Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển kinh tế trang trại ở huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh đến năm 2020 ...

Tài liệu Phát triển kinh tế trang trại ở huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh đến năm 2020

.PDF
109
6
60

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -----------o0o---------- TRẦN QUỲNH THAO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở HUYỆN NGHI XUÂN TỈNH, HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH HÀ NỘI – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -----------o0o---------- TRẦN QUỲNH THAO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở HUYỆN NGHI XUÂN TỈNH, HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2020 CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. MAI VĂN BƢU HÀ NỘI – 2015 CAM KẾT Tôi xin cam đoan rằng: số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được thông qua và đồng ý. Các thông tin, tài liệu sử dụng, trình bày trong luận văn đều ghi rõ nguồn gốc. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận đƣợc sự giúp dỡ quý giá của các tập thể và cá nhân. Trƣớc hết tôi xin chân thành cảm ơn nhà trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung và các thầy các cô đã tạo cho tôi thêm một cơ hội nâng cao kiến thức, nâng cao bản thân mình, có cơ hội nghiên cứu, học hỏi và hoàn thiện mình trong suốt thời gian 3 năm qua, đặc biêt là thầy giáo hƣớng dẫn PGS.TS. Mai Văn Bƣu trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên phòng TC-KH, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phòng TNMT, Phòng Thống kê, Phòng Thủy sản, Lãnh đạo UBND huyện. Tôi cũng xin cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè, các bậc đàn anh, đàn chị đi trƣớc đã có những công trình nghiên cứu, giúp đỡ bản thân trong qua trình nghiên cứu, thu thập tài liệu và hoàn thiện luận văn. TÁC GIẢ Trần Quỳnh Thao MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. i DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH ..........................................................................................iii PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 Chƣơng 1 ............................................................................................................ 5 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỰC HIỆN KINH TẾ TRANG TRẠI TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN. ............... 5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu. ............................................................ 5 1.1.1. Ngoài nƣớc ...................................................................................... 5 1.1.2. Trong nƣớc ...................................................................................... 7 1.1.3. Nhận xét chung về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn và khoảng trống cho nghiên cứu của đề tài luận văn. ............... 10 1.2. Cơ sở khoa học về kinh tế trang trại. .................................................... 12 1.2.1. Cơ sở lý luận về kinh tế trang trại. ................................................ 12 1.2.2. Cơ sở thực tiễn của kinh tế trang trại. ........................................... 26 1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế trang trại trong điều kiện hiện nay ........................................................................................................ 33 1.3.1. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật .............................................. 33 1.3.2. Chính sách của nhà nƣớc ............................................................... 34 1.3.3. Trình độ chủ trang trại và các điều kiện khác ............................... 34 Chƣơng 2. ......................................................... Error! Bookmark not defined. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 35 2.1. Phƣơng pháp luận ................................................................................. 35 2.2. Các phƣơng pháp cụ thể đƣợc sử dụng để thực hiện luận văn ............. 36 2.3. Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu ................................................. 39 Chƣơng 3. ......................................................................................................... 42 THỰC TRẠNG PHÁT TRIÊN KINH TẾ TRANG TRẠI ............................. 42 Ở NGHI XUÂN – HÀ TĨNH ........................................................................... 42 3.1. Khái quát quá trình phát triển kinh tế trang trại ở nƣớc ta ............... 42 3.1.1. Thời kỳ trƣớc đổi mới ................................................................... 42 3.1.2. Thời kỳ từ sau đổi mới đến nay (2013) ......................................... 43 3.2. Đặc điểm của huyện Nghi Xuân , tỉnh Hà Tĩnh. ................................... 50 3.2.1. Đặc điểm tự nhiên.......................................................................... 50 3.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội. ............................................................. 52 3.2.3. Dân số và lao động ........................................................................ 55 3.2.4. Tình hình Văn hoá - Giáo dục ....................................................... 56 3.2.5. Cơ sở hạ tầng ................................................................................. 56 3.3. Tình hình phát triển kinh tế trang trại huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh ...................................................................................................................... 57 3.3.1. Số lƣợng và cơ cấu loại hình trang trại.......................................... 57 3.3.2. Quy mô và kết quả sản xuất trang trại năm 2014 .......................... 58 3.3.3. Một số đặc điểm cơ bản của các trang trại ................................... 61 3.3.4. Thực trạng các yếu tố sản xuất của trang trại ................................ 65 3.3.5. Hiệu quả kinh tế ............................................................................. 75 Chƣơng 4 .......................................................................................................... 78 QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở HUYỆN NGHI XUÂN TỈNH HÀ TĨNH ........................... 78 4.1. Những căn cứ đề ra quan điểm, định hƣớng, giải pháp. ....................... 78 4.1.1. Yêu cầu khách quan....................................................................... 78 4.1.2. Những thuận lợi và khó khăn. ....................................................... 78 4.2. Quan điểm và định hƣớng phát triển trang trại ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh 79 4.2.1. Quan điểm...................................................................................... 79 4.2.2. Định hƣớng .................................................................................... 80 4.3. Một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại ở Huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh ........................................................................................................ 80 4.3.1 Nhóm giải pháp về đất đai, quy hoạch và đầu tƣ hạ tầng. .............. 80 4.3.2 Các giải pháp về vốn và tín dụng. .................................................. 81 4.3.3. Các giải pháp về thị trƣờng và tiêu thụ sản phẩm ......................... 82 4.3.4 Các giải pháp về đào tạo nghề, bồi dƣỡng kỷ thụt nghiệp vụ và quản lý cho các chủ trang trại và ngƣời lao động trong các trang trại. ... 84 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 88 PHỤ LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu STT Nguyên nghĩa 1 KTTT Kinh tế trang trại 2 NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn 3 NTTS Nuôi trồng thủy sản 4 SXKD Sản xuất kinh doanh 5 TT Trang trại i DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Số lƣợng trang trại cả nƣớc phân theo loại hình và theo vùng, năm 2005 .......................................................................................................................... 44 Bảng 3.2: Các loại trang trại phân theo vùng, thời điểm 01/2011 ................... 47 Bảng 3.3. Bảng thống kê một số chỉ tiêu trong năm 2011 và 2014 ................. 53 Bảng 3.4. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp ở huyện Nghi Xuân trong 4 năm (2011 - 2014) .................................................................................................... 54 Bảng 3.5: Đặc điểm chủ yếu của các hộ .......................................................... 61 Bảng 3.6. Vốn sản xuất của trang trại điều tra ................................................. 67 Bảng 3.7: Tình hình sử dụng lao động của các trang trại ................................ 70 Bảng 3.8 : Trình độ lao động của các chủ trang trại điều tra ........................... 71 Bảng 3.9: Tình hình sử dụng máy móc thiết bị của các trang trại điều tra ...... 73 Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế của các trang trại điều tra năm 2014 .................. 75 ii DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Diện tích huyện Nghi Xuân ............................................................. 57 Hình 3.2: Lớp tuổi tham gia phỏng vấn ........................................................... 62 Hình 3.3: Tỷ lệ giới tính là chủ trang trại ........................................................ 63 Hình 3.4: Tình hình lao động của các trang trại............................................... 63 Hình 3.5: Trình độ học vấn của chủ trang trại điều tra .................................... 64 iii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Kinh tế trang trại là bƣớc phát triển cao có tính quy luật của kinh tế nông hộ, là mô hình sản xuất có từ rất lâu, mang tính phổ biến và giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Thực tiễn đã khẳng định khả năng phát triển và hiệu quả nhiều mặt của kinh tế trang trại, nó góp phần khai thác hiệu quả các nguồn lực, tạo ra khối lƣợng nông sản hàng hóa ngày càng nhiều, tạo ra khả năng to lớn trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỷ thuật, tăng năng suất lao động,...trên cơ sở đó góp phần giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế xã hội và môi trƣờng bền vững. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và các Nghị quyết Trung ƣơng, Bộ Chính trị khóa VIII tiếp tục cụ thể hóa hơn nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng lần thứ tƣ (Khóa VIII) chỉ rõ: Phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hợp tác hóa, dân chủ hóa. Nghị quyết xác định đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với phân công lao động ở nông thôn, giải quyết vấn đề thị trƣờng tiêu thụ nông sản; phát triển mạnh các hình thức kinh tế hợp tác, đổi mới hoạt động của các cơ sở quốc doanh trong nông nghiệp và nông thôn; phát triển các cơ sở quốc doanh ở vùng sâu, vùng xa. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của nông dân, nông nghiệp, nông thôn, đồng thời chỉ rõ định hƣớng phát triển về kinh tế: Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân. Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn có tầm chiến lƣợc đặc biệt quan trọng. Phải coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hƣớng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng suất, chất lƣợng và khả năng cạnh tranh cao, tạo điều kiện từng bƣớc 1 hình thành nền nông nghiệp sạch. Gắn phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng miền, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Cụ thể hóa quan điểm của Đại hội X, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng đã ra Nghị quyết số 26 “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” tiếp tục khẳng định những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hƣớng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lƣợng, hiệu quả v.v... Trong đó chúng ta biết rằng, kinh tế trạng trại là một bộ phận quan trọng đối với vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Việc Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn có ảnh hƣởng rất lớn đến phát triển triển sản xuất của ngƣời nông dân, nông thôn nói chung và kinh tế trang trại nói riêng. Tuy nhiên, kinh tế trang trại hiện nay chƣa phát triển rộng và chƣa tƣơng xứng với những tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền trong cẩ nƣớc, chƣa tạo ra bƣớc đột phá trong việc khai thác và sử dụng có hiệu quả diện tích đất trống,đồi núi trọc, mặt đất, mặt nƣớc ở các khu vực trung du, miền núi, ven biển để phát triển sản xuất nông lâm ngƣ nghiệp, chƣa đóng góp thỏa đáng vào việc mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh các mặt hàng nông sản mang tính hàng hóa trong điều kiện thị trƣờng mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế nhƣ hiện nay. Nghi Xuân là một huyện nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Hà Tĩnh, cách thành phố Vinh 7km về phía Nam,có quốc lộ 1A đi qua với chiều dài hơn 12km. Toàn huyện có 19 đơn vị hành chính và 2 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là 22004.14ha. Với lợi thế một mặt bám biển với chiều dài 32km, một mặt bám sông chiều dai 28km và một mặt bám vào núi Hồng lĩnh. Huyện có một số cảng sông nhƣ (Bến Thủy, Xuân Hải, Xuân Hội) và cảng biển (Cửa Lò, Cửa Hội). Với vị trí địa lý nhƣ vậy nên rất thuận lợi cho giao lƣu thông thƣơng với các tỉnh,các trung tâm kinh tế, xã hội trong và ngoài nƣớc. 2 Với một huyện hơn 70% dân số là sản xuất nông nghiệp nhƣng điều kiện tự nhiên chƣa thực sự là thuận lợi bởi khí hậu khắc nghiệt và thực trạng của biến đổi khí hậu đem lại. Những năm gần đây, sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp của huyện đã có những bƣớc chuyển dịch tích cực, sản lƣợng nông sản, thủy hải sản hàng hóa có sự tăng đột biến cả về quy mô lẫn chất lƣợng, trong đó có sự đóng góp rất lớn của các mô hình kinh tế trang trại, gia trại và thực sự nó đang trở thành một hƣớng đi ƣu tiên trong định hƣớng phát triển kinh tế xã hội của huyện. Vấn đề đặt ra từ thực tiễn của quá trình phát triển kinh tế trang trại ở Nghi Xuân rất cần đƣợc quan tâm nghiên cứu đó là: - Sự nhận thức về vị trí, vai trò của kinh tế trang trại trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng. - Đánh giá đúng thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện. - Phân tích các yếu tố tác động đến kinh tế trang trại và đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đó đến sự phát triển cảu kinh tế trang trại. - Đƣa ra các định hƣớng, giải pháp phù hợp để phát triển kinh tế trang trại. Với ý nghĩa đó đề tài: Thực trạng và những giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở Nghi Xuân là vấn đề mang tính cấp thiết. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất những định hƣớng và giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại ở huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Để thực hiện mục tiêu nêu trên, đề tài thực hiện nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại. Phân tích các yếu tố tác động đến kinh tế trang trại và đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đó đến sự phát triển của kinh tế trang trại. - Đánh giá đúng thực trạng phát triển kinh tế trang trại để tù đó tìm ra những mặt mạnh, những hạn chế, vƣớng mắc và nguyên nhân. 3 - Đƣa ra các định hƣớng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại ở địa bàn huyện Nghi Xuân một cách có hiệu quả. 3. Câu hỏi nghiên cứu Cần phải làm gì để phát triển kinh tế trang trại ở địa bàn huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Những vấn đề về phát triển kinh tế trang trại ở địa bàn huyện 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: tại huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh - Về thời gian: Từ năm 2011 đến năm 2014 5. Cấu trúc luâ ̣n văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 4 chƣơng, cụ thể nhƣ sau: Chương 1. Tổ ng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề cơ bản về thực hiện kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Chương 2. Phương pháp nghiên cứu. Chương 3. Thực trạng về phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Chương 4. Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh. 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỰC HIỆN KINH TẾ TRANG TRẠI TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN. 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu. Phát triển kinh tế trang trại có vai trò hết sức quan trọng, nhất là trong giai đoạn phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, xây dựng sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn, hiện đại. Vì vậy, phát triển kinh tế trang trại và xây dựng các mô hình kinh tế trang trại đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lý không chỉ giới hạn ở trong nƣớc mà còn ở nhiều nƣớc trên thế giới. 1.1.1. Ngoài nước - Maurice Buckett, trong tác phẩm “Tổ chức quản lý nông trại gia đình” (1993) đã đề cập đến những nguyên lý cơ bản trong quản lý, điều hành nông trại gia đình theo mô hình sản xuất hàng hoá. Theo tác giả, quản lý một nông trại về cơ bản không khác quản lý một doanh nghiệp. Tuy nhiên, do đặc thù của sản phẩm trong quá trình sản xuất phụ thuộc khá lớn vào điều kiện tự nhiên và do nông sản thƣờng nhanh hỏng nên quản lý một nông trại phức tạp hơn rất nhiều so với việc điều hành một doanh nghiệp công nghiệp. Vì lẽ đó, Maurice Buckett cho rằng, các cơ quan quản lý, các hiệp hội cần đặc biệt chú trọng công tác đào tạo và huấn luyện về kỹ năng quản lý cho những ngƣời chủ trang trại. - A.A Connugin, trong cuốn “Kinh tế nông trại Mỹ” (Trƣờng đại học kinh tế TP HCM dịch và xuất bản năm 1990), đã giới thiệu về các mô hình tổ chức nông trại ở nƣớc Mỹ - quốc gia có nền nông nghiệp hàng hoá thuộc loại phát triển nhất trên thế giới. Mỗi mô hình tổ chức nông trại, theo tác giả, chỉ phù hợp với những điều kiện nhất định về điều kiện tự nhiên, tập quán sản xuất và mối liên kết với thị trƣờng. Công trình này đã tổng kết các loại hình nông trại với những đặc điểm trong tổ chức và quản lý; mức độ áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ; ƣu nhƣợc điểm trƣớc sự tác động của nền kinh tế thị trƣờng và sự tác động của nhà nƣớc đến 5 sự phát triển của các nông trại. Công trình nghiên cứu A.A Connugin đã tạo cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu, đề xuất chính sách phát triển kinh tế trang trại ở một số nƣớc. Ngoài công trình trên, A.A. Conungin còn có nhiều công trình khác về kinh tế trang trại và sản xuất nông nghiệp hàng hóa của Mỹ. - Một trong những chuyên gia nổi tiếng nghiên cứu về trang trại gia đình ở Mỹ - Walter Goldschmidt, đã nghiên cứu những tác động của các trang trại nhỏ đối với quá trình đô thị hoá ở Thung lũng San Giaoquin, California - Mỹ, năm 1940. Walter cho rằng: “Những cộng đồng nông nghiệp gần các thành phố mà ở đó tập trung các trang trại tập thể quy mô lớn đã chết dần chết mòn”. Sở dĩ xảy ra tình trạng này là vì tại những khu vực này, các khoản thu nhập kiếm đƣợc từ hoạt động nông nghiệp đã bị rút ra khỏi khu vực nông thôn để đầu tƣ vào các xí nghiệp công nghiệp tại các thành phố, chính điều này đã giết chết khu vực nông thôn. Trong khi đó tình hình hoàn toàn khác tại các thành phố đƣợc bao quanh bởi các trang trại gia đình quy mô nhỏ, thu nhập của trang trại này “chủ yếu lại đƣợc chu chuyển giữa các cơ sở kinh doanh ngay trong địa phƣơng”. Chính điều này đã tạo ra việc làm và sự thịnh vƣợng cho cộng đồng dân cƣ nông thôn tại các khu vực đó. - Các nghiên cứu của Miguel A. Altieri, Walter Goldschmidt, Maurice Buckett về kinh tế trang trại ở Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác đã rất nhấn mạnh đến tính bền vững của kinh tế trang trại. Đây cũng là vấn đề rất đƣợc quan tâm ở nhiều nƣớc hiện nay. Các nghiên cứu nêu trên đã chứng minh rằng, ở những nơi trang trại gia đình quy mô nhỏ phát triển mạnh, thì ở đó, trang trại phát triển bền vững hơn. Ở Hoa Kỳ, các trang trại nhỏ đóng góp 17% đất đai của họ để trồng rừng, trong khi các trang trại lớn chỉ có 5%. Các trang trại nhỏ giữ gìn tốt hơn đất đai của họ trong phong trào “Sử dụng hiệu quả đất đai”, bao gồm phủ xanh đất trống và sử dụng phân xanh. - Trong nhiều năm gần đây, Tổ chức Nông lƣơng thế giới (FAO) đã có một số công trình nghiên cứu về kinh tế trang trại. Đối với các nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam, FAO đã triển khai nhiều dự án nhằm góp phần phát triển kinh tế trang trại, hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế trang trại theo hƣớng bền vững, 6 kết hợp phát triển trang trại với xóa đói giảm nghèo. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế trang trại ở các nƣớc Tây Âu, châu Á và các vùng lãnh thổ khác trên thế giới. Nhiều công trình nghiên cứu đã phân tích, đánh giá thực trạng kinh tế trang trại ở một số nƣớc nhƣ: số lƣợng, quy mô và cơ cấu; mô hình trang trại và phƣơng thức điều hành sản xuất; vốn, tƣ liệu sản xuất khác và nguồn lao động; hƣớng kinh doanh và thu nhập của các trang trại; thị trƣờng đầu vào, đầu ra của các trang trại, về vị trí, vai trò của kinh tế trang trại gia đình trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. 1.1.2. Trong nước Kinh tế trang trại theo hƣớng sản xuất hàng hóa, gắn với thị trƣờng thực sự phát triển mạnh mẽ cùng với quá trình đổi mới quản lý sản xuất nông nghiệp ở nƣớc ta. Kinh tế trang trại đã góp phần tạo ra một bƣớc tiến quan trọng trong sự phát triển của sản xuất nông nghiệp và kinh tế - xã hội ở nông thôn Việt Nam. Các phƣơng tiện thông tin đại chúng của nƣớc ta đã giới thiệu nhiều mô hình trang trại sản xuất - kinh doanh đạt hiệu quả cao, đồng thời một số hội nghị, hội thảo về mô hình kinh tế này cũng đã đƣợc tổ chức. Trong những năm gần đây, một số cơ quan nghiên cứu và quản lý ở trung ƣơng và địa phƣơng đã bƣớc đầu nghiên cứu, tổng kết về kinh tế trang trại với các công trình nghiên cứu: - GS. Trần Đức, Hội Khoa học kinh tế Việt Nam, trong công trình nghiên cứu với nhan đề “Kinh tế trang trại vùng đồi núi”, NXB Thống kê (1998) đã nhấn mạnh hiệu quả kinh tế và những tác động tích cực về môi trƣờng và xã hội khi phát triển kinh tế trang trại ở các tỉnh miền núi. Tuy nhiên, theo tác giả, khó khăn lớn nhất cản trở sự phát triển của mô hình này chính là thói quen, tập quán sản xuất manh mún, nhỏ lẻ của bà con nông dân. Hơn thế nữa, tác giả Trần Đức cho rằng, trình độ dân trí chƣa cao đã ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả chuyển giao công nghệ cho nông dân vùng nông thôn, miền núi. - Cũng cùng quan điểm đó, trong công trình nghiên cứu: “Phát triển kinh tế hợp tác và kinh tế trang trại gia đình ở Việt Nam” (năm 2000), tập thể tác giả thuộc 7 Hội Khoa học kinh tế Việt Nam đã nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của Nhà nƣớc trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế trang trại. Ngƣời dân chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ, tự cung - tự cấp lên sản xuất hàng hoá theo mô hình kinh tế trang trại, không chỉ cần vốn, khoa học - công nghệ, thị trƣờng mà còn cần kỹ năng tổ chức sản xuất. - Đề tài cấp Nhà nƣớc “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam” do Thủ tƣớng Chính phủ giao cho Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân chủ trì nghiên cứu năm 1999 - 2000, (GS.TS. Nguyễn Đình Hƣơng làm chủ nhiệm), là công trình nghiên cứu công phu và đồ sộ nhất về kinh tế trang trại ở Việt Nam cho đến thời điểm này. Trên cơ sở điều tra 3044 trang trại và phỏng vấn 3044 chủ trang trại, 756 cán bộ các cấp ở 15 tỉnh, thành phố đại diện cho 7 vùng kinh tế sinh thái trong cả nƣớc, công trình này đã phân tích, đánh giá thực trạng kinh tế trang trại ở nƣớc ta đến năm 2000, đồng thời đề xuất các quan điểm và hệ thống giải pháp đồng bộ nhằm phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Đề tài đã đề xuất một số giải pháp cụ thể về đất đất đai, về vốn, về phát triển nguồn nhân lực, về thị trƣờng, về khoa học - công nghệ, về phát triển hạ tầng nông thôn, về phát triển công nghiệp chế biến và tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với kinh tế trang trại. Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng đã đƣợc xuất bản thành sách: “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam” do GS.TS. Nguyễn Đình Hƣơng làm chủ biên, (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, H, 2000). - Từ năm 2000 đến nay, một số trƣờng đại học, viện nghiên cứu và các địa phƣơng đã có một số công trình nghiên cứu, đánh giá về kinh tế trang trại. Năm 2005 2006, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân đã chủ trì đề tài cấp Bộ (PGS. TS. Phạm Hồng Chƣơng làm chủ nhiệm): “Nghiên cứu phát triển mô hình kinh tế trang trại ở tỉnh Quảng Bình”, nghiệm thu năm 2007. Đề tài đã đề xuất các giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Quảng Bình. - Đề tài cấp Bộ : “Nghiên cứu các mô hình phát triển bền vững trại trại vùng 8 cây ăn quả tỉnh Bắc Giang”, 2011. PGS.TS. Phạm Văn Khôi. Đề tài đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn mô hình phát triển kinh tế trang trại theo hình thức sở hữu, theo quy mô, theo phƣơng hƣớng kinh doanh và trình độ công nghệ. Đề tài đã đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng tính phát triển bền vững của các trang trại ở vùng cây ăn quả của tỉnh Bắc Giang trong quá trình đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. - Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số Đặc biệt, tháng 11 năm 2013, tr. 73-81 có bài: Giải pháp phát triển bền vững kinh tế trang trại Nghệ An đến năm 2020 của tác giả Trần Tú Khánh, Hoàng Văn Hoa. Thông qua việc nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở Nghệ An trong điều kiện phát triển nhanh về số lƣợng nhƣng chƣa bền vững. Là một tỉnh nghèo, kinh tế kém phát triển, việc khai thác và sử dụng các nguồn lực hiệu quả để phát triển bền vững kinh tế trang trại ở Nghệ An đang là một thách thức lớn. Điều đó cần một hệ thống giải pháp đồng bộ về kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Trên cơ sở đánh giá khái quát thực trạng phát triển kinh tế trang trại Nghệ An, bài viết này tập trung phân tích một số giải pháp chủ yếu về kinh tế, xã hội và môi trƣờng để thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn 2030. - Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 175 (II), tháng 01 năm 2012, tr. 60-66 có bài: Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên, của tác giả Ngô Xuân Hoàng. Với nguồn quỹ đất khá phong phú và lực lƣợng lao động dồi dào thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp, công nghiệp chế biến thì việc phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên là một định hƣớng đúng đắn. Phát triển kinh tế trang trại sẽ góp phần chuyển nền nông nghiệp truyền thống sang nền nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn góp phần vào thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp- nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Trong những năm qua, kinh tế trang trại ở Thái Nguyên đã khởi sắc và phát triển. Doanh thu từ kinh tế trang trại năm 2009 là hơn 116 tỷ đồng, thu hút đƣợc 1.812 ngƣời lao động trong lĩnh vực 9 trang trại. Mô hình trang trại chủ yếu là mô hình VAC (Vƣờn –Ao-Chuồng), mô hình này bổ trợ và gắn kết với nhau một cách hài hòa, hợp lý và tƣơng đối tối ƣu trong ngành nông nghiệp. Trong thời gian tới, để phát triển kinh tế trang trại mạnh mẽ hơn nữa kể cả quy mô, số lƣợng thì phải giải quyết đồng bộ các vấn đề nhƣ: luật pháp, đất đai, lao động, vốn, khoa học kỹ thuật, chế biến, tiêu thụ,... Trong đó yêu cầu về vốn có một vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay. - Tạp chí Tài chính, số ra ngày 27/10/2014 có bài: Tăng trƣởng xanh: con đƣờng buộc phải lựa chọn, của tác giả Nhất Thanh. Bài viết lấy hình ảnh của Quảng Ninh, bên cạnh những thành tựu về kinh tế, những vấn đề nhƣ cơ cấu bất hợp lý phát triển chƣa bền vững, chủ yếu dựa vào tài nguyên hữu hạn và nhân công giá rẻ (năm 2011: 77% thu nội địa là từ than và đất) trở thành thách thức buộc tỉnh phải chuyển con đƣờng phát triển kinh tế “từ nâu sang xanh”. Đây cũng trở thành một sợi dây xuyên suốt trong định hƣớng phát triển bền vững của tỉnh đến năm 2010 và tầm nhìn 2030. Và để phát triển bền vững, “Con đƣờng liên quan đến vận mệnh”, GS.,TS. Trần Đình Thiên đã nói nhƣ thế về việc buộc phải lựa chọn con đƣờng tăng trƣởng xanh của Việt Nam và của nhân loại. - Tạp chí Thời báo Ngân hàng, số ra ngày 02/10/2014 có bài: Làm giàu từ trang trại ở Hà Tĩnh của tác giả Hoàng Lƣợng. Bài viết nêu lên một số mô hình điển hình làm giàu từ kinh tế trang trại, bên cạnh những chủ trƣơng, chính sách quyết liệt của tỉnh, đồng hành với ngƣời dân trong hỗ trợ và phát triển kinh tế, đặc biệt là vai trò của ngân hàng trong khâu giải quyết vốn, các doanh nghiệp trong khâu giải quyết đầu ra các sản phẩm của nông dân. 1.1.3. Nhận xét chung về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn và khoảng trống cho nghiên cứu của đề tài luận văn. Có thể nhận thấy rằng cho đến nay ở trong nƣớc hay ngoài nƣớc đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế trang trại ở các khía cạnh khác nhau. Ở các nƣớc phát triển cũng nhƣ các nƣớc đang phát triển, kinh tế trang trại đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu này đã đề cập đến 10 một số nội dung nhƣ: quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở các nƣớc, đặc điểm kinh tế trang trại, các mô hình phát triển kinh tế trang trại, tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh của các trang trại phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nƣớc và từng khu vực cụ thể. Một số công trình nghiên cứu cũng đã phân tích, đánh giá vai trò quan trọng của kinh tế trang trại trong quá trình phát triển kinh tế, hiện đại hóa nông nghiệp ở các nƣớc khác nhau. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài đều nhấn mạnh đến ba yếu tố cơ bản: - Tính đặc thù của từng mô hình tổ chức kinh tế trang trại; - Kỹ năng quản lý của ngƣời chủ trang trại - Sự phát triển bền vững của trang trại . Đây là những tài liệu quý giá , có giá trị tham khảo khi nghiên cứu về phát triển kinh tế trang trại Việt Nam nói chung , Nghi Xuân, Hà Tĩnh nói riêng. Trong những năm gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu về kinh tế trang trại tin̉ h Hà Tiñ h nói chung và huyện Nghi Xuân nói riêng , nhƣng cũng chủ yếu là phân tích định tính . Một số đề tài, bài viết chƣa dựa trên kết quả nghiên cứu, khảo sát toàn diện về kinh tế trang trại trên địa bàn toàn huyê ̣n và chƣa đề cập nhiều đến chính sách phát triển kinh tế trang trại ở huyện Nghi Xuân. Các công trình nghiên cứu kể trên, ngoài việc phân tích những thuận lợi, khó khăn trong phát triển kinh tế trang trại, đã đề xuất một số kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nƣớc và các cấp có thẩm quyền ban hành một số chủ trƣơng, chính sách thúc đẩy mô hình kinh tế này phát triển. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu gần đây về kinh tế trang trại mới tập trung chủ yếu vào đề xuất chính sách ở tầm vĩ mô hoặc đề cập đến kinh tế trang trại ở một số địa phƣơng cụ thể, gắn với điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của địa phƣơng đó. Tóm lại cho đến nay , vẫn chƣa có công trình nào nghiên cứu có hệ thống toàn diện cả về lý luận và thực tiễn về chính sách phát triển kinh tế trang trại ở huyê ̣n Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. 11 ,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan