Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển y đức của người thầy thuốc quân đội hiện nay...

Tài liệu Phát triển y đức của người thầy thuốc quân đội hiện nay

.PDF
248
141
147

Mô tả:

BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ VŨ HOÀI NAM PHÁT TRIỂN Y ĐỨC CỦA NGƯỜI THẦY THUỐC QUÂN ĐỘI HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC HÀ NỘI - 2015 BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ VŨ HOÀI NAM PHÁT TRIỂN Y ĐỨC CỦA NGƯỜI THẦY THUỐC QUÂN ĐỘI HIỆN NAY Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử giáo dục Mã số: 62 14 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS, TS Mai Văn Hóa 2. PGS, TS Phạm Viết Vượng HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Vũ Hoài Nam MỤC LỤC 5 MỞ ĐẦU TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 12 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ Y ĐỨC VÀ PHÁT TRIỂN Y ĐỨC CỦA NGƯỜI THẦY THUỐC QUÂN ĐỘI 27 1.1 Những vấn đề lý luận về y đức 27 1.2 Những vấn đề lý luận về phát triển y đức của người thầy thuốc quân đội trong bối cảnh hiện nay 1.3 41 Nội dung phát triển y đức và tiêu chí đánh giá sự phát triển y đức của người thầy thuốc quân đội 53 Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN Y ĐỨC CỦA 2.1 61 NGƯỜI THẦY THUỐC QUÂN ĐỘI HIỆN NAY Phương pháp khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển y đức của người thầy thuốc quân đội 2.2 Tình hình phát triển y đức của người thầy thuốc quân đội hiện nay 2.3 61 64 Những bài học kinh nghiệm về phát triển y đức của người thầy thuốc quân đội 100 Chương 3 BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN Y ĐỨC CỦA NGƯỜI THẦY 3.1 104 THUỐC QUÂN ĐỘI HIỆN NAY Xu hướng phát triển y đức và những vấn đề đang đặt ra đối với người thầy thuốc quân đội hiện nay 3.2 104 Yêu cầu và các biện pháp phát triển y đức của người thầy thuốc quân đội Chương 4 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 106 136 4.1 Những vấn đề chung về thực nghiệm sư phạm 136 4.2 Tổ chức thực nghiệm sư phạm 137 4.3 Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 147 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 167 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 170 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 172 PHỤ LỤC 179 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ CHỮ VIẾT TẮT Bác sĩ nội trú BSNT Đạo đức cách mạng ĐĐCM Độ lệch chuẩn ĐLC Đối chứng ĐC Đơn vị quân y ĐVQY Điểm trung bình ĐTB Kinh tế thị trường KTTT Phát triển y đức PTYĐ Thầy thuốc quân đội TTQĐ Thực nghiệm TN Trung bình chung TBC Tư bản chủ nghĩa TBCN Xã hội chủ nghĩa XHCN DANH MỤC BẢNG TT TÊN BẢNG Trang Bảng 2.1 Các đối tượng khảo sát 62 Bảng 2.2 Kết quả khảo sát vai trò của y đức đối với người TTQĐ 65 Bảng 2.3 Lý do trở thành người TTQĐ 67 Bảng 2.4 Thực trạng về niềm tin y đức của người TTQĐ 68 Bảng 2.5 Thực trạng ý chí y đức của người TTQĐ 69 Bảng 2.6 Thực trạng mức độ phát triển ý thức y đức của người TTQĐ 70 Bảng 2.7 Thực trạng thái độ y đức của người TTQĐ với NB 73 Bảng 2.8 Thực trạng thái độ y đức với đồng nghiệp và với bậc thầy 75 Bảng 2.9 Thực trạng thái độ y đức của người TTQĐ với xã hội, cộng đồng 77 Bảng 2.10 Thực trạng thái độ y đức với công việc, với chính bản thân 78 Bảng 2.11 Thực trạng phát triển thái độ y đức của người TTQĐ 79 Bảng 2.12 Thực trạng hành vi y đức đối với quá trình tự bồi dưỡng, tự 80 rèn luyện y đức của người TTQĐ Bảng 2.13 Thực trạng hành vi y đức trong chấp hành các qui định, điều 81 lệnh và pháp luật của người TTQĐ Bảng 2.14 Thực trạng hành vi y đức trong giao tiếp, ứng xử của người TTQĐ 83 Bảng 2.15 Thực trạng hành vi y đức về lương tâm và trách nhiệm trong 84 học tập, công tác và điều trị Bảng 2.16 Thực trạng phát triển hành vi y đức của TTQĐ 86 Bảng 2.17 Thực trạng phát triển y đức của người TTQĐ hiện nay 87 Bảng 2.18 Thực trạng chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức giáo 89 dục, bồi dưỡng y đức và môi trường y đức của người TTQĐ Bảng 4.1 Lượng hoá các tiêu chí đánh giá sự phát triển về ý thức y đức 139 Bảng 4.2 Lượng hoá các tiêu chí đánh giá sự phát triển về thái độ y đức 141 Bảng 4.3 Lượng hoá các tiêu chí đánh giá sự phát triển hành vi y đức 143 Bảng 4.4 Kết quả kiểm tra đầu vào về ý thức y đức 148 Bảng 4.5 Kết quả kiểm tra đầu vào về thái độ y đức 148 Bảng 4.6 Kết quả kiểm tra đầu vào về hành vi y đức 149 Bảng 4.7 Các tham số về ý thức y đức của nhóm TN và ĐC giai đoạn 1 149 Bảng 4.8 Các tham số về thái độ y đức của nhóm TN và ĐC giai đoạn 1 150 Bảng 4.9 Các tham số về hành vi y đức của nhóm TN và ĐC giai đoạn 1 151 Bảng 4.10 Các tham số về ý thức y đức của nhóm TN và ĐC giai đoạn 2 153 Bảng 4.11 Các tham số về thái độ y đức của nhóm TN và ĐC giai đoạn 2 154 Bảng 4.12 Các tham số về hành vi y đức của nhóm TN và ĐC giai đoạn 2 155 Bảng 4.13 Các tham số về ý thức y đức của nhóm TN và ĐC giai đoạn 3 156 Bảng 4.14 Các tham số về thái độ y đức của nhóm TN và ĐC giai đoạn 3 157 Bảng 4.15 Các tham số về hành vi y đức của nhóm TN và ĐC giai đoạn 3 158 Bảng 4.16 Kết quả tổng hợp của nhóm TN và ĐC 164 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ TT TÊN BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1 Thực trạng phát triển ý thức y đức của người TTQĐ 71 Biểu đồ 2.2 Thực trạng phát triển thái độ y đức của người TTQĐ 80 Biểu đồ 2.3 Thực trạng phát triển hành vi y đức của người TTQĐ 87 Biểu đồ 2.4 Thực trạng phát triển y đức của người TTQĐ 88 Biểu đồ 4.1 Kết quả ý thức y đức của nhóm TN và ĐC sau TN giai đoạn 1 150 Biểu đồ 4.2 Kết quả thái độ y đức của nhóm TN và ĐC sau TN giai đoạn 1 151 Biểu đồ 4.3 Kết quả hành vi y đức của nhóm TN và ĐC sau TN giai đoạn 1 152 Biểu đồ 4.4 Kết quả ý thức y đức của nhóm TN và ĐC sau TN giai đoạn 2 153 Biểu đồ 4.5 Kết quả thái độ y đức của nhóm TN và ĐC sau TN giai đoạn 2 154 Biểu đồ 4.6 Kết quả hành vi y đức của nhóm TN và ĐC sau TN giai đoạn 2 155 Biểu đồ 4.7 Kết quả ý thức y đức của nhóm TN và ĐC sau TN giai đoạn 3 156 Biểu đồ 4.8 Kết quả thái độ y đức của nhóm TN và ĐC sau TN giai đoạn 3 157 Biểu đồ 4.9 Kết quả hành vi y đức của nhóm TN và ĐC sau TN giai đoạn 3 158 Biểu đồ 4.10a Sự phát triển về ý thức y đức của BSNT dưới tác động TN 161 Biểu đồ 4.10b Sự phát triển về ý thức y đức của BSNT ở nhóm ĐC 161 Biểu đồ 4.11a Sự phát triển về thái độ y đức của BSNT dưới tác động TN 162 Biểu đồ 4.11b Sự phát triển về thái độ y đức của BSNT ở nhóm ĐC 162 Biểu đồ 4.12a Sự phát triển về hành vi y đức của BSNT dưới tác động TN 163 Biểu đồ 4.12b Sự phát triển về hành vi y đức của BSNT ở nhóm ĐC 163 Biểu đồ 4.13 Sự phát triển chung về y đức của BSNT nhóm TN và nhóm ĐC 164 Sơ đồ 4.1 227 Sơ đồ khái quát quá trình thực nghiệm sư phạm 5 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về luận án Người thầy thuốc chân chính chữa bệnh cứu người không chỉ vì trách nhiệm, mà còn vì lương tâm nghề nghiệp, vì lòng thương cảm đối với người bệnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết trong thư gửi cán bộ ngành Y tế: “lương y phải như từ mẫu”, để răn dạy người thầy thuốc phải có đạo đức (y đức) trong công việc của mình. Nếu như y thuật làm nên danh tiếng, thì y đức tạo nên nhân cách của người thầy thuốc, tất cả vì sự sống của con người. Trong xã hội hiện nay, trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày một cải thiện, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân ngày càng cao, đòi hỏi người thầy thuốc phải có năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức tốt. Do mặt trái của cơ chế thị trường, đạo đức của người thầy thuốc hiện nay có những biểu hiện xuống cấp, tạo nên những bất bình trong dư luận xã hội. Do đó, việc nghiên cứu vấn đề phát triển y đức của người thầy thuốc nói chung và phát triển y đức của người thầy thuốc quân đội nói riêng, trở nên cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Đề tài Phát triển y đức của người thầy thuốc quân đội hiện nay hệ thống hoá những tư tưởng và những nghiên cứu về y đức, làm rõ bản chất y đức và sự phát triển y đức của người TTQĐ; chỉ ra bối cảnh hiện nay và những yếu tố tác động đến sự phát triển y đức, đặc điểm hoạt động của người thầy thuốc quân đội và vai trò của việc phát triển y đức; xác định các nội dung phát triển y đức và các tiêu chí đánh giá sự phát triển của y đức; xây dựng các biện pháp giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện phát triển y đức của người TTQĐ, nhằm đáp ứng yêu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho bộ đội và nhân dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay. 6 2. Lý do lựa chọn đề tài luận án Đạo đức là một hiện tượng xã hội đặc biệt có vai trò rất to lớn trong đời sống của nhân loại. Đạo đức có liên quan đến mọi thành viên của xã hội, đến mọi lĩnh vực hoạt động của con người, trong đó có ngành y. Y đức là đạo đức của nghề y - một phẩm chất cao quý của người thầy thuốc, y đức được hình thành nhờ có giáo dục trong nhà trường và phát triển do rèn luyện, tu dưỡng trong hoạt động thực tiễn của mỗi người thầy thuốc. Y đức của người thầy thuốc luôn bị tác động bởi các yếu tố xã hội và chính chủ thể ở mỗi thời kỳ, giai đoạn phát triển của xã hội, của hoạt động nghề nghiệp thì y đức cũng phát triển. Do đó việc nghiên cứu sự PTYĐ của người TTQĐ vốn có những đặc thù riêng trong bối cảnh hiện nay là một vấn đề cần được nghiên cứu sâu với tư cách là một đề tài độc lập mà thực tiễn ngành y quân sự đang đòi hỏi. Từ khi Quân đội Nhân dân Việt Nam được thành lập cho đến nay, trong thời chiến, cũng như trong thời bình, đội ngũ TTQĐ luôn có mặt ở mọi nơi, mọi lúc, kể cả ở những nơi nguy hiểm nhất, vào những thời điểm ác liệt nhất, để cứu chữa, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho bộ đội để đánh thắng kẻ thù. Đội ngũ TTQĐ còn tham gia nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao trình độ y học nước nhà và nâng cao chất lượng hoạt động ở các cơ sở quân y, phấn đấu ngang tầm với các cơ sở y tế trong nước và trong khu vực. Trong suốt những chặng đường cống hiến và trưởng thành, các TTQĐ đã có những gương sáng về ý chí chiến đấu, về thái độ phục vụ người bệnh, thể hiện phẩm chất cao đẹp của người thầy thuốc quân đội - anh bộ đội Cụ Hồ, được bộ đội và nhân dân yêu mến. Hiện nay các TTQĐ đang thực hiện các chủ trương, chính sách về y tế của Đảng và Nhà nước, tham gia các hoạt động kết hợp quân - dân y, khám chữa bệnh cho nhân dân, làm công tác vệ sinh phòng dịch, khắc phục hậu quả thiên tai và bắt đầu tham gia vào các hoạt động cứu trợ nhân đạo, bảo vệ hòa bình của Liên Hợp Quốc. 7 Nghị quyết Trung ương 9 khoá XI đã nhận định, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước “Tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội có chiều hướng gia tăng” [17, tr.155]. Do những tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường, của chủ nghĩa cá nhân đã dẫn tới sự suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có đội ngũ thầy thuốc. Đã có những biểu hiện chạy theo đồng tiền, thiếu ý thức trách nhiệm khi phục vụ người bệnh, coi thường sức khoẻ và tính mạng của người bệnh, làm giảm lòng tin đối với bộ đội và nhân dân. Một số cán bộ, nhân viên y tế có những nhận thức sai lệch về giá trị y đức, sao nhãng việc rèn luyện, tu dưỡng bản thân. Những biểu hiện tiêu cực này nếu chậm khắc phục sẽ làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với truyền thống tốt đẹp của ngành y tế nói chung và ngành quân y nói riêng. Về phương diện nghiên cứu lý luận, ở trong nước và trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về y đức và giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc nói chung. Tuy nhiên vấn đề phát triển y đức của người TTQĐ, đặc biệt trong điều kiện KTTT, hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay chưa có một tác giả, một công trình nào nghiên cứu sâu một cách có hệ thống. Việc đi tìm lời giải đáp cho vấn đề phát triển y đức của người TTQĐ trong thời kỳ mới là một đòi hỏi khách quan, có tính cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn. Với những lý do trên chúng tôi chọn vấn đề Phát triển y đức của người thầy thuốc quân đội hiện nay làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và khảo sát, đánh giá hiện trạng y đức của người TTQĐ, luận án đề xuất các biện pháp phát triển y đức góp phần hoàn thiện nhân cách người TTQĐ trong tình hình hiện nay. 8 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về y đức và PTYĐ của người TTQĐ. - Khảo sát, phân tích, đánh giá tình hình PTYĐ của người TTQĐ hiện nay và nguyên nhân của những hạn chế. - Đề xuất các biện pháp PTYĐ của người TTQĐ hiện nay. - Tiến hành thực nghiệm một số biện pháp PTYĐ của người TTQĐ đã đề xuất. 4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình giáo dục, tu dưỡng, rèn luyện nhân cách người TTQĐ. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Phát triển y đức của người TTQĐ trong giai đoạn hiện nay. 4.3. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu - Về nội dung: đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và các biện pháp phát triển y đức của người TTQĐ. - Về khách thể khảo sát: các thầy thuốc đang công tác trong các bệnh viện, các học viện, nhà trường và các đơn vị quân y; học viên đang học tập tại các trường quân y; bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. - Về thời gian: các số liệu điều tra, khảo sát giới hạn trong 5 năm, từ năm 2009 đến năm 2014. 4.4. Giả thuyết khoa học Sự phát triển y đức của người TTQĐ hiện nay bị chi phối bởi nhiều yếu tố chủ quan và khách quan trong điều kiện cơ chế thị trường, sự phát triển nhanh chóng của y học hiện đại, cũng như những đặc điểm của nghề y trong quân đội. Nếu kết hợp giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức ngành y với quán triệt pháp luật y tế, kỷ luật quân đội, nâng cao trình độ chuyên môn, cũng như tham gia vào cuộc đấu tranh phòng, chống tiêu cực trong hành nghề, thì y đức của người TTQĐ sẽ được phát triển. 9 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu dựa trên quan điểm duy vật biện chứng, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức cách mạng và giáo dục, phát triển nhân cách con người Việt Nam nói chung và y đức của người thầy thuốc dưới chế độ xã hội chủ nghĩa với phương pháp luận giáo dục giá trị đạo đức. - Đề tài nghiên cứu được tiến hành dựa trên quan điểm tiếp cận hệ thống - cấu trúc, quan điểm lịch sử - lôgíc, quan điểm phát triển - hoạt động, quan điểm thực tiễn để phân tích đánh giá, xem xét các vấn đề có liên quan. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây: * Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá các tài liệu lý thuyết chuyên ngành, liên ngành, các văn kiện, nghị quyết, các văn bản pháp luật, chính sách của Đảng, Nhà nước và quân đội có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu. * Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát khoa học: tri giác hoạt động nghề nghiệp của các thầy thuốc, trong tiếp xúc với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, với đồng nghiệp và với xã hội. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: lập phiếu và tổ chức điều tra các hoạt động của bác sỹ, điều dưỡng viên, y sỹ, y tá, hộ lý, dược sỹ, dược tá, cán bộ lãnh đạo chỉ huy, giảng viên và học viên sĩ quan quân y và với bệnh nhân đang trong điều trị. - Phương pháp phỏng vấn sâu: trao đổi với thầy thuốc, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về nhận thức, thái độ, hành vi y đức của thầy thuốc làm cơ sở cho việc đánh giá kết quả của những biện pháp phát triển y đức. 10 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: nghiên cứu các báo cáo tổng kết, kinh nghiệm quản lý của các đơn vị quân y, các bệnh viện, nhà trường trong những năm gần đây. - Phương pháp thực nghiệm có đối chứng: để khẳng định tính hiệu quả của một số biện pháp đã đề xuất. * Các phương pháp hỗ trợ - Sử dụng các công thức toán thống kê và phần mềm máy tính để xử lý các số liệu thu thập được từ các phương pháp khảo sát thực tiễn. - Phương pháp chuyên gia xin ý kiến đánh giá của các chuyên gia, các nhà sư phạm, nhà quản lý về các vấn đề liên quan đến đề tài. 6. Đóng góp mới của luận án - Về lý luận: luận án tổng quan những tư tưởng và các công trình nghiên cứu về y đức, xây dựng các khái niệm cơ bản để làm cơ sở cho việc giải quyết những vấn đề lý luận về y đức và PTYĐ của người thầy thuốc, xác định các nội dung và tiêu chí đánh giá sự PTYĐ. Chỉ ra vai trò và những yếu tố tác động tới sự PTYĐ của người TTQĐ. - Về thực tiễn: làm rõ bối cảnh hiện nay, đặc trưng hoạt động của người TTQĐ; đánh giá thực tiễn PTYĐ của người thầy thuốc bằng các số liệu khách quan, chỉ ra những kinh nghiệm và xu hướng PTYĐ của người TTQĐ, đề xuất các biện pháp PTYĐ của người TTQĐ hiện nay, đặc biệt là biện pháp xây dựng chương trình, nội dung giáo dục y đức với tư cách là môn học độc lập trong đào tạo ở các trường y quân đội cũng như bồi dưỡng cho các cán bộ quân y ở đơn vị cơ sở là một biện pháp cơ bản, lâu dài. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Về lý luận: luận án góp phần bổ sung cơ sở lý luận về y đức và sự PTYĐ của người thầy thuốc nói chung, người TTQĐ nói riêng với tư cách cơ sở lý luận của đề tài. 11 - Về thực tiễn: luận án cung cấp tài liệu về thực trạng PTYĐ của người thầy thuốc, đề xuất các biện pháp PTYĐ của người TTQĐ với tư cách cơ sở thực tiễn của đề tài. Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy, bồi dưỡng y đức và quản lý đơn vị cho giảng viên, cán bộ quản lý ở các đơn vị quân y, các bệnh viện trong và ngoài quân đội. 8. Kết cấu của luận án Kết cấu nội dung của đề tài gồm: phần mở đầu, tổng quan về vấn đề nghiên cứu, 4 chương (11 tiết), kết luận, kiến nghị, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả đã công bố, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 12 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Những nghiên cứu về y đức và phát triển y đức ở nước ngoài 1.1. Những tư tưởng về y đức và phát triển y đức trên thế giới Đạo đức của người thầy thuốc (y đức) là một hiện tượng được hình thành và phát triển rất sớm trong lịch sử của nền y học thế giới. Trong nền văn minh Lưỡng Hà, (3.700 - 1000 TCN) trong một văn tự cổ nhất có ghi: Toàn thể dân chúng đều là thầy thuốc…kẻ đi đường có bổn phận thăm hỏi bệnh nhân và không được làm thinh, lẳng lặng bỏ đi [108], Bộ tộc Sumerien đặt ra bộ luật Hamourabi qui định tiêu chuẩn hành nghề y một cách đơn giản: người thầy thuốc được lấy tiền khám và chữa bệnh (10 đồng tiền nếu người bệnh là chủ nô, 2 đồng tiền nếu người bệnh là nô lệ - tiền khám và chữa bệnh cho nô lệ do chủ nô chi trả) [109]. Trong nền văn minh Ai Cập, ngành y đã được chuyên môn hoá nhưng mang tính thần quyền. Do ảnh hưởng của thần quyền dẫn đến quan niệm: Đạo đức của người y sĩ cũng như đạo đức của tu sĩ có thiên mệnh chữa khỏi bệnh tật và chính Chúa đã tạo ra họ. Do đó, đức tính chủ yếu của thầy thuốc là đức tin, phương pháp điều trị cơ bản là cầu xin [107]. Phật giáo cho rằng: Tất cả chỉ là không nhưng đời vẫn lấy không làm có. Tất cả chỉ là duyên khởi những người đời vẫn chấp nhận ngã pháp cho nó là thật, để từ đó lấy cho bằng được và giữ cho bằng được. Thầy thuốc còn phải chấp nhận ngã pháp để hành nghề. Y đức ở Phật là lòng vị tha và tránh xa những cám dỗ trong hành nghề. Giáo lý của nhà Phật là để đức giúp người, đã theo Phật thì hành phải thiện và ý cũng phải thiện. Thiện là tiêu chuẩn đạo đức của người thầy thuốc mà không phải lúc nào cũng đạt được, bởi thiện và ác đều là pháp tướng, trong thiện có ác, trong ác có thiện. Người thầy thuốc đạt đến đỉnh cao của y đức phải tự rèn luyện mình để cuối cùng cứu người mà không biết mình cứu người, giống như hơi thở, thở ra mà không biết mình đang thở. 13 Người giác ngộ phải hoà được cái tâm nhỏ bé của mình vào tâm chân như của nhà Phật, để đạt được lý tưởng đạo đức của nghề y [107]. Theo Lão Tử nhà văn hoá Trung Hoa cổ đại thì: bản chất của nghề y là cứu người, cái đức của người thầy thuốc là cứu người mà không thấy rằng mình cứu người, vì đấy là lý đương nhiên như chim bay, cá lượn, gió thổi. Chờ đến lúc vì nhân mới làm, có nghĩa mới làm, vì lễ hay pháp mới làm, đã có phân biệt thân sơ, có chuyện trả ân, có sợ phép nước. Đức lúc này mỏng quá và không còn là đạo nữa. Ở phương Tây cách đây hơn 2500 năm, Hyppocrate người được coi là ông tổ của ngành y, ông đã nêu lên cơ sở đạo lý mà người làm nghề thầy thuốc phải tuân theo và phải tuyên thệ trước khi bước vào nghề: “Tôi sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh, tuỳ theo khả năng và sự phán đoán của tôi, tôi sẽ tránh mọi điều xấu và bất công, tôi suốt đời hành nghề trong sự vô tư và cần thiết, dù vào bất cứ nhà nào, tôi cũng chỉ vì lợi ích của người bệnh…”[95, tr.6-8]. Thời Hy Lạp cổ đại đã có các tiêu chuẩn cho người thầy thuốc, đó là phải biết chữ, phải khôn khéo, linh hoạt, trung thực, có sức khoẻ, biết giữ vệ sinh, có đức độ, bình tĩnh và không được mê tín. Thời kỳ La Mã cổ đại, tư tưởng y đức của người thầy thuốc được phát triển mạnh, đã có Hội thầy thuốc nhân dân (Archiatri popularis) được Thượng viện bổ nhiệm, hội quy định thầy thuốc phải hành nghề nhân đạo, chữa bệnh không lấy tiền đối với người nghèo, có quyền được nhận tiền thưởng của người bệnh khi họ bình phục, nhưng nghiêm cấm hối lộ, mặc cả, nếu vi phạm người thầy thuốc sẽ bị tước quyền hành nghề. Galien (131-201) là thầy thuốc vĩ đại đã có nhiều đóng góp về y đức. Galien yêu cầu người thầy thuốc phải có tấm lòng nhân đạo, tình thương, tế nhị, khôn khéo, mềm dẻo. Thầy thuốc Scribonius đã mô tả y đức như là những cam kết thương yêu và thể hiện sự nhân từ để làm giảm đi những đau đớn, đau khổ của người bệnh. 14 Thời kỳ phong kiến, Avicènne (980-1037) một danh y nổi tiếng đã biên soạn y điển “Cannon of medecine” 5 tập, “quy tắc khoa học y học”, “đạo đức”. Lần đầu tiên môn đạo đức y học được giảng dạy tại trường đại học Salerne (TK9 - TK13). Giáo sư Arnold đã soạn và viết bộ luật “Salerne về sức khoẻ”. Bộ luật Salerne được trình bày bằng thơ nói tới vai trò y học trong đời sống, phương pháp dự phòng, chữa bệnh và đặc biệt quan tâm tới đạo đức của người thầy thuốc. Thời kỳ tư bản phát triển, đạo đức xã hội nói chung, y đức nói riêng tiến bộ nhiều so với thời kỳ trung cổ. Sydenham (TK18) cho rằng thầy thuốc là công bộc của lòng từ thiện thiêng liêng, phục vụ tận tâm và tạo điều kiện cho người bệnh lạc quan tin tưởng khi chữa bệnh. Thời kỳ xã hội chủ nghĩa, đạo đức y học dựa trên các yêu cầu chung của đạo đức xã hội. Đạo đức y học có mục đích là cứu người, trách nhiệm nghề nghiệp yêu cầu người thầy thuốc phải có kiến thức khoa học, nghệ thuật chữa bệnh và chuyên môn sâu. Thầy thuốc hành nghề vì mục đích trong sáng, hết lòng vì người bệnh, không vụ lợi. Nguyên lý y tế XHCN tạo tiền đề cho người thầy thuốc thực hiện nghĩa vụ và lý tưởng đạo đức của mình, cũng là điều kiện để nâng cao tay nghề. Theo dòng phát triển của lịch sử y học, khái niệm đạo đức y học dần được hoàn thiện. Các tổ chức y tế quốc tế và các nước đã công bố các quy định về đạo đức trong thực hành y học và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Năm 1947, Điều lệ Nuremberg là văn kiện quốc tế đầu tiên về đạo đức trong nghiên cứu y, sinh học có thử nghiệm trên con người. Điều lệ này nhấn mạnh đến quyền lợi của đối tượng tham gia nghiên cứu và nghĩa vụ của người thực hiện nghiên cứu: “Thử nghiệm liên quan đến con người cần phải có sự tự nguyện đồng ý của đối tượng tham gia…người tham gia thử nghiệm phải có đủ kiến thức, hiểu biết và có thể đưa ra các quyết định…”[98, tr.5-6]. 15 Năm 1953, Hội đồng Y học đa khoa của Anh đã đưa ra những tiêu chí cụ thể liên quan đến đạo đức trong “thực hành y học” đối với các bác sĩ làm việc trong các cơ sở chăm sóc sức khoẻ. Quy định này được bổ sung vào năm 2006: “Bệnh nhân cần bác sĩ giỏi, bác sĩ giỏi coi việc chăm sóc bệnh nhân là mối quan tâm hàng đầu của mình, bác sĩ phải có năng lực cập nhật kiến thức và kỹ năng, thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt với bệnh nhân và đồng nghiệp, bác sĩ phải trung thực, đáng tin cậy và hành động chính trực” [25, tr.37]. Năm 1953, Hội đồng Điều dưỡng Quốc tế (ICN) thông qua “Quy tắc quốc tế về y đức dành cho điều dưỡng viên” và sửa đổi năm 2005: “Điều dưỡng viên cần tôn trọng quyền con người, bao gồm các quyền về văn hoá, quyền được sống và lựa chọn, quyền tự chủ và cư xử tôn trọng. Chăm sóc điều dưỡng là tôn trọng và không bị hạn chế bởi lứa tuổi, màu da, tín ngưỡng, văn hoá, tàn tật hay bệnh tật, giới tính, tình dục, quốc tịch, chính trị, chủng tộc hay tầng lớp xã hội” [25, tr.37]. Năm 1964, Hội Y học Thế giới công bố “Tuyên ngôn Helsinki - Các nguyên tắc đạo đức trong các nghiên cứu y học có liên quan đến con người”. Tuyên ngôn này được sửa đổi nhiều lần, lần gần đây nhất là năm 2008. Tuyên ngôn đưa ra những quy định về đạo đức cho các nghiên cứu y học và trách nhiệm của người thực hiện nghiên cứu: Trách nhiệm của bác sĩ khi tham gia vào các nghiên cứu y học là bảo vệ cuộc sống, sức khoẻ, phẩm chất, giá trị, quyền tự quyết, sự riêng tư và bảo mật thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu [106]. Năm 1981, Hội y học thế giới xây dựng “Quyền bệnh nhân”, trong đó đề cập đến 11 quyền lợi của bệnh nhân khi cần được chăm sóc bằng dịch vụ y tế. “Quyền bệnh nhân” được sửa đổi tại Hội nghị lần thứ 47, tháng 10 năm 2005: Bệnh nhân có quyền tự do lựa chọn bác sĩ điều trị, bệnh viện, cơ sở y tế tư nhân hoặc công lập; bệnh nhân có quyền từ chối tham gia vào các nghiên cứu khoa học hoặc giảng dạy y khoa… [105]. 16 Năm 1999, Hội Y học Thế giới đã ra khuyến nghị: “Giải pháp tích hợp giáo dục đạo đức y học và quyền con người vào chương trình đào tạo của các trường y trên toàn thế giới” [25, tr.38]. Học tập và nghiên cứu về đạo đức y học giúp cho sinh viên y khoa nhận thức được các tình huống phức tạp, khó khăn, cách cư xử theo nguyên lý và lẽ phải. Năm 2001, Liên minh Châu Âu đã có hướng dẫn về thử nghiệm lâm sàng thuốc, từ năm 2004 hướng dẫn này được đưa vào các văn bản luật pháp của các quốc gia trong Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Australia, Canada [101], [103]. Đây chính là những lời tuyên bố trên quy mô toàn cầu về các vấn đề đạo đức trong y học, các hoạt động y dược ứng dụng trên con người, hướng dẫn về đạo đức cho các bác sỹ, các nhà khoa học tham gia vào các hoạt động y sinh trên lâm sàng và cận lâm sàng [102], [103], làm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống luật pháp trong ngành y ở từng quốc gia và trên quốc tế. 1.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài về y đức và phát triển y đức Ở nước ngoài, vấn đề y đức, giáo dục, phát triển y đức của người thầy thuốc đã được các tác giả nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, tiêu biểu là các công trình sau đây: “Những lời giáo huấn về y đức, tiền đề của y học” của Pappworth M. H. Tác giả cho rằng thầy thuốc phải có đạo đức, đạo đức nghề y chính là tôn trọng con người, thiện tâm và công bằng đối với người bệnh [97]. “Vấn đề hàng đầu trong chăm sóc sức khoẻ” của Butterworths Heinemann, Nigel C. H. Stott. Các tác giả nhấn mạnh vai trò của đạo đức trong chăm sóc sức khoẻ bệnh nhân, trong thực hành lâm sàng và trong nghiên cứu y học. Chăm sóc y tế thực chất là tăng cường sức khoẻ thể chất và tinh thần cho người bệnh để họ sớm được trở về với môi trường sống và làm việc [99]. “Đạo đức trong thực hành y học” của Verlag Berlin Heidelberg, Robet K. Mckinly, Pauline A. Mc Avoy. Các tác giả cho rằng Nhà nước phải có 17 những qui định về đạo đức nghề nghiệp cho người thầy thuốc và cần xây dựng một hệ thống luật pháp trong hoạt động nghề y [100]. “Nhận thức của sinh viên y khoa về chương trình giáo dục y đức” của Johnston C. và Haughton P. Các tác giả nhấn mạnh phải có một chương trình giáo dục y đức cho sinh viên các trường y, việc giảng dạy này không chỉ cung cấp cho họ công cụ để phân tích các tình huống trong thực hành lâm sàng, mà còn giúp họ phát triển đạo đức nghề nghiệp trong tương lai [96]. Trong đề tài: “Đánh giá một khoá học về đạo đức y học” của Robert K, Mc Kinley và Pauline A. Mc Avoy, cho thấy những bác sĩ tham gia khoá đào tạo hình thành kỹ năng phân tích các tình huống lâm sàng, nhận biết các vấn đề đạo đức trong khám, chữa bệnh. Khoá học tạo cơ hội cho các bác sĩ thảo luận, phân tích các vấn đề y đức, những lợi ích đối với bệnh nhân mỗi khi đưa ra các chỉ định điều trị cho họ [100]. Trong tác phẩm: “Phương pháp lâm sàng” của Butterworth Heinemann; Johnston C. Haughton P. Các tác giả đã nhấn mạnh người thầy thuốc phải có đạo đức trong xử lý các tình huống lâm sàng, phải biết xác định lợi ích hay có hại khi sử dụng từng loại thuốc, từng phương pháp điều trị để tìm ra phương án tốt nhất [96], [97]. Ở các nước phát triển, các nhà khoa học đã nghiên cứu ứng dụng nhiều lý thuyết khoa học để chăm sóc y tế cho bệnh nhân, hỗ trợ cho cán bộ y tế các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng chăm sóc và điều trị cho người bệnh. Chúng ta có thể thấy một số lý thuyết sau: Lý thuyết Maslow về “năm cấp độ nhu cầu” của con người giúp cán bộ y tế lập kế hoạch chăm sóc sức khoẻ cho người bệnh [103], [104]. Lý thuyết về “sức khoẻ và sự khoẻ mạnh” hỗ trợ kiến thức cho cán bộ y tế để tìm ra các phương pháp chăm sóc sức khoẻ cho bệnh nhân, tư vấn cho gia đình, cộng đồng theo các yêu cầu điều trị [103], [104].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan