Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phong cách tiểu thuyết ma văn kháng...

Tài liệu Phong cách tiểu thuyết ma văn kháng

.PDF
168
73
138

Mô tả:

®¹i häc quèc gia hµ néi tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n d-¬ng thÞ thanh h-¬ng Phong c¸ch tiÓu thuyÕt Ma V¨n Kh¸ng luËn ¸n tiÕn sÜ v¨n häc Hµ néi - 2015 ®¹i häc quèc gia hµ néi tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n d-¬ng thÞ thanh h-¬ng Phong c¸ch tiÓu thuyÕt Ma V¨n Kh¸ng Chuyªn ngµnh : V¨n häc ViÖt Nam M· sè : 62 22 34 01 luËn ¸n tiÕn sÜ v¨n häc Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: PGS.TS NguyÔn Ngäc ThiÖn PGS.TS Hµ V¨n §øc Hµ néi - 2015 Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu cña riªng t«i. C¸c kÕt qu¶ nghiªn cøu trong luËn ¸n lµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña luËn ¸n ch-a tõng ®-îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c. T¸c gi¶ luËn ¸n D-¬ng ThÞ Thanh H-¬ng 1 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6 1.1. Một số vấn đề về phong cách nghệ thuật 6 1.1.1. Về khái niệm phong cách 6 1.1.2. Nghiên cứu về phong cách nghệ thuật ở nước ngoài 7 1.1.3. Nghiên cứu phong cách và phong cách nghệ thuật nhà văn ở 10 Việt Nam 1.1.4. Quan niệm của luận án về nội hàm khái niệm phong cách 14 Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Ma Văn Kháng 15 1.2. 1.2.1. Nghiên cứu về tiểu thuyết Ma Văn Kháng 16 1.2.2. Nghiên cứu về phong cách nghệ thuật Ma Văn Kháng 24 Chương 2: CƠ SỞ HÌNH THÀNH PHONG CÁCH TIỂU THUYẾT MA 28 VĂN KHÁNG 2.1. Quá trình hình thành phong cách tiểu thuyết Ma Văn Kháng 28 2.1.1. Con đường dẫn đến phong cách nghệ thuật nhà văn 28 2.1.2. Những chặng đường sáng tác tiểu thuyết của Ma Văn Kháng 30 2.2. Quan niệm nghệ thuật 37 2.2.1. Quan niệm về văn chương 37 2.2.2. Quan niệm nghệ thuật về con người 45 Chương 3: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG 3.1. Các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng 58 58 3.1.1. Nhân vật anh hùng 59 3.1.2. Nhân vật bi kịch 63 3.1.3. Nhân vật tha hóa 77 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 2 86 3.2.1. Nhân vật qua yếu tố tướng mạo 86 3.2.2. Nhân vật qua yếu tố tính dục 95 3.2.3. Nhân vật mang yếu tố tự truyện 100 Chương 4: NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG 4.1. Ngôn ngữ tiểu thuyết Ma Văn Kháng 105 105 4.1.1. Ngôn ngữ tả, kể và trữ tình ngoại đề 105 4.1.2. Ngôn ngữ phong phú đa dạng sáng tạo 114 4.1.3. Ngôn ngữ nhân vật 120 Giọng điệu 131 4.2. 4.2.1. Giọng hào sảng trữ tình 132 4.2.2. Giọng hoài nghi 135 4.2.3. Giọng triết lý 138 4.2.4. Giọng giễu nhại 141 KẾT LUẬN 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 3 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu Ma Văn Kháng là một trong số những nhà văn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại , thuộc số những tiểu thuyết gia hàng đầu của văn xuôi đương đại Việt Nam. Hơn nửa thế kỉ cầm bút , gầ n 80 năm cuộc đời, cho đến hôm nay, mang trong mình dấu ấn năm tháng nhọc nhằn nhưng nguồn cảm hứng, khát vọng sáng tạo nghệ thuật không hề vơi cạn, trái lại nội lực sáng tác trong ông vẫn luôn sung mãn. Với Ma Văn Kháng, để đạt được những thành tựu nghệ thuật và xác lập được chỗ đứng của mình trong văn học là cả một quá trình lao động nghệ thuật đầy gian khổ. Trong cuốn hồi kí Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương suy ngẫm về hành trình cuộc đời mình đã qua, về con đường mình đã lựa chọn, về điểm đầu tiên, miền đất vàng - Lào Cai - đã nâng đỡ tâm hồn mình, Ma Văn Kháng bộc bạch: "Tôi nhận ra, điều cuốn hút tôi mãnh liệt chính là số phận các dân tộc nhỏ bé ở đây và câu chuyện của họ phải được biểu hiện bằng một thể tài lớn: tiểu thuyết" [93, tr. 83]. Lựa chọn tiểu thuyết làm nền tảng và bệ phóng tâm hồn mình, cho thấy nhận thức, chí hướng và duyên nghiệp của Ma Văn Kháng với thể loại này. Tiểu thuyết đầu tiên Đồng bạc trắng hoa xòe đã ra mắt và được bạn được đón nhận, trân trọng, yêu mến và chính tình cảm của bạn đọc là sợi dây nối kết bền chặt giúp Ma Văn Kháng thủy chung với một thể tài đòi hỏi rất nhiều công sức, thời gian, tâm huyết, trí và lực. Từ ngày đầu tiên ấy đến nay, hơn nửa thế kỉ lao động nghệ thuật đã trôi qua, gắn bó với bao thăng trầm biến động của đất nước, cùng với hàng trăm truyện ngắn, tiểu luận nghiên cứu phê bình, bài báo... Ma Văn Kháng đã dâng tặng cuộc đời 16 tiểu thuyết. Qua những sáng tác đó, người đọc có thể nhận thấy, Ma Văn Kháng có một nhân cách nghệ sĩ luôn hướng về cái đẹp, dấn thân và hữu trách với đời sống hôm nay của đất nước, của dân tộc. Giá trị sáng tạo nghệ thuật của tiểu thuyết Ma Văn Kháng được tôn vinh bằng rất nhiều giải thưởng, theo mốc thời gian, tiểu thuyết Mưa mùa hạ 4 Giải thưởng Văn học Công nhân; Mùa lá rụng trong vườn, giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1985, cũng là một trong số bộ ba tác phẩm được tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2001, đã được dựng thành phim truyền hình dài tập Mùa lá rụng; Gặp gỡ ở La Pan Tẩn giải thưởng Hội văn nghệ các dân tộc thiểu số năm 2001; Một mình một ngựa giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội năm 2009. Gần đây nhất, ngày 19 tháng 5 năm 2012, nhà văn đã vinh dự được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh cho chùm các tác phẩm: Mưa mùa hạ, Côi cút giữa cảnh đời, Gặp gỡ ở La Pan Tẩn và Truyện ngắn chọn lọc. Đây là sự tôn vinh tài năng, nhân cách, xứng đáng đối với người nghệ sĩ cả đời cống hiến cho sự phát triển của văn học dân tộc. Vấ n đề lí thuyế t phong cách ngh ệ thuật và phong cách nghệ thuật nhà văn cho đến nay vẫn là đối tượng học thuật gây nhiều tranh cãi, chưa có sự thống nhất. Ở Việt Nam, tiếp nhận và nghiên cứu và ứng dụng lý thuyết này từ nước ngoài còn mang tính chất phiến diện, chủ yếu là những công trình từ Liên Xô cũ. Luận án của chúng tôi mong muốn giới thiệu những công trình nghiên cứu về lý thuyết này trong mối tương quan so sánh nhằm đa dạng hóa các cách tiếp cận và sâu xa hơn muốn góp một phần nhỏ bé vào hệ hình nghiên cứu văn học theo hướng hiện đại. Trong luâ ̣n án này , sau khi phân tích các quan niệm về phong cách nghệ thuật trên thế giới và ở Việt Nam, dựa trên những nét tương đồ ng cơ bản trong quan niê ̣m của ho ̣ cùng với các khái niê ̣m đã đươ ̣c thố ng nhấ t , chúng tôi mạnh dạn đưa ra quan điểm về phong cách nghê ̣ thuâ ̣t để làm bô ̣ công cu ̣ khi tiế n hành nghiên cứu ph ong cách nghê ̣ thuâ ̣t tiể u thuyế t Ma Văn Kháng. Theo chúng tôi, các nhà văn đều có ý thức khẳng định tiếng nói cá nhân của mình qua những thể loại mà họ lựa chọn. Đó là nỗ lực không ngừng nghỉ của anh ta trên đường sáng tạo nghệ thuật. Chính những nỗ lực đó đã làm nên diện mạo phong phú, đa dạng của văn học Việt Nam hiện đại. Ma Văn Kháng là một trong số những gương mặt tiêu biểu có nhiều đóng góp lớn, được các nhà nghiên cứu có uy tín quan tâm, bạn đọc ủng hộ nhiệt thành từ tiểu 5 thuyết đầu tay đến tác phẩm gần đây nhất. Trên cơ sở tiếp cận Ma Văn Kháng từ vấn đề phong cách ở thể loại tiểu thuyết, chúng tôi xác định mục đích của đề tài chính là mang lại những khám phá mới, hoặc có cách lý giải phù hợp về những đặc điểm nghệ thuật trong sáng tác tiểu thuyết của Ma Văn Kháng. Đây là những lý do cơ bản để chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: Phong cách tiểu thuyế t Ma Văn Kháng . Nghiên cứu phong cách tiểu thuyết Ma Văn Kháng, chúng tôi có tham vọng làm sáng rõ và khẳng định vị trí của tác giả này trong tiến trình phát triển văn xuôi Việt Nam hiện đại, đặc biệt là những đóng góp cá nhân của nhà văn ở một thể tài chủ yếu của một nền văn học: tiểu thuyết. 2. Đối tượng, phạm vi, nhiêm ̣ vu ̣ nghiên cứu 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Luận án là đề tài vận dụng lý thuyết về phong cách học vào khảo sát và nghiên cứu một tác giả văn học thông qua các tác phẩm ở một thể loại cho nên đối tượng nghiên cứu trước hết là quan niệm về phong cách nghệ thuật và phong cách nghê ̣ thuâ ̣t nhà văn. Sau đó là sáng tác tiểu thuyết Ma Văn Kháng. Hai đối tượng này có quan hệ chặt chẽ với nhau vì chỉ có thể làm rõ phong cách nghệ thuật nhà văn khi có những tri thức về vấn đề nội hàm phong cách. Trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi xác định phạm vi về lí thuyết phong cách chỉ giới hạn ở một vài tác giả, công trình tiêu biểu và dành vị trí ở chương tổng quan cho nội dung này. Về tác giả Ma Văn Kháng, với số lượng 16 tiểu thuyết, hàng trăm truyện ngắn, tiểu luận đã được công bố trong những thời gian khác nhau, để làm rõ đặc điểm, dấu ấn phong cách ở nhiều thể loại là một việc làm khó khăn, do vậy đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là tiểu thuyết. Chúng tôi hi vọng, truyện ngắn và tiểu luận phê bình của nhà văn sẽ được nghiên cứu ở cấp độ khác, trong khuôn khổ khác. Các tiểu thuyết trong giới hạn của đề tài gồm: Đồng bạc trắng hoa xòe (1979), Vùng biên ải (1983), Mưa mùa hạ (1984), Mùa lá rụng trong vườn (1985), Đám cưới không có giấy giá thú (1989), Côi cút giữa cảnh đời (1989), Chó Bi, đời lưu lạc (1992), Ngược dòng nước lũ (1999), Trăng non (2001), Gặp gỡ ở La Pan 6 Tẩn (2001), Một mình một ngựa (2009), Bóng đêm (2011), Bến bờ (2011). Riêng tiểu thuyết Chuyện của Lý (2013), chúng tôi chỉ điểm qua vì lý do khi tiến hành nghiên cứu, tiểu thuyết nảy chưa xuất bản, hy vọng sẽ tìm hiểu ở những công trình về sau. Các bài phát biểu, trả lời phỏng vấn của nhà văn trên báo chí và một số tiểu luận, phê bình cũng được đưa vào vào diện khảo sát để làm rõ những quan niệm nghệ thuật của nhà văn. 2.2. Nhiê ̣m vụ nghiên cứu Luận án xác định các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản như sau: Khảo sát, nghiên cứu, tổng kết và đưa ra nhận định đặc điểm về phong cách nghệ thuật tiểu thuyết Ma Văn Kháng. 3. Phương pháp nghiên cứu Đối tượng của đề tài vừa mang ý nghĩa văn học sử vừa mang ý nghĩa lý luận văn học cho nên trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng kết hợp nhiều phương pháp, dưới đây là những phương pháp cơ bản: Phương pháp lịch sử - loại hình: Luận án khảo sát lịch sử hình thành những quan niệm về phong cách nghệ thuật, đặc trưng và nội hàm của khái niệm qua những công trình của hai nhà nghiên cứu phong cách học trên thế giới có ảnh hưởng đến phê bình phong cách học ở Việt Nam. Sử dụng phương pháp loại hình học để xác định rõ đặc trưng thể loại trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng qua các giai đoạn sáng tác từ tiểu thuyết sử thi đến tiểu thuyết thế sự đời tư qua đó làm rõ những đặc điểm của phong cách tiểu thuyết Ma Văn Kháng. Phương pháp hệ thống: trong quá trình nghiên cứu luận án đặt các sáng tác tiểu thuyết của Ma Văn Kháng trong hệ thống bao chứa nó, xem xét phong cách Ma Văn Kháng như một hệ thống cùng vận động, phát triển theo xu hướng phát triển của văn học. Từ đó, xác định đóng góp của tác giả này trong việc đổi mới tư duy tiểu thuyết (cách tân thể loại) nói riêng và cống hiến cho sự phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại nói chung. Phương pháp so sánh: Luận án sử dụng so sánh đồng đại và lịch đại để thấy được sự kế thừa truyền thống, những đóng góp mới của Ma Văn Kháng 7 ở phương diện tiểu thuyết. Đặt Ma Văn Kháng và sáng tác của ông trong mối liên hệ cùng thời với các tác giả khác, từ đó làm rõ phong cách nghệ thuật độc đáo của ông với những đóng góp quý báu cần ghi nhận, khát vọng nghệ thuật của ông hướng về cái đẹp, về đất nước và nhân dân. Phương pháp tiếp cận từ góc độ thi pháp học: Luâ ̣n án sẽ vận dụng lý thuyết về thi pháp học, tìm hiểu phong cách nghệ thuật nhà văn từ quan niệm nghệ thuật, nhân vật, ngôn từ, giọng điệu. Phương pháp phân tích - tổng hợp đươ ̣c vâ ̣n dụng ở mức độ cần thiết khi phân tích nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu của tiểu thuyết Ma Văn Kháng. 4. Đóng góp của luận án Luận án bước đầu hệ thống, phân tích và đưa ra nhận xét đánh giá tổng hợp về đặc điểm phong cách Ma Văn Kháng ở thể loại tiểu thuyết từ tác phẩm đầu tay cho đến tác phẩm gần đây nhất. Từ bình diện phong cách học làm rõ sự phong phú đa dạng trong cá tính sáng tạo và những đóng góp của nhà văn ở thể loại tiểu thuyết cho sự phát triển của văn học Việt Nam hiện đại. Ứng dụng phong cách học vào khảo sát một tác giả văn học Việt Nam đương đại, kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa cung cấp phương pháp luận và kiến văn cần thiết cho việc tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy ở nhiều cấp độ. 5. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kế t luâ ̣n và danh mu ̣c tài liê ̣u tham khảo, nô ̣i dung luâ ̣n án gồm 4 chương: Chương 1: Tổ ng quan vấ n đề nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở hình thành phong cách tiểu thuyết Ma Văn Kháng. Chương 3: Thế giới nhân vâ ̣t tiể u thuyế t Ma Văn Kháng. Chương 4: Ngôn ngữ và giọng điệu tiểu thuyết Ma Văn Kháng. 8 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT 1.1.1. Về khái niệm phong cách Phong cách là một trong những thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong nhiề u liñ h vực đời số ng và nghiên cứu khoa ho ̣c. Theo tiếng Hi Lạp, từ phong cách (stylos) lúc đầu dùng để chỉ chiếc que có một đầu vót nhọn và một đầu tù, để viết lên các tấm bảng phủ nến. Thời La Mã cổ đại, phong cách được gọi là stylus, tiếng Pháp gọi là style và được hiểu như là một thuật ngữ ngôn ngữ học, nghệ thuật học và văn học. Sau đó, "phong cách" trở thành một khái niệm có tính chất ngôn ngữ chỉ cách dùng từ, được sử dụng như một thuật ngữ của ngành ngôn ngữ học. Đến thế kỷ XX, phong cách không chỉ hiểu đơn thuần là một khái niệm bó hẹp trong ngôn ngữ học, mà đã được coi như là một đặc trưng của nghệ thuật, để xác định những đặc trưng cơ bản của tác phẩm nghệ thuật nói chung và tác phẩm văn học nói riêng. Thời cổ đại, ở phương Tây, từ Aristote (-384 đến -347 TCN) trong Nghệ thuật thơ ca đến Lưu Hiệp, ở phương Đông (456 - 520) trong Văn tâm điêu long đã đề cập khái niệm này nhưng dừng ở mức độ rất khái quát. Trải qua một chiều dài phát triển của lịch sử văn học nhân loại, từ Trung cổ qua Phục hưng đến Cận đại, khái niệm phong cách vẫn luôn thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Bước sang thời kì hiện đại, các nhà nghiên cứu và phê bình văn học đã xem nó như một phạm trù thẩm mỹ, một hiện tượng nghệ thuật, chứa đựng tất cả sự phong phú và phức t ạp cả nội dung lẫn hình thức. Nghiên cứu phong cách cũng không dừng lại ở một phương diện mà có thể tiếp cận ở nhiều góc nhìn khác nhau về tác giả, tác phẩm, thể loa ̣i , thời đa ̣i, dân tô ̣c... Cho đế n nay , vấ n đề phong cách trong sáng tác và nghiên cứu văn học vẫn là một vấn đề trung tâm trong nghiên cứu và phê bình văn học. 9 1.1.2. Nghiên cứu về phong cách nghệ thuật ở nước ngoài Nghiên cứu về phong cách của các tác giả nước ngoài như Khrapchenco , Gradop, Turbin, Jimunxki, Likhavchev,... đã đươ ̣c dich ̣ ra tiế ng Viê ̣t khá sớm. Gần đây là công trình Bản mệnh của lý thuyết của Antoine Compagnon - một nhà nghiên cứu có ảnh hưởng khá rộng ở Âu, Mỹ cũng được dịch thuật và được giới học thuật quan tâm. Xét tầm ảnh hưởng, chúng tôi lựa chọn hai nhà nghiên cứu M .B Khrapchenco (thuộc Liên Xô cũ) và A. Compagnon (Pháp) để làm sáng rõ những quan niệm phong cách ở nước ngoài có ảnh hưởng đến nghiên cứu phong cách và phong cách nghệ thuật nhà văn ở Việt Nam giai đoạn gần đây nhất. Trong Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phá Khrapchenco đã thố ng kê và nghiên c t triển của văn học ứu những quan niệm khác nhau về phong cách nghệ thuật (khoảng 20 định nghĩa). Từ quan niệm phong cách là sự thụ cảm chung về hiện thực, nhận thức hiện thực (Đ. Likhachev. Ar. Grigorian) đến lý giải phong cách từ góc nhìn ngôn ngữ học (V. Turbin), phủ nhận việc quy phong cách vào đặc điểm của ngôn ngữ nghệ thuật, khẳng định phong cách là sự thống nhất chỉnh thể về nội dung và hình thức của tác phẩm (V. Kôvalev) hay quan tâm tới "vẻ đặc thù" (L. Nôvichenkô), phong cách được coi như là hình thức toàn vẹn mang nội dung (V. Đneprop, Ya. Elxeberg, A.Xôkôlôv), các nhà cấu trúc lại xem phong cách theo những khuynh hướng khác nhau (W. Kayzer, R. Yakôbson). Từ những khảo sát trên, theo Khrapchenco chung quy lại khái niệm phong cách được nhìn ở hai góc độ : (1) góc độ ngôn ngữ học; (2) góc độ quan niệm phong cách như một hệ thống hình thức mang nội dung. Ông định nghĩa: "Phong cách biểu hiện những đặc điểm của cá tính sáng tạo của nhà văn, sự hoàn chỉnh của nhận thức nhà văn về cuộc sống, của cách nhìn nhà văn đối với thế giới" [104, tr. 144]. Theo Khrapchenco "phong cách là hệ thống của những hệ thống" [104, tr. 167], bao gồm: thế giới quan của người nghệ sĩ, xung đột trong tư tưởng của anh ta được ví như một kiểu "máy phát" [104, tr. 154] năng lượng nghệ thuật riêng. Vì thế phong cách có 10 tính cấu trúc của một kiểu sinh thể nghệ thuật. Hệ thống giọng điệu - kết quả của sự biểu hiện nghệ thuật đặc trưng và không gian, thời gian và kiểu kết hợp không gian thời gian mang màu sắc riêng. Ngôn ngữ có phong cách là ngôn ngữ đa chức năng - ngôn ngữ nghệ thuật. Phong cách, vì thế còn là sự lĩnh hội riêng - lĩnh hội cách tân đối với thế giới - kiểu sáng tạo riêng đem lại màu sắc mới cho thể văn. Như vậy, theo Khrapchenco, những yếu tố biểu hiện phong cách mới chính là những dấu hiệu của bản thân phong cách. Những ý kiến của Khrapchenco đã ảnh hưởng rất nhiều đến nghiên cứu và phê bình văn học ở Việt Nam trong suốt nửa sau thế kỉ XX và cho đến hôm nay. Nếu Khrapchenco gọi tính chất đa dạng trong quan niệm về phong cách qua một hình ảnh "xòe ra như cái quạt" thì Antoine Compagnon trong Bản mệnh của lí thuyết (Văn chương và cảm nghi ̃ thông thường ) bàn về sự phong phú và đa dạng trong quan niệm về phong cách qua các k ỳ lịch sử, từ mối liên hệ giữa văn bản và ngôn ngữ lại gọi hiện tượng này là "Phong cách ngang ngửa bộn bề" [3, tr. 243]. Ông đã phân tích nghĩa của từ nguyên trong tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng La tinh cổ để khẳng định "lịch sử của từ này là lịch sử chiếm lĩnh sự áp dụng có tính tổng quát" [3, tr. 244]. Từ đó Compagnon đưa ra một số phương diện về phong cách, chúng tôi tóm lược lại như sau: phong cách là mô ̣t chuẩ n mực : giá trị định ra chuẩn mực và quy tắc của phong cách là giá trị thường được gắn với nó nhất . Theo đó phong cách tố t là mẫu mực để bắ t chước , mô ̣t quy chuẩ n . Phong cách là mô ̣t thứ trang trí : nó thể hiê ̣n trong tu từ ho ̣c liên quan đế n viê ̣c diễn đa ̣t bằ ng từ ngữ . Nói cách khác đó là sử du ̣ng tin ́ h đồ ng nghiã . Phong cách là mô ̣t thể loa ̣i . Phong cách là mô ̣t triê ̣u chứng: Compagnon đã đi tìm hiểu phương diện này từ Mothe Le Vayer, Dumarsais, D’Alembert tới Flaube rồi Proust để đi tới điểm chung của họ "cái nhìn độc đáo, như dấu ấn của chủ thể trong diễn ngôn" [3, tr. 250]. Phong cách, sau rố t như là mô ̣t loa ̣i văn hóa. Compagnon đã phân tích các quan niệm gần đây nhất trên phương diện xã hội học và nhân học trong tiếng Đức và 11 tiếng Anh. Dẫn định nghĩa của Schapio trong Quan niệm về phong cách "Phong cách là biểu thị của văn hóa như một tổng thể" [3, tr. 253]. Từ những phân tích các phương diện quan niệm về phong cách trên góc độ tu từ học, ngôn ngữ học, phê bình học và phê bình ý thức hệ chủ đề Compagnon đi đến kết luận: Phong cách khó có thể là một khái niệm thuần túy; đó là một quan niệm phức tạp, phong phú, mập mờ, phức hợp [3, tr. 253]. Không dừng ở đó, Compagnon tiếp tục đi tìm hiểu phong cách trong mối quan hệ ngôn ngữ, phong cách, lối viết. Ông quan tâm tới Barthes trong độ không của lối viết, ông dẫn quan niệm của Barthes về phong cách "sự lựa chọn tổng quát một giọng, một ethos" [3, tr. 257] và "lối viết là ngụ ý của hình thức" [3, tr. 257]. Compagnon đã chỉ ra quan niệm của Barthes chính là sự Phục sinh lại theo nghĩa tu từ học của từ phong cách bằng "lối viết". Đặc biệt ông quan tâm đến quan niệm phong cách và sự minh họa bằng ví dụ "một chữ kí" của G.Genette. Từ các nghiên cứu, Compagnon đi đến kế t luâ ̣n: - Phong cách là mô ̣t biế n hóa hiǹ h thức trên mô ̣t nô ̣i dung ổ n đinh ̣ (ít hoă ̣c nhiề u). - Phong cách là mô ̣t tâ ̣p hơ ̣p những nét đă ̣c trưng của mô ̣t tác phẩ m cho phép qua đó nhâ ̣n da ̣ng và nhâ ̣n ra tác giả (trực giác hơn là phân tić h). - Phong cách là mô ̣t sự lựa cho ̣n giữa nhiều "lố i viế t" [3, tr. 285]. Từ Khrapchenco đế n Compagnon, chúng tôi nhận thấy có những điểm như sau: Một là, về sự xuất hiện của khái niệm. Các nghiên cứu đều thống nhất ở điểm phong cách là một khái niệm xuất hiện từ thời cổ đại, có nhiều cách định nghĩa khác nhau xuất phát từ những cách tiếp cận khác nhau (tu từ học, ngôn ngữ học, chủ nghĩa cấu trúc, phê b ình, ký hiệu học, xã hội học, văn hóa học...). Hai là, về nội hàm của khái niệm. Các nghiên cứu đều tránh đi đến một định nghĩa duy nhất. Hai nhà nghiên cứu đã hệ thống các định nghĩa của người đi trước để chỉ ra các cách tiếp cận chủ yếu khi nghiên cứu văn học. 12 Cách tiếp cận thứ nhất coi phong cách là đối tượng của ngôn ngữ học. Cách tiếp cận này sẽ giới hạn phạm vi của phong cách ở phạm trù ngôn ngữ và như vậy làm hẹp biên độ nghiên cứu phong cách. Bởi phong cách không chỉ là ngôn ngữ. Cách thứ hai coi phong cách là sự lựa chọn nội dung và hình thức biểu hiện mà qua đó cho phép ta nhận dạng ra tác giả, trào lưu, khuynh hướng, thời đại, dân tộc. Cách thứ hai này sẽ bao gồm cả nội dung tư tưởng và sự lựa chọn của nhà văn về hình thức thể hiện. Điểm khác biệt đó là, từ nghiên cứu của mình, Khrapchenco đưa ra những ý kiến phù hợp với nghiên cứu và phê bình văn học ở phương diện phong cách nghệ thuật nhà văn. Trong khi đó, nghiên cứu của Compagnon vì diện nghiên cứu rộng hơn, tham vọng của nhà nghiên cứu cũng muốn bao quát khái niệm ở cấp độ khái quát nhất, cho nên đối với nội dung cụ thể là phong cách nghệ thuật nhà văn vẫn còn bỏ ngỏ. 1.1.3. Nghiên cứu phong cách và phong cách nghệ thuật nhà văn ở Việt Nam Ở Việt Nam, thuật ngữ phong cách và phong cách nghệ thuật nhà văn được giới thuyết khá muộn. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, vấn đề này hầu như chưa có một công trình nào đề cập đến một cách hệ thống và chuyên sâu. Từ 1945, nghiên cứu về phong cách nghệ thuật và phong cách nghệ thuật nhà văn được chú trọng. Giới nghiên cứu và phê biǹ h văn ho ̣c Viê ̣t Nam đã có nhiề u công trình nghiên cứu về phong cách , tuy nhiên, ứng với quá trình nghiên cứu phong cách ở Việt Nam, do tiếp cận vấn đề này muộn hơn trên thế giới, nên chúng tôi cho rằng nghiên cứu về phong cách ở Việt Nam mang tính kế thừa và ứng dụng, thể hiện ở các thành tựu: một là, nghiên cứu những vấn đề lí luận cơ bản về phong cách; hai là, nghiên cứu phong cách cá nhân đặt trong trào lưu, thời đại để từ đó làm rõ sự vận động của văn học Việt Nam trong những giai đoạn cụ thể. Hướng nghiên cứu những vấn đề lí luận cơ bản về phong cách thành tựu đạt được là xây dựng khái niệm qua các bộ từ điển như Từ điển Văn học 13 (Đỗ Đức Hiểu ), Từ điển Thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán - Trầ n Điǹ h Sử Nguyễn Khắ c Phi ), 150 thuật ngữ văn học (Lại Nguyên Ân ), Bên cạnh đó là thành tựu nghiên cứu về phong cách từ góc độ ngôn ngữ học, thi pháp học lý luận văn học: Phong cách học Tiếng Việt (Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa), Dẫn luận phong cách học (Nguyễn Thái Hòa). Lí luận văn học (Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam - Thành Thế Thái Bình), Lý luận văn học, vấn đề và suy nghĩ (Nguyễn Văn Hạnh - Huỳnh Như Phương), Một số vấ n đề thi pháp học hiện đại của Trần Đình Sử, Những thế giới nghê ̣ thuật thơ (Trầ n Điǹ h Sử), Dẫn luận thi pháp học(Trầ n Điǹ h Sử), Văn và Người (Phong Lê), Đi tìm chân lí nghê ̣ thuật của Hà Minh Đức, Nhà văn, tư tưởng và phong cách (Nguyễn Đăng Mạnh)... Về khái niệm phong cách cá nhân nhà văn (Tôn Thảo Miên)... Hướng thứ hai đi vào nghiên cứu phê bình phong cách học cụ thể từ tác giả đến tác phẩm. Các nghiên cứu này khẳng định những chân dung tác giả văn học lớn, có ý nghĩa thay đổi diện mạo hay thúc đẩy sự phát triển của văn học ở từng giai đoạn cụ thể. Một số công trình nghiên cứu phong cách tác giả nhưng lại có ý nghĩa sâu sắc về phương diện lí thuyết như: Nhà văn hiện đại (Vũ Ngọc Phan), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều (Phan Ngọc), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khuyến (Biện Minh Điền), Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao (Trần Đăng Suyền), Phong cách văn xuôi Nguyễn Khải (Tuyết Nga), Phong cách Nguyễn Minh Châu (Tôn Phương Lan)... Về khái niệm phong cách, chúng tôi chỉ điểm lược những khái niệm gần nhất về mặt thời gian, có ý nghĩa ảnh hưởng hoặc đã được sử dụng nhiều trong nghiên cứu văn học tại Việt Nam. Trước hết, trong cuốn 150 Thuật ngữ văn học, phong cách được định nghĩa là: Những đặc điểm... dường như hiện diện ở bề mặt của tác phẩm, như là một sự thống nhất hiển thị và cảm giác được của tất cả các yếu tố chủ yếu thuộc hình thức nghệ thuật. Trong nghĩa rộng, phong cách là nguyên tắc xuyên suốt kiến trúc tác phẩm có tính chỉnh thể, có giọng điệu, có màu sắc thống nhất rõ rệt [6, tr. 254]. 14 Với khái niệm này, phong cách nghệ thuật được xem như là yếu tố chủ yếu về hình thức nghệ thuật, phong cách là nguyên tắc xuyên suốt tác phẩm để làm nên tính chỉnh thể, giọng điệu, mầu sắc thống nhất trong tác phẩm cụ thể. Định nghĩa này, chúng tôi cho rằng, có thể nâng lên để cắt nghĩa tính thống nhất trong các sáng tác cùng thể loại của một tác giả từ đó làm rõ dấu ấn phong cách cá nhân của tác giả đó. Từ điển thuật ngữ văn học quan niệm: Phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mỹ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc [37, tr. 255-256]. Đối chiếu hai tài liệu, chúng tôi nhận thấy, 150 thuật ngữ văn học chủ yếu nhận diện phong cách ở yếu tố hình thức "hiện diện trên bề mặt" nói cách khác là dấu hiệu ngôn ngữ mà nhà văn lựa chọn trong tác phẩm của mình. Trong khi đó, Từ điển Thuật ngữ văn học lại quan tâm ở góc độ tính thống nhất trong hệ thống và cái nhìn độc đáo của cá nhân. Phan Ngọc - người đi tiên phong trong nghiên cứu chuyên sâu về phong cách tác giả văn học ở Việt Nam cho rằng: "phong cách là một thể thống nhất hữu cơ của tất cả các kiểu lựa chọn tiêu biểu, hình thành một cách lịch sử, và chứa đựng một giá trị của lịch sử có thể cho phép ta nhận diện một thời đại, một thể loại, hay một tác giả" [138, tr. 27]. Với định nghĩa này, Phan Ngọc đã nhấn mạnh kiểu lựa chọn độc đáo của tác giả, kiểu lựa chọn đó không chỉ dừng lại ở phương diện hình thức mà hình thức nhằm mục đích biểu hiện một nội dung, một vấn đề nghệ thuật nào đó trước yêu cầu của thời đại của lịch sử. Nói cách khác, vấn đề lựa chọn phương tiện biểu hiện cách nhìn của nhà văn với thế giới mà anh ta đang sống vừa có ý nghĩa khẳng định phong cách cá nhân của anh ta, vừa chỉ ra những yếu tố, những vấn đề của thời đại mà anh ta đang sống. Ông cũng cho rằng "mỗi phong cách nghệ thuật đều là tập hợp những kiểu lựa chọn theo một góc độ nhìn nhất định" [138, tr. 111]. 15 Điều đó có nghĩa là góc nhìn của anh ta trước những vấn đề thời đại sẽ chi phối cách cắt nghĩa các vấn đề theo cách riêng. Từ Phan Ngọc đến Đỗ Lai Thúy, phong cách nghệ thuật nhà văn đã có những điểm tương đồng và khác biệt. Phan Ngọc đề cao góc nhìn, Đỗ Lai Thúy cho rằng: "mỗi thời đại văn hóa tạo ra phong cách của mình, và mỗi nhà văn trong thời đại đó lại có phong cách riêng. Phong cách của họ chính là sự lệch so với cái chuẩn của thời đại" [175, tr. 131]. Quan niệm lệch so với chuẩn của thời đại, theo Đỗ Lai Thúy phải chăng chính là đề cao điểm dị biệt trong sáng tạo của nhà văn so với chính thời đại mà anh ta đang sống. Trong khi đó, từ góc nhìn thi pháp học, chịu ảnh hưởng sâu sắc của phê bình phong cách học, Đỗ Đức Hiểu khẳng định: "phong cách cá thể hóa, thi pháp khái quát hóa" [42, tr. 34]. Chúng tôi nhận thấy, Đỗ Đức Hiểu với quan niệm này, đã đặt phong cách trong mối tương quan với thi pháp, đó cũng là một khuynh hướng tiếp cận hiện nay được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Nguyễn Đăng Mạnh quan niệm: "phong cách là một chỉnh thể nghệ thuật, nó phụ thuộc vào thói quen tâm lí và những sở trường riêng, tài nghệ riêng của anh ta" [127, tr. 83]. Ông khẳng định yếu tố cá tính sáng tạo hay "cái tôi" của người nghệ sĩ là gốc rễ của phong cách nghệ thuật nhà văn. Quan niệm này đã được nhà nghiên cứu triển khai khi đi tìm hiểu phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng. Điểm lược những nghiên cứu về phong cách nghệ thuật và phong cách nghệ thuật nhà văn ở Việt Nam, chúng tôi cho rằng trong nghiên cứu về vấn đề này đã có sự phân biệt phong cách đã rõ ràng ở hai phạm trù: phong cách là phạm trù thuộc ngôn ngữ học và phong cách với tư cách là một chỉnh thể sáng tạo nghệ thuật thuộc về cá nhân nhà văn trong toàn bộ sáng tác của anh ta. Các ý kiến về phong cách nghệ thuật nhà văn đã gặp nhau ở điểm: khẳng định phong cách là biểu hiện của tài năng, có tính ổn định và thống nhất, có những nét độc đáo làm nên hiện tượng tác giả. Trong phạm vi luận án, chúng tôi chỉ điểm lược những nội dung cơ bản, có ý nghĩa liên quan đến đề tài, lấy 16 đó làm công cụ thực thi khám phá hiện tượng nghệ thuật phong cách nghệ thuật tiểu thuyết Ma Văn Kháng. 1.1.4. Quan niệm của luận án về nội hàm khái niệm phong cách Từ những nghiên cứu trên, để thuận lợi cho quá trình nghiên cứu phong cách nghệ thuật nhà văn, chúng tôi đưa ra quan niệm về giá trị nội hàm của phong cách. Một là, phong cách là những nét riêng của nhà văn thể hiện trong quá trình sáng tác và toàn bộ những sáng tác của anh ta. Phong cách là sự kết tinh tài năng nghệ thuật, cá tính sáng tạo, cốt cách của một tác giả. Phong cách vừa thống nhất nhưng đồng thời lại có tính đa dạng và biến đổi. Phong cách thực chất là con đường phát hiện, cảm nhận thế giới một cách nghệ thuật rất riêng biệt của người nghệ sĩ. Phong cách là sự thống nhất từ hình thức đến nội dung của tác phẩm. Hai là, phong cách, vì thế, là phẩm chất thẩm mĩ của tác phẩm văn học thể hiện cá tính sáng tạo độc đáo của nhà văn để từ đó nhà văn tự tạo cho mình một thế giới riêng không lặp lại. Mối liên hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức của phong cách không thể đánh giá một cách bình quân bởi phong cách thống nhất hình thức với nội dung, cái biểu đạt với cái được biểu đạt. Ba là, phong cách của một nhà văn xét đến cùng chính là dấu ấn nghệ thuật của anh ta thể hiện trong tác phẩm có ý nghĩa như là những đặc điểm vừa có ý nghĩa nhất quán vừa luôn vận động và bổ sung những giá trị mới. Chính những đặc điểm này trong hành trình sáng tạo nghệ thuật phải được phát triển đến một trình độ cao vừa có giá trị bền vững vừa có tính biến đổi mới có thể trở thành phong cách nghệ thuật. Bốn là, từ những nghiên cứu trên, trong phạm vi của đề tài, chúng tôi cho rằng, quan trọng nhất là phải làm rõ được phong cách của nhà văn ở thể loại tiểu thuyết. Vậy, phong cách của Ma Văn Kháng qua tiểu thuyết sẽ được thể hiện ở phương diện nào, có nhất thiết phải khảo sát toàn diện không, hay chỉ lựa chọn những điểm quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định nhất đối với việc bộc lộ phong cách nghệ thuật nhà văn. 17 Xuất phát từ điều này, chúng tôi quyết định, trong khuôn khổ của luận án tiế n hành khảo sát các phương diê ̣n chiń h : quan điểm nghê ̣ thuật ; nhân vật; ngôn ngữ và giọng điệu , để bước đầ u xác lâ ̣p những đă ̣c điể m cơ bản trong phong cách tiể u thuyế t Ma Văn Kháng , mô ̣t nhà văn cho đế n nay đươ ̣c khẳ ng đinh ̣ là mô ̣t trong những cây bút tiể u thuyế t lớn nhấ t của văn ho ̣c Viê ̣t Nam hiê ̣n đa ̣i. 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG Nghiên cứu Ma Văn Kháng ở thể loại tiểu thuyết, chúng tôi nhận thấy, ngòi bút của ông phong phú về đề tài, độc đáo trong tìm tòi sáng tạo nghệ thuật từ tác phẩm đầu tay đến tác phẩm gần đây nhất, tư duy tiểu thuyết luôn có sự vận động và biến đổi theo một nguyên tắc ông đặt ra "Thuận theo người mà không bỏ mình" nên luôn có sức hấp dẫn với giới nghiên cứu, phê bình, đồng nghiệp và bạn đọc. Đồng thời, tiến trình văn học từ 1980 đến nay, nền nghiên cứu phê bình văn học của Việt Nam cũng có những bước chuyển mạnh trong tư duy và thao tác nghiên cứu. Căn cứ vào tài liệu khảo sát thực chứng, chúng tôi nhận thấy, các nghiên cứu về Ma Văn Kháng đã bao quát được các phương diện: đề tài và cảm hứng nghệ thuật, nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu, vận động trong tư duy, thể loại... Những nghiên cứu này, theo chúng tôi đều có ý nghĩa cận phong cách và là những gợi mở rất hữu ích trong quá trình thực hiện luận án. Bên cạnh đó, các nghiên cứu còn mang tính phân đoạn theo thời gian, sự phân chia giai đoạn này vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan. Khách quan bởi chỉnh thể tác phẩm của Ma Văn Kháng không thể tách rời với bối cảnh xã hội mà ông đang sống (chúng tôi sẽ nói đến điều này ở chương sau), chủ quan bởi mỗi giai đoạn ứng với hoàn cảnh và tâm thế một đoạn đời của ông. Cả hai nội dung chúng tôi đều xem xét trong chương này. Qua khảo sát hàng trăm bài báo, các công trình nghiên cứu, phê bình, các chuyên khảo, chuyên luận, chúng tôi nhận thấy các nghiên cứu tiểu thuyết Ma Văn Kháng chủ yếu theo các góc độ: đề tài, thể loại, nghệ thuật tự sự, nhân vật. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan