Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp của thành phố đà nẵng đáp ứng yêu cầ...

Tài liệu Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp của thành phố đà nẵng đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh tt

.PDF
26
7
77

Mô tả:

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển nguồn nhân lực (NNL) là một vấn đề cấp thiết và luôn được các cơ quan, đơn vị quan tâm xây dựng chiến lược và thực thi cấp bách, phát triển NNL luôn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp và của nền kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay. Tăng trưởng xanh (TTX) được các quốc gia trên thế giới bắt đầu nghiên cứu vào những năm 70 của thế kỷ trước, khi những vấn đề về ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu của toàn cầu, tài nguyên cạn kiệt… đã đặt ra những thách thức cho sự phát triển kinh tế xã hội của thế giới ngày nay. Tại diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình dương - hội thảo về chính sách nguồn nhân lực hỗ trợ tăng trưởng xanh và báo cáo việc làm (2013) các tham luận đã chỉ ra rằng việc chuyển dịch từ nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế xanh sẽ hứa hẹn đem lại nhiều cơ hội việc làm cả trong các ngành, nghề công nghiệp hiện tại cũng như trong các ngành, nghề công nghiệp mới, đặc biệt bằng việc thực hiện thay đổi hiệu quả như: các chính sách hỗ trợ của chính phủ, khuyến khích các kỹ thuật cải tiến, hỗ trợ cho đổi mới sáng tạo, hỗ trợ phát triển nhu cầu thị trường cho các sản phẩm xanh và dịch vụ xanh. Các tham luận cũng cho rằng lĩnh vực giáo dục và đào tạo kỹ thuật và hướng nghiệp được xem như trọng tâm để đáp ứng các yêu cầu về kỹ năng và năng lực của ngành công nghiệp ở nền kinh tế xanh. Việt Nam cần thiết theo đuổi mô hình TTX do: (1) tình trạng phát thải khí CO2 của Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh trong gần 3 thập kỷ gần đây; (2) Tình trang khai thác tài nguyên ồ ạt; (3) Do khai thác tài nguyên không có kế hoạch, sử dụng không hiệu quả đã dẫn đến nạn ô nhiễm môi trường trầm trọng; (4) Lợi ích của TTX đen lại. Tuy nhiên, theo đuổi mô hình TTX ở Việt Nam gặp không ít rào cản, những rào cản cần đề cập trước tiên là: (i) Trình độ phát triển chung của Việt Nam còn thấp so với các nước trên thế giới, công nghệ cũ và lạc hậu, sơ sở hạ tầng cho quản lý chất thải và nước vừa thiếu vừa kém, nguồn lực hỗ trợ cho TTX còn nhiều hạn chế; (ii) Hệ thống lập pháp chưa hoàn 1 thiện; (iii) Các công cụ kinh tế chưa thực sự thúc đẩy thực hiện mô hình TTX; (iv) Trình độ NNL còn hạn chế. Hơn thế nữa, những nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới chưa đề cập đến mối tương quan giữa phát triển NNL ngành công nghiệp nói riêng và NNL nói chung đối với TTX một cách có hệ thống. Đến thời điểm hiện tại, chưa có công trình nghiên cứu đề cập đến phát triển NNL đáp ứng yêu cầu TTX ở một lĩnh vực ngành nghề cụ thể và một địa phương cụ thể. Xuất phát từ những cấp thiết nói trên, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu: “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp của thành phố Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh” làm đề tài luận án tiến sĩ. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích tổng quát của luận án là đề xuất giải pháp đồng bộ và phù hợp nhằm phát triển NNL ngành công nghiệp của thành phố Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu TTX trong bối cảnh của ngành công nghiệp tại Đà Nẵng hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ một số cơ sở lý luận về phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầuTTX. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển NNL ngành công nghiệp trước yêu cầuTTX. - Xác định những tiêu chí đánh giá về phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX tại thành phố Đà Nẵng, phân tích và đánh giá thực trạng NNL ngành công nghiệp của thành phố Đà Nẵng trước yêu cầuTTX. Chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất hệ thống các giải pháp phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX trong bối cảnh ngành công nghiệp tại Đà Nẵng hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh của thành phố Đà Nẵng. 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Luận án tập trung vào nghiên cứu các vấn đề liên quan tới phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX bao gồm: vấn đề TTX, các yêu cầu của TTX đặt ra đối với phát triển NNL ngành công nghiệp, và nội dung phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng TTX của thành phố Đà Nẵng. - Phạm vi không gian: Các ngành công nghiệp của thành phố Đà Nẵng. - Phạm vi thời gian: Các dữ liệu được thu thập phục vụ cho việc đánh giá thực trạng NNL ngành công nghiệp Đà Nẵng thời gian từ năm 2011-2018, đưa ra các giải pháp khuyến nghị phát triển NNL ngành công nghiệp phục vụ cho thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh của thành phố tầm nhìn đến năm 2030. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án (Cụ thể tại chương 3. Phương pháp nghiên cứu) 4.1. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Thực trạng phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX của thành phố Đà Nẵng diễn ra như thế nào? Có đáp ứng được yêu cầu thực hiện chiến lược TTX của thành phố không? Câu hỏi 2: Những nhân tố chủ yếu nào ảnh hưởng đến sự phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầuTTX? Mức độ tác động của chúng? Câu hỏi 3: Thành phố cần có những giải pháp gì để thúc đẩy sự phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX trong thời gian tới? 4.2. Giả thuyết nghiên cứu Một số giả thuyết được đặt ra trong quá trình nghiên cứu đó là: (1) Trình độ ngành công nghiệp; (2) Các cơ chế chính sách; (3) Nhân tố phát triển thị trường lao động; (4) Nhân tố giáo dục - đào tạo; (5) Nhân tố tiến bộ KH - KT – CN; (6) Phát triển hệ thống y tế và chăm sóc sức khoẻ cho nguời lao động có ảnh hưởng cùng chiều tới sự phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX của thành phố. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án (1) Luận án góp phần làm rõ cơ sở lý luận về phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX. Hệ thống hoá các tiêu chí đánh giá sự phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX. 3 (2) Luận án đã phân tích và đánh giá rõ thực trạng phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX của thành phố Đà Nẵng, đã phân tích rõ một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới sự phát triển của NNL này. (3) Luận án là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu có hệ thống cơ sở lý luận về phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX ở Đà Nẵng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Công trình khoa học chuyên sâu về phát triển NNL nói chung và phát triển NNL ngành công nghiệp nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu TTX. - Cơ sở khoa học và thực tiễn để các nhà khoa học hoạch định chính sách và các cơ quan có thẩm quyền tham khảo trong việc ban hành, sửa đổi các quy định pháp luật về phát triển NNL. - Tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác nghiên cứu, giảng dạy về phát triển NNL và đặc biệt phát triển NNL ngành công nghiệp. 7. Kết cấu luận án Sau phần mở đầu, luận án gồm 5 chương, bao gồm: Chương 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Chương 4. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh của thành phố Đà Nẵng Chương 5. Một số giải pháp và kiến nghị về phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh của thành phố Đà Nẵng CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐÀI TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 1.1.1. Các nghiên cứu về tăng trưởng xanh và công nghiệp xanh * Các nghiên cứu về tăng trưởng xanh. * Một số nghiên cứu khác liên quan đến công việc xanh. 4 Liên quan đến tăng trưởng xanh, một số nhà khoa học đã đề xuất một số khái niệm mới như: công việc xanh của Alex Bowen (2012), của tổ chức OECD (2012), công nghiệp xanh của tổ chức UNIDO (2010), quản lý nguồn nhân lực xanh của Mathapati, C.M (2013). * Vấn đề về tăng trưởng xanh đối với các quốc gia đang phát triển. OECD (2012) đã chỉ ra các điều kiện được xác định cho phép tăng trưởng xanh gồm 3 điều kiện. * Các công trình nghiên cứu về công nghiệp xanh. UNIDO (2010), của Weizacker và cộng sự (2009); Chalmin, C., Gaillochet, C. (2009); Clark và đồng sự (2009); vv… với nhiều công trình nghiên cứu của các học giả khác. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực xanh * Các nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực nói chung. * Quan điểm phát triển nguồn nhân lực theo các nhà khoa học Mỹ: Chủ yếu nhấn mạnh tới phát triển tiềm năng cá nhân của con người, thể hiện trong các công trình nghiên cứu của các tác giả sau: Nadler (1970); Craig (1976); Jones (1981) vv… * Quan điểm phát triển nguồn nhân lực của các nhà khoa học châu Âu: Trường phái này thường nhấn mạnh phát triển nguồn nhân lực cần gắn với chiến lược phát triển của tổ chức. Các công trình nghiên cứu của các tác giả sau: Garavan, 1991; Bergenhenegouwen et al (1992); (ITD 1992), vv… * Các công trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực xanh. Điển hình có các nhà khoa học như Berrone &Gomez-Mejia (2009); Liebowitz (2010) ; Ramus (2002); Zoogah, ( 2011) và nhiều nhà khoa học khác,vv… 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 1.2.1. Những nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam 1.2.1.1. Nghiên cứu về thực trạng nguồn nhân lực ở Việt Nam 1.2.1.2. Nghiên cứu về NNL chất lượng cao của Việt Nam 5 1.2.2. Các nghiên cứu phát triển NNL ngành công nghiệp ở Việt Nam 1.2.3. Các nghiên cứu về vai trò phát triển NNL ngành công nghiệp đối với thực hiện công nghiệp xanh và tăng trưởng xanh ở Việt Nam Các nghiên cứu gần đây đều khẳng định vai trò quan trọng phát triển NNL trong việc thực hiện chiến lược TTX và phát triển ngành công nghiệp xanh. Một số công trình nghiên cứu đáng chú ý sau: Bùi Quang Tuấn và Hà Ngọc Huy (2017); Nghiên cứu của Võ Văn Lợi (2016)… 1.2.4. Những rào cản về nhân lực trong việc thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh ở Việt Nam Đa số các DN công nghiệp của Việt Nam hiện nay đều thuộc DNVVN cho nên bị hạn chế nhiều về nguồn lực, trong khi thực hiện chiến lược TTX cần đòi hỏi nguồn lực lớn trong việc đầu tư và cải tiến công nghệ, thực hiện các dự án đầu tư xanh. Các DNNVV chủ yếu vẫn dùng các công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng và tài nguyên. 1.2.5. Những công trình nghiên cứu về tăng trưởng xanh ở Việt Nam * Việt Nam cần thiết theo đuổi mô hình tăng trưởng xanh. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu trong nước chỉ ra rằng kinh tế Việt Nam cần thiết phải theo mô hình tăng trưởng xanh do tình trạng phát thải khí CO2 của Việt Nam đang tăng nhanh, tình trạng khai thác tài nguyên ồ ạt, sử dụng tài nguyên không hiệu quả, ô nhiễm môi trường trầm trọng, tài nguyên bị suy kiệt: Võ Văn Lợi (2016); Nguyễn Hoàng Oanh (2012); Nguyễn Đình Hoà (2016); Võ Thanh Sơn (2014); Nguyễn Trọng Hoài (2014);… * Những rào cản thực hiện mô hình tăng trưởng xanh ở Việt Nam. Do trình độ phát triển chung của Việt Nam còn thấp, hệ thống luật pháp chưa hoàn thiện, bộ máy tổ chức chưa phù hợp điển hình là nghiên cứu của tác giả sau: UNIDO (2012); Nguyễn Thế Phương (2015); vv… 1.2.6. Những công trình nghiên cứu về công nghiệp xanh và phát triển công nghiệp xanh ở Việt Nam Có thể liệt kê một số công trình nghiên cứu điển hình sau: Nghiên cứu của tổ chức UNIDO (2012); Trần Hữu Bưu (2012); Đỗ Hữu Hào (20120); Trần thị Mỹ Diệu và cộng sự (2017); Bế Trung Anh (2015) … 6 1.3. Khoảng trống trong nghiên cứu và hướng nghiên cứu của luận án (1) Khái niệm về NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX ở cấp tỉnh (cấp địa phương), đặc biệt là đối với thành phố Đà Nẵng thì chưa có công trình nào nghiên cứu. (2) NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX là một trong những nguồn lực quan trọng trong việc thực hiện chiến lược TTX của quốc gia nói chung và của thành phố Đà Nẵng nói riêng. Đây là vấn đề mang tính thời sự cần tiếp tục nghiên cứu một cách công phu và làm rõ hơn trong thời gian tới đây. (3) Chưa có công trình nào đưa ra giải pháp phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX một cách cụ thể. Từ ba lý do nêu trên cho thấy đây là khoảng trống trong vấn đề nghiên cứu để NCS có thể tiếp tục nghiên cứu bổ xung vào hệ thống lý luận. • Hướng nghiên cứu của luận án. - Làm rõ khái niệm về phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX, đặc điểm NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX và các tiêu chí đánh giá về phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX. - Phân tích đánh giá thực trạng NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX của thành phố Đà Nẵng. - Luận án đưa ra phương hướng, quan điểm về phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX của thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG YÊU CẦU TĂNG TRƯỞNG XANH 2.1. Các khái niệm cơ bản 2.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực và nguồn nhân lực ngành CN 2.1.1.1. Khái niệm chung về nguồn nhân lực 2.1.1.2. Khái niệm nguồn nhân lực ngành công nghiệp 2.1.2. Khái niệm về tăng trưởng xanh và công nghiệp xanh 2.1.2.1. Khái niệm về tăng trưởng xanh 2.1.2.2. Khái niệm về công nghiệp xanh và đặc điểm công nghiệp xanh • Khái niệm công nghiệp xanh. • Mô hình phát triển công nghiệp xanh. 7 Phát triển công nghiệp xanh Xanh hoá ngành công nghiệp hiện có Nâng cao năng suất sử dụng hiệu quả tài nguyên (năng lượng, nước, tài nguyên) Tạo ra ngành CN xanh mới Ngăn chặn ô nhiễm (rác, khí thải) Năng lượng hiệu quả, năng lượng tái tạo Phục hồi tài nguyên, CN tái chế rác thải Dịch vụ môi trường Kiểm soát ô nhiễm Giải pháp hoá chất có trách nhiệm Nguồn: UNIDO (2011) Hình 2.1 Mô hình phát triển công nghiệp xanh theo tổ chức UNIDO (2011) • Đặc điểm của ngành công nghiệp xanh. Ngành công nghiệp xanh có 6 đặc điểm quan trọng: (1) Ngành công nghiệp ứng dụng các kỹ thuật hiện đại tiên tiến để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, không gây ô nhiễm môi trường. (2) Ngành CN sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước và năng lượng. (3) Ngành công nghiệp ứng dụng công nghệ xanh trong SX. dụng (5) Quy trình sản xuất của ngành công nghiệp xanh luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về môi trường và bảo vệ môi trường. (6) Trong quá trình phát triển, tạo ra một số ngành mới thân thiện với môi trường 2.1.3. Khái niệm nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh Khái niệm; Đặc điểm của NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX. 8 Nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX có 4 đặc điểm chính: (1) NNL ngành công nghiệp có kiến thức, có kỹ năng tốt. (2) Đội ngũ lao động có kiến thức và kỹ năng về hoạt động môi trường. (3) NNL có khả năng làm việc trong ngành công nghiệp xanh. (4) NNL có khả năng đáp ứng làm việc ở các vị công việc xanh xuất hiện trong quá trình thực hiện chiến lược TTX của quốc gia. 2.1.4. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp và phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh 2.1.4.1. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực 2.1.4.2. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp và phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh * Khái niệm phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp. Phát triển các kiến thức, kỹ năng và thái độ trách nhiệm với công việc của những người lao động làm việc trong ngành công nghiệp và tạo ra một đội ngũ lao động có trình độ, có ý thức kỷ luật tốt, có tác phong làm việc công nghiệp, có tư duy nhanh nhạy thích ứng với môi trường kinh doanh và có khả năng hợp tác với nhau trong quá trình làm việc. Phát triển NNL ngành công nghiệp là phát triển cả về số lượng và chất lượng. • Khái niệm phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX. Đứng trên góc độ cá nhân người lao động xem: Phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX là giải phóng mọi tiềm năng có sẵn trong người lao động, để họ làm việc có hiệu quả trong tổ chức của mình. Đảm bảo mỗi cá nhân người lao động có kiến thức, có kỹ năng làm việc tốt trong công tác bảo vệ môi trường, trong hoạt động sản xuất kinh doanh và có thái độ trách nhiệm với công việc được giao, và có ý thức kỷ luật lao động và tác phong làm việc công nghiệp, và ý thức về môi trường. Đứng trên góc độ doanh nghiệp: Phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX phải gắn chặt với chiến lược phát triển của doanh nghiệp, chiến lược bảo vệ môi trương, nhu cầu của của DN và định hướng phát triển của DN trong từng giai đoạn để có đội ngũ lao động phù hợp. 9 Đứng trên góc độ của cả ngành công nghiệp: Phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX là phải xem xét đảm bảo hỗ trợ cho sự phát triển của ngành công nghiệp có tính xanh hoá phục vụ cho chiến lược TTX quốc gia. Phát triển NNL bao gồm phát triển cả về số lượng và chất lượng. • Đặc điểm của phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX. i. Phải tạo ra được một đội ngũ có thể lực, có kiến thức, có trình độ, có kỹ năng lao động tốt làm chủ được công nghệ hiện đại. ii. Tạo ra đội ngũ lao động có kiến thức, kỹ năng quản lý môi trường, và ý thức bảo vệ môi trường. iii. Phải tạo ra được đội ngũ lao động mới có khả năng đáp ứng được những vị trí công việc xanh nảy sinh khi thực hiện chiến lược TTX. iv. Phải xây dựng được cơ cấu NNL ngành công nghiệp phù hợp với cơ cấu ngành công nghiệp xanh cả về mặt số lượng và chất lượng. 2.2. Tiêu chí đánh giá phát triển NNL CN đáp ứng yêu cầu TTX 2.2.1. Nhóm tiêu chí đánh giá phát triển về mặt lượng - Tiêu chí phát triển về quy mô số lượng. - Tiêu chí về cơ cấu NNL. 2.2.2. Nhóm tiêu chí phản ánh sự phát triển về mặt chất lượng * Tiêu chí đánh giá về mặt thể lực. * Tiêu chí đánh giá về mặt trí lực. - Tiêu chí về trình độ văn hoá nói chung. - Tiêu chí về kiến thức chuyên môn. - Tiêu chí đánh giá về các kỹ năng của người lao động. - Tiêu chí đánh giá về ý thức thái độ của người lao động. 2.3. Mối quan hệ giữa phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX và TTX 2.3.1. Ảnh hưởng TTX với phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX (i) Giúp cho việc nâng cao chất lượng NNL ngành công nghiệp. (ii) Làm thay đổi cơ cấu NNL của ngành công nghiệp. 10 (iii) Tạo ra nhiều công việc xanh mới thân thiện với môi trường. 2.3.2 Tác động phát triển NNL ngành CN với việc thực hiện TTX (1) Hỗ trợ thực hiện TTX thành công thông qua việc cung cấp NNL có trình độ, có kiến thức, và kỹ năng để sử dụng tài nguyên hiệu quả. (2) Phát triển NNL theo hướng đa dạng hoá đáp ứng nhu cầu của các công việc xanh xuất hiện trong quá trình thực hiện tăng trưởng xanh. 2.4. Nội dung phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh 2.4.1. Phát triển quy mô, cơ cấu NNL ngành CN đáp ứng yêu cầu TTX - Phát triển về số lượng. - Cơ cấu nguồn nhân lực. 2.4.2. Phát triển về mặt chất lượng - Phát triển về mặt thể lực. - Phát triển về mặt trí lực. - Đạo đức nghề nghiệp và thái độ trách nhiệm với công việc. 2.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh 2.5.1. Trình độ phát triển của ngành công nghiệp ảnh hưởng đến sự phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX của thành phố 2.5.2. Cơ chế chính sách ảnh hưởng đến sự phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX Các chính sách tác động đến sự phát triển chất lượng NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX bao gồm: chính sách giáo dục, đào tạo; chính sách khuyến khích ứng dụng công nghệ cao và công nghệ xanh vào trong sản xuất, chính sách phát triển KH - KT - CN. - Chính sách điều chỉnh cơ cấu NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX theo hướng tới công nghiệp xanh, mở rộng phát triển các ngành công nghiệp ít gây ô nhiễm. 11 - Các chính sách thuế tác động đến sự phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX gồm: thuế tài nguyên môi trường, thuế bảo vệ môi trường, vv… - Các chính sách tác động đến việc nâng cao sức khoẻ cho người lao động: chính sách y tế, chính sách bảo hiểm xã hội, chính sách tiền lương, vv... 2.5.3. Tác động cuả thị trường lao động Phát triển thị trường lao động là cơ sở quan trọng để phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX của thành phố. Phát triển thị trường lao động phải đảm bảo phát triển cân đối trên 2 khía cạnh cung – cầu lao động của thành phố sẽ quyết định nhu cầu chất lượng cho lực lượng lao động. 2.5.4. Sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật - công nghệ Phát triển của khoa học - kỹ thuật giúp các doanh nghiệp có điều kiện tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và nâng cao hiệu quả việc làm. Phát triển khoa học - kỹ thuật - công nghệ làm thay đổi lực lượng lao động cả về quy mô, cơ cấu và chất lượng lao động, đặc biệt là đối với lao động trong các ngành công nghiệp trước yêu cầu tăng trưởng xanh. 2.5.5. Nhân tố giáo dục và đào tạo Giáo dục và đào tạo giúp cho người lao động nâng cao năng lực làm việc của bản thân, làm chủ được công nghệ mới, hiện đại và tăng năng suất lao động, sử dụng hiệu quả các tài nguyên thiên nhiên. Các tiêu chí để đánh giá: - Trình độ văn hoá chung của người lao động. - Khả năng nghề nghiệ của người lao động. 2.5.6. Hệ thống y tế và chăm sóc sức khoẻ cho người lao động Hệ thống ý tế và chăm sốc sức khoẻ liên quan đến sức khoẻ người lao động các yếu tố tạo nên chất lượng hệ thống y tế và chăm sóc sức khoẻ. Mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX được tác giả đề xuất như sau: 12 Tiến bộ KH-KT-CN Trình độ ngành công nghiệp Phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX Hệ thống cơ chế chính sách Giáo dục và đào tạo Hệ thống y tế và chăm sóc sức khoẻ Thị trường lao động Nguồn: Mô hình đề xuất của tác giả. Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu 2.6. Những bài học kinh nghiệm của trong và ngoài nước Bài học kinh nghiệm của Hội An và Metro Cebu (i) Các nhà quản lý cần quan tâm đến việc phát triển NNL xanh. (ii) Cần có những chính sách khuyến khích phát triển những ngành nghề thân thiện với môi trường, các dịch vụ bảo vệ môi trường vv… (iii) Cần có chính sách quy hoạch và quản lý phù hợp để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, sử dụng đất, nước, năng lượng hợp lý nhất,vv ... (iv) Phát triển các cơ sở hạ tầng công cộng, và các dịch vụ công và tăng cường công tác quản lý môi trường. (v) Nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý trong hoạt động quản lý kinh tế của chính quyền. 13 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Quy trình nghiên cứu của đề tài 3.2. Khung nghiên cứu Các Khái niệm cơ bản NNL, phát triển NNL. Đặc điểm ngành công nghiệp. Khái niệm và đặc điểm về NNL ngành công nghiệp và phát triển NNL ngành công nghiệp. Tính chất, đặc điểm công nghiệp xanh và tăng trưởng xanh. Khái niệm về NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX và phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX. Các nhân tố tác động tới sự phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX. Các kết quả đạt được. TTX của ngành công nghiệp Thực hiện xanh hoá ngành CN hiện tại. Phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX của Tp. Đà Nẵng. Các vấn đề tồn tại. Phát triển CN xanh. Mục tiêu phát triển. Phương hướng phát triển. Đề xuất các giải pháp phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX. Nguồn: Tác giả đề xuất. 14 nghiên cứu Hình 3. 1 Khung 3.3. Nguồn dữ liệu và mẫu nghiên cứu 3.3.1. Nguồn dữ liệu thứ cấp 3.3.2. Nguồn dữ liệu sơ cấp 3.3.3. Mẫu nghiên cứu Tác giả sử dụng công thức tính kích cỡ mẫu của Slovin theo công thức sau: n = N/ (1+N*2) Trong đó: n: là cỡ mẫu; N: tổng thể; : sai số tiêu chuẩn thường lấy = 0,05 Mẫu nghiên cứu được sử dụng trong luận án gồm có 3 loại: 1. Mẫu sử dụng đánh giá chất lượng NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX. 2. Mẫu sử dụng đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố. 3. Mẫu phục vụ khảo sát điều tra mức độ xanh hoá của ngành CN. 3.4. Xây dựng thang đo, bảng hỏi khảo sát và phỏng vấn 3.4.1. Các thang đo đánh giá chất lượng NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX 3.4.2. Các thang đo các nhân tố ảnh hưởng phát triển NNL CN đáp ứng yêu cầu TTX 1. Thang đo về trình độ phát triển ngành công nghiệp. 2. Thang đo về ảnh hưởng chính sách tới sự phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX. 3. Thang đo đánh giá ảnh hưởng của thị trường lao động 4. Thang đo đánh giá ảnh hưởng của giáo dục đào tạo. 5. Thang đo đánh giá ảnh hưởng của phát triển KH - KT - CN. 6. Thang đo đánh giá ảnh hưởng của hệ thống y tế và chăm sóc sức khoẻ. 3.5. Quy trình xây dựng thiết kế bảng hỏi - Phần 1: Mở đầu. - Phần 2: Nội dung chính của bảng hỏi. 15 3.6. Nghiên cứu định lượng 3.6.1. Xác định các nhân tố ảnh hưởng Mô hình hồi quy có dạng hàm sau: Y = 0 + 1*X1+ 2* X2 + 3* X3 + 4*X4+ 5*X5 + 6*X6 3.6.2. Thực hiện các kiểm định cho hàm hồi quy tuyến tính (cụ thể tại 4.3.1.2. Thực hiện các kiểm định hàm hồi quy) CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG YÊU CẦU TĂNG TRƯỞNG XANH CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên và công nghiệp Đà Nẵng (2011 - 2018) 4.1.1. Đặc thù điều kiện tự nhiên của thành phố Đà Nẵng * Vị trí địa lý Thành phố Đà Nẵng được bắt đầu từ 15°15' đến 16°40' vĩ độ bắc và từ 107°17' đến 108°20' kinh độ Đông. Phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên, phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông. 4.1.2. Quá trình phát triển công nghiệp của TP Đà Nẵng từ 2011 - 2017 * Xét về giá trị sản xuất công nghiệp * Nếu xét về giá trị tổng sản phẩm 4.1.3. Cơ cấu công nghiệp và mức độ xanh hoá công nghiệp thành phố 4.1.3.1. Cơ cấu ngành công nghiệp thành phố Đà Nẵng * Xét về cơ cấu giá trị sản xuất Trong 4 lĩnh vực công nghiệp chính của thành phố Đà Nẵng, tỉ trọng của các ngành CN của thành phố Đà Nẵng như sau: - Ngành CN chế biến & chế tạo có tỷ trọng lớn nhất. - Ngành CN sản xuất và phân phối điện có tỷ trọng đứng thứ hai. - Ngành CN cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải đứng thứ ba. - Ngành CN khai thác mỏ có tỷ trọng trong cơ cấu công nghiệp đứng thứ tư. 16 4.1.3.2. Thực trạng mức độ xanh hoá của các ngành CN Đà Nẵng Kết quả khảo sát cho thấy thực trạng mức độ xanh hoá của ngành CN: - Ngành công nghiệp khai khoáng: có mức độ độ xanh thấp. - Ngành công nghiệp chế biến và chế tạo: có 4% DN thuộc loại mức độ xanh thấp; 65% DN thuộc loại mức độ xanh TB; 29% DN thuộc mức độ xanh khá và chỉ có 2% DN thuộc mức độ xanh cao - Nhóm ngành công nghiệp sản xuất và phối điện, khí đốt và nước nóng có cấp độ xanh khá. - Nhóm ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải. + Ngành khai thác, xử lý và cung cấp nước có mức độ xanh là cao nhất. + Ngành thu gom xử lý và tiêu hủy rác thải có mức độ xanh thấp nhất. 4.2. Thực trang phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp của Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh 4.2.1. Thực trạng phát triển về quy mô, cơ cấu của NNL ngành công nghiệp Đà Nẵng * Gia tăng số lượng lao động trong ngành công nghiệp từ năm 2011 - 2017. Lao động ngành công nghiệp có xu hướng gia tăng năm sau cao hơn năm trước tuy nhiên mức độ gia tăng chậm. Đơn vị: Người 200000 150000 100000 50000 0 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng năm 2017. Hình 4. 1 Số lao động công nghiệp của Tp. Đà Nẵng từ 2011 - 2017 * Những thay đổi về cơ cấu về trình độ văn hoá chung - Trình độ văn hoá. (1) Tỷ lệ người biết chữ: Tỷ lệ biết chữ là tương đối cao, đạt tỷ lệ > 97%. 17 (2) Phổ cập giáo dục phổ thông. Kết quả khảo sát cho thấy có trên 50% lao đông chưa tốt nghiệp phổ thông. Lực lượng lao động trong các DN công nghiệp có trình độ học vấn cao hơn so với lực lao động nói chung * Cơ cấu về trình độ chuyên môn Bảng 4. 1 Cơ cấu trình độ chuyên môn của lao động CN Đà Nẵng Đơn vị: Người và % Năm Năm Năm 2013 2014 2015 135.327 138.568 120.275 (72,83%) (72,71%) (70,94%) Năm 2016 119.328 (67,5%) Năm Năm 2017 2018 123.711 133.089 (65,8%) (67,08%) Chưa qua đào tạo Số đã 24.823 26.002 24.634 28.722 32.029 32.651 qua đào (13,36%) (13,64%) (14,5%) (16,24%) (17,05%) (16,45%) tạo Học 6.726 7.077 6.231 6.958 7.527 7.956 nghề (3,62%) (3,71%) (3,67%) (3,93%) (4%) (4%) Trung 6.406 6.583 6.086 6.218 7.046 7.293 cấp (3,44%) (3,45%) (3,58%) (3,51%) (3,75%) (3,67%) Cao 3.023 3.291 3.332 3.849 4.644 3.481 đẳng (1,62%) (1,72%) (1,96%) (2,18%) (2,47%) (1,75%) ĐH và 8.487 9.051 8.984 11.696 12.812 13.922 trên ĐH (4,5%) (4,74%) (5,29%) (6,6%) (6,82%) (7,01%) Tổng số 184.792 190.572 169.542 176.771 187.769 198.392 LĐCN Nguồn: Kết quả tính toán dựa trên số liệu cuả TCTK năm 2018. * Cơ cấu lao động công nghiệp trong các ngành nghề Bảng 4. 2 Cơ cấu lao động của ngành công nghiệp Đà Nẵng từ 2013 – 2018 Đơn vị: Tỷ lệ % Các ngành CN của thành phố Công nghiệp khai khoáng. Năm Năm Năm Năm Năm 2013 2014 2015 2016 2017 0,646 0,76 0,68 0,54 0,52 18 Năm 2018 0,51 Các ngành CN của thành phố Năm Năm Năm Năm Năm 2013 2014 2015 2016 2017 87,97 87,67 91,84 89,58 90,12 9,61 9,37 2,91 3,38 3,28 Năm 2018 90,10 3,26 Công nghiệp chế biến, chế tạo. Công nghiệp SX phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí. CN cung cấp nước, hoạt động 1,76 2,18 4,55 6,48 6,06 6,1 quản lý & xử lý rác thải, nước thải. Tổng số lao động của ngành 100 100 100 100 100 100 CN. Nguồn: Kết quả tính toán dựa trên niên gián thống kê Đà Nẵng 2018 4.2.2 Thực trạng chất lượng NNL ngành công nghiệp hiện tại của Đà Nẵng 4.2.2.1. Thể lực của NNL ngành công nghiệp Đà Nẵng Thể lực người lao động được đánh giá bởi 3 tiêu chí: - Tiêu chí về chiều cao cân năng. - Sức bền, độ dẻo dai trong quá trình làm việc của người lao động - Khả năng sức đề kháng chống bệnh tật. 4.2.2.2. Thực trạng trí lực của đội ngũ lao động trong ngành công nghiệp * Hiểu biết về kiến thức (1) Kiến thức chuyên môn: DNCN ở mức 3,28 điểm (mức độ trung bình). (2) Kiến thức về môi trường: 2,95 điểm ở mức độ TB thấp. * Các kỹ năng của người lao động (1) Kỹ năng tư duy nhận thức của lao động CN Đà Nẵng: 3,44 điểm. (2) Kỹ năng về nghiệp vụ chuyên môn: 3,58 điểm (mức trung bình khá). (3) Nhóm kỹ năng hoạt động bảo vệ môi trường: 2,78 điểm (mức thấp). (4) Nhóm kỹ năng xã hội: 3,23 điểm. * Ý thức thái độ của người lao động (1) Thái độ đối với công việc: 4,50 điểm (Tốt). (2) Ý thức, thái độ về môi trường: 2,94 điểm (trung bình). 19 4.3. Phân tích các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh thành phố Đà Nẵng 4.3.1. Mô hình phân tích Mô hình có dạng hàm hồi quy như 3.6.1. 4.3.1.1. Xác định mẫu khảo sát và đối tượng khảo sát Kích thước mẫu để khảo sát được tính theo công thức: n = N/(1+ N*e2) 4.3.1.2. Thực hiện các kiểm định hàm hồi quy Thực hiện một số kiểm định cơ bản của hàm hồi quy tuyên tính. - Kiểm định độ tin cậy thang đo của các nhân tố . - Kiểm định các yêu cầu của hàm hồi quy tuyến tính. - Kiểm định tính tuyến tính phù hợp với mô hình hồi quy. - Kiểm định sự phù hợp mô hình hồi quy bội. - Mức độ giải thích của mô hình. - Mức độ phù hợp của mô hình. - Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến. - Kiểm định hiện tượng tự tương quan của các biến độc lập. - Kiểm định các hệ số của hàm hồi quy. Vậy hàm hồi quy của mô hình có thể viết như sau: Y = 0,085+0,071*X1+ 0,113*X2+ 0,41*X3+ 0,2*X4 + 0,109*X5 + 0,123*X6 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Bảng 4. 3 Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu Các giả thuyết Kết quả Trình độ phát triển ngành CN có ảnh hưởng cùng chiều với phát triển NNL ngành công nghiệp. Yếu tố cơ chế chính sách có ảnh hưởng cùng chiều với phát triển NNL ngành công nghiệp. 20 (+) Ý nghĩa Kết luận thống kê (Sig) 0,029 Chấp nhận (+) 0,033 Chấp nhận
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan