Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phương pháp phê bình văn học trong sách khảo luận chân dung nguyễn du nhà in nam...

Tài liệu Phương pháp phê bình văn học trong sách khảo luận chân dung nguyễn du nhà in nam sơn sài gòn 1960

.PDF
99
1
87

Mô tả:

.. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TRẦN QUỐC VIỆT PHƯƠNG PHÁP PHÊ BÌNH VĂN HỌC TRONG SÁCH KHẢO LUẬN “CHÂN DUNG NGUYỄN DU” (Nhà in Nam Sơn, Sài Gòn, 1960) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM Thái Nguyên – 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TRẦN QUỐC VIỆT PHƯƠNG PHÁP PHÊ BÌNH VĂN HỌC TRONG SÁCH KHẢO LUẬN “CHÂN DUNG NGUYỄN DU” (Nhà in Nam Sơn, Sài Gòn, 1960) Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: GS.TS TRẦN NHO THÌN Thái Nguyên – 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2019 Tác giả luận văn Trần Quốc Việt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Báo chí – Truyền thông và Văn học Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn GS. TS Trần Nho Thìn đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2019 Tác giả luận văn Trần Quốc Việt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 1.1. Từ những chuyển biến của quá trình tiếp nhận Truyện Kiều đến tuyển tập Chân dung Nguyễn Du ...................................................................................... 1 1.2. Những cơ sở định hướng ............................................................................ 5 2. Đối tượng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu. ............................................ 8 3. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 8 4. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 11 5. Cấu trúc của luận văn .................................................................................. 11 6. Đóng góp của luận văn ................................................................................ 11 NỘI DUNG ..................................................................................................... 13 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................... 13 1.1. Nhìn qua lịch sử nghiên cứu phê bình Truyện Kiều trước 1954 .............. 13 1.2. Phê bình Truyện Kiều trong bối cảnh lịch sử, văn hóa, văn học ở hai miền giai đoạn từ 1954 đến 1975. ............................................................................. 19 1.2.1. Phê bình Truyện Kiều ở miền Bắc giai đoạn 1954 - 1975. ................... 19 1.2.2. Phê bình Truyện Kiều ở miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 .................. 23 TIỂU KẾT CHƯƠNG I .................................................................................. 31 CHƯƠNG 2: PHÊ BÌNH TRUYỆN KIỀU TỪ LÝ THUYẾT CHỦ NGHĨA HIỆN SINH VÀ CHỦ NGHĨA CẤU TRÚC TRONG KHẢO LUẬN CHÂN DUNG NGUYỄN DU ...................................................................................... 32 2.1. Khái quát lý thuyết chủ nghĩa hiện sinh và chủ nghĩa cấu trúc ............... 32 2.1.1. Chủ nghĩa hiện sinh ............................................................................... 32 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn iv 2.1.2. Chủ nghĩa cấu trúc ................................................................................ 34 2.2. Vận dụng lý thuyết chủ nghĩa hiện sinh và chủ nghĩa cấu trúc vào phê bình Truyện Kiều ............................................................................................. 35 2.2.1. Kết hợp các nền tảng lý thuyết vào phê bình Truyện Kiều. .................. 35 2.2.2. Vận dụng lý thuyết chủ nghĩa hiện sinh vào phê bình Truyện Kiều ..... 44 2.2.3. Vận dụng lý thuyết chủ nghĩa cấu trúc vào phê bình Truyện Kiều....... 51 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2.................................................................................. 55 CHƯƠNG 3: PHÊ BÌNH TRUYỆN KIỀU TỪ LÝ THUYẾT PHÂN TÂM HỌC VÀ NGÔN NGỮ VĂN CHƯƠNG TRONG CHÂN DUNG NGUYỄN DU ................................................................................................................... 57 3.1. Khái quát lý thuyết phân tâm học và ngôn ngữ văn chương trong phê bình văn học ở miền Nam thời kỳ 1954 - 1975 ...................................................... 57 3.1.1. Phân tâm học qua cái nhìn tổng quan đến cách tiếp cận của một số nhà phê bình tiêu biểu ở miền Nam trước 1975. ................................................... 57 3.1.2. Những vấn đề ngôn ngữ văn chương trong phê bình văn học .............. 61 3.2. Vận dụng lý thuyết phân tâm học vào phê bình Truyện Kiều.................. 63 3.3. Vận dụng một số vấn đề của ngôn ngữ văn chương vào phê bình Truyện Kiều ................................................................................................................. 69 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3.................................................................................. 73 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 75 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 87 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Từ những chuyển biến của quá trình tiếp nhận Truyện Kiều đến tuyển tập Chân dung Nguyễn Du Nhu cầu thưởng thức, tìm kiếm những giá trị tinh thần để đời sống tâm hồn ngày càng phong phú và sâu sắc hơn là nhu cầu tự thân trong cuộc sống, góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội. Và trong đời sống văn học cũng vậy, nhà thơ Chế Lan Viên từng bày tỏ: Trong câu Kiều xưa, ta tìm ra Nguyễn Du mà tìm cả chính mình (Đọc Kiều, một ngày kia – Di cảo thơ II) Sức sống của một tác phẩm nghệ thuật được nuôi dưỡng trong quá trình tiếp nhận của con người ở những môi trường lịch sử - xã hội – văn hóa khác nhau. Truyện Kiều từ lâu đã được coi là kiệt tác của văn học dân tộc do thi hào Nguyễn Du sáng tạo nên. Tác phẩm đã đi sâu vào đời sống văn hóa, tinh thần dân tộc, trong tâm thức của con người Việt Nam. Truyện là tác phẩm đỉnh cao của truyện thơ Nôm, đạt tới trình độ nghệ thuật mẫu mực và sự đa dạng trong cách thể hiện về con người, về thời đại. Tác phẩm kể về cuộc đời một người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng lại mang số kiếp hồng nhan đa truân. Ngay từ khi ra đời, Truyện Kiều của Nguyễn Du đã khẳng định được vị thế của mình trong tâm hồn dân tộc Việt Nam, tạo thành dòng chảy nghiên cứu phê bình sôi động trong đời sống văn học dân tộc. Truyện Kiều từ trước tới nay đã được nghiên cứu trên rất nhiều phương diện: khảo đính, chú giải, đi tìm điểm độc đáo của giá trị nội dung và nghệ thuật, dịch và giới thiệu ra nước ngoài. Nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn cho rằng: “Lịch sử tiếp nhận Truyện Kiều cho thấy mỗi thời đại, mỗi thế hệ lại tìm thấy ở tác phẩm này một vấn đề nổi bật, phù hợp với thời đại mình”[38]. Dưới góc nhìn của tầng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 2 lớp nho sĩ, phê bình Truyện Kiều tập trung chủ yếu ở quan niệm đạo đức, nghiêng về phê bình đạo lý, việc đọc và lý giải tác phẩm dựa theo ý nghĩ chủ quan chứ không chú trọng vào cấu trúc nội tại của văn bản nghệ thuật. Sự thể hiện cách nhìn, đánh giá không xuất phát từ những nghiên cứu chuyên sâu về tác phẩm. Dựa vào tiêu chí đạo đức, vua Minh Mạng khen Kiều đã sẵn sàng gạt đi cái riêng, hy sinh mối tình đẹp bán mình cứu cha và em, khẳng định và giữ gìn phẩm giá ngay cả khi bị lâm vào tình cảnh ô nhục chốn lầu xanh. Cụ Nguyễn Công Trứ có thái độ đối lập, không đồng tình với cách ứng xử của Kiều, coi là “đáng kiếp tà dâm!” Dưới góc nhìn của tầng lớp trí thức Tây học và thế hệ các nhà nghiên cứu hình thành từ đầu thế kỷ XX, bức tranh phê bình Truyện Kiều trở nên sinh động hơn. Các phương pháp phê bình ngày càng hoàn thiện, và từ đây có nhiều vấn đề được soi chiếu lại, nhìn nhận lại sâu sắc hơn và khoa học hơn. Từ sau 1930, rất nhiều trào lưu văn học, trường phái phê bình phương Tây hiện đại du nhập vào Việt Nam như: phê bình ấn tượng chủ nghĩa, phê bình văn hóa – lịch sử, phê bình tiểu sử học, phê bình xã hội học mác xít, phê bình phân tâm học, phê bình cấu trúc luận và hiện sinh, phê bình tự sự học… Sau thời kỳ Đổi mới, các lý thuyết phê bình từ nước ngoài tiếp tục được đào sâu và ngày càng trở nên đa dạng hơn. Nhiều vấn đề văn học từng bước vượt qua những rào cản, được gạn đục khơi trong. Trong bối cảnh đó, phê bình văn học đã có những thành tựu đáng ghi nhận, đặc biệt là những bài viết theo hướng văn hóa học và thi pháp học. Nhìn lại quy luật vận động của lịch sử xã hội trong mối tương quan với đời sống văn học, chúng ta cần quan tâm nhiều hơn tới mảng phê bình văn học đô thị miền Nam từ 1955 đến 1975. Từ đó, có thể hình dung được toàn diện bức tranh phê bình của nước ta qua mỗi giai đoạn khác nhau. Nhiều nhà phê bình miền Nam tích cực vận dụng các lý thuyết của văn học phương Tây vào phê bình Truyện Kiều, quá trình này đã thúc đẩy việc phê bình tác phẩm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 3 văn học ở miền Nam trở nên năng động và hiện đại hơn. Vào năm 1960, nhà in Nam Sơn ở Sài Gòn đã xuất bản cuốn khảo luận, tuyển tập các bài phê bình kiệt tác của cụ Nguyễn Tiên Điền có tên là Chân dung Nguyễn Du, cuốn sách khẳng định những nỗ lực đổi mới phương pháp phê bình văn học, tạo nên hai bức tranh phê bình khác nhau của hai miền Nam – Bắc. Sách tuyển tập gồm 13 bài của 13 tác giả được tổ chức, trình bày một cách khoa học trên cơ sở kết hợp các quan điểm phê bình mới. Cuốn sách bao gồm những bài viết lần đầu xuất hiện trong đời sống lý luận phê bình và các bài viết đã từng được đăng trên một số tạp chí ở miền Nam trước khi nó ra đời. Tạp chí Sáng tạo tháng 12/1957 đăng bài viết “Nguyễn Du trên những nẻo đường tự do” của Nguyên Sa (trong khảo luận lấy tên là Trần Bích Lan); những năm 1957 – 1958, tạp chí Đại học đăng bài viết mang tính tổng kết các vấn đề về phê bình Truyện Kiều của nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Trung (Đặt lại vấn đề Truyện Kiều hay phê bình phê bình văn học)… Sự ra đời cuốn sách bước đầu thể hiện diễn biến vận động trong phương thức thẩm bình tác phẩm văn học. Về kết cấu và quan điểm tiếp cận: Bắt đầu là các sự kiện lịch sử thời Nguyễn Du, bối cảnh chính trị - nghệ thuật nửa cuối thế kỷ XVIII và nửa đầu XIX. Sau đó là bài viết khái quát về thân thế và thời đại Nguyễn Du, tình hình văn học trong thời đại ấy. Kế tiếp gồm bài tựa của Hội Khai Trí Tiến Đức, các bài thơ đề vịnh liên quan đến Truyện Kiều cùng tâm tình Nguyễn Du. Những tác phẩm thi ca đề vịnh được lựa chọn trong di sản văn chương của các nhà thơ nổi tiếng như: Phạm Quý Thích, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Tản Đà – Nguyễn Khắc Hiếu, Vũ Hoàng Chương. Tổng hợp các lời bình Kiều đặc sắc của Phong Tuyết, Mộng liên đường chủ nhân, Kiều Oánh Mậu, Đặng Nguyên Cần, Ngô Đức Kế, Phạm Thượng Chi. Phần nổi bật nhất, đặc sắc nhất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 4 là các bài phê bình, nghiên cứu Truyện Kiều được soi chiếu, áp dụng từ lý thuyết văn học Phương Tây. Về việc xác định, phân chia đối tượng nghiên cứu, có nhiều cách thức khác nhau. Theo quan điểm của chúng tôi, các bài viết chủ yếu được tập trung vào các phương diện sau: phê bình chủ đề, tư tưởng (Triết lý đoạn trường, Nguyễn Du trên những nẻo đường tự do, Tình quê hương của Thúy Kiều, Nguyễn Du và tình yêu, Cửa vào đoạn trường tân thanh,…); phê bình ngôn ngữ Truyện Kiều (Góp phần hiểu biết, tiếng khóc Tố Như); khái quát lịch sử nghiên cứu, phê bình Truyện Kiều (Đặt lại vấn đề Truyện Kiều hay phê bình phê bình văn học Nhìn vào cách thức tổ chức bài viết cùng với phần lập luận của các tác giả trong tuyển tập Chân dung Nguyễn Du, chúng tôi thấy rằng các tác giả của miền Nam đang nỗ lực vận dụng những phương pháp, những thành tựu của văn học phương Tây vào phê bình tác phẩm văn học theo nhiều khuynh hướng: khuynh hướng lịch sử - phát sinh, khuynh hướng lịch sử - chức năng, khuynh hướng cấu trúc – hệ thống. Các khuynh hướng gắn liền với các phương pháp hiện đại như: thuyết phân tâm học, chủ nghĩa hiện đại (tập trung chủ yếu thuyết trực giác và triết học hiện sinh), chủ nghĩa cấu trúc. Cuốn khảo luận khẳng định tinh thần nghiên cứu Truyện Kiều trong môi trường văn hóa, lịch sử xã hội, đời sống văn học thời đại tác phẩm ra đời. Đó là những yếu tố về mặt sử liệu cùng với kết quả khảo đính và hiệu đính văn bản góp phần hỗ trợ việc nghiên cứu, phê bình Truyện Kiều có tính hệ thống, chuẩn xác hơn. Các nhà phê bình miền Nam trước 1975 cố gắng giải quyết thực trạng thiếu sử liệu về chủ đích sáng tác của tác giả, bởi vì tình hình lưu giữ văn bản ở nước ta hay bị phân tán, thất lạc. Hơn nữa, trong phê bình văn học, “nếu thiếu những sử liệu liên quan đến những đòi hỏi trên thì không thể phê bình nghiêm chỉnh được” [55,13]. Dù là vận dụng đơn lẻ hay vận dụng tổng hợp các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 5 phương pháp phê bình, cuốn sách Chân dung Nguyễn Du đã khẳng định tinh thần nghiên cứu khoa học, ý thức tự giác xây dựng một nền học thuật hiện đại và vững chắc của nhiều nhà phê bình văn học miền Nam. Trong lịch sử nghiên cứu, phê bình Truyện Kiều, thế hệ giáo viên chúng tôi chủ yếu biết đến những thành tựu nghiên cứu của các học giả miền Bắc mà rất ít biết đến những nghiên cứu phê bình của học giả miền Nam. Vì vậy, chúng tôi hy vọng rằng, kết quả nghiên cứu trong luận văn này góp phần bổ sung và hoàn thiện hơn hướng tiếp cận Truyện Kiều nói riêng và tác phẩm văn học nói chung. 1.2. Những cơ sở định hướng Ở miền Nam, giai đoạn 1954-1975, tồn tại một nền chính trị khác, một nền văn học khác, trong đó có nghiên cứu phê bình văn học. Gần đây, sau mấy thập niên im lặng, giới nghiên cứu bắt đầu đề cập đến mảng văn học của miền Nam giai đoạn này. Trong xu thế đổi mới sâu rộng và sự phát triển của mạng thông tin toàn cầu ngày nay, các giá trị chìm khuất một thời đã được nhận thức lại, mở ra toàn diện di sản nền lý luận phê bình của hai miền Nam Bắc. Nhiều nhà nghiên cứu, nhà xuất bản uy tín đã nỗ lực xác lập các hệ vấn đề liên quan đến văn học miền Nam. Ví dụ, gần nhất là đề tài nghiên cứu khoa học do nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Thanh Xuân làm chủ nhiệm đề tài, được Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (Nafosted) tài trợ: “Sự du nhập các lý thuyết văn học phương Tây vào miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954-1975” (2016). Ngoài ra, còn có một số bài nghiên cứu chuyên sâu, hệ thống về văn học miền Nam Việt Nam như: Bàn luận về Nguyễn Du trên một số tạp chí miền Nam giai đoạn 1954-1975 (Lê Thụy Tường Vy, Bình luận văn học - niên san 2015); Dấu ấn phê bình văn học phương Tây trong văn học sử miền Nam giai đoạn 1954 – 1975 (Lý Hoài Thu – Hoàng Cẩm Giang); Lý luận, phê bình văn học miền Nam trước 1975 (chương XII, Lịch sử lý luận Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 6 phê bình văn học Việt Nam, 2016), Văn học miền Nam từ 1954 đến 1975 (Thụy Khuê), Nguyễn Du và Truyện Kiều trong tiếp nhận của phê bình văn học ở miền Nam trước 1975 (Trần Hoài Anh, Đi tìm ẩn ngữ văn chương, 2017)… Bối cảnh đổi mới và hội nhập tạo điều kiện cho một số tác phẩm cùng với tư liệu trước năm 1975 được in lại, sự phục hồi đang dần dần được thực hiện. Nhiều tác giả, tác phẩm được sàng lọc theo tiêu chí học thuật và nghệ thuật trở thành bộ phận gắn bó thống nhất của văn học Việt Nam. Nhiều tác giả trở thành hiện tượng độc đáo, ảnh hưởng tích cực đến đời sống tinh thần con người đương đại như nghiên cứu phê bình của Nguyễn Văn Trung, thơ của Nguyên Sa, văn xuôi Nguyễn Thị Thụy Vũ… Tên tuổi, tác phẩm, bài viết của những tác giả nổi tiếng ở trong Nam xuất hiện khá nhiều trên các trang thông tin điện tử như: Nguyễn Văn Trung, Huỳnh Phan Anh, Nguyên Sa Trần Bích Lan, Bình Nguyên Lộc, Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Dương Nghiễm Mậu… Tuy vậy, các tác phẩm và bài viết của văn học miền Nam mới chỉ được phổ biến ở quy mô nhỏ hẹp hoặc còn nhiều rào cản chưa thể tháo gỡ. Từ khi cuốn khảo luận ra đời cho đến nay, nhiều công trình nghiên cứu hay tác phẩm phê bình đã tiếp nhận, vận dụng quan điểm của các nhà phê bình trong Chân dung Nguyễn Du để làm cơ sở lý giải nhiều vấn đề văn học liên quan. Tuy nhiên, phần lớn các đề tài chỉ đề cập sơ qua hoặc chỉ liên hệ tới những bài viết từng được đăng trên các tạp chí trước 1960. Sau này, nhiều nhà nghiên cứu chỉ giới thiệu tên cuốn khảo luận đi kèm vài tác giả tiêu biểu, chưa có một đề tài nào đi sâu vào phân tích, lý giải quan điểm phê bình trong Chân dung Nguyễn Du. Lê Thụy Tường Vy trong bài “Bàn luận về Nguyễn Du trên một số tạp chí miền Nam giai đoạn 1954-1975” (2015) dẫn ra ba bài biết của ba tác giả là Nguyễn Văn Trung, Nguyên Sa, Nguyễn Sỹ Tế; không nêu các tác giả còn lại trong cuốn khảo luận. Bàn về tình hình nghiên cứu, lý luận, phê Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 7 bình văn học ở miền Nam Việt Nam của nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Thanh Xuân, chuyên khảo nghiên cứu “sự du nhập lý thuyết văn học phương Tây vào miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975” (2016). Trong bài viết Nguyễn Du và Truyện Kiều trong tiếp nhận của phê bình văn học ở miền Nam trước 1975 không nhắc tới sách Chân dung Nguyễn Du mà chỉ nêu ra những cá nhân tác giả liên quan đến giai đoạn đã nêu. Nhân dịp kỷ niệm 250 năm sinh Nguyễn Du tại Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả Trần Hoài Anh đặt ra lối nhìn tổng quát về quá trình vận động các xu hướng phê bình Truyện Kiều ở miền Nam, từ lối nhìn giao thoa các tư tưởng Nho – Phật – Lão đến lối nhìn mới từ triết học và văn học phương Tây. Tuy nhiên, việc đánh giá phương pháp phê bình của nhóm tác giả trong khảo luận Chân dung Nguyễn Du chưa được nghiên cứu toàn diện, thường chỉ nhắc tới bài viết của Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Sỹ Tế, Trần Bích Lan từ tạp chí được đăng tải, các tác giả còn lại chưa được chú ý nhiều. Khoa nghiên cứu văn học của miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 chủ yếu tiếp nhận lý luận macxit từ Liên Xô, Trung Quốc trong nghiên cứu và phê bình văn học. Hai công trình tiêu biểu thể hiện cách thức tiếp nhận trên là Quyền sống của con người trong Truyện Kiều (Hoài Thanh), Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du (Lê Đình Kỵ). Một vấn đề đặt ra là việc tiếp nhận lý thuyết phương Tây ở miền Nam có đem lại khác biệt nào cho nghiên cứu văn học nói chung, nghiên cứu Truyện Kiều nói riêng? Những yếu tố mang tính bổ sung cùng tính khác biệt chúng tôi sẽ đề cập ở các nội dung tiếp theo của luận văn. Các vấn đề trình bày ở trên là lý do chính thôi thúc chúng tôi đến với đề tài: Phương pháp phê bình văn học trong sách khảo luận Chân dung Nguyễn Du. Tính chất của vấn đề đã được các nhà nghiên cứu quan tâm ở các mức độ khác nhau. Chúng tôi nhận thấy rằng, việc định ra các đặc trưng trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 8 vận dụng lý thuyết văn học, triết học Phương Tây vào phê bình Truyện Kiều ở miền Nam vẫn còn tản mạn. Với đề tài này, chúng tôi cố gắng xác định đặc trưng khuynh hướng phê bình văn học ở miền Nam, từng bước góp phần hoàn thiện hơn những đóng góp và hạn chế của các bài viết phê bình Truyện Kiều trong Chân dung Nguyễn Du, bước đầu định hướng cái nhìn bao quát về cách thức tiếp nhận Truyện Kiều trong dòng chảy đời sống văn học. 2. Đối tượng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở tìm hiểu cách tổ chức và cách tiếp cận các vấn đề về Truyện Kiều, chúng tôi tập trung vào tính đa dạng, phong phú trong hướng tiếp cận và phê bình Truyện Kiều ở miền Nam, thời kỳ 1954 – 1975. Qua đó ta cũng thấy được ý nghĩa vô cùng to lớn của phương pháp được áp dụng từ các lý thuyết phê bình phương Tây trong suốt thế kỷ XX, những đóng góp ban đầu về mặt khoa học trong nghiên cứu Nguyễn Du của các nhà phê bình miền Nam. Chúng tôi cố gắng làm rõ các đặc trưng trong việc sử dụng các phương pháp phê bình văn học vận dụng từ lý thuyết của văn học phương Tây như: phân tâm học, chủ nghĩa hiện sinh và hiện tượng học, chủ nghĩa cấu trúc, thi pháp học và văn hóa học,… Đồng thời cũng chỉ ra nội dung và làm sáng tỏ những đặc điểm khác biệt của công trình nghiên cứu, phê bình này về Truyện Kiều so với các nghiên cứu phê bình của miền Bắc cùng giai đoạn (lấy một số bài viết trên Văn - Sử - Địa và cuốn kỷ yếu Kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du làm đối chứng. 3. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu Mọi ngả đường phê bình là tìm ra giá trị và những đóng góp của người nghệ sĩ. Nhà nghiên cứu M. Kharapchenkô cho rằng "sáng tạo ra các giá trị nghệ thuật và cảm thụ các giá trị ấy là những quá trình không đồng nhất". Mỗi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 9 tác phẩm phê bình hòa quyện giữa tư duy khoa học và tư duy nghệ thuật; phụ thuộc vào vốn tri thức, vốn văn hóa, quan niệm thẩm bình văn chương mà giá trị được nổi bật ở các phương diện khác nhau. Bởi vậy, cần phải hiểu sự khám phá của người đọc như là sự sáng tạo ra hiệu quả của văn bản. Từ đây mà nhiều nhà nghiên cứu xem tác phẩm như một "đề án tiếp nhận", một "cấu trúc mời gọi", một "chương trình nhận thức"; nó phải thực sự có ý nghĩa đối với đời sống, con người và xã hội nên không thể bàn bạc một cách tùy tiện, cảm tính. Tác phẩm không thể là những câu chữ trống rỗng, hàm hồ mà người đọc có thể gán ghép cho nó bất cứ ý nghĩa nào. Tự thân tác phẩm, cùng với các yếu tố như nội dung thời đại, đời sống nhà văn, những tác phẩm có liên quan... đã tạo ra biên độ cho sự tiếp nhận. Không thể hiểu Truyện Kiều nếu tách rời nó với thời đại Nguyễn Du, với số phận của nhà thơ và với thơ chữ Hán của ông. Trong thực tế, ý nghĩa và giá trị của tác phẩm không ngừng biến đổi trong những giai đoạn lịch sử khác nhau, những không gian văn hóa khác nhau. Chảy qua mỗi thời đại, thế giới quan ẩn trong tác phẩm sẽ chuyên chở những gì đôi bờ lịch sử gởi vào. Nhưng một sự cảm thụ đúng đắn không bao giờ cho phép vượt ra khỏi dữ liệu hiện thực của văn bản. Nhưng có một thực tế của quá trình phê bình là ý nghĩa khách quan của tác phẩm không phải bao giờ cũng đồng nhất với tư tưởng chủ quan mà tác giả gởi gấm vào đó. Qua lăng kính của chủ thể tiếp nhận, nói như nhà nghiên cứu Trần Đình Sử, có khi là một sự "tiếp nhận sai" hay "phản tiếp nhận" mà ở đó, người đọc sáng tạo ra một tư tưởng mới mà nguyên tác không có. Nguyễn Du đã không thể đi theo hành trình của Truyện Kiều để chứng kiến Kiều ngã theo và bị đại phong kiến lừa gạt như thế nào hay để "điều trị" căn bệnh "ẩn uất" cho nàng... Tác phẩm, nhất là những tác phẩm lớn thường có một nội dung nghệ thuật phong phú, đa dạng, có nhiều chức năng, được xây dựng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 10 bằng những ký hiệu hình ảnh, bằng một ngôn ngữ gián tiếp, có một hàm nghĩa rộng hơn cái nó biểu thị. Nói như Gorki: "Chính là từ chỗ hòa hợp, trùng hợp giữa kinh nghiệm của nhà văn với kinh nghiệm của người đọc mà ta có được sự thật nghệ thuật - cái sức thuyết phục đặc biệt của văn học vốn là cội nguồn của sức ảnh hưởng của nó với con người". Từ những cơ sở trên, chúng tôi xác định nhiệm vụ của đề tài là tìm ra phương thức, đặc điểm phương pháp phê bình trong khảo luận Chân dung Nguyễn Du góp phần định hình một số phương diện trong cách thức cảm thụ, thẩm bình tác phẩm văn học: đời sống lịch sử, xã hội và văn hóa liên qua đến tác phẩm; thái độ nghệ thuật trong lĩnh hội tác phẩm và cá tính của nhà phê bình; tư duy nghệ thuật và tư duy khoa học trong cảm thụ,… Từ những vấn đề lý luận liên quan đến các phương pháp phê bình văn học du nhập từ phương Tây, luận văn xác định và lý giải những thành công qua việc vận dụng nghiên cứu phê bình Truyện Kiều của các nhà phê bình miền Nam những năm 1960. Qua đó cũng chỉ ra một số phương diện tiêu biểu trong đời sống lý luận phê bình miền Nam thời kỳ 1955 - 1965. 3.2. Phương pháp nghiên cứu Xuất phát từ đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và mục đích của luận án, chúng tôi thực hiện đề tài theo những phương pháp sau: phương pháp lịch sử (đặt đối tượng nghiên cứu vào bối cảnh lịch sử cụ thể, ở đây là bối cảnh văn hóa –chính trị của miền Nam); phương pháp nghiên cứu liên ngành, phương pháp phân tích – tổng hợp (phân tích nội dung và hình thức của các bài nghiên cứu phê bình Truyện Kiều ở khảo luận Chân dung Nguyễn Du; tổng hợp các đặc trưng, đóng góp và hạn chế); phương pháp so sánh (so sánh với một số nghiên cứu, phê bình Truyện Kiều ở miền Bắc giai đoạn cùng thời). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 11 4. Phạm vi nghiên cứu Bên cạnh bài viết tổng quan về cuộc đời, bối cảnh xã hội và văn học thời đại Nguyễn Du, cuốn khảo luận Chân dung Nguyễn Du tập hợp 11 bài viết về Truyện Kiều và 1 bài viết về Văn chiêu hồn. Ở đề tài này, chúng tôi chỉ đi sâu vào các bài viết liên quan đến Truyện Kiều. 5. Cấu trúc của luận văn Chúng tôi định hướng trình bày nội dung đề tài với các chương, các phần chính sau: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu. Trong chương này chúng tôi làm rõ bối cảnh xuất hiện của cuốn sách Chân dung Nguyễn Du trong đời sống nghiên cứu phê bình Nguyễn Du và Truyện Kiều, những năm trước 1954, đặc biệt là thời kỳ 1954 - 1975. Chương 2: Phê bình Truyện Kiều từ lý thuyết chủ nghĩa cấu trúc và chủ nghĩa hiện sinh trong khảo luận Chân dung Nguyễn Du Trong chương này chúng tôi làm sáng tỏ sự vận dụng lý thuyết tiếp nhận Truyện Kiều và những đóng góp của nhóm tác giả qua các nền tảng lý thuyết chủ nghĩa cấu trúc và chủ nghĩa hiện sinh. Chương 3: Phê bình Truyện Kiều từ lý thuyết phân tâm học và ngôn ngữ văn chương trong khảo luận Chân dung Nguyễn Du. Trong chương này chúng tôi làm sáng tỏ sự vận dụng lý thuyết tiếp nhận Truyện Kiều và những đóng góp của nhóm tác giả qua các nền tảng lý thuyết phân tâm học và ngôn ngữ văn chương. 6. Đóng góp của luận văn Nghiên cứu phê bình tác phẩm văn học nói chung và Truyện Kiều nói riêng cần được nhìn nhận trong góc nhìn tổng quan như một thành tố của văn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 12 học sử. Thông qua lịch sử tiếp nhận tác phẩm để từ đó không chỉ hiểu đúng tác phẩm mà còn định hướng tư duy, phương pháp giảng dạy văn học trong nhà trường phổ thông. Hệ thống và phân tích đặc điểm của các hình thức tiếp nhận Truyện Kiều. Qua đó góp phần khẳng định giá trị đặc biệt của tác phẩm từ góc độ nghiên cứu tiếp nhận. Bước đầu khái quát mối quan hệ giữa sự tiếp nhận của người đọc và sự vận động của ý nghĩa tác phẩm. Từ đó rút ra kết luận có tính qui luật về tiếp nhận tác phẩm. Nhìn lại Nguyễn Du cũng là dịp chúng ta ngày nay duyệt xét lại cách quan niệm lâu nay của chúng ta về những đóng góp của Nguyễn Du trong các sáng tác, đặc biệt là Truyện Kiều. Xem xét các giá trị trên nhiều phương diện, nhiều mối quan hệ thực sự có ý nghĩa cấp bách để nhìn nhận đúng đắn hơn những cống hiến của Nguyễn Du đối với văn học và văn hóa dân tộc. Đó là một hệ thống bao gồm những yếu tố như ngôn ngữ, lối sống, phong tục tập quán, luật pháp, tôn giáo tín ngưỡng, nghệ thuật biểu diễn..., trong đó có văn học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 13 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Nhìn qua lịch sử nghiên cứu phê bình Truyện Kiều trước 1954 1.1.1. Tiếp nhận Truyện Kiều trong thế kỷ XIX diễn ra trong môi trường văn hóa - tư tưởng phương Đông, phê bình chủ quan dựa vào quan niệm đạo đức; được thực hiện chủ yếu bởi tầng lớp Nho sĩ với các dòng tư tưởng Nho – Phật – Lão để đưa ra quan điểm và lý giải riêng. Các dòng tư tưởng trên được tiếp nhận từ Trung Hoa, thường được gọi chung là quan niệm triết học phương Đông, quan niệm thẩm mỹ của nhà Nho. Nhiều nhà nghiên cứu về lịch sử phê bình Truyện Kiều phần lớn đều xác định việc đọc Truyện Kiều thế kỷ XIX của các nhà Nho là theo quan điểm đạo đức, quan điểm luân lý. Họ thể hiện ấn tượng về tác phẩm dựa trên sự kích thích của cảm hứng nghệ thuật chứ không chú trọng vào tư duy khoa học. Những cảm tưởng, bình giá của các nhà Nho thường được biểu hiện theo cách thức đề vịnh bằng thơ ca, bài đề tựa hay lời bạt phản ánh xúc cảm riêng tư của người viết. Tuy nhiên, quan điểm tiếp cận vừa nêu lại phân hóa thành nhiều xướng có tính đối lập nhau. Bản chất của sự phân hóa chưa được lý giải cụ thể ở một số bài viết. Từ những kết quả nghiên cứu về văn hóa học, chúng tôi xin đề xuất một số yếu tố là cơ sở hình thành thái độ đánh giá Truyện Kiều của nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn đã xác định trong bối cảnh hoài nghi đức trị và tinh thần phê phán xã hội[41,78] của văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX, sự thể hiện tính hoài nghi ấy trong thơ chữ Hán Nguyễn Du cũng như trong Truyện Kiều là sự “vắng bóng những phạm trù văn hóa chính trị quen thuộc của các thế kỷ trước”[41,80](đức, nhân, nghĩa, thuyền, nước, dân - dân là nước, chở thuyền và lật thuyền là dân). “Trong khi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 14 đó lại xuất hiện những khái niệm khác loại như cõi người ta, những điều trông thấy, địa ngục ở miền trần gian, cõi trần, cõi hồng trần, bụi hồng, kiếp phong trần, bể trần (đều có chữ trần – bụi bặm), vũng lầy… Nguyễn Du không còn hy vọng, ảo tưởng vào khả năng đức trị có thể đem lại xã hội thái bình, thịnh trị” [41,80]. Nhìn vào cách ứng xử của con người đối với thực tại xã hội, sự khủng hoảng của bối cảnh xã hội kéo theo mối hoài nghi đức trị khiến con người phải nhận thức lại bản thân và đời sống, hướng tới những gì là bản thể con người, muốn bứt phá khỏi mọi ràng buộc khắt khe: ý thức giá trị và quyền sống cá nhân, tự do tình yêu và hôn nhân, quan niệm phóng khoáng về các mặt đạo đức. Các yếu tố đó dẫn đến tình trạng tồn tại những đối cực về cách đánh giá tác phẩm trong bối cảnh ảnh hưởng của văn hóa và tư tưởng phương Đông, dẫn đến việc người khen, người chê; người đồng cảm, người phê phán. Nhà thơ Nguyễn Công Trứ cho rằng Kiều sống trong chốn lầu xanh thì không thể nào cảm thông về mặt đạo đức (Đố đem chữ “hiếu” mà nhầm được ai!). Phạm Quý Thích, Đào Nguyên Phổ bày tỏ sự đồng cảm với nhân vật Thúy Kiều. Riêng cụ Hoàng giáp Đào Nguyên Phổ thể hiện ấn tượng cả về vẻ đẹp nghệ thuật cùng với nét đặc sắc của chủ đề phản ánh: “tả cảnh thì bày hết thú vị tuyết nguyệt phong hoa, mà cảnh tự vướng tình… thật là một khúc Nam âm tuyệt xướng, một điệu tình phổ bực đầu vậy” [27,163]. Vì Nho giáo là học thuyết chính trị đạo đức nên nhà nho thường tìm từ Truyện Kiều những nguồn cảm hứng bình luận chính trị, đạo đức, nhân đó bộc lộ con người chính trị đạo đức của mình. Những chuyện mổ xẻ, phân tích tác phẩm để tìm nguyên nhân của sức hấp dẫn, thành công của tác phẩm nằm ngoài tầm quan tâm. 1.1.2. Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945, phê bình Truyện Kiều diễn ra phong phú, sinh động hơn, phân chia hai xu hướng chính là ý thức đấu tranh chính trị và bước đầu vận dụng lý thuyết văn học phương Tây. Đây là thời kỳ giao thoa văn hóa và văn học Đông Tây, đời sống văn học chuyển mình tiếp cận Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất