Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phong trào hát chèo ở huyện kim động, tỉnh hưng yên hiện nay...

Tài liệu Phong trào hát chèo ở huyện kim động, tỉnh hưng yên hiện nay

.PDF
91
25
68

Mô tả:

MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN KHẢO SÁT VÀ NGHỆ THUẬT CHÈO .........................................................................................................................8 1.1. Địa bàn khảo sát ...................................................................................................8 1.2. Khái quát về nghệ thuật chèo .............................................................................16 Chương 2: QUAN NIỆM VỀ PHONG TRÀO VÀ PHONG TRÀO HÁT CHÈO Ở HUYỆN KIM ĐỘNG 2.1. Quan niệm về “Phong trào” ...............................................................................28 2.2. Tổ chức và hoạt động phong trào hát chèo ở Kim Động ...................................33 2.3. Hát chèo trong đời sống văn hóa Kim Động......................................................47 Chương 3: MỘT SỐ ĐIỀU RÚT RA TỪ PHONG TRÀO HÁT CHÈO HUYỆN KIM ĐỘNG ..............................................................................................54 3.1. Các yếu tố cơ bản của phong trào hát chèo ........................................................54 3.2. Một số yếu tố tác động phong trào .....................................................................65 3.3. Ý nghĩa của phong trào hát chèo và một số đề xuất, dự báo .............................71 KẾT LUẬN ..............................................................................................................76 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCH : Ban chấp hành CLB : Câu lạc bộ ĐHSKĐA : Đại học Sân khấu - Điện ảnh ĐVN : Đội văn nghệ KHXH : Khoa học Xã hội NSƯT : Nghệ sĩ ưu tú Nxb : Nhà xuất bản SK : Sân khấu TC VHNT&DL : Trung cấp Văn hóa- Nghệ thuật và Du lịch UBND : Ủy ban nhân dân VHTT : Văn hóa Thông tin XHCN : Xã hội chủ nghĩa MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ thập kỷ 50 của thế kỷ XX, hát chèo (hát theo các làn điệu của Sân khấu chèo), đã được sử dụng ngoài các vở diễn, trở thành những bài hát lẻ. Được trình bày giống như các điệu dân ca, trong chương trình “dân ca và chèo” của Đài Tiếng nói Việt Nam và tồn tại độc lập trong phong trào văn nghệ quần chúng, nhất là ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Tuy nhiên, công chúng và giới nghiên cứu hiện nay chủ yếu quan tâm đến sự hiện tồn của nghệ thuật diễn chèo, Sân khấu chèo mà chưa quan tâm đến phong trào hát chèo trong đời sống văn hóa thường ngày. Vai trò của phong trào hát chèo đối với sự phát triển nghệ thuật sân khấu chèo chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều người cho rằng hiện nay, dưới tác động của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Sự va đập, giao lưu văn hóa, đã làm biến đổi ít nhiều về nếp sống, lối sống của người dân, … dẫn đến xa rời văn hóa nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Nhưng trên thực tế, phong trào hát chèo ở huyện Kim Động hiện nay vẫn đang rất phát triển. Nó hiện hữu trong mọi hình thức sinh hoạt cộng đồng và đặc biệt ở một số làng xã trong huyện, phong trào hát chèo như là nhu cầu không thể thiếu được của người dân. Đây là vấn đề, là hiện tượng thú vị cần được lí giải. Hơn nữa, là một giáo viên chuyên ngành Sân khấu chèo, ngoài việc đào tạo các lớp Diễn viên chèo hệ trung cấp, tôi còn tham gia dạy các lớp “bồi dưỡng hạt nhân chèo cơ sở”. Từ năm 2002 đến nay, kế hoạch của Trường Trung cấp Văn hóaNghệ thuật và Du lịch tỉnh Hưng Yên, mỗi năm mở từ 2 đến 4 lớp “bồi dưỡng hạt nhân chèo cơ sở”, ở khắp mười huyện, thị trong toàn tỉnh. Nhờ có sự tham gia giảng dạy đó nên tôi cũng phần nào hiểu được những lý do làm cho phong trào hát chèo phát triển và mặt nào đã làm hạn chế của phong trào. Là người yêu chèo, “làm chèo”, tôi cũng mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé công sức của mình, vào việc bảo tồn, giữu gìn và phát huy nghệ thuật truyền thống của Việt Nam. Vì vậy tôi chọn vấn đề “Phong trào hát chèo ở huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên hiện nay” làm đề tài nghiên cứu, thực hiện luận văn thạc sĩ Văn hóa học. 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hát chèo đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Đã có nhiều công trình sưu tầm, nghiên cứu về chèo như cuốn sách: Khái luận về chèo của tác giả Trần Bảng, do Viện Sân khấu- Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh xuất bản, và cuốn: Nguyên tắc cơ bản trong nghệ thuật chèo, của tác giả Trần Đình Ngôn, đã nêu lên cơ sở triết học hình thành lên nghệ thuật chèo và giá trị to lớn của nghệ thuật chèo trong đời sống nhân dân cũng như trong đấu tranh giai cấp, đồng thời làm rõ hơn về nguyên tắc tự sự, nguyên tắc chuyển hoá mô hình và những đặc trưng, phương pháp, thủ pháp trong nghệ thuật chèo. Một số công trình nghiên cứu về những làn điệu chèo, trong đó có các cuốn: Những làn điệu chèo cổ tiêu biểu của Hoàng Kiều – Hà Hoa, đã được ký âm thành những bản nhạc, biên soạn năm 1995, do Trường Văn hoá Nghệ thuật Thái Bình làm chủ biên, để làm giáo trình phục vụ cho công tác đào tạo; cuốn 150 làn điệu chèo cổ của nhạc sĩ Bùi Đức Hạnh sưu tầm, Nxb Văn hóa Dân tộc- năm 2006, gồm toàn bộ các làn điệu chèo cổ; cuốn sử dụng làn điệu chèo của Nhạc sĩ - Nhà giáo nhân dân Hoàng Kiều. Đây là cuốn hướng dẫn lồng điệu và sử dụng các điệu chèo cổ vào việc soạn lời mới và cung cấp một số làn điệu chèo cổ, giúp những người viết chèo hoặc hát chèo, làm chỗ dựa để soạn lời mới cho các bài ca lẻ, hoạt cảnh hay các vở chèo ngắn. Ngoài ra, còn có một số hội thảo khoa học về nghệ thuật chèo được tổ chức và một số kỷ yếu, hội thảo đã được xuất bản. Đáng chú ý là cuốn: Bàn về làn điệu chèo mới - Kỷ yếu hội thảo, do Viện Sân khấu xuất bản năm 2002, trong đó là những bản tham luận của các nhạc sĩ và ý kiến phát biểu, trao đổi của các nhà phê bình, các tác giả, đạo diễn, cùng với những làn điệu chèo mới, được sáng tác đã được chọn lọc trong nửa thế kỷ qua. Ngoài những công trình nghiên cứu lý luận về chèo, về các làn điệu chèo, phải kể đến công trình nghiên cứu về: Sân khấu không chuyên trong đời sống văn hóa cơ sở, của tác giả Trần Đình Ngôn đã được in thành sách, (Viện Sân khấu và Nxb Sân khấu, năm 2001). Nội dung cuốn sách chủ yếu đề cập đến phong trào hoạt 2 động sân khấu nói chung của quần chúng nhân dân ở nông thôn một số tỉnh thuộc khu vực phía Bắc, giai đoạn từ năm 1954 đến năm 2000. Công trình nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, của trường Cao đẳng Sư phạm Hưng Yên: Nghệ thuật chèo trên đất Hưng Yên, chưa in thành sách, do tác giả Trần Văn Hiếu làm chủ nhiệm đề tài, nghiệm thu năm 2009. Đề tài luận án Tiến sĩ Nghệ thuật chèo trong đời sống văn hóa của cư dân ở Thái Bình của Hà Thị Hoa. Trong công trình này, tác giả chủ yếu nghiên cứu về nghệ thuật chèo tồn tại trong đời sống văn hóa của cư dân ở Thái Bình, và so sánh giữa 3 làng chèo tiêu biểu của tỉnh như: làng Hà Xá, Sáo Đền và làng Khuốc, trên các phương diện nghệ thuật như: một số vở diễn, những lớp múa tiêu biểu, hệ thống một số các làn điệu chèo cổ và âm nhạc chèo. Tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt, đồng thời thấy được sự tiếp thu, tiếp biến của chèo. Phát hiện ra chèo ở Thái Bình có những đặc điểm riêng, khác với những vùng khác. Từ đó đưa ra những phương pháp cụ thể về việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật chèo trong đời sống văn hóa của cư dân ở Thái Bình hiện nay. Luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Văn hóa học, đề tài: Văn hóa làng Xuôi với nghệ thuật chèo của Nguyễn Thị Liễu, bảo vệ năm 2011. Nội dung luận văn chủ yếu đề cập đến sự tồn tại và phát triển của nghệ thuật chèo ở làng Xuôi, giai đoạn trước cách mạng tháng 8 năm 1945 đến nay và những đóng góp của nghệ thuật chèo, trong đời sống văn hóa của cư dân làng Xuôi. Phân tích sự tiếp biến văn hóa ở làng Xuôi và đưa ra những giải pháp cho sự phát triển của chèo ở làng Xuôi trong tương lai. Điểm lại tình hình đã có nhiều công trình nghiên cứu về chèo, nhưng chủ yếu là nghiên cứu về sân khấu chèo, âm nhạc chèo, nguyên tắc, đặc trưng nghệ thuật chèo, nhân vật chèo, đạo cụ trong chèo, múa chèo....Cũng có những công trình đề cập đến những làn điệu chèo cổ và một số làn điệu chèo mới nhưng vẫn chưa có công trình nào đề cập đến “Phong trào hát chèo ở huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên hiện nay”. Đây chính là khoảng trống nghiên cứu cần được quan tâm. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu 3 Giới thiệu phong trào hát chèo ở huyện Kim Động. Lý giải tại sao ở một huyện vốn không phải là đất chèo như Kim Động, nhưng lại duy trì và phát triển được phong trào hát chèo. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Khảo sát điền dã, lấy tư liệu thực tế về phong trào hát chèo ở huyện Kim Động: Phỏng vấn những hạt nhân văn nghệ, cán bộ văn hóa xã, khán giả để hiểu rõ hơn những mong muốn, nhu cầu thưởng thức nghệ thuật cũng như sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với phong trào hát chèo. Thấy được vai trò cũng như những nhân tố tác động tích cực đến phong trào hát chèo quần chúng Đưa ra những đề xuất cho sự phát triển toàn diện của phong trào hát chèo không chuyên. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hát chèo và Phong trào hát chèo ở huyện Kim Động 4.2. Phạm vi nghiên cứu a. Phạm vi nội dung Nghệ thuật chèo nói chung là một lĩnh vực khá rộng và có tính tổng hợp. Phạm vi nghiên cứu của luận văn này chỉ bàn tới một khía cạnh nghệ thuật và biểu hiện văn hóa của khía cạnh đó: hát chèo và phong trào hát chèo trong đời sống văn hóa tại một địa phương. b. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu Luận văn chọn địa bàn khảo sát là câu lạc bộ (CLB) chèo thôn Lai Hạ xã Hùng An, câu lạc bộ chèo Thanh Sầm xã Đồng Thanh và đội chèo thôn Cộng Vũ xã Vũ Xá huyện Kim Động. CLB chèo Hùng An là một trong những CLB mạnh nhất của tỉnh hiện nay. CLB chèo Thanh Sầm và Cộng Vũ, tuy chưa phải là những đội đặc biệt nổi trội về mặt nghệ thuật nhưng điều gì đã khiến cho phong trào hát chèo ở đây phát triển. Về thời gian, luận văn chọn thời điểm hiện nay, vì xã hội đương đại với biết bao hình thức nghệ thuật trong và ngoài nước du nhập vào nước ta nhưng ở huyện 4 Kim Động tỉnh Hưng Yên vẫn lưu giữ và phát triển tốt phong trào hát chèo - một loại hình nghệ thuật truyền thống. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp sau đây: Phương pháp phân tích và tổng hợp tư liệu của những người đi trước với những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của tác giả. Phương pháp điền dã dân tộc học: - Quan sát tham dự: Tác giả đã đi khảo sát và tham gia trực tiếp vào một số chương trình biểu diễn của các đội văn nghệ như: trong chương trình ngày hội đoàn kết toàn dân, đám cưới, lễ mừng Phật Đản, tham dự “liên hoan hội những người yêu chèo toàn quốc, lần thứ 4”… và một số buổi tập luyện của một số đội và câu lạc bộ chèo thuộc huyện Kim Động và câu lạc bộ chèo Làng Xuôi của huyện Tiên Lữ. - Phỏng vấn sâu: Tác giả quan sát và phỏng vấn sâu một số hạt nhân văn nghệ cơ sở, cán bộ quản lý văn hóa tại địa phương. Các hạt nhân văn nghệ cơ sở có: ông Nhâm, ông Nghị, bà Sự, bà Hạnh, bà Liên, bà Vui ở CLB chèo Lai Hạ, xã Hùng An. Bà Mai, bà Vui, bà Tuất ở đội chèo thôn Cốc Ngang, xã Phạm Ngũ Lão. Tại xã Đồng Thanh, tác giả đã phỏng vấn Bà Tuyên, ông Trí, bà Hà ở CLB chèo thôn Thanh Sầm. Ông Thông, bà Thanh, bà Viện ở CLB chèo thôn Bùi Xá. Tại xã Vũ Xá, tác giả đã gặp gỡ phỏng vấn bà Tuyết chi hội trưởng hội phụ nữ thôn – Đội trưởng đội văn nghệ, cùng một số hạt nhân văn nghệ như: bà Xoan, bà Phê, bà Nụ, bà Phương của đội chèo thôn Bình Đôi. Anh Thành (đội trưởng), chị Thắm, chị Hương ở đội chèo thôn Cộng Vũ. Tác giả cũng đã mở rộng, tìm hiểu thông tin, phỏng vấn một số hạt nhân văn nghệ của CLB chèo Làng Xuôi như: ông Hùng, bà Liên, bà Thanh…Tác giả cũng đã gặp gỡ trao đổi và phỏng vấn một số cán bộ văn hóa xã như: bà Bắc, ông Lẽ, ông Đạo, ông Thành, ông Hùng. Các cán bộ lãnh đạo văn hóa của huyện Kim Động như: ông Nhiệm, ông Thảo . Ông Hải, bà Chiến lãnh đạo Trung tâm văn hóa huyện Tiên Lữ. Ngoài ra tác giả đã gọi điện đến 17 cán bộ văn hóa của 17 xã, thị trấn của huyện Kim Động và 15 cán bộ văn hóa của 15 xã, thị trấn huyện Tiên Lữ… để tìm hiểu những thông tin, số liệu các đội và CLb chèo, 5 những mong muốn, nguyện vọng, cũng như sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với phong trào. Chúng tôi cũng phỏng vấn một số nhóm khán giả chính cổ vũ phong trào hát chèo: với nhóm khán giả đang là học sinh phổ thông, ở độ tuổi từ 16 đến ngoài 20 tuổi. Nhóm thứ hai là những người nông dân, công nhân sinh sống tại địa phương, có độ tuổi từ 30 đến 45. Nhóm thứ 3 là những người cao tuổi, từ 50 đến ngoài 70 tuổi ở một số nơi của huyện Kim Động như xã Hùng An, xã Vũ Xá và xã Thụy Lôi của huyện Tiên Lữ, để tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của quần chúng nhân dân đối với phong trào hát chèo của địa phương nói riêng và đối với loại hình nghệ thuật chèo truyền thống nói chung. - Kĩ thuật thu thập tư liệu: Tác giả đã sử dụng các phương tiện ghi âm, chụp ảnh, quay vidio để lấy tư liệu đưa vào đề tài nghiên cứu của mình Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp so sánh: So sánh giữa số lượng các đội và câu lạc bộ chèo trên toàn huyện Tiên Lữ với các đội và CLB chèo trên toàn huyện Kim Động. So sánh giữa các đội, câu lạc bộ chèo của huyện Kim Động với CLB chèo Làng Xuôi, để thấy được sự phát triển của phong trào hát chèo ở huyện Kim Động. Vì Làng Xuôi, xã Thụy Lôi, huyện Tiên Lữ là đất có bề dày về truyền thống hát chèo, là quê hương của cụ Nguyễn Đình Nghị - người đã có công lớn trong việc đưa chèo từ chiếu chèo sân đình lên sân khấu hộp của nhà hát như hiện nay. Làng Xuôi cũng là CLB chèo mạnh nhất của huyện Tiên Lữ hiện nay 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Góp phần vào sự nhận thức về phong trào hát chèo – một hình thức nghệ thuật dân gian giầu bản sắc dân tộc, phân biệt với nghệ thuật sân khấu chèo. Cho thấy trong đời sống văn hóa của công chúng hiện nay, bên cạnh những phong trào trở lại với nhạc “bô lê rô”, phong trào K- pốp, còn có phong trào hát chèo. Lý giải cho việc: chèo không phải đang dần mất đi như nhiều người vẫn nghĩ mà thực ra nó vẫn sống, thậm chí vẫn đang phát triển mạnh mẽ trong đời sống và trong tâm thức của nhân dân tỉnh Hưng Yên, đặc biệt là tại huyện Kim Động. 6 Làm tư liệu tham khảo cho các nhà quản lý văn hóa ở địa phương và làm sơ sở cho việc đào tạo bồi dưỡng hạt nhân văn nghệ trong phong trào văn hóa quần chúng ở địa phương. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương Chương 1: Khái quát về nghệ thuật chèo và địa bàn khảo sát. Chương 2: Quan niệm về phong trào và phong trào hát chèo ở huyện Kim Động Chương 3: Một số điều rút ra từ phong trào hát chèo ở Kim Động 7 Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN KHẢO SÁT VÀ NGHỆ THUẬT CHÈO 1.1. Địa bàn khảo sát 1.1.1. Sơ lược vài nét về Hưng Yên Hưng Yên là vùng đất nằm ở tả ngạn sông Hồng của vùng châu thổ đồng bằng Bắc Bộ. Phía Đông giáp Hải Dương. Phía Tây và Tây nam giáp Hà Đông và Hà Nam. Phía Nam giáp với Thái Bình. Phía Tây bắc và Bắc liền kề với Thủ đô Hà Nội và Bắc Ninh. Hưng Yên là vùng đất bằng phẳng không có biển, không có rừng và đồi núi. Ba phía của tỉnh đều có sông: phía Tây là sông Hồng, phía Nam là con sông Luộc, phía Đông là sông Cửu An, giáp Hải Dương. Có thể nói, Hưng Yên là mảnh đất phì nhiêu màu mỡ, do phù sa của các con sông bồi đắp. Hưng Yên không chỉ thuận lợi về giao thông đường thủy mà còn có thế mạnh về giao thông đường bộ. Về đường bộ, Hưng Yên có quốc lộ 5 và tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng. Ngoài ra còn có tuyến đường 39A đi qua tỉnh Hưng Yên, qua cầu Triều Dương sang Thái Bình. Đường quốc lộ 39B lối phía Đông chạy sang Hải Dương, đầu phía Tây lối sang Hà Nam qua cầu Yên Lệnh để sang quốc lộ 1 lên Hà Nội. “Được thành lập vào năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), Hưng Yên gồm 2 phủ: Khoái Châu (Đông Yên, Kim Động, Ân Thi, Phù Cừ ) của trấn Sơn Nam và Tiên Hưng (Thần Khê, Hưng Nhân, Duyên Hà, Tiên Lữ) của trấn Nam Định, vốn là khu vực thuộc bộ Dương Tuyền thời Hùng Vương, huyện Chu Diên thời Bắc thuộc, phủ Thái Bình thời Ngô, Đinh và Tiền Lê, Khoái Lộ và Đằng Lộ, rồi Khoái Châu và Đằng Châu thời Lý, lộ Long Hưng và lộ Khoái thời Trần. Dưới thời thuộc Minh, vùng đất này thuộc phủ Kiến Xương”. [12, tr.9]. Phố Hiến - Hưng Yên cuối thế kỷ XVI và thế kỷ XVII được ví như “tiểu Tràng An”, là thương cảng đô hội quan trọng bậc nhất ở Đàng Ngoài: “Thuyền bè ngược sông Hồng lên Thăng Long "Kẻ Chợ" đều phải dừng ở Phố Hiến đợi giấy phép, nên Phố Hiến trở thành tụ điểm sầm uất. Người Tàu, người Nhật và người Tây phương đều đến đây buôn bán. Do vậy dân gian đã có câu: "Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến"”.[45]. 8 Thương lái từ các nơi, các nước đổ về buôn bán đủ mọi mặt hàng: “Tơ lụa, vải vóc, vũ khí ngược kinh thành; quế chi, sa nhân, trầm hương xuôi về thương điếm, khách Tây, Tàu ra vào tấp nập. Đúng là cảnh: Bến Nễ Độ gió nâng thuyền gấm Phố Bắc Hòa nguyệt ngắm rèm the Thủ đô hội trong ngoài chẳng thiếu Vạn Lai Triều là tiểu kinh đô. [19, tr.26] Sau rất nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính và sau 29 năm sáp nhập với tỉnh Hải Dương thành tỉnh Hải Hưng. Ngày 1 tháng 1 năm 1997, tỉnh Hải Hưng lại được tách ra thành hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên. Đến nay, tỉnh Hưng Yên có tất cả 10 đơn vị hành chính cấp huyện (thị xã Hưng Yên, Kim Động, Tiên Lữ, Phù Cừ, Ân Thi, Khoái Châu, Yên Mỹ, Mỹ Hào, Văn Giang, Văn Lâm) với 164 xã, phường, thị trấn. Hưng Yên là mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi đây đã sản sinh ra nhiều nhân vật tài giỏi xuất chúng, đã được lưu danh sử sách như: Triệu Quang Phục, tướng quân Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Công Trứ, danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Chu Mạnh Chinh, Hoàng Hoa Thám, nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Văn Linh…. Ngày nay, Hưng Yên là mảnh đất yên bình thơ mộng, còn lưu giữ rất nhiều di sản văn hóa tâm linh. Trong khối di sản văn hóa của cha ông để lại từ hàng nghìn năm trước, nổi bật là khối văn hóa vật thể với hệ thống đình chùa, đền, văn miếu, văn chỉ…dày đặc. Nhiều di tích được công nhận cấp Quốc gia như: quần thể di tích Phố Hiến, Văn Miếu, đền Đậu An, đền Chử Đồng Tử, Chùa Chông, Chùa Nôm…. Hàng năm thu hút một lượng khách du lịch rất lớn đổ về chiêm bái, cầu an…. 1.1.2. Khái quát về huyện Kim Động 1.1.2.1. Đặc điểm dân cư và phát triển kinh tế Huyện Kim Động của tỉnh Hưng Yên nằm ở phía Tây nam tỉnh Hưng Yên. Phía Đông giáp huyện Ân Thi và huyện Tiên Lữ. Phía Tây giáp sông Hồng. Phía Nam giáp thị xã Hưng Yên và phía Bắc giáp huyện Khoái Châu. 9 Theo Lịch sử Đảng bộ huyện Kim Động (1930 – 2005), Nxb Chính trị quốc gia (2010). Vào những thế kỷ đầu công nguyên, Kim Động thuộc quận Giao Chỉ. Thời nhà Đinh có tên là Đằng Châu. Thời nhà Trần có tên là Kim Động cho đến ngày nay. Qua nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính, ngày nay huyện Kim Động đã ổn định cơ cấu tổ chức, với 17 đơn vị hành chính cấp cơ sở. Gồm 16 xã và 1 thị trấn đó là: thị trấn Lương Bằng và các xã: Chính Nghĩa, Phạm Ngũ Lão, Toàn Thắng, Ngọc Thanh, Đồng Thanh, Thọ Vinh, Đức Hợp, Mai Động, Vĩnh Xá, Nghĩa Dân, Phú Thịnh, Nhân La, Hiệp Vường, Hùng An, Vũ Xá, Song Mai. Tính đến năm 2010, dân số của huyện Kim Động là: 125.187 người và có tổng diện tích đất tự nhiên 11.466,60 ha. Trong đó đất nông nghiệp chiếm 7405,84 ha. Đất Kim Động được phân chia thành hai vùng rõ rệt: Vùng đất trong đê gồm các xã trồng lúa, kết hợp với trồng mầu vụ 3. Diện tích tự nhiên chừng 6.800 ha…Hàng năm, được tưới nước phù sa qua hệ thống đại thủy nông Bắc Hưng Hải, nên đất đai màu mỡ phì nhiêu. Đây là vùng đất trọng điểm của huyện, quyết định đến tổng sản lượng lương thực hàng năm của tỉnh. Vùng đất ngoài đê có diện tích tự nhiên khoảng 4790 ha. Địa hình vùng này phức tạp hơn, ảnh hưởng đến khả năng khai thác. Toàn vùng chưa xây dựng được hệ thống thủy lợi, nên sản xuất phải phụ thuộc vào thiên nhiên. Người nông dân phải vất vả, cực nhọc để hạn chế và khắc phục hậu quả của lũ lụt: “Nhóm đất ngoài đê có diện tích canh tác trên 2.600 ha, hàng năm được phù sa sông Hồng bồi đắp nên có màu tươi, rất phì nhiêu màu mỡ. Đây là vùng đất bãi trồng mầu lý tưởng cho các cây như: mía, đay, ngô, đậu tương, lạc, khoai lang…Do cây mầu phát triển tạo nguồn thức ăn xanh dồi dào cho chăn nuôi gia súc, đó là tiềm năng phát triển đàn bò lai sind”. [32, tr.16]. Theo cuốn Kim Động, vùng Văn hóa dân gian đặc sắc của tác giả Xuân Thiêm – Đào Quang Lâm thì nguồn nước ở Kim Động vô cùng dồi dào, được cung cấp nước bởi 5 con sông đó là: sông Cửu An, Kim Ngưu, Điện Biên và sông Tân Hưng. Nguồn nước lớn nhất là từ sông Hồng bồi đắp phù sa cho cánh đồng ngoài đê và tưới tiêu cho cánh đồng trong đê. Sông Cửu An đầu nguồn đổ xuống, đảm bảo 10 tưới tiêu cho hàng nghìn ha gieo trồng lúa, đưa năng suất hai vụ lúa trên 12 tấn/ năm…. “Nước về tưới mát lúa khoai Đất vui đất nhẩy, quay hai ba vòng Quê tôi mát đất ấm lòng Nghĩa Dân gà lợn vẫy vùng đua vui” “Những điều kiện tự nhiên về đất đai, khí hậu, thủy văn, nguồn nước kể trên, đã tạo điều kiện thuận lợi cho Kim Động phát triển nông nghiệp một cách toàn diện, đa dạng, phong phú về cây con, cây lúa, trồng ngô mẩy bắp. Phát triển chăn nuôi bò sinh sản và đàn bò thịt rất thuận lợi, nhất là trên vùng bãi”. [32, tr17]. Không chỉ thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp mà còn thuận lợi trong việc đánh bắt thủy sản rất dồi dào, đã đi vào ca dao: “Dốc Lã lắm bò Làng Gò lắm trâu Phượng Lâu lắm tiền Mai Viên lắm cá Mai xá lắm cua” “Đẹp vùng cá trứng Ngọc Thanh Bảo Châu cam đỏ trĩu cành nghiêng cây” Là huyện có chiều dài nằm giáp đê Sông Hồng, nên phân bố dân cư cũng phức tạp, không đồng đều. Các xã ngoài đê, dân thưa thớt hơn như ở xã Vĩnh Xá, xã Đức Hợp, dân sống cả ở trong và ngoài đê. Kim Động, hơn chục năm trở lại đây, nhiều công ty, nhà máy, xí nghiệp mọc lên, đã thu hút một lực lượng lớn lao động trẻ vào ngành sản xuất công nghiệp. Kim Động có trục đường quốc lộ 39A chạy qua, nên thuận lợi về giao thông, buôn bán và phát triển sản xuất kinh tế. 1.1.2.2. Các di tích văn hóa, lịch sử Là huyện nằm ở trung tâm nền văn minh châu thổ Sông Hồng, nên Kim Động mang đậm nền văn hóa lúa nước và có đời sống văn hóa tâm linh rất phong phú. Theo điều tra năm 2008 của tác giả Xuân Thiêm – Đào Quang Lâm trong cuốn 11 Kim Động vùng văn hóa dân gian đặc sắc thì Kim Động có 64 di tích, trong đó có 61 nơi diễn ra lễ hội văn hóa dân gian và 3 nơi là văn hóa tín ngưỡng. Có 38 đình, 7 đền được chọn là nơi diễn ra lễ hội, mỗi nơi mang nét độc đáo riêng. Kim Động có 22 di tích xếp hạng cấp quốc gia. Trong đó, di tích được xếp hạng sớm nhất là đền Đào Xá, xã Vĩnh Xá (1989) và đình Phúc Ninh xã Hùng An (2006). Lễ hội truyền thống nơi đây được diễn ra hàng năm, đã thu hút không chỉ nhân dân bản địa mà cả nhân dân tứ xứ đổ về. Còn in đậm trong câu ca dao của quê hương: “Vui nào bằng hội chùa Phương Bà con tứ xứ tìm đường về chơi” “Cho dù cha mắng mẹ rầy Chẳng sao vắng được cái ngày hội Bông…” Ngoài những giá trị văn hóa qua hệ thống các đình chùa, miếu. Kim Động còn có một di sản quý giá, là 8 cây cổ thụ quý hiếm, đặc sắc trên một trăm tuổi. Những cây này đã được các cơ quan chức năng - Văn hóa - Bảo Tàng tỉnh Hưng Yên kiểm tra thẩm định, trên các loại giá trị về: gía trị thẩm mỹ, giá trị văn hóa tâm linh, giá trị tôn giáo, tín ngưỡng và giá trị phồn thực. Qua đây có thể thấy, Kim Động có bề dầy văn hóa truyền thống, thể hiện qua một loạt những di sản văn hóa tâm linh. Các tổ chức lễ hội diễn ra hàng năm, thu hút đông đảo bà con trong và ngoài vùng đến chiêm bái. Điều đó chắc chắn tạo nên một không gian sinh hoạt văn hóa truyền thống đặc sắc, mang đậm văn hóa vùng miền, được thể hiện qua những phần hội trong các kỳ lễ hội của địa phương đã tạo điều kiện cho sinh hoạt văn hóa cộng đồng phát triển. 1.1.2.3. Truyền thống hiếu học, ham hiểu biết Việt Nam đã trải qua biết bao cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm, với bao chính sách, âm mưu tâm độc của kẻ thù, trong đó phải kể đến chính sách “ngu dân dễ trị” của thực dân Pháp, truyền bá văn hóa giáo dục của nước Pháp để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa của mình. Nhưng làng xã Việt Nam đã không chỉ là những pháo đài chống giặc, mà còn là thành lũy vững chắc bảo vệ các giá trị văn hóa của dân tộc. Người xưa dạy: “Dẫu có bạc vàng trăm ngàn lạng, không bằng sách quý một vài pho”. Hiểu được sự quý giá của việc học, nên phần lớn các làng xã 12 của huyện Kim Động xưa đều có những ông đồ dạy học. “Trên nền tảng hiếu học, trọng con chữ, Kim Động đã có nhiều vị đỗ đạt cao được khắc ghi trên bia đá tại Văn Miếu Xích Đằng Hưng Yên như: cụ Vũ Lãm ở Hiệp Cường đậu Hoàng giáp năm 1442; cụ Đào Cảnh Huống xã Song Mai đậu Tiến sĩ năm 1478; cụ Nguyễn Lệ xã Quảng Lãng đậu Hoàng Giáp năm 1478; cụ Nguyễn Thân Thu tức “Nguyễn Thù” xã Quảng Lãng đậu Tiến sĩ năm 1478; cụ Lương Đức Uy xã Vĩnh Xá đậu Tiến sĩ năm 1493; cụ Nguyễn Tứ xã Quảng Lãng đậu Tiến Sĩ năm 1499; cụ Đào Trần xã Nghĩa Dân đậu Tiến sĩ năm 1523; cụ Vũ Hạo xã Ngọc Thanh đậu Tiến sĩ năm 1547; cụ Nguyễn Mậu Thông xã Chính Nghĩa đậu Tiến sĩ năm 1556”. [32, tr.28]. Kim Động có nhiều vị đỗ đạt cao, thành danh, cũng bởi có hậu thuẫn vững vàng. Bà con chịu khó học hỏi cách làm kinh tế và chăm lo vun vén cho gia đình, đảm đang tháo vát như con gái làng Bông (thôn Lai Hạ), đã xuất hiện rất nhiều trong những câu ca dao Kim Động như: “Em là con gái làng Bông Bán rau cho chồng sắm bút mua nghiên Bảng vàng mai mốt có tên Chồng em chẳng phụ đồng tiền bán rau” “Tiếng đồn con gái làng Bông Lấy câu đạo lý dạy chồng làm quan” “Đến Bông mà kén con dâu Giỏi lam làm lại khéo hầu mẹ cha”… Phát huy truyền thống hiếu học của ông cha, những người con của huyện Kim Động không ngừng học hỏi, tu dưỡng rèn đức, rèn tài. Từ sau 1945 đã có nhiều người con của huyện Kim Động được ghi sổ vàng với học hàm, học vị cao: Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ và đang ở nhiều cương vị cao của xã hội, trên khắp mọi miền của Tổ quốc. 1.1.2.4. Vài nét văn hóa đặc sắc khác a.Ca dao Là mảnh đất có truyền thống hiếu học nên Kim Động cũng là nơi có kho tàng ca dao rất phong phú, mang đậm dấu ấn bản địa. Từ ca dao ca ngợi về cảnh sắc của 13 các thôn làng, đến sự phong phú sản vật quê hương, làng nghề, địa danh tiêu biểu. Ca ngợi về sức mạnh, tình người, trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm, trong việc chống lại thiên tai lũ lụt, đào mương đắp đập bảo vệ mùa màng. “Lắm thóc làng Tè, lắm tre Mai Xá Lắm cá Mai Viên, lắm tiền Lương Hội” “Từ Hồ đuổi bắt da đen Hiệp Cường đòn gánh, gan liền phang Tây” “Trùm chăn lên chuối nghi binh Giặc Tây bốt Dốc khiếp kinh xin hàng”… Trong kho tàng tục ngữ ca dao Kim Động, hấp dẫn nhất phải kể đến là kho tàng ca dao, ca ngợi tình yêu nam nữ, đặc biệt là vai trò của người phụ nữ. Riêng ở thôn Lai Hạ (làng Bông cổ) xã Hùng An đã có tới mấy chục câu ca dao: “Giếng làng Bông vừa trong vừa mát, Gái làng Bông miệng hát tay làm…” “Gái Bông như có bùa mê Để chàng quên cả đường về, lối ra” “Ai ơi đứng lại mà trông Sen đình Lai Hạ, nhãn lồng bãi Phương” “Trai Đông Tảo, gái làng Bông Vung đồng lại úp nồi đồng mới nên”…. Những câu ca dao này vẫn luôn tồn tại trong đời sống của nhân dân nơi đây, được truyền tụng từ đời này qua đời khác. Những câu ca đó còn đi vào giấc ngủ qua tiếng ru của bà, của mẹ. Kim Động là nơi đã có những đóng góp rất lớn và làm phong phú thêm kho tàng ca dao tục ngữ của Hưng Yên. Nhiều nhất phải kể đến số lượng những câu ca dao của thôn Lai Hạ (Làng Bông): “Trên bình diện văn hóa – xã hội làng Bông (Lai Hạ) vẫn là hạt nhân, nòng cốt để xây dựng cộng đồng dân cư vùng đất này với nhiều lễ hội, phong tục tập quán, nhiều câu ca, chuyện kể, trò chơi dân gian… phong phú vẫn được lưu giữ trong nhân dân”. [30, tr.16] Có lẽ đây cũng chính là nền tảng cho sự yêu thích và phát triển hát chèo của bà con nơi đây. Đặc biệt là niềm yêu thích say mê hát chèo của bà con thôn Lai Hạ, 14 xã Hùng An. Bởi vì nghệ thuật chèo với tích chèo thường lấy từ trong những câu chuyện nôm, truyện cổ tích. Lời hát của chèo thường được các cụ lấy từ trong những làn điệu dân ca, qua ca cao, tục ngữ, chèo thuộc thể loại nghệ thuật bình dân. Người dân Kim Động yêu hát chèo có lẽ cũng xuất phát từ đặc điểm này. b. Ẩm thực Hưng Yên nói chung và huyện Kim Động nói riêng, thuộc nền văn hóa lúa nước, nên các món ăn cũng chủ yếu được chế biến từ những sản vật nông nghiệp của quê hương. Hưng Yên là tỉnh tiếp giáp với thủ đô Hà Nội và các tỉnh Hải Dương, Thái Bình, Hà Nam…Ngày nay giao thông đi lại rất thuận tiện, công nghệ thông tin nhanh nhạy, nên Kim Động cũng như nhiều vùng quê khác đều có thể học hỏi cách chế biến các món ăn khác nhau. Tức là, ẩm thực có sự giao thoa với các vùng miền lân cận. Có rất nhiều những món ăn cầu kỳ mới lạ, nhưng người dân nơi đây vẫn không quên những món ăn truyền thống của quê hương đã có từ xa xưa như: “Cháo cá Chợ Gò”: ở làng Thanh Cù, tên nôm là Làng Gò, xã Ngọc Thanh, “bánh răng bừa Bắc Phú – Thọ Vinh”, “chè kho làng Cời” (tên nôm là làng Kệ Châu, xã Phú Cường), “canh cá rô Tiên Cầu” và các món: cá Mòi, thịt Dơi nhãn, ở các xóm bãi Sông Hồng…. Những món ăn này từ xa xưa đã nổi tiếng trong vùng, có món ăn nơi đây đã đi vào ca dao Hưng Yên như: “Muốn ăn cơm trắng ca mòi Trốn cha, chốn mẹ về Gòi cùng anh” Phố Tiên Cầu, chỉ dài có vài trăm mét trên quốc lộ 39A có tới hơn chục quán canh có rô, sáng nào cũng lườm nượp khách ra vào. Món canh cá rô của Kim Động đã trở thành thương hiệu nhiều tỉnh thành biết đến. Hay như món cháo cá Chợ Gò, ngon nổi tiếng là cháo cá Cụ Đỗi. Chỉ khi có phiên chợ cụ mới bán, mà mới 8h sáng đã bán hết veo…. Những người con quê hương xa xứ, hay đi làm ăn xa, mỗi lần trở về quê, họ lại tìm đến những món ăn quen thuộc truyền thống, nổi tiếng của quê hương. Dù có sinh sống ở nơi đâu thì những món ăn đặc sản hương vị quê nhà vẫn mãi in đậm trong suốt những năm tháng tuổi thơ của họ, không bao giờ quên. c. Làng nghề 15 Kim Động được thiên nhiên an bài về địa lý với hai vùng sản xuất rõ rệt là vùng trong đê và ngoài đê. Trong đê thuận lợi cho phát triển lúa nước. Ngoài bãi thuận lợi cho việc trồng chuối và hoa màu. Người nông dân Kim Động một nắng hai sương cần cù chịu khó, luôn chân luôn tay với cây lúa, cây ngô, không để cho đất ngơi nghỉ. Với truyền thống ham học hỏi, lại cần cù khéo tay, người dân nơi đây còn có nhiều làng nghề truyền thống như: “đan mây giang ở Thọ Vinh”, “nghề thêu ren, ga gối, rèm mành ở Cốc Khê”, “nghề se hương ở làng Cao”, “nghề làm đậu phụ ở làng Mát”, “nghề sản xuất gạch ngói vôi ở Mai Viên”, “nghề dệt vải Phương Tòng” nổi tiếng một thời, “nghề vớt cá bột và ương cá giống ở các làng ven sông phía nam của huyện”, “nghề trồng và chế biến nhãn”. Mỗi vùng quê lại có một nghề truyền thống mang sắc thái riêng, phù hợp với điều kiện tự nhiên, tập quán sinh hoạt và môi trường sinh thái vùng đó. Những làng nghề truyền thống ở Kim Động, đã tạo ra những mặt hàng độc đáo. Trước hết nhằm phục vụ thỏa mãn nhu cầu của bà con nơi đây, và các vùng lân cận, các tỉnh bạn. Các làng nghề truyền thống đó còn tạo ra công ăn việc làm cho nhiều lao động của địa phương và trong vùng. Ở nơi đâu có làng nghề truyền thống thì ở đó thường có thu nhập đảm bảo, chất lượng cuộc sống được tăng lên rõ rệt. 1.2. Khái quát về nghệ thuật chèo 1.2.1. Các quan điểm về nguồn gốc và danh xưng của chèo Các nhà nghiên cứu đều cho rằng nguồn gốc và danh xưng của chèo có mối liên hệ mật thiết với nhau. Do thiếu tài liệu, lịch sử nước ta không ghi chép lại đầy đủ chi tiết, nên khi bàn về vấn đề này có rất nhiều luồng ý kiến khác nhau. Khi bàn về vấn đề này có rất nhiều luồng ý kiến khác nhau. Có luồng ý kiến cho rằng, chèo là sản phẩm ngoại lai, bắt nguồn từ nước ngoài. Là do, năm 1285, quân đội nhà Trần bắt được một kép hát trong quân ngũ Nguyên-Mông là Lý Nguyên Cát. Ông này hát hay, múa giỏi và đã được triều đình nhà Trần cho Lý Nguyên Cát dạy hát trong cung đình. Nên luồng ý kiến này cho rằng, tuồng truyện của ta bắt đầu từ đây. Trong cuốn Tổng luận nghệ thuật chèo nửa sau thế kỷ 20, do Lê Thanh Hiền sưu tầm, tuyển chọn, khảo cứu có ghi: “Danh từ “chèo” lần đầu tiên xuất hiện, trong 16 sử sách Việt-Nam có lẽ là dưới ngòi bút của Phạm Đình Hổ trong Vũ-Trung-TùyBút”.[15, tr.129]. Trong Vũ Trung tùy bút có đoạn miêu tả về quốc tang nhà Trần, do dân chúng xem đông, nên người dẹp đám đã bắt chước: “Lối vãn ca thời cổ đặt ra khúc Long- Ngâm, hiệp vào âm luật sai lính hát giễu quanh đường nhân dân xô lại đổ xô xúm xít đi theo đi xem, vì thế mới rước tử cung xuống thuyền được…sau này các tang gia mới đua nhau mướn phường chèo đóng đường khoe khoang”. [15, tr.129]. Căn cứ vào điều này, có luồng ý kiến cho rằng chèo ra đời từ lối hát cổ xưa, qua đám tang vua Trần Nhân Tôn. Các nhà nghiên cứu khi nghiên cứu đoạn viết trên thì thấy, những “lối vãn ca thời cổ” và những biểu hiện sắc thái “bi ai”, hơn nữa chữ “chèo” vốn là một chữ Việt nhưng khi phiên âm ra chữ Hán, Phạm Đình Hổ đã dùng chữ “trạo”, lại nghĩa là chèo thuyền. Nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng đó chính là những điệu hát cổ xưa và những động tác chèo thuyền trong “chèo đưa linh”- một con thuyền tưởng tượng được biểu diễn trong dịp tang lễ, để đưa người chết về với thế giới bên kia. Nên luồng ý kiến này cho rằng, chèo và danh xưng của chèo bắt nguồn từ việc tế lễ tôn giáo và từ “chèo đưa linh”. Lại có luồng ý kiến cho rằng chèo bắt nguồn từ khúc hát “Đại Thạch” ở thời nhà Lê: “Trong cuốn Ca-Trù-Bị-Khảo, tác giả là Vũ-Ngọc-Phác có nói về nguồn gốc của Hát-Chèo như sau: “Đời vua Thần Tôn nhà Lê (1649-1662), ngày sinh nhật, vua ngự ở điện Vạn-Thọ, chúa Trịnh dẫn trăm quan vào làm lễ chúc mừng. Trong cung yến ẩm suốt ngày và hát đủ mọi lối, có bọn nữ nhạc múa hát khúc Đại-Thực. Các quan dẫn người nhà vào xem, chen chúc nhau, ai cũng muốn đến gần xem cho rõ. Vua thấy thế mới truyền tiểu giám lấy những hòn đá lớn để nữ nhạc trèo đứng lên trên đó mà hát, chủ ý cho mọi người cùng nghe thấy và cùng trông thấy. Từ đấy thay đổi khúc hát Đại-Thạch. Có thể do đấy gọi là hát trèo, rồi đọc chệch ra là hát Chèo”.[15, tr.130]. Còn có ý kiến cho rằng, chèo là từ chữ “trào” đọc chệch ra. Trào nghĩa là trào lộng là khôi hài, tức là diễn cái sự nực cười, khôi hài để làm vui và cũng là để răn chừa thói rởm xấu của người đời. 17 Theo cuốn Lịch sử nghệ thuật chèo đến giữa thế kỷ XX, tác giả Hà Văn Cầu đã nghiên cứu sự hình thành và phát triển nghệ thuật chèo bằng cách: Ông nghiên cứu chèo hiện đại, để thấy những dấu tích của nghệ thuật chèo xưa, rồi soi rọi, lần tìm trở về quá khứ, tìm ra những yếu tố cấu thành lên nghệ thuật chèo. Sau đó ông so sánh chèo với hí khúc Trung Quốc để tìm ra những điểm khác biệt. Ông cho rằng: Nếu như ở Trung Quốc, những nghệ sĩ đều là những người có tên được ghi vào sử sách, thì ở Việt Nam họ lại đều là vô danh, họ là nghệ sĩ dân gian. Ở Trung Quốc, đối tượng phục vụ là những gia thuộc của lãnh chúa, thì ở Việt Nam, họ đều là những thành viên công xã, biểu diễn một cách tự nguyện cho chính những người nông dân xem. Nội dung trò diễn của Trung Quốc là bình phẩm, can gián các lãnh chúa. Còn ở Việt Nam, mới đầu chỉ là hình thức mua vui tập thể, bắt chước, nhại lại những thói hư tật xấu rởm trong xã hội để răn đời, nơi họ biểu diễn là những khoảng đất trống, rộng rãi để cho nhiều người xem. Còn ở Trung Quốc thường được diễn trong các cung thất, quan lại giàu có. Vì thế, ông khẳng định chèo không thể là sản phẩm ngọai lai. Cho đến nay, nhiều nhà nghiên cứu chèo đều có chung quan điểm như tác giả Hà Văn Cầu và đều cho rằng, mặc dù nước ta bị ngoại bang thống trị hàng ngàn năm, nhưng chèo là nghệ thuật dân gian Việt nam, không phải là sản phẩm ngoại lai. Trường hợp có sự du nhập giao thoa từ nước ngoài, nhưng khi vào Việt Nam, đã được hoàn toàn Việt hóa. Nhìn chung, chèo được ra đời từ nền văn minh Sông Hồng. Qua dòng chảy của lịch sử, nó không ngừng được thế hệ nối tiếp thế hệ bồi đắp lên, để rồi xuất phát từ trò nhại, ca, vũ dân gian, chèo đã dần dần được hoàn chỉnh và phong phú hơn về mặt cấu trúc nghệ thuật và trở thành một loại hình nghệ thuật truyền thống của Việt Nam. 1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển Theo cuốn “Lịch sử nghệ thuật chèo đến giữ thế kỷ XX” của Hà Văn Cầu thì: Việt Nam là một nước thuộc nền văn hóa lúa nước, đã tạo nên cơ sở tín ngưỡng đa thần. Đối với nhân dân, ngoài việc cúng tế thần linh để tỏ lòng cảm tạ, thành kính thần linh đã phù hộ cho họ được mùa màng tươi tốt, mưa thuận gió hòa. Còn một nhu cầu về đời sống tâm linh đó là, cầu cúng thần linh phù hộ cho con người được khỏe mạnh, yên ổn, xua đuổi bệnh tật, trừ tà ma. Chính vì tín ngưỡng đa thần đó, 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan