Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển quan hệ kinh tế thương mại việt nam singapore....

Tài liệu Phát triển quan hệ kinh tế thương mại việt nam singapore.

.PDF
124
28
75

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN MINH ĐỨC PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - SINGAPORE LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI s Hà Nội - 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN MINH ĐỨC PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - SINGAPORE Chuyên ngành: Kinh tế Thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế Mã số: 60 31 07 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ KIM CHI Hà Nội - 2013 MỤC LỤC Trang DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT i DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ ii LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – SINGAPORE 7 1.1. Cơ sở lý luận của quan hệ thương mại quốc tế 7 1.1.1. Các vấn đề cơ bản của thương mại quốc tế 7 1.1.2. Vai trò của thương mại quốc tế đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia 1.2. Cơ sở thực tiễn của mối quan hệ thương mại Việt Nam – Singapore 15 17 1.2.1. Điều kiện quốc tế và chính sách kinh tế đối ngoại hai nước 17 1.2.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Singapore 26 1.2.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở Việt Nam 34 1.2.4. Lợi ích của Việt Nam trong việc phát triển quan hệ thương mại với Singapore CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – SINGAPORE GIAI ĐOẠN 2005 - 2012 2.1. Khái quát về quan hệ thương mại Việt Nam – Singapore giai đoạn trước 2005 41 43 43 2.1.1. Vị trí của kinh tế Singapore trong quan hệ với Việt Nam 43 2.1.2. Về kim ngạch thương mại Việt Nam – Singapore 45 2.2. Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Singapore giai đoạn 2005 – 2012 49 2.2.1. Về kim ngạch thương mại Việt Nam – Singapore giai đoạn 2005 – 2012 2.2.2. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore 2.2.3. Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Singapore 2.3. Đánh giá chung về quan hệ thương mại Việt Nam – Singapore 49 52 67 82 2.3.1. Những thành tựu đạt được 82 2.3.2. Những tồn tại cần khắc phục 83 2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại đó 85 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – SINGAPORE TRONG THỜI 87 GIAN TỚI 3.1. Những khó khăn và thuận lợi trong quan hệ thương mại Việt Nam – Singapore 87 3.1.1. Thuận lợi 87 3.1.2. Khó khăn 91 3.2. Định hướng phát triển quan hệ thương mại hai nước 93 3.2.1. Quan điểm phát triển xuất nhập khẩu của Việt Nam 93 3.2.2. Định hướng phát triển xuất khẩu sang thị trường Singapore 95 3.2.3. Định hướng nhập khẩu đối với thị trường Singapore 96 3.3. Các giải pháp nhằm phát triển quan hệ thương mại hai nước Việt Nam – Singapore 97 3.3.1. Đối với chính phủ 97 3.3.2. Đối với doanh nghiệp 105 KẾT LUẬN 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO 113 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT 1 Chữ viết tắt APEC Tiếng Anh Asia-Pacific Economic Cooperation Tiếng Việt Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương Association of Southeast Hiệp hội các nước Asian Nations Đông Nam Á Asia-Europe Meeting Hợp tác Á-Âu 2 ASEAN 3 ASEM 4 DN 5 EU European Union 6 FTAs Free Trade Agreements 7 GDP Gross Domestic Product 8 NAFTA 9 Doanh nghiệp Liên minh châu ÂU Hiệp định Thương mại Tự do Tổng sản phẩm quốc dân North American Free Hiệp định Thương Trade Agreement mại Tự do Bắc Mỹ SGD Singapore dollar Đô la Singapore 10 USD US dollar Đô la Mỹ 11 TEUs Twenty-Foot Equivalent Đơn vị tương Units đương 20 foot 12 WTO World Trade Tổ chức Thương Organization mại Thế giới 13 XNK Xuất nhập khẩu i DANH MỤC BẢNG STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 SỐ HIỆU Bảng 1.1 NỘI DUNG Trang Lợi thế so sánh (Lợi thế tương đối) 11 Bảng Thu nhập quốc dân và tỷ giá hối đoái của 1.2 Singapore qua một số năm Bảng 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam 1.3 năm 2010, 2011, 2012 Bảng Ba nước ASEAN đầu tư lớn nhất tại Việt Nam 2.1 giai đoạn 1988 – 2004 Bảng 2.2 Singapore giai đoạn 1996 – 2005 và tỷ trọng của 44 45 nó so với toàn khối ASEAN Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với 2.3 Singapore giai đoạn 1996 – 2004 2.4 40 Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Bảng Bảng 30 47 Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Singapore giai đoạn 2005 – 2012 và tỷ trọng của 49 nó so với toàn khối ASEAN Bảng Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với 2.5 Singapore giai đoạn 2005 – 2012 Bảng Giá trị mặt hàng xuất khẩu sang Singapore giai 2.6 đoạn 2005 – 2012 ii 51 54 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Bảng Giá trị xuất khẩu sản phẩm dầu thô sang 2.7 Singapore giai đoạn 2005 – 2012 Bảng 2.8 Giá trị sản phẩm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện xuất khẩu sang Singapore giai đoạn Giá trị sản phẩm gạo xuất khẩu sang Singapore 2.9 giai đoạn 2005 – 2012 Bảng Giá trị thủy sản xuất khẩu sang Singpore giai 2.10 đoạn 2005 – 2012 Bảng Giá trị xuất khẩu hàng dệt may sang Singapore 2.11 giai đoạn 2005 – 2012 Bảng Giá trị cà phê xuất khẩu sang Singapore giai 2.12 đoạn 2005 – 2012 Bảng Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam – 2.13 Singapore giai đoạn 2005 – 2012 Bảng Giá trị xăng dầu các loại nhập khẩu từ Singapore 2.14 giai đoạn 2005 – 2012 2.15 58 2005 – 2012 Bảng Bảng 57 60 61 64 65 68 70 Giá trị sản phẩm máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác nhập khẩu từ Singapore giai đoạn 71 2005 – 2012 Bảng Giá trị máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 2.16 nhập khẩu từ Singapore giai đoạn 2005 - 2012 Bảng Giá trị sản phẩm chất dẻo nguyên liệu nhập khẩu 2.17 từ Singapore giai đoạn 2005 - 2012 iii 73 74 21 22 23 24 25 26 Bảng Giá trị các sản phẩm hóa chất nhập khẩu từ 2.18 Singapore giai đoạn 2005 – 2012 Bảng Giá trị sản phẩm hóa chất nhập khẩu từ 2.19 Singapore giai đoạn 2005 – 2012 Bảng Giá trị kim loại thường khác nhập khẩu từ 2.20 Singapore giai đoạn 2005 – 2012 Bảng Giá trị giấy các loại nhập khẩu từ Singapore giai 2.21 đoạn 2005 – 2012 Bảng Giá trị sắt thép các loại nhập khẩu từ Singapore 2.22 giai đoạn 2005 – 2012 Bảng Các đối tác thương mại lớn nhất của Singapore 3.1 năm 2012 iv 76 77 78 79 80 91 + 92 DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT 1 2 3 4 5 6 SỐ HIỆU NỘI DUNG Biểu đồ Tỷ trọng cơ cấu ngành theo GDP của Singapore 1.1 năm 2010 Biểu đồ Tỷ trọng ngành trong cơ cấu GDP của Việt Nam 1.2 giai đoạn 2003 – 2011 Biểu đồ Tăng trưởng GDP và tỷ lệ đầu tư/GDP giai đoạn 1.3 1996 – 2012 Biểu đồ Giá trị xuất khẩu sang 10 thị trường lớn nhất của 2.1 Việt Nam năm 2010 Biểu đồ Giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore 2.2 giai đoạn 2005 – 2012 Biểu đồ Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam 2.3 sang thị trường ASEAN 6 tháng năm 2012 v Trang 29 37 39 53 54 55 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau công cuộc Đổi mới (1986), Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo nhân dân vượt qua mọi khó khăn, trở ngại đưa nước ta dần dần đi vào ổn định chính trị, xã hội, phát triển kinh tế và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Về mặt đối ngoại, với phương châm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới”, Đảng và Nhà nước ta thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, cho đến nay (tháng 03 năm 2013) Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với trên 180 nước thuộc tất cả các châu lục và quan hệ bình thường với tất cả các nước lớn, nhỏ trong và ngoài khu vực, đặc biệt là tăng cường quan hệ với các nước láng giềng trong khối ASEAN trong đó có Singapore. Trên thực tế, Singapore có quan hệ rất sớm với Việt Nam. Ngay từ đầu những năm 1990, quan hệ giữa hai nước đã tiến triển đáng kể cùng với sự phát triển chung của tình hình khu vực và thế giới. Từ đó tới nay, Singapore, với tiềm lực kinh tế lớn mạnh đứng đầu trong khu vực Đông Nam Á, luôn là một trong những bạn hàng lớn nhất của Việt Nam. Bản thân hai nước Việt Nam và Singapore lại có những lợi thế nhất định tạo điều kiện cho việc phát triển quan hệ thương mại giữa hai quốc gia, ví dụ như Việt Nam có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, còn Singapore lại có thế mạnh về sản xuất máy tính và linh kiện điện tử… Lợi ích của việc tham gia hoạt động thương mại với Singapore là vô cùng to lớn, nhất khi Singapore lại là một đất nước có nền kinh tế phát triển ở châu Á và bậc nhất khu vực Đông Nam Á với những chỉ số vô cùng ấn tượng về cán cân thương mại, về thị trường tiềm năng, về chỉ số GDP bình quân đầu người… Phát triển quan hệ thương mại với Singapore là một trong những lựa chọn thông minh để Việt Nam có thể thu hút đầu tư từ -1- quốc đảo giàu có này, đồng thời mở rộng thương mại để tăng tốc độ phát triển kinh tế một cách vững chắc và nhanh chóng. Vậy, vấn đề đặt ra là khi tham gia vào quan hệ thương mại này hai quốc gia Việt Nam và Singapore có ưu thế gì? Quan hệ thương mại giữa hai nước đã và đang diễn ra như thế nào? Tác động của nó tới sự phát triển kinh tế Việt Nam ra sao? Liệu rằng quan hệ thương mại giữa hai nước đã phát triển xứng đáng với tiềm lực kinh tế của mỗi quốc gia chưa? Nếu chưa thì nguyên nhân của nó là gì? Cần phải làm gì để thúc đẩy quan hệ thương mại hai nước Việt Nam và Singapore trong thời gian tới? Đó là những câu hỏi cần có lời giải. Xuất phát từ những suy nghĩ trên đây, tác giả đã chọn đề tài: “Phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Singapore” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn Thạc sỹ của mình. Đây là đề tài cấp thiết, mang tính thực tiễn cao và có ý nghĩa lớn đối với nước ta khi mà quan hệ Việt Nam – Singapore ngày càng phát triển sâu rộng. 2. Tình hình nghiên cứu Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về quan hệ thương mại giữa Việt Nam với một quốc gia khác nhưng nghiên cứu về quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Singapore hiện nay chưa nhiều. Có thể kể đến một số nghiên cứu chuyên sâu về quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore như trong một số bài báo của tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á. Ví dụ như trong bài “Quan hệ Việt Nam - Singapore giai đoạn 1991 – 1998” số 6 năm 1999, ở phạm vi là bài nghiên cứu gồm 13 trang, tác giả đã khái quát được tình hình phát triển quan hệ ngoại giao hai nước tác động đến quan hệ kinh tế hai quốc gia trong giai đoạn 1991 – 1999. Hay trong bài “Vị thế mối quan hệ Việt - Singapore trong khối ASEAN từ năm 1995 đến nay” Số năm 200 , là một bài nghiên cứu chỉ gồm có 5 trang đánh giá về mức độ -2- quan hệ của Việt Nam và Singapore trên các phương diện kinh tế, ngoại giao so với các nước khác trong khối ASEAN giai đoạn 1995 - 2007, đã đưa ra được một vài luận điểm kh ng định mối quan hệ này có chiều hướng phát triển ngày càng sâu rộng. cấp độ Luận văn Thạc sỹ chỉ có một bài viết về “Quan hệ thương mại Việt Nam – Singapore: thực trạng và giải pháp” (200 ) của Phan Đặng Xuân Quý, Khoa Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn này đã khái quát được các nhân tố thúc đẩy quan hệ thương mại hai nước và c ng đã phác họa ra được tình hình quan hệ thương mại giữa hai nước trong giai đoạn 1995 – 2004, đánh giá tác động của mối quan hệ này tới nền kinh tế Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp tăng cường quan hệ thương mại hai nước. Tuy nhiên, trải qua gần một thập kỷ với những biến động của kinh tế thế giới diễn ra hàng ngày, chính sách ngoại giao của hai nước từ năm 2005 đến nay đã có nhiều bước phát triển mới, vì vậy đòi hỏi có một sự phân tích dựa trên số liệu cập nhật để có được sự nhận định chuẩn xác hơn, nhằm đưa ra những giải pháp có tính tức thời, phù hợp với bối cảnh mới. Liên quan đến đề tài, c ng có một số khóa luận tốt nghiệp khác như: Đề tài “ ối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore” (2003) của sinh viên Phan Thị Toan, Đại học Ngoại thương Hà Nội, hay đề tài “ h c đẩy quan hệ kinh tế thương mại Singapore (2002) của sinh viên Nguyễn thị Hương Thủy – Đại học Ngoại thương Hà Nội. Các nghiên cứu trên tiếp cận vấn đề trên diện rộng và chủ yếu tập trung vào các vấn đề kinh tế như đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore vào Việt Nam, cán cân thương mại hai nước hay một số lĩnh vực khác… cho nên chưa có sự phân tích tổng quát, toàn diện, cập nhật về tình hình phát triển thương mại hai nước. Bên cạnh đó c ng có một số bài báo điện tử như thuộc các ebsite như: http://www.vcci.com.vn đưa tin mang tính liệt kê về quan hệ Việt Nam -3- Singapore trên nhiều phương diện như: quan hệ ngoại giao hai nước, quan hệ chính trị, quan hệ thương mại hai nước trên cơ sở đưa thông tin một số văn bản đã được hai bên ký kết, liệt kê đưa số liệu về kim ngạch buôn bán hàng hóa của Singapore với Việt Nam trong vòng 3 năm trở lại đây, quan hệ đầu tư và đánh giá triển vọng quan hệ thương mại của hai quốc gia này trong thời gian tới. Các eb site http://www.vnembassy-singapore.gov.vn, http://www.mofahcm.gov.vn, http://www.thuongmai.vn c ng đã đưa tin và cung cấp một số số liệu về tình hình thương mại hai nước. Tuy nhiên dưới góc nhìn là một bài báo ngắn, nó chỉ có tính chất và nhiệm vụ là đưa thông tin đến cho độc giả mà chưa hề có sự phân tích một cách toàn diện vấn đề. Nhìn chung, những nghiên cứu trên chỉ tiếp cận trên các khía cạnh khác nhau của vấn đề, chưa đưa ra được lý luận hoàn chỉnh về hoạt động thương mại hai nước Việt Nam – Singapore c ng như chưa chỉ ra được thực trạng tình hình thương mại hai nước trong thời gian gần đây diễn ra như thế nào cho nên chưa đánh giá đúng mức được mức độ thương mại giữa hai nước. Có thể nói, cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào ở cấp độ thạc sỹ nghiên cứu chuyên sâu về quan hệ thương mại Việt Nam Singapore giai đoạn 2005 - 2012. Chính vì vậy, có thể kh ng định đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống, tương đối đầy đủ và cập nhật về quan hệ thương mại Việt Nam – Singapore từ năm 2005 tới năm 2012 – giai đoạn khi mà quan hệ hai nước có những bước phát triển vượt bậc và mang tầm chiến lược. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. ục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình thực tế quan hệ thương mại hai nước Việt Nam – Singapore, chỉ ra những thành tựu, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại của quan hệ này (giai đoạn 2005 – 2012). Trên cơ sở đó tìm -4- ra những giải pháp nhằm phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Nam – Singapore trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khái quát lý luận chung nhất về hoạt động thương mại và các nhân tố tác động đến hoạt động thương mại giữa hai nước Việt Nam và Singapore. - Phân tích tình hình phát triển quan hệ thương mại Việt Nam Singapore, chỉ ra những thành tựu đạt được, những tồn tại c ng như nguyên nhân của những tồn tại đó. - Đề xuất các giải pháp để thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam Singapore trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quan hệ thương mại Việt Nam – Singapore theo nghĩa hẹp, tức là chỉ nghiên cứu mối quan hệ thương mại hàng hóa giữa hai quốc gia. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt không gian: Luận văn nghiên cứu hoạt động thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Singapore đứng trên góc nhìn từ phía Việt Nam trong quan hệ với Singapore. - Về mặt thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu mối quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam – Singapore từ năm 2005 đến năm 2012. (Mốc thời gian năm 2005 đánh dấu quan hệ thương mại hai nước sau 10 năm Việt Nam gia nhập vào khối ASEAN - tạo điều kiện cho thương mại Việt Nam – Singapore phát triển sang một giai đoạn mới. Hơn nữa, cuối năm 200 diễn ra sự kiện hai bên ký “ uyên bố chung về khuôn kh hợp tác toàn diện trong thế k 21” đã tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia, trong đó có quan hệ thương mại hai -5- nước). Việc chọn giai đoạn nghiên cứu từ năm 2005 đến năm 2012 nhằm phản ánh đúng và cập nhật nhất về quan hệ thương mại hai nước, từ đó có thể giúp cho việc đề xuất các giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại hai nước Việt Nam – Singapore được chính xác và mang lại hiệu quả hơn. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp cơ bản của khoa học xã hội là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để phân tích sự hình thành và phát triển của quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore dựa trên việc phân tích số liệu theo trình tự thời gian, để đánh giá, so sánh với các thời kỳ trước và có sự liên hệ qua lại giữa các năm. Luận văn còn sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, diễn giải, quy nạp, hệ thống, số liệu để làm r thực trạng quan hệ thương mại hai nước. Các phương pháp như so sánh, thống kê c ng được sử dụng triệt để làm nổi r và minh chứng đề tài nghiên cứu. 6. Đóng góp của luận văn - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận chung về quan hệ thương mại hai nước Việt Nam - Singapore. - Phân tích thực trạng quan hệ thương mại hai nước giai đoạn 2005 2012 thông qua qua kim ngạch thương mại hai nước, tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore và nhập khẩu hàng hóa từ Singapore vào Việt Nam. Luận văn tổng hợp tình hình thương mại hai nước, từ đó đánh giá những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế này. - Chỉ ra những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong quan hệ thương mại với Singapore trong bối cảnh hiện nay và định hướng phát triển quan hệ thương mại hai nước. -6- - Đưa ra giải pháp nhằm phát triển quan hệ thương mại hai nước Việt Nam - Singapore cho tương xứng với tiềm năng giữa hai quốc gia trong thời gian tới. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore. Chương 2: Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore giai đoạn 2005 - 2012. Chương 3: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ Việt Nam Singapore trong thời gian tới. -7- CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - SINGAPORE 1.1. Cơ sở lý luận của quan hệ thương mại quốc tế 1.1.1. Các vấn đề cơ bản của thương mại quốc tế 1.1.1.1. Khái niệm hương mại quốc tế chính là sự trao đ i hàng hoá dịch vụ giữa các nước thông qua mua bán. Sự trao đổi đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá riêng biệt của từng quốc gia. Trong bối cảnh kinh tế quốc tế hiện đại, thương mại quốc tế được hiểu là hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các đối tác có quốc tịch khác nhau, ranh giới địa lý không còn là tiêu chí duy nhất để xác định hoạt động thương mại quốc tế như trước đây. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, thương mại quốc tế có tính chất sống còn bởi nó không chỉ cho phép khai thác lợi thế của nước xuất khẩu mà còn mở rộng khả năng tiêu dùng của nước nhập khẩu. Thực tế cho thấy là mỗi quốc gia c ng như cá nhân không thể sống riêng rẽ mà vẫn đầy đủ được. Thương mại quốc tế làm đa dạng hoá mặt hàng với số lượng nhiều hơn, chất lượng cao hơn và vượt qua ranh giới khả năng sản xuất của mỗi quốc gia nếu chỉ thực hiện tự cung tự cấp, không buôn bán với nước ngoài. Tiền đề xuất hiện sự trao đổi là sự phân công lao động xã hội. Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, phạm vi chuyên môn hoá ngày càng tăng, số sản phẩm và dịch vụ để thoả mãn con người càng đa dạng, phong phú thì sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng lớn. -8- Đối với nước ta c ng vậy, thương mại quốc tế sẽ cho phép giới thiệu, thúc đẩy, khai thác tiềm năng và thế mạnh trong nước đối với nước ngoài một cách có lợi nhất. Theo đó, phân công lao động ngày càng phát triển, mọi tiềm năng để sản xuất nhiều hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu sẽ được khai thác một cách ngày càng hiệu quả hơn. 1.1.1.2. Nguồn gốc và cơ sở lý luận về thương mại quốc tế * Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối được phát triển bởi nhà kinh tế học cổ điển Adam Smith (1 23 - 1 90). Lý thuyết này đã chỉ ra nguyên nhân của mối quan hệ buôn bán giữa các quốc gia với nhau. Đó chính là sự khác nhau về các nguồn tài nguyên của nó. Theo quan niệm về lợi thế tuyệt đối, một nước chỉ sản xuất các hàng hoá mà nó cho phép sử dụng tối ưu nhất các nguồn tài nguyên của nó. Đây chính là cách giải thích đơn giản nhất về cách ứng xử trong buôn bán. R ràng là việc tiến hành thương mại giữa các quốc gia phải đảm bảo cho họ đều có lợi. Nếu một quốc gia có lợi và một quốc gia khác bị thiệt hại từ thương mại thì họ từ chối ngay. Giả sử rằng thế giới chỉ có hai quốc gia và mỗi quốc gia chỉ sản xuất hai mặt hàng giống nhau. Quốc gia thứ nhất có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất hàng hoá A so với quốc gia thứ hai và quốc gia thứ hai có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất hàng hoá B so với quốc gia thứ nhất. Nếu mỗi quốc gia tiến hành chuyên môn hoá trong việc sản xuất một mặt hàng mà họ có lợi thế tuyệt đối sau đó trao đổi cho nhau, thì cả hai quốc gia đều có lợi. Trong quá trình này, các nguồn lực sản xuất của cả thế giới sẽ được sử dụng một cách có hiệu quả nhất, và do đó, tổng sản phẩm của toàn thế giới sẽ gia tăng. Sự tăng thêm của các sản phẩm của cả thế giới là nhờ vào sự chuyên môn hoá và sẽ được phân bổ giữa hai quốc gia theo tỷ lệ trao đổi thông qua ngoại thương. -9- Như vậy Adam Smith đã có niềm tin rằng tất cả các quốc gia đều có lợi từ ngoại thương và ông ủng hộ mạnh mẽ chính sách tự do kinh doanh. Ngoại thương tự do sẽ là nguyên nhân làm cho các nguồn tài nguyên của thế giới được sử dụng một cách có hiệu quả nhất và tất nhiên phúc lợi của thế giới nói chung sẽ được tạo ra ở mức tối đa. Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối giải thích được tại sao một nền kinh tế phải phụ thuộc vào nguồn nguyên nhiên liệu từ bên ngoài như Nhật Bản lại có thể phát triển thành một nền kinh tế hùng mạnh trên thế giới. Tuy nhiên tại sao một cường quốc như Mỹ, một nước đứng đầu ngành công nghiệp ô tô thế giới với những tên tuổi lừng danh như General Motors, Ford, Chrysler, ... lại nhập xe Nissan, Toyota... từ Nhật Bản? Lý thuyết về lợi thế so sánh (hay lợi thế tương đối) sẽ trả lời cho câu hỏi này. * Lý thuyết về lợi thế so sánh Năm 181 , nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh là David Ricardo (1772 – 1823) đã chứng minh rằng chuyên môn hoá quốc tế có lợi cho tất cả các nước và ông gọi kết quả đó là quy luật lợi thế tương đối. Quy luật này được nhấn mạnh sự khác nhau về chi phí sản xuất, coi đó là chìa khoá của các phương thức thương mại. Lý thuyết này đã kh ng định rằng: Nếu một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với các quốc gia khác trong sản xuất hầu hết các loại sản phẩm, thì quốc gia đó vẫn có thể tham gia vào thương mại quốc tế để tạo ra lợi ích cho mình. Nghĩa là, nếu quốc gia này tham gia vào thương mại quốc tế thì nó có thể thu được lợi ích không nhỏ. Khi tham gia thương mại quốc tế, quốc gia có hiệu quả thấp trong sản xuất tất cả các loại hàng hoá sẽ chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu các loại hàng hoá mà việc sản xuất ch ng ít bất lợi nhất (Đó là những hàng hoá có lợi thế tương đối) và nhập khẩu các loại hàng hoá mà việc sản xuất ch ng bất lợi lớn nhất (Đó là loại hàng hoá không có lợi thế tương đối). Để chứng - 10 - minh lý thuyết của mình, David Ricardo đã đưa ra một mô hình giả định đơn giản dựa trên các giả thiết như: Thế giới chỉ có hai quốc gia và chỉ sản xuất hai mặt hàng, mỗi quốc gia có lợi thế về một mặt hàng, công nghệ sản xuất của hai nước là cố định, chi phí sản xuất cố định, không có chi phí vận tải, lao động là yếu tố sản xuất duy nhất có thể di chuyển trong mỗi nước nhưng không thể di chuyển giữa các nước và thương mại hoàn toàn tự do giữa hai nước. Bảng 1.1: Lợi thế so sánh (Lợi thế tương đối) Sản phẩm Việt Nam Singapore Thép (kg /1 giờ công) 1 6 Vải (m /1 giờ công) 2 4 Nguồn: [6] Từ bảng 1.1 ta thấy rằng, Singapore có lợi thế tuyệt đối so với Việt Nam về cả hai loại hàng hoá. Nhưng khi năng suất lao động ở ngành thép của Singapore gấp 6 lần của Việt Nam thì năng suất lao động ở ngành dệt của Singapore chỉ gấp có 2 lần. Như vậy giữa thép và vải, Việt Nam có lợi thế tương đối trong sản xuất vải, còn Singapore có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất cả hai loại hàng hoá so với Việt Nam nhưng chỉ có lợi thế tương đối trong sản xuất thép. Theo quy luật lợi thế tương đối thì cả hai quốc gia sẽ đều có lợi nếu Singapore chuyên môn hoá sản xuất thép còn Việt Nam chuyên môn hoá sản xuất vải, sau đó tiến hành trao đổi một phần thép lấy một phần vải cho nhau. Bảng 1.1 minh hoạ giả định của Ricardo đã giải thích trong hoàn cảnh của một mô hình kinh tế đơn giản, với nhiều giả định rằng dù một nước có năng suất lao động sản xuất các loại hàng hoá cao hơn các nước khác nhưng thông qua thương mại quốc tế vẫn có lợi nếu chuyên môn hoá vào sản xuất những mặt hàng mà nước đó có chi phí cơ hội thấp hơn các nước khác để sản - 11 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan