Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Phát triển năng lượng sạch ở hàn quốc và bài học cho việt nam...

Tài liệu Phát triển năng lượng sạch ở hàn quốc và bài học cho việt nam

.PDF
93
205
77

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Trần Ngọc Nhật PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG SẠCH Ở HÀN QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Chuyên ngành : Kinh Tế Quốc Tế Mã số : 60.31.01.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS: Nguyễn An Hà HÀ NỘI, 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trần Ngọc Nhật MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: Một số vấn đề lý luật về phát triển năng lượng sạch ở Hàn Quốc.............................................................................................................................9 1.1. Khái niệm..............................................................................................................9 1.2. Một số dạng năng lượng sạch chủ yếu.................................................................13 1.3. Một số vấn đề đặt ra đối với phát triển năng lượng sạch.....................................22 CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG SẠCH CỦA HÀN QUỐC.......................................................................26 2.1. Chính sách phát triển năng lượng sạch ở Hàn Quốc..........................................26 2.2. Thực trạng khai thác và sử dụng năng lượng sạch của Hàn Quốc.....................47 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG SẠCH CỦA HÀN QUỐC VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM..............61 3.1. Đánh giá về chính sách phát triển năng lượng sạch của Hàn Quốc..........................................................................................................................61 3.2. Một số gợi ý chính sách cho Việt Nam..............................................................71 KẾT LUẬN..............................................................................................................79 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT A. Tiếng việt S Chữ viết tắt Viết đầy đủ TT 1 2 3 4 Công nghệ thông tin Năng lượng Năng lượng sạch Năng lượng tái tạo CNTT NL NLS NLTT B. Tiếng Anh STT Chữ viết tắt Viết đầy đủ 1 AAGR Tiếng Anh Average Annual Growth Rate Tiếng Việt Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm 2 BAU Business As Usual kinh doanh theo cách thông thường 3 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội 4 GHG Greenhouse Gas Khí nhà kính 5 IAP indoor air pollution Ô nhiễm không khí trong nhà 6 IEA International Energy Agency Tổ chức năng lượng quốc tế 7 IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế 8 KEEI Korea Energy Economics Institute Viện kinh tế năng lượng Hàn Quốc 9 LED Light Emitting Diode điốt phát quang 10 MTOE Mega Tonnes of Oil Equivalent Tương đương triệu tấn dầu 11 OECD Organization for Economic Cooperation and Development Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế 12 RPS Renewable Portfolio Standard Tiêu chuẩn rót vốn đầu tư năng lượng tái tạo 13 RHO Renewable Heat Obligation Nghĩa vụ sử dụng nhiệt bằng năng lượng tái tạo 14 RFS Renewable Fuel Standard Tiêu chuẩn nhiên liệu tái tạo 15 SiPV Silicon Based Photovoltaic quang điện dùng silicon 16 UNEP United Nations Environment Programme Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc Tổ chức phát triển công nghiệp liên Hợp Quốc 17 UNIDO 18 UNEP United Nations Industrial Development Organisation United Nations Environment Programme 19 WCD World Commission on Dams Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc Uỷ ban Đập nước Thế giới DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. Kế hoạch cơ bản về năng lượng quốc gia lần 1..........................................27 Bảng 2. Ngân sách đầu tư cho phát triển NLS của Trung tâm NLS........................34 Bảng 3. Ngân sách chính phủ dành cho các chương trình triển khai NLS và xây dựng cơ sở hạ tầng năm 2015...................................................................................45 Bảng 4. Công suất lắp đặt điện gió tích lũy tại Hàn Quốc........................................53 Bảng 5. Tỷ lệ tiêu thụ năng lượng sinh khối trong tổng tiêu thụnăng lượng tái tạo56 Bảng 6. Thực trạng sử dụng năng lượng địa nhiệt đến tháng 12 năm 2014 (ước tính)..........................................................................................................................58 Bảng 7. Chi tiêu nghiên cứu và phát triển địa nhiệt giai đoạn 2010-2014...............59 DANH MỤC HÌNH Hình 1. Nhu cầu tiêu thụ năng lượng đến năm 2030, theo kịch bản BAU và kịch bản mục tiêu...................................................................................................................28 Hình 2. Dự báo hỗn hợp năng lượng đến năm 2030...............................................32 Hình 3. Tỷ lệ tiêu thụ năng lượng tái tạo trong tổng tiêu thụnăng lượng sơ cấp ( 1990 – 2013)............................................................................................................48 Hình 4. Quy mô thị trường năng lượng mới và tái tạo của Hàn Quốc(2007 – 2013).........................................................................................................................49 Hình 5. Cơ cấu tiêu thụ các nguồn năng lượng mới và tái tạo của Hàn Quốc năm 2013...........................................................................................................................49 Hình 6. Tỷ lệ tiêu thụ điện tái tạo trong tổng tiêu thụ điện tại Hàn Quốc.................50 Hình 7. Công suất lắp đặt hàng năm và tích lũy của các nhà máy điện mặt trời tại Hàn Quốc từ 2003 – 2013.........................................................................................51 Hình 8. So sánh tốc độ phát triển năng lượng mặt trời ở Hàn Quốc 2007 và 2013.52 Hình 9. Cơ cấu tiêu thụ năng lượng sinh khối tại Hàn Quốc năm 2011...................56 Hình 10. Xu hướng lắp đặt GHP trong 10 năm (2005 – 2014).................................59 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hàn Quốc là một trong những nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới và kèm theo đó nhu cầu về năng lượng của quốc gia này cũng tăng nhanh. Là một quốcgia nghèo tài nguyên, Hàn Quốc phải nhập khẩu gần như tất cả nhiên liệu hóa thạch để phục vụ nhu cầu năng lượng trong nước. Do nhu cầu về năng lượng lớn và phụ thuộc cao vào năng lượng nhập khẩu nên các vấn đề an ninh năng lượng từ lâu đã là mối quan tâm chính của chính phủ Hàn Quốc. Sau suy thoái kinh tế toàn cầu và sự kiện giá dầu thô tăng đột biến năm 2008, an ninh năng lượng đã trở thành vấn đề trung tâm tại Hàn Quốc. Các cuộc tranh luận công khai về an ninh năng lượng diễn ra thường xuyên giữa các cơ quan truyền thông, các tập đoàn kinh tế hàng đầu và các quan chức chính phủ và căng thẳng ngày càng leo thang sau khi Tổng thống Lee Myung Bak tuyên bố đảm bảo nguồn cung dầu mỏ và các nguồn năng lượng khác là "một cuộc cạnh tranh toàn cầu giữa sự sống và cái chết". Vào tháng 8 năm 2008, Tổng thống Lee Myung-bak tuyên bố chiến lược phát triển quốc gia mới "tăng trưởng xanh - carbon thấp" trong bài phát biểu kỷ niệm 60 năm ngày độc lập. Những năm sau đó, Hàn Quốc đã thực hiện các bước đi đầu tiên hướng đến tăng trưởng xanh và các chính sách liên quan đến việc giảm lượng phát thải khí nhà kính.Chiến lược tăng trưởng xanh năm 2008 là chiến lược quốc gia đầu tiên Hàn Quốc kết hợp chính sách tăng trưởng kinh tế trong nước với các vấn đề môi trường. Sự thay đổi là cần thiết để: (1) giải quyết thách thức an ninh năng lượng Hàn Quốc, chủ yếu liên quan đến rủi ro nguồn cung năng lượng (2) giảm phát thải khí nhà kính và tăng cường năng lực để thích ứng với biến đổi khí hậu và (3) giảm sự phụ thuộc vào điện hạt nhân; (1) Rủi ro nguồn cung năng lượng Theo Tạp chí Thống kê Năng lượng Thế giới BP, Hàn Quốc là quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn thứ chín thế giới vào năm 2014.Tiêu dùng năng lượng sơ cấp của Hàn Quốc đã tăng gần 6 lần trong giai đoạn 1980-2013, từ 49,5 triệu tấn dầu qui chuẩn (Mtoe) năm 1980 đã tăng lên 280,4 Mtoe năm 2013 (KEEI, 2014). Năng 1 lượng tiêu thụ bình quân đầu người cũng tăng nhanh từ 1,1 toe 1980 lên 5,58 toe năm 2013 (KEEI, 2014). Nhu cầu tiêu thụ năng lượng khổng lồ này một phần xuất phát từ thực tế phát triển kinh tế của Hàn Quốcđược thúc đẩy bởi những ngành công nghiệp nặng như đóng tàu, hóa dầu, xi măng, ô tô. Các công nghiệp này tiêu thụ một khối lượng lớn năng lượng nhập khẩu của cả nước. Nhu cầu tiêu thụ năng lượng của Hàn Quốc gần như gấp đôi so với nhu cầu tiêu thụ năng lượng của Nhật Bản trên một triệu USD sản xuất đầu ra. (2) Giảm phát thải khí nhà kính Từ những năm 1990, Hàn Quốc đã phát hiện 6 loại phát thải khí nhà kính (GHG) bao gồm những thay đổi CO2 trong thành phần khí quyển do con người gây ra. Nồng độ khí quyển nền CO2 ở Hàn Quốc tăng 3 ppm / năm trong giai đoạn 1999-2003, lớn hơn nhiều so với tỷ lệ (1,9 ppm / năm) trong giai đoạn 10 năm trước. Tỷ lệ nồng độ CH4 trong bầu khí quyển tăng 2 ppb / năm trong giai đoạn 9 năm từ 1999-2007, và tỷ lệ các loại phát thải khí nhà kính khác như N2O và CFCs gia tăng trung bình với mức tăng toàn cầu. (UNIDO, 2015) Năm 2010, Lượng khí thải bình quân đầu người đạt 11,6 triệu tấn, cao gấp 2,5 lần mức trung bình toàn cầu là 4,6 triệu tấn, và tăng 80,3 % so với mức năm 1990. Cơ cấu lượng phát thải khí nhà kính năm 2009 như sau: CO2 chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng lượng phát thải (89,0%), tiếp theo là CH4 (4,6%), SF6 (3,1%), N2O (2,1%), HFCs (1.0% ), và PFCs (0,4%). CO2 và N2O tăng tương ứng 112,5 % và 18,8 % so với mức của năm 1990, trong khi CH4 giảm 9,1 %. HFCs và SF6 tăng 5,2 % và 160,3 %, nhưng PFCs giảm 4,2 % so với năm 1995. (UNEP, 2010) Thực tế, Hàn Quốc cần giảm phát thải trong vòng 20 năm tới trong khi vẫn duy trì một tốc độ tăng trưởng GDP mạnh mẽ trong thời gian này và đồng thời mở rộng cơ hội việc thông qua phát triển năng lượng sạch. (UNIDO, 2015) (3) Vai trò của năng lượng hạt nhân giảm Phát triển năng lượng hạt nhân đã từng là hướng đi quan trọng trong chiến lược năng lượng của Hàn Quốc để đa dạng hóa cơ cấu năng lượng, giảm sự phụ 2 thuộc vào nguồn năng lượng với bên ngoài, đồng thời giảm lượng khí thải CO2 và tăng năng lượng thích ứng với biến đổi khí hậu. Tóm lại, Hàn Quốc đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong triển khai chính sách năng lượng trong tương lai. Phát triển kinh tế nhanh chóng khiến Hàn Quốc đang phải phụ thuộc ngày càng nhiều vào nguồn năng lượng nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước. Sự phục thuộc quá mức này có thể khiến Hàn Quốc rất dễ bị tổn thương trước những biến động của nguồn cung, đặc biệt là nguồn cung dầu mỏ khi nước này phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nguồn cung dầu mỏ từ khu vực Trung Đông. Ngoài ra, trong thập kỷ qua, thế giới đã chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng trong mức tiêu thụ năng lượng của các nước đang phát triển đặc biệt là hai quốc gia có khoảng cách địa lý gần gũi với Hàn Quốc là Trung Quốc và Ấn Độ, dẫn đến cạnh tranh khu vực trong vấn đề đảm bảo an ninh nguồn cung năng lượng ngày càng gay gắt. Hơn nữa, cường độ sử dụng năng lượng cao, đặc biệt là nhiên liệu hóa thạch, đã có những ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, đến sức khỏe của con người, đến sự biến đổi khí hậu của Hàn Quốc . Với tất cả những lý do trên, nghiên cứu “Phát triển năng lượng sạch ở Hàn Quốc và bài học cho Việt Nam” được học viên chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Phân tích các vấn đề liên quan đến phát triển năng lượng sạch không phải là một vấn đề mới mẻ mà đã được nhắc đến trong nhiều đề tài nghiên cứu, tài liệu, báo cáo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Dưới đây là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu: a. Tình hình nghiên cứu ngoài nước của đề tài: - “Deploying Renewables 2011- Triển khai Năng lượng tái tạo năm 2011” là cuốn sách do Tổ chức năng lượng quốc tế (IEA) xuất bản năm 2011. Cuốn sách phân tích những thành công mới đây trong khai thác và sử dụng năng lượng tái tạonguồn năng lượng hiện sản xuất ra 1/5 sản lượng điện của thế giới. Cuốn sách cũng cho thấy việc thương mại hóa năng lượng bền vững cần phải được thúc đẩy để đáp 3 ứng nhu cầu sử dụng hiệu quả năng lượng và các nguồn năng lượng thải ra ít các bon. Năng lượng gió và các nguồn năng lượng tái tạo khác đang cho thấy tiềm năng to lớn để giải quyết vấn đề an ninh năng lượng và sự bền vững. - Báo cáo khoa học “Climate Change Policy in Korea” (Chính sách biến đổi khí hậu của Hàn Quốc) của tác giả Seung Jick Yoo (Viện kinh tế năng lượng Hàn Quốc, 2010). Những phân tích của công trình này cho thấy Hàn Quốc là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu như nhiệt độ tăng cao, nước biển dâng lên,…. Nhận thức rõ được những nguy hiểm này, Hàn Quốc đã tích cực hành động để giảm nhẹ tác động và thích nghi với biến đổi khí hậu. Hàn Quốc đã đưa ra nhiều biện pháp như thực thi các chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, khuyến khích các công ty tự nguyện đăng ký giảm thải khí nhà kính, có chế độ ưu đãi cho những ai tham gia sớm. Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực làm thay đổi cách thức tăng trưởng, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và đảm bảo chất lượng cuộc sống. - Bài viết “Nuclear Power in Korea: A Technological Factor of Risk Society” (Năng lượng hạt nhân ở Hàn Quốc: Nhân tố kỹ thuật của xã hội rủi ro) của tác giả Lee Pil Ryul; đăng trong Tạp chí Korea Jounal, Korean National Commission for UNESCO, 1998. Bài viết phân tích bối cảnh lịch sử, tình trạng hiện tại và triển vọng tương lai của năng lượng hạt nhân ở Hàn Quốc từ quan điểm an ninh công nghệ và ảnh hưởng sức khỏe cũng như các nguy cơ chính trị và xã hội. - Cuốn sách “Economic and Environmental Sustainable of the Asian Region” (Tính bền vững kinh tế và môi trường của khu vực Châu Á) của tác giả: Sucha Singh Gill, Lakhwinder Signh, Reena Marwah, Nhà xuất bản Routledge, UK, 2010 (461 trang). Nội dung của cuốn sách là tập hợp những bài tham luận của các tác giả tham dự hội nghị xoay quanh chủ đề môi trường và phát triển kinh tế theo hướng phát triển bền vững. Cuốn sách được chia thành các phần theo các chủ đề chính như: (i) Các vấn đề về tính bền vững của nông nghiệp khu vực Châu Á; (ii) Các mối quan tâm sinh thái học trong lý thuyết và thực tiễn; (iii) Các chủ đề chính 4 trong phát triển kinh tế; (iv) Quản lý nguồn lực và lựa chọn chính sách; (v) Phân biệt đối xử và công bằng trong phát triển kinh tế - xã hội; và (vi) Nông dân nghèo và tính bền vững của nền kinh tế sản xuất bông. Thông qua các bài viết của các tác giả, cuốn sách đã mang đến cho bạn đọc vốn kiến thức sâu sắc về vấn đề phát triển bền vững ở khu vực Châu Á. - Cuốn sách “Renewable Energy Systems: Advanced Conversion Technologies and Applications- Hệ thống năng lượng tái tạo: Công nghệ và ứng dụng chuyển đổi tiên tiến” của tác giảFang Lin Luo, Ye Hong. Cuốn sách phân tích kỹ thuật chuyển đổi năng lượng là chìa khóa trong ngành điện tử công suất và thậm chí nhiều hơn trong các hệ thống nguồn năng lượng tái tạo, đòi hỏi một lượng lớn các bộ chuyển đổi. Hệ thống năng lượng tái tạo: Các công nghệ chuyển đổi tiên tiến và ứng dụng mô tả công nghệ chuyển đổi tiên tiến và cung cấp các ví dụ thiết kế của bộ chuyển đổi và bộ biến đổi cho các hệ thống năng lượng tái tạo - bao gồm tuabin gió và hệ thống năng lượng mặt trời. b. Tình hình nghiên cứu trong nước của đề tài: - Cuốn “Biến đổi khí hậu và năng lượng” của Nguyễn Thọ Nhân (2009) đã đề cập nhiều đến năng lượng xanh. Tác giả cho rằng nguyên nhân chính của biến đổi khí hậu là việc sử dụng các nhiên liệu hóa thạch để tạo ra năng lượng. Các nỗ lực hiện nay đều nhằm vào việc giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, nâng cao tỉ lệ sử dụng năng lượng xanh. “Từ hơn một thế kỉ nay, năng lượng tái tạo đã dần khẳng định vị trí của mình trong công cuộc phát triển kinh tế của nhân loại như một nguồn vô tận và không gây ô nhiễm môi trường” (tr. 294). - Bài viết “Về việc sử dụng năng lượng và ô nhiễm môi trường không khí ở Hàn Quốc” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 12008. Bài viết phân tích tình hình sử dụng năng lượng và ô nhiễm môi trường không khí ở Hàn Quốc những năm đầu thế kỷ 21. Hàn Quốc là một trong những nền 5 kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Châu Á. Quá trình công nghiệp hoá chóng vánh đã kéo theo nhu cầu sử dụng năng lượng tăng cao và là nguyên nhân của hàng loạt những vấn đề môi trường. Hàn Quốc cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 - 1998. Mặc dù khủng hoảng tài chính đã làm giảm nhu cầu sử dụng năng lượng nhưng lại làm tăng lượng các bon phát thải. Tình trạng suy thoái của nền kinh tế Hàn Quốc đã có những ảnh hưởng không tốt tới môi trường sống của người dân. - Bài viết “Hàn Quốc: An ninh năng lượng và sự điều chỉnh chính sách ngoại giao năng lượng” của tác giả Thu Hường, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 9-2009. Bài viết đã phân tích một số thách thức đối với an ninh năng lượng của Hàn Quốc, đánh giá những giải pháp mà Hàn Quốc đang triển khai để giải quyết những thách thức đó và phân tích sự điều chỉnh chính sách ngoại giao năng lượng của Hàn Quốc. - Bài viết “Phát triển năng lượng Xanh ở Hàn Quốc” của tác giả Phạm Thị Xuân Mai, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á số 2013. Bài viết đã phân tích những ảnh hưởng xấu của việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch đến môi trường sinh thái, đến sức khỏe của con người, đến sự biến đổi khí hậu, và thực trạng khai thác, sử dụng năng lượng xanh và những tiến bộ trong công nghệ phát triển năng lượng xanh của Hàn Quốc. - Ngoài ra còn có rất nhiều bài báo như“Tổng quan về hiện trạng và xu hướng của thị trường năng lượng tái tạo của Việt Nam” do Nguyễn Đức CườngGiám đốc Trung tâm năng lượng tái tạo và Cơ chế phát triển sạch, Viện Năng lượng, Bộ Công thương đã đề cập đến những dạng năng lượng tái tạo mà Việt Nam có khả năng phát triển tốt. Hay như bài “Phát triển năng lượng sạch- năng lượng tái tạo tại Việt Nam” do Nguyễn Phú Quang viết, được đăng trên tạp chí Tự động hóa ngày nay, số 146, tháng 3 năm 2013 đã đề cập nhiều đến tiềm năng, cách sử dụng và triển vọng về năng lượng gió ở Việt Nam. 6 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích: Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài là phân tích chính sách phát triển năng lượng sạch của Hàn Quốc, rút ra các bài học kinh nghiệm từ chính sách phát triển năng lượng sạch của Hàn Quốc, và đề xuất những gợi ý chính sách cho Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ: - Làm rõ khái niệm năng lượng sạch và các dạng năng lượng sạch chủ yếu đã và đang được khai thác và sử dụng trên thế giới nói chung; - Phân tích và làm rõ các tiềm năng về năng lượng sạch của Hàn Quốc; - Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển một số dạng năng lượng sạch chủ yếu của Hàn Quốc; - Từ kinh nghiệm phát triển năng lượng sạch của Hàn Quốc đề xuất những gợi ý chính sách cho Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu:Chính sách và thực trạng phát triển năng lượng sạch của Hàn Quốc. Phạm vi nghiên cứu: - Về mặt thời gian: Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu giai đoạn từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (2008-2009) đến nay và dự báo cho những năm tiếp theo (2017-2030). - Về mặt không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề phát triển năng lượng sạch của Hàn Quốc đặt trong bối cảnh đảm bảo an ninh năng lượng của khu vực. - Về vấn đề nghiên cứu: Đề tài tập trung phân tích thực trạng phát triển của 5 dạng năng lượng sạch chủ yếu là: thủy điện, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều, và năng lượng sinh khối. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7 - Cách tiếp cận đề tài sẽ theo trình tự từ xa đến gần, từ những vấn đề chung, bao quát đến những vấn đề hệ thống, liên ngành. - Các phương pháp nghiên cứu chính sẽ được sử dụng bao gồm: Tổng hợp, phân tích, so sánh, và dự báo. Đề tài được nghiên cứu chủ yếu theo phương pháp phân tích định tính trên cơ sở sử dụng các tài liệu thứ cấp, và kết quả phân tích định lượng của các công trình đã được công bố. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn luận văn Ý nghĩa lý luận: Luận văn gồm có lời mở đầu, 3 chương và kết luận. - Góp phần làm rõ hơn một số nội dung cơ bản về NLS. - Phân tích và chỉ rõ những đặc điểm về NLS ở Hàn Quốc. Ý nghĩa thực tiễn: - Giúp nhận diện rõ hơn chính sách và thực trạng NLS hiện nay ở Hàn Quốc. - Góp phần cung cấp thêm những lý luận thực tiễn ,cơ sở khoa học về NLS giúp cho các cơ quan ban ngành liên quan, các nhà nghiên cứu khoa học có thêm tài liệu để nghiên cứu. 7. Cơ cấu của luận văn Luận văn gồm có lời mở đầu, 3 chương và kết luận. Chương 1: Một số vấn đề lý luật về phát triển năng lượng sạch ở Hàn Quốc Chương 2: Chính sách, và thực trạng phát triển năng lượng sạch của Hàn Quốc Chương 3: Đánh giá chính sách phát triển năng lượng sạch của Hàn Quốc và một số bài học cho Việt Nam. 8 CHƯƠNG 1 Một số vấn đề lý luật về phát triển năng lượng sạch ở Hàn Quốc 1.1. Khái niệm Theo các định nghĩa phổ biến nhất, năng lượng sạch là nguồn năng lượng không có chất thải hoặc có chất thải nhưng không gây ô nhiễm bầu không khí và ô nhiễm nguồn nước hoặc không ảnh hưởng tới môi trường sống của con người và hệ sinh thái.Các tên gọi khác như năng lượng tái tạo, năng lượng Xanh, năng lượng mới, hay năng lượng bền vững đều có chung một cách hiểu như vậy. Vì vậy, trong công trình này, các cụm từ “năng lượng sạch”, “năng lượng tái tạo”, “năng lượng Xanh” đều được sử dụng và cần được hiểu là có cùng một nội hàm như nhau. Trong cách nói thông thường, năng lượng tái tạo được hiểu là những nguồn năng lượng hay những phương pháp khai thác năng lượng mà nếu đo bằng các chuẩn mực của con người thì là vô hạn. Vô hạn có hai nghĩa: Hoặc là năng lượng tồn tại nhiều đến mức mà không thể trở thành cạn kiệt vì sự sử dụng của con người (thí dụ như năng lượng Mặt Trời) hoặc là năng lượng tự tái tạo trong thời gian ngắn và liên tục (thí dụ như năng lượng sinh khối) trong các quy trình còn diễn tiến trong một thời gian dài trên Trái Đất. Theo ý nghĩa về vật lý, năng lượng không tự nhiên sinh ra mà trước tiên là do Mặt Trời mang lại và được biến đổi thành các dạng năng lượng hay các vật mang năng lượng khác nhau. Tùy theo trường hợp mà năng lượng này được sử dụng ngay tức khắc hay được tạm thời dự trữ dưới một dạng nào đó. Việc sử dụng khái niệm "tái tạo" theo cách nói thông thường là dùng để chỉ đến các chu kỳ tái tạo mà đối với con người là ngắn đi rất nhiều (thí dụ như khí sinh học so với năng lượng hóa thạch). Trong cảm giác về thời gian của con người thì Mặt Trời sẽ còn là một nguồn cung cấp năng lượng trong một thời gian gần như là vô tận. Mặt Trời cũng là nguồn cung cấp năng lượng liên tục cho nhiều quy trình diễn tiến trong bầu sinh quyển Trái Đất. Những quy trình này có thể cung cấp năng lượng cho con người và cũng mang lại những cái gọi là nguyên liệu tái tăng trưởng. Luồng gió thổi, dòng nước chảy, và nhiệt lượng của Mặt Trời đã được con 9 người sửdụng từ rất lâu trong quá khứ cho đến khi con người phát hiện ra than đá, dầu mỏ, khí đốt thì những nguồn năng lượng nói trên ít được đề cập đến nữa. Phải đến những năm cuối thế kỷ 20, trước nguy cơ của các thảm họa môi trường và biến đổi khí hậu, các nguồn năng lượng tái tạo bắt đầu được đề cập đến nhiều, nhất là trong các diễn đàn quốc tế. Trong báo cáo trung hạn hàng năm được công bố vào tháng 7/2014, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đã khẳng định rằng thế giới đã bước vào kỷ nguyên của năng lượng tái tạo. Lần đầu tiên IEA công bố báo cáo hàng năm trung hạn chuyên về thị trường năng lượng tái tạo tách biệt với báo cáo về dầu mỏ, khí đốt và than cho biết, năng lượng tái tạo đã có vị thế xứng đáng trong tổ hợp năng lượng toàn cầu. Năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong các nguồn năng lượng hiện nay và chiếm 20% tổng sản lượng sản xuất điện toàn cầu. Các công nghệ về năng lượng tái tạo đã có sức cạnh tranh mạnh mẽ trong thu hút đầu tư với những cơ hội đầu tư ngày càng tăng lên ở nhiều nước. Tuy nhiên, những nỗ lực chính sách phối hợp với các sáng kiến kinh tế vẫn cần thiết để thúc đẩy những dự án đầu tư lớn hơn vào việc phát triển công nghệ sử dụng năng lượng tái tạo nhằm phát huy tối đa sức mạnh cạnh tranh này. Nguyên tắc cơ bản của việc sử dụng năng lượng tái tạo là tách một phần năng lượng từ các quy trình diễn biến liên tục trong môi trường và đưa vào trong các sử dụng kỹ thuật. Các quy trình này thường được thúc đẩy đặc biệt là từ Mặt Trời. Năng lượng tái tạo thay thế các nguồn nhiên liệu truyền thống trong 4 lĩnh vực gồm: phát điện, đun nước nóng, nhiên liệu động cơ, và hệ thống điện độc lập nông thôn . Có khoảng 16% lượng tiêu thụ điện toàn cầu từ các nguồn năng lượng tái tạo, với 10% trong tất cả năng lượng từ sinh khối truyền thống, chủ yếu được dùng để cung cấp nhiệt, và 3,4% từ thủy điện. Các nguồn năng lượng tái tạo mới (small hydro, sinh khối hiện đại, gió, mặt trời, địa nhiệt, và nhiên liệu sinh học) chiếm thêm 3% và đang phát triển nhanh chóng . Ở cấp quốc gia, có ít nhất 30 quốc gia 10 trên thế giới đã sử dụng năng lượng tái tạo và cung cấp hơn 20% nhu cầu năng lượng của họ. Các thị trường năng lượng tái tạo cấp quốc gia được dự đoán tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thập kỷ tới và sau đó nữa . Ví dụ như, năng lượng gió đang phát triển với tốc độ 30% mỗi năm, công suất lắp đặt trên toàn cầu là 282.482 MW đến cuối năm 2012. Các nguồn năng lượng tái tạo tồn tại khắp nơi trên nhiều vùng địa lý, ngược lại với các nguồn năng lượng khác chỉ tồn tại ở một số quốc gia. Việc đưa vào sử dụng năng lượng tái tạo nhanh và hiệu quả có ý nghĩa quan trọng trong an ninh năng lượng, giảm thiểu biến đổi khí hậu, và có lợi ích về kinh tế . Các cuộc khảo sát ý kiến công cộng trên toàn cầu đưa ra sựủng hộ rất mạnh việc phát triển và sử dụng những nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió . Trong khi nhiều dự án năng lượng tái tạo có quy mô lớn, các công nghệ năng lượng tái tạo cũng thích hợp với các vùng nông thôn và vùng sâu, vùng xa và các nước đang phát triển . Theo Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Ban Ki – Moon, năng lượng tái tạo có khả năng nâng những nước nghèo lên một tầm mới thịnh vượng hơn. Ngược lại với việc sử dụng các quy trình này là việc khai thác các nguồn năng lượng như than đá hay dầu mỏ, những nguồn năng lượng mà ngày nay được tiêu dùng nhanh hơn là được tạo ra rất nhiều. Trước khi khai thác than vào giữa thế kỷ 19, gần như tất cả các nguồn năng lượng con người sử dụng là năng lượng tái tạo. Hầu như không có một nghi ngờ việc sử dụng năng lượng tái tạo lâu đời nhất được biết đến, ở dạng sinh khối truyền thống nhiên liệu cháy, có từ 790.000 năm trước đây. Có lẽ việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo lâu đời thứ hai là khai thác gió để chạy các tàu buồm. Việc này đã được thực hiện cách nay 7000 năm, của các tàu trên sông Nin . Cho đến năm 1873, những mối quan tâm về cạn kiệt nguồn than đã thúc đẩy việc thí nghiệm sử dụng năng lượng Mặt trời . Sự phát triển của các động cơ năng lượng mặt trời vẫn tiếp tục cho đến khi nổ ra chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Tầm quan trọng của năng lượng mặt trời được công nhận trong bài báo khoa học Mỹ 11 năm 1911: "trong tương lai xa các nguồn nhiên liệu tự nhiên sẽ cạn kiệt [năng lượng mặt trời] sẽ là phương tiện duy nhất đối với sự tồn tại của nhân loại" . Trong thập niên 1970, các nhà môi trường đã thúc đẩy phát triển các nguồn năng lượng tái tạo theo cả hai hướng là thay thế nguồn dầu đang dần cạn, cũng như thoát khỏi sự lệ thuộc vào dầu mỏ, và các tuốc bin gió phát điện đầu tiên đã ra đời. Những loại năng lượng tái tạo hay năng lượng sạch mà ngày nay người ta thường đề cập đến là năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sóng biển, năng lượng địa nhiệt, năng lượng sinh khối, năng lượng sinh khí, năng lượng thủy điện và một số dạng năng lượng khác. Mục tiêu của việc sản xuất năng lượng sạch là để tạo ra năng lượng, nhưng không gây hại nghiêm trọng cho môi trường. Mặc dù mỗi hình thức chế tạo năng lượng đều ít nhiều gây ảnh hưởng đến môi trường, nhưng trong số đó, năng lượng sạch là đối tượng ít gây ra tác động hơn cả. Hầu hết những người theo trường phái ủng hộ năng lượng sạch đều cho rằng nhân loại càng sử dụng năng lượng sạch bao nhiêu thì hành tinh của chúng ta tồn tại càng lâu hơn bấy nhiêu. Khí nhà kính, một sản phẩm phụ của việc sản xuất sử dụng năng lượng hóa thạch, chính là nguyên nhân gây nên hiện tượng làm nóng trái đất một cách nhanh chóng hiện nay. Một lợi ích khác cần phải đề cập đến là năng lượng sạch không cần phải bỏ chi phí để mua hay nhập khẩu như dầu mỏ, than, khí đốt…, mà nó vốn có sẵn trong tự nhiên, chỉ cần khai thác và đưa vào sử dụng. Chẳng hạn, một địa phương có thể tự sản xuất ra điện bằng cách lắp đặt các tấm pin mặt trời để hấp thụ năng lượng, từ đó tạo ra điện năng. Nếu sử dụng đúng cách, năng lượng dư thừa sẽ có thể được giữ tại bộ lưu trữ để dùng sau, hoặc được truyền tải lên mạng lưới điện địa phương để cung cấp cho những nơi khác. Theo các mô hình tính toán trên lý thuyết, năng lượng tái tạo có tiềm năng thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch và năng lượng nguyên tử. Trên lý thuyết, chỉ với một hiệu suất chuyển đổi là 10% và trên một diện tích 700 km2 ở sa mạc Sahara thì đã có thểđáp ứng được nhu cầu năng lượng trên toàn thế giới bằng cách sử dụng năng lượng Mặt Trời. Trong các mô hình tính toán trên lý thuyết người ta 12 cũng đã cố gắng chứng minh là với trình độ công nghệ ngày nay, mặc dầu là bị thất thoát công suất và nhu cầu năng lượng ngày một tăng, vẫn có thể đáp ứng được toàn bộ nhu cầu về năng lượng điện của châu Âu bằng các tuốc bin gió dọc theo bờ biển phía Tây châu Phi hay là bằng các tuốc bin gió được lắp đặt ngoài biển (offshore). Sử dụng một cách triệt để các thiết bị cung cấp nhiệt từ năng lượng Mặt Trời cũng có thể đáp ứng nhu cầu nước nóng. Tuy nhiên, do công nghệ khai thác và sử dụng các dạng năng lượng sạch còn chưa phát triển, giá thành còn cao, nên việc khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng sạch hiện nay vẫn còn ở mức rất khiêm tốn. Phần tiếp theo sẽ đề cập chi tiết một số dạng năng lượng sạch chủ yếu mà nhiều nước trên thế giới đã và đang khai thác, sử dụng. 1.2. Một số dạng năng lượng sạch chủ yếu 1.2.1. Năng lượng mặt trời Năng lượng Mặt Trời thu được trên Trái đất là năng lượng của dòng bức xạ điện từ xuất phát từ Mặt Trời đến Trái Đất. Chúng ta sẽ tiếp tục nhận được dòng năng lượng này cho đến khi phản ứng hạt nhân trên Mặt Trời hết nhiên liệu, vào khoảng 5 tỷ năm nữa. Năng lượng Mặt Trời có thể được thu trực tiếp thông qua hiệu ứng quang điện, chuyển năng lượng các photon của Mặt Trời thành điện năng, như trong pin Mặt trời. Năng lượng của các photon cũng có thể được hấp thụ để làm nóng các vật thể, tức là chuyển thành nhiệt năng, sử dụng cho bình đun nước năng lượng Mặt Trời, hoặc làm si nước trong các máy nhiệt điện của tháp Mặt Trời, hoặc vận động các hệ thống nhiệt như máy điều hòa Mặt Trời. Năng lượng mặt trời có những ưu điểm như: Sạch, chi phí nhiên liệu và bảo dưỡng thấp, an toàn cho người sử dụng… Đồng thời, phát triển ngành công nghiệp sản xuất pin mặt trời sẽ góp phần thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch, giảm phát khí thải nhà kính, bảo vệ môi trường. Vì thế, đây được coi là nguồn năng lượng quý giá, có thể thay thế những dạng năng lượng cũ đang ngày càng cạn kiệt. Từ lâu, nhiều nơi trên thế giới đã sử dụng năng lượng mặt trời như một giải pháp thay thế những nguồn tài nguyên truyền thống. Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ và một số 13 quốc gia Tây Âu là những nơi đi đầu trong việc sử dụng nguồn năng lượng mặt trời rất sớm (từ những năm 50 ở thế kỷ trước). Tại Đan Mạch, năm 2000, hơn 30% hộ dân sử dụng tấm thu năng lượng mặt trời để làm nóng nước. Ở Brazil, những vùng xa xôi hiểm trở như Amazon, điện năng lượng mặt trời luôn chiếm vị trí hàng đầu. Ngay tại Đông Nam Á, điện mặt trời ở Philipines cũng đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cho 400.000 hộ dân. Năng lượng Mặt Trời cũng được hấp thụ bởi thủy quyển Trái Đất và khí quyển Trái Đất để sinh ra các hiện tượng khí tượng học chứa các dạng dự trữ năng lượng có thể khai thác được. Trái Đất, trong mô hình năng lượng này, gần giống bình đun nước của những động cơ nhiệt đầu tiên, chuyển hóa nhiệt năng hấp thụ từ photon của Mặt Trời thành động năng của các dòng chảy của nước, hơi nước và không khí, và thay đổi tính chất hóa học và vật lý của các dòng chảy này. Đại dương trên Trái Đất có nhiệt dung riêng lớn hơn không khí và do đó thay đổi nhiệt độ chậm hơn không khí khi hấp thụ cùng nhiệt lượng của Mặt Trời. Đại dương nóng hơn không khí vào ban đêm và lạnh hơn không khí vào ban ngày. Sự chênh lệch nhiệt độ này có thể được khai thác để chạy các động cơ nhiệt trong các nhà máy điện dùng nhiệt lượng của biển. Năng lượng mặt trời đã được sử dụng từ lâu để nung nóng và làm lạnh, nhưng các tấm pin mặt trời quá đắt để có thể xây dựng những cánh đồng pin năng lượng mặt trời mãi cho đến năm 1980 . 1.2.2. Năng lượng gió Năng lượng gió là động năng của không khí di chuyển trong bầu khí quyển Trái Đất. Năng lượng gió là một hình thức gián tiếp của năng lượng Mặt Trời. Sử dụng năng lượng gió là một trong các cách lấy năng lượng xa xưa nhất từ môi trường tự nhiên và đã được biết đến từ thời kỳ Cổđại. Năng lượng gió được coi là nguồn năng lượng xanh vô cùng dồi dào, phong phú và có ở mọi nơi. Người ta có thể sử dụng sức gió để quay các turbin phát điện. Trong số 20 thị trường lớn nhất trên thế giới, chỉ riêng châu Âu đã có 13 nước với Đức là nước dẫn đầu về công suất của các nhà máy dùng năng lượng gió 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan