Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phòng, chống phân biệt đối xử trên cơ sở bản dạng giới và xu hướng tính dục trên...

Tài liệu Phòng, chống phân biệt đối xử trên cơ sở bản dạng giới và xu hướng tính dục trên thế giới và ở việt nam

.PDF
102
532
89

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ THU HÀ ANH PHßNG, CHèNG PH¢N BIÖT §èI Xö TR£N C¥ Së B¶N D¹NG GIíI Vµ XU H¦íNG TÝNH DôC TR£N THÕ GIíI Vµ ë VIÖT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ THU HÀ ANH PHßNG, CHèNG PH¢N BIÖT §èI Xö TR£N C¥ Së B¶N D¹NG GIíI Vµ XU H¦íNG TÝNH DôC TR£N THÕ GIíI Vµ ë VIÖT NAM Chuyên ngành: Luật Hiến Pháp - Luật Hành Chính Mã Số: 60 38 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ MINH HÀ HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Lê Thu Hà Anh LỜI CẢM ƠN Sau thời gian nghiên cứu, tác giả đã hoàn thành Luận văn Thạc sĩ Luật học chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính với đề tài “Phòng, chống phân biệt đối xử trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục trên thế giới và ở Việt Nam”. Có đƣợc kết quả này, lời cảm ơn đầu tiên , xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Cô giáo TS . Nguyễn Thi ̣Minh Hà , ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn , dành nhiều thời gian , tâm huyết hƣớng dẫn tác giả hoàn thành luâ ̣n văn này . Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Luâ ̣t - Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nô ̣i đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt kiến thức để tôi đƣơ ̣c ho ̣c tâ ̣p và nghiên cƣ́u trong điề u kiê ̣n tố t nhấ t. Những lời sau cùng xin dành cho gia đình, bố, mẹ, bạn bè đã luôn đồng hành, chia sẻ khó khăn và giúp đỡ tôi. Do nhƣ̃ng ha ̣n chế về mă ̣t thời gian nghiên cƣ́u cũng nhƣ về kiế n thƣ́c chuyên môn của tác giả nên nhƣ̃ng trình bày trong luâ ̣n văn này không thể tránh đƣợc những sai sót . Kính mong nhận đƣợc sự góp ý của các Thầy , Cô, bạn bè để luâ ̣n văn đƣơ ̣c hoàn thiê ̣n hơn. Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2017 TÁC GIẢ Lê Thu Hà Anh MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG, CHỐNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ DỰA TRÊN CƠ SỞ BẢN DẠNG GIỚI VÀ XU HƢỚNG TÍNH DỤC ................................................................... 8 1.1. Các khái niệm nền tảng ..................................................................... 8 1.1.1. Bản dạng giới ....................................................................................... 8 1.1.2. Xu hƣớng tính dục .............................................................................. 10 1.1.3. Phân biệt đối xử và phòng, chống phân biệt đối xử dựa trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục .............................................. 13 1.2. Nguyên nhân, hậu quả của sự phân biệt đối xử dựa trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục .......................................... 15 1.2.1. Nguyên nhân của sự phân biệt đối xử dựa trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục .................................................................. 15 1.2.2. Hậu quả của sự phân biệt đối xử dựa trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục............................................................................... 19 1.3. Sự cần thiết của việc phòng, chống phân biệt đối xử dựa trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục ..................................... 24 1.3.1. Sự cần thiết về mặt pháp lý của việc phòng, chống phân biệt đối xử dựa trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục ...................... 24 1.3.2. Sự cần thiết về mặt xã hội của việc phòng, chống phân biệt đối xử dựa trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục ...................... 25 1.4. Cơ sở pháp lý quốc tế của việc phòng, chống phân biệt đối xử dựa trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục ..................... 26 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1.................................................................................. 32 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÒNG, CHỐNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ DỰA TRÊN CƠ SỞ BẢN DẠNG GIỚI VÀ XU HƢỚNG TÍNH DỤC TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY........................................................ 33 2.1. Các quy định pháp luật về phòng, chống phân biệt đối xử dựa trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục tại một số quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam .............................................. 33 2.1.1. Các quy định pháp luật về phòng, chống phân biệt đối xử dựa trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục tại một số quốc gia trên thế giới ................................................................................................ 33 2.1.2. So sánh, đánh giá các quy định pháp luật về phòng, chống phân biệt đối xử dựa trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục của Việt Nam với một số nƣớc trên thế giới ...................................... 45 2.2. Phòng, chống phân biệt đối xử dựa trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục bằng các biện pháp xã hội ở một số nƣớc trên thế giới và Việt Nam ....................................................... 51 2.2.1. Phòng, chống phân biệt đối xử dựa trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục bằng các biện pháp xã hội ở một số nƣớc trên thế giới ................................................................................................ 51 2.2.2. Phòng, chống phân biệt đối xử dựa trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục bằng các biện pháp xã hội ở Việt Nam ................ 56 2.2.3. So sánh, đánh giá các biện pháp xã hội phòng, chống phân biệt đối xử dựa trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục của Việt Nam với một số nƣớc trên thế giới............................................. 61 2.3. Đánh giá chung về thực trạng phòng, chống phân biệt đối xử dựa trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục ở Việt Nam hiện nay .................................................................................... 65 2.3.1. Những thành tựu chính trong việc phòng, chống phân biệt đối xử trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục ở Việt Nam và nguyên nhân ........................................................................................ 65 2.3.2. Những hạn chế chính trong việc phòng, chống phân biệt đối xử dựa trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục ở Việt Nam và nguyên nhân................................................................................... 68 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2.................................................................................. 73 Chƣơng 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG, CHỐNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ TRÊN CƠ SỞ BẢN DẠNG GIỚI VÀ XU HƢỚNG TÍNH DỤC TẠI VIỆT NAM ....... 75 3.1. Các quan điểm về việc nâng cao hiệu quả phòng, chống phân biệt đối xử trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục tại Việt Nam............................................................................................ 75 3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống phân biệt đối xử trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục tại Việt Nam............................................................................................ 77 3.2.1. Những giải pháp về pháp lý ............................................................... 77 3.2.2. Những giải pháp về xã hội ................................................................. 81 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3.................................................................................. 85 KẾT LUẬN .................................................................................................... 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 88 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT A/HRC/RES/27/32 Nghị quyết về xu hƣớng tính dục và bản dạng giới APA Hiệp hội Tâm lý Hoa kỳ (American Psychologica Association) Bộ nguyên tắc Yogyakarta Bộ nguyên tắc về việc Áp dụng Luật Nhân quyền quốc tế liên quan tới xu hƣớng tính dục và bản dạng giới CEDAW Công ƣớc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ HIV Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ICS Tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền của ngƣời LGBT tại Việt Nam iSEE Viện nguyên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trƣờng LGBT Những ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới MSM Nam quan hệ tình dục đồng giới PFLAG Cộng đồng dành cho ba mẹ, gia đình và bạn bè của LGBT tại Việt Nam UN HRC Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc UPR Rà soát định kỳ phổ quát của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc WHO Tổ chức Y tế thế giới MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giới tính là một trong những vẫn đề cơ bản của con ngƣời. Giới tính của một con ngƣời đƣợc xác định khi sinh ra và sẽ là định hƣớng cho sự phát triển của ngƣời đó từ cách ăn mặc, giáo dục, công việc, bạn bè đến tình yêu và hôn nhân. Đa phần trong số chúng ta có sự thể hiện và cảm nhận về sự phát triển giới tính trùng khớp với giới tính sinh học của mình hoặc rất ít khi nghĩ đến sự tƣơng thích này. Trong khi đó, một số nhỏ những cá nhân khác ngay từ bé đã nhận ra cơ thể mình không khớp với giới tính mà họ cảm nhận trong tâm trí. Những ngƣời này cũng có những cảm giác riêng về mặt tình cảm. Chính vì họ là nhóm nhỏ, họ yếu thế nên họ thƣờng xuyên bị đối xử một cách không công bằng trong xã hội, thậm chí họ không hề đƣợc thừa nhận. Họ là LGBT: nhóm những ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới. Bình đẳng là một trong những quy luật hình thành các giá trị con ngƣời. Không có bình đẳng thì con ngƣời sẽ không đƣợc phát triền một cách toàn diện. Chính vì lẽ đó mà Điều đầu tiên trong Tuyên Ngôn Quốc tế về Quyền con ngƣời 1948 ghi rằng: “Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền”. Đây cũng là một trong những nguyên t ắc cơ b ản của pháp luật Việt Nam cũng như trong các công ư ớc quốc tế mà Việt Nam tham gia. Và nhóm ngƣời yếu thế này cũng cần đƣợc bình đẳng. Mặc dù trên thế giới đã có nhiều nƣớc công nhận về quyền bình đẳng của nhóm ngƣời này nhƣng những hiện thực về tình trạng vi phạm nhân quyền và phân biệt đối xử vẫn còn xảy ra rất nhiều. Cộng đồng LGBT trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam luôn phải hứng chịu những sự kỳ thị, phân biệt của xã hội, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến các quyền tự do, bình đẳng và các quyền con ngƣời khác của họ. Đây là vấn đề nóng và đƣợc bàn luận trên rất nhiều diễn đàn quốc tế 1 và ở Việt Nam. Phòng trào vận động cho quyền tự do, bình đẳng của nhóm LGBT trên thế giới diễn ra sôi nổi. Không chỉ trong phạm vi các quốc gia mà còn còn mở rộng đến các tổ chức quốc tế và tổ chức khu vực. Phong trào này đã thành công trong việc nhận đƣợc sự ủng hộ của Liên minh Châu Âu và Tổ chức các nƣớc Châu Mỹ. Những khái niệm nhƣ “bản dạng giới” hay “xu hƣớng tính dục” là những khái niệm còn khá mới ở Việt Nam. Sự công nhận và hoà nhập của nhóm ngƣời này gặp phải không ít khó khăn và trở ngại, họ phải vƣợt qua những rào cản về gia đình, về định kiến xã hội… Điều này đã hạn chế những năng lực của họ trong công việc cũng nhƣ trong cuộc sống hàng ngày. Tuy vậy, Nhà nư ớc và xã hội ta đó và đang ngày càng quan tâm và nh ận thức tốt hơn các v ấn đề về phân biệt đối xử dựa trên xu hư ớng tính dục và bản da ̣ng giới mà nhúm ngƣ ời này gặp phải. Biểu hiện nhƣ những năm gần đây, Việt Nam luôn nhất quán ủng hộ các vấn đề liên quan đến quyền không bị phân biệt đối xử của ngƣời LGBT: Bỏ phiếu thuận thông qua Nghị quyết về xu hƣớng tính dục và bản dạng giới (A/HRC/RES/27/32), chấp thuận khuyến nghị của Chi-lê để có một luật chống phân biệt đối xử, bất kể xu hƣớng tính dục hay bản dạng giới trong Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) lần hai, cũng nhƣ các tiến trình trong nƣớc nhƣ hợp pháp hóa chuyển đổi giới tính trong Bộ luật Dân sự. Hay gần đây nhất, Việt Nam đã bỏ phiếu ủng hộ Nghị quyết về Bảo vệ chống lại bạo lực và phân biệt đối xử dựa trên Xu hƣớng tính dục và bản dạng giới vào ngày 30/6/2016 trong Kỳ họp 32 của Hội đồng Nhân quyền. Mặc dù vậy, tình trạng phân biệt đối xử trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục vẫn xảy ra thƣờng xuyên. Những ngƣời này gặp bối rối để tự bảo vệ chính bản thân mình khi không có những quy định cho họ trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Có rất nhiều hạn chế trong những quy định của pháp luật để bảo đảm quyền bình đẳng cho nhóm ngƣời này. Hạn chế không 2 chỉ ở việc chƣa có một quy định cụ thể nào về chống phân biệt đối xử trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục mà còn hạn chế ngay ở những quy định hiện hành, những quy định chỉ dành cho giới nam và giới nữ. Với những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài "Phòng, chống phân biệt đối xử trên cơ sở bản dạng giới và xu hướng tính dục trên thế giới và ở Việt Nam" làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình, với mục đích so sánh về pháp luật và thực tiễn về vấn đề này trên thế giới và ở Việt Nam. Từ những nghiên cứu cơ bản về pháp luật, thực tiễn sẽ mang lại những bài học, kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam trong việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung pháp luật liên quan đến chống phân đối xử trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục ở Việt Nam sao cho phù hợp với luật nhân quyền quốc tế. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Về vấn đề nghiên cứu quyền con ngƣời nói chung, trong đó có một phần nghiên cứu về ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới có thể kể đến các công trình nghiên cứu nhƣ: Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội: Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2011; sách chuyên khảo Bảo hiến và vấn đề bảo vệ quyền con người, NXB Tƣ pháp năm 2015; sách chuyên khảo Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp Việt Nam của Văn phòng thƣờng trực về nhân quyền và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp thực hiên, năm 2015; sách chuyên khảo Nhà nước và pháp luật Triều Hậu Lê với việc bảo vệ quyền con người, NXB ĐHQGHN năm 2014; Thế Huy và Phạm Quỳnh Phƣơng Viện nghiên cứu Xã hội Kinh tế và Môi trƣờng iSEE, “Có phải bởi vì tôi là LGBT” Phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới tại Việt Nam năm 2015… Hay các bài báo, tạp chí, các bài kỷ yếu hội thảo của một số nhà khoa học nhƣ: ThS. Thái Thị Tuyết Dung và ThS. Vũ Thị Thúy Bảo đảm quyền của người đồng tính, song tính, chuyển 3 giới và vấn đề sửa đổi hiến pháp, Tạp chí Khoa học Pháp lý, Số chuyên đề về sửa đổi Hiến pháp năm 2013; Pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về quyền của người đồng tính, tác giả Trƣơng Hồng Quang, Viện Khoa học Pháp lý – Bộ Tƣ pháp; Thực tiễn pháp luật Việt Nam về quyền của người đồng tính, tác giả Trƣơng Hồng Quang, Viện Khoa học Pháp lý – Bộ Tƣ pháp; Quyền con người, đạo đức và pháp luật Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật, số 3/2012; Trách nhiệm nhà nước trong việc thừa nhận, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật, số 11/2012. Những công trình nghiên cứu về quyền con ngƣời nói chung và của cộng đồng LGBT nói riêng tạo ra cơ sở lý luận chung cho các nghiên cứu khác về quyền của ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, nhiều cuộc hội thảo, đối thoại đƣợc mở ra để ghi nhận những ý kiến, những bài tham luận của các nhà khoa học và các nhà lập pháp nhƣ: Hội thảo Pháp Luật chuyển đổi giới tính trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam do Khoa Luật ĐHQGHN và Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trƣờng (iSEE) tổ chức năm 2017; Hội thảo Xác định những ưu tiên của cộng đồng đồng tính nữ tại 5 tỉnh phía Bắc do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới (CSAGA) tổ chức năm 2016; Đối thoại “Being LGBT in Asia” Vietnam National LGBT Community Dialogue do Chƣơng trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) cùng với Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức năm 2013; Hội thảo Hội thảo Thúc đẩy và bảo vệ Quyền của cộng đồng LGBT do Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trƣờng (iSEE) và Tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền của ngƣời LGBT tại Việt Nam (ICS) tổ chức năm 2009… Hiến pháp 2013, Bộ Luật Dân sự 2015 và những sửa đổi trong Luật Hôn nhân và gia đình 2014 là tiền đề cho việc nghiên cứu, thảo luận về ghi nhận quyền của LGBT. Mặc dù vậy, thực trạng phân biệt đối xử với nhóm LGBT 4 vẫn còn diễn ra và dẫn đến nhiều hậu quả không đáng có. Do vậy đòi hỏi cần thiết có những đề tài đi sâu phân tích và so sánh các quy định về phòng, chống phân biệt đối xử trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục trong pháp luật và thực trạng xã hội ở Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy, mong muốn của tác giả khi triển khai nghiên cứu đề tài này là góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quy định về phòng, chống chống phân biệt đối xử trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục tại một số quốc gia trên thế giới, so sánh với Việt Nam từ đó đƣa ra đánh giá về thành tựu và hạn chế và nguyên nhân của những thành tự và hạn chế đó trong việc phòng, chống phân biệt đối xử với LGBT tại Việt Nam hiện nay. Đồng thời kiến nghị một số biện pháp pháp lý và biện pháp xã hội cụ thể để nâng cao hiệu quả phòng, chống phân biệt đối xử trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục tại Việt Nam. 3. Mục đích Nghiên cứu tổng quát về pháp luật chống phân biệt đối xử trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục ở Việt Nam; từ đó đƣa ra những giải pháp cơ bản để chống lại sự phân biệt đối xử này ở Việt Nam hiện nay. Cụ thể, đề tài tập trung giải quyết những vấn đề sau đây: - Trình bày và phân tích ý nghĩa của việc ghi nhận các quy định về pháp luật phòng, chống phân biệt đối xử trong hệ thống luật nhân quyền. - Phân tích so sánh luật về pháp luật chống phân biệt đối xử trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục của một số nƣớc tiêu biểu trên thế giới. - Đƣa ra thực trạng về phân biệt đối xử trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục của một số quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam ở nhiều lĩnh vực nhƣ: thị trƣờng lao động, y tế, quan niệm của gia đình và xã hội... - Đƣa ra phân tích những thành tựu và hạn chế trong pháp luật về phòng, chống phân biệt đối xử dựa trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay. 5 - Đƣa ra đề xuất, kiến nghị về việc sửa đổi, bổ sung các quy định trong pháp luật hiện hành. Đặc biệt là xây dựng khung pháp lý về phòng, chống phân biệt đối xử dựa trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục trong hệ thống pháp luật Việt Nam nhằm phù hợp với các công ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với tình hình phát triển của xã hội hiện nay. 4. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tác giả phân tích khái quát, tổng quan về khái niệm bản dạng giới và xu hƣớng tính dục, các quy định pháp luật trong pháp luật quốc tế, pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, ở Việt Nam và thực trạng xã hội trong việc phòng, chống phân biệt đối xử trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục ở một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Để tiếp cận vấn đề nghiên cứu đề tài tác giả dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về quyền con ngƣời, quyền công dân. Ngoài ra, luận văn còn dựa trên quan điểm của Liên Hợp quốc, các Công ƣớc quốc tế về nhân quyền trong vấn đề giới. Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ: Phân tích – tổng hợp, xã hội học, so sánh, đánh giá để làm sáng tỏ những vấn đề liên quan. Luận văn cũng khai thác thông tin tƣ liệu của các công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam đã công bố để chứng minh cho các luận điểm. 6. Những đóng góp mới của Luận văn Luận văn làm rõ hơn những hạn chế trong các quy định pháp luật Việt Nam về phòng, chống phân biệt đối xử trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục thông qua việc chỉ ra thực trạng đang diễn ra đối với nhóm ngƣời LGBT. Đồng thời phân tích, so sánh với các quy định của pháp luật quốc tế 6 về vấn đề này. Từ đó đƣa ra các quan điểm của Nhà nƣớc, của xã hội hiện nay và kiến nghị các biện pháp cụ thể về pháp lý và về mặt xã hội cho Việt Nam trong việc sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về phòng, chống phân biệt đối xử trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục, kiến nghị dự thảo và ban hành Luật phòng chống phân biệt đối xử trong đó có phòng, chống phân biệt đối xử trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn đƣợc chia thành 03 chƣơng. Chương 1: Các vấn đề lý luận về phòng, chống phân biệt đối xử dựa trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục. Chương 2: Thực trạng phòng, chống phân biệt đối xử dựa trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục tại một số quốc gia trên thế giới và ở việt nam hiện nay. Chương 3: Quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống phân biệt đối xử trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục tại Việt Nam. 7 Chƣơng 1 CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG, CHỐNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ DỰA TRÊN CƠ SỞ BẢN DẠNG GIỚI VÀ XU HƢỚNG TÍNH DỤC 1.1. Các khái niệm nền tảng Trƣớc hết, theo nghĩa phổ biến nhất, “bản dạng giới” và “xu hƣớng tính dục” là hai trong bốn cấu thành “tính dục”. Vậy “tính dục” là gì? Ngay từ những năm 1970, Ủy ban giáo dục và thông tin về tình dục ở Mỹ đã đƣa ra định nghĩa hiện đại về tính dục nhƣ sau: Tính dục là tổng thể con ngƣời, bao gồm mọi khía cạnh đặc trƣng của con trai hoặc con gái, đàn ông hoặc đàn bà và có thể ổn định suốt đời. Tính dục phản ánh tính cách con ngƣời, không phải chỉ là bản chất sinh dục.Vì là một biểu đạt tổng thể của nhân cách, tính dục liên quan tới yếu tố sinh học, tâm lý, xã hội, tinh thần và văn hóa của đời sống. Những yếu tố này ảnh hƣởng đến sự phát triển nhân cách và mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời và do đó tác động trở lại xã hội. Rất nhiều ngƣời nhầm lẫn hai khái niệm “tính dục” và “tình dục”. Tình dục là khái niệm phản ánh quan hệ tính giao giữa hai cá thể còn tính dục là một khái niệm có nội hàm rộng hơn, vừa phản ánh quan hệ tính giao giữa hai cá thể vừa chứa đựng những yếu tố vô hình và hữu hình. Tính dục bao gồm bốn cấu thành: Giới tính sinh học (do các yếu tố sinh học quy định), bản dạng giới (cảm nhận cá nhân về giới tính của mình), xu hƣớng tính dục (sự hấp dẫn về mặt tình cảm và thể chất với một cá thể khác) và thể hiện giới (sự thể hiện giới tính ra ngoài). 1.1.1. Bản dạng giới "Bản dạng giới" (Gender Identity) là cảm nhận, là cách mỗi ngƣời nhìn nhận về giới tính của mình là gì. Thuật ngữ này còn đƣợc dịch là "Nhân dạng giới" hay "Nhận dạng giới". Khái niệm "Giới" (Gender) không chỉ đƣợc quy định bằng phần "Giới tính Sinh học" (Biological Sex) mà nó còn xem xét cả giới tính mà mỗi ngƣời tự cảm nhận, và đó chính là "Bản dạng giới". 8 Theo định nghĩa dựa trên Bộ nguyên tắc Yogyakarta, đƣợc nhiều cơ quan Liên Hợp Quốc nhƣ Hội đồng Nhân quyền, Cao uỷ Nhân quyền Liên Hợp Quốc, Uỷ ban kinh tế, xã hội và văn hoá của Liên Hợp Quốc sử dụng, “bản dạng giới” là "cảm nhận nội tâm sâu sắc và những trải nghiệm về giới của một ngƣời mà có thể không tƣơng ứng với giới tính khi sinh ra, bao gồm nhận thức cá nhân về cơ thể (bao gồm, nếu đƣợc tự do lựa chọn, việc thay đổi ngoại hình bên ngoài hay chức năng cơ thể bằng thuốc, phẫu thuật hay các biện pháp khác) và những thể hiện về giới, bao gồm phục trang, lời nói và điệu bộ". Đây là khái niệm tách biệt với giới tính sinh học. Thông thƣờng, những ngƣời có bản dạng giới và giới tính sinh học trùng khớp nhau, họ ít khi nghĩ về sự tƣơng thích giữa hai khái niệm này. Chẳng hạn nhƣ sinh ra với giới tính sinh học là nữ, ngƣời đó phát triển và tự nhận thức, cảm nhận, thích thể hiện ra ngoài theo đúng giới tính sinh học đƣợc xác định của mình là nữ thì khi đó bản dạng giới đã trùng khớp với giới tính sinh học. Số đông của nhân loại đƣợc coi là bình thƣờng khi hai khái niệm này trùng khớp nhau và đây không phải là một quan niệm mặc định mà chỉ đơn giản vì điều này phổ biến ở đa số mọi ngƣời. Trong khi đó, đặc biệt là trong thời hiện đại ngày nay, một số nhỏ những cá nhân ngay từ khi còn nhỏ đã nhận ra cơ thể mình không khớp với giới tính mà chúng đƣợc xác định. Hoặc có những ngƣời trong quá trình dậy thì hay thậm chí ở ngƣỡng trung niên mới nhận ra bản dạng giới của mình khác với giới tính sinh học. Khi đó, họ chọn cách thể hiện ra bên ngoài theo cách mà họ cảm nhận để cho xã hội biết giới tính của bản thân. Đây chính là “thể hiện giới”. Ví dụ, khi sinh ra đứa trẻ có giới tính sinh học là nam, đứa trẻ đó sẽ đƣợc bố mẹ cho mặc đồ nam giới, cƣ xử và dạy bảo nhƣ những đứa trẻ là nam bình thƣờng. Gia đình và xã hội luôn gắn những kỳ vọng ngầm hoặc rõ rệt trong việc thể hiện giới của đứa trẻ đó và chính đứa trẻ cũng ý thức rất 9 rõ những lựa chọn trong phạm vi giới tính đƣợc cho phép nhƣ đồ chơi, màu sắc, quần áo hay các hoạt động và trò chơi dành cho nam giới. Dần dần khi lớn lên, nếu đứa trẻ đó tự cảm nhận rằng những thứ mình muốn thể hiện trùng khớp với những kỳ vọng đó, thì đứa trẻ đó sẽ vẫn phát triển bình thƣờng với giới tính sinh học của mình là nam. Ngƣợc lại, nếu cảm nhận và mong muốn thể hiện về giới tính của đứa trẻ đó trái với những quy chuẩn và kỳ vọng của gia đình và xã hội đặt ra, nhƣ muốn mặc váy hay đồ sặc sỡ, muốn chơi búp bê, làm những điều mà nữ giới làm… thì khi đó, bản dạng giới của nó đã không trùng khớp với giới tính sinh học. Những ngƣời có bản dạng giới không trùng với giới tính khi sinh ra thƣờng đƣợc gọi là ngƣời chuyển giới. Cách gọi này áp dụng cho cả những ngƣời chƣa phẫu thuật, hay những ngƣời ăn mặc xuyên giới mà không nhận mình là nam hay nữ. Nếu họ nhận mình là nam (sinh ra là nữ, nghĩ mình là nam) thì sẽ gọi là chuyển giới nam. Nếu họ nhận mình là nữ (sinh ra là nam, nghĩ mình là nữ) thì sẽ gọi là chuyển giới nữ. Chính vì yếu tố cá nhân trong việc thể hiện giới, ngƣời ta đặt ra khái niệm bản dạng giới. Đây chính là giới tính mong muốn của mỗi cá nhân, tồn tại trong suy nghĩ của chính họ. Không phải tất cả những ngƣời có giới tính sinh học khác với giới tính bản chất mà họ tự xác định đều thể hiện giới tính đó ra bên ngoài vì lý do xã hội hay những quy tắc xung quanh. Khi thể hiện giới khác biệt so với bản dạng giới, ngƣời đó đối diện với sự mâu thuẫn nội tâm gay gắt, dai dẳng. Đây là vấn đề mà nhiều ngƣời trong cộng đồng LGBT gặp phải: sống và thể hiện theo đúng bản dạng giới mong muốn hay sống và thể hiện theo quy chuẩn mà xã hội và gia đình mong muốn. 1.1.2. Xu hướng tính dục Khái niệm xu hƣớng tính dục (sexual orientation) - trong nhiều tài liệu dịch là khuynh hƣớng tính dục, là một trong những khái niệm khá mới ở Viê ̣t Nam . 10 Theo định nghĩa của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (APA) thì: Xu hƣớng tính dục là một sự hấp dẫn có tính bền vững về cảm xúc, sự lãng mạn, tình dục hoặc tình cảm hƣớng tới những ngƣời khác. Nó khác với những cấu thành khác của tính dục bao gồm giới tính sinh học, bản dạng giới (cảm nhận tâm lý mình là nam hay nữ), và vai trò giới (sự tham gia vào quan niệm xã hội về hành vi nam tính hay nữ tính). Xu hƣớng tính dục trải dài liên tục từ hoàn toàn dị tính ái đến hoàn toàn đồng tính ái và nhiều dạng khác nhau của song tính ái.Những ngƣời song tính ái có thể có bị hấp dẫn về tình dục, tình cảm, cảm xúc với cả ngƣời cùng giới tính của họ và giới tính đối lập. [...] Xu hƣớng tính dục khác với hành vi tình dục bởi vì nó đề cập tới cả cảm nhận và quan niệm cá nhân. Từng cá nhân có thể thể hiện xu hƣớng tính dục của mình thông qua hành vi tình dục của họ, và cũng có thể không [1]. Theo Bộ nguyên tắc Yogyakarta, xu hƣớng tính dục là "khả năng một ngƣời cảm thấy hấp dẫn về mặt cảm xúc sâu sắc, tình cảm, mối quan hệ gần gũi với những cá nhân có giới khác, cùng hay nhiều hơn một giới". Theo cách hiểu đƣợc chấp nhận phổ biến nhất, ngƣời có xu hƣớng tính dục hƣớng tới ngƣời cùng giới gọi là ngƣời đồng tính, hƣớng tới ngƣời khác giới là ngƣời dị tính, hƣớng tới cả hai giới là ngƣời song tính. Thực tế hiện nay, có năm xu hƣớng tính dục chính, đó là: Một là, xu hƣớng tính dục khác giới (Heterosexual) - Ngƣời bị hấp dẫn về mặt tình cảm và tình dục với ngƣời khác giới tính, không bao giờ có mong muốn mình có giới tính khác với giới tính khi đƣợc sinh ra), những ngƣời này thƣờng đƣợc gọi là ngƣời dị tính. Hai là, xu hƣớng tính dục đồng giới (Homosexual) - Ngƣời bị hấp dẫn với ngƣời cùng giới tính, không bao giờ mong muốn mình có giới tính khác 11 với giới tính khi đƣợc sinh ra, trong đó nam giới (tiếng Anh gọi là "gay") và nữ giới (tiếng Anh gọi là "lesbian"), những ngƣời này đƣợc gọi chung là ngƣời đồng tính. Ba là, xu hƣớng song tính (Bisexual) - Một ngƣời không cho rằng mình mang giới tính khác với giới tính sinh học của bản thân và bị hấp dẫn với cả hai giới tính nam và nữ. Trƣớc đây, xu hƣớng này đƣợc sử dụng với thuật ngữ là lƣỡng giới.Tuy nhiên, nếu sử dụng thuật ngữ này sẽ dễ dẫn đến cách hiểu là ngƣời đó mang trong mình cả hai giới tính nam và nữ. Thực chất, họ có cả hai xu hƣớng tính dục dị tính và đồng tính, không phải mang hai giới tính.Từ đó, thuật ngữ song tính đƣợc sử dụng để thay thế thuật ngữ lƣỡng giới. Bốn là, xu hƣớng toàn tính (Pansexual) - Ngƣời bị hấp dẫn bởi bất kỳ giới nào. Cần phân biệt xu hƣớng toàn tính với xu hƣớng song tính. Khi nói dị tính, đồng tính hay song tính, chúng ta đang dựa trên quan niệm rằng mọi ngƣời đều phân ra làm hai giới (nam và nữ). Tuy nhiên ta cũng biết, xét về bản dạng giới, một ngƣời có thể nhận mình là nam, nữ, hoặc cả hai, hoặc ở đâu đó giữa nam và nữ, hay ở đâu đó ngoài nam và nữ. Nhƣ vậy, ngƣời song tính bị hấp dẫn bởi nam và nữ, còn ngƣời toàn tính bị hấp dẫn bởi tất cả mọi ngƣời, không phân biệt ngƣời đó có nhận dạng giới là gì. Năm là, xu hƣớng tính dục không bị hấp dẫn tình dục với bất kỳ giới nào (Asexual - Vô tính) đây là xu hƣớng tính dục chƣa đƣợc nghiên cứu nhiều. Họ là những ngƣời không có bất kỳ sự hấp dẫn tình dục với bất kỳ ngƣời mang giới tính nào, kể cả nam và nữ, cũng nhƣ những ngƣời đồng tính khác. Những ngƣời phát triển một xu hƣớng tính dục nào đó thƣờng có hành vi tính dục ổn định, ví dụ nhƣ những ngƣời có xu hƣớng tính dục khác giới thì thà sống một mình hoặc tìm bạn tình khác giới chứ không thể chấp nhận thực hành vi tính dục với ngƣời cùng giới, còn những ngƣời có xu hƣớng tính dục đồng giới thì cũng chỉ tìm bạn tình đồng giới hoặc đành chịu sống một mình. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan