Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển nguồn lực thông tin số tại thư viện viện lịch sử quân sự việt nam...

Tài liệu Phát triển nguồn lực thông tin số tại thư viện viện lịch sử quân sự việt nam

.PDF
133
134
130

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN SỐ TẠI THƢ VIỆN VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN SỐ TẠI THƢ VIỆN VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành: Khoa học Thông tin - Thƣ viện Mã số : 60 32 02 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Viết Nghĩa XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG Giáo viên hƣớng dẫn Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ khoa học TS. Nguyễn Viết Nghĩa PGS,TS. Nguyễn Thị Lan Thanh Hà Nội - 2015 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 8 1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 8 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan ..................................................................10 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................16 4. Giả thuyết nghiên cứu........................................................................................17 5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ........................................................................17 6. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................18 7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ............................................................18 8. Dự kiến kết quả nghiên cứu ..............................................................................19 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGUỒN LỰC THÔNG TIN SỐ TẠI THƢ VIỆN VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM 1.1. Những vấn đề chung về nguồn lực thông tin số............................................20 1.1.1. Khái niệm .......................................................................................................20 1.1.2. Đặc trưng của nguồn lực thông tin số ........................................................23 1.1.3. Các yếu tố tác động đến sự phát triển của nguồn lực thông tin số .......27 1.1.4. Các tiêu chí đánh giá nguồn lực thông tin số………………………29 1.2. Khái quát về Viện Lịch sử quân sự Việt Nam ..............................................33 1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển .............................................................33 1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ................................................................................34 1.2.3. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ ...............................................................35 1.3. Khái quát về Phòng Thông tin Tƣ liệu-Viện Lịch sử quân sự Việt Nam ..37 1.3.1. Chức năng và nhiệm vụ................................................................................37 1.3.2. Nhân sự, vốn tài liệu và trang thiết bị .........................................................38 1.3.3. Đặc điểm nhu cầu tin của người dùng tin..................................................42 1.4. Vai trò của nguồn lực thông tin số đối với Thƣ viện Viện Lịch sử quân sự Việt Nam ......................................................................................................................45 1.4.1. Nguồn lực thông tin số thúc đẩy nghiên cứu khoa học............................45 1.4.2. Nguồn lực thông tin số đối với Ngành Lịch sử quân sự Việt Nam .........47 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN SỐ TẠI THƢ VIỆN VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM 2.1. Thực trạng nguồn lực thông tin số tại Thƣ viện Viện Lịch sử quân sự Việt Nam ...............................................................................................................48 2.1.1. Cơ sở dữ liệu thư mục...................................................................................49 2.1.2. Cơ sở dữ liệu toàn văn ..................................................................................51 2.2. Công tác phát triển nguồn lực thông tin số tại Thƣ viện Viện Lịch sử quân sự Việt Nam .....................................................................................................53 2.2.1. Chính sách phát triển nguồn lực thông tin số ...........................................53 2.2.2. Phương thức phát triển nguồn lực thông tin số ........................................55 2.3. Các yếu tố tác động đến công tác phát triển nguồn lực thông tin số tại Thƣ viện Viện Lịch sử quân sự Việt Nam .........................................................65 2.3.1. Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo .............................................................65 2.3.2. Năng lực của đội ngũ cán bộ .......................................................................67 2.2.3. Kinh phí phát triển nguồn lực thông tin số ................................................68 2.3.4. Cơ sở vật chất hạ tầng công nghệ thông tin ...............................................69 2.3.5. Vấn đề bản quyền khi số hóa tài liệu ..........................................................70 2.3.6. Sự hợp tác với các đơn vị trong chia sẻ nguồn lực thông tin số ..............71 2.4. Công tác quản lý và khai thác nguồn lực thông tin số ................................73 2.4.1. Tổ chức quản lý nguồn lực thông tin số .....................................................73 2.4.2. Tổ chức khai thác nguồn lực thông tin số..................................................81 2.5. Đánh giá thực trạng phát triển nguồn lực thông tin số ...............................86 2.5.1. Mức độ thỏa mãn về nội dung .....................................................................87 2.5.2. Mức độ thỏa mãn về phương thức truy cập và khai thác .........................90 2.6. Nhận xét................................................................................................................91 2.6.1. Ưu điểm ..........................................................................................................89 2.6.2. Hạn chế...........................................................................................................90 2.6.3. Nguyên nhân..................................................................................................91 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN SỐ TẠI THƢ VIỆN VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM 3.1. Nhóm giải pháp nhằm bổ sung và nâng cao chất lƣợng nguồn lực thông tin số ................................................................................................... 95 3.1.1. Xây dựng chính sách phát triển nguồn lực thông tin số ..........................95 3.1.2. Tăng cường bổ sung các loại nguồn lực thông tin số mới .......................98 3.1.3. Nâng cao chất lượng nguồn lực thông tin số...........................................101 3.1.4. Nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ khai thác nguồn lực thông tin số .............................................................................................................102 3.1.5. Giải quyết vấn đề bản quyền ......................................................................104 3.2. Nhóm giải pháp về phát huy nhân tố con ngƣời ........................................105 3.2.1. Nâng cao trình độ cán bộ thư viện ............................................................105 3.2.2. Nâng cao nhận thức và khai thác thông tin của người dùng tin ..........109 3.3. Một số giải pháp khác ......................................................................................112 3.3.1. Đẩy mạnh tuyên truyền giới thiệu nguồn lực thông tin số.....................112 3.3.2. Bảo quản nguồn lực thông tin số ..............................................................113 3.3.3. Đẩy mạnh hoạt động trao đổi, chia sẻ nguồn lực thông tin số ..............114 KẾT LUẬN ...............................................................................................................116 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................118 PHỤ LỤC ..................................................................................................................124 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CSDL : Cơ sở dữ liệu CNTT : Công nghệ thông tin LSQS : Lịch sử quân sự MISTEN : Mạng Thông tin Khoa học quân sự (Military Science Information Net) NDT : Người dùng tin NCT : Nhu cầu tin NLTT : Nguồn lực thông tin NLTTS : Nguồn lực thông tin số Phòng TT - TL : Phòng Thông tin - Tư liệu TT - TV : Thông tin - Thư viện TKCT : Tổng kết chiến tranh DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam Sơ đồ 2.1: Quy trình xây dựng CSDL số tại Thư viện DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Màn hình Đơn nhận tài liệu (ấn phẩm định kỳ) Hình 2.2: Giao diện phần mềm iLib Hình 2.3: Giao diện phần mềm dLib Hình 2.4: Trang Thông tin điện tử Viện Lịch sử quân sự Việt Nam Hình 2.5: Mạng Thông tin Khoa học quân sự/Bộ Quốc phòng (MISTEN) Hình 2.6: Màn hình tra cứu tài liệu Hình 2.7: Màn hình tra cứu tài liệu số DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Nguồn lực thông tin tại Thư viện Bảng 2.1: Kinh phí phát triển vốn tài liệu từ năm 2011 đến năm 2015 Bảng 2.2: Đội ngũ cán bộ của Phòng TT - TL Bảng 2.3: Lĩnh vực chủ đề mà NDT quan tâm Bảng 2.4: Đánh giá về nội dung tài liệu số của Thư viện Bảng 2.5: Đánh giá các sản phẩm và dịch vụ của Thư viện MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, sự bùng nổ thông tin dựa trên sự phát triển như vũ bão của khoa học - công nghệ như mạng máy tính, truyền thông, phát thanh truyền hình, sách, báo, mạng không dây… đã tạo thuận lợi cho giao tiếp, chia sẻ nguồn tài nguyên tri thức vô tận của con người; mọi quyết sách, chủ trương, chính sách phát triển và hành động, nghiên cứu khoa học… đều phải dựa vào thông tin và đây là con đường ngắn nhất để đi đến thành công. Thực tiễn đã chứng minh, cùng với nhân lực, tài lực và vật lực, thông tin đã trở thành một trong bốn nhân tố quyết định cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Trong xu thế hội nhập toàn cầu, phát triển của nền kinh tế tri thức, thông tin nói chung và thông tin khoa học nói riêng ngày càng giữ vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong mọi ngành, mọi nghề… Chính sự bùng nổ thông tin và sự phát triển của CNTT đã dẫn đến khối lượng tri thức không ngừng tăng lên nhanh chóng, bên cạnh các xuất bản phẩm truyền thống còn có nhiều loại hình tài liệu được lưu trữ trên các vật mang tin hiện đại như đĩa từ, đĩa quang… Từ đây xuất hiện khái niệm mới đó là thông tin số. Thông tin số là thông tin được biểu diễn dưới dạng kỹ thuật số, được xử lý, lưu trữ và truy cập trên máy tính hay mạng máy tính. Tập hợp thông tin số của cơ quan TT - TV sẽ tạo thành NLTTS của cơ quan đó. Thực tế cho thấy, NLTT nói chung và NLTTS nói riêng đã và đang trở thành tài sản và sức mạnh của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, nó gắn chặt với sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế - xã hội. Nguồn tin số được sử dụng như một nguồn lực để phát triển kinh tế, hỗ trợ quản lý, thúc đẩy phát triển văn hoá - giáo dục,… Ảnh hưởng mà nguồn tin số mang lại trong thời đại ngày nay, không chỉ đối với sự phát triển của mỗi quốc gia trên thế giới mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sự sống còn của bất kỳ thể chế chính trị nào. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng, mang tính bắt buộc và có tầm chiến lược trong sự phát triển của đất nước, cũng như trong quá trình tổ chức chỉ đạo, điều phối mọi lĩnh vực hoạt động như: kinh tế, xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng,…. và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế phát triển chung đó. Trong điều kiện và xu thế hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa có những cơ hội, thuận lợi mới, nhưng đồng thời cũng có những khó khăn, thách thức cần phải vượt qua. Chính lúc này, vai trò của NLTT càng cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết. Chỉ có nắm chắc thông tin chúng ta mới có hướng đi đúng và giành thế chủ động trong hội nhập kinh tế và xây dựng quân đội, quốc phòng đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Như vậy, NLTTS đã và đang tạo ra sự thay đổi lớn trong việc phục vụ NDT, đồng thời cũng đặt ra những thời cơ và thách thức cho các thư viện. Việc tạo lập, phát triển và cung cấp các dịch vụ thông tin liên quan đến nguồn tài nguyên số đang là hướng đi cần thiết và cấp bách trong xu thế hợp tác, hội nhập và đổi mới của các thư viện hiện nay. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam là cơ quan đầu ngành về LSQS của Quân đội nhân dân Việt Nam, có chức năng, nhiệm vụ cơ bản là nghiên cứu khoa học, biên soạn các công trình LSQS và đào tạo nghiên cứu sinh. Hàng năm, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam đều triển khai nghiên cứu nhiều đề tài mới, biên soạn nhiều tài liệu, giáo trình từ cấp cơ sở đến cấp Bộ; tổ chức nhiều cuộc hội thảo khoa học cấp Bộ và cấp Nhà nước. Thư viện Viện Lịch sử quân sự Việt Nam là trung tâm lưu trữ tư liệu về LSQS của toàn quân. Nhận thức rõ vị trí, vai trò quan trọng của công tác phát triển NLTT đối với nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và đào tạo, Đảng ủy và Thủ trưởng Viện đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát công tác phát triển NLTT. Đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác thông tin - tư liệu - thư viện đã phát huy tinh thần trách nhiệm, tích cực, chủ động bám sát nhiệm vụ chính trị, nhu cầu của cán bộ nghiên cứu, học viên, sinh viên trong và ngoài Quân đội để thu thập, xử lý và phổ biến thông tin kịp thời. Do đó, trong những năm qua, công tác phát triển nguồn tin đã có nhiều chuyển biến tích cực, bám sát và phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của cơ quan. Thư viện đã nghiên cứu và ứng dụng CNTT vào hoạt động TT - TV từ khá sớm (năm 1997). Đồng thời, Thư viện cũng xác định hướng phát triển trong tương lai đó là xây dựng thư viện số, thư viện điện tử. Hiện nay, Thư viện đang tiếp tục xây dựng các CSDL thư mục, tiến hành số hóa nguồn tài liệu truyền thống và bổ sung các nguồn thông tin số để xây dựng và phát triển NLTTS. Tuy nhiên, hoạt động thông tin - tư liệu, nhất là vấn đề xây dựng và phát triển NLTTS trong những năm vừa qua mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu thông tin của các cán bộ nghiên cứu của Viện và Ngành Lịch sử quân sự trong toàn quân. Do chưa có chính sách phát triển nguồn NLTTS một cách hoàn chỉnh nên trong công tác phát triển nguồn tin vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập, chưa đáp ứng tốt nhu cầu của NDT. Việc nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống và toàn diện về NLTTS tại thư viện, từ đó đưa ra những giải pháp để phát triển các nguồn tin số của chính mình, đồng thời có sự liên kết và chia sẻ với các cơ quan TT - TV khác là việc làm cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác thông tin khoa học quân sự hiện nay. Với mong muốn tìm hiểu và đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào quá trình giải quyết những vấn đề trên, tác giả đã chọn đề tài "Phát triển nguồn lực thông tin số tại Thư viện Viện Lịch sử quân sự Việt Nam" làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành TT - TV của mình. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan Cho đến nay, đã có khá nhiều công trình, bài viết, luận văn đề cập đến vấn đề phát triển NLTTS với những cách tiếp cận khác nhau. Có thể chia thành các vấn đề chính sau: + Đề cập đến khía cạnh xây dựng chính sách phát triển nguồn tin có các bài: - "Phát triển nội dung số ở Việt Nam - những nguyên tắc chỉ đạo" của tác giả Tạ Bá Hưng đăng trên Tạp chí Thông tin và Tư liệu, số 1-2000, bài viết đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp cận một cách hệ thống vấn đề xây dựng, phát triển nội dung số ở Việt Nam. Nêu lên một số nguyên tắc chủ yếu, có tính chỉ đạo trong việc phát triển nội dung thông tin số hóa ở nước ta. - Bài “Vấn đề phát triển nguồn lực thông tin điện tử trong các thư viện hiện nay” của Trần Nữ Quế Phương, Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 5(31) 2011, cho rằng nếu trong mạng lưới các thư viện xây dựng được NLTT điện tử đích thực, môi trường hoạt động TT - TV sẽ được thay đổi về chất: NDT sẽ có thêm nhiều cơ hội, không còn bị rào cản về không gian và thời gian, cộng đồng NDT sẽ bình đẳng hơn trong sử dụng và khai thác thông tin. - "Phát triển nguồn tài nguyên thông tin số trong các thư viện ở Việt Nam" của tác giả Đồng Đức Hùng in trong cuốn "Một chặng đường đào tạo và nghiên cứu khoa học TT - TV: Kỷ niệm 38 năm truyền thống đào tạo và 15 năm thành lập Khoa TT - TV (1973-2011 & 1996-2011)", Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2011. Bài viết đã nêu ra những xu hướng tiếp cận nguồn thông tin số tại Việt Nam và đưa ra một số giải pháp phát triển nguồn tài nguyên thông tin số trong các thư viện Việt Nam. + Đề cập đến chủ đề chia sẻ NLTTS có các bài viết: - "Consortium - hình thức có hiệu quả để bổ sung nguồn tin điện tử" của tác giả Nguyễn Viết Nghĩa, đăng trên Kỷ yếu Hội nghị Ngành Thông tin Khoa học Công nghệ lần thứ V năm 2005, đã giới thiệu mô hình Consortium một giải pháp cho vấn đề bổ sung tài liệu điện tử hiện nay. Theo đó, tác giả cho rằng, thực chất của Consortium thư viện là các thư viện tự nguyện hợp tác với nhau hình thành một liên hợp trên cơ sở tự nguyện, đồng thuận, đảm bảo hài hòa lợi ích của tất cả các bên, cùng đóng góp kinh phí và cùng nhau đàm phán với các nhà xuất bản để có được nguồn thông tin với giá cả tốt nhất mà các bên chấp nhận được. Điều này sẽ giúp các đơn vị thành viên tiết kiệm được nhiều về kinh phí, giảm bớt gánh nặng do hạn chế về kinh phí thuê mua các nguồn tin điện tử tạo ra và thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của NDT. - "Vấn đề phát triển và chia sẻ nguồn lực thông tin số hóa tại Việt Nam", bài viết của tác giả Nguyễn Hữu Hùng đăng trên tạp chí Thông tin - Tư liệu, số 1-2006, đã nêu lên vai trò to lớn của tài nguyên thông số trong hoạt động thông tin và cho rằng tài nguyên thông tin số là hợp phần trung tâm của hệ thống thông tin quốc gia (bao gồm: kỹ thuật, thông tin, con người và tổ chức). Tác giả cũng chỉ rõ, khi xây dựng tài nguyên số, từ quan điểm lợi ích của NDT và từ quan điểm pháp luật tránh rơi vào vi phạm lỗi về bản quyền, cần đặc biệt chú ý tới việc xây dựng các bộ sưu tập. - "Bàn về tạo lập và chia sẻ nguồn tin số hóa đối với các cơ quan thông tin khoa học công nghệ địa phương" của tác giả Nguyễn Tiến Đức đăng trên tạp chí Thông tin - Tư liệu, số 1-2006. Bài viết trình bày các tiền đề về pháp lý, tổ chức và kinh nghiệm để triển khai việc số hóa tại các cơ quan TT - TV địa phương. Nêu 4 nhóm cơ sở dữ liệu về: kinh tế - xã hội, kết quả nghiên cứu, điều tra cơ bản và công nghệ nông thôn. - Bài “Resource sharing among libraries in digital era” của tác giả Amitabha Chatterjee đăng tại http://www.isical.ac.in/library.php cho rằng không có thư viện nào có thể đáp ứng tất cả nhu cầu của các khách hàng của mình. Điều này đã dẫn đến khái niệm “hợp tác thư viện”. Khái niệm này hiện nay được gọi là “chia sẻ nguồn lực”. Nguồn lực chia sẻ không chỉ đơn thuần có nghĩa là chia sẻ với nhau các nguồn thông tin giữa các thư viện mà còn có nghĩa là sử dụng nguồn thông tin của một thư viện đó để tạo ra các dịch vụ của thư viện khác. Nguồn lực thư viện có thể bao gồm các nguồn lực khác bên cạnh nguồn lực thông tin, ví dụ như nhân viên và thiết bị. Như vậy, chia sẻ nguồn lực thư viện có thể có nghĩa là chia sẻ của tất cả các nguồn lực cho lợi ích chung của các thư viện và người dùng của họ. + Đề cập đến vấn đề xây dựng thư viện điện tử và số hóa tài liệu có các bài: - “Xây dựng thư viện điện tử và vấn đề số hóa tài liệu ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Tiến Đức, Tạp chí Thông tin và Tư liệu (2-2005) đã trình bày tiếp cận xây dựng thư viện điện tử, đồng thời xem xét khía cạnh cấu trúc hạ tầng cơ sở kỹ thuật phát triển kho tư liệu số hóa của thư viện điện tử; đề cập việc tổ chức số hóa tài liệu trong phạm vi Mạng lưới các tổ chức thông tin khoa học công nghệ ở Việt Nam. - “Phát triển thư viện số - xu hướng tất yếu trong hoạt động thông tin khoa học quân sự” của tác giả Phùng Văn Khầu, Tạp chí Khoa học quân sự (số 6-2010) cho rằng hệ thống thư viện số của Ngành Thông tin Khoa học quân sự đã và đang có bước phát triển ban đầu mạnh mẽ, tạo ra sự đột phá về chất trong hoạt động thông tin khoa học quân sự. Việc xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thư viện số dùng chung sẽ giúp người đọc khai thác, sử dụng và hưởng lợi một nguồn tài nguyên khổng lồ do thư viện số mang lại. Điều này sẽ tạo ra một NLTT dồi dào đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của công tác thông tin khoa học quân sự trong Quân đội ta. - “Phát triển Thư viện số: những vấn đề cần xem xét” của Th.S Cao Minh Kiểm, Tạp chí Thông tin và Tư liệu (2-2014) đã khái quát các khái niệm khác nhau về thư viện số. Nêu rõ vai trò và mục đích của thư viện số. Giới thiệu bảy vấn đề cần xem xét khi phát triển thư viện của Mạng lưới các trung tâm xuất sắc nhất về thư viện DELOS: tổ chức, nội dung, người dùng, tính năng, chính sách, chất lượng, kiến trúc. - Bài “Thư viện số và cán bộ thư viện số” của tác giả Đỗ Văn Hùng đăng trên Tạp chí Thông tin và Tư liệu, (4-2014) trình bày tổng quan về thư viện số (khái niệm, thành phần cấu thành, vai trò, lịch sử phát triển,...) và cán bộ thư viện số (khái niệm, vai trò của cán bộ thư viện trong môi trường số,...). Xác định các kiến thức và kỹ năng cơ bản cần phải có của cán bộ thư viện số và đưa ra một số định hướng cho việc phát triển thư viện số trong thời gian tới. - Bài “Information Resource Development and “Collection” in the Digital Age: Conceptual Frameworks and New Definitions for the Network World” của hai tác giả Sheila Corrall và Angharad Roberts đăng trên tạp chí Libraries in the Digital Age (LIDA) Proceedings (Vol 12, 2012) đã mô tả một số thách thức trong việc xác định các thuật ngữ “bộ sưu tập” và "phát triển và quản lý bộ sưu tập" trong thời đại kỹ thuật số. Nó sử dụng một khuôn khổ bốn giai đoạn để tìm hiểu tác động của công nghệ thông tin vào các bộ sưu tập thư viện trong nửa thế kỷ qua. Bài viết cũng tranh luận về tầm quan trọng của các chức năng cốt lõi của thư viện trong việc phát triển bộ sưu tập và quản lý bộ sưu tập, cũng như giá trị của thuật ngữ "bộ sưu tập". Tác giả cũng ủng hộ cách tiếp cận dựa trên mạng hợp tác để phát triển và quản lý việc truy cập vào các bộ sưu tập trên toàn cầu trong thế giới kỹ thuật số. Cùng với các đề tài nghiên cứu và các bài viết đã được đăng trên các tạp chí chuyên ngành, còn có một số hội thảo, hội nghị khoa học liên quan đến công tác phát triển NLTTS đã được tổ chức như: Hội thảo “Xây dựng và chia sẻ nguồn lực thông tin địa phương dạng số phục vụ bảo tồn di sản và phát triển kinh tế - xã hội” được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 11-2011, đã có rất nhiều bài viết phản ánh nhu cầu đối với NLTT địa phương dạng số. Thực trạng số hóa và xây dựng nguồn tài liệu số tại các thư viện, những vấn đề đặt ra liên quan đến số hóa: Chính sách, kinh phí, bản quyền trong số hóa, kinh nghiệm, công nghệ, thiết bị số hóa... Đồng thời cũng nêu lên những bất cập, khó khăn và mối quan tâm đối với số hóa tài liệu trong các thư viện công cộng; các giải pháp và kế hoạch đẩy mạnh việc xây dựng và chia sẻ NLTT địa phương số. Hội thảo “Chia sẻ nguồn lực thông tin điện tử trong hệ thống các trường đại học và cao đẳng tại Việt Nam” được tổ chức vào tháng 11-2013 tại Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Tại hội thảo này, các báo cáo tham luận đã tập trung vào những nội dung quan trọng nhất của chia sẻ NLTT, gồm: Lý luận chung, nguyên lý chia sẻ NLTT điện tử; Thực tiễn, kinh nghiệm tổ chức, xây dựng, phát triển NLTT điện tử; Nội dung kho thông tin điện tử của một số thư viện trường đại học; Những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và cách tháo gỡ vấn đề bản quyền trong tạo lập và chia sẻ tài nguyên số ở Việt Nam. Hội thảo với chủ đề “Giải pháp xây dựng, quản trị, khai thác và xuất bản nguồn tài nguyên thông tin số - Thực tiễn triển khai tại Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế” tổ chức vào tháng 4-2015 tại Nha Trang. Các tham luận tại Hội thảo tập trung giải quyết những vấn đề đang được quan tâm về lĩnh vực số hóa tài liệu như: quản lý, sử dụng và phát triển nguồn tài nguyên số và định hướng phát triển nguồn tài liệu tham khảo, tài liệu đa phương tiện của thư viện đại học; các vấn đề đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động thư viện trong kỷ nguyên thông tin số như: mô hình quản trị thư viện số bao gồm phương thức chuyển đổi nguồn tài nguyên thông tin “truyền thống” sang dạng “số”; cách quản lý chất lượng nguồn tài nguyên số đặc biệt là vấn đề bản quyền và sở hữu trí tuệ đối với nguồn tài nguyên thông tin này. Ngoài ra, có thể kể đến các luận văn theo hướng đề tài đã được bảo vệ thành công tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội như: "Phát triển nguồn tài liệu số hóa toàn văn tại thư viện trường Đại học Hà Nội" của Lê Thị Vân Nga, bảo vệ năm 2009; "Phát triển NLTTS tại Thư viện Trường đại học Ngoại thương Hà Nội" của Hoàng Vũ, bảo vệ năm 2011; "Phát triển NLTTS tại các Thư viện thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam" của tác giả Vũ Thị Lê, bảo vệ năm 2011; “Phát triển NLTT điện tử tại Trung tâm Thông tin thư viện trường Đại học Giao thông Vận tải” của tác giả Đinh Thị Yến, bảo vệ năm 2011; "Phát triển NLTTS tại Thư viện Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga" của tác giả Nguyễn Thị Thanh Mai, bảo vệ năm 2011. Như vậy, vấn đề xây dựng và phát triển NLTTS đã có nhiều tài liệu đề cập đến nhưng hầu hết đi vào khảo sát nghiên cứu NLTTS ở một thư viện hoặc trung tâm thông tin cụ thể. Tuy nhiên, mỗi cơ quan lại có những điều kiện, tính chất, đặc thù riêng và mỗi người có một cách tiếp cận và giải quyết vấn đề khác nhau. Có thể khẳng định rằng, vấn đề xây dựng và phát triển NLTTS tại Thư viện Viện Lịch sử quân sự Việt Nam thì chưa có một đề tài nghiên cứu nào đề cập tới. Trong đề tài này, tác giả tập trung khảo sát thực trạng NLTTS và công tác phát triển NLTTS tại Thư viện Viện Lịch sử quân sự Việt Nam trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2015 (năm 2010 là năm Thư viện tham gia dự án "Thư viện số dùng chung trong Bộ Quốc phòng" do Trung tâm Thông tin Khoa học quân sự làm chủ đầu tư). Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, tác giả mong muốn đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của công tác phát triển NLTTS tại Thư viện Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, góp phần phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo về lịch sử quân sự và tổng kết chiến tranh của toàn quân. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu a. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về NLTT, luận văn khảo sát, đánh giá thực trạng công tác xây dựng NLTTS tại Thư viện Viện Lịch sử quân sự Việt Nam và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát triển NLTTS, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin của NDT phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam. b. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về NLTTS và cơ sở thực tiễn liên quan đến phát triển NLTTS đối với Thư viện Viện Lịch sử quân sự Việt Nam. - Khảo sát, phân tích thực trạng công tác phát triển NLTTS tại Thư viện Viện Lịch sử quân sự Việt Nam. - Đưa ra một số kiến nghị, đề xuất những giải pháp mang tính khả thi nhằm phát triển NLTTS, đáp ứng kịp thời NCT của cán bộ nghiên cứu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam và Ngành Lịch sử quân sự trong toàn quân. 4. Giả thuyết nghiên cứu Có thể nói, trong những năm vừa qua, Thư viện Viện Lịch sử quân sự Việt Nam đã từng bước xây dựng được NLTTS khá đa dạng, phong phú, bước đầu đáp ứng được NCT của NDT trong và ngoài Viện. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động cũng đã bộc lộ một số tồn tại nhất định làm ảnh hưởng tới chất lượng các nguồn tin, tới công tác phục vụ bạn đọc. Cụ thể là: Chưa xây dựng được chính sách bằng văn bản về khai thác, quản trị và phát triển NLTTS; chưa quan tâm đến việc hướng dẫn, đào tạo NDT; hoạt động trao đổi, chia sẻ NLTTS chưa được duy trì thường xuyên… Chính vì vậy, nếu NLTTS được tăng cường cả về chất và lượng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện, được coi là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của Viện và Ngành Lịch sử quân sự Việt Nam. 5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động phát triển NLTTS tại Thư viện Viện Lịch sử quân sự Việt Nam. b. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt không gian: Do Thư viện Viện Lịch sử quân sự Việt Nam chưa phải là một đơn vị độc lập mà vẫn trực thuộc Phòng TT - TL, hoạt động thư viện nói chung và hoạt động xây dựng NLTT nói riêng do Phòng TT - TL chịu trách nhiệm tổ chức và thực hiện, nên trong luận văn này tác giả chọn phạm vi nghiên cứu là Phòng TT - TL, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam. - Về mặt thời gian: Từ năm 2010 (năm Thư viện tham gia dự án "Thư viện số dùng chung trong Bộ Quốc phòng”) tới nay (tháng 10 năm 2015). 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu và giải quyết các vấn đề của luận văn, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: a. Phương pháp luận Luận văn dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, bên cạnh đó, tác giả luận văn luôn căn cứ vào các quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển văn hóa và công tác hoạt động TT - TV. b. Phương pháp nghiên cứu cụ thể - Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu để làm rõ cơ sở lý luận về NLTTS cũng như tình hình nghiên cứu theo hướng của đề tài; - Phương pháp phỏng vấn, quan sát, điều tra bằng bảng hỏi để làm rõ thực trạng công tác xây dựng NLTTS tại Thư viện Viện Lịch sử quân sự Việt Nam; - Phương pháp thống kê, đối chiếu, so sánh, suy luận để đưa ra các đánh giá cũng như các giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng NLTTS. 7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn a. Ý nghĩa khoa học: Luận văn góp phần hoàn thiện lý luận cũng như vai trò của việc phát triển NLTTS đối với hoạt động nghiên cứu khoa học về LSQS và TKCT. b. Ý nghĩa thực tiễn: - Đưa ra những giải pháp phù hợp mang tính khả thi về quá trình xây dựng và khai thác NLTTS tại Thư viện Viện Lịch sử quân sự Việt Nam. - Lý giải sự cần thiết phải tăng cường NLTTS tại Thư viện Viện Lịch sử quân sự Việt Nam trong tình hình hiện nay. - Luận văn đóng góp một phần nhỏ trong việc đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác của Thư viện Viện Lịch sử quân sự Việt Nam. - Luận văn sẽ được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến việc xây dựng NLTTS tại Thư viện Viện Lịch sử quân sự Việt Nam. 8. Dự kiến kết quả nghiên cứu - Định tính: Luận văn được cấu trúc trong 3 chương, khoảng 100 - 110 trang khổ giấy A4. - Định lượng: Phân tích và đánh giá được thực trạng của NLTTS, từ đó đề xuất được một số giải pháp nhằm đổi mới công tác phát triển NLTTS tại Thư viện Viện Lịch sử quân sự Việt Nam. 9. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nguồn lực thông tin số tại Thư viện Viện Lịch sử quân sự Việt Nam Chƣơng 2: Thực trạng nguồn lực thông tin số tại Thư viện Viện Lịch sử quân sự Việt Nam Chƣơng 3: Các giải pháp phát triển nguồn lực thông tin số tại Thư viện Viện Lịch sử quân sự Việt Nam CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGUỒN LỰC THÔNG TIN SỐ TẠI THƢ VIỆN VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM 1.1. Những vấn đề chung về nguồn lực thông tin số 1.1.1. Khái niệm * Khái niệm nguồn lực thông tin số và phát triển nguồn lực thông tin số - Khái niệm nguồn lực thông tin số Để hiểu được NLTTS là gì, trước hết cần phải nắm được thế nào thông tin số. Thông tin số là thông tin được biểu diễn bằng kỹ thuật số và được truy cập trên máy tính hoặc mạng máy tính. Nói cách khác, thông tin số là những thông tin đã được mã hóa dưới dạng mã nhị phân (tức là gồm hai số 0 và 1) [31, tr.156]. Thông tin số được trình bày và lưu trữ trên các vật mang tin điện tử. Đó là các băng từ, đĩa từ, đĩa quang. Chúng tạo thành nguồn tài liệu số (hay tài liệu điện tử). Về khái niệm NLTT thì hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau. Theo TS. Nguyễn Viết Nghĩa: “NLTT là tập hợp có tổ chức các loại hình tài liệu dưới mọi định dạng khác nhau của một cơ quan TT - TV nhằm thỏa mãn nhu cầu của NDT” [25]. Theo quan điểm của TS. Lê Văn Viết, nội hàm của thuật ngữ này vẫn chưa được thống nhất :”Có người cho rằng nó tương đương như vốn tài liệu trong cơ quan TT - TV. Người khác lại đưa ra quan điểm NLTT không chỉ bao hàm các nguồn lực về tài liệu mà còn gồm các thành phần khác như: tài liệu, thông tin, nhân lực thông tin,…” [42, tr.163]. Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Hùng: “NLTT bao gồm các dữ liệu thể hiện
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan