Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển nghiệp vụ ngân hàng phục vụ thị trường chứng khoán tại ngân hàng tmcp...

Tài liệu Phát triển nghiệp vụ ngân hàng phục vụ thị trường chứng khoán tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hà thành

.PDF
114
6
119

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VŨ QUANG TẠO PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG PHỤC VỤ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ THÀNH LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU Hà Nội - 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- VŨ QUANG TẠO PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG PHỤC VỤ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ THÀNH Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN PHÚ HÀ XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội – 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Bài luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, đƣợc thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức kinh điển và nghiên cứu tình hình thực tiễn, dƣới sự hƣớng dẫn khoa học TS. Nguyễn Phú Hà. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất ký công trình nào khác. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài luận văn này ngoài sự nỗ lực của bàn thân, tôi luôn nhận đƣợc sự hỗ trợ, giúp đỡ tận tình của quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp. Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Nguyễn Phú Hà là ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn, trợ giúp tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn đến Ban Giám hiệu nhà trƣờng, khoa và các ban ngành đoàn thể của Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trƣờng. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp tại BIDV Chi nhánh Hà Thành đã hết lòng ủng hộ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................ii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................. iv DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................................. iv MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG PHỤC VỤ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN ...................................................................................................................... 5 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu................................................................... 5 1.2. Cơ sở lý luận về nghiệp vụ ngân hàng phục vụ thị trƣờng chứng khoán ......... 9 1.2.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán. ................................................................... 9 1.2.2. Ngân hàng thương mại và các nghiệp vụ phục vụ thị trường chứng khoán....... 12 1.3. Phát triển nghiệp vụ ngân hàng phục vụ thị trƣờng chứng khoán .................. 21 1.3.1. Quan điểm về phát triển nghiệp vụ ngân hàng phục vụ TTCK ........................... 21 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của nghiệp vụ ngân hàng phục vụ thị trường chứng khoán. ..................................................................................................................... 22 1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển các nghiệp vụ NHTM phục vụ TTCK. .................................................................................................................... 25 1.4.1. Nhân tố khách quan ................................................................................................ 25 1.4.2. Nhân tố chủ quan.................................................................................................... 26 1.5. Kinh nghiệm quốc tế và bài học rút ra cho các NHTM Việt Nam trong phát triển nghiệp vụ ngân hàng phục vụ TTCK ............................................................. 29 1.5.1. Hệ thống ngân hàng đa năng ở Đức ..................................................................... 29 1.5.2. Hệ thống ngân hàng ở Mỹ...................................................................................... 30 1.5.3. Bài học kinh nghiệm cho hệ thống NHTM Việt Nam trong phát triển dịch vụ ngân hàng phục vụ TTCK................................................................................................. 32 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................. 35 2.1. Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu .................................................................... 35 2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu, dữ liệu ............................................................. 35 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tại bàn (desk reseach). ................................................ 36 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu ................................................................................. 36 2.3. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu. ............................................................................. 39 2.3.1. Phương pháp so sánh. ............................................................................................ 39 2.3.2. Phương pháp phân tích SWOT .............................................................................. 40 2.4. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... 42 CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG PHỤC VỤ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ THÀNH ................................ 44 3.1 Khái quát tình hình phát triểnthị trƣờng chứng khoán Việt Nam và Ngân hàng TMCP Đầu tƣ & Phát triển Việt Nam - CN Hà Thành .......................................... 44 3.1.1. Tình hình hoạt động của TTCK Việt Nam. ............................................................ 44 3.1.2 Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Chi nhánh Hà Thành ................................................................................................................................. 48 3.2. Thực trạng triển khai các nghiệp vụ phục vụ TTCK tại BIDV Chi nhánh Hà thành. ...................................................................................................................... 52 3.2.1. Hoạt động ngân hàng chỉ định thanh toán. .......................................................... 52 3.2.2. Nghiệp vụ cho vay hỗ trợ khả năng thanh toán tiền mua chứng khoán đối với các thành viên lưu ký. ....................................................................................................... 55 3.2.4. Nghiệp vụ ngân hàng lưu ký giám sát. .................................................................. 58 3.2.5. Hoạt động kết nối trực tuyến với các công ty chứng khoán................................. 61 3.2.6. Nghiệp vụ huy động vốn qua Thị trường chứng khoán........................................ 62 3.2.7. Nghiệp vụ mở tài khoản cho nhà đầu tư nước ngoài. .......................................... 64 3.3. Đánh giá thực trạng triển khai các nghiệp vụ phục vụ TTCK tại BIDV Chi nhánh Hà thành. ..................................................................................................... 65 3.3.1. Đánh giá thông qua các chỉ tiêu định lượng......................................................... 65 3.3.2. Đánh giá thông qua các chỉ tiêu định tính. ........................................................... 71 3.3.3. Đánh giá tiềm năng phát triển các nghiệp vụ ngân hàng cung cấp trên TTCK của BIDV Hà Thành ......................................................................................................... 75 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG PHỤC VỤ TTCK TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ THÀNH ..................................................................................................................... 80 4.1. Đánh giá xu hƣớng phát triển của TTCK và các nghiệp vụ ngân hàng trên TTCK trong thời gian tới. ...................................................................................... 80 4.1.1. Về quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam. ...................................................... 80 4.1.2. Sản phẩm, cơ chế, chính sách mới trên thị trường chứng khoán. ....................... 81 4.2. Giải pháp phát triển các nghiệp vụ ngân hàng trên TTCK tại BIDV Hà Thành. ... 82 4.2.1. Nhóm giải pháp tác động trực tiếp đến phát triển các sản phẩm dịch vụ hiện có. 82 4.2.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ ........................................................................................... 85 4.3. Một số kiến nghị với hội sở chính BIDV ........................................................ 87 4.3.1 Trong quan hệ với UBCKNN, TTLKCKVN, Sở GDCKHN và chính sách khách hàng: .................................................................................................................................. 87 4.3.2. Đổi mới Công nghệ................................................................................................. 87 4.3.3. Đối với quy trình nghiệp vụ.................................................................................... 88 4.3.4. Triển khai dịch vụ mới ............................................................................................ 88 4.3.5. Về công tác đào tạo, khảo sát kinh nghiệm trong và ngoài nước: ...................... 88 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 91 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu STT Nguyên nghĩa Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển 1 BIDV 2 CK Chứng khoán 3 NĐT Nhà đầu tƣ 4 NHĐT&PT Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển 5 NHTM Ngân hàng thƣơng mại 6 SGDCK Sở giao dịch chứng khoán 7 TMCP Thƣơng mại cổ phần 8 TTCK Thị trƣờng chứng khoán 9 TTGDCK Trung tâm giao dịch chứng khoán 10 UBCKNN Ủy ban chứng khoán nhà nƣớc 11 VSD Trung tâm lƣu ký chứng khoán Việt Nam Việt Nam i DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng 1 Bảng 1.1 2 Bảng 1.2 3 Bảng 1.3 4 Bảng 2.1 6 Bảng 3.1 7 Bảng 3.2 8 Bảng 3.3 9 Bảng 3.4 10 Bảng 3.5 11 Bảng 3.6 12 Bảng 3.7 13 Bảng 3.8 Nội dung So sánh chức năng và hoạt động của NHTM đa năng và NHĐT Tổng kết các tiêu chí đánh giá sự phát triển nghiệp vụ ngân hàng phục vụ TTCK Các nhân tố ảnh hƣởng đến các nghiệp vụ ngân hàng phục vụ trên thị trƣờng chứng khoán Ma trận phân tích SWOT Bảng thống kê quy vô vốn hóa thị trƣờng 2000 – 2015 Thống kê số lƣợng loại cổ phiếu niêm yết giai đoạn 2000 – 2015 Giá trị giao dịch bù trừ cổ phiếu giai đoạn 2006 – 2015 (tỷ đồng) Doanh số bù trừ giao dịch chứng khoán giai đoạn 2005 -2015 Doanh số phí thanh toán bù trừ giai đoạn 2012 - 2015 Quy mô và hiệu quả hoạt động cho vay chứng khoán 2014 - 2015 Giá trị tài sản lƣu ký tại BIDV-CN Hà Thành giai đoạn 2007 -2015 Doanh số phí dịch vụ lƣu ký giám sát giai đoạn 2007 - 2015 ii Trang 22 27 31 43 47 48 50 55 56 60 61 62 14 Bảng 3.9 15 Bảng 3.10 16 Bảng 3.11 17 Bảng 3.12 18 Bảng 3.13 Doanh số và hiệu quả nghiệp vụ huy động vốn qua TTCK 2014, 2015 Danh sách các sản phẩm dịch vụ BIDV Hà Thành đang triển khai trên TTCK So sánh nghiệp vụ BIDV CN Hà thành triển khai trên TTCK so với tổng số nghiệp vụ BIDV triển khai Quy mô tổng thu nhập từ các nghiệp vụ phục vụ TTCK tại BIDV Hà thành 2013 -2015 Thu nhập từ nghiệp vụ phục vụ TTCK so với tổng thu nhập ròng BIDV Hà Thành 2013 – 2015 iii 65 67 68 69 69 DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Biểu đồ Nội dung 1 Biểu đồ 3.1 2 Biểu đồ 3.2 3 Biểu đồ 3.3 Thị phần số lƣợng nhà NĐTNN tại BIDV Hà Thành Ngân hàng lƣu ký và Công ty chứng khoán giai đoạn 2005 - 2015 Mô hình triển khai nghiệp vụ ngân hàng phục vụ TTCK tại BIDV CN Hà Thành Trang 49 51 66 Tỷ trọng thu nhập từ các nghiệp vụ ngân hàng trên 4 Biểu đồ 3.4 TTCK so với tổng thu nhập ròng của BIDV Hà Thành 70 năm 2015 5 Biểu đồ 3.5 6 Biểu đồ 3.6 Thị phần cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tại BIDV Chi nhánh Hà Thành Thị phần cung cấp dịch cho công ty QLQ và Quỹ đầu tƣ (tại BIDV Chi nhánh Hà Thành) 71 72 DANH MỤC SƠ ĐỒ STT 1 Sơ đồ Sơ đồ 2.1 Nội dung Quy trình nghiên cứu thiết kế luận văn iv Trang 42 MỞ ĐẦU 1. Về tính cấp thiết của đề tài. Ngày nay, khái niệm “thị trƣờng chứng khoán” không còn xa lạ và mới mẻ đối với một nền kinh tế đang phát triển nhƣ Việt Nam. Thị trƣờng chứng khoán đƣợc coi là nơi điều hoà vốn; là phong vũ biểu của nền kinh tế. Theo một nghiên cứu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc vào năm 2014, thị trƣờng chứng khoán Việt Nam đã có những kết quả khả quan so với giai đoạn khủng hoảng trƣớc đó; quy mô huy động vốn qua thị trƣờng chứng khoán đạt con số 280 nghìn tỷ đồng với mức độ vốn hóa của toàn thị trƣờng tƣơng đƣơng 31% GDP, trong khi đó quy mô giao dịch bình quân mỗi phiên đạt 5.575 tỷ đồng (Báo cáo thƣờng niên UBCKNN, 2014). Trong sự hình thành và phát triển của thị trƣờng chứng khoán, vai trò quan trọng của hệ thống ngân hàng thƣơng mại đã đƣợc khẳng định không chỉ với tƣ cách là nhà đầu tƣ độc lập mà còn là một chủ thể chính tham gia vào quá trình cung cấp các dịch vụ ngân hàng chuyên sâu phục vụ TTCK. Là một trong những đơn vị đứng đầu ngành ngân hàng, Ngân hàng đầu tƣ và phát triển Việt Nam (NHĐT&PTVN/BIDV), đã đƣợc vinh dự trở thành ngân hàng thƣơng mại quốc doanh duy nhất giữ vai trò Ngân hàng chỉ định thanh toán cho TTCK Việt Nam theo quyết định số 39/1999/QĐ-UBCK3 của UBCKNN. Cùng với sự ra đời của Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2000 và Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà nội vào năm 2005, NHĐT&PT VN đã giao nhiệm vụ cho chi nhánh NHĐT&PT Nam Kỳ Khởi Nghĩa và chi nhánh NHĐT&PT Hà Thành thực hiện nghiệp vụ ngân hàng chỉ định thanh toán cho các trung tâm giao dịch này đồng thời tiến hành các nghiệp vụ ngân hàng chuyên sâu phục vụ TTCK. Có thể nhận thấy rằng, nghiệp vụ ngân hàng chỉ định thanh toán có chức năng quan trọng, đó là: (i) mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho các Trung tâm giao dịch, Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lƣu ký chứng khoán và các thành viên lƣu ký; (ii) hỗ trợ khách hàng nhanh chóng thực hiện các giao dịch thanh toán bù trừ cuối cùng để hoàn tất các giao dịch chứng khoán, đồng thời hỗ trợ thanh toán cho các 1 thành viên khi không đủ tiền trong tài khoản bằng việc sử dụng Quỹ hỗ trợ thanh toán; (iii) đảm bảo thực hiện việc thanh toán bù trù thông suốt, nhanh chóng, kịp thời, chính xác. Trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, chức năng này có thể thực hiện đƣợc một cách hiệu quả và an toàn nếu có một ngân hàng thƣơng mại lớn, có uy tín cao, đủ khả năng thanh toán cho thị trƣờng với mạng lƣới chi nhánh rộng lớn trên khắp các tỉnh thành, hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, sản phẩm dịch vụ đa dạng, có quan hệ hợp tác với các ngân hàng lớn trên thế giới đứng ra đảm bảo trách nhiệm. Vì vậy, NHĐT&PTVN đã đƣợc UBCKNN lựa chọn là ngân hàng chỉ định thanh toán duy nhất phục vụ cho thị trƣờng chứng khoán. Chi nhánh NHĐT&PT Hà Thành đƣợc thành lập vào tháng 9/2003 với mục tiêu phát triển là một ngân hàng bán lẻ, cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại, trong đó nhiệm vụ ngân hàng phục vụ chuyên sâu cho TTCK đối với chi nhánh NHĐT&PT Hà Thành là cơ hội nhƣng cũng là thách thức lớn. Trải qua hơn 11 năm phục vụ cho TTCK, BIDV Hà Thành với lợi thế là ngân hàng chỉ định thanh toán bù trừ cho TTCK ngoài việc đảm bảo cho hệ thống thông suốt, an toàn, liên tục đã thực hiện cung ứng các nghiệp vụ chuyên sâu khác cho TTCK nhƣ: Nghiệp vụ ngân hàng lƣu ký giám sát, nghiệp vụ cho vay trong lĩnh vực chứng khoán, Kết nối trực tuyến với các công ty chứng khoán, mở tài khoản cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài… Mặc dù chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ trong và ngoài nƣớc, tuy nhiên với lợi thế là ngân hàng thanh toán chung cho TTCK, BIDV Hà Thành đã đặt quan hệ với hầu hết các công ty chứng khoán và thành viên lƣu ký vì vậy nhìn chung các nghiệp vụ mà BIDV Hà Thành cung ứng đã cơ bản đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và có vị trí nhất định trong hoạt động cung cấp các nghiệp vụ phục vụ TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, ngày 03/02/2012, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 08/CT-TTg về việc thúc đẩy hoạt động và tăng cƣờng quản lý thị trƣờng chứng khoán trong đó có nội dung chỉ đạo cải cách hệ thống thanh toán cho TTCK, theo đó lộ trình sẽ chuyển mô hình thanh toán cho thị trƣờng cổ phiếu/chứng chỉ quỹ theo hƣớng đa Ngân hàng thanh toán, đây sẽ là một thách thức lớn của NHĐT&PTVN khi muốn giữ vị thế hàng đầu là Ngân hàng thanh toán cho thị trƣờng chứng khoán. Gắn liền với tiến trình đó, việc nghiên cứu nhằm phát triển các 2 nghiệp vụ mới phục vụ thị trƣờng chứng khoán đối với NHĐT&PTVN là rất cần thiết và cấp bách. Trong thời gian qua, có khá nhiều đề tài nghiên cứu về các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng, dịch vụ chứng khoán, tuy nhiên các đề tài này hầu nhƣ nghiên cứu một cách riêng biệt về các dịch vụ ngân hàng và chứng khoán, trong khi lại có rất ít đề tài nghiên cứu hoạt động ngân hàng phục vụ thị trƣờng chứng khoán. Xuất phát từ thực tiễn này, tôi đã quyết định chọn đề tài “Phát triển nghiệp vụ ngân hàng phục vụ thị trƣờng chứng khoán tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Thành” làm đề tài luận văn cao học của mình với mong muốn góp phần vào sự phát triển hoạt động ngân hàng trong lĩnh vực chứng khoán. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về nghiệp vụ Ngân hàng phục vụ thị trƣờng chứng khoán, các tiêu chí và quan điểm phát triển nghiệp vụ ngân hàng phục vụ TTCK cũng nhƣ kinh nghiệm của một số nƣớc trong khu vực và trên thế giới trong việc phát triển các nghiệp vụ ngân hàng phục vụ TTCK. Mặc dù tác giả đứng trên góc độ của NHTM, tuy nhiên các nghiệp vụ mà các NHTM đang cung cấp trên TTCK về cơ bản là các nghiệp vụ của ngân hàng đầu tƣ, vì vậy nền tảng lý thuyết gốc đƣợc tác giả tham khảo và trích dẫn nhiều là các nguồn tài liệu viết về lĩnh vực ngân hàng đầu tƣ. Những nghiên cứu này là cơ sở để định hƣớng tiếp cận trong phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp ở các chƣơng tiếp theo. - Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động nghiệp vụ ngân hàng phục vụ thị trƣờng chứng khoán tại NHĐT&PT Việt Nam- Chi nhánh Hà Thành, trong đó chỉ rõ những kết quả đạt đƣợc, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân trong giai đoạn từ năm 2005 – 2015. - Đề xuất giải pháp phát triển nghiệp vụ ngân hàng phục vụ thị trƣờng chứng khoán tại NHĐT&PT Việt Nam - CN Hà ThànhHà Thành trong thời gian tới. 3. Câu hỏi nghiên cứu: Với đặc thù hơn 10 năm phục vụ TTCK, từ lúc ban đầu chỉ triển khai nghiệp vụ ngân hàng chỉ định thanh toán cho TTCK, đến nay BIDV Hà Thành đã triển khai 3 nhiều dịch vụ từ cơ bản đến chuyên sâu cho TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, với chủ trƣơng đa thanh toán và sự cạnh tranh khốc liệt của các ngân hàng trong nƣớc và nƣớc ngoài đối với các dịch vụ triển khai trên TTCK, để giữ vững vị thế của mình đòi hòi BIDV Hà Thành phải có giải pháp khắc phục những tồn tại và nghiên cứu phát triển các nghiệp vụ mới phục vụ TTCK. Từ những vấn đề cấp bách nêu trên, tác giả đã đặt ra câu hỏi nghiên cứu tổng quát là: “Làm thế nào để phát triển nghiệp vụ ngân hàng phục vụ thị trường chứng khoán tại Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành?” Để trả lời câu hỏi tổng quát này, tác giả đặt ra những câu hỏi phụ nhƣ sau: - Nghiệp vụ ngân hàng phục vụ thị trƣờng chứng khoán ở Việt Nam nói chung và tại BIDV Hà Thành nói riêng đã và đang phát triển ở các tiêu chí nào? - Việc phát triển nghiệp vụ ngân hàng phục vụ TTCK tại BIDV Hà Thành có những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức nhƣ nào? - Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành cần có các giải pháp cần thiết nào nhằm phát triển nghiệp vụ ngân hàng phục vụ thị trƣờng chứng khoán? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các nghiệp vụ ngân hàng phục vụ thị trƣờng chứng khoán tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Hà Thành. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Hà Thành. + Phạm vi thời gian: Giai đoạn từ 03/2005 đến 2015 + Phạm vi nội dung: Phát triển các nghiệp vụ ngân hàng phục vụ thị trƣờng chứng khoán tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Hà Thành. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, danh mục chữ viết tắt, danh 4 mục các bảng biểu, luận văn đƣợc chia thành 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận về nghiệp vụ Ngân hàng phục vụ thị trƣờng Chứng khoán Chƣơng 2: Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu Chƣơng 3: Đánh giá tình hình phát triển nghiệp vụ ngân hàng phục vụ thị trƣờng chứng khoán tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Thành Chƣơng 4: Giải pháp phát triển nghiệp vụ ngân hàng phục vụ thị trƣờng chứng khoán tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Thành CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG PHỤC VỤ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu. Xây dựng và phát triển thị trƣờng chứng khoán là một xu thế tất yếu trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Là một cấu thành của thị trƣờng tài chính, sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán (TTCK) sẽ kém bền vững nếu thiếu sự gắn kết với hệ thống ngân hàng. Ngân hàng thƣơng mại (NHTM) tham gia hoạt động trên TTCK từ rất lâu. Nhìn vào lịch sử hình thành và phát triển TTCK của các quốc gia khác chúng ta cũng có thể thấy vai trò vô cùng quan trọng của hệ thống NHTM. Các NHTM không chỉ là chủ thể tạo ra hàng hoá cho TTCK mà còn là chủ thể chính hoạt động kinh doanh trực tiếp trên TTCK, cung cấp dịch vụ ngân hàng truyền thống và hiện đại cho TTCK. Qua tìm hiểu và nghiên cứu, tác giả có một số đánh giá về các đề tài nghiên cứu khác liên quan đến giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng, dịch vụ chứng khoán. Cụ thể nhƣ sau:  Nguyễn Thị Thu Hiền, 2011.Phát triển hoạt động dịch vụ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ, Học viện ngân hàng. 5 Luận văn đã phân tích tổng quát về các hoạt động dịch vụ của NHTM nói chung và của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam nói riêng. Tác giả đã làm nổi bật những khái niệm cơ bản các dịch vụ ngân hàng truyền thống cũng nhƣ dịch vụ hiện đại của NHTM và rút ra một số kinh nghiệm phát triển dịch vụ của ngân hàng các nƣớc trên thế giới nhƣ: Trung Quốc, Singapo, Thái Lan. Luận văn đã nêu ra những thực trạng hoạt động dịch vụ của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam và đề ra một số giải pháp nhằm phát triển và hoàn thiện sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. Tuy nhiên luận văn chƣa đề cập đến các sản phầm dịch vụ đặc thù với vai trò là Ngân hàng chỉ định thanh toán chứng khoán cho thị trƣờng chứng khoán Việt nam, từ đó đƣa ra định hƣớng cũng nhƣ hƣớng phát triển các sản phẩm dịch vụ để phục vụ cho thị trƣờng này.  Trần Thị Phƣợng, 2011. Trung gian tài chính và vai trò của trung gian tài chính với thị trường chứng khoán. Luận văn thạc sĩ, Học viện ngân hàng. Luận văn đã trình bày các khái niệm và phân loại chi tiết trung gian tài chính đang hoạt động trên thị trƣờng, vai trò và các hoạt động của trung gian tài chính trên thị trƣờng chứng khoán. Tác giả đã nêu tƣơng đối chi tiết các sản phẩm dịch vụ mà trung gian tài chính cung cấp trên thị trƣờng chứng khoán nói chung, đồng thời phân tích thực trạng hoạt động của trung gian tài chính tại thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Luận văn đã sử dụng mô hình SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu của trung gian tài chính, từ đó đƣa ra đƣợc các giải pháp nâng cao vai trò của trung gian tài chính trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Luận văn cũng đã nêu đƣợc hoạt động của Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Việt Nam với vai trò là ngân hàng chỉ định thanh toán phục vụ cho hoạt động của các Sở giao dịch chứng khoán, tuy nhiên tác giả mới chỉ liệt kê một vài chức năng của ngân hàng chỉ định thanh toán nhƣ: bù trừ giao dịch, hỗ trợ thanh toán cho các thành viên, đối chiếu kiểm tra số liệu.  Mai Ngọc Kha, 2008. Hoạt động của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong xu thế hội nhập thị trường tài chính quốc tế. Luận văn thạc sĩ, Đại học Ngoại thƣơng. 6 Luận văn đã nêu khá chi tiết các khái niệm về trung gian tài chính, các loại hình trung gian tài chính cũng nhƣ các hoạt động của trung gian tài chính trên thị trƣờng chứng khoán nói chung và TTCK Việt Nam nói riêng. Tác giả đã nêu đƣợc thực trạng các hoạt động của trung gian tài chính trên TTCK Việt Nam, chỉ ra đƣợc những mặt hạn chế và nguyên nhân của nó. Luận văn cũng đƣa ra một số giải pháp thúc đẩy hoạt động của các Trung gian tài chính trên TTCK Việt Nam trong xu thế hội nhập với thị trƣờng tài chính quốc tế. Luận văn đã đề cập đến các cam kết tài chính, những nghĩa vụ quốc tế khi hội nhập, đồng thời đƣa ra đƣợc mục tiêu và định hƣớng phát triển của TTCK đến năm 2020 trong đó nêu đƣợc vai trò của trung gian tài chính đối với việc thực hiện mục tiêu này. Bên cạnh các luận văn nghiên cứu về TTCK Việt Nam và vai trò của trung gian tài chính trên TTCK Việt Nam, nhiều bài nghiên cứu khác cũng phân tích về vấn đề này. Cụ thể là:  Nguyễn Hoài, 2012. Cần đưa chức năng “đầu tư” ra khỏi ngân hàng thương mại, Thời báo kinh tế Việt Nam. Bài viết của tác giả xuất phát từ phân tích về những rủi ro do nợ xấu trong ngân hàng mà nguyên nhân một phần xuất phát từ hoạt động ủy thác đầu tƣ của hệ thống NHTM. Đặc biệt, Nguyễn Hoài đề xuất yêu cầu tách bạch hoạt động ngân hàng đầu tƣ ra khỏi NHTM. Tác giả bài viết cũng dẫn chứng hoạt động của hệ thống NHTM đa năng của Mỹ, sau khủng hoảng 1933 đã tách bạch hoàn toàn mô hình ngân hàng đầu tƣ ra khỏi NHTM, hiện nay mặc dù hệ thống NHTM đa năng của Mỹ đã đƣợc tham gia các hoạt động của Ngân hàng đầu tƣ, tuy nhiên đạo luật mới Dodd Frank năm 2010 của Chính phủ Mỹ đã có những giới hạn, điều kiện ngặt nghèo hơn để hạn chế một số rủi ro đối với các NHTM. Tại thị trƣờng Việt Nam, tác giả bài viết đã viện dẫn trƣờng hợp nhiều NHTM đã liên quan trực tiếp vào vụ lừa đảo của Huỳnh Thị Huyền Nhƣ lên tới gần 5.000 tỷ đồng vào bất động sản, chứng khoán dƣới hình thức “ủy thác đầu tƣ”. Tuy nhiên, bài viết mới chỉ đƣa ra những cảnh báo rủi ro với hệ thống NHTM đa năng của Việt Nam khi triển khai 7 hoạt động ngân hàng đầu tƣ mà không nêu đƣợc những ƣu thế của hệ thống NHTM đa năng khi triển khai các dịch vụ trên TTCK.  Trần Sĩ Chƣơng, 2012. “Tử huyệt” của hệ thống ngân hàng, Thời báo Doanh nhân Sài Gòn. Tác giả bài viết xuất phát từ thực tế hoạt động yếu kém dẫn đến việc giải thể và sáp nhập của một số ngân hàng mà bắt nguồn từ việc chồng chéo giữa hoạt động NHTM và hoạt động ngân hàng đầu tƣ. Bài viết đƣa ra sự khác biệt trong định hƣớng hoạt động của các NHTM và Ngân hàng đầu tƣ, và viện dẫn các bài học trong việc phát triển mô hình ngân hàng tại Mỹ và Châu Âu cũng nhƣ thực tế hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay. Tác giả cũng đề xuất một số giải pháp để phát triển hệ thống NHTM Việt Nam theo định hƣớng tách bạch hoạt động NHTM và ngân hàng đầu tƣ, đồng thời nâng cao nhận thức của ngƣời dân để đánh giá đúng chỉ số đầu tƣ an toàn của mỗi ngân hàng nhằm chủ động lựa chọn dịch vụ thích hợp và tích cực sử dụng hiệu quả bàn tay vô hình của thị trƣờng.  Tạ Hoàng Hà, 2014. Bàn về mô hình tổ chức các hoạt động ngân hàng đầu tư tại Việt Nam, Tạp chí Thị trƣờng - Tài chính - Tiền tệ. Tác giả tổng hợp các mô hình ngân hàng đầu tƣ hiện nay trên thế giới, về cơ bản, hiện nay trên thế giới tồn tại hai mô hình ngân hàng đầu tƣ là (i) mô hình ngân hàng đầu tƣ chuyên biệt, và (ii) mô hình ngân hàng tổng hợp. Tác giả đƣa ra các hoạt động của từng mô hình, ƣu nhƣợc điểm của từng loại mô hình ngân hàng đầu tƣ trên thế giới. Tác giả cũng đƣa ra cơ sở pháp lý về hoạt động ngân hàng đầu tƣ tại Việt Nam, hiện tại khái niệm “ngân hàng đầu tƣ” là một thuật ngữ mới đối với hệ thống tài chính và pháp luật nƣớc ta, về bản chất, ngân hàng đầu tƣ không phải là tổ chức tín dụng thuần túy nhƣ các NHTM nên Luật các tổ chức tín dụng không đề cập khái niệm này. Cơ sở pháp lý cho thấy các hoạt động ngân hàng đầu tƣ tại Việt Nam đƣợc tổ chức tại các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ, trong đó một số công ty chứng khoán/ quản lý quỹ hoạt động độc lập nhƣ các ngân hàng đầu tƣ chuyên biệt. Bên cạnh đó, một số công ty chứng khoán/quản lý quỹ thuộc quyền sở hữu hoặc là công ty con/ công ty liên kết của các NHTM, vì thế đƣợc coi là mô hình 8 ngân hàng tổng hợp/ đa năng hạn chế. Trong bài viết của mình, tác giả cũng đề cập đến các NHTM khi thực hiện hoạt động đầu tƣ của mình thông qua các công ty con hoặc trực tiếp thực hiện. Tác giả cũng đánh giá hiệu quả chủ yếu của các hoạt động đầu tƣ mang lại, trong đó doanh thu chủ yếu từ lãi tiền gửi và lãi từ các hợp đồng repo chứng khoán. Tuy nhiên, bài viết của tác giả không đi sâu phân tích các nghiệp vụ cụ thể mà các NHTM thực hiện trong hoạt động đầu tƣ của mình cũng nhƣ các nghiệp vụ mà các NHTM cung cấp trên TTCK. Nhƣ vậy, có khá nhiều đề tài, bài viết nghiên cứu về hoạt động của hệ thống NHTM trên TTCK, các đề tài này đã đƣa ra đƣợc một cách tổng quan các hoạt động của NHTM đa năng cũng nhƣ vai trò của hệ thống NHTM đối với sự phát triển của TTCK. Tuy nhiên, các đề tài này hầu nhƣ nghiên cứu một cách riêng biệt các dịch vụ ngân hàng và chứng khoán, rất ít đề tài nghiên cứu hoạt động nghiệp vụ của NHTM triển khai trên TTCK Việt Nam. Chính vì vậy, đề tài “Phát triển nghiệp vụ ngân hàng phục vụ TTCK tại ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam – Chi nhánh Hà Thành” tác giả sẽ đề cập đến thực trạng hoạt động của NHTM nói chung, BIDV nói riêng trên TTCK, các ƣu nhƣợc điểm của việc phát triển hệ thống ngân hàng theo mô hình ngân hàng đa năng, đồng thời đƣa ra các giải pháp, đề xuất để góp phần phát triển hơn nữa các nghiệp vụ của NHTM trên TTCK. 1.2. Cơ sở lý luận về nghiệp vụ ngân hàng phục vụ thị trƣờng chứng khoán 1.2.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán. 1.2.1.1. Khái niệm thị trường chứng khoán. Có nhiều định nghĩa khác nhau về TTCK. Theo Thƣ viện học liệu mở Việt Nam thì “Thị trường chứng khoán” là nơi mà cung và cầu của các loại chứng khoán gặp nhau để xác định giá cả, số lượng của từng loại chứng khoán được giao dịch trên thị trường”. Theo Luật chứng khoán số 27/2013/VBHN-VPQH do Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 18/12/2013 thì “TTCK là địa điểm hoặc hình thức trao đổi thông tin để tập hợp lệnh mua, bán và giao dịch chứng khoán”. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan