Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa t...

Tài liệu Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường

.DOC
16
344
84

Mô tả:

z TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ *************** TIỂU LUẬN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CHỦ NGHĨA MAC-LENIN ĐỀ TÀI PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Giáo viên hướng dẫn: Trần Quang Huy Sinh viên thực hiện: Trương Thị Huyền Lớp: A8-TC-K48 Khoa: Tài chính ngân hàng Hà Nội,ngày 15 tháng 11 năm 2009 Mục lục Lời mở đầu Chương 1 2 Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến 3 1.1 Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến 3 1.1.1 Nội dung nguyên lí mối liên hệ phổ biến 3 1.1.2 Ý nghĩa phương pháp luận 5 Chương 2 Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trườg 2.1 môi trường Mối liên hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ 2.2 kinh tế Môi trường đang bị hủy hoại bởi các chính sách phát triển 5 5 6 2.2.1 Môi trường đang bị hủy hoại bởi các chính sách phát triển kinh 6 2.2.2 Phát triển kinh tế và môi trường ở Việt Nam tế 8 2.3 Giải pháp 9 2.3.1 Giải pháp chung 9 2.3.2 Một số giải pháp cho các nước đang phát triển như Việt Nam 11 Lời kết 13 Tài liệu tham khảo 14 2 LỜI MỞ ĐẦU Con người từ khi có mặt trên trái đât đã có sự gắn bó hữu cơ với môi trường. Từ thời kì công xã nguyên thủy con người đã sống dựa vào môi trường tự nhiên bằng cách săn bắn hái lượm.Trong quá trinh lao động con người đã chế tạo ra công cụ lao động để cải biến tự nhiên, phục vụ cho mục đích của mình. Xã hội càng phát triển thì khả năng con người tác động vào môi trường càng lớn. Và môi trường theo một cách nào đó cũng sẽ tác động ngược trở lại con người một. Sự tồn tại cân bằng của mối quan hệ này là điều kiện đảm bảo sự tồn tại và phát triển của loài người. Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hoá. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và cả loài người trong quá trình sống. Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường. Nhưng hiện nay cùng với quá trình phát triển kinh tế chúng ta đã đang làm mất đi sự cân bằng vốn có của mối quan hệ đó. Chúng ta đang hủy hoại môi trương tự nhiên một cách nhanh chóng. Và tất yếu hậu quả mà chúng ta nhận lại được cũng sẽ hết sức nặng nề. Mà nếu không có sự cải thiện tich cực thì chính sự tồn tại của con người cũng sẽ bị đe dọa. Chính vì tầm quan trọng của môi trường và nhận thúc được sức hủy hoại ghê gớm của con người đối với môi trường, tôi quyết định chọn đề tài “ Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trương sinh thái” để viết tiểu luận. Với mong muốn tìm hiểu và tìm ra giải pháp cho quá trinh phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường. 3 CHƯƠNG 1 PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN 1.1 Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến 1.1.1 Nội dung nguyên lí về mối liên hệ phổ biến Triết học ra đời từ thời cổ đại đánh dấu sự ra đời của phép biện chứng. Trải qua hàng ngàn năm tồn tại và phát triển có phồn vinh có suy vong. Khởi đầu là phép biện chứng tự phát cổ đại, thể hiện rõ nét trong thuyết “âm - dương” của Trung Quốc, đăc biệt là trong nhiều học thuyết của Hi Lạp cổ đại. Đến khoảng thế kỷ 17 nửa đầu thế kỷ 18, phương pháp siêu hình thống trị trong tư duy triết học. Trong khoảng nửa sau thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 đây là thời kỳ tổng kết các lịch sử triết học nhân loại và hình thành hệ thống lớn đó là phương pháp biện chứng duy tâm mà đại diện là Hêgen ông được coi là tiền đề của phương pháp biện chứng duy vật sau này. Ngày nay phép biện chứng đã đạt đến trình độ cao nhất đó là phép biện chứng duy vât. Phép biện chứng duy vật được tạo thành từ một loạt những phạm trù, những nguyên lý, những quy luật được khái quát từ hiện thực phù hợp với hiện thực. Cho nên nó phản ánh đúng sự liên hệ, sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy.P.Ăngen đã định nghĩa: “phép biện chứng…là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy.” Phép biện chứng duy vật có vai trò làm sáng tỏ những quy luật của sự liên hệ và phát triển của tự nhiên, xã hội loài người và của tư duy. Vì vậy ở bất kỳ cấp độ phát triển nào của phép biện chứng duy vật, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến vẫn được xem là một trong những nguyên lí có ý nghĩa khái quát nhất. Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến cho rằng các sự vật hiện tượng và các quá trình cấu thành thế giới đó vừa tách biệt nhau, vừa có sự liên hệ qua lại, thâm nhập và chuyển hoá lẫn nhau.Trong đó liên hệ là sự tác động qua lại lẫn nhau, là điều kiện tiền đề tồn tại cho nhau, là sự quy định lẫn nhau, là sự nương tựa lẫn nhau, sự chuyển hoá lẫn nhau của các mặt, các yéu tố, các thuộc tính cấu thành sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Ngoài ra những người theo quan điểm duy vật biện chứng còn khẳng định cơ sở của sự liên hệ qua lại giữa các sự vật và hiện tượng chính là tính 4 thống nhất vật chất của thế giới. Theo quan điểm này, các sự vật, các hiện tượng trên thế giới dù có đa dạng, có khác nhau như thế nào đi chăng nữa thì chúng cũng chỉ là những dạng tồn tại khác nhau của một thế giới duy nhất là thế giới vật chất. Các mối liên hệ diễn ra trong mỗi sự vật, giữa các sự vật với nhau, trong toàn bộ vũ trụ, trong mọi không gian và thời gian. Quan điểm duy vật biện chứng không chỉ khẳng định tính khách quan, tính phổ biến của sự liên hệ giữa các sự vật, các hiện tượng, các quá trình mà nó còn nêu rõ dạng trong sự tồn tại, sự vận tính đa dạng của sự liên hệ qua lại đó. Tính đa dạng của sự liên hệ do tính đa động và phát triển của chính các sự vật và hiện tượng quy định. Có mối liên hệ bên trong là mối liên hệ qua lại, là sự tác động lẫn nhau giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, các thuộc tính, các mặt khác nhau của một sự vật, nó giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật. Có mối liên hệ bên ngoài là mối liên hệ giữa các sự vật, các hiện tượng khác nhau, nói chung nó không có nghĩa quyết định, hơn nữa nó thường phải thông qua các mối liên hệ bên trong mà phát huy. Tuy nhiên mối liên hệ bên ngoài cũng hết sức quan trọng, đôi khi còn giữ vai trò quyết định. Ngoài ra còn có mối liên hệ chủ yếu, có mối liên hệ thứ yếu, có mối liên hệ chung bao quát toàn bộ thế giới, có mối liên hệ bao quát một số lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực riêng biệt của thế giới. Có mối liên hệ trực tiếp, có mối liên hệ gián tiếp mà trong đó sự tác động qua lại được thực hiện thông qua một hay một số khâu trung gian. Có mối liên hệ bản chất và mối liên hệ không bản chất, có mối liên hệ tất yếu và mối liên hệ ngẫu nhiên. Có mối liên hệ giữa các sự sự vật khác nhau, có mối liên hệ khác nhau của cùng một sự vật. Sự vật, hiện tượng nào cũng vận động và phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, giữa các giai đoạn đó cũng có mối liên hệ với nhau tạo thành lịch sử phát triển hiện thực của các sự vật và các quá trình tương ứng. Quan điểm duy vật biện chứng về sự liên hệ đòi hỏi phải thừa nhận tính tương đối trong sự phân loại đó. Các loại liên hệ khác nhau có thể chuyển hoá cho nhau. Sự chuyển hoá đó có thể diễn ra hoặc do thay đổi phạm vi bao quát khi xem xét hoặc do kết quả vận động khách quan của chính sự vật hiện tượng ấy. 1.2 Ý nghĩa phương pháp luận về mối liên hệ phổ biến Từ tính khách quan và phổ biến của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt động nhận thức và nhận thức cần phải có quan điểm toàn diện 5 Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và xử lí các tình huống thực tiễn cần phải xem xét sự vật trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận giữa các yếu tố,giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác .chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật và sử lí có hiệu quả các vấn đfcuar đời sống thực tiễn.Như vậy quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện siêu hình trong nhận thực tiễn. Từ tính chất đa dạng ,phong phú của các mối liên hệ cho thấy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn khi thực hiện quan điểm toàn diện thì đồng thời cũng cần phải kết hợp với quan điểm lịch sử - cụ thể. Quan điểm lịch sử - cụ thể yêu cầu trong việc nhận thức và xử lí các tình huông cụ thể trong hoạt động thực tiễn cần phải xét đến nhưng tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức và tình huống phải giải quyết khac nhau trong thực tiễn.Phải xác định rõ vị trí và vai trò khac nhau của mối liên hệ cụ thể trong những tình huống cụ thểdder từ đó có được những giải pháp đúng dắn và có hiệu quảtrong việc xử lí các vấn đề thực tiễn.Như vậy,trong nhận và thực tiễn tránh và khắc phục những quan điểm phiến diện, siêu hình ,mà con phải tránh và khắc phục quan điểm chiết trung, ngụy biện 6 CHƯƠNG 2 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯƠNG KINH TẾ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 2.1 Mối liên hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường Môi trường sinh thái là toàn bộ các điều kiện vô cơ, hữu cơ của các hệ sinh thái ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và mọi hoạt động khác của xã hội loài người.,. Còn tăng trưởng kinh tế nhằm cải thiện và phát triển đời sống của con người. Vì vậy giữa môi trường sinh thái và tăng trưởng kinh tế có mối liên hệ biện chứng chặt chẽ. Như chúng ta đã biết môi trường sống được sinh ra và tồn tại trong tự nhiên, vì vậy có thể nói nó tồn tại một cách khách quan độc lập với ý thức con người. Tuy nhiên sự phát triển của môi trường lại hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của con người, con người có thể tác động làm cho môi trường tốt lên hoặc xấu đi. Tăng trưởng kinh tế lại được sinh ra, tồn tại và phát triển hoàn toàn phụ thuộc vào con người nên nó tồn tại chủ quan. Môi trường và tăng trưởng kinh tế đều phụ thuộc trực tiếp vào các hoạt đông vật chất của con người, từ đó ta có thể thấy môi trường cũng chịu tác động của tăng trưởng kinh tế và ngược lại, mối quan hệ giữa chúng được thông qua một thực thể đó là con người. Môi trường là địa bàn để tăng trưởng kinh tế hoạt động vì tăng trưởng kinh tế diễn ra trên diện rộng và cần khai thác tài nguyên thiên nhiên nhằm phục vụ cho lợi ích của con người. Nhưng tài nguyên của môi trường không phải là vô hạn. Nếu chỉ tăng trưởng kinh tế mà không nghĩ đến việc cải tạo môi trường thì một ngày nào đó tăng trưởng kinh tế phải dừng lại do môi trường bị suy thoái. Lúc đó con người phải gánh chịu hậu quả do chính con người gây ra. Một sản phẩm do con người tạo ra lại phá huỷ cái mà con người chịu tác động trực tiếp vì con người không thể sống mà không chịu sự tác động của môi trường. Ngược lại, nếu tăng trưởng kinh tế gắn với việc bảo vệ môi trường thì không những nó làm cho đời sống của con 7 người ngày càng được cải thiện mà nó còn làm cải thiện cả môi trường.Đó cũng là lí do nhà nước có ngân sách cho những dự án bảo vệ môi trường, nguồn tài nguyên bị khai thác được thay thế dần bởi các nguồn tài nguyên tự tạo 2.2 Môi trường đang bị hủy hoại bởi các chính sách phát triển kinh tế 2.2.1 Môi trường đang bị hủy hoại bởi các chính sách phát triển kinh tế “Tăng trưởng kinh tế là một phương tiện cơ bản để có thể có được phát triển, nhưng bản thân nó chỉ là một đại diện rất không hoàn hảo của tiến bộ xã hội”(2). Điều rất dễ nhận thấy và không thể bác bỏ là: hệ thống kinh tế và hệ thống môi trường sinh thái không dung hoà nhau mà bộc lộ những mâu thuẫn mang tính sinh tồn ngày càng trở nên rất rõ nét trong sự phát triển của xã hội hiện đại. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là để làm kinh tế và đạt bằng được các mục tiêu kinh tế, các mối liên quan về môi trường sinh thái đã bị bỏ qua, thiếu sự tôn trọng khi ứng dụng khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật. Đối với các nước đang phát triển, nguồn tài nguyên thiên nhiên có vai trò rất to lớn, đóng góp đáng kể vào tỉ lệ tăng trưởng kinh tế. Song, nếu khai thác nguồn tài nguyên này một cách quá mức, dẫn đến hệ sinh thái bị mất cân đối nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường gia tăng. Đó chính là hậu quả lớn nhất do tăng trưởng kinh tế mà không quan tâm bảo vệ môi trường. Dẫn đến là: ngày càng nhìn thấy rõ giới hạn của sự tăng trưởng là việc chuyển đổi từ trạng thái con người bị thiên nhiên đe doạ và phải chống lại nó trước đây, sang trạng thái con người đang đe doạ thiên nhiên, xâm hại đến môi trường, trong khi môi trường là yếu tố không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của chính con người. Theo nhiều dự báo, nếu con người cứ khai thác như mức hiện nay, trong số các tài nguyên khoáng vật (tài nguyên không tái tạo được) có thể duy trì: sắt được 173 năm, than được 150 năm, nhôm được 55 năm, đồng được 48 năm, vàng được 29 năm; các nguồn tài nguyên sinh vật, rừng rậm trong 170 năm nữa sẽ bị đốn hết, trong đó, mưa rừng nhiệt đới có thể hết nhẵn sau 40 năm nữa. Các nhà khoa học chỉ ra rằng, hiện nay trên trái đất đã không còn tìm thấy một vùng đất nào hoàn toàn không bị ô nhiễm. Sự ô nhiễm nghiêm trọng 8 môi trường trái đất không chỉ tạo ra khủng hoảng sinh thái mà còn tạo ra khủng hoảng sinh tồn của con người”(3). Đã có rất nhiều bài học cho các nước vì quá coi trọng tăng trưởng kinh tế nhanh, tạo được sự bứt phá lớn về kinh tế, mong vượt lên các nước khác về kinh tế, song đã phải trả giá đắt về việc làm cạn kiệt và suy thoái môi trường. Trung Quốc – quốc gia có sự phát triển thần kỳ về nền kinh tế đã trở thành gánh nặng cho môi trường là một ví dụ. Trung Quốc hiện có 16 trong 20 đô thị ô nhiễm nhất trên thế giới; 4 đô thị tệ nhất nằm ở vùng Đông Bắc giàu than đá (70% nhu cầu năng lượng của Trung quốc lấy từ than đá). Mưa acid chứa sunphur dioxide từ các nhà máy điện than đá thải ra rơi trên 1/4 lãnh thổ Trung Quốc, làm giảm năng suất mùa màng và xói mòn mọi công trình xây dựng. Đất đai Trung Quốc cũng tàn lụi vì phát triển. Phá rừng, song song với khai thác quá mức đồng cỏ để nuôi súc vật và canh tác đã biến các vùng ở Đông Bắc Trung Quốc thành sa mạc. Sa mạc Gôbi đang dần xâm chiếm miền Tây và Bắc Trung Quốc, lan rộng mỗi năm khoảng nửa triệu héc ta. 1/4 lãnh thổ Trung Quốc nay đã thành sa mạc do mất rừng. Cục Lâm vụ Trung Quốc ước lượng là hiện tượng sa mạc hoá đã biến 400 triệu dân Trung Quốc thành người tị nạn môi sinh, phải tìm kiếm nơi ở mới. Đất đai bị ô nhiễm cũng gây lo ngại về an toàn thực phẩm. Sông Dương Tử và sông Hoàng Hà là hai nguồn cung cấp nước quan trọng nhất cho Trung Quốc bị ô nhiễm nặng. Sông Dương Tử tiếp nhận 40% nước cống, hơn 80% nước thải chưa qua xử lý. Sông Hoàng Hà cung cấp nước cho 150 triệu người và nước tưới cho 15% đất nông nghiệp Trung Quốc, nhưng 2/3 nước sông này không an toàn và 10% vào loại nước cống thải. Báo cáo tiên đoán lượng mưa ở lưu vực 3 con sông trong 7 lưu vực chính của Trung Quốc, nghĩa là các vùng xung quanh sông Hoài, sông Liêu và sông Hải sẽ giảm, làm mất đi 37% sản lượng lúa mì, lúa gạo và bắp vào năm 2050. Để sản xuất một đơn vị hàng hoá, Trung Quốc phải tiêu thụ tài nguyên gấp 7 lần so với Nhật Bản, 6 lần so với Hoa Kỳ và 3 lần so với Ấn Độ(4). 2.2.2 Phát triển kinh tế và môi trường của ở Việt Nam 9 Cũng giống như một số nước đang phát triển khác, tình trạng ô nhiễm môi trường do tăng trưởng kinh tế gây ra ở Việt Nam là điều không tránh khỏi, đang là một trong những vấn đề bức xúc đòi hỏi phải giải quyết hiện nay. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế quốc tế, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những năm qua rất ngoạn mục. Tuy nhiên, cảnh báo của nhiều tổ chức quốc tế dành cho Việt Nam rằng, chúng ta không thể chạy theo các chỉ số tăng trưởng kinh tế mà bất chấp tình trạng môi trường sống đang bị hủy diệt quá nhanh. Nói cách khác, môi trường bị hủy diệt chính là mặt trái của tăng trưởng ở Việt Nam Bà Nguyễn Ngọc Lý, trưởng phòng Phát triển bền vững của UNDP Việt Nam đã cảnh báo về tình hình môi trường nước ta. Bà nói: cách đây 12 năm, TP Hồ Chí Minh (TPHCM) từng tính tới nguy cơ trở thành một Bangkok thứ hai về mức độ ô nhiễm, nay thì ô nhiễm ở đây chẳng khác Bangkok, nếu chưa nói là tệ hại hơn. Theo GEO-4, mức độ ô nhiễm không khí của Hà Nội cao hơn TPHCM một bậc, chỉ kém Bắc Kinh, Thượng Hải. “Bây giờ là thời điểm mà Việt Nam cần kiên trì theo đuổi phát triển bền vững... Nếu không giải quyết được những vấn đề dai dẳng này thì Việt Nam sẽ có thể xoá đi tất thảy các thành tựu đã đạt được cho đến nay”, bà Lý dẫn lời UNEP. Điều phối viên thường trú của LHQ tại Việt Nam John Hendra cảnh báo: “Người dân London hoặc vùng hạ Manhattan có thể bình thản đón nhận viễn cảnh biến đổi khí hậu làm tăng mực nước biển bởi lẽ họ có hệ thống đê bao kiên cố, nhưng đối với Bangladesh, đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam thì hoàn toàn có cơ sở để cho rằng đây là mối hiểm họa đáng lo ngại”. Báo cáo Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu – đoàn kết nhân loại trong một thế giới phân cách của UNDP cảnh báo: “15 năm qua, Việt Nam đã có tiến bộ vượt bậc về phát triển con người... Tuy vậy, biến đổi khí hậu gây ra mối đe dọa thật sự đối với những thành tựu đó, và không đâu nghiêm trọng hơn khu vực đồng bằng sông Cửu Long”. Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) đã chỉ ra rằng, bây giờ là thời điểm mà Việt Nam cần kiên trì theo đuổi phát triển bền vững. Nếu không giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường thì Việt Nam sẽ có thể xóa đi tất cả các 10 thành tựu đã đạt được từ trước tới nay… Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên đã nhấn mạnh: 20 năm tăng trưởng kinh tế liên tục, nhưng cứ tăng 1 GDP mà không có chiến lược môi trường thì sẽ mất đi 3GDP về môi trường. 2.3 Giải pháp 2.3.1 Giải pháp chung Đảm bảo một sự cân bằng giữa nhu cầu tăng trưởng kinh tế với đòi hỏi bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tái tạo môi trường, vừa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của thế hệ hiện tại trong tăng trưởng và phát triển, vừa không làm phương hại gì đến nhu cầu và khả năng ứng dụng các nguồn tài nguyên của các thế hệ tương lai là một yêu cầu bức thiết. Thực hiện sự phát triển “bình đẳng và cân đối” về tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sẽ chấm dứt tình trạng đi kèm với lợi nhuận tăng cao là cái giá phải trả bằng tính mệnh của người dân bị đe doạ… do ô nhiễm môi trường từ tăng trưởng kinh tế. Một là, thay đổi nhận thức của các chủ thể kinh tế theo định hướng mới cần thiết về phát triển kinh tế (cả cấp vĩ mô và vi mô) trong việc ngăn cản sự chuyển biến nhanh những nhận thức về sinh thái trong hoạt động kinh tế, chấm dứt cách tư duy: một nền kinh tế hài hòa với môi trường sẽ làm thiệt hại đến mục tiêu lợi nhuận, tăng trưởng kinh tế thật cao là vấn đề trọng tâm cần làm trước còn việc bảo vệ môi trường thì sẽ thực hiện sau và có thừa tiền để sửa sai nếu xảy ra ô nhiễm môi trường… Xã hội hoá giáo dục môi trường cần được thực hiện và triển khai nhanh chóng đối với các chủ thể kinh tế. Bởi lẽ, sự tác động vào môi trường tự nhiên một cách tự phát và gây thảm hoạ không chỉ cho môi trường tự nhiên mà còn tác động xấu đến sự tăng trưởng kinh tế khi những chủ thể này chưa nhận thức đúng đắn vai trò của môi trường, của công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh tế. Hai là, việc đưa các vấn đề môi trường vào trong quá trình lập kế hoạch phát triển quốc gia nói chung, trong phát triển kinh tế nói riêng phải được coi là một trong những giải pháp quan trọng để vượt qua thách thức về môi trường; cần sớm 11 đưa bảo vệ môi trường thành một ngành kinh tế, thành chính sách kinh tế điều tiết hoạt động phát triển. Đó vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện để nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững. Do vậy, bên cạnh việc xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc dân ở cả vĩ mô và vi mô, dài hạn và ngắn hạn cần có sự kết hợp việc khai thác tiềm năng với việc bảo vệ, giữ gìn môi trường sinh thái Ba là, giảm thiểu giới hạn mâu thuẫn giữa hệ thống kinh tế và hệ thống sinh thái thông qua việc thích ứng mục tiêu kinh tế và cách thức tác động nó vào nhu cầu sinh thái. Khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên trong hệ thống tự nhiên, hệ thống tái tạo trong tăng trưởng kinh tê. Cần nắm vững quy luật của sự phát triển đều có giới hạn trong mỗi hệ sinh thái sử dụng trên nguyên tắc bảo vệ và phát triển bền vững. Phát hiện và khuyến khích mục tiêu hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường bằng cách sử dụng công nghệ mới, thực hiện chuyển giao công nghệ, thực hiện công nghệ “xanh và sạch”… trong hoạt động kinh tế. Bốn là, áp dụng biện pháp kinh tế trong quản lý môi trường: đánh thuế các sản phẩm có thể và gây ô nhiễm môi trường, thu lệ phí với các hoạt động kinh tế gây ô nhiễm môi trường, cấm hoạt động đối với các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, kiên quyết xử lý các vi phạm về môi trường của các tổ chức, cá nhân theo Luật Môi trường ban hành; ưu đãi, đầu tư cho các hoạt động kinh tế thân thiện, cải thiện với môi trường tự nhiên. Phát triển kinh tế mù quáng sẽ huỷ hoại môi trường. Song, phát triển một nền kinh tế với phương châm công nghiệp hoá, hiện đại hoá một cách có ý thức, sáng suốt, có sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước, của toàn thể xã hội thì việc bảo vệ môi trường sẽ được đảm bảo. Đảm bảo sự hài hoà giữa lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường chính là thực hiện phát triển bên vững về tăng trưởng kinh tế, về bảo vệ môi trường. 2.3.2 Một số giải pháp cho một số nước đang phát triển như Việt Nam  Tăng cường kiểm tra, giám sát sự tuân thủ về pháp luật của các cơ sở công nghiệp 12  Khuyến khích sử dụng công nghệ và dây chuyền sản xuất tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu, phát triển nguồn năng lượng sạch, ít khí thải.  Bắt buộc các nhà máy mối đầu tư áp dụng công nghệ tiên tiến, xây dựng và vận hành hệ thống xử lí nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường.  Lập quy hoạch môi trường song song với việc quy hoạch và phát triển công nghiệp.  Đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống tiêu thoát nước, xử lí nước thải công nghiệp trước khi thải ra môi trường.  Tổ chức và quản lý kịp thời đúng quy cách các loại chất thải rắn công nghiệp, chất thải y tế và các loại chất thải khác.  Thực hiện chủ chương xanh hoá đô thị và khu công nghiệp, xây dựng hành lang xanh và vùng chuyển tiếp giữa khu công nghiệp và khu dân cư.  Cần bảo vệ, tôn tạo, khai thác và sử dụng tài nguyên hợp lí, đảm bảo sự phát triển bền vững.  Các sản phẩm về nông nghiệp cần hạn chế các loại thuốc gây hại cho người sử dụng cũng như cho đất trồng.  Có chính sách ưu đãi đối với các sản phẩm có nhãn sinh thái Ngoài ra để đảm bảo sự phát triển bền vững nhà nước củachúng ta cần:  Có hình phạt nặng hơn nữa đối với những kẻ chặt phá rừng trái phép  Thành lập các khu bảo tồn động, thực vật  Khai thác gỗ hợp lí  Khai thác dầu hợp lí  Bảo vệ nguồn sinh vật biển, đặc biệt là những loại quý hiếm  Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường 13 LỜI KẾT Phát triển kinh tế là xu hướng chung của toàn cầu nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc hủy hoai và khai thác môi trương một cách triệt để nhằm mang lại những lợi ích kinh tế. Phát triển kinh tế cần song song với việc bảo vệ môi trường.Có như vậy tăng trưởng kinh tế mới bền vững và không ảnh hưởng tới nhu cầu đáp ưng của thế hệ tương lai. Hiện nay trong chiến lược phát triển bền vững của mỗi quốc gia vấn đề bảo vệ môi trường lại càng cần được quan tâm và chú ý thực hiện với sự nỗ lực cao nhất. Hi vọng một tương lai không xa vấn đề môi trường sẽ được quan tâm đúng mức hơn nữa.Các quốc gia sẽ có chính sách hợp lí hơn nữa để bảo vệ môi trường vì tương lai của toan nhân loại. Và hành tinh của chúng ta sẽ mãi là một hành tinh trong sạch. 14 Tài liệu tham khảo 15 - G.s Lê Quý An, Du lịch và môi trường, Tạp chí Du lịch, số 12, 1999. Nguyễn Anh, Hội thảo khoa học về môi trường chuyên ngành mỏ, luyện kim, hoá chất, Tạp chí Công nghiệp, số 19, 1999. Craig Leisher, Môi trường Việt Nam những điều cần làm, Tạp chí Bảo vệ T.s Nguyễn Đắc Huy, Đinh Đức Tường, Nguyễn Mỹ Hoàng, Một vài suy nghĩ về quản lý môi trường trong nền kinh tế chuyển đổi ở Việt Nam, Tạp chí Chuyên đề Môi trường kinh Nhiều tác giả, Bảo vệ môi trường trên quan điểm phát triển bền vững, Tạp chí Bảo vệ môi trường, số 6, 2002. Nhiều tác giả, Môi trường, quá khứ, hiện tại, tương lai, Tạp chí Khoa học công nghệ và môi trường, số 7, 2002. T.s Danh Sơn, Các lợi ích về bảo vệ môi trường ở nước ta, Tạp chi Bảo vệ môi trường, số 2 năm 2001. Báo cáo Tương lai của chúng ta của Hội đồng phát triển thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) của LHQ, năm 1992. Ngân hàng thế giới, Phát triển và Môi trường, Báo cáo phát triển thế giới năm 1992, Hà Nội, 1993, tr.14. PGS.TS. Ngô Doãn Vịnh, Những vấn đề chủ yếu về kinh tế phát triển, Nxb CTQG, H, 2006, tr.89-90. - Thời báo Kinh tế Sài gòn, số 39, ngày 29-9-2007, tr.58-59. http://www.thiennhien.net/news/150/ARTICLE/4029/2007-12-31.html
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan