, nguồn cung hạn chế, trong khi lãi suất vẫn theo xu hướng giảm dần sẽ là nhân tố quan trọng giúp duy trì lượng cầu ổn định cho thị trường trái phiếu Chính phủ trong năm 2012. Tính đến ngày 17/12/2012, tổng mệnh giá khối lượng trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh huy động được là 189.315,15 tỷ đồng, bằng 95,13% tổng kế hoạch huy động cả năm 2012. So với 12 tháng cùng kỳ của năm 2010 và 2011, khối lượng trái phiếu huy động trong năm 2012 đã lớn hơn rất nhiều, đặc biệt là khối lượng huy động trái phiếu Chính phủ (bằng 173,6% cùng kỳ 2011 và bằng 206,7% cùng kỳ 2010). Việc huy động được một khối lượng lớn trái phiếu Chính phủ trong năm 2012 chủ yếu do tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng là khá thấp (11 tháng tăng 4,62% so với cùng kỳ năm 2011), trong khi đó, NHNN tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ hợp lý để đảm bảo thanh khoản của hệ thống NHTM. 8 Kết quả năm 2012: là năm “được mùa” của trái phiếu chính phủ khi huy động thành công gần 160.000 tỉ đồng, gần gấp đôi so với năm 2011, trong đó KBNN đã huy động được 141.340 tỷ đồng, bằng 101% kế hoạch được giao và là năm có kết quả huy động vốn đạt cao nhất kể từ khi triển khai nghiệp vụ phát hành TPCP, gấp 2 lần năm 2011. Trong bối cảnh thu ngân sách nhà nước gặp khó khăn nguồn vốn huy động từ trái phiếu đã góp phần quan trọng đáp ứng nhu cầu chi của ngân sách nhà nước. Năm 2013 Kho bạc Nhà nước sẽ thí điểm phát hành trái phiếu kỳ hạn 15 năm để đáp ứng nhu cầu đầu tư của các công ty bảo hiểm và quỹ đầu tư có vốn dài hạn... để đáp ứng mực tiêu tăng tỷ trọng trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do khối các công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, công ty quản lý quỹ nắm giữtừ 12% (2011) lên mức 20%. Bà Trần Minh Hằng - Phó Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước (KBNN) cho biếtKBNN sẽ huy động vốn thông qua phát hành TPCP năm 2013 là 150.000 tỷ đồng, bao gồm: bù đắp bội chi ngân sách là 90.000 tỷ đồng, đầu tư các dự án, công trình giao thông thủy lợi… là 60.000 tỷ đồng.Cụ thể, kỳ hạn dưới 1 năm là 30.000 tỷ đồng, kỳ hạn 2 năm là 30.000 tỷ đồng, kỳ hạn 3 năm là 40.000 tỷ đồng, kỳ hạn 5 năm 40.000 tỷ đồng, kỳ hạn 10 và 15 năm là 10.000 tỷ đồng.“Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện, tùy theo tình hình thị trường, KBNN có thể sẽ điều chỉnh khối lượng phát hành giữa các kỳ hạn để đảm bảo khả năng huy động vốn”, bà Hằng tiết lộ. II.2. Trái phiếu doanh nghiệp. 1.Tình hình chung. a. Phát hành trái phiếu trong nước.  Trước năm 2006. - Năm 1994: chính phủ ban hành Nghị định 120/1994/ NĐ-CP quy định quy chế tạm thời về việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp nhà nước chính thứ có hiệu lực từ 1/10/1994. Theo nghị định này, đối tượng được phát hành trái phiếu, cổ phiếu là các doanh nghiệp nhà nươc, trừ doanh nghiệp là ngân hàng quốc doanh, để làm thử nghiệm. Sau 1 năm thử nghiệm sẽ bổ sung hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Có thể nói, trong suốt những năm 1994 đến 2006, Nghị định 120/NĐ-CP đã chi phối rất nhiều tới tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Cụ thể phải kể đến 1 số đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp đầu tiên như: - Năm 1994, công ty Xi măng Hoàng Thạch phát hành 44.45 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 4 năm, công ty Xi măng Anh Sơn phát hành 7.79 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm, 5năm, lãi suất 15%/ năm - Năm 1996, Công ty cổ phần cơ điện lạnh REE phát hành 5 triệu USD trái phiếu chuyển đổi quốc tế, lãi suất 4.5%/năm, được chuyển đổi vào năm 1998 9 - Năm 1998, công ty cổ phần công nghệ thông tin EIS phát hành trái phiếu chuyển đổi kỳ hạn 3 năm, huy động 10 tỷ đồng, lãi suất 8%/năm vào năm 2004 và được chuyển đổi thành cổ phiếu vào năm 2004. - Năm 2003, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam phối hợp cùng Bộ Tài chính phát hành 300 tỷ trái phiếu doanh nghiệp,có thời hạn 5 năm, sau khi mua được 2 năm người nắm giữ có quyền thanh toán trước thời hạn với lãi suất tính đến từng tháng lẻ. Lãi suất năm đầu tiên là 8.7%/năm, lãi suất các năm tiếp theo bằng lãi suất tiết kiệm bình quân của 4 ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất cộng 0.5%/năm. Số vốn huy động này được dung cho nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy đạm Phú Mỹ, dự án khí – điện – đạm Cà Mau. - Cũng trong năm 2003, Tổng công ty Xi măng phát hành 200 tỷ đồng trái phiếu, EVN 300 tỷ đồng. Có thể thấy, dưới tác động của Nghị định 120, từ năm 1994 đến 2006, hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp mới chỉ tập trung ở các doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tín dụng với 1 số lượng rất khiêm tốn và quy mô phát hành nhỏ.  Giai đoạn 2006 – 2009 Năm 2006 được coi là một năm bùng nổ của thị trường chứng khoán Việt Nam. Không chỉ có cổ phiếu được mùa mà trái phiếu nói chung và trái phiếu doanh nghiệp nói riêng đánh dấu một bước ngoặt quan trọng. Ngày 15/9/2006, Nghị định 52/2006/NĐ- CP được ban hành với nhiều quy định “ thông thoáng”. Theo Nghi định 52, chủ thể phát hành không giới hạn là các doanh nghiệp nhà nước như trước mà còn có thêm các công ty TNHH, công ty cổ phần và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Cũng trong Nghị định này, nếu doanh nghiệp muốn phát hành TPDN là các tổ chức tín dụng thì phải thực hiện phát hành trái phiếu theo Luật Các tổ chức tín dụng; doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra công chúng ( từ 100) nhà đầu tư trở lên thì phát hành theo quy định của Luật Chứng khoán; Doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo hình thức riêng lẻ thì phải phát hành theo quy định của Nghị định 52. Theo đó, trong năm 2006, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã huy động được trên 7.000 tỷ đồng, trong đó EVN huy động được 5.000 tỷ đồng, Vinashin 800 tỷ đồng, Tổng công ty Sông Đà huy động được 300 tỷ . Cuối năm 2006, tập hợp các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước, các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ và các công ty bảo hiểm đã thành lập Diễn đàn thị trường trái phiếu Việt Nam (VNBF) – tiền thân của VBMA với mục đích thúc đẩy các hoạt động giao dịch trái phiếu thông qua việc phổ biến, chia sẻ thông tin thị trường, tiêu chuẩn hóa các hoạt động thương mại đối với thị trường trái phiếu VN. Sau năm 2006, thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam dường như được khoác một chiếc áo mới: hoạt động phát hành trái phiếu diễn ra trên một phạm vi rộng hơn, quy mô và giá trị trái phiếu phát hành lớn hơn, các chủ thể tham gia tích cực với tính chuyên nghiệp cao hơn. 10 Tính đến tháng 7 năm 2007, xu hướng phát hành trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục gia tăng, tổng giá trị phát hành lên đến 7000 tỷ đồng, trong đó Vinashin tiếp tục phát hành 3000 tỷ đồng, Lilama 1.500 tỷ, Vinaconex 1000 tỷ, Tổng công ty thép 400 tỷ đồng và Vilemix 5 tỷ. Tuy phát triển nhanh nhưng đến thời điểm này, trái phiếu doanh nghiệp vẫn còn khá nhỏ so với tổng giá trị 16000 tỷ, khoảng 1.5% GDP. Giá trị phát hành trái phiếu giai đoạn 2001- 2006 Có thể thấy qua biểu đồ trên, khối lượng giao dịch trái phiếu doanh nghiệp vẫn còn chiếm 1 tỷ lệ rất nhỏ: TPCP khoảng 81%, TPĐP 10%, TPDN 9%. Cho tới năm 2007, mới chỉ có 10 doanh nghiệp phát hành trái phiếu, gồm: Petro Vietnam, Tổng công ty cao su, Vinashin, EVN, Lilama, Tổng công ty thép, Vilexim, Tổng công ty xây dựng điện Việt Nam, Tổng công ty Sông Đà và Vinaconex. Tất cả các công ty này đều là những công ty đầu ngành hoặc doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa.Kỳ hạn của trái phiếu này đều là trung và dài hạn (2 đến 10 năm), lãi suất danh nghĩa vẫn còn thấp hơn lãi suất ngân hàng.Những điều này một phần giải thích tại sao các nhà đầu tư vẫn còn khá thờ ơ với việc đầu tư vào trái phiếu, độ thanh khoản của trái phiếu cũng không cao. - Từ cuối năm 2007 đến cuối 2008: Bước sang năm 2008, đặc biệt từ khoảng giữa năm hoạt động phát hành trái phiếu bị khựng lại do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Bên cạnh đó, sự leo thang của lãi suất sau 11 lạm phát cũng là một trở ngại khi tính toán chi phí nếu huy động vốn qua kênh này. Hầu hết các đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp không được thực hiện ngoại trừ Tổng công ty Đường cao tốc Việt Nam (VEC) phát hành một đợt trái phiếu 500 tỷ đồng ngày 28/8/2008 với lãi suất trúng thầu 16% được chính phủ bảo lãnh và một số tổ chức tín dụng phát hành thành công. Năm 2008, tỷ trọng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành so với tổng số vốn huy động qua thị trường chứng khoán chỉ chiếm 4.07% và tỷ trọng TPDN phát hành so với tổng giá trị trái phiếu phát hành thậm chí chỉ chiếm 5.28% - Năm 2009: Năm 2009 chứng kiến nhiều đợt phát hành trái phiếu thành công trong đó chủ yếu là hình thức phát hành trái phiếu với lãi suất thả nổi. Tổng giá trị phát hành đạt hơn 26.000 tỷ đồng, trong đó khoảng 18.000 tỷ đồng giá trị trái phiếu có lãi suất thả nổi (chiếm 77%). Một số doanh nghiệp: CTCP Vincom (VIC) phát hành 100 triệu USD TP chuyển đổi quốc tế niêm yết tại sàn giao dịch Singapore, CTCP phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC) 1200 tỷ đồng, FPT 1800 tỷ đồng, HAGL 1450 tỷ đồng. Nếu năm 2006 và 2007, thị trường trái phiếu gần như được chiếm lĩnh hoàn toàn bởi các doanh nghiệp nhà nước thì năm 2009 này, khối tư nhân đã chứng minh được sức hút của họ với những đợt phát hành “cháy hàng”. Các doanh nghiệp đã rất linh hoạt trong đợt trái phiếu của năm này, điển hình: - Công ty cổ phần Kinh Bắc phát hành thành công ba đợt trái phiếu với tổng giá trị 1.200 tỷ đồng. Lãi suất của trái phiếu được xác định theo nguyên tắc lấy lãi suất trái phiếu Chính phủ (9%/năm) cộng thêm 3.5%, đây là điểm căn bản hấp dẫn hơn TPCP, bên cạnh đó, KCB còn khẳng định tính thanh khoản của trái phiếu thông qua việc mời Vietinbank làm tổ chức nhận thanh toán cho trái phiếu Kinh Bắc. Vì thế, nhà đầu tư sở hữu trái phiếu hoàn toàn có thể cầm cố, bán lại cho Vietinbank trước ngày đáo hạn hoặc trong trường hợp KBC mất khả năng thanh toán thì Vietinbank sẽ đương đầu với nhà đầu tư để trả những khoản này. - Trong khi đó, trái phiếu FPT thu hút nhà đầu tư bằng quyền mua cổ phần. 10/2009, 1.800 tỷ trái phiếu FPT được phát hành với lãi suất chỉ 7%/năm cho kỳ hạn 3 năm và trái phiếu sẽ được chuyển đổi thành cổ phiếu trong một thời gian nhất định với một mức giá nhất định. - HAGL cũng không ngoại lệ. 1.450 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn một năm với lãi suất 0% có kèm quyền mua cổ phiếu đã được 13 nhà đầu tư trong và ngoài nước bao trọn. Năm 2009, trái phiếu doanh nghiệp đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, chiếm tỷ lệ 26% trên thị trường trái phiếu, trái phiếu Chính phủ chiếm 58%. Năm 2009, thị trường trái phiếu doanh nghiệp khá sôi động với nhiều đợt phát hành thành công. Có 2 xu hướng trong năm này, thứ nhất, các doanh nghiệp chủ yếu phát hành trái phiếu với lãi suất thả nổi. Trong tình hình biến động lãi suất ở mức cao thì đây chính là một sự lựa 12 chọn khôn ngoan nhằm tăng tính hấp dẫn cho loại hình vay nợ này. Bên cạnh đó, trái phiếu chuyển đổi cũng là một phương án đem lại hiệu quả cao cho các đợt phát hành này. Đối với thị trường chứng khoán đang có sự phục hồi rõ rệt thì các doanh nghiệp nên tận dụng những đặc tính riêng biệt của loại trái phiếu này. Các doanh nghiệp bất động sản (Vincom, Hoàng Anh Gia Lai,...) và các doanh nghiệp có cổ phiếu thuộc hàng bluechips đã có những đợt phát hành thành công, huy động được một lượng vốn khá lớn trong năm này.  Giai đoạn 2009 đến nay Năm 2010 Từ năm 2008, thị trường trái phiếu doanh nghiệp do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính đã có những dấu hiệu đi xuống, tuy nhiên, bước sang năm 2010 này, trái phiếu doanh nghiệp đã có những tín hiệu khôi phục. Nhu cầu vốn trung và dài hạn lớn mâu thuẫn với tình trạnh nghèo vốn trong các ngân hàng đã thúc đẩy doanh nghiệp mạnh dạn tiếp cận loại hình huy động này.Với 45 giao dịch làm tổng khối lượng phát hành thành công đạt 57.800 tỷ đồng, tăng 76% so với năm 2009, có thể nói thị trường trái phiếu doanh nghiệp bùng nổ trong năm. Trong đó, trái phiếu doanh nghiệp của các doanh nghiệp sản xuất, thương mại và bất động sản chiếm tỷ trọng 55%, các ngân hàng thương mại chiếm khoảng 54%, trái phiếu có lãi suất thả nổi chiếm khoảng 75%. Một số đợt phát hành tiêu biểu phải kể đến như: Tập đoàn Sông Đà phát hành 1.500 tỷ, EVN 2000 tỷ, Vincom 1000 tỷ,... Các đợt phát hành trái phiếu của năm 2010 đều có mức lãi suất khá cao.Trong khi lãi suất ngân hàng khoảng 12%/năm thì lãi suất huy động trái phiếu khoảng 14 – 15%/năm, cao nhất là trái phiếu Vincom 16%/năm.Trái phiếu chuyển đổi vẫn là một hình thức hữu hiệu để huy động được nguồn vốn dài hạn với chi phí thấp hơn. Sự nở rộ của trái phiếu doanh nghiệp năm 2010 có thể do tác động của một số các nhân tố như: thị trường chứng khoán có nhiều lình sình, bất ổn; lãi suất ngân hàng và lãi suất trái phiếu kho bạc thấp; bất động sản hồi phục đẩy tăng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phát hành thành công chủ yếu là các công ty bất động sản hay các doanh nghiệp nhà nước. Năm 2011 Trái ngược hẳn với năm 2010, bước sang năm 2011, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đi xuống một cách rõ rệt. Với 27 đợt phát hành, tổng khối lượng giao dịch đã giảm 70% so với năm 2010, tụt xuống còn 17.350 tỷ đồng, 90% lượng vốn chảy vào bất động sản và các công ty chứng khoán. Và theo Ủy ban giám sát tài chính quốc gia các khoản đầu tư trái phiếu này thực chất là tín dụng ngân hàng cấp cho doanh nghiệp nhằm tránh giới hạn tín dụng 16% cho lĩnh vực phi sản xuất. Thị trường kinh tế ảm đạm, lãi suất cao (lãi suất liên ngân hàng có lúc lên tới 20%), những thay đổi trong chính sách của nhà nước như thắt chặt chi tiêu, hạn chế cung tiền đã khiến cho hoạt động phát hành trái phiếu cầm chừng, các doanh nghiệp khát vốn nhưng không thể chấp nhận chi phí quá cao, chỉ có những doanh nghiệp lớn, có tình hình tài chính khả quan mới dám 13 tiếp cận với nguồn này. Các nhà đầu tư cũng còn khá dè dặt do lãi suất ngân hàng huy động ở mức tương đối cao. Trước biến động không ngừng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, ngày 14/10/2011, Chính phủ ban hành Nghị định 90/2011/NĐ- CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp với một số thay đổi so với Nghị định 52/2006/NĐ- CP: - Điều chỉnh cả phát hành trái phiếu riêng lẻ trên phạm vi đất nước cũng như phát hành trái phiếu quốc tế. - Điều chỉnh cả phát hành của tổ chức tín dụng song ưu tiên luật chuyên ngành - Đối với phát hành để đầu tư cho các chương trình, dự ăn, doanh nghiệp phải đảm bảo duy trì vốn chủ sở hữu tối thiểu là 20%. - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của năm liền trước phải có lãi và có báo cáo tài chính được kiểm toán của năm liền kề đó. Đặc biệt, Nghị định này có quy định riêng với trường hợp doanh nghiệp phát hành trước ngày 01/4 chưa có báo cáo tài chính kiểm toán của năm liền trước thì phải có: báo cáo tài chính có kiểm toán của năm trước năm liền kề với kết quả kinh doanh có lãi, báo cáo tài chính quý gần nhất với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi được kiểm toán, báo cáo tài chính của năm liền kề có lãi được Hội đồng quản trị, Hội đòng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phê duyệt. - Báo cáo tài chính được kiểm toán phải là báo cáo kiểm toán nêu ý kiến chấp nhận toàn phần, doanh nghiệp sẽ không được phát hành nếu có ý kiến ngoại trừ của tổ chức kiểm toán. Và một số thay đổi khác liên quan tới phương thức phát hành, phát hành trái phiếu quốc tế, phát hành trái phiếu chuyển đổi, phát hành trái phiếu của các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp có yếu tố nhà nước. Nghị định 90 này sẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp chủ động trong huy động vốn thông qua kênh phát hành trái phiếu, góp phần hỗ trợ và hình thành thị trường vốn, thị tường trái phiếu, tạo cơ sở pháp lý, tăng cường quản lý, giám sát đối với việc phát hành để hoạt động này an toàn, hiệu quả và minh bạch hơn. Năm 2012 Năm nay, thị trường trái phiếu trong chờ những tín hiệu tốt lành. 55.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn vào năm 2011 và gần 80.000 tỷ đáo hạn vào năm 2012 kỳ vọng sẽ được tái đầu tư nên thị trường nhiều khả năng sẽ lại sôi động. Tuy nhiên theo nhận định cho tới tháng 8 năm nay, trái phiếu doanh nghiệp vẫn còn rất ảm đạm. Ngoại một số doanh nghiệp có tên tuổi như Vingroup, Massan, Hoàng Anh Gia Lai, Hòa Phát,...Cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất ít hoặc nếu như các doanh nghiệp có mạnh dạn tiến hành thì cũng phải gánh một mức lãi suất 14 rất cao. Năm 2012 đa số các doanh nghiệp hướng việc phát hành trái phiếu theo loại hình trái phiếu chuyển đổi quốc tế như: Tháng 3, Công ty cổ phần Vincom phát hành 185 triệu USD trái phiếu chuyển đổi quốc tế đợt I, lãi suất coupon 5%/năm. Tháng 5, VietinBank phát hành 250 triệu USD trái phiếu quốc tế bằng USD, lãi suất cố định 8%/năm. Tháng 7, Tập đoàn than-khoáng sản Việt Nam phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đợt I, kỳ hạn 5 năm, lãi suất thả nổi. Tháng 6, Tập đoàn Vingroup phát hành 115 triệu USD trái phiếu chuyển đổi quốc tế bổ sung, hoàn thành kế hoạch phát hành 300 triệu USD trái phiếu chuyển đổi quốc tế trong năm. 2/8, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đã phát hành 2.030 tỷ đồng trái phiếu với kỳ hạn 2 năm và 3 năm. 17/8, Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai phát hành 850 trái phiếu, mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu, tổng giá trị trái phiếu phát hành là 850 tỷ đồng. Cũng trong năm 2012, một số đợt phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp những năm trước tới thời điểm đáo hạn, song tín hiệu lại không mấy lạc quan. Theo báo cáo của Quốc Cường Gia Lai, chỉ 30% trong tổng số 195 tỷ đồng trái phiếu phát hành ngày 9/12/2010, lãi suất 0% được các nhà đầu tư đòng ý chuyển đổi thành cổ phiếu. Đây là một điều đáng lo ngại cho doanh nghiệp bất động sản này khi đứng trước nhu cầu vốn lớn cho không ít các hạng mục đầu tư. Nguyên nhân chính của tỷ lệ chuyển đổi thấp này bên cạnh đà đi xuống trầm trọng của TTCK Việt Nam là do cổ phiếu của QCGL cũng đã liên tục sụt giảm (tháng 1 giảm 23%), thêm vào đó, kết quả kinh doanh thua lỗ gần 40 tỷ đồng của năm 2011 khiến các nhà đầu tư vơi dần sự hào hứng của mình trước trái phiếu chuyển đổi. Không chỉ các doanh nghiệp tư nhân, các công ty, Tổng công ty nhà nước cũng cùng chung số phận. Vinashin là doanh nghiệp nhà nước tiên phong trong phát hành trái phiếu doanh nghiệp đặc biệt trong năm 2007- 2009, Tập đoàn này đã phát hành 10.296 tỷ đồng. 2012 này, Vinashin bắt đầu phải hoàn trả vốn cho các nhà đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng nhưng trong tình cảnh nợ nần chồng chất, làm ăn thua lỗ thì việc đáo hạn gần như là một bài toán vô nghiệm. Tính đến năm 2012 này số doanh nghiệp phát hành trái phiếu vẫn còn rất khiêm tốn, khoảng 20 doanh nghiệp và đa số sự tham gia là của các ngân hàng thương mại cũng như các doanh nghiệp bất động sản, tổng lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp chỉ bằng 8% tổng giá trị trái phiếu trong nước, tính đến cuối tháng 6/2012. b. Phát hành trái phiếu quốc tế 15 “Chủ trương phát hành trái phiếu ra nước ngoài nhằm hai mục tiêu.Một là, tạo ra hình ảnh của Việt Nam trên thị trường vốn quốc tế, huy động thêm nguồn lực để phát triển vốn trong nước, trong điều kiện doanh nghiệp chưa trực tiếp tham gia được thị trường vốn quốc tế.Hai là, giúp doanh nghiệp làm quen và tiến tới tự huy động được vốn quốc tế”. Năm 2005 Lần đầu tiên, vào tháng 10/2005, chúng ta đã huy động được 750 triệu USD bằng phát hành trái phiếu quốc tế với lợi tức 7,125%/năm. Toàn bộ số tiền này cho Tổng công ty Tàu thủy Việt nam vay để thục hiện dự án đóng tàu trọng tải lớn trên 100.000 tấn. Năm 2006 Sau đợt phát hành trái phiếu Chính phủ ra quốc tế cho thấy thành công bước đầu đã nâng cao hệ số tín nhiệm cho trái phiếu Chính phủ Việt Nam trên thị trường quốc tế, mở ra một kênh huy động vốn dài hạn cho các doanh nghiệp cũng như Chính phủ Việt Nam trong thời gian tới. Theo đó, hàng loạt các doanh nghiệp lớn của Việt Nam đã trình phương án lên Bộ Tài chính xin phát hành trái phiếu công ty tại thị trường vốn quốc tế. + Tổng công ty Dầu khí VN Petro phối hợp cùng ngân hàng Đầu tư và Phát triển VN BIDV lập phương án phát hành trái phiếu quốc tế để cơ cấu lại khoản vay( không bảo lãnh của Chính phủ). + Tổng công ty Điện lực VN (EVN) đề nghị Bộ Tài chính xem xét việc đưa nhu cầu vốn của EVN vào đợt phát hành trái phiếu Chính phủ sắp tới ra thị trường quốc tế. Số vốn EVN đề nghị phát hành lần này là 150 triệu USD. + Tập đoàn công nghiệp tàu thủy VN ( Vinashin) cũng đệ trình Chính phủ cho phát hành trái phiếu quốc tế dựa trên dự án đóng tàu trọng tải lớn lên tới 105.000 tấn mà trước đó năm 2005 Chính phủ đã sử dụng 750 triệu USD phát hành được để cho vay đầu tư dự án này. Năm 2007 Tính tới tháng 5, sau hàng loạt các Tổng công ty lớn xin phát hành trái phiếu quốc tế nhằm huy động nguồn vốn đầu tư bằng ngoại tệ nhưng vẫn chưa được phê duyệt trong khi Chính phủ mong muốn doanh nghiệp tự phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế. Tuy nhiên ở thời điểm năm 2007, các điều kiện chưa chín muồi bởi vì còn có một số yêu cầu như khả năng về đánh giá hệ số tín nhiệm, đánh giá về năng lực tài chính, kiểm toán,... của các doanh nghiệp phát hành chưa được sẵn sàng. Trong khi đó, nhu cầu về vốn thì rất cấp bách, nhất là những dự án lớn. Cuối quý 4 năm 2007, Chính phủ đã phát hành thêm 1 tỷ USD trái phiếu ra thị trường quốc tế kỳ hạn mở rộng 10-30 năm với lãi suất danh nghĩa 6,75%/năm và lợi tức phát hành 6,95%. 16 Theo đó, trong tổng số trái phiếu phát hành, 56% từ các nhà đầu tư Mỹ, 28% từ các nhà đầu tư châu Á và 16% từ các nhà đầu tư châu Âu. Về cơ cấu nhà đầu tư, các quỹ đầu tư và công ty quản lý tài sản mua 73%, các quỹ bảo hiểm và hưu trí mua 10%, ngân hàng 7% và các nhà đầu tư khác. Trái phiếu được niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Singapore và đáo hạn vào ngày 29/1/2020. Số tiền thu được dành cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Sông Đà và Tổng công ty Lắp máy Việt Nam vay lại để thực hiện đầu tư các dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Dự án mua tàu vận tải, Dự án Thủy điện Xê Ca Mản 3 và Nhà máy thủy điện Hủa Na. Năm 2008 Một số doanh nghiệp điển hình lớn đã được Chính phủ chấp nhận trên nguyên tắc nhưng chưa thể đủ điều kiện phát hành trái phiếu quốc tế theo như ý kiến của Bộ Tài chính như: + Tập đoàn Vinashin với mức dự kiến phát hành 400 triệu USD( xin phát hành trái phiếu ra quốc tế ngay sau khi Chính phủ phát hành 750 triệu USD trái phiếu ra quốc tế tháng 10/2005). Mặc dù Vinashin đã làm việc với Tập đoàn KPMG để kiểm toán các báo cáo tài chính và tư vấn về quản trị rủi ro, quản lý tài chính doanh nghiệp và phối hợp với các ngân hàng đứng ra hỗ trợ đợt phát hành này, chuẩn bị mời hãng định mức tín nhiệm, gặp gỡ nhà đầu tư để thông tin về tình hình doanh nghiệp nhưng tính đến đầu quý 4 năm 2008 vẫn chưa được duyệt vì những lý do mà phía Chính phủ và Bộ tài chính đưa ra đối với hầu hết các doanh nghiệp. + Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN cũng lập dự án và tìm hiểu, lựa chọn nhà tư vấn, thực hiện kiểm toán và xếp hạng tín nhiệm theo tiêu chuẩn quốc tế khá lâu trong suốt thời gian năm 2006 - 2007 với dự kiến xin được phát hành từ 300 – 500 triệu USD vào năm 2008. Tại diễn đàn trực tuyến với các nhà đầu tư quốc tế ngày 19/6/2008 về khả năng huy động vốn quốc tế trong năm 2008, Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh nói: “Trước mắt việc huy động vốn phải tạm dừng, khi điều kiện thuận lợi sẽ tiếp tục triển khai”. Ngoài ra, ông Ninh cũng cho biết thêm, năm 2008 Chính phủ đã quyết định giảm 25% đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Bộ trưởng cũng nhận định lãi suất trái phiếu Chính phủ chưa được hấp dẫn trong bối cảnh lãi suất ngân hàng tăng cao, vì vậy, sắp tới vấn đề lãi suất sẽ được xem xét để có thể huy động vốn tốt hơn cho nền kinh tế. Năm 2009 Bước qua giai đoạn xem xét và tạm dừng việc huy động ngoại tệ bằng việc phát hành trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp thì Chính phủ cũng cho phép tiếp tục thực hiện việc phát hành trái phiếu quốc tế trong năm 2009-2010 và giao Bộ Tài chính lựa chọn thời gian cụ thể thích hợp. 17 quá trình chào bán và định giá trái phiếu với điều kiện đảm bảo lãi suất trái phiếu thời hạn 10 năm không quá 7% một năm (lãi suất của các trái phiếu có kỳ hạn khác tương ứng với điều kiện trên). Theo đó, tháng 12 năm 2009, Vincom đã huy động được 100 triệu USD từ trái phiếu chuyển đổi quốc tế kỳ hạn 5 năm và trái phiếu này được niêm yết tại Sàn Giao dịch CK Singapore ngay sau khi phát hành và mở ra cho các doanh nghiệp huy động vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu chuyển đổi ra thị trường quốc tế. Đây là đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi đầu tiên của Vincom và cũng là đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi đầu tiên của một doanh nghiệp Việt Nam ra thị trường quốc tế.Vincom là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam phát hành thành công trái phiếu chuyển đổi trên thị trường tài chính quốc tế. Như vậy, trong suốt khoảng thời gian từ năm 2005- 2009 các doanh nghiệp vẫn chưa thể phát hành trái phiếu quốc tế mặc dù cuối tháng 12/2009 Tập đoàn Vincom có phát hành được 100 triệu USD nhưng là trái phiếu chuyển đổi quốc tế. Theo như Chính phủ và Bộ Tài chính xét trong tình hình giai đoạn 2005- 2009 các điều kiện chưa chín muồi bởi vì còn có một số yêu cầu như khả năng về đánh giá hệ số tín nhiệm, đánh giá về năng lực tài chính, kiểm toán,... của các doanh nghiệp phát hành chưa được sẵn sàng. Ngày 4/6/2009, Nghị định 53/2009/NĐ- CP Về phát hành trái phiếu quốc tế, quy định hướng dẫn rõ ràng tại chương III và các điều liên quan đối với doanh nghiệp được phép phát hành trái phiếu quốc tế và các thủ tục Xây dựng đề án, Thẩm định đề án cũng như Phê duyệt đề án phát hành trái phiếu quốc tế. Đây là tiền đề, cơ sở để cho các doanh nghiệp có thể được phép phát hành trái phiếu quốc tế theo đúng yêu cầu của Chính phủ và các Bộ ngành liên quan. Năm 2010 Ngày 27/1/2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chứng kiến hợp đồng thu xếp vốn 200 triệu USD giữa Ngân hàng Đầu tư toàn cầu Credit Suisse với Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc( KBC). Credit Suisse phát hành trái phiếu chuyển đổi cho KBC với lãi suất là 6%-6,2%/năm. Mức lãi suất này thấp hơn mức 6,95% của Trái phiếu quốc tế Chính phủ vừa phát hành. Giá chuyển đổi bằng 130% giá thị trường của KBC. Theo giá thị trường trung bình của KBC những ngày gần đây là 60.000 đồng thị giá chuyển đổi sẽ là 60 x 130% = 78.000đ/cp. HOÀNG ANH GIA LAI Cuối tháng 12.2010, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG) phát hành 200 triệu USD trái phiếu quốc tế. Đây là loại trái phiếu có lãi suất cố định, thanh toán lãi 6 tháng một lần, thời hạn 5 năm 18 và HAG có quyền mua lại sau 3 năm kể từ khi phát hành. Trái phiếu sẽ được niêm yết trên thị trường chứng khoán Singapore. Năm 2011 Tiếp tục đà trên Tập đoàn EVN xin phát hành 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế và xin Chính phủ chỉ đạo các Bộ ngành hỗ trợ EVN sớm hoàn thiện các thủ tục phát hành 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế. Trước đó, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tập đoàn Dầu khí (PVN) cũng đã có kế hoạch gọi vốn trên thị trường trái phiếu quốc tế trong năm 2010, với mức chào bán từ 500 triệu đến 1 tỉ đôla Mỹ. Tuy nhiên, hai đơn vị này đã xin tạm hoãn việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế chờ thời điểm thích hợp. HOÀNG ANH GIA LAI Năm 2011, Hoàng Anh Gia Lai (HAG) huy động 60 triệu USD từ các nhà đầu tư quốc tế thông qua phát hành 24,3 triệu GDR (chứng chỉ lưu ký toàn cầu) tại thị trường chứng khoán London. Thương vụ này khi đó khá gây sự chú ý của thị trường và xu hướng huy động vốn bằng hình thức này được dự báo sẽ phát triển Năm 2012 Đây là thời điểm bùng nổ phát hành trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp như Công ty cổ phần Masan MSN, Công ty cổ phần Vincom VIC, Tập đoàn Vingroup, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam PVD… + MSN- CÔNG TY CP MASAN Ngày 28/2, MSN công bố đã huy động được 235 triệu USD gồm khoản trái phiếu chuyển đổi trị giá 155 triệu USD có thời hạn 4 năm cho tập đoàn và khoản vay 80 triệu USD cho công ty Masan Resource. Nhà đầu tư trái phiếu chuyển đổi là các quỹ đầu tư của Mỹ sẽ nhận trái tức 5% sau đó tăng 1% mỗi năm đối với khoản vay bằng USD và 15% cố định đối với khoản vay bằng VND.Trái phiếu sẽ được chuyển đổi với mức giá 85.000 đồng một cổ phiếu. VINCOM Công ty cổ phần Vincom đã phát hành được 300 triệu USD trái phiếu chuyển đổi quốc tế trong 2 đợt: + Đợt 1 ngày 27/3/2012, Vincom đã phát hành thành công 185 triệu USD. Đây là loại hình trái phiếu không có tài sản bảo đảm, kỳ hạn 5 năm, phát hành bằng đôla Mỹ với lãi suất coupon là 5%/năm, thanh toán 6 tháng một lần vào cuối kỳ. Trái phiếu này cũng được niêm yết tại Sàn giao dịch chứng khoán Singapore ngay sau khi phát hành. 19 + Đợt 2 vào tháng 5 năm 2012 VIC đã phát hành thêm 115 triệu USD trái phiếu chuyển đổi với giá chuyển đổi cho đợt phát hành này là 112.200 đồng một cổ phiếu. Tỷ lệ chuyển đổi ban đầu là 18.627,5 cổ phiếu đổi 1 trái phiếu theo giá chuyển đổi ban đầu. Quyền chuyển đổi của các trái chủ sẽ được thực hiện từ ngày thứ 41 kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành cho đến 10 ngày trước khi đáo hạn (trừ trường hợp bị mua lại, chuyển đổi, bán hoặc hủy bỏ). 2. Thực trạng. a. Phát hành trái phiếu trong nước Nếu tín dụng ngân hàng hay phát hành cổ phiếu là những hình thức huy động vốn khá phổ biến đối với các doanh nghiệp thì phát hành trái phiếu trong những năm vừa qua chưa phát huy được hết lợi thế của mình. Số lượng các doanh nghiệp phát hành trái phiếu còn ở một mức khá khiêm tốn- 20 doanh nghiệp, khối lượng vốn huy động được qua kênh này cũng chiếm tỷ lệ rất nhỏ, 8% tổng giá trị trái phiếu trong nước. Nghiên cứu tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong những năm vừa qua cho chúng ta thấy một số bất cập đến từ cả phía bản thân doanh nghiệp lẫn các nhà đầu tư. Thứ nhất, về phía các doanh nghiệp. -Có thể thừa nhận một điều là các doanh nghiệp trong nước đã quá quen với hình thức tín dụng ngân hàng khiến cho các doanh nghiệp gần như không có nhu cầu đối với phát hành trái phiếu. 100 doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh thì có tới 99 doanh nghiệp đi vay ngân hàng và 1 doanh nghiệp còn lại…được ngân hàng cho vay. Đây là một thực tế không mấy khó hiểu.Có những doanh nghiệp thậm chí không có nhu cầu vay nhưng nhân viên tín dụng vẫn mời chào tận cửa với nhiều ưu đãi hấp dẫn. Cụ thể, nghiên cứu tập đoàn Hòa phát tại thời điểm 31/12/2011: Nguồn BIDV VDB Techcombank Vietcombank Indovina Hà Nội HSBC ANZ Ngân hàng khác Vay cá nhân Trái phiếu Số tiền (VND) 232.676.559.409 176.756.976.280 380.621.544.074 87.984.340.083 169.605.302.392 40.324.604.334 302.791.384.112 6.840.168.361 178.172.910.000 800.000.000.000 Tổng 2.375.773.789.000 Lãi suất Thả nổi 9,6% Thả nổi Thả nổi Thả nổi Thả nổi Thả nổi Thả nổi 14,5 – 15%/năm Thả nổi, 14,5% cho năm đầu tiên Từ bảng trên, ta thấy tín dụng ngân hàng chiếm tới 58,83% tổng nguồn vốn dài hạn, trong đó, giá trị trái phiếu chiếm khoảng 33,67%. Trong khoảng 1,5 nghìn tỷ tín dụng ngân hàng của Hòa 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan