Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phát triển làng nghề mộc mỹ xuyên huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế...

Tài liệu Phát triển làng nghề mộc mỹ xuyên huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế

.PDF
110
357
62

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ NGỌC QUỲNH TRANG PHAÏT TRIÃØN LAÌNG NGHÃÖ MÄÜC MYÎ XUYÃN HUYÃÛN PHONG ÂIÃÖN, TÈNH THÆÌA THIÃN HUÃÚ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ HUẾ, 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ NGỌC QUỲNH TRANG PHAÏT TRIÃØN LAÌNG NGHÃÖ MÄÜC MYÎ XUYÃN HUYÃÛN PHONG ÂIÃÖN, TÈNH THÆÌA THIÃN HUÃÚ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 60 34 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN NGỌC CHÂU HUẾ, 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Lê Ngọc Quỳnh Trang, xin cam đoan: Luận văn “Phát triển Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Huế, ngày 25 tháng 9 năm 2017 Người cam đoan Lê Ngọc Quỳnh Trang i LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng và chân thành nhất đến TS. Nguyễn Ngọc Châu, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, quý Thầy giáo Cô giáo Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã truyền đạt kiến thức, quan tâm, nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường. Tôi muốn gửi lời cảm ơn đến cơ quan và đồng nghiệp của tôi - Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Phong Điền, nơi tôi đang công tác đã hỗ trợ, chia sẻ về công tác chuyên môn trong suốt quá trình tôi tham gia học tập, nghiên cứu. Đồng thời, cảm ơn các phòng ban thuộc UBND huyện Phong Điền, Chi cục Thống kê huyện Phong Điền, UBND xã Phong Hòa và đặc biệt là các cơ sở sản xuất kinh doanh mộc tại Làng nghề Mỹ Xuyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thu thập tài liệu. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và những người thân yêu đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này./. Huế, ngày 25 tháng 9 năm 2017 Tác giả luận văn Lê Ngọc Quỳnh Trang ii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Họ và tên học viên: Lê Ngọc Quỳnh Trang. Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; Niên khóa: 2015 - 2017 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Ngọc Châu. Tên đề tài: “Phát triển Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”. 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, cùng với sự phát triển về khoa học và kỹ thuật thì sản phẩm nông nghiệp đã chạm ngưỡng về mặt năng suất và sản lượng, do đó để phát triển kinh tế hộ gia đình, nền kinh tế địa phương vấn đề đặt ra cần phát triển các Làng nghề, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp song song với phát triển nông nghiệp, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp sẽ là yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế của người dân, từ đó thúc đẩy nền kinh tế, văn hóa - xã hội của địa phương. Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên, là làng nghề tiêu biểu của huyện Phong Điền với các sản phẩm: Điêu khắc, mộc dân dụng, mộc nhà rường. Tuy nhiên hiện nay, mộc Mỹ Xuyên phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có. 2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thống kê, mô tả: Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp. Phương pháp điều tra. Phương pháp phân tổ thống kê. 3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp của luận văn Góp phần hệ thống hóa các vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội hiện nay. Đánh giá thực trạng và kết quả phát triển Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng và khả năng phát triển làng nghề Mộc Mỹ Xuyên. Đề xuất phương hướng, mục tiêu và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển làng nghề mộc Mỹ Xuyên huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. iii DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT BQ : Bình quân BQC : Bình quân chung CNH HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa LN : Làng nghề LĐ : Lao động TTCN : Tiểu thủ công nghiệp TTBQ : Tăng trưởng bình quân UBND : Ủy ban nhân dân SXKD : Sản xuất kinh doanh SL : Số lượng STT : Số thứ tự GTSX : Giá trị sản xuất KD : Kinh doanh KHCN : Khoa học và công nghệ KQH : Khu Quy hoạch CS : Cơ sở GDP : Tổng sản phẩm quốc nội iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ ........................... iii DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ......................................................iv DANH MỤC BẢNG .................................................................................................ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ.............................................................................................x PHẦN I: MỞ ĐẦU ....................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .......................................................................1 2. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................2 3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2 3.1. Mục tiêu chung.....................................................................................................2 3.2. Mục tiêu cụ thể.....................................................................................................2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................2 4.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................2 4.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................2 5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3 5.1. Phương pháp thu thập số liệu ...............................................................................3 5.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................3 6. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................4 PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.....................................................................5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ .........................................................................................................................5 1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................5 1.1.1. Khái niệm về phát triển .....................................................................................5 1.1.2. Một số quan niệm về ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề ..............6 1.1.2.1. Quan niệm về nghề truyền thống ...................................................................7 1.1.2.2. Quan niệm về Làng nghề ...............................................................................8 1.1.2.3. Sự cần thiết phát triển Làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ......................................................................................11 1.1.3. Các nhân tố tác động đến sự phát triển Làng nghề .........................................13 v 1.1.3.1. Nhân tố bên trong.........................................................................................13 1.1.3.2. Nhân tố bên ngoài ........................................................................................14 1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................18 1.2.1. Tình hình phát triển Làng nghề trên thế giới ..................................................18 1.2.2. Kinh nghiệm phát triển Làng nghề ở Việt Nam..............................................20 1.2.2.1. Kinh nghiệm của Bắc Ninh ..........................................................................21 1.2.2.2. Phát triển làng nghề tỉnh Thừa Thiên Huế ...................................................22 1.2.2.3. Kinh nghiệm phát triển các Làng nghề ở huyện Phong Điền ......................24 1.3. Các chỉ tiêu sử dụng trong đề tài........................................................................16 1.3.1. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển ........................................................................16 1.3.2. Chỉ tiêu đánh giá phát triển Làng nghề ...........................................................16 1.3.2.1. Về mặt kinh tế ..............................................................................................16 1.3.2.2. Về xã hội, môi trường ..................................................................................17 1.3.3. Chỉ tiêu đánh giá nhân tố tác động..................................................................18 1.3.3.1. Chỉ tiêu đánh giá nhân tố bên trong .............................................................18 1.3.3.2. Chỉ tiêu đánh giá nhân tố bên ngoài............................................................18 CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG NGHỀ MỘC MỸ XUYÊN ..................................................................................................26 2.1. Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu ..........................................................26 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ...........................................................................................26 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................26 2.1.2.1. Về kinh tế .....................................................................................................26 2.1.2.2. Về Văn hóa - xã hội .....................................................................................27 2.1.3. Quá trình hình thành và phát triển của Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên ...............30 2.2.Thực trạng phát triển của Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên........................................31 2.2.1. Tổng quan về sự phát triển nghề, Làng nghề huyện Phong Điền ...................31 2.2.2. Tổng quan Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên ...........................................................34 2.2.2.1. Biến động số lượng cơ sở tại Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên ...........................34 2.2.2.2. Tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất và kênh phân phối sản phẩm tại Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên ................................................................................................36 2.2.2.3. Quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên ...................37 vi 2.2.2.4. Quy mô và cơ cấu lao động Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên..............................39 2.2.2.5. Chủng loại, mẫu mã sản phẩm .....................................................................39 2.2.2.6. Kỹ thuật công nghệ và máy móc..................................................................41 2.2.2.7. Một số chính sách hỗ trợ của nhà nước cho phát triển nghề và Làng nghề......41 2.3. Phân tích, đánh giá tác động của các nhân tố đến sự phát triển Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên ở các cơ sở điều tra.................................................................................................45 2.3.1. Đặc điểm chủ cơ sở..................................................................................................45 2.3.2. Đặc điểm hoạt động của các cơ sở..........................................................................46 2.3.3. Đặc điểm nguồn lực của các cơ sở..................................................................47 2.3.3.1. Về nguồn lao động .......................................................................................47 2.3.3.2. Quy mô nguồn vốn.......................................................................................50 2.3.3.3. Về trình độ kỹ thuật và công nghệ ...............................................................53 2.3.4. Nguyên vật liệu ...............................................................................................54 2.3.5. Xúc tiến thương mại........................................................................................55 2.3.6. Thị trường tiêu thụ sản phẩm ..........................................................................56 2.3.7. Kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở ................56 2.3.7.1. Chi phí và kết cấu sản xuất kinh doanh .......................................................56 2.3.7.2. Kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại các cơ sở...............58 2.3.8. Tác động của sản xuất kinh doanh tại Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên đối với xã hội và môi trường ......................................................................................................60 2.3.8.1. Tác động về mặt xã hội ................................................................................60 2.3.8.2. Tác động về mặt môi trường ........................................................................61 2.4. Đánh giá chung về sự phát triển Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên ............................63 2.4.1. Kết quả ............................................................................................................63 2.4.2. Hạn chế, tồn tại ...............................................................................................64 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ MỘC MỸ XUYÊN ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025 .......................................66 3.1. Định hướng sự phát triển Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên.......................................66 3.2. Mục tiêu .............................................................................................................66 3.2.1. Mục tiêu chung................................................................................................66 3.2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................67 vii 3.3. Hệ thống giải pháp .............................................................................................68 3.3.1. Xây dựng quy hoạch và thực hiện tốt các quy hoạch đã phê duyệt ................68 3.3.2. Phát triển thị trường tiêu thụ ...........................................................................68 3.3.3. Phát triển sản phẩm .......................................................................................72 3.3.4. Phát triển vùng nguyên liệu.............................................................................73 3.3.5. Giải pháp về vốn đầu tư và áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất ...........74 3.3.6. Đào tạo, nâng cao chất lượng và duy trì nguồn nhân lực ...............................76 3.3.7. Đa dạng hóa các hình thức, quy mô tổ chức sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh sự liên kết phối hợp giữa các cơ sở................................................................................78 3.3.8. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, giải quyết nhu cầu về mặt bằng cho sản xuất, kinh doanh ........................................................Error! Bookmark not defined. 3.3.9. Tăng cường chức năng quản lý của Nhà nước................................................80 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................82 1. Kết luận .................................................................................................................82 2. Kiến nghị ...............................................................................................................83 2.1. Đối với Chính quyền địa phương.......................................................................83 2.2. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh tại Làng nghề .......................................84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................85 PHỤ LỤC .................................................................................................................87 QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1 + 2 BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG BẢN GIẢI TRÌNH XÁC NHẬN HOÀN THIỆN viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Thực trạng phát triển nghề và Làng nghề trên địa bàn huyện Phong Điề ...............................................................................................................33 Bảng 2.2: Số cơ sở sản xuất kinh doanh tại Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên qua các giai đoạn ................................................................................................35 Bảng 2.3: Quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất tại Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên giai đoạn 2010-2015 .....................................................................................38 Bảng 2.4: Quy mô và cơ cấu lao động tại Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên giai đoạn 2010-2015..............................................................................................38 Bảng 2.5: Các loại máy móc được dùng trong sản xuất tại Làng nghề .................41 Bảng 2.6: Nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước cho Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên giai đoạn 2010-2015 .....................................................................................43 Bảng 2.7: Đặc điểm chủ sở hữu tại các cơ sở điều tra ...........................................44 Bảng 2.8: Tình hình hoạt động các cơ sở tại Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên .............46 Bảng 2.9: Tình hình nguồn lao động tại Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên....................49 Bảng 2.10: Tình hình sử dụng vốn tại các cơ sở điều tra.........................................52 Bảng 2.11 : Tình hình đầu tư máy móc thiết bị tại các cơ sở điều tra ......................53 Bảng 2.12: Tình hình sử dụng nguyên vật liệu tại các cơ sở điều tra......................54 Bảng 2.13: Chi phí và kết cấu chi phí tính bình quân tháng tại các cơ sở ...............58 Bảng 2.14 : Kết quả và hiệu quả tính bình quân tháng tại các cơ sở ........................60 Bảng 2.15: Vấn đề xử lý môi trường tại các cơ sở điều tra .....................................62 ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tình hình tham gia Hội chợ, triễn lãm của các cơ sở............................55 Biểu đồ 2.2: Thị trường tiêu thụ của Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên .............................56 x PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Sự tồn tại và phát triển của các Làng nghề, ngành nghề thủ công truyền thống một bộ phận của công nghiệp nông thôn là điều tất yếu trong sự phát triển kinh tế và bảo tồn những giá trị văn hóa lịch sử của nước ta trong giai đoạn hiện nay, thúc đẩy sự phát triển của các tỉnh, thành phố nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. Theo số liệu thống kê, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đóng góp 17% trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp, đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng công nghiệp xây dựng - dịch vụ - nông nghiệp và cơ cấu lao động ở nông thôn. Ngày nay, cùng với sự phát triển về khoa học và kỹ thuật thì sản phẩm nông nghiệp đã chạm ngưỡng về mặt năng suất và sản lượng, do đó để phát triển kinh tế hộ gia đình, nền kinh tế địa phương vấn đề đặt ra cần phát triển các Làng nghề, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp song song với phát triển nông nghiệp, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp sẽ là yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế của người dân, từ đó thúc đẩy nền kinh tế, văn hóa - xã hội của địa phương. Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên - Làng nghề tiêu biểu của huyện Phong Điền, nghề chạm khắc trên gỗ được hình thành từ thế kỷ XIX, với bề dày trăm năm lịch sử những sản phẩm tinh xảo, nét chạm trỗ được đúc rút kinh nghiệm từ bao đời, một số sản phẩm điêu khắc gỗ Mỹ Xuyên như: tượng gỗ các loại; bên cạnh đó các sản phẩm mộc dân dụng với sự chính xác trong kích thước, kỷ thuật mộc điêu luyện với các sản phẩm: bàn ghế, tủ, giường, salong..; và sản phẩm mộc nhà rường…. đã đến với người tiêu dùng khắp cả nước. Trong thời gian qua, nghề mộc đã đem lại thu nhập đáng kể cho các doanh nghiệp, hộ gia đình tham gia sản xuất kinh doanh sản phẩm điêu khắc gỗ, giải quyết được vấn đề về việc làm cho số lượng lớn lao động trong và ngoài địa phương. Tuy nhiên quá trình phát triển Làng nghề còn nhiều hạn chế. Nguồn lực của các cơ sở sản xuất kinh doanh tại Làng nghề chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường, quy 1 mô sản xuất nhỏ lẻ, năng lực cạnh tranh còn yếu, thị trường tiêu thụ hạn hẹp…Những điều này đã kìm hãm sự phát triển của Làng nghề, nghề mộc và sản phẩm mộc mỹ nghệ. Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của mình. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phát triển Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ kinh tế. 2. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng phát triển Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên thời gian qua như thế nào? - Những tồn tại, hạn chế và những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên? - Giải pháp nào cần đưa ra để thúc đẩy phát triển Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên? 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, phân tích đánh giá thực trạng phát triển Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên, đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên trong thời gian tới. 3.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển Làng nghề. - Đánh giá thực trạng phát triển Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên. - Đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển Làng nghề giai đoạn từ nay đến năm 2025. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu sự phát triển của Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên. Đối tượng trực tiếp là các chủ thể tham gia sản xuất kinh doanh tại Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 2 - Về mặt không gian: Nghiên cứu trên địa bàn Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Về mặt thời gian: + Đánh giá thực trạng giai đoạn 2010 - 2015. + Điều tra số liệu sơ cấp năm 2017. + Đề xuất giải pháp đến năm 2025. - Nội dung nghiên cứu: Phân tích, đánh giá các vấn đề tác động đến sự phát triển của Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập số liệu * Số liệu thứ cấp Số liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan ban ngành của địa phương, chủ yếu là Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Phong Điền, Chi cục thống kê huyện Phong Điền, UBND xã Phong Hòa và các nghiên cứu về phát triển Làng nghề, phát triển Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên của các tác giả, nhà nghiên cứu. * Số liệu sơ cấp Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra bảng hỏi. - Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên: Chọn ngẫu nhiên 45 cơ sở sản xuất kinh doanh tại Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên, căn cứ vào danh sách các cơ sở sản xuất kinh doanh tại Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên (Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên thuộc UBND xã Phong Hòa, huyện Phong Điền) do UBND xã Phong Hòa cung cấp, chọn ngẫu nhiên 01 cơ sở trong danh sách; sau đó cứ cách đều k đơn vị lại chọn ra 01 đơn vị vào mẫu, lựa chọn k=7, cứ như thế cho đến khi chọn đủ số đơn vị của mẫu. - Phỏng vấn trực tiếp qua bảng hỏi các cơ sở sản xuất kinh doanh tại Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên. 5.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu - Số liệu thứ cấp 3 Phương pháp so sánh: Đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu qua thời gian (Tốc độ phát triển liên hoàn, Tốc độ tăng trưởng bình quân…) - Số liệu sơ cấp Phương pháp thống kê mô tả: Qua số liệu điều tra sơ cấp, thống kê các chỉ tiêu riêng lẽ theo số lượng, tỷ lệ phần trăm, biểu đồ để rút ra nhận định. - Phương pháp phân tổ thống kê: Sử dụng để tổng hợp và hệ thống hóa số liệu theo các tiêu thức khác nhau phù hợp với mục đích nghiên cứu. + 45 mẫu điều tra được phân tổ thành 02 nhóm theo tiêu thức địa lý: Các cơ sở hoạt động sản xuất tại Khu quy hoạch Làng nghề và các cơ sở hoạt động sản xuất ngoài khu quy hoạch Làng nghề. Tác giả phân thành 02 nhóm như trên để đánh giá sự khác biệt của các cơ sở sản xuất trong và ngoài khu quy hoạch; đánh giá sự tác động của các yếu tố đối với quá trình sản xuất. Từ đó đưa ra những kết luận liên quan đến vấn đề quy hoạch phát triển làng nghề Mộc Mỹ Xuyên. + 45 mẫu điều tra được phân tổ thành 03 nhóm theo tiêu thức ngành nghề: Mộc dân dụng, Điêu khắc gỗ và Mộc nhà rường. Phân tích đánh giá sự khác biệt do các nhân tố tác động đến sự phát triển của các cơ sở đối với các nhóm ngành khác nhau. - Công cụ xử lý và phân tích Số liệu đã thu thập sẽ được xử lý và tổng hợp: Số liệu thứ cấp và sơ cấp được xử lý bằng Micosoft Office Excel. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chủ yếu của luận văn bao gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển Làng nghề. - Chương 2: Đánh giá thực trạng phát triển của Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên. - Chương 3: Giải pháp phát triển Làng nghề Mộc Mỹ Xuyên. 4 PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm về phát triển - Khái niệm về phát triển Trong phép biện chứng duy vật, khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới, thay thế cái cũ. - Khái niệm về phát triển kinh tế Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế. Nó bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống. Về căn bản, khái niệm tăng trưởng dùng để chỉ quá trình biến đổi theo chiều hướng tăng lên đơn thuần về lượng của sự vật; nó không phản ánh quá trình biến đổi theo chiều hướng nâng cao về chất của sự vật. Đây là điểm khác nhau căn bản giữa khái niệm phát triển và khái niệm tăng trưởng. Mặc dù có sự khác nhau giữa tăng trưởng và phát triển nhưng giữa chúng lại có mối liên hệ tất yếu với nhau: Tăng trưởng là điều kiện của phát triển và ngược lại, phát triển lại là điều kiện tạo ra những sự tăng trửởng mới, thường là với tốc độ và quy mô lớn hơn. Đó là mối quan hệ có tính quy luật của sự phát triển. - Phát triển kinh tế bao hàm các sự tăng trưởng kinh tế tức là tăng về quy mô sản lượng, sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế và sự tiến bộ về xã hội. Khái niệm phát triển kinh tế bao hàm các vấn đề cơ bản như sau: Thứ nhất là mức độ gia tăng mở rộng sản lượng quốc gia và sự tăng trưởng mức sản xuất, mức sống của quốc gia trong một thời gian nhất định. 5 Thứ hai là mức độ biến đổi cơ cấu kinh tế của quốc gia. Trong đó, quan trọng nhất là tỷ lệ ngành công nghiệp trong tổng sản lượng quốc dân. Mức độ tỷ lệ ngành công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân càng cao thể hiện mức phát triển càng cao. Thứ 3 là sự tiến bộ về cơ cấu xã hội, đời sống xã hội, mức độ gia tăng thu nhập thực tế của người dân, mức độ công bằng xã hội của quốc gia. Theo ý kiến chủ quan của tác giả, phát triển làng nghề hay phát triển làng nghề truyền thống là phát triển cả về lượng và chất, đồng thời phát triển bền vững, gìn giữ yếu tố truyền thống. Phát triển về lượng: quy mô sản xuất, cơ cấu hoạt động, số lượng các cơ sở, số lượng lao động có việc làm của làng nghề…; Phát triển về chất: hiệu quả sản xuất kinh doanh, áp dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật; trình độ tay nghề và đảm bảo môi trường làng nghề. 1.1.2. Một số quan niệm về ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề Về ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, có nhiều tên gọi khác nhau: Nghề truyền thống, nghề cổ truyền, nghề phụ… xét về nguồn gốc ra đời, các tổ chức sản xuất tiểu thủ công nghiệp của nước ta là: Thông qua con đường hợp tác hóa, bằng cách tổ chức những người thợ thủ công cá thể vào làm ăn tập thể hình thành các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp và thông qua con đường cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các xí nghiệp tư bản tư doanh. Ngày nay, ngoài các hợp tác xã còn có các hộ sản xuất cá thể, tiểu chủ, những doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và kinh doanh các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thủ công cổ truyền, các ngành nghề mới xuất hiện. Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là ngành nghề thủ công truyền thống được quan tâm phục hồi, tạo điều kiện phát triển. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ngày nay được trang bị máy móc để cơ khí hoá một số khâu trong quá trình sản xuất. Sự phát triển này đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế xoá bỏ đặc điểm thuần nông, dần dần hình thành và mở mang hoạt động sản xuất kinh doanh ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống… nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú của đời sống dân sinh. 6 Thông thường hoạt động của ngành nghề tiểu thủ công nghiệp lúc đầu phát sinh từ một số gia đình, dần dần mở rộng ra nhiều hộ gia đình. Số hộ và số lao động là ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ngày càng nhiều, đạt từ 50% trở lên và cũng tạo ra trên 50% thu nhập so với tổng thu nhập trên địa bàn của làng. Sản xuất của Làng nghề tiểu thủ công nghiệp được sử dụng những công nghệ truyền thống, kết hợp với công nghệ hiện đại. Như vậy, có thể thấy ngành nghề tiểu thủ công nghiệp là những ngành có một hoặc một số nghề tiểu thủ công nghiệp được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập. Số hộ lao động và thu nhập phát triển trên 50% trở lên so với tổng số hộ lao động cũng như giá trị thu nhập của thôn (làng). Phương pháp sản xuất đã được cải tiến hoặc sử dụng những máy móc hiện đại để hỗ trợ cho sản xuất. 1.1.2.1. Quan niệm về nghề truyền thống Có nhiều quan niệm về nghề truyền thống như sau: - Nghề truyền thống là một hiện tượng kinh tế văn hóa đặc sắc ở Việt Nam. Nghề truyền thống được lưu truyền từ đời này qua đời khác (truyền nghề), lưu giữ kỹ thuật sản xuất (bí quyết nghề nghiệp), đúc kết kinh nghiệm. - Nghề truyền thống thường được lưu giữ trong một gia đình, một dòng họ, một làng, một vùng cho nên mới nói đất có nghề. - Nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền. - Các ngành nghề thủ công truyền thống ở nước ta được phân chia thành năm nhóm như sau: Mặt hàng Thủ công mỹ nghệ như: Sơn mài, khảm trai. Mặt hàng công cụ sản xuất như: Sản xuất liềm, hái. Mặt hàng phục vụ tiêu dùng thông thường như: Dao, kéo. Mặt hàng phục vụ cho sản xuất và đời sống như: Nề, mộc, sản xuất vật liệu xây dựng. Mặt hàng được chế biến từ lương thực thực phẩm như: Bánh cuốn, rượu. 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan