Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phong cách nghệ thuật thơ vũ hoàng chương...

Tài liệu Phong cách nghệ thuật thơ vũ hoàng chương

.PDF
102
461
135

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VŨ THỊ LAN HƯƠNG Phong cách nghệ thuật thơ Vũ Hoàng Chương Luận văn Thạc sỹ Người hướng dẫn khoa học: GS-TS LÊ VĂN LÂN Hà nội - 2005 MỤC LỤC MỤC LỤC Trang 1 PHẦN MỞ ĐẦU 3 1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài 3 2. Lịch sử vấn đề 5 3. Nhiệm vụ của luận văn 8 4. Phương pháp nghiên cứu 8 5. Cấu trúc luận văn 9 PHẦN NỘI DUNG 10 Chƣơng 1:Vũ Hoàng Chƣơng – một cái Tôi cô đơn , buồn nản , chán chƣờng nhất trong Thơ mới 1.1.Cái Tôi trữ tình trong thơ và Thơ mới 10 1.1.1.Quan niệm về cái Tôi trữ tình trong thơ 10 1.1.2.Vài nét về cái Tôi trữ tình trong thơ trung đại 11 1.1.3. Cái Tôi trữ tình trong Thơ say và Mây 13 1.2. Nỗi cô đơn, buồn nản, chán chường trong Thơ say và Mây 18 1.2.1. Cô đơn , buồn nản , chán chường bởi cảm giác lạc loài 18 1.2.2 . Cô đơn , buồn nản , chán chường bởi mất mát trong tình yêu 25 1 Chƣơng 2: Con đƣờng thoát ly hiện thực . 2.1.Tìm đến thú say. 34 2.2. Trốn vào tình yêu, tìm thú vui thân xác. 35 2.3. Trở về với quá khứ. 48 Chƣơng 3: Đặc sắc nghệ thuật thơ Vũ Hoàng Chƣơng qua Thơ say và Mây 3.1. Ngôn ngữ. 62 3.2. Hình ảnh 72 3.3.Thểthơ 80 3.3.1. Các thể thơ 80 3.3.2. Nhịp thơ 81 3.3.3.Vần thơ 85 PHẦNKẾT LUẬN 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài Phong trào Thơ mới 1932- 1945 là một hiện tượng văn học lớn nhất của văn học Việt nam nửa đầu thế kỷ XX. Ra đời trong thời điểm xã hội Việt nam có những biến động lớn về kinh tế, chính trị, xã hội… trào lưu thơ ca này đã đem đến cho văn chương nghệ thuật một tiếng nói mới, tạo nên bước ngoặt lịch sử trong thơ ca, đưa thơ ca từ thời kỳ cận đại bước sang thời kỳ hiện đại. Đóng góp lớn của Thơ mới cho nền văn học dân tộc trước hết là sự trở về của cái Tôi- cái Tôi được biểu hiện một cách đầy đủ theo quan niệm cá nhân. Điều đó đồng nghĩa với việc giải phóng sức sáng tạo của tâm hồn, của thơ văn, làm nên những bước ngoặt trong thi pháp và tư duy thơ, làm xuất hiện những phong cách nghệ thuật độc đáo. Ghi nhận sự thành công ấy Hoài Thanh đã nhận định: “ Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên, tha thiết, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu” 42, tr.29 . Chỉ trong vòng mười lăm năm Thơ mới đã đi qua cả một chặng đường dài, mở ra nhiều hướng, có hướng lãng mạn thoát ly, có hướng chân thật gần gũi, có hướng kỳ ảo, xa lạ… Sâu xa hơn Thơ mới chứa đựng nhiều nỗi niềm, có niềm vui gắn bó với sự sống và tạo vật, có niềm vui trong khát khao và bù đắp của tình yêu đôi lứa. Nhưng nặng nề hơn là nỗi buồn chất chứa trong tháng năm, từ nỗi buồn về non nước, cuộc đời đến những nỗi buồn riêng thầm kín và đau khổ. Những nỗi buồn này gắn liền với từng cuộc đời thơ nhưng cũng mang theo hơi thở chung của thời đại . “Đời chúng ta nằm trong vòng chữ Tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn 3 Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn trở về với hồn ta cùng Huy Cận” 42, tr.46  47. Đó là toàn bộ tinh thần của Thơ mới. Vũ Hoàng Chương (1916 - 1976) cũng không đứng ngoài vòng tinh thần ấy. Là thành viên của phong trào Thơ mới nhưng tài năng thi ca của ông được khẳng định giữa lúc trên bầu trời thơ đã vằng vặc những ngôi sao Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên … Vũ Hoàng Chương xuất hiện như một ngôi sao lạ, mọc muộn cuối bầu trời thơ, một ngôi sao chao đảo, mờ ảo và buồn não xung quanh một làn khói hơi men. Mang hơi thở chung của thời đại, thơ Vũ Hoàng Chương chứa đựng một tâm trạng cô đơn, buồn nản, chán chường và thoát ly cuộc sống. Tìm hiểu hai tập thơ Thơ say (1940) và Mây (1943) ta thấy nhà thơ thoát ly cuộc sống bằng nhiều con đường, trong đó tiêu biểu hơn cả là tìm đến những thú say. Đây là nét độc đáo mà nhờ đó Vũ Hoàng Chương đã bước ngang hàng cùng với Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên…trên thi đàn Thơ mới . Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau nên thơ Vũ Hoàng Chương cho đến nay chưa được nhìn nhận và đánh giá một cách đúng mức, thậm chí có khi còn bị lên án mạnh mẽ, quyết liệt. Chính vì vậy mà chưa thấy được những đóng góp của ông cho Thơ mới. Để đánh giá và khẳng định tài năng, sức sáng tạo cũng như đóng góp của nhà thơ trong nền văn học dân tộc chúng ta cần xem xét dựa vào phong cách nghệ thuật của họ. Phong cách biểu hiện những đặc điểm cá tính sáng tạo của nhà văn, là nhận thức của nhà văn về cuộc sống. Đó là cách nhìn và sự cảm thụ thẩm mỹ của nhà văn đối với thế giới, là sự tổng hợp các đặc điểm của hình thức nghệ thuật trong sự thống nhất nội dung. Tìm hiểu phong cách nghệ thuật của một nhà văn ta không nên nghiên cứu, tách rời các vấn đề như cuộc đời, thể loại, ngôn ngữ, các mô típ nghệ thuật, tư duy nghệ thuật… mà nên xem xét chúng trong sự toàn vẹn của thế giới nghệ thuật. Phong cách một mặt do tài năng bẩm sinh của người nghệ sĩ, mặt khác quan 4 trọng là kết quả của sự đào luyện lâu dài, là sự tổng hợp của tâm hồn, trí tuệ, kiến thức học hỏi và sự làm việc của mỗi cá nhân. Cần xem phong cách là sự sáng tạo cao nhất của người nghệ sĩ trong quá trình đồng hoá hiện thực bằng thẩm mỹ. Nghệ thuật đạt đến đỉnh cao chính là sản phẩm của những nhà văn có khả năng in dấu ấn riêng của mình vào việc cảm thụ và lý giải những hiện tượng của đời sống con người. Vì những lý do nói trên tôi đã chọn Thơ say và Mây của Vũ Hoàng Chương làm đề tài nghiên cứu với mong muốn được đóng góp tiếng nói của mình đưa Vũ Hoàng Chương và thơ của ông về đúng vị trí của nó trên thi đàn. 2. Lịch sử vấn đề Đánh giá về Thơ mới đã có nhiều công trình nổi tiếng. Nhìn chung các nhà nghiên cứu phê bình đều nhìn nhận Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên …là những nhà thơ có cống hiến lớn cho Thơ mới . Còn với Vũ Hoàng Chương, mặc dù rất nể phục tài năng của ông nhưng ít khi người ta đề cập đến, thậm chí còn chê bai lên án tới mức trong một quãng thời gian khá dài thơ Vũ Hoàng Chương chìm trong quên lãng. Khi tìm hiểu về thơ Vũ Hoàng Chương người ta thường nói tới những thú say trong thơ của ông. Hoài Thanh là người đầu tiên phát hiện ra cái mới của Thơ say : “ Vũ Hoàng Chương rất gần Lưu Trọng Lư - Tản Đà: Cả ba đều say. Nhưng cái say của Vũ Hoàng Chương mới hơn. Cái chán nản cũng thế. Tuy có chịu ảnh hưởng của thơ Pháp nhưng trước hết là phản ánh cuộc đời mới. Say mà không điên và cái chán nản dẫu có cái vị Baudelaire, vẫn nhẹ nhàng khoáng đãng không nặng nề u ám như cái chán nản của Baudelaire” 42, tr.35. Cụ thể hơn Hoài Thanh chỉ ra: “Ý giả Vũ Hoàng Chương định nối cái nghiệp những thi hào xưa của Đông Á : cái nghiệp say. Người say đủ thứ: say rượu, say đàn, say ca, say tình đong đưa. Người lại còn “hơn” cổ nhân những thú say mới nhập cảng: say thuốc phiện, say nhảy đầm. Bấy nhiêu say sưa đều nuôi bằng một say sưa khác : say thơ” . 42, tr.352 . 5 Nói như vậy cái say trong thơ Vũ Hoàng Chương trước hết chịu ảnh hưởng của các nhà thơ thế hệ trước. Chỉ có điều đến Vũ Hoàng Chương thú say đó được phát triển phong phú đa dạng nhiều màu sắc hơn. Ông say những thú say đời thường như say rượư , say đàn , say ca và cả những thú say hiện đại: say thuốc phiện và nhảy đầm. Say nhiều như thế nhưng không phải là huỷ hoại tâm hồn, tài năng của mình mà khơi nguồn bồi đắp cho một thú say khác : say thơ. Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan lại cho rằng “ Cái say của thơ ông (Vũ Hoàng Chương) là cái say phát ra ở điệu thơ, ở nghệ thuật hơn là tính tình ông thổ lộ” 37, tr.134. Vũ Hoàng Chương quả là nhà thơ có tài trong việc chọn chữ, tạo âm điệu. Nhưng không vì thế mà thơ ông mất đi sự rung động thành thực. Chính sự rung cảm trước cuộc đời là cái gốc phát ra điệu thơ ông. Bí quyết của Vũ Hoàng Chương nằm ngay trong khối óc và những mất mát thăng trầm trong cuộc đời nhà thơ. Lời nhận định của nhà phê bình Đỗ Lai Thuý trong cuốn Con mắt thơ giúp chúng ta hiểu thêm điều đó: "Cái say đã làm cho thơ Vũ Hoàng Chương chân thực và sâu sắc hơn. Nhà thơ đã nắm bắt và thể hiện đời sống trong tính toàn vẹn của nó. Cuộc sống không chỉ có thực tế mà còn có lý tưởng, không chỉ có xác mà còn có hồn, không chỉ có tỉnh mà còn có mộng … Và chính sự chuyển di liên tục từ thực sang ảo và ngược lại đã tạo nên vẻ đẹp cho Thơ say" . Đỗ Lai Thuý đã phát hiện ra trong thơ Vũ Hoàng Chương có sự đi về của hai thế giới thực và ảo. Đó là cách cảm mới, một cái nhìn thế giới mới của Vũ Hoàng Chương theo kiểu tư duy đô thị phương Tây: thế giới bị xé lẻ thành những mảnh riêng biệt , hai nửa hữu hình và vô hình. Truyền thống thơ ca dân tộc, thơ ca Á Đông cùng tinh hoa nhiều thế kỷ của thơ ca Pháp cùng một lúc hợp bồi phù sa cho Thơ mới. Vì thế Thơ mới là sự kết hợp nhịp nhàng các yếu tố Đông - Tây, Kim - Cổ, là sự kết hợp thế giới âm thanh, mầu sắc, hương thơm, con người, vũ trụ của Đường thi và thơ Pháp. Điều này ta có thể tìm thấy ở bất kỳ nhà Thơ mới nào. Với Vũ Hoàng Chương 6 , “Thơ ông có ảnh hưởng của tư tưởng Lão Trang của câu thơ Đào Tiềm, Lý Bạch, Bạch Cư Dị” 16, tr.207 . Chỉ có điều ông chưa tiếp thu được truyền thống nhân đạo tích cực trong thơ Đường. Cũng trên tinh thần ấy giáo sư Đỗ Đức Hiểu cho rằng:“ Nhìn từ phương Đông, cái ảo, hình như cái nền của thơ Vũ Hoàng Chương là một đêm dày những giấc mơ về quá khứ, những “đêm hoa đăng”, gái Kim Lăng, gái Giang Nam”. Còn “ nhìn từ phương Tây, cái hiện đại, Vũ Hoàng Chương là nhà thơ nhạy bén hoà nhập với tâm linh thơ tượng trưng chủ nghĩa phương Tây…Trong Thơ mới Vũ Hoàng Chương là nhà thơ đô thị nhất, ông nhập thân vào cái chán chường, song “ đời tàn trong ngõ hẹp”, những điệu trùng tuyệt vọng, khủng khiếp diễn đạt cái chán chường kiểu Baudelaire” 18, tr.129  130 Như vậy thơ Vũ Hoàng Chương có sự kết hợp cái hư ảo của phương Đông với cái thực, cái đời thường, cái hiện đại của phương Tây. Đó chính là cái mới của thơ Vũ Hoàng Chương. Với một cái nhìn tổng thể và khách quan hơn, Ngô Văn Phú trong lời giới thiệu Thơ say - NXB Hội nhà văn 1993 đã nhận định: “ Thơ Vũ Hoàng Chương lấy cái Tôi làm chủ thể, lấy cảm giác nhập thần vào những phút giây mình là mình nhất mà viết …Vũ Hoàng Chương dẫn Thơ mới vào cõi sâu xa cá tính. Thơ Vũ Hoàng Chương không hề bí hiểm nhưng Vũ chẳng giống ai trước mình và những người sau cũng chẳng ai bắt trước nổi. Vũ tạo nhạc, tạo tranh trong thơ, Vũ chọn từ cho từng câu đắc ý, Vũ đắm hồn vào những trang thơ mà Vũ cho đó mới thật đáng gọi là thơ…”. Đó chính là tinh thần thơ Vũ Hoàng Chương. Đó cũng chính là phong cách thơ Vũ Hoàng Chương. Nhìn chung hầu hết các ý kiến trên đều đã tương đối thống nhất khi chỉ ra những đặc điểm cơ bản của hồn thơ Vũ Hoàng Chương: thơ ông mang một nỗi buồn nản, chán chường. Để giải toả tâm trạng ấy nhà thơ đã tìm đến thú say để ca ngợi và nâng thú say thành thi hứng. Và sự kết hợp một cách hài hoà giữa Cổ - Kim, Đông - Tây đã tạo nên trong thơ Vũ Hoàng Chương một nét rất riêng, rất đặc sắc. 7 Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thì chưa đủ để hình dung một cách toàn diện về phong cách nghệ thuật thơ Vũ Hoàng Chương. Việc xác định phong cách của một nhà văn không phải là xem nhà văn ấy có những đặc sắc gì về nội dung tư tưởng cũng như hình thức nghệ thuật mà phải phát hiện ra tính chất độc đáo trong sự kết hợp những nét đặc sắc ấy. Bởi vì phong cách nghệ thuật trước hết phải là sự thống nhất, toàn vẹn của các yếu tố tạo nên tác phẩm. Chính vì vậy để hiểu và đánh giá một cách đầy đủ và khách quan về phong cách nghệ thuật thơ Vũ Hoàng Chương qua hai tập Thơ say và Mây cần phải chỉ ra sự thống nhất trong quan niệm về cuộc đời, thời đại, nội dung cảm xúc với hình thức nghệ thuật. Đây là vấn đề mà luận văn muốn đề cập đến. 3. Nhiệm vụ của luận văn 3.1. Luận văn không nghiên cứu, khám phá những vấn đề quá phức tạp mà chủ yếu đi vào phân tích, so sánh để tìm ra nét đặc sắc trong những thú say của Vũ Hoàng Chương để bước đầu làm sáng tỏ một phong cách nghệ thuật độc đáo. 3.2. Luận văn tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống thơ Vũ Hoàng hương qua hai tập Thơ say và Mây ở hai phương diện nội dung và nghệ thụât. Từ đó tìm ra sự thống nhất giữa hai mặt đó của thơ ông. 3.3. Với những điều nói trên luận văn cố gắng đưa ra một cái nhìn đúng đắn về Vũ Hoàng Chương, góp phần xoá bỏ những định kiến, dư luận sai lệch từ trước đến nay trong xã hội nói chung về thơ Vũ Hoàng Chương. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu trên luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học sau: 4.1 Phương pháp hệ thống, nhằm nghiên cứu thơ Vũ Hoàng Chương theo một hệ thống, từ quan niệm về con người, cuộc đời đến nghệ thuật. 8 4.2 Phương pháp so sánh, được tiến hành ở hai tập Thơ say và Mây với tác phẩm của một số các nhà thơ trước và cùng thời với Vũ Hoàng Chương để tìm ra nét riêng độc đáo ở nhà thơ này. 4.3 Phương pháp phân tích tổng hợp, nhằm tìm hiểu thơ Vũ Hoàng Chương một cách khái quát từ chi tiết cụ thể đến tổng hợp giúp cho việc nghiên cứu có sức thuyết phục cao. Những phương pháp trên được vận dụng hài hoà, khoa học và linh hoạt nhằm làm sáng tỏ những vấn đề mà luận văn đề ra. 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tư liệu tham khảo, phần nội dung gồm ba chương : Chương 1:Vũ Hoàng Chương - một cái Tôi cô đơn , buồn nản , chán chường nhất trong Thơ mới Chương 2: Con đường thoát ly hiện thực . Chương 3: Đặc sắc nghệ thuật thơ Vũ Hoàng Chương qua Thơ say và Mây 9 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1 VŨ HOÀNG CHƢƠNG – MỘT CÁI TÔI CÔ ĐƠN BUỒN NẢN, CHÁN CHƢỜNG NHẤT TRONG THƠ MỚI 1.1. Cái Tôi trữ tình trong thơ và Thơ mới 1.1.1. Quan niệm về cái Tôi trữ tình trong thơ Trong thực tế khách quan, mỗi con người cá nhân phải tự ý thức được giá trị của mình. Văn học là một hình thái ý thức xã hội nên cần phải phát huy ý thức cá nhân ( hay cái Tôi ) để khai thác tiềm năng sáng tạo của con người. Với thơ, cái Tôi lại cần thiết hơn bao giờ hết. Viên Mai - người đời Thanh trong Tuỳ viên thi thoại đã viết: “ Làm người thì không nên có cái Tôi, có cái Tôi thì hay mắc bệnh kiêu căng, cậy tài…Nhưng làm thơ thì không thể không có cái Tôi. Không có thì dễ mắc cái tệ cóp nhặt phô diễn”. Cái Tôi trong thơ chính là cá tính riêng của nhà thơ, là cảm thụ độc đáo, ngôn từ mới mẻ của nhà thơ đối với đối tượng được miêu tả, là phong cách biểu hiện khác hẳn người của nhà thơ. Cái Tôi có vai trò quan trọng trong thơ. Với tư cách là trung tâm để bộc lộ tất cả những suy nghĩ tình cảm, thái độ bằng một giọng điệu riêng, cái Tôi làm nên cái độc đáo không lẫn giữa thơ của tác giả này với thơ của tác giả khác. Thơ là tâm hồn, là tình cảm, là tính tình của mỗi nhà thơ. Mỗi người lại có một cuộc sống tâm hồn, tình cảm riêng nên mỗi người có thơ riêng. Với sự từng trải 10 cuộc sống riêng của mình, với hoài bão, tư tưởng và phương thức biểu hiện tình cảm riêng nhà thơ đã tạo ra phong cách riêng trong tác phẩm của họ. Đọc thơ có khi ta thấy giữa thơ và cuộc đời tác giả là một, nhà thơ là nhân vật, là hình tượng trung tâm. Khi ấy cái Tôi là cái Tôi- nhà thơ. Nhưng cũng có khi nhân vật trung tâm vẫn là tôi nhưng không phải là nhà thơ. Đó là trường hợp nhà thơ đồng nhất cảm xúc của mình với đối tượng miêu tả, nhà thơ hoá thân thành cái Tôi - trữ tình. Cái Tôi - trữ tình chính là cái Tôi - nhà thơ đã được nghệ thuật hoá. Tuy nhiên trong thơ ta không nên tách rời cái Tôi - nhà thơ với cái Tôi - trữ tình. Nhà thơ không đồng nhất với cái Tôi - trữ tình nhưng hoàn toàn thống nhất. Đi vào nghệ thuật, cái Tôi được nâng cao, được trình bày với những màu sắc phong phú hơn, nhưng cơ bản vẫn là tâm hồn ấy, con người ấy. Con người ấy, tâm hồn ấy là cơ sở trực tiếp sáng tạo nên thi ca. Nếu có sự khác biệt ở mức độ này hay mức độ khác giữa cái Tôi - nhà thơ với cái Tôi - trữ tình thì không có nghĩa là nhà thơ đã giả dối với chính mình và người đọc. Nhà thơ Chế Lan Viên khi chưa có dịp lên Tây Bắc nhưng lại viết rất hay về Tây Bắc (bài thơ: Tiếng hát con tàu) ; Minh Huệ chưa một lần được gặp Bác nhưng lại viết rất hay, rất cảm động về Người ( bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ). Tương tự như vậy bài Con tàu say của Rembô - nhà thơ Pháp cũng được viết khi tác giả chưa đi biển. Có người viết rất nhiều về tình yêu nhưng mình lại chưa bao giờ được hạnh phúc. Có người sống giữa mọi người lại luôn luôn cảm thấy cô đơn sầu tủi… Đó chính là do tâm hồn phong phú, giàu tưởng tượng, biến hoá đã làm cho thơ lung linh đầy màu sắc. Nhà thơ đã biến cái Tôi của mình thành cái Tôi nghệ thuật . 1.1.2.Vài nét về cái Tôi trữ tình trong thơ trung đại Quá trình sáng tác thơ ca về một phương diện nào đó là quá trình chủ quan hoá, trong đó cái Tôi trữ tình đóng dấu ấn chủ thể vào trong mọi hiện tượng qua một sự lựa chọn, một cái nhìn, một nội dung cảm nghĩ. Khả năng biến cái chung thành cái riêng càng lớn thì tiếng nói thơ ca ngày càng phong phú. Tuy nhiên không phải thơ ca thời đại nào cũng làm được điều đó. 11 Thời trung đại, trong thơ ca nhà nho có “cái Tôi đơn nhất” (Chữ dùng của Trần Nho Thìn), tức là cái Tôi không xuất hiện trong một mối liên hệ cụ thể, trực tiếp nào với hoàn cảnh sống hay với môi trường hoạt động. Bên cạnh đó cũng có cái Tôi đang trầm tư suy nghĩ, cũng có thể là đang hoạt động, đang thực hiện mối quan hệ giao tiếp với môi trường xung quanh. Nhưng môi trường ấy lại là môi trường thiên nhiên chứ không phải là môi trường xã hội. Các nhà nho khi đã hoàn thành xong sứ mệnh “ hành đạo” thì thường lui về ẩn dật chủ trương sống một cuộc sống trong thiên nhiên để di dưỡng tính tình, bảo toàn phẩm giá trong sạch của mình. Họ tìm thấy trong thiên nhiên những phẩm chất đạo đức cao quý của con người theo quan niệm Nho giáo: cây tùng, cây trúc là hình ảnh người đại trượng phu và người quân tử ; cúc, mai là biểu hiện của sự trong trắng tinh khiết ; ngư, tiều, canh, mục là những nghề nghiệp trong sạch ; phong hoa tuyết nguyệt là những thứ thanh tao... Nhà nho miêu tả cái Tôi khi đã gạt bỏ mối quan hệ của nó với môi trường xã hội và chỉ diễn tả mối quan hệ của cái Tôi với môi trường thiên nhiên. Tuy nhiên những nhà nho, đồng thời là những nhà thơ tiêu biểu của thơ ca trung đại như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát…là những con người kiên trì với lý tưởng phong kiến. Ở họ luôn có một nỗi niềm ưu quốc ái dân, một tư tưởng “Trí quân trạch dân” sâu sắc. Cho nên dù họ có thoát li khỏi cuộc sống xã hội thì đó chỉ là con đường lánh đục tìm trong, tránh cuộc sống bon chen nơi triều đình để bảo toàn nhân cách trong sạch. Cái Tôi ấy không phải là cái Tôi hành động mà là cái Tôi suy tư chiêm nghiệm. Nhà nho không dửng dưng không bàng quan mà trái lại gắn bó, quan tâm tới cuộc sống xã hội. Chỉ có điều họ đặt mình cao hơn cuộc sống, cao hơn nhân dân, hướng về thiên nhiên, vũ trụ để suy tư về cuộc đời, về con người. Họ gạt bỏ những gì liên quan đến cuộc đời trần tục chỉ cốt giữ lại cái Tôi cao quý trong sạch, không gợn chút bụi trần . Như vậy trong thơ ca trung đại cái Tôi chưa có cơ sở xã hội để bộc lộ những vẻ riêng độc đáo của nó. Trong truyền thống thơ ca dân tộc chúng ta 12 trân trọng những phong cách thơ giàu bản sắc như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương… Nhưng họ vẫn chỉ là số ít trong một biển thơ chịu sự quy định ngặt nghèo của nội dung phi ngã. Trong thơ văn đó cá tính con người không được bộc lộ, bản lĩnh con người bị bóp nghẹt, “tất cả những gì thuộc về cá nhân bị bỏ rọ”(Chữ dùng của Huy Cận), bị nhào nặn theo những mô hình, công thức bất di bất dịch. Văn thơ trung đại với những ràng buộc khắt khe đã khiến con người không có điều kiện để bộc lộ, giãi bày cảm xúc, tình cảm thực của mình . Điều đó đã kìm hãm sự sáng tạo của thơ văn, làm cho thơ cũ gần như khô nhựa trong luồng ngâm vịnh rất sáo mòn cả về nội dung và hình thức. Giữa lúc đó (đầu thế kỷ XX) Tản Đà xuất hiện với một bản lĩnh độc đáo đã “dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc hoà nhạc tân kì đương sắp sửa” 42, tr.12 . Ông là người dọn đường cho Thơ mới ra đời. 1.1.3. Cái Tôi trữ tình trong Thơ mới Sự ra đời của Thơ mới không phải là ngẫu nhiên mà đó là kết quả của sự vận động và phát triển của văn hoá dân tộc trải qua bao chặng khai phá và tìm kiếm. Một thế hệ nghệ sĩ mới xuất hiện mang trong mình cả một hệ thống quan niệm thẩm mỹ mới với những phạm trù nghệ thuật mới. Từ đó Thơ mới đã mở ra nhiều chân trời, nhiều tâm trạng, nhiều sắc thái mới, làm thay đổi cả quan niệm về nhiều điều xưa nay vốn đã được định hình trong đời sống dân tộc. Trước hết là quan niệm về con người và thế giới. Nhà nghiên cứu Lê Đình Kỵ đã nhận định: “Cảm hứng sáng tạo gắn liền với cá nhân tự ý thức, tự khẳng định đưa đến một bước ngoặt quyết định trong lịch sử thơ ca Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại. Thơ mới là thơ của cái Tôi” 28, tr.46. Hoài Thanh, Hoài Chân cũng gọi thời đại của Thơ mới là “Thời đại chữ Tôi” “ với cái nghĩa tuyệt đối của nó”. Trong Thi nhân Việt Nam Hoài Thanh, Hoài Chân viết: “Xã hội Việt Nam từ xưa không có cá nhân, chỉ có đoàn thể: lớn thì quốc gia, nhỏ thì gia đình. Còn cá nhân, cái bản sắc cá nhân chìm đắm trong gia đình, hoà tan trong quốc gia như giọt nước trong biển cả”. Điều đó làm cho thơ ca trung đại nặng tính chất duy lý, giáo huấn. Các nhà thơ cổ “ dẫu táo bạo 13 đến đâu cũng không một lần dám dùng chữ Tôi, để nói với mình, hay - thì cũng thế - với tất cả mọi người ”. Có nghĩa là họ không dám dùng quan điểm cá nhân, lập trường cá nhân, cái nhìn cá nhân để nhìn đời và nói chuyện với mọi người. Nhưng Thơ mới thì khác. Thơ mới đã dám coi cái Tôi cá nhân như một quan điểm, như một tư cách để nhìn đời và nói với mọi người. Thơ mới đã thoát khỏi quan điểm duy lý, giáo huấn vốn là sự ràng buộc của cái chung truyền thống đối với mỗi cá nhân để giãi bày mọi bí mật của cõi lòng riêng tư, từ nỗi buồn , sự cô đơn đến những phút giây yếu đuối, thất vọng chán chường… Các nhà Thơ mới đã dám nói yêu cái mình yêu, ghét cái mình ghét. Họ dám nói nên những nỗi vui - buồn - yêu - ghét - giận - hờn - mộng - thực một cách độc lập và đầy chủ quan. Thơ mới lãng mạn đã “Khẳng định cái Tôi như một bản lĩnh tích cực trong cuộc sống, như một chủ thể sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật” 18, tr.80 . Tuy nhiên Thơ mới là thơ của giai cấp tiểu tư sản, mà giai cấp này không có hệ tư tưởng độc lập. Tư tưởng tiểu tư sản nằm trong hệ tư tưởng tư sản. Do đó ngay lập tức các nhà thơ chịu ảnh hưởng của giai cấp tư sản. Chủ nghĩa cá nhân - sản phẩm của tình trạng chiếm hữu cá nhân về quyền lợi, đã thâm nhập vào nếp sống và suy nghĩ không riêng ở giai cấp tiểu tư sản mà ở nhiều tầng lớp xã hội. Giai cấp tiểu tư sản trở thành kẻ phát ngôn trực tiếp hoặc gián tiếp cho hệ ý thức tư sản. Họ hoặc bị say đắm với cái Tôi cá nhân, hoặc bị đày vào ốc đảo của sự cô đơn, mất đi mối liên hệ đồng cảm với cuộc sống bên ngoài. Do đó vô hình chung họ đã tạo ra một vực thẳm không thể vượt qua giữa cá nhân và xã hội. Cái Tôi trong Thơ mới nói riêng và văn học lãng mạn nói chung bế tắc trong sự đối lập với thực tại. Các nhà Thơ mới thu mình về trong vỏ cá nhân với nỗi buồn uỷ mị, chán chường. Mỗi nhà thơ tự xây cho mình một thế giới riêng biệt, một hòn đảo chơi vơi: Ta là một, là riêng, là thứ nhất Không có chi bè bạn nổi cùng ta ( Xuân Diệu – Hi Mã Lạp Sơn) 14 Một thế giới hoàn toàn tách biệt với đời thường. Mọi sợi dây tình cảm, mọi liên hệ với những vấn đề trung tâm của cuộc sống đều bị cắt đứt. Đấy là vì nhà thơ tự ràng buộc, tự ngăn cách mình với cuộc sống chứ đâu phải cuộc đời phụ bạc với nhà thơ : Hồn đơn như chiếc đảo rời dặm biển Suốt một đời như núi đứng riêng tây. (Huy Cận). Xưa các nhà thơ trung đại luôn vươn tới sự hài hoà giữa con người với thiên nhiên, với cuộc sống. Tuy cái Tôi trung đại chưa có môi trường xã hội để hoạt động nhưng nó cũng chưa có nhu cầu bức bách để tự bộc lộ mình như một cá thể tách khỏi xã hội. Nay cái Tôi ấy không còn nữa. Giờ là thời của cái Tôi cô đơn, buồn nản, chán chường. Và mỗi cái Tôi tự tìm thấy cho mình một lối thoát, một hoài vọng vào quá khứ, tôn giáo, hay vào những thế giới siêu hình. Nhưng càng tìm càng lạc lối, càng thất vọng, cái Tôi lại càng cô đơn, bế tắc. Thế Lữ thoát lên tiên, say sưa du hồn mình và dẫn dắt người đọc vào cảnh tiên nga, mỹ ngọc vang dội lung linh. Nhưng tất cả chỉ như một làn gió lạnh đưa lại một ít nguôi quên, làm một thứ giải toả cho tâm hồn giữa vòng vây của biết bao lệ sầu ngang trái. Tiếng sáo thiên thai dội vào lòng nhà thơ một nỗi buồn hiu hắt của cái Tôi cô đơn : Ánh xuân lướt cỏ xuân tươi Bên rừng thổi sáo một hai kim đồng Tiếng đưa hiu hắt bên lòng Buồn ơi ! xa vắng mênh mông là buồn… (Tiếng sáo thiên thai) Không chỉ thi sĩ mà chính người tiên cũng buồn, cũng mơ màng ngỡ tiếng sáo đang chở lòng buồn của mình dìu dặt lên khơi : Thiên thai thoảng gió mơ màng Ngọc Chân buồn tưởng tiếng lòng xa bay (Tiếng sáo thiên thai). 15 Ở cõi trần Thế Lữ lại càng buồn. Nỗi lòng của Thế Lữ là nỗi Nhớ rừng của con hổ bị giam cầm trong vườn bách thú : Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới … Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu Lưu Trọng Lư thì ngoảnh mặt lại với mọi sự đau khổ, hướng cái nhìn vào một thế giới mơ màng. Cái Tôi trong thơ Lưu Trọng Lư hầu như rất ít mối quan hệ với thực tại, mất khả năng nhận thức cuộc sống mà luôn luôn chìm đắm trong thế giới mộng tưởng. Trong thơ Lưu Trọng Lư tất cả các yếu tố màu sắc, đường nét, bóng dáng con người cho đến không gian, thời gian đều không được xác định mà bảng lảng trong màn sương của những giấc mộng. Bởi vậy cái nhìn mênh mang xa vắng của Thế Lữ đến Lưu Trọng Lư đã thấm thía ngọt ngào và có sức lan toả lớn : Mưa chi mưa mãi! Buồn hết nửa đời xuân! Mộng vàng không kịp hái Mưa mãi mưa hoài (Mưa… mưa mãi) Lưu Trọng Lư đi giữa cuộc đời và trong mơ mộng như “Con nai vàng ngơ ngác”. Nhưng cuộc đời với những sự thật phũ phàng khiến ông nhiều lúc “Giật mình ta thấy mồ hôi lạnh / Mộng đẹp bên chăn đã biến rồi”. Giật mình tỉnh mộng nhưng vẫn không tìm được hướng đi để rồi sau phút giật mình ấy nhà thơ lại chìm vào nỗi sầu trong mộng tưởng . Xuân Diệu được coi là người phát ngôn đầy đủ nhất cho tư tưởng cá nhân của phong trào Thơ mới. Đọc thơ ông ta thấy một cái Tôi trữ tình nặng trĩu nỗi buồn cho dù ông là con người khát khao sự sống nhất trong các nhà Thơ mới. Xuân Diệu buồn khi nhìn ra rặng liễu đứng đìu hiu, buồn khi chiều buông lưới, 16 buồn khi thu đến, xuân về…Ta bắt gặp trong thơ ông nỗi buồn chung của cả một thế hệ về nhân tình thế thái cùng những cám cảnh thương tâm của những phận thi sĩ nghèo và bức tranh toàn cảnh ngột ngạt tù đọng không lối thoát của xã hội đương thời : Chúng ta nay trong cuộc sống ao tù Đốt điếu thuốc chiêu hồn sương quá khứ (Mơ xưa) Thi sĩ khư khư ôm trong mình nỗi “ sầu đơn vạn kiếp”, thu mình lại trong thế giới “ riêng tây”. Nhiều lúc nhà thơ tự gọi mình là “chàng sầu”, có lúc ông lại hoá thân vào con nai, con chim không tổ, núi non, hoặc người kỹ nữ. Cùng ngơ ngơ ngác ngác giữa đời nhưng “con nai vàng” của Lưu Trọng Lư còn bước đi để lại tiếng xào xạc còn “con nai chiều” của Xuân Diệu không thể cất nổi bước vì bị bủa vây trong “lưới chiều” : Tôi là con nai bị chiều đánh lưới Không biết đi đâu, đứng sầu bóng tối ( Khi chiều giăng lưới) Cùng ra đời với Thơ mới trong cảnh nước mất nhà tan, trong một xã hội có nhiều chuyện đau buồn nhưng cái Tôi trong thơ ca cách mạng là cái Tôi hoà hợp với cái Ta của quần chúng lao khổ. Nói như Tố Hữu : Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời (Từ ấy) Còn cái Tôi Thơ mới lại rơi vào tình trạng cô đơn, lạc lõng “hồn đơn chiếc như đảo rời dặm biển” ( Huy Cận ) hay”không có chi bè bạn nổi cùng ta” ( Xuân Diệu ). Thực ra không phải đến Thơ mới lãng mạn mới buồn mà cái buồn đã triền miên day dứt trở đi, trở lại trong nhiều thế hệ thi ca. Các nhà nho như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Lê Hữu Trác, Nguyễn Công 17 Trứ, Nguyễn Khuyến đều không tránh được tâm trạng đau buồn và cô đơn. Chỉ có điều tuy đau buồn cô độc nhưng họ không bao giờ dao động, hoang mang. Còn với Thơ mới đau buồn cô độc là tâm trạng của cái Tôi nhỏ bé, bơ vơ lạc lõng giữa cuộc đời. Tâm trạng ấy đã thấm sâu vào quan điểm thẩm mỹ của các nhà thơ. Huy Cận cho rằng “Cái đẹp bao giờ cũng hơi buồn”( Kinh cầu tự ). Chế Lan Viên thì hết lời ca ngợi cái đẹp của hạt lệ: “Hạt lệ ! Những ngôi tinh lạc rơi từ một vòm trời luôn luôn khuya khoắt là bầu mắt thẳm xuống trần gian mãi mãi gió sương, là lòng đau bát ngát của con người” ( Lời tựa chung cho Vàng sao và Gai lửa). Đau buồn và cô đơn đã trở thành thứ tâm bệnh chung của chủ nghĩa lãng mạn và là tình trạng phổ biến của cả một thế hệ thi nhân trong phong trào Thơ mới. Từ Thế Lữ đến Huy Cận, từ Xuân Diệu đến Vũ Hoàng Chương, từ Nguyễn Bính đến Hàn Mặc Tử… đã tích tụ tất cả những nỗi đau nhân tình thế thái để viết nên bản đại hoà tấu mà tất cả các cung bậc đều ngậm ngùi đau xót, ảo não, tái tê. 1.2. Nỗi cô đơn, buồn nản chán chƣờng trong Thơ say và Mây Vũ Hoàng Chương xuất hiện với một cái Tôi lồ lộ trong không gian bao la của bầu trời Thơ mới. Thơ say và Mây của ông chất chứa cả một khối sầu bởi nó xuất phát từ những nét thăng trầm, những mất mát trong chính cuộc đời của nhà thơ. Bởi thế cái buồn trong thơ ông mang một âm hưởng rất riêng, rất Vũ Hoàng Chương. Đó là nỗi buồn của một trái tim đa sầu đa cảm và tràn ngập yêu thương. Nỗi sầu ấy xuất phát từ những nguyên nhân sau. 1.2.1. Cô đơn , buồn nản, chán chƣờng bởi cảm giác lạc loài Như trên đã nói, cái Tôi Thơ mới ngay từ khi mới ra đời đã rơi vào tình trạng bơ vơ, lạc lõng không lối thoát. Mặc cảm lạc loài đã khiến các nhà thơ lo sợ, hốt hoảng trốn tránh cuộc đời, nhưng càng lẩn tránh càng tuyệt vọng, càng bế tắc. Bao trùm lên thơ Vũ Hoàng Chương là một khối sầu cao ngất. Và gắn liền với khối sầu ấy là cảm hứng cô đơn lạc loài của một cá nhân luôn muốn tự khẳng định mình. Sống giữa cuộc đời mà thi sĩ luôn cảm thấy vô nghĩa tầm thường, con người không thể hoà đồng với hiện tại. Thi sĩ đã tự biến 18 mình thành kẻ cô đơn xa lạ với hiện thực, đứng ngoài cuộc sống. Tâm trạng cô đơn của Vũ Hoàng Chương phản ánh sự thiếu vắng một ý thức cộng đồng, xa lạ và chủ quan trong nhận thức xã hội và thời đại : Lũ chúng ta đầu thai nhầm thế kỷ Một đôi người u uất nỗi chơ vơ Đời kiêu bạt không dung hồn giản dị Thuyền ơi thuyền xin nghé bến hoang sơ ( Phương xa ) Cô đơn, lạc loài khiến cho nhà thơ cảm thấy xa lạ với đời, với chính mình, với cả quê hương giống nòi. Mặc cảm “bị quê hương ruồng bỏ giống nòi khinh” đã khiến nhà thơ nghi ngờ vào chính sự xuất thân của mình : “Lũ chúng ta lạc loài dăm bảy đứa”, “Lũ chúng ta đầu thai nhầm thế kỷ”. Không biết bấu víu vào đâu , như chiếc thuyền giữa biển khơi mịt mùng, thi sĩ chỉ còn biết buông xuôi phó mặc cuộc đời cho số phận. Nhà thơ đã tự tách mình ra khỏi cuộc đời, chạy trốn khỏi cộng đồng, tìm đến một phương xa vô định : Nhổ neo rồi thuyền ơi! Xin mặc sóng Xô về đông hay dạt tới phương đoài Xa mặt đất giữa vô cùng cao rộng Lòng cô đơn cay đắng hoạ dần vơi ( Phương xa ) Đó là sự bất lực, buông xuôi hay là sự nổi loạn để khẳng định cái Tôi - cá nhân Vũ Hoàng Chương ? Ta thấy rằng Vũ Hoàng Chương là thi sĩ đầy tài năng và tâm huyết. Nhưng tài năng và tâm huyết của ông đã bị làn gió vô tình của cuộc đời cuốn mất khiến ông lâm vào tình trạng thất vọng, chán chường. Nhưng đó cũng là lúc khát vọng sống hoà nhập lại trỗi dậy hơn lúc nào hết. Nhà thơ đau đớn thốt lên : Ta đã làm chi đời ta xưa? Ta đã dùng chi đời ta chưa? ( Đời tàn ngõ hẹp ) 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan