Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học hóa học hữu cơ lớp 11 ...

Tài liệu Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học hóa học hữu cơ lớp 11 ở trường trung học phổ thông

.DOCX
269
147
64

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI VƯƠNG CẨM HƯƠNG Ph¸t triÓn n¨ng lùc tù häc cho häc sinh th«ng qua d¹y häc hãa häc h÷u c¬ LíP 11 ë trêng Trung häc phæ th«ng Chuyên ngành: LL&PPDH bộ môn Hoá học Mã số: 9.14.01.11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH. Nguyễn Cương HÀ NỘI – 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả của luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả Vương Cẩm Hương LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ vô cùng quý báu của các tập thể và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến GS.TSKH. Nguyễn Cương người đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, các thầy cô ở Bộ môn Lí luận và Phương pháp dạy học hóa học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, khoa Hoá - Sinh - Môi trường Trường Đại học Phạm Văn Đồng - Quảng Ngãi đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các giáo viên và các em học sinh tại 7 trường THPT Mai Anh Tuấn - Thanh Hóa, Tư Nghĩa 1 - Quảng Ngãi, Trần Quốc Tuấn - Quảng Ngãi, Huỳnh Thúc Kháng - Khánh Hòa, Dầu Giây - Đồng Nai, Tam Phú - Tp Hồ Chí Minh, Trưng Vương - Tp Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi tiến hành thực nghiệm đề tài. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã động viên, khuyến khích và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Hà Nội, tháng 10 năm 2019 Tác giả Vương Cẩm Hương MỤC LỤC MỞ ĐẦU..................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài....................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................2 3. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu............................................................2 4. Giả thuyết khoa học...............................................................................................2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................2 6. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................3 7. Đóng góp mới của đề tài........................................................................................3 8. Cấu trúc của luận án..............................................................................................4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG................................................................................................5 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu về phát triển năng lực tự học cho học sinh phổ thông.................................................................................................................. 5 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới........................................................................5 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước........................................................8 1.2. Năng lực và năng lực tự học của học sinh Trung học phổ thông................11 1.2.1. Tổng quan về năng lực..............................................................................11 1.2.1.1. Khái niệm năng lực............................................................................11 1.2.1.2. Cấu trúc của năng lực.........................................................................13 1.2.1.3. Quá trình hình thành năng lực............................................................14 1.2.2. Đánh giá năng lực.....................................................................................15 1.2.2.1. Khái niệm đánh giá năng lực..............................................................15 1.2.2.2. Mục đích đánh giá năng lực...............................................................15 1.2.2.3. Một số công cụ đánh giá năng lực......................................................16 1.2.3. Tổng quan về tự học..................................................................................17 1.2.3.1. Khái niệm về tự học...........................................................................17 1.2.3.2. Các hình thức tự học..........................................................................18 1.2.4. Năng lực tự học của học sinh Trung học phổ thông..................................18 1.2.4.1. Khái niệm về năng lực tự học............................................................18 1.2.4.2. Cấu trúc của năng lực tự học..............................................................19 1.3. Một số lí thuyết học tập định hướng phát triển năng lực tự học.................21 1.3.1.1. Lí thuyết hoạt động............................................................................21 1.3.1.2. Lí thuyết nhận thức............................................................................22 1.3.1.3. Lí thuyết kiến tạo...............................................................................23 1.4. Một số phương pháp và mô hình dạy học định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh..........................................................................................24 1.4.1. Phương pháp dạy học theo hợp đồng........................................................24 1.4.1.1. Khái niệm dạy học theo hợp đồng......................................................24 1.4.1.2. Quy trình thực hiện dạy học theo hợp đồng.......................................24 1.4.1.3. Ưu điểm và hạn chế...........................................................................26 1.4.2. Sử dụng tài liệu hướng dẫn tự học.............................................................26 1.4.2.1. Định nghĩa tài liệu hướng dẫn tự học.................................................26 1.4.2.2. Sử dụng tài liệu hướng dẫn tự học......................................................26 1.4.3. Mô hình dạy học kết hợp (Blended learning)............................................30 1.4.3.1. Khái niệm “dạy học kết hợp”.............................................................30 1.4.3.2. Mô hình dạy học kết hợp....................................................................31 1.4.3.3. Hệ thống quản lý học tập moodle.......................................................33 1.5. Thực trạng về tự học và phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học hóa học hữu cơ ở trường Trung học phổ thông....................................35 1.5.1. Mục đích điều tra.......................................................................................35 1.5.2. Đối tượng điều tra.....................................................................................35 1.5.3. Nội dung và phương pháp điều tra............................................................35 1.5.3.1. Nội dung điều tra...............................................................................35 1.5.3.2. Phương pháp điều tra.........................................................................36 1.5.4. Kết quả điều tra.........................................................................................37 1.5.4.1. Các kết quả điều tra đối với giáo viên................................................37 1.5.4.2. Các kết quả điều tra đối với học sinh.................................................42 1.5.5. Nhận xét chung...........................................................................................43 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1........................................................................................44 CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.............................................................45 2.1. Phân tích chương trình hóa học hữu cơ trung học phổ thông.....................45 2.1.1. Vị trí..........................................................................................................45 2.1.2. Mục tiêu....................................................................................................45 2.1.3. Cấu trúc và nội dung.................................................................................46 2.1.4. Phương pháp dạy học................................................................................48 2.2. Cấu trúc năng lực tự học trong dạy học hóa học hữu cơ của học sinh trường trung học phổ thông..................................................................................49 2.2.1. Quy trình xây dựng cấu trúc năng lực tự học trong dạy học hóa học hữu cơ của học sinh trường THPT......................................................................49 2.2.2. Cấu trúc năng lực tự học của học sinh THPT................................................52 2.2.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực tự học của học sinh THPT........................52 2.2.4. Các mức độ biểu hiện năng lực tự học của học sinh trường THPT...........53 2.3. Một số biện pháp phát triển năng lực tự học trong dạy học hóa học hữu cơ lớp 11 Trung học phổ thông.....................................................................55 2.3.1. Biện pháp 1. Thiết kế và sử dụng tài liệu hướng dẫn tự học hóa học hữu cơ cho HS lớp 11 trường THPT...................................................................56 2.3.1.1. Định hướng thiết kế tài liệu hướng dẫn tự học...................................56 2.3.1.2. Quy trình xây dựng tài liệu hướng dẫn tự học....................................56 2.3.1.3. Thiết kế hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh tự học theo tài liệu ........................................................................................................................ 58 2.3.1.4. Tiến trình tổ chức các hoạt động tự học theo tài liệu hướng dẫn............65 2.3.1.5. Nội dung tài liệu hướng dẫn tự học và hoạt động dạy học theo tài liệu..................................................................................................................68 2.3.2. Biện pháp 2. Thiết kế khóa học trực tuyến trên hệ thống moodle và vận dụng mô hình Blended learning vào trong dạy học......................................97 2.3.2.1. Định hướng khi thiết kế khóa học trực tuyến..........................................97 2.3.2.2. Tiến trình thiết kế khóa học trên hệ thống quản lý học tập Moodle..........97 2.3.2.3. Hoạt động của HS và GV trong khóa học............................................100 2.3.2.4. Vận dụng mô hình Blended learning vào khóa học “Hóa hũu cơ 11” ...................................................................................................................... 101 2.4. Đánh giá năng lực tự học của học sinh trong dạy học hóa học hữu cơ lớp 11 trường trung học phổ thông....................................................................110 2.4.1. Mục tiêu đánh giá NLTH........................................................................111 2.4.2. Sử dụng phiếu đánh giá năng lực............................................................112 2.4.2.1. Phiếu đánh giá NLTH của học sinh dành cho giáo viên...................112 2.4.2.2. Phiếu tự đánh giá của học sinh.........................................................114 2.4.3. Sử dụng phiếu hỏi giáo viên....................................................................115 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2......................................................................................116 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM......................................................118 3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm............................................................118 3.1.1. Mục đích thực nghiệm.............................................................................118 3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm............................................................................118 3.2. Địa bàn, đối tượng và nội dung thực nghiệm sư phạm..............................118 3.2.1. Chọn địa bàn thực nghiệm.......................................................................118 3.2.2. Chọn đối tượng thực nghiệm...................................................................118 3.2.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm...............................................................119 3.3. Phương pháp TNSP và thu thập xử lí số liệu TNSP..................................119 3.3.1. Phương pháp TNSP.................................................................................118 3.3.2. Thu thập xử lí số liệu TNSP....................................................................120 3.4. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm..................................................................122 3.4.1. Thực nghiệm thăm dò (năm học 2016-2017)..........................................122 3.4.2. Thực nghiệm sư phạm vòng 1 (năm học 2017-2018)..............................123 3.4.3. Thực nghiệm sư phạm vòng 2 (năm học 2018-2019)..............................124 3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm.....................................................................125 3.5.1. Kết quả định tính.....................................................................................125 3.5.2. Kết quả định lượng..................................................................................128 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3......................................................................................143 KẾT LUẬN CHUNG VÀ KHUYẾN NGHỊ......................................................144 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................145 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ...............................................................................................151 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTi STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Chữ viết tắt BTHH BH CT CTCT CTPT CNTT DH ĐC ĐG ĐTB GV HĐ HHC HCHC HS KHBH KN NL NLTH NXB PP PPDH PTHH SGK STĐ STT TB TH THPT TN TTĐ Bảng 1.1. Đọc là Bài tập hóa học Biểu hiện Công thức Công thức cấu tạo Công thức phân tử Công nghệ thông tin Dạy học Đối chứng Đánh giá Điểm trung bình Giáo viên Hoạt động Hóa học hữu cơ Hợp chất hữu cơ Học sinh Kế hoạch bài học Kĩ năng Năng lực Năng lực tự học Nhà xuất bản Phương pháp Phương pháp dạy học Phương trình hóa học Sách giáo khoa Sau tác động Số thứ tự Trung bình Tự học Trung học phổ thông Thực nghiệm Trước tác động DANH MỤC BẢNG Bảng tổng hợp phương thức kết hợp...........................................31 Bảng 1.2. Mức độ thường xuyên sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học trong dạy học hóa học....................................................37 Bảng 1.3. Mức độ thường xuyên sử dụng các công cụ ĐG trong dạy học hóa học.................................................................................38 Bảng 1.4. Phương pháp tổ chức cho HS tự học...........................................40 Bảng 1.5. Phương pháp tự học môn Hóa học..............................................42 Bảng 2.1. Cấu trúc NLTH của HS trường THPT........................................52 Bảng 2.2. Bảng đánh giá mức độ phát triển NLTH của HS........................53 Bảng 2.3. Bản hợp đồng học tập bài 27. Luyện tập ankan..........................96 Bảng 2.4. Giới thiệu khóa học “Hóa hữu cơ 11”.......................................102 Bảng 3.1. Thống kê thông tin trường thực nghiệm...................................118 Bảng 3.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm................................................119 Bảng 3.3. Bảng thống kê thông tin thực nghiệm thăm dò.........................122 Bảng 3.4. Những thay đổi, điều chỉnh sau TNSP thăm dò........................123 Bảng 3.5. Thống kê thông tin thực nghiệm sư phạm vòng 1....................124 Bảng 3.6. Thống kê thông tin thực nghiệm sư phạm vòng 2....................125 Bảng 3.7. Bảng đánh giá mức độ ảnh hưởng của Hopkins.......................122 Bảng 3.8. Thống kê điểm TB các tiêu chí NLTH của HS qua 5 KHBH áp dụng biện pháp 1(theo 2 vòng TN)......................................128 Bảng 3.9. Các tham số đặc trưng qua 5 KHBH đối với biện pháp 1 – vòng 1........................................................................................129 Bảng 3.10. Các tham số đặc trưng qua 5 KHBH đối với biện pháp 1 – vòng 2........................................................................................130 Bảng 3.11. Thống kê điểm TB các tiêu chí NLTH của HS qua 3 KHBH áp dụng biện pháp 2 (theo 2 vòng TN).....................................131 Bảng 3.12. Các tham số đặc trưng qua 3 KHBH đối với biện pháp 2 (theo 2 vòng TN)....................................................................................131 Hình 3.8. Đồ thị đường phát triển NLTH của HS qua các KHBH- vòng 1 ...................................................................................................131 Hình 3.9. Đồ thị đường phát triển NLTH của HS qua các KHBH- vòng 2 ...................................................................................................132 Bảng 3.13. Ý kiến của HS về biện pháp 1 ở thời điểm trước và sau tác động ...................................................................................................133 Bảng 3.14. Ý kiến của HS về biện pháp 2 ở thời điểm trước và sau tác động ...................................................................................................134 Bảng 3.15. Kết quả HS đạt điểm xi qua 2 vòng thực nghiệm......................138 Bảng 3.16. Phân phối tần suất lũy tích điểm bài kiểm tra qua 2 vòng thực nghiệm ...................................................................................................139 Bảng 3.17. Tổng hợp các tham số đặc trưng...............................................139 Bảng 3.18. Kết quả HS đạt điểm xi qua 2 vòng thực nghiệm......................140 Bảng 3.19. Phân phối tần suất lũy tích điểm bài kiểm tra qua 2 vòng thực nghiệm ...................................................................................................140 Bảng 3.20. Tổng hợp các tham số đặc trưng...............................................141 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Các phẩm chất và năng lực của HS phổ thông...................................19 Hình 1.2. Bốn mô hình dạy học kết hợp............................................................31 Hình 1.3. Sơ đồ bố trí dành cho mô hình linh hoạt............................................32 Hình 1.4. Bản đồ ứng dụng Moodle trên thế giới (các vùng có chấm màu vàng) ...........................................................................................................34 Hình 1.5. Nhận thức của GV về các biểu hiện NLTH của HS THPT................40 Hình 1.6. GV đánh giá NLTH của HS THPT...................................................41 Hình 1.7. Các khó khăn thường gặp của HS trong quá trình tự học môn Hóa học......................................................................................................43 Hình 2.1. Quy trình xây dựng cấu trúc NLTH của HS THPT...........................49 Hình 2.2. Tiến trình tổ chức các hoạt động tự học trong dạy học HHC.............66 Hình 2.3. Trang website chứa khóa học.............................................................99 Hình 2.4. Thiết lập thông tin khóa học..............................................................99 Hình 2.5. Nội dung các chương trong khóa học...............................................100 Hình 2.6. Danh sách thành viên của khóa học.................................................101 Hình 2.7. Quy trình tổ chức dạy học “Hóa hữu cơ 11” theo mô hình Blended-Learning............................................................................102 Hình 2.8. Bài giảng trong khóa học................................................................103 Hình 2.9. Bài kiểm tra trực tuyến 15 phút..........................................................104 Hình 2.10. Biểu đồ điểm của các thành viên tham gia khóa học........................105 Hình 3.1. HS lớp 11B6-Trường Huỳnh Thúc Kháng, Khánh Hòa trình bày kết quả TH. Hình 3.2. HS lớp 11B2-Trường Trần Quốc Tuấn, Quảng Ngãi trình bày kết quả TH....................................................127 Hình 3.3. HS lớp 11A4-Trường Tư Nghĩa 1, Quảng Ngãi học theo tài liệu hướng dẫn TH...................................................................................127 Hình 3.4. HS lớp 11C8-Trường Dầu Giây, Đồng Nai làm thí nghiệm kiểm chứng sau khi học khóa học trực tuyến “Hóa hữu cơ 11”................127 Hình 3.5. Cô Võ Thị Tuyết- Trường Huỳnh Thúc Kháng, Khánh Hòa kiểm tra vở TH..........................................................................................127 Hình 3.6. Đồ thị đường phát triển NLTH của HS qua các KHBH- vòng 1 .........................................................................................................129 Hình 3.7. Đồ thị đường phát triển NLTH của HS qua các KHBH- vòng 2 .........................................................................................................130 Hình 3.8. Đồ thị đường phát triển NLTH của HS qua các KHBH- vòng 1 .........................................................................................................131 Hình 3.9. Đồ thị đường phát triển NLTH của HS qua các KHBH- vòng 2 .........................................................................................................132 Hình 3.10. Biểu đồ ý kiến đánh giá của 8 GV tham gia TNSP đối với biện pháp 1...............................................................................................137 Hình 3.11. Biểu đồ ý kiến đánh giá của 8 GV tham gia TNSP đối với biện pháp 2...............................................................................................137 Hình 3.12. Biểu đồ tần suất và đồ thị đường lũy tích biểu diễn kết quả điểm kiểm tra của lớp TN và ĐC (vòng 1)................................................139 Hình 3.13. Biểu đồ tần suất và đường lũy tích biểu diễn kết quả điểm kiểm tra của lớp TN và ĐC (vòng 2).........................................................140 Hình 3.14. Biểu đồ tần suất và đồ thị đường lũy tích biểu diễn kết quả điểm kiểm tra của lớp TN và ĐC (vòng 1)................................................141 Hình 3.15. Biểu đồ tần suất và đồ thị đường lũy tích biểu diễn kết quả điểm kiểm tra của lớp TN và ĐC (vòng 2)................................................141 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Cấu trúc đa thành tố của năng lực (T.Lobanova, Yu.Shunin, 2008) .........................................................................................................14 Sơ đồ 1.2. Mô hình phát triển năng lực (Theo D.Schneckenberg & J.Wildt, 2006). .........................................................................................................14 Sơ đồ 1.3. Biểu hiện của NLTH........................................................................20 Sơ đồ 1.4. Biểu hiện của người có NLTH.........................................................20 Sơ đồ 1.5. Mô hình học tập theo thuyết nhận thức (theo Baumgartner, 2002).........23 Sơ đồ 2.1. Mối liên hệ kiến thức phần HHC ở THPT.......................................47 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Thế kỷ XXI - kỉ nguyên của công nghệ thông tin (CNTT), truyền thông và nền kinh tế trí thức với cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Trước xu thế đó, nhiều quốc gia trên thế giới đã xác định: Đổi mới về giáo dục và đào tạo là nhân tố cơ bản quyết định đến sự phát triển bền vững của quốc gia. Cùng với xu hướng quốc tế hóa, Đảng và Nhà nước ta đã coi phát triển năng lực (NL) là nhiệm vụ hàng đầu trong đổi mới giáo dục những năm học sắp tới, cụ thể là trong kế hoạch hành động của ngành giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29- NQ/TW cũng đã chỉ đạo: “Các cơ sở giáo dục và đào tạo đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực cá nhân của người học, áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, chú trọng rèn luyện phương pháp tự học...”[2]. Do đó, nhiệm vụ cơ bản của dạy học ở nhà trường phổ thông hiện nay là không chỉ dừng lại ở việc cung cấp cho học sinh (HS) một hệ thống kiến thức, mà quan trọng hơn là: “Tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng: phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kĩ năng hợp tác, ....”[56]. Như vậy, có thể thấy rằng năng lực tự học (NLTH) là năng lực quan trọng cần được phát triển để HS có thể thích ứng trước những chuyển biến không ngừng của cuộc sống, hòa nhập với thế giới công nghệ và không ngừng học tập để nâng cao trình độ. Bên cạnh đó, Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cũng xác định NLTH là một trong ba NL chung cần hình thành và phát triển cho HS và đưa ra mục tiêu “Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân; khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời; khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích”[8]. Trên cơ sở đó, chương trình môn Hóa học [9] cũng xác định các NL cần phát triển trong dạy học hóa học phổ thông là “NL nhận thức hóa học, NL tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học, NL vận dụng kiến thức kĩ năng đã học”. Để đạt được mục tiêu trên, đòi hỏi người học phải có khả năng tự tìm hiểu kiến thức hóa học một cách toàn diện, đầy đủ qua các phương tiện dạy học khác nhau. Nói cách khác, người học là chủ thể độc lập trong các hoạt động học tập môn Hóa học. Vì vậy, phát triển NLTH cho HS phổ thông là một nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, có tầm quan trọng chiến lược lâu dài. 2 Hóa học hữu cơ (HHC) là ngành khoa học nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ (HCHC) với khối lượng kiến thức khá lớn và khó so với phân phối chương trình và trình độ nhận thức đối với lứa tuổi học sinh phổ thông [9]. Vì vậy, người học cần phải nỗ lực nhiều trong suốt quá trình học tập. Mặc dù vậy, việc tự học HHC của HS còn gặp nhiều khó khăn như: Chưa biết tìm kiếm tài liệu phù hợp, không có sự hướng dẫn của GV để có thể tự học (TH) hiệu quả, sách giáo khoa thiếu hướng dẫn để TH, ....Từ thực tiễn trên, việc phát triển NLTH trong dạy học hóa học hữu cơ ở trường phổ thông là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, có tầm quan trọng chiến lược lâu dài. Từ những lí do trên, đề tài “Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học hóa học hữu cơ lớp 11 ở trường Trung học phổ thông” mang tính thiết thực, cập nhật, đáp ứng yêu cầu về mặt lí luận lẫn thực tiễn trong việc đổi mới phương pháp dạy học hóa học hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng cấu trúc NLTH và đề xuất một số biện pháp phát triển NLTH cho HS phổ thông, góp phần nâng cao chất lượng dạy học HHC ở trường THPT. 3. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học HHC lớp 11 ở trường THPT. - Đối tượng nghiên cứu: NLTH và các biện pháp phát triển NLTH cho HS phổ thông trong dạy học HHC lớp 11 ở trường THPT. - Phạm vi nghiên cứu: + Nội dung nghiên cứu: phần kiến thức HHC của chương trình hóa học lớp 11. + Thời gian nghiên cứu: 09/2015 – 09/2019. + Địa bàn nghiên cứu: 2 miền Trung và Nam bộ. 4. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất và áp dụng các biện pháp: Thiết kế và sử dụng tài liệu hướng dẫn TH HHC cho HS lớp 11 trường THPT; Thiết kế khóa học trực tuyến trên hệ thống moodle và vận dụng mô hình Blended learning vào trong dạy học HHC lớp 11 trường THPT một cách hợp lý, phù hợp với đối tượng HS thì sẽ phát triển được NLTH của HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường THPT. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu lí luận và thực tiễn làm cơ sở của đề tài Nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu những vấn đề lí luận liên quan đến tự học, NL, NLTH, những biểu hiện của NLTH, phát triển NLTH, các phương pháp và mô hình dạy học (PPDH hợp đồng, tài liệu hướng dẫn TH, thiết kế khóa học trên hệ thống quản lí học tập moodle, mô hình Blended learning). 3 Nghiên cứu thực tiễn: Nghiên cứu một số vấn đề thực tiễn liên quan đến phát triển NLTH trong dạy học hóa học ở trường THPT, phân tích chương trình và SGK hóa học lớp 11; điều tra thực trạng dạy học hóa học ở trường THPT. 5.2. Phát triển năng lực tự học của học sinh trong dạy học HHC lớp 11 ở trường Trung học phổ thông - Xây dựng cấu trúc NLTH của HS trường THPT. - Đề xuất một số biện pháp phát triển NLTH cho HS trường THPT: + Biện pháp 1: Thiết kế và sử dụng tài liệu hướng dẫn TH HHC cho HS lớp 11 trường THPT. + Biện pháp 2: Thiết kế khóa học trực tuyến trên hệ thống moodle và vận dụng mô hình Blended learning vào trong dạy học HHC lớp 11 trường THPT. - Thiết kế và sử dụng bộ công cụ đánh giá NLTH cho HS trường THPT 5.3. Thực nghiệm sư phạm: Xác định mục đích, nội dung, đối tượng, lập kế hoạch và tiến hành thực nghiệm sư phạm (TNSP), thu thập dữ liệu, xử lí số liệu thực nghiệm (TN) để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đề xuất. 6. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phối hợp các phương pháp sau: 6.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các văn bản, tài liệu về phát triển và đánh giá NL, NLTH; về luật giáo dục, các chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục phổ thông; một số PPDH góp phần phát triển NLTH như: Sử dụng tài liệu hướng dẫn TH, PPDH hợp đồng, thiết kế khóa học trên hệ thống quản lí học tập moodle, mô hình Blended learning. 6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Khảo sát thực tiễn dạy học hóa học của GV và HS ở các trường THPT trong việc phát triển NLTH. - Phương pháp chuyên gia: Trao đổi và lấy ý kiến chuyên gia về cấu trúc của NLTH. - Thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm (TNSP) các biện pháp phát triển NLTH của HS trường THPT. 6.3. Phương pháp toán học: Sử dụng PP thống kê toán học để xử lí số liệu thực nghiệm thu thập được trong quá trình điều tra, TNSP để rút ra kết luận. 7. Đóng góp mới của đề tài - Đã góp phần tổng quan cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài về các vấn đề: 4 Năng lực và NLTH của HS trường THPT; Một số phương pháp dạy học và mô hình dạy học góp phần phát triển NLTH cho HS (PPDH theo hợp đồng; Sử dụng tài liệu hướng dẫn tự học; Mô hình dạy học kết hợp Blended learning). - Đã tiến hành điều tra và đánh giá thực trạng phát triển NLTH trong dạy học hóa học ở 131 GV và 1150 HS tại 19 trường THPT thuộc 5 tỉnh và thành phố ở 2 miền Trung và Nam Bộ. - Đã xác định căn cứ và quy trình 6 bước xây dựng cấu trúc NLTH của HS THPT. Cấu trúc khung NLTH có 3 năng lực thành phần và 8 tiêu chí. - Đề xuất 2 biện pháp phát triển NLTH cho HS trong dạy học HHC lớp 11: Thiết kế và sử dụng tài liệu hướng dẫn TH HHC cho HS; Thiết kế khóa học trực tuyến trên hệ thống moodle và vận dụng mô hình Blended learning vào trong dạy học. - Thiết kế bộ công cụ đánh giá NLT H của HS THPT trong dạy học HHC bao gồm: Phiếu đánh giá NLTH của HS dành cho GV, phiếu tự đánh giá NLTH của HS, phiếu hỏi GV. 8. Cấu trúc của luận án - Luận án có cấu trúc gồm 3 phần như sau: Mở đầu (04 trang); Nội dung (138 trang); Kết luận chung và khuyến nghị (02 trang). Trong đó phần nội dung gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về việc phát triển năng lực tự học cho học sinh ở trường Trung học phổ thông (41 trang) Chương 2: Biện pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học hóa học hữu cơ lớp 11 ở trường Trung học phổ thông (72 trang) Chương 3: Thực nghiệm sư phạm (25 trang) - Với 107 tài liệu tham khảo và 9 công trình đã công bố - Phụ lục (100 trang) 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu về phát triển năng lực tự học cho học sinh phổ thông 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới Đối với vấn đề TH và phát triển NLTH, từ xa xưa đến nay đã có nhiều nhà Tâm lý học, Giáo dục học đề cập đến. Trong lịch sử Giáo dục, TH là một khái niệm được đề cập đến rất sớm thường được sử dụng với ý nghĩa là người học tự giác, chủ động thực hiện các hoạt động học tập của mình. Trong nền Giáo dục Phương tây cổ đại, ý tưởng dạy học coi trọng người học và trao quyền tự chủ cho người học đã được chú ý đến. Phương pháp giảng dạy của Heraclitus (530-475 TCN), Socrate (469- 399 TCN), Aristote (384- 322 TCN) nhằm mục đích phát hiện chân lý bằng cách đặt câu hỏi để người học tự tìm ra kết luận [73]. Sau đó cùng với những diễn biến thăng trầm của lịch sử và sự phát triển nhận thức xã hội mà ý tưởng này tiếp tục phát triển. Tư tưởng nền móng cho lý thuyết TH được chính thức khởi tạo vào đầu thế kỷ XVI bởi các nhà triết học, nhà giáo dục học như: Vistorrino (1378-1446), J.Locke (1632-1704), … Thấm nhuần tư tưởng của Vistorrino:“Tôi muốn dạy cho thanh niên suy nghĩ, chứ không nói bậy”, J.Locke đã chỉ ra rằng:“Tò mò là cái lợi khí lớn nhất của tự nhiên dùng để sửa cái dốt nát của chúng ta” [85]. Vì vậy, “Trong dạy học người thầy phải biết tạo ra những tình huống, những gợi ý, khơi dậy tính tò mò của học sinh, phát huy mạnh mẽ vai trò của cá nhân trong học tập [24]. Đến thế kỷ XVII, J.A.Komensky (1592–1670), ông tổ của nền giáo dục cận đại, người đặt nền móng cho sự ra đời của nhà trường hiện nay đã khẳng định: “không có khát vọng học tập thì không trở thành tài”. Xuất phát từ tư tưởng: “ Phát huy tính tích cực của người học” vận dụng vào thực tiễn dạy học, những nghiên cứu về tư tưởng dạy học của Komensky đã chỉ ra rằng: “Tư tưởng dạy học của Komensky chính là: Dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm”[73]. Các biện pháp dạy học của Komensky chính là dạy TH vì lẽ đó mà Komensky được coi là người đặt nền móng về hoạt động dạy TH. Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, ở các nước phương Tây phát triển, đã xuất hiện quan điểm mới về cách dạy, cách học. Đó là quan niệm:“Dạy học 6 hướng vào người học”. Theo quan điểm này, John Dewey (1859 - 1952) có chủ trương “Học bằng cách làm” (Learning by doing) và ông nói:“Học trò nhất thiết phải chủ động và tích cực hoạt động, học bằng cách làm chứ không được thụ động đến lớp ngồi nghe mà thôi!” [89]. Ở lĩnh vực Giáo dục học, N.A.Rubakin (1862- 1946) trong tác phẩm “TH như thế nào”, đã trình bày nhiều vấn đề về phương pháp TH, đặc biệt là phương pháp sử dụng tài liệu và ông đã nhấn mạnh “Hãy mạnh dạn tự mình đặt ra câu hỏi rồi tự mình tìm lấy câu trả lời, đó là phương pháp TH” [59]. Ông cũng cho rằng, nhiệm vụ của người thầy phải xây dựng được các bài tập nghiên cứu, hình thành cho HS nhu cầu giải quyết các bài tập nghiên cứu là một trong các biện pháp hình thành và phát triển NLTH cho HS. Trong những năm 30 của thế kỉ XX, Tsunesaburo Makiguchi (1871- 1944) nhà sư phạm lỗi lạc Nhật Bản đã trình bày những tư tưởng giáo dục mới. Trong cuốn “Giáo dục vì cuộc sống sáng tạo” có trích dẫn quan niệm của ông cho rằng giáo dục có thể coi là quá trình hướng dẫn TH, mà động lực của nó là kích thích người học sáng tạo ra giá trị để đạt tới hạnh phúc của bản thân và cộng đồng [40]. Năm 1985, tác giả G.D.Sharma và Shakti R.Ahmed trong tác phẩm “Phương pháp dạy học ở đại học” đã nghiên cứu hoạt động TH như là một PPDH hiệu quả- phương pháp TH [99]. Đây là một lý thuyết mới về tổ chức TH dưới hình thức sử dụng bài tập hướng dẫn người học TH và có thể nói đây là cách tiếp cận mới trong đổi mới PPDH. Sau Chiến tranh thế giới hai, các nước Tây Âu và Mĩ đã quan tâm tìm phương pháp giáo dục mới, dựa trên cơ sở cách tiếp cận “lấy người học làm trung tâm”, với mong muốn giải phóng năng lực sáng tạo ở người học. Đã có nhiều quan điểm, tư tưởng lớn đề cập đến những khía cạnh khác nhau của TH như Michel Develay, Jacques Delors đã đưa ra những nhận thức mới về việc học đồng thời xây dựng mô hình để lý giải việc học và các nguyên tắc cơ bản của việc học. Trên cơ sở đó tác giả đã khẳng định: “Người học phải đóng vai trò trung tâm trong quá trình dạy học, còn giáo viên phải là chuyên gia của việc học” [93]. Những tư tưởng này đều có điểm chung đó là đề cao vai trò của TH trong quá trình nâng cao nhận thức. Mặc dù những tư tưởng này đã có từ lâu tuy nhiên đến nay vẫn còn nguyên giá trị và được phát triển trong giáo dục hiện đại. Những năm cuối thế kỷ XX các nhà giáo dục tập trung nghiên cứu bản chất NLTH, theo thống kê của Candy (1987) đã xác định có ít nhất 30 khái niệm khác nhau được sử dụng đồng nghĩa với NLTH [87]. Nội dung các định nghĩa tập trung mô tả người TH đó là chủ động thể hiện kết quả học tập của mình, kiên trì trong học tập và chịu trách nhiệm về việc học.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan