Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát phòng cháy chữa cháy ở việt na...

Tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát phòng cháy chữa cháy ở việt nam hiện nay

.PDF
174
295
136

Mô tả:

§¹I HäC QUèC GIA Hµ NéI TR¦êNG §¹I HäC KHOA HäC X· HéI Vµ NH¢N V¡N ------------------------------ NGUYÔN NGäC QUúNH PH¸T TRIÓN NGUåN NH¢N LùC CHÊT L¦îNG CAO C¶NH S¸T PHßNG CH¸Y, CH÷A CH¸Y ë VIÖT NAM HIÖN NAY LUËN ¸N TIÕN SÜ TRIÕT HäC Hµ Néi - 2015 §¹I HäC QUèC GIA Hµ NéI TR¦êNG §¹I HäC KHOA HäC X· HéI Vµ NH¢N V¡N ------------------------------ NGUYÔN NGäC QUúNH PH¸T TRIÓN NGUåN NH¢N LùC CHÊT L¦îNG CAO C¶NH S¸T PHßNG CH¸Y, CH÷A CH¸Y ë VIÖT NAM HIÖN NAY Chuyªn ngµnh : Chñ nghÜa x· héi khoa häc M· sè : 62.22.85.01 LUËN ¸N TIÕN SÜ TRIÕT HäC Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. MÉn V¨n Mai 2. PGS. TS. Phan Thanh Kh«i Hµ Néi - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các kết quả nghiên cứu đưa ra trong luận án này là dựa trên các kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép kết quả nghiên cứu của người khác. Nội dung của luận án có sự tham khảo và sử dụng một số thông tin, tài liệu từ các nguồn sách, tạp chí, đề án, quyết định đã được tác giả ghi rõ nguồn gốc và liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 TÁC GIẢ LUẬN ÁN NCS. Nguyễn Ngọc Quỳnh LỜI CẢM ƠN Luận án này được hoàn thành tại khoa Triết học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Mẫn Văn Mai và PGS.TS Phan Thanh Khôi. Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đối với các thầy, cô giáo khoa Triết học, phòng đào tạo Sau đại học trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội và gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã giúp đỡ, động viên, khích lệ trong suốt quá trình học tập để hoàn thành luận án này. Đặc biệt, tác giả bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến 2 thầy giáo hướng dẫn là TS Mẫn Văn Mai và PGS.TS Phan Thanh Khôi đã tận tình hướng dẫn, động viên tôi trong quá trình thực hiện luận án này. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 TÁC GIẢ LUẬN ÁN NCS. Nguyễn Ngọc Quỳnh MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN MỘT SỐ CÔNG TRÌNH KHOA HỌC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .........................................................5 1.1. Một số công trình khoa học nghiên cứu về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao..................................................................... 5 1.2. Các công trình khoa học nghiên cứu về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát phòng cháy, chữa cháy.............19 1.3. Đóng góp của một số công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu .......................................................................27 Tiểu kết chương 1..................................................................................................... 30 CHƢƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................................................ 32 2.1. Nguồn nhân lực chất lượng cao và đặc điểm của nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy ở Việt Nam hiện nay ..................................................................32 2.2. Quan niệm về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát phòng cháy, chữa cháy ở Việt Nam hiện nay ................................46 2.3. Những yếu tố tác động và vai trò của sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát phòng cháy, chữa cháy ở Việt Nam hiện nay...................................................................60 Tiểu kết chương 2..................................................................................................... 73 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ............................................. 75 3.1 Thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát phòng cháy, chữa cháy ở Việt Nam hiện nay ...................................................................................................................75 3.2. Một số vấn đề đặt ra về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát phòng cháy, chữa cháy ở Việt Nam hiện nay ........................................................................................... 110 Tiểu kết chương 3................................................................................................... 117 CHƢƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................................ 119 4.1. Một số quan điểm cơ bản về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát phòng cháy, chữa cháy ở Việt Nam hiện nay ..................................................................................119 4.2. Một số giải pháp chủ yếu về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát phòng cháy, chữa cháy ở Việt Nam hiện nay ..................................................................................129 Tiểu kết chương 4................................................................................................... 147 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................................................. 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 152 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 160 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT CAND : Công an nhân dân CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo KH&CN : Khoa học và công nghệ NNL : Nguồn nhân lực PCCC : Phòng cháy, chữa cháy PCCC&CNCH : Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án CNH, HĐH và hội nhập quốc tế đã và đang là con đường mà nhiều quốc gia thực hiện để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Quá trình này đã tác động sâu, rộng vàcũng đã đặt ra những yêu cầu mới, ngày càng cao đối với các lĩnh vực trong đời sống xã hội của mỗi quốc gia. Để phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, việc huy động, phát huy các nguồn lực tham gia vào quá trình này là vấn đề quan trọng, hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, trong các nguồn lực đó, NNL, đặc biệt là NNL chất lượng cao có vai trò quan trọng và luôn là nhân tố quyết định đến sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Đối với Việt Nam, để đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển nhanh, bền vững trong bối cảnh mở cửa, hội nhập quốc tế Đảng ta khẳng định:“Phát triển nhanh và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững” [19, tr.130]. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta thì lĩnh vực PCCC nói chung, công tác đảm bảo an toàn cháy, nổ đã, đang có vai trò ngày càng quan trọng. Quá trình đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở nước ta đã góp phần làm đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, các trung tâm thương mại, nhà cao tầng, khu công nghiệp, khu chế xuất, giàn khoan khai thác dầu mỏ, khí đốt, nơi chế biến, sang chiết khí gas, xăng, nhà ga, chợ xuất hiện ngày càng nhiều. Biến đổi khí hậu những năm gần đây ngày càng phức tạp, hậu quả gây ra ngày càng lớn cho xã hội. Nạn cháy rừng, lũ lụt, hạn hán xảy ra bất thường. Các vụ cháy, nổ lớn gây thiệt hại nghiêm trọng có chiều hướng gia tăng.Vấn đề đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội có nhiều biểu hiện mới, phức tạp, khó lường trước. Trong khi đó, ý thức của một bộ phận nhân dân về PCCC còn hạn chế, chủ quan. Tình hình đó, đã làm cho đặc điểm, tính chất hoạt động PCCC của lực lượng cảnh sát PCCC có nhiều thay đổi. Việc thực hiện hoạt động PCCC không chỉ tiến hành với các phương pháp thông thường, truyền thống nữa, mà phải thường xuyên áp dụng 1 các phương pháp hiện đại. Hoạt động PCCC trong giai đoạn hiện nay, thường gắn liền với máy móc, trang thiết bị hiện đại. Do đó, công tác PCCC trong thời kỳ mới yêu cầu cần có NNL chất lượng cao có trình độ học vấn, trình độ kỹ thuật cao, chuyên môn nghiệp vụ giỏi, sức khỏe tốt, đạo đức tốt, yêu ngành, mến nghề. Trong những năm gần đây, công tác phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC đã được quan tâm, NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC đã, đang được đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện dần trở thành một bộ phận nòng cốt, trực tiếp lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, nghiên cứu, tuyên truyền PCCC, thực hiện PCCC trên phạm vi cả nước, song, do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau mà công tác phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC vẫn bộc lộ những hạn chế, thiết sót. Để góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và đảm bảo an toàn phòng chống cháy, nổ trong điều kiện đất nước hội nhập quốc tế thì phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC là rất quan trọng, đây là vấn đề cấp bách và có tính thời sự cao trong giai đoạn hiện nay. Từ những vấn đề trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát phòng cháy, chữa cháy ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ Triết học, chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích: Từ việc làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC ở Việt Nam, luận án đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC đáp ứng yêu cầu về PCCC của Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ: để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau đây: Thứ nhất, nghiên cứu, làm rõ quan niệm “nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát PCCC”, “phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC” ở Việt Nam và một số yếu tố tác động đến sự phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC ở Việt Nam hiện nay. Thứ hai, đánh giá thực trạng phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC ở Việt Nam, cùng nguyên nhân của thực trạng đó và những vấn đề đặt ra. 2 Thứ ba, đề xuất quan điểm và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu: luận án nghiên cứu về phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: luận án nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát PCCC của lực lượng cảnh sát PCCC&CNCH, trong đó, tập trung khảo sát vấn đề phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC tại Cục cảnh sát PCCC&CNCH, trường Đại học PCCC, các Sở cảnh sát PCCC, Phòng cảnh sát PCCC&CNCH trong thời gian từ 2001 đến 2013. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận: luận án được thực hiện trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về NNL, phát huy nhân tố con người và các chính sách, pháp luật của nhà nước về phát triển NNL, phát triển NNL chất lượng cao và phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC. 4.2. Cơ sở thực tiễn: tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của đất nước, tình hình PCCC thời kỳ CNH, HĐH, toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế; thực tiễn xây dựng lực lượng cảnh sát PCCC và phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC thông qua các tư liệu tổng kết, các số liệu thống kê, đánh giá của các cơ quan nghiệp vụ PCCC và kết quả điều tra xã hội học của tác giả. 4.3. Phương pháp nghiên cứu: luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử và sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phân tích, tổng hợp, tổng kết thực tiễn, so sánh, đối chiếu, lịch sử và lôgíc, thống kê, điều tra xã hội học, hệ thống hóa, thu thập thông tin, văn bản học..v.v… 5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án được thể hiện ở một số nội dung cụ thể sau: 3 Thứ nhất, làm rõ được quan niệm về NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC và phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC ở Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với hội nhập quốc tế dưới góc độ triết học và chính trị - xã hội. Thứ hai, đánh giá khách quan, khoa học về thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát PCCC ở Việt Nam những năm qua, chỉ rõ một số vấn đề đặt ra trong phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC ở Việt Nam hiện nay. Thứ ba, đề xuất các quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC ở Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1 Ý nghĩa lý luận: góp phần khẳng định tính đúng đắn, khoa học các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển NNL, phát triển NNL chất lượng cao, phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC; bổ sung, phát triển một số vấn đề lý luận khoa học về phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC trong thực tiễn xây dựng lực lượng CAND Việt Nam thời kỳ đổi mới. Kết quả của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu khoa học về phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC ở nước ta. 6.2 Ý nghĩa thực tiễn: kết quả của luận án, sẽ góp phần cung cấp những luận chứng khoa học cho các cấp, các ngành, lực lượng CAND, đặc biệt, là đối với cảnh sát PCCC để hoạch định các đề án, chiến lược, chính sách phát triển NNL chất lượng cao, phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thời kỳ đổi mới. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình đã công bố của tác giả có liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận án chia thành 4 chương với 10 tiết và các tiểu kết chương. 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN MỘT SỐ CÔNG TRÌNH KHOA HỌC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Một số công trình khoa học nghiên cứu về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lƣợng cao và phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao 1.1.1. Công trình khoa học liên quan đến nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực Hiện nay, quan niệm về “nguồn nhân lực”, “phát triển nguồn nhân lực” rất phong phú, đa dạng và được đề cập từ nhiều khía cạnh khác nhau ở cả trong nước và quốc tế, trong đó, có một số công trình tiêu biểu sau: Đối với các công trình khoa học bàn về “nguồn nhân lực”, “phát triển nguồn nhân lực” của các nhà khoa học, tổ chức khoa học nước ngoài. Trên thế giới, vào những năm 60 của thế kỷ XX, các nhà khoa học mới thực sự bắt đầu nghiên cứu vấn đề NNL, từ đó, các ấn phẩm, tư liệu bắt đầu sử dụng thuật ngữ NNL. Gần đây, vấn đề NNL là một trong những vấn đề có tính thời sự, nó được nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau. Trong tiếng Anh thường sử dụng thuật ngữ “Human resources” dùng để chỉ về “nguồn lực con người” hay “nguồn nhân lực”. Liên quan đến vấn đề này hiện nay có các công trình nghiên cứu tiêu biểu sau: Trong cuốn sách Managing human resources in the public sector (2000) của Gill Robinson – Hickman [95], với tâm huyết, năng lực và kinh nghiệm của một nhà giáo, kết hợp với kinh nghiệm của nhà sáng lập nhiều doanh nghiệp của nước Mỹ, tác giả của cuốn sách đã đưa ra các hiểu biết của mình về quản lý nguồn nhân lực và vai trò, vị trí cơ quan quản lý nguồn nhân lực, đồng thời, đã cho rằng: cần có các phương pháp để quản lý các công việc, cần phân tích kỹ lưỡng các bước trong thống kê nguồn nhân lực, các bước hoạch định và xây dựng sơ đồ quản lý nguồn nhân lực, cần có các tiêu chuẩn về đạo đức cho người lao động tại nơi làm việc và luôn quan tâm đến an toàn và sức khỏe của nhân viên. Những quan niệm, phương pháp, cách đánh giá của Gill Robinson – Hickman vẫn có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay. 5 Trong cuốn sách Principles of Human Resource Mannagement: An active Learning Approach (2006) của Alan Price [91], là một nhà khoa học thực nghiệm và với những kinh nghiệm của mình, thông qua 8 chương (mỗi chương có 3 phần) tác giả đã cho rằng: quản lý nguồn nhân lực theo các nguyên tắc là một vấn đề rất quan trọng của một quốc gia, để quản lý hiệu quả thì việc xây dựng các nguyên tắc cần được xây dựng, đào tạo cho người lao động ngay từ ban đầu, đồng thời, tác giả này cũng cho rằng, việc xây dựng các nguyên tắc quản lý cần tính đến sự phát triển, thay đổi, tác động của thực tiễn đất nước và các nguyên tắc được cụ thể hóa bằng kế hoạch tuyển dụng nhân sự, hoạt động quản lý nguồn nhân lực, mối quan hệ giữa những công nhân với phát triển nguồn nhân lực. Công trình này có ý nghĩa quan trọng đối với việc tổ chức, quản lý nguồn nhân lực ở nước ta, góp phần nâng cao hiệu quả lao động của nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Nhìn chung, các công trình khoa học ở nước ngoài đã bàn về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực ở nhiều khía cạnh, nhưng tập trung vào một số vấn đề như: trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay việc nhìn nhận, đánh giá đúng vai trò của nguồn nhân lực là rất quan trọng; đưa ra một số mô hình, nguyên tắc để nâng cao năng lực của nguồn nhân lực; đồng thời, đưa ra các tiêu chuẩn để đánh giá cường độ, khả năng lao động của nguồn nhân lực, tuy nhiên, dù đã bàn đến nguồn nhân lực dưới nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng các công trình này vẫn chưa thống nhất về khái niệm NNL, cũng như chưa bàn đến vấn đề cần phát triển nguồn nhân lực dưới khía cạnh chính trị - xã hội, đặc biệt, là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trước yêu cầu của hội nhập quốc tế. Đối với các công trình khoa học bàn về “nguồn nhân lực”, “phát triển nguồn nhân lực” của các nhà khoa học, tổ chức khoa học trong nước. Vấn đề nguồn nhân lực được bước đầu bàn đến và sử dụng vào những năm 90 của thế kỷ XX ở nước ta và ngay sau đó vấn đề này đã được nhiều nhà khoa học và các tổ chức khoa học khác nhau nghiên cứu, tiêu biểu trong các công trình nghiên cứu đó là: Phát triển nguồn nhân lực ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; Giáo trình nguồn nhân lực; Một số định hướng chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu từng bước phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam những 6 thập niên đầu thế kỷ XXI; Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa..v.v.. Trong cuốn sách “Phát triển nguồn nhân lực ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước” (2012) của PGS.TS Nguyễn Đăng Thành [71]. Cuốn sách chia thành 4 chương, ở chương 1 tác giả tập trung bàn đến các luận cứ lý thuyết về phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số nước ta đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH. Ở chương này, tác giả của cuốn sách đã trình bày một số khái niệm cơ bản về dân tộc thiểu số, khái niệm CNH, HĐH, đặc trưng CNH, HĐH đất nước, đặc biệt, là đưa ra quan niệm về nguồn nhân lực và nguồn nhân lực dân tộc thiểu số. Tác giả cuốn sách khẳng định: Nguồn nhân lực “là khái niệm tổng hợp bao gồm các yếu tố số lượng, chất lượng và cơ cấu phát triển người lao động nói chung cả hiện tại cũng như trong tương lai tiềm năng của mỗi tổ chức, mỗi địa phương, mỗi quốc gia, khu vực và trên thế giới. Đó chính là nguồn lực con người, một yếu tố quan trọng, năng động nhất của tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội” [71, tr.25] Tiếp đó, tác giả của cuốn sách đưa ra quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người và phát triển nguồn nhân lực, điều kiện, vai trò của việc phát triển nguồn nhân lực đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Chương 2, tác giả cuốn sách bàn đến các luận cứ thực tiễn phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số nước ta đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH. Ở chương này, tác giả trình bày các đặc điểm của dân tộc thiểu số ở Việt Nam, thực trạng phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ đổi mới, đánh giá mức độ phù hợp của nguồn nhân lực dân tộc thiểu số đối với công cuộc CNH, HĐH ở Việt Nam. Chương 3, tập trung đưa ra hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Ở chương này tác giả đưa ra các chính sách tác động trực tiếp, gián tiếp đến sự phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH, một số vấn đề đặt ra đối với phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số. Về vấn đề này tác giả cuốn sách khẳng định: “Phân bố dân số, lao động không đều; thể trạng và tầm vóc người dân tộc thiểu số nhỏ bé; công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em chất lượng giáo dục thấp, tỷ lệ người dân tộc tham gia bộ máy nhà nước 7 thấp, chất lượng còn nhiều hạn chế”. [71, tr.337] Chương 4, tác giả trình bày các quan đển, giải pháp phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH. Đến nay cuốn sách này vẫn là tài liệu tham khảo bổ ích đối với các nhà hoạch định chính sách, những người nghiên cứu về vấn đề nguồn nhân lực nói chung, phát triển nguồn nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng và tất cả những ai quan tâm tới vấn đề này. Trong cuốn “Khai thác và phát triển tài nguyên nhân lực Việt Nam”(2012), của 2 tác giả PGS.TS Nguyễn Văn Phúc và thạc sĩ Mai Thị Thu (đồng chủ biên) [55]. Cuốn sách này có 3 chương, ở chương 1 các tác giả của cuốn sách chủ yếu bàn về tài nguyên nguồn nhân lực Việt Nam dưới các khía cạnh sau đây: Các yếu tố cấu thành nguồn nhân lực, thực trạng và sự phát triển tài nguyên nguồn nhân lực ở Việt Nam giai đoạn 1975-2010, những nhân tố tác động tới sự phát triển của tài nguyên nguồn nhân lực Việt Nam trong thời gian qua. Hai tác giả của cuốn sách đã cho rằng: “Khái niệm nguồn nhân lực phải được hiểu là “tài nguyên nhân lực” hoặc “tài nguyên con người”, một loại tài nguyên được hàm chứa trong con người. Tài nguyên này chính là năng lực của con người, với tư cách là những cá nhân cũng như của con người nói chung, trong việc thực hiện hữu ích cho xã hội và chính bản thân mỗi người”[55, tr.17]. Ở chương 2, các tác giả đã trình bày các nội dung liên quan đến thực trạng khai thác và phát triển tài nguyên nhân lực Việt Nam như: thực trạng và sử dụng tài nguyên nguồn nhân lực Việt Nam, những bất cập của đội ngũ, khai thác lao động, sử dụng lao động ở Việt Nam hiện nay. Bàn đến nội dung những bất cập, hạn chế của đội ngũ lao động Việt Nam hiện nay, hai tác giả đã khẳng định: “trình độ chuyên môn, kỹ thuật còn thấp, phân bố lao động bất hợp lý, năng suất lao động thấp, năng lực sáng tạo của lực lượng lao động Việt Nam còn thấp”[55, tr.104-112]. Ở chương 3, tác giả đưa ra các định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác, phát triển tài nguyên nhân lực Việt Nam giai đoạn 2012-2020. Công trình này vừa có ý nghĩa lý luận và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc và có vai trò quan trọng đối với việc hoạch định chính sách phát triển nguồn nhân lực nói chung và của các ngành cụ thể nói riêng. 8 Trong cuốn sách “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [2002] của tác giả TS Nguyễn Thanh [67]. Tác giả của cuốn sách chia ra cuốn sách thành 3 chương. Ở chương 1, tác giả của cuốn sách bàn về phát triển NNL như là yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta hiện nay. Vấn đề này tác giả của cuốn sách đã cho rằng: “Phát triển con người Việt Nam là phát triển toàn diện cả về thể lực, trí lực và cả khả năng lao động, năng lực sáng tạo và tính tích cực chính trị - xã hội, cả về đạo đức, tâm hồn và tình cảm chính là mục tiêu, là động lực của sự nghiệp CNH, HĐH” [67, tr.37]. Chương 2 tác giả cuốn sách cho rằng, NNL của nước ta những năm qua đã có sự phát triển về số lượng, trình độ và cơ cấu dần đáp ứng cho quá trình đất nước thực hiện CNH, HĐH. Chương 3 cuốn sách bàn về phát triển NNL có chất lượng cho CNH, HĐH trên cơ sở lấy phát triển giáo dục và đào tạo làm “quốc sách hàng đầu”. Về điều này tác giả cuốn sách cho rằng: “Thực tiễn lịch sử đã chứng minh rằng, một trong những yếu tố tạo nên sự phát triển bền vững, sự tiến bộ vượt bậc cho các quốc gia là giáo dục và đào tạo” [67, tr.160]. Có thể nói rằng, cho đến nay lý luận về phát triển NNL của tác giả Nguyễn Thanh vẫn có giá trị cao cả trong lý luận và thực tiễn và thông qua việc đọc cuốn sách này đã góp phần củng cố các luận cứ khoa học để tác giả luận án nghiên cứu về đề phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC ở Việt Nam hiện nay. Trong cuốn sách “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” (2012) của tác PGS.TS Vũ Văn Phúc và TS Nguyễn Duy Hùng (đồng chủ biên) [56]. Cuốn sách là tập hợp nhiều bài viết khoa học được đăng trên các tạp chí khoa học ở Việt Nam và được chia ra thành 3 phần: Phần thứ nhất, trình bày các lý luận chung về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực bao gồm 8 bài viết của các nhà khoa học, nhà báo bàn phát triển NNL dưới ánh sáng của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh, phát triển NNL đáp ứng yêu cầu của CNH, HĐH, phát triển NNL lãnh đạo, quản lý phải chăng là quan trọng nhất, bước đầu áp dụng quản trị theo khung năng lực và nâng cao chất lượng lãnh đạo khu vực công. Phần thứ 2, trình bày các kinh nghiệm trong nước và quốc tế về phát triển NNL. Ở phần này, các tác giả của cuốn sách đã tập hợp 8 bài báo khoa học bàn về kinh 9 nghiệm phát triển NNL của một số quốc gia như: kinh nghiệm phát triển NNL của singapore và bài học cho Việt Nam, đánh giá NNL chất lượng cao của Đài Loan và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở liên doanh Việt – Nga VIETSOVPETRO. Phần thứ 3, các tác giả của cuốn sách đã tập hợp 16 bài viết được đăng trên các tạp chí khoa học bàn về thực trạng, những kiến nghị và giải pháp nhằm phát triển NNL đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Cuốn khi bàn về NNL và phát triển NNL thì sách vẫn có giá trị cao cả về lý luận và thực tiễn, đặc biệt, khi bàn đến vấn đề này là trong điều kiện đất nước hội nhập quốc tế. Thông qua đọc và nghiên cứu cuốn sách này, giúp tác giả củng cố luận cứ khoa học cho việc phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC ở Việt Nam hiện nay. Sách “Giáo trình nguồn nhân lực” (2005) của tác giả PGS.TS Nguyễn Tiệp, Nxb Lao động [79]. Cuốn sách này có 6 chương tập trung bàn các quan điểm, khái niệm, kết cấu, các tiêu chí đánh giá NNL, các yếu tố ảnh hưởng đến quy mô nhân lực, chất lượng nhân lực, đặc điểm NNL, các quan niệm về đào tạo NNL, phát triển NNL trình độ cao trong nền kinh tế thị trường. Đề tài khoa học cấp bộ “Một số định hướng chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu từng bước phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XXI” (2002) của tác giả Hoàng Thị Thành [69]. Tác giả của đề tài đã trình bày lý luận chung về kinh tế thị trường, vai trò của NNL cho sự phát triển kinh tế thị trường, thực trạng NNL của nước ta và định hướng và giải pháp chuẩn bị nguồn nhân lực cho quá trình từng bước phát triển kinh tế thị trường ở nước ta. Đề tài thuộc chương trình khoa học cấp Nhà nước “Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế” (2006), mã số KX 05-10 của hai tác giả Nguyễn Minh Đường, Phan Văn Kha [24]. Tập trung bàn về cơ sở lý luận về đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu mới, thực trạng lực lượng lao động và đào tạo nhân lực các trình độ, trình bày một số giải pháp về đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước. Ngoài ra, còn có các bài tạp chí khoa học. Tác giả Phạm Công Nhất “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế” (2008) đăng trên tạp chí Cộng sản số 786 [52]. Tác giả đã phân tích thực trạng nguồn nhân lực ở nước ta trong giai đoạn hiện nay về số lượng và chất lượng, nhấn 10 mạnh đến việc chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam còn nhiều hạn chế, yếu kém, cho dù nước ta có nguồn nhân lực dồi dào và đưa ra một số nguyên nhân của thực trạng đó [52, tr. 40-43]. Tác giả Đàm Hữu Đắc “Đổi mới đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đất nước” (2008), đăng trên tạp chí Cộng sản, số 787 [20]. Nội dung của bài báo tập trung khái quát những kết quả đạt được của 10 năm thực hiện đào tạo nghề của nước ta, trình bày những khó khăn, bất cập của công tác đào tạo nghề và đưa ra phương hướng phát triển cho đào tạo nghề cho những năm tiếp theo và đưa ra 6 giải pháp để khắc phục hạn chế và đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở Việt Nam [20, tr. 12-16]. Nhìn chung, các công trình khoa học và các tác giả của các tạp chí khoa học trên đã cho rằng: nguồn nhân lực có vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia và cũng đưa ra quan niệm, kết cấu, các tiêu chí đánh giá, các yếu tố ảnh hưởng đến NNL, đánh giá thực trạng NNL của nước ta, các yêu cầu đặt ra đối với NNL trong quá trình đổi mới và đưa ra các giải pháp phù hợp để khắc phục những hạn chế đang tồn tại của NNL, NNL nước ta mất cân đối, chất lượng còn chưa đáp ứng được yêu cầu, cần nhanh chóng tiến hành đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện và nâng cao hiệu quả sử dụng NNL để đáp ứng cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong giai đoạn mới. 1.1.2. Các công trình khoa học liên quan đến nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Nghiên cứu về NNL chất lượng cao và phát triển NNL chất lượng cao được các nhà khoa học và các tổ chức nghiên trong nước, ngoài nước cứu dưới nhiều góc độ khác nhau như: kinh tế học, tâm lý học, xã hội học, giáo dục học,.v.v..Những năm gần đây, đề cập trực tiếp đến vấn đề NNL chất lượng cao, cũng như phát triển NNL chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay thì các công trình nước ngoài ít bàn đến, nhưng lại bàn nhiều đến NNL chuyên gia, NNL chính (có vai trò quan trọng đối với phát triển của một quốc gia), NNL có tay nghề cao, NNL tài năng, NNL có kỹ thuật cao, tuy nhiên, xét về bản chất của các vấn đề này được hiểu tương tự nhau, nghiên cứu về vấn đề này có một số công trình khoa học tiêu biểu sau: 11 Đối với các công trình khoa học bàn về “nguồn nhân lực chất lượng cao”, “phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao” của các nhà khoa học, tổ chức khoa học nước ngoài. Cuốn sách “HR Answer Book, the: An Indispensable Guide for Managers and Human Resources Professionals” (2011) của hai tác giả Shawn Smith JD, Rebecca Mazin [102]. Cuốn sách được các tác giả kết cấu thành 10 phần, nội dung cơ bản của cuốn sách đã bàn đến tuyển dụng NNL chuyên gia; khẳng định NNL chuyên gia sẽ giúp ích rất nhiều lĩnh vực như: tiết kiệm thời gian, tiền bạc, tăng năng suất lao động, xử lý tốt các vấn đề phát sinh; cuốn sách cung cấp các phụ lục bảng biểu và 200 câu hỏi để những người lãnh đạo, người sử dụng lao động biết trong quá trình điều hành công việc; cần thay đổi chính sách bảo hiểm y tế cũng như luật bồi thường khi gặp sự cố trong lao động. Ở phần thứ hai của cuốn sách bàn trực tiếp, sâu sắc đến NNL và các điều kiện, tiền đề để phát triển NNL, như các ông đã khẳng định: để phát triển NNL tài năng thì người lao động phải thực hiện tốt các kỹ năng nghề nghiệp, luôn học tập nâng cao trình độ thường xuyên, phải có đạo đức tốt và là những người sống có văn hóa [102, tr.249]. Đến nay, các nội dung của cuốn sách này vẫn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao đối và góp phần tiếp tục khẳng định cơ sở lý luận của việc phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Cuốn sách “Professional in Human Resources Certification Study” (2012) của các tác giả Sandra M. Reed, Anne M. Bogardus [101]. Đây là cuốn sách đưa ra hệ thống các tiêu chuẩn để cho người lao động phấn đấu, rèn luyện để trở thành người lao động chất lượng cao, cuốn sách chia thành 5 phần. Phần 1, các tác giả của cuốn sách đưa ra các bảng biểu, hướng dẫn để giúp cho các ứng viên chuẩn bị tốt cho kỳ thi, phần 2, trình bày về 6 chức năng quan trọng của nguồn nhân lực, phần 3, một số thông tin mới về chiến lược phát triển của các doanh nghiệp và tổ chức, phần 4, trình bày 200 câu hỏi trực tuyến và các khung tiêu chuẩn và chế độ tiền công, tiền thưởng – đây là động lực hữu ích để thúc đẩy năng suất lao động của NNL, phần 5, ở phần này kết quả nghiên cứu, các mô hình mẫu về phát triển NNL tài năng. Ở mục 3 của phần 2 các tác giả của cuốn sách bàn trực tiếp đến vấn đề phát triển NNL với một số nội dung sau: cùng với quá trình phát triển của các quốc gia thì nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao (chuyên gia) sẽ ngày càng tăng, vì vậy việc xây dựng các tiêu chuẩn và các 12 tổ chức đào tạo, cách thức đào tạo và thi tuyển là rất quan trọng - quá trình đó sẽ giúp NNL nâng cao trình môn và trải nghiệm các tình huống thực tế công việc mà mình sẽ làm trong tương lai. Qua nghiên cứu cho thấy, tài liệu này rất hữu ích cho quá trình phát triển, nâng cao năng lực của NNL chất lượng cao của các quốc gia nói chung, đồng thời, tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của việc phát triển NNL chất lượng cao nói chung và phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát PCCC ở Việt Nam nói riêng. Nhìn chung, dù không bàn trực tiếp đến nguồn nhân lực chất lượng cao, nhưng các tài liệu nước ngoài cũng đã đưa ra các cách hiểu khác nhau về NNL tài năng, NNL chuyên gia, NNL kỹ thuật cao, NNL có tay nghề cao, cũng như đưa ra quan điểm về NNL chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực của một quốc gia như: tuyển dụng, điều chỉnh, bồi dưỡng, linh hoạt trong bố trí công việc, phương pháp để hoàn thiện, đặc biệt, chú ý đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ NNL tài năng, NNL chuyên gia, NNL kỹ thuật cao, đưa ra các phương thức đánh giá năng lực thích hợp; cần đổi mới phương thức quản lý NNL chuyên gia. Tuy nhiên, các công trình này còn chưa đánh giá, phân tích rõ các yếu tố tác động của kinh tế - xã hội đến NNL chuyên gia và các giải pháp phát triển NNL còn hẹp, tính thiết thực chưa cao. Đối với các công trình khoa học bàn về “nguồn nhân lực chất lượng cao”, “phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao” của các nhà khoa học, tổ chức khoa học trong nước. Trước yêu cầu của quá trình hội nhập của nước ta, từ đó đã đặt ra những yêu cầu mới đối với quá trình nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt, là phát triển NNL chất lượng cao cảnh sát. Từ đó, đã có nhiều nhà khoa học, các tổ chức khoa học trong nước đã tiến hành nghiên cứu về NNL chất lượng cao và phát triển NNL chất lượng cao, tiêu biểu cho các công trình đó có một số công trình khoa học sau: Trong sách “Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng-kinh nghiệm của thế giới” (2005) của tác giả Trần Văn Tùng [86]. Nội dung cuốn sách trình bày những kinh nghiệm trong phát hiện, đào tạo và sử dụng tài năng khoa học và công nghệ sản xuất kinh doanh, quản lý của Mỹ và một số quốc gia châu Âu, châu Á, từ đó tác giả đã đưa ra vấn đề: Việt Nam cần đổi mới các chính sách đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn tài năng hiện có, nhằm đáp ứng cho quá trình hội nhập của đất nước. Công trình nghiên cứu của tác giả có ý nghĩa thực tiễn to lớn đối 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan