Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển nông nghiệp bền vững ở quảng bình 002...

Tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở quảng bình 002

.PDF
122
6
110

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- ĐOÀN NGỌC PHƢƠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- ĐOÀN NGỌC PHƢƠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở QUẢNG BÌNH Chuyên ngành Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:TS VŨ THỊ DẬU Hà Nội - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của cô giáo hướng dẫn khoa học. Các số liệu và trích dẫn được sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chƣơng trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô Trƣờng Đại học Kinh tế Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nô ̣i. Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trƣờng Đại học Kinh tế , đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Vũ Thị Dậu đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hƣớng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiện luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc những đóng góp tận tình của quý thầy cô và các bạn. TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên đề tài: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Quảng Bình Số trang: 123 Trƣờng: Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Khoa: Kinh tế Chính trị Thời gian: 2014/10 Bằng cấp: Thạc sỹ Ngƣời nghiên cứu: Đoàn Ngọc Phƣơng Giáo viên hƣớng dẫn: Tiến sỹ. Vũ Thị Dậu Trên cơ sở làm rõ khung lý thuyết về phát triển nông nghiệp bền vững, đề tài hƣớng tới việc đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển bền vững nông nghiệp trong thời gian tới.Từ việc phân tích và đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở Quảng Bình trong những năm qua, luận văn đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy nông nghiệp bền vững ở Quảng Bình trong những năm tới. Với đề tài này, qua việc tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp bền vững ở Quảng Bình, đánh giá thực trạng ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc ở tỉnh Quảng Bình, luận văn hƣớng đến việc đề xuất đƣợc các định hƣớng, giải pháp có tính chất chiến lƣợc để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp bền vững ở Quảng Bình nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Luận văn sử dụng phƣơng pháp luận để nghiên cứu là phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử và các quan điểm: Quan điểm hệ thống cấu trúc, quan điểm lôgic và quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu khoa học để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở Quảng Bình; đồng thời sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống, phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tƣợng hóa khoa học, thống kê suy luận, … để nghiên cứu các số liệu thứ cấp. Sau khi nghiên cứu, phân tích và đánh giá, luận văn đã đề xuất đƣợc hệ thống giải pháp gồm 07 nhóm giải pháp. Các giải pháp đề xuất phù hợp với đặc điểm, điều kiện và bối cảnh của tỉnh Quảng Bình. Kết quả này là đồng nhất với mục tiêu đã đề ra. Từ khóa: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Quảng Bình. MỤC LỤC Danh mục từ viết tắt .................................................................................................... i Danh mục bảng .......................................................................................................... ii Danh mục hình .......................................................................................................... iv MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG .....................................5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển nông nghiệp bền vững và những vấn đề liên quan ...........................................................................................5 1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về nông nghiệp .....................................5 1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển nông nghiệp bền vững .....6 1.1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu về kinh nghiệm phát triển nông nghiệp 8 1.2 Những vấn đề cơ bản về phát triển nông nghiệp bền vững ..............................9 1.2.1. Nông nghiệp ..............................................................................................9 1.2.2. Phát triển nông nghiệp bền vững ...........................................................11 1.2.3. Nội dung phát triển nông nghiệp bền vững ............................................16 1.2.4. Các tiêu chí đánh giá phát triển nông nghiệp bền vững ........................21 1.3. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp bền vững ở Trung Quốc và Thái Lan 24 1.3.1. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp bền vững ở Trung Quốc..............24 1.3.2. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp bền vững ở Thái Lan ...................28 1.3.3. Bài học kinh nghiệm ...............................................................................30 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ........................................32 2.1. Phƣơng pháp luận ..........................................................................................32 2.1.1. Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử ..................32 2.1.2. Trừu tượng hóa khoa học .......................................................................36 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................37 2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp ......................................................37 2.2.2. Phương pháp logic - lịch sử ...................................................................39 2.2.3. Phương pháp thống kê ............................................................................40 2.2.4. Phương pháp so sánh .............................................................................41 2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu .......................................41 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở TỈNH QUẢNG BÌNH ...............................................................................................44 3.1. Những nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Quảng Bình .......................................................................................................................44 3.1.1. Nhân tố tự nhiên, kinh tế- xã hội ............................................................44 3.1.2. Quan điểm, chủ trương phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Quảng Bình 48 3.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững ở tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2005-2013 .............................................................................................50 3.2.1. Quy hoạch phát triển nông nghiệp .........................................................50 3.2.2. Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp ............................54 3.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp.....................................58 3.2.4. Ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến ...............................................................................69 3.2.5. Phát triển nông nghiệp gắn với khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý và bảo vệ môi trường ...................................................................73 3.2.6. Phát triển nông nghiệp gắn với giải quyết các vấn đề xã hội ................76 3.3. Đánh giá chung về phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Quảng Bình .....80 3.3.1. Những thành công ..................................................................................80 3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân .............................................................86 CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở TỈNH QUẢNG BÌNH .........................................90 4.1. Bối cảnh kinh tế mới và định hƣớng đẩy mạnh phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Quảng Bình .......................................................................................90 4.1.1. Bối cảnh kinh tế mới ...............................................................................90 4.1.2. Định hướng đẩy mạnh phát triển nông nghiệp bền vững .......................91 4.2. Giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Quảng Bình...93 4.2.1. Tăng cường quản lý quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp và vấn đề sử dụng đất nông nghiệp .......................................................................................93 4.2.2. Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật – công nghệ và cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông sản ..............95 4.2.3. Xây dựng thị trường tiêu thụ nông sản và xúc tiến thương mại .............96 4.2.4. Tăng cường đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp ................................................................................................................97 4.2.5. Tiếp tục đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp .....99 4.2.6. Áp dụng các công nghệ, mô hình sản xuất vừa hiện đại, hiệu quả, vừa bảo vệ môi trường ...........................................................................................100 4.2.7. Quan tâm đúng mức đến việc cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người nông dân ...............................................................................................101 4.3. Đề xuất với Nhà nƣớc và các cơ quan liên quan .........................................102 KẾT LUẬN .............................................................................................................104 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................106 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 CN Công nghiệp 2 CNH,HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá 3 CPI Chỉ số giá hàng tiêu dùng 4 FDI Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 5 GDP Gross domestic product - Tổng sản phẩm quốc nội 6 GDTX Giáo dục thƣờng xuyên 7 HDI Chỉ số phát triển con ngƣời 8 HĐND Hội đồng nhân dân 9 HTX Hợp tác xã 10 KCN Khu công nghiệp 11 KT-XH Kinh tế - xã hội 12 NGO Non-governmental organization – Tổ chức phi chính phủ 13 UBND Ủy ban nhân dân 14 WHO World Health Organization – Tổ chức Y tế thế giới 15 XHCN Xã hội chủ nghĩa i DANH MỤC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 3.1 Tố c đô ̣ tăng trƣởng GDP của tỉnh giai đoa 2005 – 2013 ̣n 46 2 Bảng 3.2 Kết quả giao đất cho các tổ chức từ năm 2005-2013 53 3 Bảng 3.3. 4 Bảng 3.4 5 Bảng 3.5 6 Bảng 3.6 7 Bảng 3.7 8 Bảng 3.8 9 Bảng 3.9 Số lƣợng máy nông nghiệp ở Quảng Bình 70 10 Bảng 3.10 Mức độ cơ giới hóa vận chuyển và thu hoạch 71 11 Bảng 3.11 Cơ giới hóa trong sản xuất chăn nuôi 72 12 Bảng 3.12 Cơ giới hóa trong sản xuất muối 73 Tổng hợp hiện trạng các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp năm 2013 Tổng thu nhập theo ngành kinh tế tƣ̀ 2005 - 2013 Kết quả, cơ cấu và tốc độ phát triển ngành sản xuất nông nghiệp thuần túy Quảng Bình (2005 - 2013) Kết quả, cơ cấu và tốc độ phát triển sản xuất lâm nghiệp (2005-2013) Kết quả, cơ cấu và tốc độ phát triển sản xuất nội bộ ngành thủy sản (2005-2013) Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Bình phân theo ngành kinh tế 2005-2013 (giá so sánh) ii 57 59 62 64 67 68 13 Bảng 3.13 14 Bảng 3.14 15 Bảng 3.15 Tổng hợp hiện trạng cơ cấu lao động Tổng hợp hiện trạng hộ nghèo trên địa bàn tỉnh năm 2013 Một số mặt hàng nông phẩm xuất khẩu của tỉnh Quảng Bình iii 77 79 81 DANH MỤC HÌNH STT Hình Nội dung 1 Hình 3.1 Quy mô dân số giai đoạn 2005 - 2013 45 2 Hình 3.2 Hiện trạng sử dụng đất ở Quảng Bình năm 2013… 52 3 Hình 3.3 Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở Quảng Bình 60 iv Trang MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp là ngành tạo ra sản phẩm thiết yếu cho con ngƣời. Trên thực tế phần lớn các sản phẩm chế tạo có thể thay thế nhƣng không có sản phẩm nào có thể thay thế lƣơng thực. Do đó nƣớc nào cũng phải sản xuất hoặc nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu của mình. Nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến lƣơng thực thực phẩm. Nông nghiệp không những là nguồn cung cấp sản phẩm hàng hóa cho thị trƣờng trong nƣớc và ngoài nƣớc mà còn cung cấp cung cấp các yếu tố sản xuất nhƣ lao động và vốn cho các khu vực kinh tế khác. Nông nghiệp còn có tác dụng giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng. Ở bất cứ nƣớc nào, sản xuất nông nghiệp cũng gắn liền với việc sử dụng và quản lý các tài nguyên thiên nhiên nhƣ đất, nƣớc, rừng, thực vật, động vật và không khí. Một nền nông nghiệp phát triển ngoài việc đảm bảo các vai trò nói trên còn phải góp phần giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng, chống giảm cấp về nguồn lực và mất đa dạng sinh học. Hay nói cách khác, nông nghiệp là ngành sản xuất có khả năng tái tạo tự nhiên. Đó là yếu tố cơ bản cho sự phát triển một nền nông nghiệp ổn định và bền vững. Tuy nhiên, các thách thức trong phát triển nông nghiệp bao gồm: sự nghèo đói vẫn tồn tại, sự suy giảm về tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng, áp lực về dân số, sử dụng quá mức các chất hoá học ... đang là vấn đề đƣợc đặt ra. Xuất phát từ những vấn đề trên, cách tiếp cận mới về phát triển nông nghiệp đƣợc hình thành đó là phát triển nông nghiệp bền vững. Nông nghiệp bền vững là một nền nông nghiệp về mặt kinh tế bảo đảm đƣợc hiệu quả lâu dài cho cả tƣơng lai; về mặt xã hội không làm gay gắt sự phân hoá giàu nghèo, nhằm bảo hộ một bộ phận lớn nông dân, không gây ra những tệ nạn xã hội nghiêm trọng; về mặt tài nguyên môi trƣờng, không làm cạn kiệt tài nguyên, không làm suy thoái và huỷ hoại môi trƣờng. Quảng Bình là một tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ. Những năm đầu tái lập tỉnh, Quảng Bình phải đối mặt với nhiều khó khăn: Kinh tế chậm phát triển, hệ thống kết 1 cấu hạ tầng kỹ thuật quá nghèo nàn, lạc hậu; điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thiên tai thƣờng xuyên xảy ra; tổ chức bộ máy và cán bộ các cấp vừa thiếu, vừa yếu; đời sống hầu hết nhân dân rất khó khăn. Kinh tế thuần nông, tỷ trọng lao động trong nông nghiệp cao 79,6%, (cơ cấu nông - lâm - thủy sản chiếm tỷ trọng 47,7%; công nghiệp - xây dựng 16,6%; dịch vụ 35,7%); thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp, chỉ 21,7 USD; sản lƣợng lƣơng thực 91.831 tấn; năng suất lúa đạt 19,1 tạ/ha. Lĩnh vực giáo dục, văn hóa, y tế, khoa học công nghệ đang còn kém phát triển… Ý thức sâu sắc về những thách thức , cũng nhƣ thời cơ của một tỉnh mới , kế thƣ̀a và phát huy truyề n thố ng lịch sử , cách mạng của quê hƣơng, Quảng Bình đã đoàn kế t , năng đô ̣ng, sáng tạo, từng bƣớc tháo gỡ, khắc phục khó khăn, ổn định các hoạt động; tích cực tìm tòi, học hỏi, đúc rút kinh nghiệm và tranh thủ mọi sự hỗ trợ, giúp đỡ của Trung ƣơng, nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế để phát triển. Mặc dù vậy, phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững ở Quảng Bình vẫn còn nhiều bất cập, đó là: Về kinh tế: Nông nghiệp tăng trƣởng thiếu bền vững và khả năng rủi ro còn cao. Cơ sở đảm bảo cho tăng trƣởng bền vững và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất còn rất hạn chế, thể hiện: Hệ thống các công trình thuỷ lợi còn yếu kém; giá cả một số vật tƣ nhập khẩu cho nông nghiệp thƣờng xuyên thay đổi, làm tăng chi phí các yếu tố đầu vào, ảnh hƣởng hiệu quả sản xuất nhiều loại hàng hoá nông sản; thị trƣờng tiêu thụ nông sản khó khăn và không ổn định; tín dụng cho nông dân mới chỉ đáp ứng ở mức thấp so với nhu cầu. Về môi trƣờng: Tình trạng khai thác và sử dụng kém hiệu quả các nguồn tài nguyên, không có biện pháp bảo vệ tái tạo làm cho tài nguyên phục vụ cho sản xuất đang tiếp tục suy giảm nhanh; tình trạng ô nhiễm môi trƣờng có xu hƣớng diễn ra trên diện rộng, nhất là quá trình đô thị hóa đang tăng lên nhanh chóng đã kéo theo sự khai thác quá mức nguồn nƣớc ngầm, ô nhiễm nguồn nƣớc mặt. Về xã hội: Tính bền vững trong xoá đói giảm nghèo ở nông thôn chƣa cao, một bộ phận dân cƣ có nguy cơ tái nghèo đói. Nông dân không có hoặc thiếu đất sản xuất; lao động dƣ thừa, đặc biệt lao động ở nông thôn chƣa đƣợc đào tạo tay nghề. 2 Những bật cập trên cho thấy quá trình phát triển nông nghiệp bền vững ở Quảng Bình cần đƣợc phân tích, đánh giá một cách cụ thể, để từ đó tìm ra những giải pháp khả thi nhằm đạt tới mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững ở Quảng Bình một cách hiệu quả. Đề tài: "Phát triển nông nghiệp bền vững ở Quảng Bình" đƣợc tác giả lựa chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế của mình. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài là: Quảng Bình phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững nhƣ thế nào? Những gì là thành công, hạn chế trong quá trình phát triển và nguyên nhân của nó? Giải pháp nào để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp bền vững ở Quảng Bình? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ khung lý thuyết về phát triển nông nghiệp bền vững, đề tài hƣớng tới việc đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển bền vững nông nghiệp trong thời gian tới.Từ việc phân tích và đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở Quảng Bình trong những năm qua, luận văn đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy nông nghiệp bền vững ở Quảng Bình trong những năm tới. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn giải quyết các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa và hoàn thiện thêm cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp bền vững. - Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về phát triển nông nghiệp bền vững và rút ra bài học kinh nghiệm cho Quảng Bình. - Phân tích và đánh giá thực trạng về phát triển nông nghiệp của tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua, chỉ ra những thành công, hạn chế chủ yếu và nguyên nhân của tình hình trên nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững. - Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp bền vững ở Quảng Bình trong thời gian tới. 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là nông nghiệpphát triển bền vững ở Quảng Bình: tập trung chủ yếu vào nông nghiệp theo nghĩa hẹp (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản) cùng các nhân tố ảnh hƣởng, gắn với bảo đảm ổn định kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn tỉnh. 3.2 Phạm vi nghiên cứu *Phạm vi không gian: Luận văn đƣợc nghiên cứu trong phạm vi địa bàn nông nghiệp của tỉnh Quảng Bình. *Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu vấn đề từ năm 2005 đến năm 2013, tầm nhìn đến năm 2020. 4. Những đóng góp của luận văn Luận văn có những đóng góp về khoa học trên một số nội dung sau: - Làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển nông nghiệp bền vững. - Đánh giá hiện trạng phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững ở Quảng Bình, phát hiện những bất cập và nguyên nhân của tình hình. - Đƣa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp bền vững ở Quảng Bình. 5. Kết cấu luận văn Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục tham khảo, luận văn gồm 4 chƣơng: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề cơ bản về phát triển nông nghiệp bền vững Chương 2: Phương pháp nghiên cứu đề tài Chương 3: Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Quảng Bình Chương 4: Định hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Quảng Bình 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển nông nghiệp bền vững và những vấn đề liên quan 1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về nông nghiệp Công trình: “Ảnh hưởng của chính sách nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản tới phát triển bền vững ở Việt Nam” Nhà xuất bản lao động – xã hội, năm 2005 của Ban Nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế nông thôn, Viện nghiên cứu quản lý thị trƣờng Trung ƣơng. Công trình này đã chỉ ra đƣợc những quan điểm, giải pháp, thiết thực nhất để thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững. Công trình nghiên cứu: “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới”, Nhà xuất bản Thống kê, năm 2003 của PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc. Đây là công trình nghiên cứu rất công phu của tác giả, bởi ngoài những phân tích có tính thuyết phục về quá trình đổi mới nông nghiệp Việt Nam sau gần 20 năm, công trình còn cung cấp hệ thống tƣ liệu về phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam nhƣ là một Niên giám thống kê nông nghiệp thu nhỏ. Công trình đã luận giải rõ quá trình đổi mới, hoàn thiện chính sách nông nghiệp, nông thôn nƣớc ta trong những năm đổi mới, những thành tựu và những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam. Những gợi mở về những vấn đề cần giải quyết của phát triển nông nghiệp, nông thôn nƣớc ta nhƣ vấn đề đầu tƣ, vấn đề phân hoá giàu nghèo, vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh, xuất khẩu nông sản... đã đƣợc tác giả lý giải với nhiều luận cứ có tính thuyết phục. Tạp chí Cộng sản có bài của tác giả Trịnh Đình Dũng: “Một số vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế”, số 781 (tháng 11/2007) đã nghiên cứu cụ thể vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó có đề cập đến việc phát triển nông nghiệp bền vững ở từng địa phƣơng 5 Tác giả Lê Quốc Sử (chủ biên) (2001), Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển của kinh tế nông nghiệp của Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ thế kỷ XX đến thế kỷ thứ XXI trong thời đại kinh tế tri thức”, Nxb Thống Kê. Công trình này đã có những đóng góp to lớn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói chung, cơ cấu cây trồng nói riêng, thông qua chƣơng trình nghiên cứu về vấn đề này. Trong những năm đổi mới gần đây, từ các góc độ tiếp cận khác nhau, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, nông thôn trong quá trình đổi mới, CNH - HĐH và hội nhập kinh tế thế giới, dƣới nhiều góc độ khác nhau. Tác giả Nguyễn Thị Hồng Phấn có bài viết: “Cơ cấu nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ 1986-2000”, Báo cáo khoa học tại hội thảo Chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu vùng kinh tế - Thực trạng, vấn đề và phƣơng hƣớng tại Hà Nội, ngày 08 tháng 6 năm 2003. Báo cáo tham luận đã đề cập một số vấn đề lý luận và thực tiễn của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trong bƣớc đầu của quá trình đổi mới, hội nhập của Việt nam. Đi sâu phân tích những đặc điểm, vai trò, thực trạng, tính chất của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế noi chung, kinh tế ngành nông nghiệp nói riêng, từ đó đề xuất những giải pháp mang tính khả thi vấn đề nghiên cứu. Đây là đề tài vừa có tính lý luận khái quát, vừa mang tính thực tiễn cao. 1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển nông nghiệp bền vững Cuốn sách:“Xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn trong quá trình CNH,HĐH ở Việt Nam” của tác giả Đỗ Hoài Nam và Lê Cao Đoàn (2001), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. Trong cuốn sách này, các tác giả đã đƣa ra quan niệm về cơ sở hạ tầng nông thôn; phân tích một cách cụ thể, có căn cứ vai trò vị trí của cơ sở hạ tầng nông thôn đối với quá trình CNH, HĐH, nó đƣợc xem nhƣ là một trong những nhân tố cơ bản hàng đầu cho sự phát triển của kinh tế đất nƣớc, mà trƣớc hết là kinh tế nông thôn. Công trình: “Nông nghiệp và nông dân trên con đường công nghiệp hóa, “hiện đại hóa và hợp tác hóa, dân chủ hóa”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, 6 do Vũ Oanh chủ biên. Cuốn sách nghiên quá trình phát triển ngành nông nghiệp bằng các phƣơng pháp hiện đại, hƣớng tới phát triển nông nghiệp bền vững. Công trình: “Con đường Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002 do Ban Tƣ tƣởng văn hóa Trung ƣơng và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn biên soạn. Cuốn sách này khái quát một số chính sách, hoạch định của ngành Nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững đang trên đà hội nhập quốc tế. Tác giả Ngô Đức Thanh có bài: “Phát triển xuất khẩu nông sản theo hướng bền vững”, Tạp chí cộng sản điện tử, số 19 (211) năm 2010; GS.TS Nguyễn Kế Tuấn có bài viết: “Một số vấn đề phát triển nông nghiệp sạch và nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 104, tháng 2/2006. Trƣớc những thách thức đặt ra cho sự phát triển bền vững nền nông nghiệp, các tác giả của các công trình nghiên cứu trên đã chỉ ra phƣơng hƣớng cơ bản để phát triển nông nghiệp bền vững đó là: Thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn; Xây dựng một hệ thống chính sách phù hợp; Quản lý tài nguyên thiên nhiên nhằm hạn chế và xoá bỏ sự giảm cấp về tài nguyên thiên nhiên; Đổi mới công nghệ và chƣơng trình nghiên cứu về nông nghiệp. Tác giả Bùi Thị Thu Hằng (2011), Phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Vĩnh Phúc”, Luận văn thạc sỹ, Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn phân tích và đánh giá quá trình phát triển nông nghiệp bền vững ở Vĩnh Phúc giai đoạn 2005 - 2010. Tác giả luận văn đã rút ra 5 hạn chế chủ yếu khiến phát triển nông nghiệp chƣa đạt đƣợc đầy đủ các tiêu chí phát triển bền vững và 6 nguyên nhân của tình hình. Tác giả Nguyền Văn Hải (2012), Phát triển nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường và giải quyết các vấn đề xã hội ở Đà Nẵng, Luận văn thạc sỹ, Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng. Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp ở Đà Nẵng, cho thấy: Đà Nẵng đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức phát triển nông nghiệp hƣớng tới hiệu quả, gắn với bảo vệ môi trƣờng và giải quyết các vấn đề xã hội ở địa phƣơng. 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan