Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần giống gia súc hà nội...

Tài liệu Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần giống gia súc hà nội

.PDF
120
2
95

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM PHẠM THỊ HIẾN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG GIA SÚC HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 01 02 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Văn Viện NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và hoàn toàn chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học viên nào. Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ để thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Phạm Thị Hiến i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Ban Quản lý đào tạo, Khoa Kế Toán và QTKD, Bộ môn Quản trị Kinh doanh; cảm ơn các thầy, cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS Đỗ Văn Viện – người đã dành nhiều thời gian, tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn về phương pháp khoa học và cách thức thực hiện các nội dung của đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Công ty Cổ Phần Giống Gia Súc Hà Nội, phòng Hành Chính, phòng Tài Vụ của Công ty đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp các thông tin, số liệu cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè và các anh chị em học viên lớp Quản trị kinh doanh – K23C đã chia sẻ, động viên và khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này. Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành luận văn, đã tham khảo nhiều tài liệu và đã trao đổi, tiếp thu ý kiến của Thầy Cô và bạn bè. Song, do điều kiện về thời gian và trình độ nghiên cứu của bản thân còn nhiều hạn chế nên nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Phạm Thị Hiến ii MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ............................................................................................................................ iii Danh mục bảng ................................................................................................................ vi Danh mục hình ................................................................................................................. vi Trích yếu luận văn .......................................................................................................... vii Thesis abstract................................................................................................................... x Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................. vii 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài .................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung ...................................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................... 3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................ 3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 3 Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4 2.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 4 2.1.1. Khái niệm, phân loại, chức năng của thị trường ................................................... 4 2.1.2. Lý luận về tiêu thụ sản phẩm ................................................................................ 9 2.1.3. Phát triển thị trường ............................................................................................ 13 2.1.4. Vai trò và nguyên tắc của phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm ..................... 18 2.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................... 26 2.2.1. Tình hình phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thịt và sữa tươi trên thế giới ...................................................................................................................... 26 2.2.2. Tình hình phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thịt và sữa tươi ở Việt Nam ..................................................................................................................... 29 2.2.3. Kinh nghiệm phát triển thị trường của một số công ty trong nước. .................... 32 2.2.4. Các công trình nghiên cứu liên quan .................................................................... 37 iii Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................ 39 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .............................................................................. 39 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty.......................................................... 39 3.1.2. Thành tựu đạt được ............................................................................................. 40 3.1.3. Lĩnh vực hoạt động của Công ty ......................................................................... 41 3.1.4. Cơ cấu tổ chức của công ty ................................................................................. 43 3.1.5. Tình hình lao động của công ty ........................................................................... 51 3.1.6. Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty ........................................................... 53 3.1.7. Kết quả SXKD của công ty ................................................................................. 56 3.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 58 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................. 58 3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................... 59 3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................................ 59 Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 61 4.1. Tình hình phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần giống gia súc Hà Nội ........................................................................................... 61 4.1.1. Đặc điểm của sản phẩm tại công ty cổ phần giống gia súc Hà Nội .................... 61 4.1.2. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm theo chiều rộng ..................................... 63 4.1.3. Các hoạt động thông tin thị trường ..................................................................... 66 4.1.4. Yếu tố sản phẩm .................................................................................................. 68 4.1.5. Tình hình phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm theo chiều sâu ....................... 69 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần giống gia súc Hà Nội ........................................................................................... 80 4.2.1. Nhân tố bên ngoài ............................................................................................... 80 4.2.2. Nhân tố bên trong ................................................................................................ 82 4.3. Các giải pháp phát triển tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần giống gia súc hà nội ................................................................................................................... 84 4.3.1. Nghiên cứu thị trường ......................................................................................... 84 4.3.2. Dự báo thị trường. ............................................................................................... 85 4.3.3. Hoạch định chương trình bán hàng. .................................................................... 85 4.3.4. Chính sách sản phẩm ........................................................................................... 85 4.3.5. Chính sách đối với các khách hàng là các trang trại chăn nuôi lớn .................... 86 iv 4.3.6. Chính sách giá ..................................................................................................... 87 4.4. Đánh giá chung tình hình phát triển tiêu thụ sản phẩm của công ty ..............................87 4.4.1. Kết quả đạt được ................................................................................................. 87 4.4.2. Hạn chế tồn tại .................................................................................................... 88 4.4.3. Nguyên nhân ....................................................................................................... 89 4.5. Định hướng và giải pháp đấy mạnh phát triển tiêu thụ sản phẩm của công ty ................................................................................................................. 90 4.5.1. Định hướng, mục tiêu .......................................................................................... 90 4.5.2. Phương hướng phát triển Công ty trong thời gian tới ......................................... 93 4.5.3. Giải pháp đấy mạnh phát triển tiêu thụ sản phẩm của công ty những năm tới................................................................................................................. 94 Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 100 5.1. Kết luận ............................................................................................................. 100 5.2. Kiến nghị ........................................................................................................... 101 Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 102 v DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Tình hình lao động của công ty .................................................................. 52 Bảng 3.2. Tình hình tài sản nguồn vốn của công ty qua năm 2013 - 2015 ................ 54 Bảng 3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm ........................... 56 Bảng 3.4. Số lượng, địa điểm điều tra đại lý tại các xã .............................................. 59 Bảng 4.1. Các sản phẩm chủ yếu năm 2015 ............................................................... 65 Bảng 4.2. Phát triển thị trường theo địa lý qua các năm ............................................ 66 Bảng 4.3. Tình hình phát triển thị trường theo số lượng khách hàng ......................... 66 Bảng 4.4. Đánh giá của khách hàng về sản phẩm thịt lợn của Công ty ..................... 68 Bảng 4.5. Thị phần của Công ty theo chủng loại sản phẩm qua các năm .................. 71 Bảng 4.6. Giá bán sản phẩm của công ty ................................................................... 72 Bảng 4.7. Khối lượng sản phẩm tiêu thụ qua các năm của Công ty........................... 74 Bảng 4.8. Doanh thu tiêu thụ tại thị trường nội thành Hà Nội ................................... 75 Bảng 4.9. Doanh thu tiêu thụ tại thị trường ngoại thành Hà Nội ............................... 76 Bảng 4.10. Doanh thu của công ty theo các phương thức bán ..................................... 77 Bảng 4.11. Doanh thu tiêu thụ Thịt Bê và Lợn của công ty ......................................... 78 Bảng 4.12. Chi phí cho các hoạt động phát triển thị trường ......................................... 79 Bảng 4.13. Dự kiến quy mô chăn nuôi ......................................................................... 91 Bảng 4.14. Dự kiến sản phẩm chủ yếu ......................................................................... 92 DANH MỤC HÌNH Sơ đồ 3.1. Bộ máy tổ chức hiện tại của công ty .......................................................... 44 Đồ thị 4.1. Thị phần của công ty (2013 – 2015) .......................................................... 71 vi TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Phạm Thị Hiến Tên luận văn: “Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần giống gia súc Hà Nội”. Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60.34.01.02 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Tiêu thụ sản phẩm là một khâu cuối cùng của một chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quá trình tiêu thụ là mạch máu của nền kình tế. Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là khâu cuối cùng của sản xuất kinh doanh, và cũng là khâu đầu tiên của quá trình tái sản xuất. Do đó, tiêu thụ sản phẩm là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thời gian qua, công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần giống gia súc Hà Nội tương đối tốt song vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế mà công ty cần phải khắc phục và tiến tới hoàn thiện. Chính vì vậy, Đề tài “Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ Phần Giống gia súc Hà Nội” đươ ̣c thực hiê ̣n với mục tiêu: Nghiên cứu đánh giá tình hình phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần giống gia súc Hà Nội những năm gần đây. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cho công ty những năm tới. Phƣơng pháp nghiên cứu Các phương pháp thu thập số liệu, xử lý số liệu, thố ng kê mô ta,̉ so sánh biế n đô ̣ng, phỏng vấn 30 đại lý và 50 người tiêu dùng đươ ̣c sử du ̣ng trong nghiên cứu. 4 xã đại diện là Phù Đổng, Lĩnh Nam, Kiêu Kỵ và Vĩnh Ngọc đươ ̣c cho ̣n làm điể m phỏng vấn. Kết quả chính và kết luận Đề tài đã khái quát đươ ̣c các cơ sở lý luâ ̣n liên quan đế n thị trường, tiêu thụ sản phẩm, phát triển thị trường, vai trò và nguyên tắc phát triển thị trường. Tình hình phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm trên thế giới và Việt Nam cụ thể là công ty sữa Vinamilk và công ty cổ phần tập đoàn Dabaco. Quá trình nghiên cứu phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần giống gia súc Hà Nội cho thấ y: + Công ty cổ phần giống gia súc Hà Nội đã có những chính sách hợp lý trong việc thâm nhập các thị trường mới, phát triển mạng lưới tiêu thụ của mình trên toàn vii quốc. Nhìn chung hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ thịt lợn, thịt bò, sữa của công ty theo chiều rộng tăng lên từ năm 2013 đến năm 2015. Sản phẩm thịt lợn, thịt bò, sữa của công ty đã bao phủ nhiều tỉnh thành trên cả nước, điều đó cho thấy, công ty đã thu được những thành công nhất định trong công tác mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong giai đoạn này. + Để mở rộng và phát triển thị trường sản phẩm theo chiều sâu của doanh nghiệp mình Công ty không ngừng đưa ra biện pháp thị trường. Điều quan trọng nhất mà Công ty đã áp dụng phát triển thị trường theo chiều sâu là chính sách giá. Trong những năm qua, Công ty đã áp dụng chính sách giá phân biệt đối với các khách hàng của từng khu vực khác nhau. Hoạt động này sẽ giúp cho Doanh nghiệp xâm nhập được sâu hơn vào thị trường tiêu thụ sản phẩm. + Bên cạnh đó, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tiêu thụ sản phẩm của công ty gồm nhân tố bên ngoài (môi trường kinh tế- xã hội, yếu tố văn hóa – xã hội, môi trường công nghệ, đối thủ cạnh tranh, khách hàng) và nhân tố bên trong (giá cả, chính sách bán hàng, tổ chức bán hàng). + Kết quả đạt được từ phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty - Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm đều không ngừng tăng lên, lợi nhuận, các khoản nộp ngân sách không ngừng nâng cao. Điều này đã chứng tỏ năng lực, uy tín và vị thế của công ty ngày càng cao. - Công ty đã luôn được Thành phố và Sở Nông nghiệp & PTNT tin tưởng giao kế hoạch, ký hợp đồng đặt hàng sản xuất và cung ứng sản phẩm giống vật nuôi giống gốc cho chương trình phát triển chăn nuôi của Thành phố Hà Nội. + Hạn chế từ phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty -Tình hình dịch bệnh trong những năm gần đây bùng phát ở nhiều nơi, ảnh hưởng đến việc sản xuất chăn nuôi của Công ty. -Giá thức ăn, thuốc, các loại vắc xin của ngành chăn nuôi còn cao, trong khi đó giá thành sản phẩm lại thấp. -Việc nghiên cứu, chế tạo ra các loại giống mới có năng suất cao chưa tốt, còn tồn tại nhiều hạn chế. Các con giống mới, năng suất cao chủ yếu được nhập từ nước ngoài về. + Đề tài đề xuấ t các gi ải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty như sau: viii - Công ty cần nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh một cách thường xuyên và có hệ thống theo vùng thị trường, vùng địa lý và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm theo hướng mở rộng khách hàng. - Đa dạng hoá sản phẩm là giải pháp rất quan trọng trong việc nâng cao khả năng khai thác tất cả các nhu cầu của thị trường. - Áp dụng chính sách giá linh hoạt và phù hợp với từng giai đoạn, từng thị trường để xâm nhập, phát triển và dành ưu thế cạnh tranh trên thị trường. - Tăng cường tiếp thị, quảng cáo và nâng cao trình độ tổ chức, quản lý và đào tạo con người trong bộ máy quản lý và đội ngũ nhân viên kinh doanh. ix THESIS ABSTRACT Master candidate: Pham ThiHien Thesis title: “Market Development in Hanoi livestock breeding joint stock company”. Major: Business Administration Code: 60.34.01.02 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives Product consumption is a final stage of a production cycle of the enterprise business. The process of consumption is the lifeblood of the economy. Product consumption is the bridge between production and consumption, is the last stage of production, and the first stage of reproduction process. Therefore, product consumption is the crucial factor for the survival and the development of enterprises. Therefore, the project “Market Development in Hanoi livestock breeding joint stock company” is accomplished with the objective: Evaluating the market development in HaNoi livestock breeding joint stock company in recent years. Some solutions are proposed to develop market for the company in the near future. Methodologies The methodologies are used in the study: data collection, data processing, descriptive statistics, comparing fluctuations, interview with 30 dealers and 50 consumers. Fourcommuneswere chosen as the study sites:Phu Dong, Linh Nam, Vinh Ngoc, Kieu Ky. Findings and conclusions. This project gives a comprehensive overview of the market, product consumption, market development, role and development principles of the market ofVinamilkcompany and Dabaco group. Research shows the reality of the Market Development in HaNoi livestock breeding joint stock company : + The company has made a reasonable policy in penetrating new markets, develop its sales network nationwide. In general,the company expanded market for pork, beef, dairy companies in width increased from 2013 to 2015. Products of pork, beef, dairy has covered many provinces across the country, which shows that the company has gained a certain success in expanding market during this period. + To expand the market and develop products according to the depth, the company has continually given market measures. The most important thing is that the Company has applied pricing policy. Over the past few years, the Company has applied x different price policy for customers of each region. This activity will help the Enterprise penetrated deeper into the consumer market. + Besides, factors affecting the development of companies’ consumer products are external factors (social and economic environment, cultural factors - social, environmental technologies and competitor) and internal factors (price, sales policy, sales organization). + Result of market development in the company. - Results of business activities of the company such as profitability, budget remittances over the years have continued to increase. This has demonstrated the growingcapacity, credibility and position of the company. - The company has been assigned as by the City and the Department of Agriculture and Rural Affairs for contract manufacturing orders and product supply original breeds of domestic animals for the livestock development program of the city of Hanoi. + Drawback of the market development in company. - The situation of the disease in recent years broke out in many places, affecting the livestock production of the Company. - Prices of food, medicines, vaccines of the livestock sector remains high, while lower product costs. - The research on new varieties of high yield is not sufficient, there are serious limitations. The new breed, high yield are mainly imported from abroad. + To overcome these problems, I would like to recommend some following solutions: - The company needs to study and analyze the competition on a regular basis and systematic regional markets, geographies and promote consumption of products by expanding the customer. - Productdiversification is extremely important solution to improving the ability to exploit all the needs of the market. - Apply a flexible price policy and appropriate for each stage, each market to penetrate, develop and take competitive advantage in the market. - Enhancing marketing, advertising and raise the level of organization, management and stafftraining. xi PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Hiện nay, cuộc chạy đua để phát triển kinh tế, tạo ra những điều kiện để nền kinh tế tăng trưởng nhanh, lâu bền đang là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước. Vì vậy bất cứ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển cũng phải giải quyết khâu mấu chốt trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh đó là tiêu thụ sản phẩm. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, tự do hoá thương mại thì thông qua tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp tự khẳng định được vị trí của mình trên thị trường, bù đắp được chi phí và thu được lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thông qua tiêu thụ giữa các thị trường với nhau, các doanh nghiệp có thể liên kết hợp tác làm ăn với nhau, tiêu thụ chính là cầu nối giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới, giúp cho nhà nước thực hiện chính sách mở cửa kinh tế, hội nhập với nền kinh tế thế giới. Mặt khác, tiêu thụ sản phẩm và sản xuất là hai bộ phận quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hai bộ phận này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, sản xuất có hiệu quả mới nâng cao được chất lượng sản phẩm, giảm chi phí thúc đẩy quá trình tiêu thụ. Đồng thời sản phẩm tiêu thụ được doanh nghiệp mới bù đắp được chi phí, thu được lợi nhuận nhằm tái sản xuất và mở rộng sản xuất. Quá trình tiêu thụ sản phẩm chỉ kết thúc khi quá trình thanh toán giữa người mua và người bán đã diễn ra và quyền sở hữu hàng hóa đã thay đổi. Thông qua công tác tiêu thụ người ta có thể đánh giá được hiệu quả của các quá trình trước đó như nghiên cứu thị trường, quản lý sản phẩm, quản lý chất lượng, quảng cáo, xúc tiến, chiến lược giá. Mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu tiến hành sản xuất kinh doanh trên thị trường bao giờ cũng đề ra cho mình mục tiêu nhất định về lợi nhuận, vị thế, thương hiệu trong đó mục tiêu hàng đầu mà các doanh nghiệp luôn theo đuổi là lợi nhuận. Để làm tốt công tác tiêu thụ, các doanh nghiệp không chỉ áp dụng các biện pháp quảng cáo, xúc tiến bán hàng mà các doanh nghiệp còn phải chú ý nhiều 1 đến các nhân tố khác như: thị trường, chất lượng sản phẩm, giá bán, quan hệ cung cầu . Như vậy, có thể hiểu tiêu thụ sản phẩm là quá trình sản phẩm chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị. Tiêu thụ sản phẩm là một khâu cuối cùng của một chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quá trình tiêu thụ là mạch máu của nền kình tế. Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là khâu cuối cùng của sản xuất kinh doanh, và cũng là khâu đầu tiên của quá trình tái sản xuất. Do đó, tiêu thụ sản phẩm là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Công ty Cổ Phần Giống gia súc Hà Nội là một doanh nghiệp cũng như các doanh nghiệp khác, bước sang cơ chế thị trường mới được tự chủ trong sản xuất kinh doanh, song phải đối phó với không ít những khó khăn vì những sản phẩm chủ yếu của Công ty giờ đây phải cạnh tranh với không ít các sản phẩm cùng loại của các hãng trong và ngoài nước và những thay đổi chóng mặt của các nhu cầu người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong thời gian qua, công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty tương đối tốt song vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế mà Công ty cần phải khắc phục và tiến tới hoàn thiện như quy chế nhằm quản lý tốt các đại lý, công tác nghiên cứu thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, các chính sách quảng cáo và tăng cường hoạt động hỗ trợ tiêu thụ, cải tiến đổi mới công nghệ kỹ thuật. Chính vì vậy, công tác tiêu thụ sản phẩm là khâu mấu chốt quan trọng nhất đối với Công ty nói chung trên thị trường trong và ngoài nước. Chỉ đơn giản một điều trong hoạt động sản xuất kinh doanh là khi nào có tiêu thụ thì mới thu hồi được vốn, thu được lợi nhuận và mới có điều kiện để tái sản xuất. Xuất phát từ tình hình thực tiễn đó tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ Phần Giống gia súc Hà Nội”. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu đánh giá tình hình phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ Phần Giống gia súc Hà Nội những năm gần đây. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cho công ty những năm tới. 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp. - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần giống gia súc Hà Nội những năm gần đây. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty - Định hướng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty trong thời gian tới. 1.3 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Đối tƣợng nghiên cứu Những nội dung liên quan đến phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần giống gia súc Hà Nội. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung  Nghiên cứu những lý luận về phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty.  Phân tích đánh giá tình hình phát triển thi trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty.  Đề xuất giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty. - Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Công ty cổ phần giống gia súc Hà Nội . - Phạm vi thời gian: Các số liệu được nghiên cứu thu thập từ năm 2013 đến năm 2015, khảo sát tập trung vào năm 2015. Đề tài được thực hiện từ tháng 10/2015 đến 08/2016. 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1. Khái niệm, phân loại, chức năng của thị trƣờng 2.1.1.1. Khái niệm Theo nghĩa hẹp, thị trường thường được hiểu là nơi diễn ra sự mua, bán các hàng hóa hay dịch vụ (thật ra, vì hàng hóa bao gồm cả hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình, tức là các dịch vụ, nên chỉ cần nói về hàng hóa là đủ). Hình dung đơn giản nhất về thị trường là cái chợ, nơi mà người ta tụ họp nhau lại để tiến hành các giao dịch về hàng hóa. Tuy nhiên, cách nhìn như vậy về thị trường tỏ ra là quá hẹp, vì nó chỉ nhấn đến tính chất địa lý của thị trường và chỉ thích hợp với những nơi mà các quan hệ thị trường chưa phát triển. Trong các nền kinh tế thị trường hiện đại, các giao dịch mua bán hàng hóa có thể diễn ra mà không cần gắn với một địa điểm địa lý cụ thể. Người ta có thể tiến hành các thỏa thuận về mua bán hàng hóa với nhau qua điện thoại, fax hay thư điện tử mà không cần gặp nhau tại một nơi chốn cụ thể. Các hàng hóa có thể được vận chuyển từ nơi này đến nơi khác mà không cần lấy một cái chợ nào đó làm trung gian. Các thỏa thuận về hàng hóa, các luồng vận động của tiền tệ có thể độc lập với các luồng vận động của hàng hóa trên những thị trường kỳ hạn. Như thế, nói đến thị trường, cần chú ý đến nội dung kinh tế mà nó biểu thị chứ không phải hình dung nó như một nơi mà những nội dung này xảy ra. Thị trường là tập hợp các điều kiện và thỏa thuận mà thông qua đó người mua và người bán tiến hành sự trao đổi hàng hóa với nhau. 2.1.1.2.Phân loại thị trường Có nhiều cách phân loại khác nhau về thị trường. - Phân loại thị trường theo nội dung hàng hóa mà người ta giao dịch. o Thị trường hàng hóa tiêu dùng (thị trường đầu ra) : Các thị trường đầu ra lại có thể phân nhỏ thành vô số thị trường cụ thể như thị trường gạo, thị trường quần áo, thị trường ô tô, thị trường giáo dục v.v… + Thị trường các yếu tố sản xuất (thị trường đầu vào). Các thị trường đầu vào có thể phân thành thị trường vốn hiện vật (máy móc, thiết bị, nhà xưởng v.v…), thị trường đất đai, thị trường lao động v.v… 4 + Tùy theo cách người ta quan niệm về hàng hóa là theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp hơn mà người ta có thể đặt tên cho thị trường một cách khác nhau. Ví dụ, thị trường máy móc (đầu vào) có thể chia ra thành các phân nhánh như thị trường máy dệt, thị trường máy xát gạo v.v… Khi nói về một thị trường chung, có tính chất đại diện, ta nói đến một thị trường cụ thể hay riêng biệt nào đó theo cách phân loại này. - Phân loại thị trường theo không gian kinh tế mà theo đó các quan hệ trao đổi hàng hóa diễn ra: + Theo cách này, thị trường có thể phân ra thành thị trường thế giới, thị trường khu vực, thị trường quốc gia, thị trường vùng hay địa phương. Thật ra, khi nói đến các thị trường theo cách phân loại này, người ta vẫn thường kết hợp với cách phân loại thị trường theo nội dung hàng hóa để xem xét một thị trường cụ thể, trên một địa bàn hay không gian kinh tế cụ thể. Ví dụ, người ta thường nói đến thị trường lúa, gạo, cà phê hay chung hơn, thị trường nông sản thế giới, Việt Nam hơn là nói đến một thị trường thế giới, hay Việt Nam chung chung. + Trong các hàng hóa, có những thứ do chi phí vận chuyển tương đối thấp so với giá trị hàng hóa nên thị trường về bản chất thường mang tính chất thế giới. Giá cả các hàng hóa này ở các địa điểm giao dịch khác nhau trên thế giới không có sự sai biệt lớn (chẳng hạn thị trường vàng). Ngược lại, khi chi phí vận chuyển hàng hóa là tương đối lớn và do một số lý do khác, thị trường của một số hàng hóa lại thường mang tính chất địa phương (ví dụ, thị trường vật liệu xây dựng). - Phân loại theo cấu trúc thị trường, người ta cũng có thể chia ra thành các thị trường khác nhau. + Một cấu trúc thị trường cụ thể thường được định dạng bởi số lượng người mua, người bán trên đó và mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa họ. + Theo cách phân loại này, thoạt tiên các thị trường được phân ra thành hai loại lớn: thị trường cạnh tranh hoàn hảo (trên thị trường này, người mua hay người bán không có quyền lực chi phối giá cả hàng hóa) + Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo (trên thị trường dạng này, người mua hay người bán riêng biệt, dù ít, dù nhiều vẫn có khả năng chi phối giá) lại 5 bao gồm những dạng thị trường như: thị trường độc quyền thuần túy, thị trường độc quyền nhóm, thị trường cạnh tranh có tính chất độc quyền Mặc dù có những điểm chung, hành vi của những người mua hay bán trên từng dạng thị trường cụ thể vẫn mang những sắc thái riêng, bị chi phối bởi những điểm đặc thù của từng thị trường. 2.1.1.3. Chức năng và vai trò của thị trường  Chức năng của thị trường: - Chức năng môi giới Thị trường là trung gian liên kết giữa người mua và người bán, liên kết giữa người sản xuất và người tiêu dùng, liên kết giữa người mua với nhau và giữa những người bán với nhau. Các chủ thể của thị trường lấy cơ sở là lợi ích của bản thân, thông qua sự tồn tại của thị trường để tìm đến liên kết với nhau tạo nên chỉnh thể kinh tế – xã hội hữu cơ. - Chức năng thừa nhận Doanh nghiệp thương mại mua hàng hóa về để bán. Hàng hóa có bán được hay không phải thông qua chức năng thừa nhận của thị trường, của khách hàng, của doanh nghiệp. Nếu hàng hóa bán được, tức là được thị trường thừa nhận, doanh nghiệp thương mại mới thu hồi được vốn, có nguồn thu trang trải chi phí và có lợi nhuận. Ngược lại, nếu hàng hóa đưa ra bán nhưng không có ai mua, tức là không được thị trường thừa nhận. Để được thị trường thừa nhận doanh nghiệp phải nghiên cứu nhu cầu khách hàng để từ đó tiến hành kinh doanh những sản phẩm phù hợp. Sự phù hợp ở đây chính là phù hợp về số lượng, chất lượng, sự đồng bộ, quy cách, cỡ loại, màu sắc, bao bì, giá cả, thời gian, và địa điểm thuận tiện cho khách hàng. - Chức năng thực hiện Chức năng này đòi hỏi hàng hóa và dịch vụ phải được thực hiện giá trị trao đổi: hoặc bằng tiền hoặc bằng hàng, bằng các chứng từ có giá khác. Người bán hàng cần tiền còn người mua cần hàng, sự gặp gỡ giữa người bán và người mua được xác định bằng giá cả mà hai bên đã thỏa thuận. Hàng hóa bán được tức là có sự dịch chuyển từ người bán sang người mua, nghĩa là có sự thực hiện chuyển đổi giá trị. 6 - Chức năng thông tin Thông tin thị trường có vai trò quan trọng đối với quản lý kinh tế. Trong nền kinh tế, một trong những nội dung quan trọng nhất là về quyết định và để quyết định thì phải có thông tin. Thị trường thông tin về tổng số cung, tổng số cầu, cơ cấu cung – cầu, quan hệ cung cầu đối với từng loại hàng hoá, giá cả thị trường, các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường, cá yêu cầu về chất lượng sản phẩm… Những thông tin này không chỉ cần thiết cho người sản xuất, người tiêu dùng mà còn cho cả Nhà nước và các tổ chức kinh tế thị trường chỉ cho người sản xuất biết nên cung sản phẩm hàng hoá nào? khối lượng bao nhiêu? khi nào? cho ai? ở đâu? Thị trường chỉ cho người tiêu dùng biết nên tìm kiếm mặt hàng mình cần ở đâu, nên chọn mặt hàng nào cho phù hợp với khả năng của mình. Chính phủ thông qua các thông tin thị trường để hoạch định các chính sách điều chỉnh kinh tế. - Chức năng điều tiết và cân đối Sự vận động của các quy luật kinh tế của thị trường thông qua hệ cung cầu và tín hiệu giá cả của thị trường sẽ phát hiện chức năng điều tiết của thị trường với sản xuất, lưu thông và tiêu dùng của xã hội. Thông qua các hoạt động và quy luật kinh tế thị trường, người sản xuất có lợi thế và cạnh tranh sẽ tận dụng khả năng của mình để phát triển sản xuất. Còn đối với những người chưa có được lợi thế trên thị trường thì sẽ phải vươn lên để tránh khỏi nguy cơ phá sản. Thông qua nhu cầu của thị trường, người sản xuất chủ động di chuyển các nguồn lực để từ ngành này sang ngành khác, từ sản phẩm này sang sản phẩm khác. Trong nền kinh tế thị trường, chính thị trường thông qua cơ chế lợi ích và dựa vào sự hướng dẫn của các tín hiệu thị trường, tình hình cung cầu, biến động gia cả.. làm cho các chủ thể kinh tế thay đổi phương thức hoạt động của mình để từ đó đưa đến sự vận động các nguồn lực. Với tiêu dùng, thông qua sự hoạt động của cac quy luật kinh tế thị trường, người tiêu dùng buộc phải cân nhắc, tính toán quá trình tiêu dùng. Thị trường giúp cho người tiêu dùng có những quyết định đúng đắn và quá trình mua hàng để phù hợp với khả năng của mình. 7 Sự vận động của quan hệ cung cầu và giá cả thị trường thực hiện sự cân đối về tổng số cũng như cơ cấu cung và cầu thông qua đó sẽ thực hiện sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng. - Chức năng chọn lọc và loại bỏ Chỉ có các sản phẩm được thị trường thừa nhận mới được tồn tại trên thị trường, thị trường thực hiện chức năng này nhằm chọn lọc ra các sản phẩm tốt, có chất lượng cao, giá thành phù hợp với khả năng thanh toán của người tiêu dùng. Và sẽ loại bỏ các sản phẩm kém chất lượng, giá thành cao, không có sức cạnh tranh… Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường xuất hiện nhiều mối mặt hàng nhái, giả, kém chất lượng nhưng vẫn tồn tại trên tê do nó được “ gắn” với các thương hiệu lớn, có uy tín đối với người tiêu dùng. Do vậy, để thị trường thực hiện chức năng này một cách thực tế thì buộc phải có sự can thiệp của Nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền nhằm đưa đến cho người tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng cao, mà vẫn phù hợp với khả năng thanh toán của người tiêu dùng. Năm chức năng của thị trường có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mọi hiện tượng kinh tế diễn ra trên thị trường đều thể hiện 5 chức năng này, mọi chức năng có vai trò quan trọng riêng của nó song cũng cần nhận thấy rằng chỉ khi chức năng thừa nhận được thực hiện thì các chức năng khác mới phát huy tác dụng.  Vai trò của thị trường - Thị trường là yếu tố quyết định sự sống còn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Trong nền kinh tế hàng hóa, mục đích của các nhà sản xuất hàng hóa là để thỏa mãn nhu cầu của người khác. Vì thế các doanh nghiệp không thể tồn tại một cách đơn lẻ mà mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải gắn chặt với thị trường. Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra không ngừng về mua nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị… trên thị trường đầu vào, tiến hành sản xuất và tiêu thụ trên thị trường đầu ra. Cho nên còn thị trường thì còn hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn hoạt động, mất thị trường thì sản xuất kinh doanh bị đình trệ và các doanh nghiệp sẽ có nguy cơ bị phá sản. Trong nền kinh tế thị trường, thị trường có vai trò quyết định tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất