Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phát triển năng lực hợp tác của sinh viên trong dạy học. những nguyên lý cơ bản ...

Tài liệu Phát triển năng lực hợp tác của sinh viên trong dạy học. những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lenin (phần kinh tế chính trị) ở các trường đại học tại hà nội hiện nay

.PDF
216
112
128

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THÙY DƢƠNG PH¸T TRIÓN N¡NG LùC HîP T¸C Cña SINH VIªN TRONG D¹Y HäC NH÷NG NGUY£N Lý C¥ B¶N CñA CHñ NGHÜA M¸C - L£NIN (PhÇn kinh tÕ chÝnh trÞ) ë C¸C TR¦êNG §¹I HäC t¹i hµ néi HIÖN NAY Chuyên ngành: LL&PP dạy học bộ môn Giáo dục chính trị Mã số: 9.14.01.11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Thị Mai Phƣơng TS. Nguyễn Đức Thìn HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Tác giả Nguyễn Thùy Dƣơng MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................3 4. Khách thể và đối tượng, phạm vi nghiên cứu .........................................................3 5. Giả thuyết khoa học ................................................................................................4 6. Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu .....................................4 7. Những luận điểm cần bảo vệ ...................................................................................5 8. Những đóng góp mới của luận án ...........................................................................5 9. Kết cấu luận án ........................................................................................................6 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CỦA SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC ...................................................................................................................7 1.1. Nghiên cứu vấn đề phát triển năng lực hợp tác của sinh viên trong dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin ở trƣờng đại học .....7 1.1.1. Những nghiên cứu về năng lực hợp tác và phát triển năng lực hợp tác trong dạy học ........................................................................................................................7 1.1.2. Nghiên cứu về phát triển năng lực hợp tác của sinh viên trong dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (phần Kinh tế chính trị) .......18 1.2. Khái quát các kết quả nghiên cứu đƣợc luận án kế thừa và những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu .......................................................................................21 1.2.1. Khái quát các kết quả nghiên cứu ...................................................................21 1.2.2. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu ...............................................23 Kết luận chương 1 .....................................................................................................24 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CỦA SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN (PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ) Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC ........................................................26 2.1. Cơ sở lý luận về phát triển năng lực hợp tác của sinh viên trong dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (phần Kinh tế chính trị) ở các trƣờng đại học .........................................................................................26 2.1.1. Năng lực hợp tác và phát triển năng lực hợp tác của sinh viên .....................26 2.1.2. Dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (phần Kinh tế chính trị) với việc phát triển năng lực hợp tác của sinh viên .......................36 2.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển năng lực hợp tác của sinh viên trong dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (phần Kinh tế chính trị) ở các trường đại học .............................................................................42 2.2. Cơ sở thực tiễn phát triển năng lực hợp tác của sinh viên trong dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (phần Kinh tế chính trị) ở các trƣờng đại học tại Hà Nội hiện nay .......................................................47 2.2.1. Đặc điểm sinh viên các trường đại học tại Hà Nội ...............................................47 2.2.2. Thực trạng phát triển năng lực hợp tác của sinh viên trong dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –Lênin (phần Kinh tế chính trị) ở các trường đại học tại Hà Nội .........................................................................................49 2.2.3. Đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra với việc phát triển năng lực hợp tác của sinh viên trong dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin (phần Kinh tế chính trị) ở các trường đại học tại Hà Nội ..............................58 Kết luận chương 2 .....................................................................................................64 Chƣơng 3: NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CỦA SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦACHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN (PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ) Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY ................................................................66 3.1. Nguyên tắc phát triển năng lực hợp tác của sinh viên trong dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (phần Kinh tế chính trị) ở các trƣờng đại học ...................................................................................................66 3.1.1. Bảo đảm mục tiêu dạy học ..............................................................................66 3.1.2. Bảo đảm tính thực tiễn và tính giáo dục ............................................................69 3.1.3. Phát huy tính tích cực học tập của sinh viên trong quá trình dạy và học ...........72 3.1.4. Duy trì tính đồng thuận trong hoạt động dạy học hợp tác .............................74 3.2. Biện pháp phát triển năng lực hợp tác của sinh viên trong dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (phần Kinh tế chính trị) ở các trƣờng đại học ...................................................................................................76 3.2.1. Xác định mục tiêu và lựa chọn nội dung của bài học nhằm phát triển năng lực hợp tác cho sinh viên .................................................................................................76 3.2.2. Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học nhằm phát triển năng lực hợp tác của sinh viên .....................................................................................................................90 3.2.3. Biện pháp kiểm tra, đánh giá sự phát triển năng lực hợp tác của sinh viên .....102 Kết luận chương 3 ...................................................................................................117 Chƣơng 4: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CỦA SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN (PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ) Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC TẠI HÀ NỘI HIỆN NAY ........................118 4.1. Kế hoạch thực nghiệm sƣ phạm ...................................................................118 4.1.1. Mục đích, nhiệm vụ, nguyên tắc thực nghiệm sư phạm ................................118 4.1.2. Cơ sở và đối tượng thực nghiệm sư phạm ....................................................118 4.1.3. Nội dung thực nghiệm ...................................................................................119 4.1.4. Phương pháp thực nghiệm ............................................................................119 4.1.5. Tiến trình thực nghiệm ..................................................................................120 4.1.6. Phương pháp xử lý kết quả thực nghiệm.......................................................121 4.2. Kết quả thực nghiệm ......................................................................................122 4.2.1. Giai đoạn 1: Thực nghiệm thăm dò ..............................................................122 4.2.2. Giai đoạn 2: Thực nghiệm tác động .............................................................127 Kết luận chương 4 ...................................................................................................148 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC Đà CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .....................................................................................................151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................152 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Quy định viết tắt Những từ viết tắt CSD Chưa sử dụng DH Dạy học ĐC Đối chứng ĐH Đại học GV Giảng viên NL Năng lực PPDH Phương pháp dạy học SV Sinh viên TBC Trung bình cộng TD Thăm dò TN Thực nghiệm TNSP Thực nghiệm sư phạm TT Thỉnh thoảng TX Thường xuyên DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1. Biểu hiện của nhóm kỹ năng làm việc độc lập .........................................31 Bảng 2.2. Biểu hiện của nhóm kỹ năng làm việc hợp tác ............................................32 Bảng 2.3. Biểu hiện của nhóm kỹ năng đánh giá ........................................................33 Bảng 2.4. Biểu hiện về tinh thần, thái độ tích cực hợp tác của SV .......................35 Bảng 2.5. Đánh giá của GV về mức độ thực hiện việc phát triển năng lực hợp tác cho sinh viên trong dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin ....................................................................................52 Bảng 2.6. Kết quả điểm đánh giá kĩ năng hợp tác của sinh viên trong dạy học .......57 Bảng 2.7. Đánh giá tinh thần, thái độ tích cực hợp tác của SV ...................................57 Bảng 3.1: Bảng tiêu chí đánh giá nhóm kĩ năng làm việc độc lập của SV .............103 Bảng 3.2: Bảng tiêu chí đánh giá nhóm kĩ năng làm việc hợp tác ..........................106 Bảng3.3: Bảng tiêu chí đánh giá nhóm kĩ năng đánh giá .......................................109 Bảng3.4: Bảng tiêu chí đánh giá tinh thần, thái độ khi tham gia hoạt động hợp tác ...109 Bảng 4.1. Tên trường, lớp thực nghiệm sư phạm ...................................................119 Bảng 4.2. Nội dung kiến thức dạy thực nghiệm .....................................................119 Bảng 4.3. Bảng tiêu chí Cohen................................................................................122 Bảng 4.4. Phân phối tần suất đánh giá điểm kiểm tra đầu vào của nhóm lớp ĐC và TN .......................................................................................................123 Bảng 4.5. Mức độ năng lực đầu vào của nhóm ĐC và TN ....................................124 Bảng 4.6. Tham số đặc trưng của bài kiểm tra đầu vào ..........................................125 Bảng 4.7. Điểm số tự đánh giá kỹ năng hợp tác của SV ở lớp TN, ĐC trong lần thực nghiệm thăm dò .......................................................................................126 Bảng 4.8. Điểm số tự đánh giá về tinh thần, thái độ tích cực hợp tác của SV ở lớp TN, ĐC trong lần thực nghiệm thăm dò ..................................................127 Bảng 4.9. Phân phối tần suất đánh giá điểm kiểm tra giáo án 1 của lớp ĐC và TN .....128 Bảng 4.10. Mức độ NL cho bài kiểm tra giáo án 1 của nhóm ĐC và TN ..............129 Bảng 4.11. Tham số đặc trưng của bài kiểm tra số 1 ..............................................130 Bảng 4.12. Điểm số trung bình đánh giá kỹ năng hợp tác của SV ở lớp TN, ĐC của thực nghiệm thăm dò và giáo án số 1 ......................................................131 Bảng 4.13. So sánh điểm số trung bình đánh giá tinh thần, thái độ tích cực hợp tác ở lớp TN, ĐC giữa thực nghiệm thăm dò với giáo án số 1 .........................132 Bảng 4.14. Phân phối tần suất phần đánh giá của GV đối với giáo án số 2 của nhóm lớp ĐC và TN ...........................................................................................133 Bảng 4.15. Mức độ NL của nhóm ĐC và TN qua bài kiểm tra giáo án số 2 ..........134 Bảng 4.16. Tham số đặc trưng của bài kiểm tra số 2 ..............................................134 Bảng 4.17. So sánh điểm trung bình đánh giá kỹ năng hợp tác của SV ở lớp TN, ĐC giữa giáo án 1 với giáo án 2 .............................................................135 Bảng 4.18. So sánh điểm trung bình đánh giá tinh thần, thái độ tích cực hợp tác của SV ở lớp TN, ĐC giữa giáo án số 1 và giáo án số 2 ................................136 Bảng 4.19. Phân phối tần số điểm đánh giá giáo án số 3 của nhóm lớp ĐC và TN ........137 Bảng 4.20. Mức độ NL của nhóm ĐC và TN qua đánh giá của giáo án số 3 .........138 Bảng 4.21. Tham số đặc trưng của phần đánh giá cho giáo án số 3 .......................139 Bảng 4.22. So sánh điểm trung bình đánh giá kỹ năng hợp tác của SV ở lớp TN, ĐC giữa giáo án số 2 và giáo án số 3.......................................................140 Bảng 4.23. So sánh điểm trung bình đánh giá tinh thần, thái độ tích cực hợp tác của SV ở lớp TN, ĐC giữa giáo án số 2 và giáo án số 3 ................................141 Bảng 4.24. Tổng hợp kết quả đánh giá sự phát triển về kỹ năng hợp tác của SV ở lớp TN, ĐC ..............................................................................................145 Bảng 4.25. Tổng hợp kết quả đánh giá sự phát triển về tinh thần, thái độ tích cực hợp tác của SV ở lớp TN, ĐC ..................................................................146 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Biều đồ 2.1. Nhận thức của GV về sự cần thiết của việc phát triển năng lực hợp tác của sinh viên trong dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin .................................................................................51 Biều đồ 2.2. Sự cần thiết phải phát triển năng lực hợp tác của sinh viên trong dạy học .53 Biều đồ 2.3. Đánh giá về mức độ thực hiện phát triển năng lực hợp tác của GV trong dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (phần Kinh tế chính trị) .........................................................................54 Biểu đồ 4.1. Biểu đồ tần suất điểm đầu vào của nhóm ĐC và TN .........................123 Biểu đồ 4.2. Đường biểu diễn phân phối tần suất điểm đầu vào của nhóm ĐC và TN ......124 Biểu đồ 4.3. Biểu đồ tần suất (%) điểm số đầu vào của lớp TN và ĐC ..................124 Biểu đồ 4.4. Biểu đồ tần suất điểm kiểm tra giáo án 1 của nhóm ĐC và TN .........128 Biểu đồ 4.5. Biểu đồ thể hiện tần suất (%) mức độ NL cho bài kiểm tra giáo án 1 .....129 Biểu đồ 4.6. Biểu đồ tần suất điểm nhóm lớp ĐC và TN qua phần đánh giá cho điểm giáo án số 2 .................................................................................133 Biểu đồ 4.7. Biểu đồ tần suất điểm đánh giá giáo án số 3 của nhóm lớp ĐC và TN ....138 Biểu đồ 4.8. Biểu đồ biểu diễn mức độ NL của nhóm ĐC và TN qua phần đánh giá giáo án số 3 ..........................................................................................138 Biểu đồ 4.9. Tổng hợp kết quả thực nghiệm của lớp TN và lớp ĐC ......................144 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hợp tác là nền tảng của cuộc sống và tiến bộ xã hội, trung tâm của các mối quan hệ liên cá nhân, gia đình, các hệ thống kinh tế, pháp lý…đòi hỏi mỗi người phải không ngừng học tập, rèn luyện, biến đổi, thích nghi và định hình cho mình một nền văn hóa mở, biết cách tiếp nhận và chung sống với các nền văn hóa khác trong xu thế hòa bình, hợp tác của thế giới đa cực. Đó cũng là sứ mệnh của giáo dục với mục tiêu trang bị kiến thức, kĩ năng nhằm phát triển năng lực hợp tác cho giới trẻ. Lịch sử giáo dục thế giới chứng minh những quan điểm dạy học hướng đến phát huy năng lực hợp tác của người học đã xuất hiện từ rất sớm với hình thức đầu tiên là truy tìm chân lý từ những cuộc đàm thoại của Socrat [6]; “thuật hùng biện” của Marco Fabio Quintilian [46]... Thấy được vai trò của phát triển năng lực hợp tác của người học thông qua con đường dạy học, cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, các nhà nghiên cứu đã thiết kế nhiều hình thức học tập khác nhau như học tập tự quản nhóm của Georg Michael Kerschenteiner – nhà giáo dục học người Đức [86]; Albert Bandura với “lý thuyết học tập mang tính xã hội” [81]; Brown và Palinscar, Roenshine, Meister, Slavin, Renkl tập trung xây dựng mô hình và chiến lược “dạy học theo nhóm”[95]; nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố: người học, người dạy và môi trường trong các hoạt động sư phạm của Jean Marc Denomme và Madeleine Roy [45]… Tất cả những nghiên cứu trên đều nhằm mục đích phát huy tối đa sự trao đổi, chia sẻ, hợp tác giữa thầy và trò, trò và trò hướng tới bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất, năng lực hợp tác của học trò. Ở Việt Nam, với câu nói “học thầy không tày học bạn” và đặc biệt là phong trào “Bình dân học vụ” sau Cách mạng tháng Tám để diệt "giặc dốt" là bằng chứng hùng hồn chứng minh tính tương tác, hợp tác trong dạy học. Tuy nhiên, cho đến nay, những nghiên cứu về phát triển năng lực hợp tác của người học trong dạy học chưa nhiều, hầu hết các công trình mới đề cập đến một vài khía cạnh về thực hiện hoạt động hợp tác mà chưa bàn luận một cách đầy đủ, hệ thống về khái niệm, cấu trúc, nhân tố ảnh hưởng, các phương pháp, kỹ thuật, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực hợp tác của người học. Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực (dạy học định hướng kết quả đầu ra) ra đời từ những năm 90 của thế kỷ XX đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế cũng như Việt Nam, hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện phẩm chất, nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong thực tiễn nhằm chuẩn bị cho người học năng 2 lực giải quyết tình huống trong cuộc sống, trong đó năng lực hợp tác được coi là một trong những năng lực xã hội quan trọng, không thể thiếu của thế hệ trẻ. Đặc biệt, sự xuất hiện của cách mạng cộng nghiệp 4.0 với sự lớn mạnh của nền kinh tế tri thức đòi hỏi con người có khả năng làm chủ bản thân, làm chủ khoa học công nghệ hiện đại, chủ động giao tiếp, tự động kết nối với các cỗ máy, thiết bị, cảm biến; sự liên kết “không biên giới” của những con người trong thế giới ảo – internet vạn vật. Tuy nhiên, khoa học công nghệ cao cũng khiến nhân loại phải đối mặt với những thách thức to lớn khi con người hiện đại không còn muốn giao tiếp, tương tác trực tiếp với nhau, thay vào đó là smartphone, ipad kết nối wifi - tất cả niềm vui, nỗi buồn của con người nằm ở một nơi không thực – mạng xã hội. Điều đó đã hạn chế năng lực hợp tác của thế hệ trẻ hiện nay, trong đó có sinh viên. Được giảng dạy ở các trường đại học nước ta hiện nay, môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (phần Kinh tế chính trị) nghiên cứu hệ thống các quan điểm, phạm trù, quy luật của các học thuyết kinh tế chính trị Mác – Lênin mà thực chất là mối liên hệ giữa con người với con người trong các quan hệ kinh tế, được hình thành và phát triển trên cơ sở kế thừa những giá trị tư tưởng nhân loại và tổng kết thực tiễn thời đại. Môn học có vai trò quan trọng đối với hình thành và phát triển thế giới quan, phương pháp luận trong nhận thức khoa học và hoạt động thực tiễn của sinh viên. Tuy nhiên, thực trạng dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (phần Kinh tế chính trị) cho thấy: GV thường truyền thụ một chiều hệ thống tri thức khoa học trong chương trình, chưa chú trọng phát triển năng lực hợp tác cho người học thể hiện ở việc: chưa khai thác những giá trị của quan hệ hợp tác trong nội dung bài học để tăng cường nhận thức của SV về vai trò, ý nghĩa của việc tạo lập, duy trì và mở rộng hợp tác trong các quan hệ kinh tế - xã hội từ đó xác định được sự cần thiết phải trau dồi năng lực hợp tác; chưa sử dụng nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học tạo cơ hội cho SV được rèn luyện, thể hiện kĩ năng hợp tác như kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng phản biện, kĩ năng thuyết phục, kĩ năng tôn trọng sự khác biệt... dẫn đến các sinh viên sau khi ra trường còn nhiều hạn chế về năng lực hợp tác, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường sôi động hiện nay. Thực trạng trên đặt ra vấn đề phải tìm ra biện pháp phát triển năng lực hợp tác của SV trong dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (phần Kinh tế chính trị) đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn học ở các trường đại học nước ta hiện nay. 3 Đó là lí do tác giả lựa chọn vấn đề “Phát triển năng lực hợp tác của sinh viên trong dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (phần Kinh tế chính trị) ở các trường đại học tại Hà Nội hiện nay" làm đề tài nghiên cứu cho luận án khoa học giáo dục chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Giáo dục chính trị. 2. Mục đích nghiên cứu Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất nguyên tắc và biện pháp sư phạm thực hiện phát triển năng lực hợp tác của SV trong dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (phần Kinh tế chính trị) góp phần phát triển năng lực hợp tác của SV đồng thời nâng cao chất lượng dạy học môn học ở các trường đại học hiện nay. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, làm sáng tỏ cơ sở lý luận về phát triển năng lực hợp tác của SV trong dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (phần Kinh tế chính trị) ở các trường đại học hiện nay. Thứ hai, tìm hiểu, đánh giá thực trạng phát triển năng lực hợp tác của sinh viên trong dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (phần Kinh tế chính trị) ở các trường đại học tại Hà Nội hiện nay. Thứ ba, đề xuất nguyên tắc và biện pháp phát triển năng lực hợp tác của sinh viên trong dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (phần Kinh tế chính trị) ở các trường đại học tại Hà Nội hiện nay. Thứ tư, tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp đề xuất trong luận án. 4. Khách thể và đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (phần Kinh tế chính trị) ở các trường đại học. - Đối tượng nghiên cứu: phát triển năng lực hợp tác của sinh viên trong dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (phần Kinh tế chính trị) ở các trường đại học. - Phạm vi nghiên cứu: Nội dung nghiên cứu: phát triển năng lực hợp tác của sinh viên trong dạy học của môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (phần Kinh tế chính trị) đang thực hiện ở các trường đại học hiện nay. Địa điểm nghiên cứu: khảo sát thực trạng và tiến hành thực nghiệm sư phạm ở một số trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Thời gian tiến hành điều tra và thực nghiệm: năm học 2016 - 2017 và 2017 - 2018. 4 5. Giả thuyết khoa học Việc dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (phần Kinh tế chính trị) gắn một cách hữu cơ với phát triển năng lực hợp tác của sinh viên các trường đại học trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc và biện pháp sư phạm mà luận án đề xuất sẽ nâng cao chất lượng dạy học môn học. Đồng thời, mục tiêu phát triển năng lực hợp tác của sinh viên cũng từng bước được đáp ứng. 6. Cơ sở phƣơng pháp luận và các phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận Trong quá trình nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, những nguyên tắc lý luận dạy học hiện đại làm cơ sở cho việc tiếp cận nghiên cứu vấn đề trong dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin nhằm đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống và tính thống nhất giữa lí luận và thực tiễn, đáp ứng những yêu cầu cũng như đặc thù của khoa học giáo dục. 6.2. Phương pháp nghiên cứu 6.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Sử dụng kết hợp các phương pháp: Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa, so sánh, diễn dịch, quy nạp, lôgic, lịch sử... nhằm thực hiện nhiệm vụ của luận án. 6.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát: Dự giờ các tiết dạy của GV (lớp TN và lớp ĐC); quan sát thái độ, sự hứng thú và tính tích cực học tập của SV trong dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (phần Kinh tế chính trị) thông qua các buổi dự giờ, giảng dạy trên lớp. - Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu khảo sát, bảng hỏi tìm hiểu việc phát triển năng lực hợp tác của SV trong dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (phần Kinh tế chính trị) ở các trường ĐH tại Hà Nội. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Sử dụng câu hỏi mở, phỏng vấn sâu các nhà giáo dục, các GV có kinh nghiệm, uy tín trong giảng dạy về thực trạng dạy học bộ môn. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Sử dụng để nghiên cứu các báo cáo, bài báo, công trình khoa học..., khái quát hóa kinh nghiệm của các nhà giáo dục. Lấy đó làm căn cứ khoa học cho việc xây dựng các biện pháp phát triển năng lực hợp tác của SV trong dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (phầnKinh tế chính trị). 5 - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu, đánh giá sản phẩm học tập của SV ở trường ĐH qua dạy học theo dự án, bài tập tình huống, hoạt động học tập hợp tác... - Phương pháp thực nghiệm: TNSP để phân tích, đánh giá, so sánh nhóm TN và nhóm ĐC thông qua tác động của TN và chứng minh giả thuyết khoa học của đề tài. 6.2.3. Các phương pháp hỗ trợ - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến của một số nhà khoa học trong xây dựng đề cương, lựa chọn phương pháp nghiên cứu, xây dựng bộ phiếu khảo sát thực trạng; đề xuất yêu cầu và xây dựng các biện pháp sư phạm. - Phương pháp nghiên cứu tác động: Sử dụng để xử lí thông tin, từ đó khẳng định biện pháp luận án đưa ra có tính khả thi và có thể áp dụng phổ biến. - Phương pháp thống kê toán học: Phương pháp này được sử dụng trong chương 3 và chương 4 để xử lí các số liệu thu được trong điều tra thực trạng và TN bằng toán thống kê và phần mềm SPSS nhằm rút ra những kết luận cần thiết. 7. Những luận điểm cần bảo vệ - Năng lực hợp tác là một trong những năng lực cốt lõi, cần thiết đối với SV trong xã hội hiện đại. Chính vì thế, phát triển năng lực hợp tác của sinh viên là vấn đề quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay. - Để phát triển năng lực hợp tác của SV trong dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (phần Kinh tế chính trị) cần thực hiện đồng bộ các yêu cầu đã đề xuất trong luận án. - Thực hiện các biện pháp sư phạm đã đề xuất trong luận án như: xác định mục tiêu phát triển năng lực hợp tác cho SV ở mỗi bài học; nâng cao nhận thức về hợp tác cho SV thông qua dạy học môn học; hoàn thiện kĩ năng hợp tác và xây dựng tinh thần, thái độ hợp tác tích cực cho SV thông qua sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học... trong dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (phần Kinh tế chính trị) sẽ nâng cao năng lực hợp tác của SV ở các trường đại học nước ta hiện nay. 8. Những đóng góp mới của luận án - Làm rõ được cơ sở lí luận và luận giải được ưu thế của dạy học môn Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (phần Kinh tế chính trị) đối với việc phát triển năng lực hợp tác của SV. - Đánh giá được thực trạng phát triển năng lực hợp tác của sinh viên trong dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (phần Kinh tế chính trị) ở các trường đại học tại Hà Nội hiện nay. 6 - Đề xuất được nguyên tắc và biện pháp phát triển năng lực hợp tác của sinh viên trong dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (phần Kinh tế chính trị) ở các trường đại học. 9. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận án được kết cấu thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển năng lực hợp tác của sinh viên trong dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (phần Kinh tế chính trị) ở các trường đại học. Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển năng lực hợp tác của sinh viên trong dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (phần Kinh tế chính trị) ở các trường đại học hiện nay. Chương 3: Nguyên tắc và biện pháp phát triển năng lực hợp tác của sinh viên trong dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (phần Kinh tế chính trị) ở các trường đại học. Chương 4: Thực nghiệm sư phạm biện pháp phát triển năng lực hợp tác của sinh viên trong dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (phần Kinh tế chính trị) ở các trường đại học tại Hà Nội hiện nay. 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CỦA SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC 1.1. Nghiên cứu vấn đề phát triển năng lực hợp tác của sinh viên trong dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin ở trƣờng đại học 1.1.1. Những nghiên cứu về năng lực hợp tác và phát triển năng lực hợp tác trong dạy học C. Mác viết: “Xã hội... là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa những con người” và “lịch sử xã hội của con người luôn chỉ là lịch sử của sự phát triển cá nhân của những con người” [54, tr.657- 658]. Kết luận này cho thấy, con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất, mà còn là chủ thể của hoạt động lịch sử và sáng tạo ra lịch sử. Thông qua các hoạt động thực tiễn, con người cùng nhau in dấu ấn sáng tạo nhờ bàn tay và trí tuệ của mình vào giới tự nhiên, cùng nhau cải tạo đời sống xã hội, “hình thành nên những mối liên hệ trong lịch sử loài người, hình thành lịch sử loài người” và qua đó, phát triển năng lực hợp tác của bản thân trong quá trình mở rộng quan hệ xã hội, đồng thời hoàn thiện chính mình. Trong quá trình đó, con người vừa là chủ thể của quá trình hợp tác, vừa là đối tượng của tiến trình hợp tác; vì thế, con người làm nên lịch sử của chính mình và lịch sử của xã hội. Hơn nữa, việc nhận thức về bản chất con người cần được tiến hành trong đời sống xã hội hiện thực – cụ thể của chính bản thân con người. “Chỉ có trong cộng đồng, cá nhân mới có được những phương tiện để phát triển toàn diện những năng khiếu của mình”, “chỉ trong điều kiện có cộng đồng thật sự, các cá nhân có được tự do khi họ liên hợp lại và nhờ sự liên hợp ấy” [50, tr.108], “sự phát triển tự do của mỗi người” mới “là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” [51, tr.628]. Những luận điểm trên đã khẳng định “sự tác động qua lại giữa những con người” trong các “hoạt động sinh sống có ý thức” không chỉ làm cho con người gắn bó khăng khít với nhau, mà còn giúp bản thân con người cùng nhau phát triển, cùng nhau hoàn thiện bản thân mình. Những năm gần đây, khi xu hướng toàn cầu hóa ngày càng phổ biến, nhận thấy hợp tác trở thành yếu tố không thế thiếu trong sự phát triển bền vững, các nhà khoa học, các tổ chức đã dành nhiều sự quan tâm về khả năng “tác động qua lại giữa những con người” – năng lực hợp tác trong xã hội hiện đại. 8 Analytic Quality Glossary cho rằng năng lực hợp tác có thể coi là những kỹ năng, kỹ xảo về khả năng tương tác của cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể trong việc tổ chức, quản lí, thực hiện các hoạt động nhóm một cách thành thạo, linh hoạt, sáng tạo nhằm giải quyết nhiệm vụ chung một cách có hiệu quả [102]. Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for economic cooperation and development – OECD) bằng việc ghép năng lực hợp tác với giải quyết vấn đề, đã định nghĩa là năng lực của một cá nhân tham gia tích cực và hiệu quả vào một quá trình mà hai hoặc nhiều người cố gắng giải quyết một vấn đề bằng cách chia sẻ sự hiểu biết và cố gắng vận dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ để giải quyết tình huống đó [100]. Năng lực hợp tác giải quyết vấn đề được PISA 2015 (Chương trình đánh giá học sinh quốc tế - PISA) khảo sát và định nghĩa là “năng lực của một cá nhân khi tham gia hiệu quả vào một quá trình giải quyết vấn đề cùng với hai thành viên trở lên bằng cách chia sẻ hiểu biết và những nỗ lực cần thiết để tìm ra giải pháp, đồng thời đóng góp vốn kiến thức, năng lực, nỗ lực của mình để hiện thực hóa giải pháp đó [101, tr.6]. Khung cấu trúc năng lực hợp tác giải quyết vấn đề cũng được PISA đưa ra bao gồm 3 năng lực thành phần đó là: thiết lập và duy trì sự hiểu biết chung, lựa chọn giải pháp thích hợp để giải quyết vấn đề, duy trì làm việc nhóm [49]. Tác giả Mai Văn Hưng trong công trình Bàn về năng lực chung và chuẩn đầu ra về năng lực định nghĩa năng lực hợp tác là khả năng của cá nhân biết thích ứng với tập thể nhóm, biết tự nhận trách nhiệm, chia sẻ công việc, giúp đỡ cộng sự và thực hiện có hiệu quả những thỏa thuận trong nhóm như kế hoạch đã đề ra, bao gồm: sự đồng cảm, sự định hướng sự phục vụ, khả năng biết cách tổ chức, khả năng phát triển người khác, khả năng tạo ảnh hưởng, kỹ năng kiểm soát xung đột, kỹ năng lãnh đạo có tầm nhìn, khôn ngoan, những xúc tác để thay đổi, khả năng xây dựng các mối quan hệ, tinh thần đồng đội và sự hợp tác với người khác trong các hoạt động nhận thức [34]. Theo tác giả Vũ Thị Thu Hoài và Nguyễn Thị Kim Ngân trong công trình Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học phần phi kim – hóa học lớp 10 trung học phổ thông, năng lực hợp tác là một trong chín năng lực chung cần hình thành và phát triển cho học sinh trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Theo các tác giả, năng lực hợp tác bao gồm các kiến thức, kĩ năng và thái độ hợp tác, được cấu thành từ các thành tố với 4 biểu hiện: “năng lực tổ chức nhóm hợp tác; năng lực hoạt động hợp tác nhóm; thái độ hợp tác; kỹ năng đánh giá cùng với các tiêu chí cho mỗi biểu hiện” [27, tr.96]. 9 Tác giả Trần Thị Kim Yến trong bài “Hoạt động giáo dục phát triển năng lực hợp tác nhóm cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non”, khẳng định hoạt động giáo dục phát triển năng lực nói chung, năng lực hợp tác nhóm nói riêng có vai trò rất quan trọng, “giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, phát triển những chức năng tâm, sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học tập suốt đời” [92, tr.23]. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (ban hành năm 2018) được xây dựng nhằm giúp người học làm chủ kiến thức phổ thông, hình thành và phát triển hài hòa những yếu tố cơ bản về tinh thần và thể chất, phẩm chất và năng lực xã hội, năng lực nghề nghiệp thông qua các cấp học, bậc học, và năng lực hợp tác được coi là một trong ba năng lực chung cần thiết được hình thành, phát triển cho người học trong tất cả các môn học, bậc học, các hoạt động giáo dục của hệ thống giáo dục Việt Nam. Năng lực hợp tác được cấu thành bởi sáu thành tố, đó là: “Một là, xác định mục đích và phương thức hợp tác biểu hiện ở việc người học biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác để giải quyết một vấn đề; biết lựa chọn hình thức làm việc nhóm phù hợp với qui mô, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ. Hai là, xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân trong hợp tác biểu hiện ở việc người học phân tích được công việc cần thực hiện để hoàn thành trách nhiệm của nhóm, sẵn sàng nhận công việc khó khăn của nhóm. Ba là, xác định nhu cầu và khả năng của người hợp tác: tức là qua theo dõi tiến trình tham gia hoạt động hợp tác, người học đánh giá được khả năng, mức độ hoàn thành công việc của từng thành viên trong nhóm để đề xuất điều chỉnh phương án phân công công việc và tổ chức hoạt động hợp tác. Bốn là, tổ chức và thuyết phục người học khác, biểu hiện ở việc người học biết theo dõi tiến độ hoàn thành công việc của từng thành viên trong nhóm để điều hòa hoạt động phối hợp; biết khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm. Năm là, đánh giá hoạt động hợp tác biểu hiện ở việc người học căn cứ vào mục đích hoạt động của nhóm, có thể đánh giá mức độ đạt được mục đích của cá nhân và cả nhóm; rút kinh nghiệm cho bản thân và góp ý cho từng thành viên trong nhóm. Sáu là, hội nhập quốc tế biểu hiện ở việc người học có hiểu biết cơ bản về hội nhập quốc tế; biết chủ động, tự tin trong giao tiếp với bạn bè quốc tế; biết chủ động, 10 tích cực tham gia một số hoạt động hội nhập quốc tế phù hợp với bản thân và đặc điểm của nhà trường, địa phương; biết tìm đọc tài liệu nước ngoài phục vụ công việc học tập và định hướng nghề nghiệp của mình và bạn bè” [10, tr.42 - 45]. Tác giả Phạm Xuân Vũ trong bài “Hợp tác – một kỹ năng cần thiết cho sinh viên trong quá trình học tập và nghiên cứu ở trường đại học” chỉ ra ý nghĩa to lớn của sự hợp tác trong học tập và các hoạt động xã hội khác đối với SV đó là “tăng cường sức mạnh của nhóm cũng như các thành viên, tạo cơ hội cho mỗi người hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và nhiệm vụ chung của nhóm; hình thành quan hệ liên nhân cách vững chắc trong nhóm, tập thể; điều chỉnh tâm lý của mỗi cá nhân như giảm căng thẳng, kiêu căng, tự cao, tự đại; luôn tư duy sáng tạo, tự tin, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ người khác; đoàn kết, cảm thông, tạo sự gắn kết; là điều kiện cần thiết để nhóm trở thành tập thể vững mạnh” [89, tr.45]. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra thực trạng kỹ năng hợp tác của SV và đề xuất một số định hướng rèn luyện kỹ năng hợp tác cho sinh viên về các tiêu chí nhận thức kỹ năng hợp tác; thiết kế, xây dựng các nhiệm vụ học tập theo nhóm; tăng cường các hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp [89, tr.46 - 47]. Đối với SV sư phạm, tác giả Lê Quang Sơn trong báo cáo “Nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên các trường đại học sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục: Những định hướng và giải pháp”, đề xuất 6 năng lực cốt lõi của người giảng viên, trong đó năng lực hợp tác trong giảng dạy bao gồm hai thành tố là năng lực quản lí xung đột và năng lực đàm phán [70]. Trong công trình nghiên cứu về “Khung năng lực nghề nghiệp giảng viên đại học sư phạm – kinh nghiệm thế giới và Việt Nam” [23] của nhóm tác giả Nguyễn Vũ Bích Hiền, Nguyễn Vân Anh và Hoàng Thị Kim Huệ trên cơ sở tham khảo khung năng lực nghề nghiệp của một số tổ chức trên thế giới như OECD, ATE, NCATE, TEAC… để thiết lập chuẩn quốc gia về năng lực giảng viên đại học sư phạm ở Việt Nam trong đó năng lực hợp tác là một trong số 4 năng lực chung của nhà giáo. “Đối với tổ chức Hiệp hội giảng viên đại học sư phạm Mỹ (ATE - Association of Teacher Educator) xây dựng tiêu chí năng lực hợp tác là thường xuyên hợp tác tích cực với đồng nghiệp để cải tiến hoạt động dạy học, nghiên cứu và nâng cao hiệu quả học tập của học sinh” [23, tr.239]. “Hội đồng quốc gia công nhận chức danh giảng viên đại học sư phạm (NCATE The National Council for Accreditaion of Teacher Educator) đòi hỏi nhà giáo phải hợp tác với cộng đồng học tập” [23, tr.239]. 11 “Học viện Autralia về dạy học và lãnh đạo nhà trường (AITSL) đưa ra tiêu chuẩn quốc gia về giảng viên - “giáo viên dẫn dắt” với 7 tiêu chí, trong đó lôi cuốn người học vào các hoạt động phát triển nghề nghiệp tương lai – Giáo viên đại học sư phạm cần xây dựng các mối quan hệ hợp tác ngay từ đầu để mở rộng cơ hội học tập nghề nghiệp, tham gia vào các nghiên cứu và cung cấp cơ hội việc làm chất lượng cho các SV sư phạm và liên kết chuyên môn với đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh và cộng đồng. Tuy không nói về năng lực hợp tác nhưng có thể khẳng định thông qua quá trình liên kết với đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng trong việc xây dựng các mối quan hệ hợp tác với SV ngay từ đầu, năng lực hợp tác của người giảng viên cũng được rèn luyện và phát triển ở một mức độ nào đó” [23, tr.240]. Đối với khung năng lực do các tác giả Việt Nam đề xuất còn ít tiêu chí đặc trưng riêng, chủ yếu tập chung vào các năng lực chuyên môn, học thuật như năng lực phát triển chương trình đào tạo giáo viên, năng lực nghiên cứu khoa học hay năng lực quản lí đào tạo, năng lực nghiệp vụ sư phạm, phục vụ cộng đồng… cho thấy việc trang bị năng lực chung cho người giáo viên trong tương lai còn hạn chế, từ đó càng đặt ra tính cấp thiết phải chuẩn bị cho thế hệ trẻ, nhất là những người làm công tác dạy chữ - dạy nghề - dạy người những kỹ năng mềm, năng lực cần thiết, phục vụ cho yêu cầu ngày càng cao của xã hội hiện đại. Tác giả Đặng Thị Mai trong công trình “Phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học Tư tưởng Hồ Chí Minh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường đại học, cao đẳng hiện nay”, khẳng định năng lực hợp tác “tạo điều kiện cho người học có thể đạt được những điều mà một mình thực hiện sẽ rất khó khăn bằng cách huy động sức mạnh của tập thể, đặc biệt là khi có sự hiện diện của yếu tố cạnh tranh”. “Trước công việc cụ thể của nhóm, ở bất cứ chủ đề thảo luận nào, các thành viên có nghĩa vụ ngang nhau đòi hỏi mỗi cá nhân phải nâng cao ý thức của bản thân nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chung. Mỗi thành viên trong nhóm là một mắt xích quan trọng không thể tách rời. Tính đồng đội, tinh thần đoàn kết, tính kỷ luật được hình thành trong thảo luận nhóm. Điều đó tạo động lực cho SV củng cố mối quan hệ bạn bè, tạo lập bầu không khí tin cậy và khuyến khích lẫn nhau” [56, tr.53]. Đồng thời, tác giả còn đề xuất 5 tiêu chí về năng lực hợp tác của sinh viên trong học tập Tư tưởng Hồ Chí Minh được xếp theo mức độ từ thấp đến cao, đó là 1/ Chủ động đề xuất mục đích hợp tác để giải quyết một vấn đề cho bản thân và những người khác đề xuất. 2/ Tự nhận trách nhiệm và vai trò của bản thân trong hoạt động chung của nhóm; phân tích được những công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ đáp ứng mục đích chung, đánh giá khả
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan