Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển kinh tế xanh ở ấn độ và bài học cho việt nam...

Tài liệu Phát triển kinh tế xanh ở ấn độ và bài học cho việt nam

.PDF
75
115
113

Mô tả:

MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH ......... 5 1.1. Một số khái niệm về kinh tế xanh và phát triển bền vững ......................... 5 1.2. Nội dung về phát triển kinh tế xanh ......................................................... 12 1.3. Tính cần thiết của kinh tế xanh ................................................................ 14 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xanh................................... 18 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH CỦA ẤN ĐỘ ........................................................................................................... 21 2.1. Khái quát về Ấn Độ.................................................................................. 21 2.2. Thực trạng phát triển kinh tế xanh ở Ấn Độ ............................................ 28 2.3. Đánh giá chung ........................................................................................ 38 2.4. Dự báo triển vọng về phát triển kinh tế xanh ở Ấn Độ ............................ 43 Chƣơng 3. PHÁT TRIỂN KINH TẾ THEO HƢỚNG TĂNG TRƢỞNG XANH Ở VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ ẤN ĐỘ CÓ THỂ VẬN DỤNG VÀO VIỆT NAM........................................................... 47 3.1. Tổng quan về phát triển kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh ở Việt Nam 47 3.2. Bài học kinh nghiệm về phát triển kinh tế xanh của Ấn Độ có thể vận dụng vào Việt Nam ......................................................................................... 58 3.3. Một số gợi ý về phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam trong giai đoạn mới và điều kiện để thực hiện bài học kinh nghiệm từ Ấn Độ .............................. 62 KẾT LUẬN .................................................................................................... 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 68 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt ADB ASEAN Tiếng Việt Ngân hàng phát triển châu Á Tiếng Anh The Asian Development Bank Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Association Á of South East Asian Nations Hội nghị giữa các quốc gia tham COP gia Công ước Khung Của Liên Conference of parties hợp quốc về biến đổi khí hậu EU Liên minh châu Âu European Union FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment Nhóm bảy nước kỹ nghệ tiên tiến G7 trên thế giới (Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh Quốc, Hoa Group of Seven Kỳ) GCI GDP GEI ICOR Chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu Tổng sản phẩm quốc nội Tổ chức Sáng kiến Tăng trưởng xanh của Liên hợp quốc Hệ số đầu tư tăng trưởng IMF Quỹ tiền tệ quốc tế NEP Chính sách môi trường quốc gia ODA Hỗ trợ phát triển chính thức Global Competitiveness Index Gross Domestic Product Grow Economy initiative Incremental Capital-Output Ratio International Monetary Fund Official Assistance Development OECD PCGG Tổ chức Hợp tác và Phát triển Organization kinh tế for Economic Cooperation and Development Ủy ban Tổng thống về tăng trưởng xanh PPP Sức mua tương đương Purchasing Power Parity R&D Nghiên cứu và phát triển Research & Development TFP Năng suất tổng hợp Total Factor Productivity UNDP UNEP UNESCAP Chương trình Phát triển Liên hợp quốc United Nations Development Programme Chương trình Môi trường Liên United Nations Environment hợp quốc Ủy ban Kinh tế - Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên hợp quốc Programme Economic and Commission for Asia and the Pacific USD Đô la Mỹ United States Dollar WB Ngân hàng thế giới World Bank WCED Ủy ban Môi trường và Phát triển World thế giới Social Commission on Environment and Development MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, tất cả các quốc gia trên thế giới ưu tiên hàng đầu cho phát triển kinh tế, đặc biệt là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Trong khi đó, nền kinh tế phổ biến hiện nay là nền kinh tế nâu, gắn liền với khai thác và sử dụng tài nguyên hóa thạch. Sự bùng nổ về kinh tế mang lại nhiều lợi ít nhưng lại không bền vững do hai yếu tố môi trường và xã hội không được quan tâm. Chính vì vậy, Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đưa ra mô hình kinh tế xanh (mô hình kinh tế bền vững) vừa đảm bảo phát triển kinh tế theo chiều sâu, nâng cao chất lượng kinh tế, vừa bảo vệ môi trường nâng cao chất lượng môi trường. Trong bối cảnh phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, kinh tế xanh đang là xu hướng mới mà các quốc gia trên thế giới mong đợi. Vấn đề sử dụng năng lượng, phát thải khí nhà kính, ô nhiễm môi trường trên diện rộng tại Việt Nam đã và đang diễn ra hết sức phức tạp, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, những vấn đề nội tại trong việc phát triển kinh tế của một số nước, đặc biệt là nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam còn thể hiện rõ ở các mặt: Đối mặt với thách thức về gia tăng dân số, hệ sinh thái tự nhiên đang bị tổn thương và suy giảm nghiêm trọng, hoạt động nông nghiệp thiếu bền vững… Tất cả những hiện trạng báo động mà Việt Nam gặp phải cho thấy, để giải quyết được bài toán khó về vấn đề phát triển kinh tế theo hướng phát triển bền vững, cũng như hướng giải quyết trong tương lai, việc nghiên cứu kinh nghiệm phát triển kinh tế của một số quốc gia thành công trong chiến lược kinh tế xanh, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào Việt Nam một cách có hệ thống và khoa học là hết sức cần thiết. 1 Trước tình hình đó, vấn đề “Phát triển kinh tế xanh ở Ấn Độ và bài học cho Việt Nam” được chọn làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Kinh tế quốc tế. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đến nay từ các góc độ tiếp cận khác nhau, các tác giả đã có nhiều bài viết về kinh tế Ấn Độ trên các tạp chí quốc tế như: “Miracles and Reform in India: Policy Reflections”, ASIAN survey số 5 của tác giả Nirviker Singh (10/2002) [47] phản ảnh chính sách và những cải cách về kinh tế của Ấn Độ; hay bài viết “Creating an Environment for Venture Capital in India”, tạp chí World Development số 2 của tác giả Rafiq Dossani (2002) [48] bàn luận về việc hình thành môi trường trong đầu tư vốn liên doanh vào chính sách kinh tế Ấn Độ. Ở Việt Nam, có một số bài nghiên cứu về kinh tế Ấn Độ đăng trên các báo, tạp chí, có thể điểm ra một số bài viết như: “Ấn Độ - Mục tiêu trở thành cường quốc” - tài liệu tham khảo số 3, Thông tấn xã Việt Nam (2004) [26]; bài viết “Việt Nam trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ” của tác giả Trần Khánh và Võ Xuân Vinh (2004), báo Nhân dân số 17.974 trang 4 [18]; bài viết “Những thành tựu mới về tăng trưởng kinh tế Ấn Độ” của tác giả Thạch Văn Rong (3/2004), Tạp chí Ngoại thương, số 9, trang 27 [22]; công trình khoa học “Tăng trưởng xanh ở Ấn Độ” tác giả Nguyễn Trung Đức (2015) [12] của Viện nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á… Tuy nhiên do giới hạn trong phạm vi một bài báo và công trình nghiên cứu khoa học nên những bài viết đó mới đề cập đến một hoặc một vài khía cạnh nào đó của kinh tế Ấn Độ. Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu hệ thống về kinh tế Ấn Độ, tiêu biểu là cuốn “50 năm kinh tế Ấn Độ” của PGS.TS Đỗ Đức Định (1999), Nhà xuất bản thế giới [10]. Nhìn chung, ở Việt Nam số lượng công trình nghiên cứu sâu về kinh tế xanh của Ấn Độ chưa nhiều. Hơn nữa, nghiên cứu về kinh tế xanh của Ấn Độ 2 để rút kinh nghiệm cho Việt Nam thì chưa có công trình nào tiến hành thực hiện một cách đầy đủ. Do đó, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu về kinh nghiệm “Phát triển kinh tế xanh ở Ấn Độ và bài học cho Việt Nam”. Đây là một đề tài mới và không bị trùng lặp với công trình nào khác. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích chung: Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh của Ấn Độ, rút ra bài học có thể vận dụng vào Việt Nam. Mục đích cụ thể: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kinh tế xanh và phát triển bền vững. - Phân tích, đánh giá thực trạng chỉ ra những điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình phát triển kinh tế xanh của Ấn Độ. - Rút ra bài học kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh từ Ấn Độ có thể vận dụng thực tiễn vào nước ta trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về kinh tế xanh và phát triển bền vững. - Đánh giá, phân tích kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh ở Ấn Độ. - Khái quát thực trạng phát triển kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh ở Việt Nam. Đồng thời đề xuất một số bài học kinh nghiệm từ Ấn Độ có thể vận dụng vào Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Tập trung nghiên cứu về kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh của Ấn Độ, rút ra bài học có thể áp dụng cho Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 3 - Phạm vi nội dung: Nghiên cứu kinh nghiệm của Ấn Độ về phát triển kinh tế xanh, bài học rút ra có thể áp dụng cho Việt Nam. - Phạm vi về không gian: Phát triển kinh tế xanh của Ấn Độ. - Phạm vi về thời gian: Từ năm 2013 đến năm 2016. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Phương pháp luận của đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp khảo sát, thống kê. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp so sánh… 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kinh tế xanh, phát triển kinh tế xanh. - Ý nghĩa thực tiễn: Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xanh ở Ấn Độ, rút ra bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam tham khảo, đồng thời dự báo về phát triển kinh tế xanh ở Ấn Độ trong giai đoạn phát triển mới. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 03 chương: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về kinh tế xanh Chƣơng 2. Thực trạng phát triển kinh tế xanh của Ấn Độ Chƣơng 3. Phát triển kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm từ Ấn Độ có thể vận dụng vào Việt Nam 4 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH 1.1. Một số khái niệm về kinh tế xanh và phát triển bền vững 1.1.1. Khái niệm kinh tế xanh Khái niệm “kinh tế xanh” ra đời vào năm 2008 từ Chương trình môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) khởi xướng. Tại thời điểm này, thế giới đang phải đối mặt với các khủng hoảng về khí hậu, sinh thái tự nhiên, thiếu hụt lương thực, nước sạch và khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 2009. Sau đó, các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Liên minh Châu Âu (EU), Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)..., và nhiều diễn đàn quốc tế đã hướng đến bàn và thảo luận về chủ đề kinh tế xanh, coi đây là một trong những giải pháp khắc phục suy thoái đang gặp phải [3]. Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) định nghĩa “kinh tế xanh” (Green Economy) “là một nền kinh tế hướng tới mục tiêu cải thiện đời sống của con người và tài sản xã hội, đồng thời chú trọng giảm thiểu những hiểm họa môi trường và sự khan hiếm tài nguyên” [3]. Tổ chức sáng kiến Tăng trưởng xanh của Liên hợp quốc (GEI) cho rằng phát triển kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh thông qua quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và cơ sở hạ tầng với mong muốn thu được kết quả toàn diện hơn từ các nguồn đầu tư cho tài nguyên, nhân lực và tài chính; đồng thời giảm thiểu tối đa hiệu ứng nhà kính, sử dụng và khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, tạo ra ít chất thải nhằm bảo vệ môi trường và giảm thiểu sự mất công bằng trong xã hội [29]. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) tăng trưởng xanh là đẩy mạnh phát triển kinh tế và tăng trưởng, đồng thời nguồn tài sản tự nhiên không bị dần cạn kiệt và an toàn với môi trường, nhằm đảm bảo nguồn cung 5 cấp cần thiết cho cuộc sống con người. Để thực hiện điều này, việc đầu tư và đổi mới cần phải có nhân tố tác động từ các chiến lược của tăng trưởng xanh nhằm tiến đến sự phát triển toàn diện và bền vững, thúc đẩy và tạo dựng thêm nhiều cơ hội kinh tế mới [29]. Ngân hàng thế giới (WB) cho rằng tăng trưởng xanh là thúc đẩy tăng trưởng gắn với việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và hạn chế các tác động xấu của môi trường đến con người [29]. Theo Ủy ban Liên hợp quốc về Kinh tế và Xã hội khu vực châu Á – Thái Bình Dương (UNESCAP), có 6 nội dung chính của tăng trưởng xanh đó là: (i) sản xuất và tiêu dùng bền vững; (ii) xanh hóa thị trường và các hoạt động sản xuất kinh doanh; (iii) xây dựng cơ sở hạ tầng bền vững; (iv) cải tổ thuế và ngân sách xanh; (v) đầu tư/bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái; (vi) xây dựng và thực hiện các chỉ số hiệu quả về sinh thái [19]. Ngoài ra, các nguyên tắc đối với tăng trưởng xanh bao gồm: (i) Tăng trưởng xanh phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế được thể hiện qua chỉ tiêu gia tăng của GDP gắn liền với đảm bảo phúc lợi xã hội, phân phối công bằng giữa các tầng lớp dân cư; (ii) tăng trưởng xanh phải đảm bảo hiệu quả sinh thái của tăng trưởng kinh tế; (iii) tăng trưởng xanh phải kiểm soát ô nhiễm môi trường, đạt được các mục tiêu về môi trường thông qua cải thiện điều kiện sản xuất và tiêu dùng. Khái niệm “kinh tế xanh” cho đến nay còn nhiều cách hiểu và cách gọi khác nhau (các nước phương Tây xác định là mô hình kinh tế xanh, các nước đang phát triển hướng đến chiến lược tăng trưởng xanh, Trung Quốc tiến hành chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế với nội hàm phát triển xanh và xây dựng văn minh sinh thái làm trọng điểm, mô hình ở Thái Lan có tên gọi là “nền kinh tế đầy đủ”...). Ngoài khái niệm “kinh tế xanh”, các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển còn quan tâm hơn tới khái niệm “tăng trưởng xanh” do mục đích tăng trưởng luôn được đặt lên hàng đầu đối với các nền kinh tế này. 6 Về các khái niệm tăng trưởng xanh và kinh tế xanh có nhiều định nghĩa, tựu chung các quan điểm, nhận thức thống nhất là: Kinh tế xanh cùng với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường là ba trụ cột của phát triển bền vững và là sự lựa chọn tốt nhất cho sự phát triển bền vững của các quốc gia. Kinh tế xanh là nền kinh tế thân thiện với môi trường, dựa vào năng lượng sạch, giảm phát thải khí nhà kính để giảm thiểu biến đổi khí hậu; là nền kinh tế tăng trưởng theo chiều sâu, hao tổn ít nhiên liệu, đổi mới công nghệ, tăng cường các ngành công nghiệp sinh thái; hướng đến mục đích là tăng trưởng bền vững, xóa đói giảm nghèo và phát triển công bằng [5]. 1.1.2. Khái niệm phát triển bền vững Khái niệm “phát triển bền vững” được phổ biến rộng rãi vào năm 1987, trong Báo cáo “Tương lai của chúng ta” (Our common future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới (WCED) của Liên hợp quốc, “phát triển bền vững” được định nghĩa “là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”. Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Định nghĩa này được nhiều tổ chức và quốc gia trên thế giới thừa nhận và được sử dụng rộng rãi vì nó mang tính khái quát hoá cao về mối quan hệ dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường, từ đó tạo ra phát triển bền vững [5]. Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB): “Phát triển bền vững là một loại hình phát triển mới, lồng ghép một quá trình sản xuất với bảo toàn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường. Phát triển bền vững cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng của chúng ta đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Định nghĩa này đã đề cập cụ thể hơn về mối quan hệ ràng buộc giữa khả năng đáp ứng nhu cầu hiện tại với hệ quả đáp ứng nhu cầu tương lai, thông qua phương thức phát triển 7 kinh tế - xã hội nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường [5]. Mục tiêu của phát triển bền vững là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các con người, sự đồng thuận của xã hội và là sự hài hòa giữa con người và tự nhiên; hay nói cách khác đó là sự phát triển hài hoà cả về kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường ở các thế hệ nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sống của con người: (i) Phát triển bền vững về mặt kinh tế phải có thể tạo ra hàng hoá và dịch vụ một cách liên tục, với mức độ có thể kiểm soát của Chính phủ và nợ nước ngoài, tránh sự mất cân đối giữa các khu vực làm tổn hại đến sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ; (ii) Phát triển bền vững về mặt xã hội phải đạt được sự công bằng trong phân phối, cung cấp đầy đủ các dịch vụ xã hội bao gồm y tế, giáo dục, bình đẳng giới, sự tham gia và trách nhiệm chính trị của mọi công dân; (iii) Phát triển bền vững về môi trường phải duy trì nền tảng nguồn lực ổn định, tránh khai thác quá mức các hệ thống nguồn lực tái sinh hay những vận động tiềm ẩn của môi trường và việc khai thác các nguồn lực không tái tạo không vượt quá mức độ đầu tư cho sự thay thế một cách đầy đủ, điều này bao gồm việc duy trì sự đa dạng sinh học, sự ổn định khí quyển và các hoạt động sinh thái khác [5]. 1.1.3. Mối quan hệ giữa kinh tế xanh và phát triển bền vững Tăng trưởng kinh tế nhanh mà không quan tâm đến vấn đề môi trường và xã hội nhờ lạm dụng quá mức các nguồn lực từ tự nhiên đã không còn phù hợp, phát triển kinh tế xanh đang trở thành xu hướng để đưa nền kinh tế sau một giai đoạn suy giảm trở nên tăng trưởng theo chiều sâu và bền vững. Để đạt được mục tiêu này, cần có những cải tiến, phương thức mới cho đầu tư và 8 các sáng kiến để tạo ra những mô hình phát triển kinh tế mới trước thời kỳ ứng phó với khủng hoảng kinh tế, tài nguyên và biến đổi khí hậu [1,Tr.20]. Kinh tế xanh hướng đến nền kinh tế mà con người là trung tâm, tăng trưởng phúc lợi cho người dân và công bằng xã hội; bao gồm những yếu tố đem lại sự cân bằng, thỏa mãn tính bền vững (hoạt động kinh tế đem lại lợi nhuận, các giá trị có ích lợi to lớn nhằm hướng đến phát triển cuộc sống, xã hội, con người đồng thời gắn liền với môi trường). Kinh tế xanh là tiến trình phát triển bền vững cần thiết của các nước trên thế giới hiện nay [3;24]. Việc chuyển đổi sang mô hình kinh tế xanh có hai con đường chính: Các nước phát triển có thể chuyển đổi sang nền kinh tế xanh do có điều kiện tài chính, nguồn nhân lực và công nghệ thông qua đầu tư, phát triển những lĩnh vực mới trong nền kinh tế giúp phát triển xã hội, môi trường bền vững; trong khi đó, các nền kinh tế đang phát triển phải tốn nhiều chi phí và thời gian hơn bằng cách điều chỉnh dần dần để nền kinh tế truyền thống trở nên thân thiện hơn với môi trường. Hiện nhiều nước đang đi tiên phong trong việc xây dựng nền kinh tế xanh (như Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc...), với các biện pháp chính là: Tăng đầu tư và chi tiêu trong các lĩnh vực thúc đẩy phát triển kinh tế xanh: năng lượng, giao thông, xây dựng, nông nghiệp, du lịch, văn hóa, xử lý chất thải...; nâng cao nhận thức về các thách thức của nền kinh tế truyền thống cũng như cơ hội, thuận lợi của nền kinh tế xanh và sự phát triển bền vững; đồng thời nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan nhà nước và đầu tư đào tạo kỹ năng cho đội ngũ lao động phục vụ trong nền kinh tế xanh; mở rộng thị trường cho các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường thông qua các chính sách khuyến khích người tiêu dùng quan tâm tới sản phẩm xanh và có ghi nhãn sinh thái; giảm chi tiêu Chính phủ vào các lĩnh vực sử dụng nguồn lực tự nhiên không thể tái tạo; phát triển mạng lưới các tổ chức, cơ quan giúp quản lý việc chuyển đổi sang mô hình kinh tế xanh; đồng thời thiết lập hệ 9 thống quy định pháp luật và chính sách giúp thúc đẩy kinh tế xanh; sử dụng công cụ thuế, phí để giảm thiểu tác động tiêu cực về môi trường, áp dụng cơ chế mua bán phát thải khí nhà kính; áp thuế, phí đối với việc sử dụng năng lượng kém hiệu quả, thuế sở hữu và sử dụng phương tiện giao thông...; đưa các ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường và cuộc sống vào để tính toán chi phí hàng hoá, dịch vụ, từ đó tạo điều kiện để thị trường hóa và từng bước chuyển đổi sang sản xuất hàng hoá, dịch vụ thân thiện môi trường; tăng cường hợp tác quốc tế để thiết lập các cơ chế ràng buộc điều chỉnh các hoạt động kinh tế có ảnh hưởng tới phát triển bền vững... [5]. Cùng với đó, khái niệm tăng trưởng xanh và kinh tế xanh vẫn đang trong quá trình tranh luận. Nhiều ý kiến cho rằng: Kinh tế xanh là khái niệm lớn nhất, nó bao gồm kinh tế tuần hoàn, kinh tế cácbon thấp và kinh tế sinh thái. Trong đó, kinh tế tuần hoàn chủ yếu giải quyết vấn đề ô nhiễm; kinh tế cácbon thấp chủ yếu nhằm vào cơ cấu năng lượng và phát thải khí nhà kính; còn kinh tế sinh thái chủ yếu là hướng đến khôi phục hệ sinh thái (như thảo nguyên, rừng, biển ...), sử dụng và phát triển hệ sinh thái (như phát triển nông nghiệp sinh thái ...). Trước thập niên 1990 Ấn Độ đã bắt tay vào cải cách, phát triển kinh tế, năm 1972 lần đầu tiên Ấn Độ ký cam kết Công ước Liên hợp quốc về vấn đề môi trường, tạo sự chuyển biến rõ nét về luật môi trường của quốc gia. Điều này cho thấy, ngay từ thời điểm trước cải cách, Ấn Độ đã rất quan tâm và có hướng xác định tới phát triển bền vững. Tuy nhiên tại thời điểm đó Ấn Độ chưa hình thành khái niệm và cho đến nay, có thể nói vẫn chưa nhận thức thật sâu rộng dẫn tới có nhiều ý kiến khác nhau về phát triển bền vững, do cách tiếp cận khác nhau: kinh tế, tự nhiên, con người là trung tâm, xã hội, sinh thái, hài hòa… Nhiều ý kiến cho rằng: Cơ bản của phát triển bền vững là sự hài hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội với môi trường, hay nói cách khác là sự hài 10 hòa giữa sinh thái và kinh tế. Hoặc cũng có ý kiến cho rằng: Phát triển bền vững hướng đến phát triển của con người làm trung tâm, tôn chỉ là phát triển. Theo quan điểm của Việt Nam tại Quyết định số 1393/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050, “Tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững” [23, tr2]. Để có thể đạt được mục tiêu phát triển bền vững và các cam kết đối với quốc tế, ngày 12/4/2012 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 432/QĐ- TTg: “Phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020", theo đó xác định rõ những lĩnh vực hoạt động cần ưu tiên như về kinh tế, thực hiện “duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững, từng bước thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững, đảm bảo an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, phát triển bền vững các vùng và địa phương”. Tháng 6/2014 tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội (khóa XIII) đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường, trong đó Điều 4 của Luật này đã nêu: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”. Có thể nói, định nghĩa trên về phát triển bền vững và kinh tế xanh trong Luật bảo vệ môi trường là sự "nội hóa” các quan điểm của Liên hợp quốc ở hai hội nghị quốc tế đã nêu trên; đồng thời tính toán đến điều kiện cụ thể của Việt Nam [23,tr.3]. Như vậy, có thể thấy, trên thế giới hiện nay trong đó có Việt Nam và Ấn Độ vẫn còn có những ý kiến khác nhau về tăng trưởng xanh, kinh tế xanh và phát triển bền vững. Những ý kiến trái chiều trên cũng là lẽ bình thường bởi 11 điều kiện lịch sử, văn hóa, trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các nước khác nhau. Điều đáng chú ý là cả hai nước Việt Nam và Ấn Độ đều đang tiến hành cải cách, đổi mới và hội nhập quốc tế, nên đều đã vận dụng linh hoạt và sáng tạo những quan điểm quốc tế về tăng trưởng xanh, kinh tế xanh và phát triển bền vững vào hoàn cảnh cụ thể của nước mình. 1.2. Nội dung về phát triển kinh tế xanh Nội dung chính của phát triển kinh tế xanh bao hàm một số yếu tố gắn kết chặt chẽ với nhau không tách rời, là sự kết hợp của ba trụ cột: Kinh tế - xã hội môi trường, được thể hiện thông qua việc làm gia tăng tài sản xã hội, cơ hội việc làm nhằm cải thiện đời sống con người bằng các đầu tư của nhà nước và các doanh nghiệp cho nền kinh tế; các chính sách sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên làm giảm tải lượng phát thải cácbon, cân bằng sinh học, không gây thảm họa, thân thiện với môi trường và đảm bảo giảm nghèo, bình đẳng trước những cơ hội mà nền kinh tế xanh tạo ra, đem lại môi trường trong lành. 1.2.1. Phát triển kinh tế Phát triển kinh tế xanh là sự tăng trưởng về kinh tế, trong khi vẫn đảm bảo sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả, tăng năng suất lao động, đồng thời giảm các tác động đến môi trường; đầu tư cho các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu hướng đến các mục tiêu xã hội như giảm nghèo, giảm sự bất bình đẳng trong xã hội. Có thể thấy mục tiêu tăng trưởng kinh tế xanh trong phát triển bền vững được cụ thể hóa hơn, đặt ra nhiệm vụ đảm bảo cho thế hệ hiện tại và tương lai có sự bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn lực sản xuất đó là: sản xuất bền vững; tiêu dùng bền vững; xanh hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua phát triển công nghệ xanh, phát triển các ngành công nghệ cao, sử dụng ít tài nguyên, áp dụng các biện pháp sản xuất sạch; cải tổ và áp dụng các công cụ kinh tế (thuế xanh, ngân sách xanh). 12 1.2.2. Phát triển xã hội Phát triển kinh tế xanh đặt mục tiêu chủ yếu là quan tâm đến lợi ích xã hội như việc làm, bình đẳng xã hội làm cho cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn được thể hiện thông qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng bền vững (hạ tầng đô thị và giao thông thân thiện với môi trường); xây dựng và thực hiện các chỉ số hệ sinh thái. Phát triển kinh tế xanh đem lại lợi ích rất lớn cho xã hội, cải thiện mức sống dân sinh, xóa đói giảm nghèo, làm tăng thêm cơ hội việc làm, bình đẳng xã hội cũng như nâng cao chất lượng xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế xanh, một bộ phận xã hội, chủ yếu là nhóm nước nghèo, nếu không được quan tâm, giúp đỡ, có thể chịu ảnh hưởng tiêu cực khi họ không đủ khả năng tài chính để tiêu dùng các sản phẩm xanh, hoặc có thể bị mất việc làm vì thiếu kĩ năng và không thích ứng được với các công nghệ sản xuất mới. Nếu xảy ra, điều này có thể làm mất đi sự đồng thuận xã hội và Chính phủ sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế xanh. Do đó, các quốc gia hiện nay đều rất quan tâm đến ba yếu tố trong quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng, đó là: tạo việc làm, thay đổi thói quen tiêu dùng và tuyên truyền để nâng cao nhận thức và sự đồng thuận của nhân dân. 1.2.3. Phát triển môi trường Mục tiêu đầu tiên của kinh tế xanh là giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu; tiếp đó là bảo vệ, khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Xu hướng của các quốc gia về phát triển kinh tế xanh đều hướng đến ưu tiên thực hiện chính sách bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia theo hướng phát triển đồng bộ các nguồn năng lượng; khai thác và sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng sẵn có, giảm bớt phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên hóa thạch như dầu mỏ, than đá…; thay đổi các loại hình 13 trong công nghệ, sản xuất, giao thông vận tải để tiết kiệm nhiên liệu, giảm phát thải và ít ô nhiễm môi trường. Đẩy mạnh thay đổi cơ cấu nguồn năng lượng theo hướng giảm hàm lượng cácbon, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên; khai thác có hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo như gió, công nghệ năng lượng mặt trời, địa nhiệt và sinh khối; lồng ghép sử dụng năng lượng mới và tái tạo vào chương trình tiết kiệm năng lượng của quốc gia, tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà cũ và mới; phát triển thị trường công nghệ năng lượng tái tạo, hình thành ngành công nghiệp sản xuất máy móc thiết bị và cung cấp các dịch vụ thuộc lĩnh vực công nghệ sạch; công nghệ giao thông vận tải bền vững, chẳng hạn như đường sắt và hệ thống xe buýt vận chuyển tốc độ cao; bền vững nông nghiệp, bao gồm cả sản xuất hữu cơ. 1.3. Tính cần thiết của kinh tế xanh 1.3.1. Kinh tế xanh đóng vai trò quan trọng trong phát triển bền vững Trong bối cảnh các quốc gia đang ngày càng phụ thuộc lẫn nhau, mô hình kinh tế xanh, bền vững là mô hình được các quốc gia mong đợi và đang là giải pháp để vượt qua các thách thức nghiêm trọng về suy thoái kinh tế, bùng nổ dân số, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, suy giảm hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Bài học phát triển kinh tế xanh của các quốc gia cũng cho thấy rằng việc thúc đẩy tăng trưởng xanh hay quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh tạo ra tiềm năng to lớn để đạt được phát triển bền vững và giảm đói nghèo với tốc độ chưa từng thấy. Nói cách khác, nhân tố môi trường thực sự đóng vai trò như là chất xúc tác cho tăng trưởng, cải thiện chuỗi giá trị, đem lại sự ổn định và thịnh vượng lâu dài. Thứ nhất, kinh tế xanh đóng vai trò quan trọng trong phát triển bền vững; sự phát triển ấy có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không 14 ảnh hưởng hay làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Thứ hai, kinh tế xanh góp phần xóa đói giảm nghèo. Hiện nay, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được sử dụng như là cách thức phổ biến nhất để đánh giá về một nền kinh tế. Để có sự tăng trưởng đó, phải trả giá rất đắt trên cả hai phương diện kinh tế và xã hội thông qua việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên cung cấp tối cần thiết cho sự sống như khoáng sản, nước, rừng, không khí…, đặc biệt là một bộ phận những người mà sinh kế của họ phụ thuộc rất nhiều vào việc khai thác các nguồn lực thiên nhiên (nông, lâm, ngư nghiệp…). Đổi mới mô hình kinh tế xanh sẽ giúp khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, hạn chế được sự suy giảm đa dạng sinh học và suy thoái các hệ sinh thái. Thứ ba, kinh tế xanh tạo ra hàng loạt việc làm mới và có nhiều tiềm năng. Đó là việc làm có năng suất lao động cao, cùng với hiệu quả về cải thiện môi trường sinh thái và ổn định lượng khí thải ra ở mức thấp sẽ góp phần tăng thu nhập, thúc đẩy tăng trưởng và giúp bảo vệ môi trường - khí hậu. Đã có rất nhiều những việc làm xanh như vậy được tạo ra, đặc biệt là trong ngành năng lượng tái tạo, nông nghiệp hữu cơ, giao thông công cộng, cải tạo các khu công nghiệp, tái chế sản phẩm phụ và rảc thải... Hơn nữa, bằng cách thúc đẩy đầu tư vào lâm nghiệp xanh, các chương trình kinh tế xanh sẽ góp phần ổn định đời sống của hơn 1 tỉ người đang sinh sống bằng các sản phẩm từ gỗ và chất xơ, với tổng thu nhập chỉ chiếm 1% GDP toàn cầu. Thứ tư, kinh tế xanh bảo vệ sự đa dạng sinh học. Suy giảm đa dạng sinh học làm giảm phúc lợi của một bộ phận dân số thế giới, trong khi một bộ phận dân số khác gặp phải những vấn đề trầm trọng hơn vì đói nghèo. Nếu tình trạng này tiếp tục, nó có thể gây ảnh hưởng đến sự hoạt động của các hệ sinh thái điều hòa khí hậu trong dài hạn và có thể dẫn đến những biến đổi 15 không thể lường trước và có thể dẫn đến sự đảo ngược trong hệ thống trái đất và những thay đổi trong các dịch vụ hệ sinh thái là nguồn cung các nguyên liệu chủ yếu phục vụ cho phát triển kinh tế. Ngoài ra, đầu tư xanh cũng nhằm giảm những hệ quả tiêu cực do các yếu tố bên ngoài gây ra bởi việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thứ năm, kinh tế xanh giúp các nước đang phát triển đạt được các lợi ích kinh tế và xã hội về nhiều mặt thông qua việc triển khai các công nghệ năng lượng sạch và cải thiện tiếp cận với các dịch vụ năng lượng; nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thông qua đầu tư và áp dụng sản xuất sạch; bảo đảm an ninh lương thực thông qua việc sử dụng nhiều phương pháp nông nghiệp bền vững và tiếp cận với các thị trường mới nổi nhờ các hàng hóa và dịch vụ “xanh”; an ninh năng lượng cho các quốc gia được đảm bảo; các ảnh hưởng môi trường được hạn chế... Những tiến bộ trong khai thác hiệu quả tài nguyên và đa dạng hóa các nguồn năng lượng sẽ góp phần giảm chi phí nhập khẩu và bảo đảm an ninh năng lượng cho các quốc gia, tránh những biến động của giá cả thị trường; đồng thời hạn chế các ảnh hưởng môi trường và chi phí liên quan đến sức khỏe từ những hoạt động sản xuất [3;36]. 1.3.2. Kinh tế xanh là xu thế tất yếu Thứ nhất, chất lượng tăng trưởng kinh tế thấp, do (i) Năng suất của nền kinh tế thấp vì ít có sự đóng góp của yếu công nghệ: Những thành tựu phát triển kinh tế chủ yếu là lao động trình độ thấp, vốn và tài nguyên, trong khi đó các nguồn lực này được khai thác triệt để và có nguy cơ cạn kiệt dần. Nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng giảm và những nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng bắt đầu gây bất cân đối. (ii) Hiệu quả đầu tư rất thấp: Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong điều kiện thể chế chính sách yếu kém, trình độ lao động yếu kém, công nghệ thấp, một số nước phải đổ rất nhiều vốn vào khai thác những nguồn lực có hạn mà hiệu quả đầu tư thấp nên sự ổn định kinh tế vĩ mô bị đe 16 dọa. (iii) Thâm hụt ngân sách ngày một lớn: Với áp lực tăng trưởng cao nhiều quốc gia đặc biệt là các quốc gia đang phát triển phải liên tục thúc đẩy đầu tư công thông qua chi tiêu ngân sách và do đó làm thâm hụt ngân sách. Việc giải quyết nó đòi hỏi một chiến lược dài hạn nhằm tái cấu trúc nền kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đặc biệt là việc tái cấu trúc và chỉnh đốn lại khu vực doanh nghiệp nhà nước. (iv) Nền kinh tế dựa nhiều vào FDI để tăng trưởng: Trong khi hầu hết các quốc gia vẫn dựa nhiều vào FDI để tăng trưởng nền kinh tế, thì việc thu hút FDI một cách dễ dàng và quản lý FDI thiếu chặt chẽ đã dẫn đến những tác động tiêu cực đối với kinh tế và xã hội về nhiều mặt như ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, công nghệ tiêu tốn năng lượng, xả thải ra môi trường. (v) Nền kinh tế tiêu tốn nhiều năng lượng: Do nền kinh tế tăng trưởng dựa vào sản phẩm thô và tài nguyên hóa thạch, với sự đóng góp rất hạn chế về công nghệ cho nên vừa không đạt được hiệu quả cao, vừa xả thải ra môi trường nhiều chất độc hại do không được xử lý hiệu quả. Việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguyên liệu thô sẽ khiến nền kinh tế kém bền vững và ổn định. Thứ hai, thể chế, hạ tầng kém phát triển: Ở một số quốc gia đặc biệt là các quốc gia đang phát triển và kém phát triển thì hệ thống hạ tầng và thể chế kinh tế chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa hỗ trợ hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội, phân bổ nguồn lực kém hiệu quả. Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp còn nhiều yếu kém. Cơ chế thị trường được cải thiện, nhưng còn nhiều bất cập. Các công trình xây dựng kéo dài, chậm đưa vào sử dụng. Thị trường khoa học - công nghệ, thị trường lao động, thị trường bất động sản chậm hình thành. Thứ ba, trình độ lao động chưa được cải thiện nhiều: Đối với các quốc gia phát triển thì gặp phải vấn đề thiếu hụt nguồn lực lao động (như Nhật Bản, 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan