Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phông lưu trữ bộ nội vụ giai đoạn 1954-1970, nguồn tài liệu phục vụ nghiên cứu l...

Tài liệu Phông lưu trữ bộ nội vụ giai đoạn 1954-1970, nguồn tài liệu phục vụ nghiên cứu lịch sử và công tác tổ chức cán bộ

.PDF
257
75
133

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------------------- NGUYỄN THANH MAI PHÔNG LƯU TRỮ BỘ NỘI VỤ GIAI ĐOẠN 1954 - 1970 - NGUỒN TÀI LIỆU PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ VÀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ LUẬN VĂN THẠC SĨ LƯU TRỮ NGƯỜI HNG DẪN: PG S. TS. TRẦ HÀ NỘI, 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------------------- NGUYỄN THANH MAI PHÔNG LƯU TRỮ BỘ NỘI VỤ GIAI ĐOẠN 1954 - 1970 - NGUỒN TÀI LIỆU PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ VÀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ Chuyên ngành: Lưu trữ Mã số: 60 32 24 LUẬN VĂN THẠC SĨ LƯU TRỮ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đào Xuân Chúc TRẦ HÀ NỘI, 2014 Luận văn “Phông lưu trữ Bộ Nội vụ giai đoạn 1954-1970 -Nguồn tài liệu phục vụ nghiên cứu lịch sử và công tác tổ chức cán bộ” đã được chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng PGS. Nguyễn Văn Hàm LỜI CẢM ƠN Luận văn với đề tài “Phông lưu trữ Bộ Nội vụ giai đoạn 1954-1970 Nguồn tài liệu phục vụ nghiên cứu lịch sử và công tác tổ chức cán bộ” là kết quả học tập và nghiên cứu của tác giả trong khóa học 2009 - 2014, chuyên ngành Lưu trữ tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện, tác giả đã được PGS.TS. Đào Xuân Chúc trực tiếp hướng dẫn. Sự tận tình chỉ bảo của PGS.TS. Đào Xuân Chúc cùng với sự định hướng chuyên môn, gợi mở hướng nghiên cứu của các nhà khoa học trong ngành đã giúp tác giả có điều kiện hoàn thành luận văn. Tác giả xin được bày tỏ sự biết ơn chân thành đến PGS.TS. Đào Xuân Chúc và đội ngũ các nhà khoa học Lưu trữ. Bên cạnh đó, tác giả xin chân thành cảm ơn các cán bộ Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả tiếp cận tài liệu lưu trữ để khảo sát, nghiên cứu. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, và các thầy cô đồng nghiệp đã hết lòng giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành công trình này. Tác giả: Nguyễn Thanh Mai MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................... 4 MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 5 1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài .................................................................... 5 2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................... 7 3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 7 4. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 8 5. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................ 8 6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................... 8 7. Nguồn tài liệu tham khảo ....................................................................... 10 8. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 10 9. Đóng góp của đề tài ................................................................................ 11 10. Bố cục của đề tài ................................................................................... 12 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ PHÔNG LƯU TRỮ BỘ NỘI VỤ (1954 1970) ........................................................................................................................................ 13 1.1. Sơ lược lịch sử về tổ chức và hoạt động của Bộ Nội vụ (1954 - 1970).......... 13 1.1.1. Sự ra đời và phát triển của Bộ Nội vụ (1945-1970) ........................ 13 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Nội vụ (1954 - 1970) ....................... 15 1.1.3. Tổ chức bộ máy của Bộ Nội vụ ( 1954 - 1970) .............................. 18 1.1.4. Đặc điểm về hoạt động của Bộ Nội vụ (1954 - 1970) ..................... 21 1.1.5. Bộ trưởng Bộ Nội vụ các thời kỳ (1945 - 1970) ............................. 21 1.2. Lịch sử Phông lưu trữ Bộ Nội vụ .............................................................................. 22 1.3. Thành phần, nội dung và đặc điểm của tài liệu Phông lưu trữ Bộ Nội vụ (1954 - 1970) ........................................................................................................................... 24 1.3.1. Thành phần tài liệu Phông lưu trữ Bộ Nội vụ (1954 - 1970)........... 24 1.3.2. Nội dung tài liệu về công tác tổ chức – cán bộ trong Phông lưu trữ Bộ Nội vụ (1954-1970) ................................................................................ 25 1.3.3. Đặc điểm tài liệu về công tác tổ chức – cán bộ trong Phông lưu trữ Bộ Nội vụ (1954 - 1970) .............................................................................. 26 1 1.3.3.1. Về mức độ hoàn chỉnh của Phông Lưu trữ Bộ Nội vụ (1954 - 1970) .. 26 1.3.3.2. Về hình thức tài liệu ........................................................................... 27 1.3.3.3. Về ngôn ngữ và văn phong của văn bản ......................................... 35 Chương 2: NỘI DUNG THÔNG TIN TÀI LIỆU VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ TRONG PHÔNG LƯU TRỮ BỘ NỘI VỤ (1954 - 1970) ................... 38 2.1. Thông tin chung về công tác tổ chức bộ máy và công tác cán bộ ........ 38 2.2. Thông tin về công tác tổ chức bộ máy ............................................................. 44 2.2.1. Thông tin chỉ đạo về công tác tổ chức bộ máy ............................... 44 2.2.2 Thông tin về tình hình tổ chức chính quyền TƯ .............................. 47 2.2.3. Thông tin về tình hình tổ chức chính quyền địa phương ................. 50 2.3. Thông tin về công tác cán bộ ............................................................................... 55 2.3.1. Thông tin chỉ đạo về công tác cán bộ ............................................. 55 2.3.2. Thông tin phản ánh tình hình công tác cán bộ ................................ 58 2.4. Thông tin về kỷ luật lao động và cải tiến chế độ công tác, lề lối làm việc của các cơ quan............................................................................................................................. 75 Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ TÀI LIỆU PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ VÀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ........................ 79 3.1. Giá trị của tài liệu phục vụ nghiên cứu lịch sử và công tác tổ chức cán bộ..... 79 3.1.1. Là nguồn sử liệu có ý nghĩa đối với nghiên cứu lịch sử miền Bắc xã hội chủ nghĩa( 1954 - 1970) ......................................................................... 79 3.1.2. Là nguồn sử liệu quý phục vụ nghiên cứu lịch sử bộ máy hành chính nhà nước và công tác cán bộ ......................................................................... 85 3.1.3. Giúp các nhà quản lý, lãnh đạo rút kinh nghiệm, đưa ra những chủ trương, biện pháp, quyết định đúng đắn trong quản lý bộ máy hành chính nhà nước nói chung, Bộ Nội vụ nói riêng. ........................................................... 93 3.2. Các giải pháp phát huy giá trị tài liệu phục vụ nghiên cứu lịch sử và công tác tổ chức cán bộ ........................................................................................................................ 97 3.2.1. Tình hình tổ chức khoa học tài liệu và khai thác, sử dụng tài liệu .. 97 3.2.1.1. Tình hình tổ chức khoa học tài liệu ................................................. 97 2 3.2.1.2. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác tổ chức khoa học và khai thác, sử dụng tài liệu................................................................. 107 3.2.2. Một số giải pháp phát huy giá trị tài liệu phục vụ nghiên cứu lịch sử và công tác tổ chức cán bộ.......................................................................... 108 3.2.2.1. Thu thập, sưu tầm, bổ sung tài liệu còn thiếu trong khối tài liệu về tổ chức cán bộ để nâng cao tính hoàn chỉnh tương đối của Phông ............ 109 3.2.2.2. Khẩn trương hoàn chỉnh việc tổ chức khoa học tài liệu về tổ chức cán bộ ................................................................................................................ 109 3.2.2.3. Bổ sung công cụ tra cứu hiện đại ...................................................110 3.2.2.4. Đa dạng hóa các hình thức công bố, giới thiệu, tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu .......................................................................................................... 111 3.2.2.5. Tăng cường đội ngũ chuyên gia về công bố, giới thiệu tài liệu .... 113 KẾT LUẬN .........................................................................................................................115 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................118 PHỤ LỤC.............................................................................................................................136 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Từ gốc 1. HĐCP Hội đồng Chính phủ 2. HĐND Hội đồng Nhân dân 3. TƯ Trung ương 4. UBHC Ủy ban Hành chính 5. UBTVQH Ủy ban Thường vụ Quốc hội 6. VNDCCH Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 4 MỞ ĐẦU 1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài Ngay từ những ngày đầu mới thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Bộ Nội vụ đã đóng một vai trò rất quan trọng. Lúc đó, Bộ Nội vụ vừa có chức năng tổ chức xây dựng và củng cố hệ thống chính quyền cách mạng, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự trị an, lại vừa đảm nhiệm một phần chức năng của Chủ tịch phủ, theo dõi và điều hành công tác nội trị, pháp chế, hành chính công và là đầu mối phối hợp một số hoạt động quan trọng với các Bộ khác. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, trong quá trình hoạt động của Bộ Nội vụ đã hình thành khối tài liệu phong phú và đa dạng cả về loại hình và nội dung, phản ánh một cách chân thực về lịch sử Bộ Nội vụ nói chung và lịch sử về công tác tổ chức - cán bộ nói riêng. Hiện nay, khối tài liệu này đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. Tài liệu về công tác tổ chức - cán bộ trong Phông Lưu trữ Bộ Nội vụ là nguồn tài liệu gồm nhiều bản chính, có độ tin cậy cao, có giá trị về mặt lịch sử, điển hình là lịch sử tổ chức cán bộ như: lịch sử xây dựng và củng cố chính quyền các cấp; lịch sử hình thành, chia tách, sáp nhập, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan TƯ và địa phương; lịch sử điều chỉnh địa giới của các các khu, tỉnh, huyện, xã; bầu cử, tổ chức và hoạt động của HĐND, UBHC các cấp, Khu Tự Trị Thái Mèo, Khu Tự trị Tây Bắc; lịch sử điều chỉnh biên chế của các cơ quan Nhà nước thuộc khu vực không sản xuất; cải tiến chế độ tiền lương; các chế độ chính sách đối với cán bộ công nhân viên; cải tiến chế độ công tác, lề lối làm việc và kỷ luật lao động trong các cơ quan; tuyển dụng, điều động, đào tạo cán bộ trong thời kỳ từ 1954 đến 1970. Đặc biệt, trong thời kỳ đổi mới, nước ta đang tiến hành công cuộc cải cách hành chính nhà nước, khối tài liệu về công tác tổ chức - cán bộ thuộc Phông Lưu trữ Bộ Nội vụ là nguồn sử liệu quan trọng, có giá trị cung cấp thông tin cho hoạt động quản lý nhà nước nói chung, hoạt động nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm về xây dựng, đổi mới bộ máy chính quyền, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nói riêng. 5 Qua tìm hiểu tổng quan một số nghiên cứu trong thời gian qua, chúng tôi nhận thấy khối tài liệu về công tác tổ chức - cán bộ trong Phông Lưu trữ Bộ Nội vụ (1954 - 1970) tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia III chưa được khai thác nhiều để phục vụ cho các nhu cầu nghiên cứu nói trên. Do vậy tôi chọn đề tài “Phông lưu trữ Bộ Nội vụ giai đoạn 1954 – 1970 - Nguồn tài liệu phục vụ nghiên cứu lịch sử và công tác tổ chức cán bộ” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Lưu trữ. Đề tài này được thực hiện với những mục đích sau: Thứ nhất, giới thiệu khái quát nội dung các tài liệu về công tác tổ chứccán bộ thuộc Phông Lưu trữ Bộ Nội vụ giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1970 hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. Qua đó, giúp các độc giả, các nhà nghiên cứu có thể nắm được khái quát nội dung khối tài liệu này. Thứ hai, phân tích giá trị các mặt của khối tài liệu này nhằm giúp các độc giả, các nhà nghiên cứu có thể nhìn nhận, đánh giá giá trị của tài liệu đối với nghiên cứu lịch sử và công tác tổ chức cán bộ. Thứ ba, trong giai đoạn hiện nay, khi Đảng và nhà nước ta đang dành sự quan tâm sâu sắc tới việc phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ thì việc giới thiệu tài liệu tổ chức - cán bộ thuộc Phông lưu trữ Bộ Nội vụ (1954-1970) còn giúp nâng cao nhận thức của những nhà nghiên cứu, quản lý, lãnh đạo và toàn thể nhân dân về tác dụng, giá trị và tầm quan trọng của tài liệu lưu trữ đối với đời sống xã hội. Thứ tư, việc giới thiệu tài liệu về tổ chức - cán bộ thuộc Phông lưu trữ Bộ Nội vụ (1954-1970) giúp đội ngũ làm công tác tổ chức khoa học, khai thác và sử dụng tài liệu nâng cao chất lượng công tác khai thác sử dụng tài liệu phục vụ tốt hơn cho việc nghiên cứu lịch sử công tác tổ chức - cán bộ của các cơ quan trung ương và địa phương của nước ta nói riêng và lịch sử Việt Nam trong giai đoạn từ 1954 - 1970 nói chung. 6 2. Mục tiêu của đề tài Thực hiện đề tài này, chúng tôi hướng tới một số mục tiêu sau: - Giới thiệu khái quát và có hệ thống thông tin của tài liệu lưu trữ về tổ chức - cán bộ trong Phông lưu trữ Bộ Nội vụ (1954 - 1970) hiện đang được bảo quản và khai thác, sử dụng tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. - Phân tích đặc điểm và giá trị tài liệu, nêu thực trạng về công tác tổ chức khoa học tài liệu, tổ chức khai thác và sử dụng tài liệu tổ chức – cán bộ Phông Lưu trữ Bộ Nội vụ (1954 - 1970). Từ đó, đề xuất các giải pháp khắc phục những hạn chế trong công tác tổ chức khoa học, tổ chức khai thác, sử dụng khối tài liệu lưu trữ này nhằm phát huy một cách hiệu quả giá trị của chúng trong công tác nghiên cứu và quản lý. 3. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi sẽ tập trung giới thiệu tài liệu phản ánh về tổ chức - cán bộ trong Phông Lưu trữ Bộ Nội vụ (1954 -1970) hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. Do khối tài liệu này chiếm số lượng tương đối nhiều, nội dung đa dạng, phong phú nên chúng tôi chỉ giới thiệu một cách khái quát và điển hình. Về thời gian của tài liệu giới thiệu, chúng tôi lấy mốc bắt đầu là năm 1954, đến năm 1970 là năm cuối cùng của tài liệu Phông Lưu trữ Bộ Nội vụ được nộp vào Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. Sở dĩ chúng tôi chọn giai đoạn 1954-1970, bởi vì tài liệu từ trước 1954 của Bộ Nội vụ còn giữ lại không nhiều, chủ yếu là những văn bản rời lẻ, tình trạng vật lý kém, đã qua tu bổ. Đến năm 1970, theo quyết định của HĐCP, Bộ Nội vụ không còn thực hiện nhiệm vụ quản lý các công tác tổ chức - cán bộ, công tác biên chế hành chính sự nghiệp, phân vạch địa giới mà Bộ Nội vụ chỉ còn phụ trách công tác thương binh liệt sỹ và chính sách xã hội. Toàn bộ tài liệu của Phông lưu trữ Bộ Nội vụ còn giữ lại được đã nộp lưu về Kho Lưu trữ TƯ thuộc Cục Lưu trữ Phủ Thủ tướng (nay là Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I) từ những năm sơ tán chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ. Đến năm 2001, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I đã bàn giao tài liệu của Phông lưu trữ Bộ Nội vụ sang Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. Về số lượng, toàn bộ tài liệu Phông lưu trữ Bộ Nội vụ gồm 4777 7 hồ sơ, trong đó tài liệu phản ánh về công tác tổ chức cán bộ giai đoạn 19541970 chiếm khoảng 2000 hồ sơ. 4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các thông tin tài liệu lưu trữ về tổ chức - cán bộ trong Phông Lưu trữ Bộ Nội vụ (1954 - 1970); giá trị của các tài liệu về tổ chức - cán bộ trong Phông lưu trữ Bộ Nội vụ; công tác tổ chức khoa học, khai thác và sử dụng khối tài liệu này trong Phông lưu trữ Bộ Nội vụ (1954 - 1970). 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện tốt các mục tiêu nghiên cứu đã nêu, luận văn của chúng tôi đặt ra và sẽ giải quyết những nhiệm vụ chính sau đây: - Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của Bộ Nội vụ (1954 – 1970) và lịch sử đơn vị hình thành phông và lịch sử Phông lưu trữ Bộ Nội vụ (1954 - 1970). - Giới thiệu một cách khái quát và có hệ thống những thông tin tài liệu lưu trữ về tổ chức - cán bộ trong Phông lưu trữ Bộ Nội vụ (1945-1970) theo những vấn đề cụ thể để người nghiên cứu có thể dễ dàng tiếp cận và nắm được nội dung của các tài liệu với tư cách là một nguồn sử liệu. - Những đặc điểm của khối tài liệu về công tác tổ chức tổ chức cán bộ Bộ Nội vụ (1954 - 1970). - Phân tích giá trị của những tài liệu về tổ chức - cán bộ trong Phông lưu trữ (1954-1970). Tình hình công tác tổ chức khoa học, khai thác sử dụng và bảo quản khối tài liệu này. Đề xuất một số giải pháp để tổ chức khoa học và khai thác và sử dụng tài liệu có hiệu quả nhằm phát huy hơn nữa giá trị của khối tài liệu về tổ chức - cán bộ trong Phông Lưu trữ Bộ Nội vụ (1954 – 1970) một cách có hiệu quả. 6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tài liệu lưu trữ là nguồn tài nguyên chứa đựng thông tin hết sức phong phú và có độ tin cậy cao. Bởi vậy, tài liệu lưu trữ là đối tượng nghiên cứu của đông đảo độc giả trong và ngoài nước. Hằng năm, có tới hàng vạn lượt độc giả trong và ngoài nước đến các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ các mục đích chính trị, nghiên cứu lịch sử, xây 8 dựng cơ bản, phát triển kinh tế - văn hoá, xã hội, khoa học - công nghệ…Tuy nhiên, số lượng người biết và tiếp cận được với những tài liệu lưu trữ mà họ cần chưa nhiều, nên việc giới thiệu tài liệu lưu trữ và thông tin tài liệu lưu trữ là hết sức cần thiết. Với ý nghĩa đó, giới thiệu tài liệu lưu trữ là một đề tài được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Tiêu biểu là một số dạng đề tài sau: Một số các cán bộ công tác tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia đã biên soạn thành sách để giới thiệu tài liệu lưu trữ của các Trung tâm mình như: “Sách chỉ dẫn các phông lưu trữ bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III” do nhóm tác giả Phạm Thị Bích Hải, Vũ Thị Minh Hương, Trần Thị Hương, Philipe Le Failler, Nguyễn Minh Sơn biên soạn và xuất bản năm 2006; Văn bản qui phạm pháp luật của Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Công Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam giai đoạn 1945- 1995 – Tập 1: Tổ chức bộ máy Nhà nước do Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia-Sự thật xuất bản năm 2011; Chủ tịch Hồ Chí Minh với thương binh, liệt sỹ do Trung tâm lưu trữ Quốc gia III biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2012; Đại hội toàn quốc các chiến sỹ thi đua và cán bộ gương mẫu lần thứ nhất năm 1952, do Trung tâm lưu trữ Quốc gia III biên soạn, Nhà xuất bản Văn học xuất bản năm 2012… Các học viên chuyên ngành Lưu trữ học và Sử học đã có các luận văn thạc sỹ, các luận án tiến sỹ như: Luận án tiến sỹ về: “Nghiên cứu nguồn sử liệu về phong trào thi đua yêu nước trong Phông lưu trữ Phủ Thủ tướng (1945 – 1954) của Trần Thương Hoàng…Luận văn thạc sỹ về: “Nguồn tài liệu về công tác cán bộ và lao động tiền lương trong Phông lưu trữ Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ (1973 – 1994) bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III” của Đỗ Thị Thu Huyền (khoá 2003 – 2006); “Tài liệu Phông lưu trữ Quốc hội (giai đoạn 1976 – 1992) - Nguồn sử liệu giá trị cần được công bố, phục vụ nghiên cứu lịch sử” của Đào Đức Thuận (khóa 2001 – 2004), chuyên ngành Lưu trữ học và tư liệu học; “Phông lưu trữ Uỷ ban kháng chiến hành chính Nam Bộ - Một nguồn sử liệu về Nam Bộ thời kháng chiến chống Pháp (1945-1954) của Lê Tuyết Mai (khoá 2007-2010). Quá trình khảo sát và tìm kiếm tư liệu, chúng tôi nhận thấy số lượng các công trình nghiên cứu, các bài viết giới thiệu tài liệu lưu trữ chiếm một tỷ 9 lệ không nhỏ trong số lượng các đề tài về công tác lưu trữ. Đồng thời, qua tổng hợp nội dung các bài viết trên cho thấy, các tác giả đã giới thiệu tài liệu lưu trữ dưới hai dạng chính là giới thiệu một cách tổng quan hoặc đi vào nghiên cứu sâu một số vấn đề tài liệu đề cập đến. Song, kể cả luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ và các công trình nghiên cứu thì cho đến nay vẫn chưa có một đề tài nào giới thiệu một cách khái quát về nội dung và đánh giá giá trị của toàn bộ khối tài liệu về tổ chức - cán bộ của Phông lưu trữ Bộ Nội vụ (1954 - 1975). 7. Nguồn tài liệu tham khảo Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng một số tài liệu tham khảo chính như: - Sách, giáo trình về công tác lưu trữ như cuốn “Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ” do nhóm tác giả Đào Xuân Chúc, Nguyễn Văn Hàm, Vương Đình Quyền, Nguyễn Văn Thâm biên soạn, Nhà xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp ấn hành năm 1990…. - Hồ sơ Phông lưu trữ Bộ Nội vụ, mục lục hồ sơ Phông Lưu trữ Bộ Nội vụ, mục lục hồ sơ Phông lưu trữ Phủ Thủ tướng; mục lục hồ sơ Phông lưu trữ Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và một số hồ sơ liên quan đến Bộ Nội vụ; - Các luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ, công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu như chúng tôi đã đề cập ở mục “lịch sử nghiên cứu vấn đề”. - Các văn bản qui phạm pháp luật của Nhà nước ta qui định về tổ chức cán bộ; công báo; sách, báo, tạp chí, giáo trình, website mà chúng tôi đã đề cập ở phần trên, các bài viết trong chuyên mục “Công bố - Giới thiệu tài liệu” của Tạp chí Văn thư – Lưu trữ Việt Nam, các bài viết về công bố, giới thiệu tài liệu đăng trên website của Cục Văn Thư và Lưu trữ nhà nước; các bài viết, các văn bản giới thiệu trên Tạp chí Tổ chức Nhà nước, Việt Nam Dân quốc công báo, Công báo …Đặc biệt là cuốn sách “Lịch sử Bộ Nội vụ” do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2005. 8. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với các phương pháp sử liệu học, phương pháp thống kê, phương pháp phân loại hệ thống hoá tài liệu, phương pháp 10 phân tích, tổng hợp…Các phương pháp nghiên cứu này được sử dụng linh hoạt trong suốt quá trình viết luận văn. Ví dụ như: Phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin được thể hiện ở chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Phương pháp này được chúng tôi áp dụng khi viết những phần lý luận chung của luận văn. Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng trong việc đánh giá về vai trò, giá trị của tài liệu. Đồng thời, phương pháp này còn được chúng tôi sử dụng khi tổng hợp thông tin có trong hồ sơ thành các vấn đề theo hệ thống. Phương pháp thống kê được áp dụng khi chúng tôi kiểm tra số lượng hồ sơ và đơn vị bảo quản khối tài liệu về tổ chức - cán bộ có trong Phông; số lượng các tài liệu đề cập về các vấn đề tổ chức - cán bộ có trong Phông… Phương pháp sử liệu học được áp dụng khi chúng tôi xem xét, xác định giá trị, độ tin cậy của các tài liệu trong Phông… Phương pháp phân loại, hệ thống hoá tài liệu được dùng để khái quát các nhóm tài liệu lưu trữ trong khối tài liệu về tổ chức - cán bộ của Phông lưu trữ này. Ngoài ra, phương pháp này cũng được dùng khi chọn các vấn đề tiêu biểu cần giới thiệu và nhóm các vấn đề theo một trình tự logic và hợp lý. 9. Đóng góp của đề tài Thứ nhất, trong luận văn này, lần đầu tiên, chúng tôi sẽ giới thiệu một cách có hệ thống thành phần, nội dung của khối tài liệu lưu trữ về tổ chức cán bộ trong Phông lưu trữ Bộ Nội vụ (1954-1970), giúp người đọc, nhà nghiên cứu có thể nắm được khái quát nội dung thông tin của khối tài liệu này, từ đó có thể hình dung được mặt hoạt động chủ yếu, xuyên suốt của Bộ Nội vụ trong giai đoan từ 1954 đến 1970. Thứ hai, đề tài có đưa ra một số những đề xuất cụ thể sẽ giúp Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III quan tâm, chú ý hơn trong việc hoàn thiện hơn nữa tổ chức khoa học, phục vụ khai thác, sử dụng khối tài liệu về tổ chức - cán bộ trong Phông nhằm phục vụ hiệu quả cho các mục đích khác nhau của xã hội, phát huy một cách tích cực giá trị của các tài liệu và cũng là sử dụng có hiệu quả nguồn di sản văn hoá quí báu và đặc biệt này. Thứ ba, đề tài sẽ góp phần nâng cao nhận thức của các nhà lãnh đạo, nhà nghiên cứu và nhân dân về giá trị của tài liệu lưu trữ nói chung và giá trị 11 của tài liệu lưu trữ phục vụ nghiên cứu lịch sử và công tác tổ chức - cán bộ trong Phông Bộ Nội vụ nói riêng. 10. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận văn gồm ba chương: Chương 1: Tổng quan về Phông lưu trữ Bộ Nội vụ (1954-1970). Chương 2: Nội dung thông tin tài liệu phục vụ nghiên cứu lịch sử và công tác tổ chức cán bộ trong Phông lưu trữ Bộ Nội vụ (1954-1970). Chương 3: Giá trị tài liệu và các giải pháp phát huy giá trị tài liệu phục vụ nghiên cứu lịch sử và công tác tổ chức cán bộ. 12 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ PHÔNG LƯU TRỮ BỘ NỘI VỤ (1954 - 1970) 1.1. Sơ lược lịch sử về tổ chức và hoạt động của Bộ Nội vụ (1954 - 1970) 1.1.1. Sự ra đời và phát triển của Bộ Nội vụ (1945-1970) Sau nhiều năm đấu tranh gian khổ, cách mạng Tháng 8 thành công, kết thúc hơn 80 năm đô hộ của thực dân Pháp, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam, kỷ nguyên của độc lập - tự do và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngày 28/8/1945 Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra tuyên cáo thành lập 13 Bộ và chỉ định 15 Bộ trưởng để chuẩn bị ra mắt quốc dân đồng bào, trong đó Bộ Nội vụ là cơ quan Trung ương của ngành Tổ chức nhà nước do đồng chí Võ Nguyên Giáp làm bộ trưởng. Bộ có chức năng thực hiện công việc tổ chức chính quyền, an ninh, nội trị. Ngày 28/8/1945 đã đi vào lịch sử đánh dấu sự ra đời Bộ Nội vụ và trở thành ngày truyền thống của ngành Tổ chức nhà nước. Lịch sử của ngành Tổ chức nhà nước Việt Nam gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển của bộ máy nhà nước cách mạng, gắn liền với quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Ngày 3 tháng 5 năm 1946, Chủ tịch Chính phủ VNDCCH đã ban hành Sắc lệnh số 58/SL qui định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ. Đây là văn bản có giá trị pháp lý đầu tiên qui định khái quát về chức năng, nhiệm vụ của Bộ Nội vụ trong những ngày đầu thành lập nước. Theo Sắc lệnh này, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Bộ Nội vụ gồm: - Văn phòng. - Nha Thanh tra: kiểm soát và trình báo về hành chính, chính trị. - Nha Công chức và Kế toán: qui chế quản trị công chức trong cả nước, kế toán trong Bộ. - Nha Pháp chính: việc pháp chế và hành chính. - Nha Thông tin Tuyên truyền: thu thập và truyền bá các tin tức trong nước. - Nha Dân tộc thiểu số: xem xét các vấn đề chính trị và hành chính thuộc về các dân tộc thiểu số trong nước, thắt chặt tình thân thiện giữa các dân tộc sống trên đất Việt Nam. 13 - Việt Nam công an vụ: việc trị an. Ngày 27/11/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh số 224/SL về việc đổi tên Nha Thông tin Tuyên truyền thành Nha Thông tin. Trong giai đoạn này, Bộ Nội vụ còn phối hợp với nhiều Bộ khác của Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ khác của công cuộc nội trị, như cứu đói, phòng chống thiên tai, bình dân học vụ, thanh tra, giám sát, lập lại kỷ cương văn hoá – xã hội…Vai trò đặc biệt quan trọng và đóng góp to lớn của Bộ Nội vụ ở các lĩnh vực nội trị này chính là ở khía cạnh pháp chính của công tác, tức là góp phần đưa các hoạt động của các cơ quan công quyền cách mạng từng bước vào nền nếp, xây dựng, củng cố, bảo vệ thành công và phát huy tối đa công năng của hệ thống chính quyền cách mạng trong cuộc đấu tranh xây dựng cuộc sống mới, chống lại các thế lực thù trong, giặc ngoài, tạo nên cơ sở vững chắc cho sự phát triển của chính quyền dân chủ nhân dân trong các giai đoạn sau. Trong giai đoạn kháng chiến kiến quốc từ cuối năm 1946 đến thu đông năm 1950 do điều kiện cực kỳ khó khăn thời bấy giờ, Bộ Nội vụ phải di chuyển nhiều nơi, biên chế và cơ cấu tổ chức của Bộ phải tinh giản nhiều, chỉ giữ lại một số rất ít nhân viên làm việc ở Văn phòng, Nha Công chức Kế toán, Nha Pháp chính, đặc biệt Nha Pháp chính chỉ còn lại 1 người kiêm cả Văn phòng. Vì vậy, việc thu hẹp biên chế đã ảnh hưởng lớn đến công tác theo dõi và triển khai một số mặt hoạt động như: xây dựng, bảo vệ, theo dõi tổ chức và hoạt động của hệ thống chính quyền, bảo vệ an ninh, Hoa kiều, ngoại kiều, thông tin tuyên truyền. Do đó, Bộ Nội vụ đã phân cấp phần lớn nhiệm vụ cho các UBHC các khu và các tỉnh đồng thời thiết lập cơ chế liên thông với các Bộ Tư pháp, Quốc phòng, Tài chính nhằm tổ chức chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ. Sau chiến thắng Biên giới năm 1950, do bối cảnh đất nước và diễn biến của cuộc kháng chiến chống Pháp, Bộ Nội vụ tiến hành củng cố tổ chức để đáp ứng những yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới. Ngày 10/7/1951 Chủ tịch nước ban hành Sắc lệnh số 83/SL về việc tách Nha Thông tin từ Bộ Nội vụ sang thành cơ quan trực thuộc Chính phủ. Ngày 16/2/1953 Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh 141/SL về việc thành lập Thứ Bộ Công an thuộc Bộ Nội vụ trên cơ sở tổ chức của Việt Nam Công an vụ. Tuy nhiên, đến 14 tháng 8/1953, HĐCP quyết định tách Thứ Bộ Công an thuộc Bộ Nội vụ, thành lập Bộ Công an, một Bộ độc lập thuộc Chính phủ. Như vậy, đến cuối năm 1953, cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ đã tinh giản hơn so với trước đây: Nha Thông tin, Thứ Bộ Công an đều được tách ra khỏi Bộ Nội vụ. Do đó, Bộ Nội vụ có nhiều điều kiện tập trung hơn vào công tác xây dựng bộ máy chính quyền và công tác cán bộ, công chức; đặc biệt là công tác đào tạo, rèn luyện, phát triển đội ngũ cán bộ công chức cho hệ thống chính quyền. Ngày 28/4/1959 HĐCP ban hành Nghị quyết về việc chuyển giao tổ chức công tác thương binh, liệt sỹ về Bộ Nội vụ. Ngày 20/3/1963 HĐCP ban hành Quyết định số 31/CP về việc điều chỉnh một số nhiệm vụ giữa Bộ Lao động và Bộ Nội vụ. Theo đó, Bộ Nội vụ chuyển giao công tác tiền lương khu vực hành chính sự nghiệp sang Bộ Lao động và tiếp nhận công tác cứu tế thiên tai, công tác xét trợ cấp, công tác hưu trí….từ Bộ Lao động chuyển sang. Đến 26/2/1970, thực hiện Quyết định số 40-CP của HĐCP Bộ Nội vụ đã chuyển giao nhiệm vụ quản lý công tác tổ chức sang Phủ Thủ tướng. Ngày 21-11-1970, HĐCP ban hành Quyết định số 214-CP về việc uỷ nhiệm cho Phủ Thủ tướng phê duyệt phân vạch địa giới hành chính xã, thị trấn và chuyển toàn bộ cơ cấu có liên quan thuộc Bộ Nội vụ về Phủ Thủ tướng. Như vậy, đến cuối năm 1970, chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Bộ Nội vụ đã có sự thay đổi rõ rệt so với lúc mới thành lập và nay chỉ còn các đơn vị làm công tác thương binh, liệt sĩ và chính sách xã hội. 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Nội vụ (1954 - 1970) Về mặt chức năng, theo Nghị định số 130/CP ngày 29/9/1961 của HĐCP qui định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Bộ Nội vụ: Bộ Nội vụ là cơ quan của Hội đồng Chính phủ có trách nhiệm quản lý công tác tổ chức và dân chính theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, bảo đảm hoàn thành tốt công tác xây dựng và kiện toàn bộ máy nhà nước và công tác dân chính nhằm phát huy tác dụng của bộ máy chính quyền nhân dân trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà [254, tr.68]. 15 Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Nội vụ được qui định cụ thể, chi tiết tại Nghị định số 130/CP của HĐCP ban hành ngày 29/9/1961 như sau: 1. Nghiên cứu và trình HĐCP ban hành các chính sách, chế độ, thể lệ trong phạm vi trách nhiệm qui định ở điều 1; chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ, thể lệ ấy. 2. Chỉ đạo thực hiện việc xây dựng và kiện toàn bộ máy Nhà nước các cấp: - Trình HĐCP phê chuẩn việc thành lập và bãi bỏ các Văn phòng, Vụ, Cục, Sở, Ty và các đơn vị tổ chức tương đương. - Cùng các ngành, các cấp quyết định việc thành lập hoặc bãi bỏ các Phòng và các đơn vị tổ chức tương đương. - Hướng dẫn, theo dõi các ngành, các cấp thực hiện việc xây dựng và cải tiến chế độ công tác và lề lối làm việc. 3. Nghiên cứu và trình HĐCP dự án điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính cho phù hợp với việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. 4. Chỉ đạo việc tổ chức bầu cử HĐND và UBHC các cấp theo luật lệ qui định. 5. Quản lý trường Hành chính trung ương, chỉ đạo việc huấn luyện uỷ viên UBHC các cấp và cán bộ làm công tác hành chính trong Văn phòng của các ngành, các cấp. 6. Thống kê lực lượng cán bộ, nhân viên hành chính sự nghiệp trong bộ máy Nhà nước; kiểm tra việc chấp hành nguyên tắc, thủ tục trong việc tuyển dụng cán bộ, nhân viên mới của các ngành, các cấp; điều động, phân phối cán bộ thuộc phạm vi Bộ Nội vụ phụ trách; khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng cán bộ, nhân viên trong bộ máy giúp việc UBHC. 7. Quản lý công tác biên chế các cơ quan Nhà nước thuộc vực không sản xuất. 8. Nghiên cứu và trình HĐCP ban hành những chế độ đãi ngộ chung đối với các ngành, các cấp và hướng dẫn thi hành; chỉ đạo công tác tiền lương, bảo hiểm xã hội và phúc lợi tập thể của các cơ quan nhà nước thuộc khu vực không sản xuất và của các cơ quan đoàn thể được Nhà nước trợ cấp. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan