Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN TAM BÌNH (TỈNH VĨNH LONG) HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP...

Tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN TAM BÌNH (TỈNH VĨNH LONG) HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

.PDF
154
350
69

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Thị Bích Trang PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN TAM BÌNH (TỈNH VĨNH LONG): HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Thị Bích Trang PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN TAM BÌNH (TỈNH VĨNH LONG): HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Chuyên ngành : Địa lý học Mã số : 60 31 05 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ SƠN Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2013 LỜI CAM ĐOAN Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, tôi đã nghiêm túc chấp hành tốt các qui chế, qui định của trường và tới thời điểm bảo vệ luận văn tôi cam đoan không vi phạm pháp luật. Tôi xin cam đoan luận văn cao học của tôi với đề tài “Phát triển kinh tế huyện Tam Bình (Tỉnh Vĩnh Long): Hiện trạng và giải pháp” là đề tài do cá nhân tôi nghiên cứu, thu thập, xử lí số liệu và thực hiện. Các số liệu, biểu bảng và hình ảnh thể hiện trong luận văn được trích dẫn từ các nguồn cụ thể. Nếu có gì sai sót tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trân trọng! LỜI CẢM ƠN Kính dâng cha mẹ một đời yêu thương và chăm lo cho tương lai của con. Tác giả trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Ban Giám hiệu trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh và đại học sư phạm Hà Nội cùng với sự quan tâm của quý Thầy, Cô khoa Địa lý, đặc biệt là Cô PGS.TS Nguyễn Thị Sơn. Cô đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, luôn cho tác giả những lời góp ý quý báu trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn. Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý cơ quan ban ngành của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long, Ủy ban nhân dân huyện Tam Bình, các phòng ban chuyên môn ở huyện, tỉnh đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp những tài liệu rất cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu và thực hiện đề tài. Tác giả chân thành cảm ơn đến quý lãnh đạo Sở GD - ĐT Vĩnh Long, BGH trường THPT Phan Văn Hòa huyện Tam Bình, cùng các anh, chị đồng nghiệp trong hội đồng sư phạm của trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành luận văn cao học của mình đúng theo kế hoạch. Cảm ơn đến tất cả các thành viên lớp cao học Địa Lý K22, trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã đóng góp ý kiến chân thành để tác giả sớm hoàn thành luận văn. Trong quá trình thực hiện luận văn, dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian và kiến thức còn hạn chế cũng như cách nhìn nhận vấn đề chưa toàn diện nên không tránh khỏi những sai sót nhất định. Vì vậy, tác giả kính mong sự đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô và các bạn đọc, để luận văn được hoàn thiện với nội dung sâu sắc hơn. Tác giả trân trọng cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2013 Tác giả Trần Thị Bích Trang DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CNH, HĐH Công nghệp hóa, hiện đại hóa CSHT - CSVCKT Cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kĩ thuật CCN - TTCN Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ĐTH Đô thị hóa ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long GDP (Gross Domestic Product) Tổng sản phẩm quốc dân GNI (Gross National Income) Tổng sản phẩm quốc nội GTSX Giá trị sản xuất GTVT Giao thông vận tải HTX Hợp tác xã KT - XH Kinh tế - xã hội KH - CN Khoa học - công nghệ NQ - TW Nghị quyết Trung ương NTTS Nuôi trồng thủy sản TP Thành phố TT. Tam Bình Thị trấn Tam Bình UBND Ủy ban nhân dân VTĐL Vị trí địa lí MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các biểu, bảng Danh mục các bản đồ MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ... 11 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ......................................... 11 1.1.1. Các khái niệm ........................................................................................ 11 1.1.2. Các nguồn lực ảnh hưởng đến phát triển kinh tế ................................... 15 1.1.3. Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế ................................................. 19 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ..................................................................................... 23 1.2.1. Tổng quan về phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long ....... 23 1.2.2. Tổng quan về phát triển kinh tế tỉnh Vĩnh Long ................................... 27 Chương 2. CÁC NGUỒN LỰC VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN TAM BÌNH ....................................................................................... 33 2.1. CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ ............................................ 33 2.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ ........................................................... 33 2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ........................................ 34 2.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội ....................................................................... 41 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN TAM BÌNH ................ 56 2.2.1. Khái quát chung ..................................................................................... 56 2.2.2. Phát triển kinh tế theo ngành ................................................................. 60 2.2.3. Sự phân hóa lãnh thổ ............................................................................. 88 2.2.4. Đánh giá chung ...................................................................................... 96 Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN TAM BÌNH ĐẾN NĂM 2020 ................................................................. 99 3.1. NHỮNG CĂN CỨ ĐƯA RA ĐỊNH HƯỚNG .............................................. 99 3.2. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN TAM BÌNH ...................................................................................... 99 3.2.1. Quan điểm phát triển ............................................................................. 99 3.2.2. Mục tiêu phát triển .............................................................................. 100 3.2.3. Định hướng phát triển kinh tế huyện Tam Bình ................................. 102 3.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN TAM BÌNH .................... 112 3.3.1. Giải pháp huy động và khai thác nguồn vốn ....................................... 112 3.3.2. Giải pháp đào tạo, nâng cao trình độ nguồn nhân lực ......................... 113 3.3.3. Giải pháp ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ .............................. 114 3.3.4. Giải pháp chiến lược về thị trường ...................................................... 114 3.3.5. Giải pháp đổi mới cơ chế chính sách ................................................. 115 3.3.6. Giải pháp liên kết, hợp tác ................................................................... 116 3.3.7. Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường ........ 116 3.3.8. Giải pháp phát triển các ngành kinh tế ................................................ 117 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................120 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 121 PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 2.1: Tổng hợp diện tích các nhóm và loại đất ở huyện Tam Bình .............. 35 Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất huyện Tam Bình, năm 2001 và 2011 .............. 37 Bảng 2.3: Dân số và gia tăng dân số huyện Tam Bình, giai đoạn 2001 - 2011 .... 41 Bảng 2.4: Cơ cấu giới tính huyện Tam Bình, giai đoạn 2001 - 2011 ................... 43 Bảng 2.5: Nguồn lao động huyện Tam Bình, giai đoạn 2001 - 2011 ................... 44 Bảng 2.6: Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của huyện Tam Bình, năm 2001 và 2011 ....................................................................... 45 Bảng 2.7: Diện tích, dân số và mật độ dân số theo đơn vị hành chính cấp xã của huyện Tam Bình, năm 2011 ........................................................... 47 Bảng 2.8: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2001 - 2011, của huyện Tam Bình so sánh với tỉnh Vĩnh Long (theo giá cố định 1994) .... 56 Bảng 2.9: Tổng GTSX theo ngành ở huyện Tam Bình, giai đoạn 2001 - 2011 (theo giá cố định 1994) ......................................................................... 57 Bảng 2.10: GTSX và cơ cấu GTSX nông - lâm - thủy sản huyện Tam Bình, giai đoạn 2001 - 2011 (theo giá cố định) .............................................. 60 Bảng 2.11: GTSX và cơ cấu GTSX của ngành nông nghiệp huyện Tam Bình, năm 2001 và 2011 (theo giá hiện hành) ............................................... 62 Bảng 2.12: Sản xuất lương thực ở huyện Tam Bình, giai đoạn 2001 - 2011 ......... 64 Bảng 2.13: Diện tích (DT), năng suất (NS) và sản lượng (SL) một số cây lương thực chính ở huyện Tam Bình, giai đoạn 2001 - 2011 ......................... 66 Bảng 2.14: Diện tích (DT), năng suất (NS) và sản lượng (SL) cây thực phẩm chính ở huyện Tam Bình, giai đoạn 2001 - 2011 ................................. 67 Bảng 2.15: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây công nghiệp hằng năm ở huyện Tam Bình, giai đoạn 2001 - 2011 .............................................. 68 Bảng 2.16: Tình hình sản xuất ngành thủy sản huyện Tam Bình, giai đoạn 2001 - 2011 (theo giá cố định 1994) ............................................................. 73 Bảng 2.17: GTSX và cơ cấu GTSX ngành công nghiệp - xây dựng của huyện Tam Bình, giai đoạn 2001 - 2011 (tính theo giá cố định 1994) ........... 77 Bảng 2.18: GTSX và cơ cấu GTSX theo ngành công nghiệp huyện Tam Bình, giai đoạn 2001 - 2011 (theo giá hiện hành) .......................................... 78 Bảng 2.19: GTSX và cơ cấu GTSX các ngành công nghiệp huyện Tam Bình, giai đoạn 2001 - 2011 (theo giá hiện hành) .......................................... 79 Bảng 2. 20: GTSX ngành dịch vụ huyện Tam Bình, giai đoạn 2001 - 2011 (theo giá cố định 1994) .................................................................................. 82 Bảng 2. 21: Cơ cấu ngành dịch vụ huyện Tam Bình, giai đoạn 2001 - 2011 (theo giá cố định 1994) ......................................................................... 83 Bảng 2. 22: Bảng vận tải hành khách và hàng hóa huyện Tam Bình, giai đoạn 2001 - 2011 ........................................................................................... 86 Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế huyện Tam Bình, năm 2015 và 2020 (theo giá dự báo) .101 Bảng 3.2: Sản phẩm chủ yếu của ngành nông nghiệp huyện Tam Bình, đến năm 2020 ............................................................................................104 Bảng 3.3: Dự báo qui mô và cơ cấu GTSX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp huyện Tam Bình đến năm 2020 (theo giá hiện hành) ........................105 Bảng 3.4: Ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển các ngành kinh tế huyện Tam Bình đến năm 2020 ....................................................................108 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Qui mô dân số huyện Tam Bình, giai đoạn 2001 - 2011 ................... 42 Biểu đồ 2.2: GTSX và GTSX/người huyện Tam Bình, giai đoạn 2001 - 2011 ...... 58 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu GTSX theo ngành huyện Tam Bình, giai đoạn 2001 - 2011 ..... 59 Biểu đồ 2.4: Cơ cấu GTSX nông - lâm - thủy sản huyện Tam Bình ....................... 61 Biểu đồ 2.5: Cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp huyện Tam Bình ......................... 63 Biểu đồ 2.6: Số lượng gia súc và gia cầm huyện Tam Bình .................................... 69 Biểu đồ 2.7: Sản lượng thịt xuất chuồng huyện Tam Bình ..................................... 71 Biểu đồ 2.8: Cơ cấu GTSX ngành công nghiệp huyện Tam Bình .......................... 79 Biểu đồ 3.1: Cơ cấu kinh tế theo ngành huyện Tam Bình, năm 2015 và 2020 ... 102 DANH MỤC BẢN ĐỒ Bản đồ: Hành chính huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long Bản đồ: Nguồn lực phát triển kinh tế huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long Bản đồ: Hiện trạng phát triển kinh tế huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Tam Bình là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa - lịch sử và có nhiều tiềm năng trong phát triển kinh tế. Trải qua nhiều thế kỉ vùng đất và con người nơi đây đã góp công to lớn vào những trang sử hào hùng của dân tộc không chỉ trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm mà cả trong lao động sản xuất. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, với đức tính cần cù, chịu khó và tinh thần cách mạng kiên cường, nhân dân huyện đã bắt tay vào công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Qua nhiều năm phát triển Đảng bộ và chính quyền nhân dân huyện Tam Bình đã thu được thắng lợi cơ bản góp phần làm cho đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể. Chính vì vậy, việc xây dựng lại bức tranh hiện thực về kinh tế của huyện thêm sinh động để thấy được những thành tựu cùng với sự chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế trong thời kì đổi mới ở huyện Tam Bình là rất thiết thực và đây là vấn đề mới có ý nghĩa thực tiễn. Với ý nghĩa như trên, là người con được sinh ra và lớn lên trên quê hương Tam Bình, tác giả quyết định chọn vấn đề “Phát triển kinh tế huyện Tam Bình (Tỉnh Vĩnh Long): Hiện trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu với mong muốn được đóng góp công sức nhỏ của mình để phục vụ việc đánh giá những thành tựu kinh tế và tìm ra hướng đi mới cho huyện Tam Bình trong giai đoạn phát triển tiếp theo. 2. Lịch sử nghiên cứu 2.1. Ở Việt Nam Nghiên cứu phát triển kinh tế cả nước nói chung và kinh tế các huyện trong tỉnh nói riêng là một vấn đề cấp thiết và được rất nhiều nhà khoa học quan tâm. Có nhiều lựa chọn, nghiên cứu về phát triển kinh tế của địa phương như: Nghiên cứu “Kinh tế và phát triển” chủ yếu là những vấn đề về lý luận của tác giả Ngô Đình Giao (1995), Trường đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Nghiên cứu về “Quan niệm và thực tiễn phát triển KT - XH tốc độ nhanh, bền vững chất lượng cao ở Việt Nam”. Bài nghiên cứu về “Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005 và 2 kế hoạch phát triển KT - XH 2006 - 2010” của tác giả Đinh Văn Ân (2005), Nxb Thống kê, Hà Nội. Nghiên cứu về kinh tế còn có “Bàn về phát triển kinh tế” do Ngô Doãn Vịnh (chủ biên) và “Giáo trình kinh tế phát triển” của Vũ Ngọc Phùng. Những tác phẩm này đưa ra hệ thống cơ sở lý luận chung về phát triển kinh tế, đồng thời cũng phân tích, làm rõ hệ thống khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá về phát triển kinh tế ở cấp vĩ mô. Kinh tế lãnh thổ là hướng nghiên cứu khá hoàn chỉnh, thế mạnh của các công trình là đánh giá được tiềm năng, hạn chế của các nguồn lực tới sự phát triển kinh tế của mỗi địa bàn, phân tích và đưa ra bức tranh hiện trạng triển kinh tế lãnh thổ. Các công trình nghiên cứu trên còn có khả năng dự báo, đề ra phương hướng và giải pháp cho sự phát triển kinh tế lãnh thổ trong tương lai. Những tác phẩm tiêu biểu như sách “Địa lý các vùng kinh tế ở Việt Nam”, Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Nxb Giáo dục năm 2009. Sách “Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam”, Lê Thông (chủ biên), Nxb Giáo dục năm 2003. Sách “Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam”, Lê Thông (chủ biên), Nxb Sư phạm năm 2004. Sách “Địa lý kinh tế - xã hội đại cương”, Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Nxb Sư phạm năm 2007. Giáo trình địa lý kinh tế xã hội Việt Nam (tập 1, tập 2), Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức, Nxb Giáo dục năm 2003, Nxb Sư phạm năm 2008. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã đưa ra những đặc điểm nổi bật về VTĐL, các điều kiện tự nhiên và KT - XH, đồng thời đánh giá những ảnh hưởng của các nguồn lực đó tới sự phát triển kinh tế lãnh thổ trong từng giai đoạn khác nhau. Phân tích hiện trạng phát triển kinh tế theo khía cạnh ngành và lãnh thổ. Đồng thời đưa ra xu hướng phát triển kinh tế trong tương lai, trên cơ sở đó đề ra định hướng phát triển kinh tế phù hợp. 2.2. Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long Nghiên cứu phát triển kinh tế vùng ĐBSCL trong đó có tỉnh Vĩnh Long hiện nay được đề cập rất nhiều với các công trình nghiên cứu chủ yếu: Qui hoạch tổng thể phát triển KT - XH vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến 3 năm 2020. Do Bộ Kế hoạch và đầu tư thực hiện năm 2006. Báo cáo tình hình phát triển KT - XH của viện chiến lược phát triển trung tâm nghiên cứu miền Nam về vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nội dung bài báo cáo liên quan đến tiềm năng, lợi thế về đất đai, mặt nước, vùng ĐBSCL là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thủy sản, cây ăn quả của cả nước, góp phần quan trọng vào an ninh lương thực quốc gia và đóng góp lớn vào xuất khẩu nông sản và thủy sản của cả nước. Nghiên cứu của Lê Nghĩa về phát triển kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng bền vững. Tác giả đề cập tới ĐBSCL là khu vực kinh tế quan trọng của cả nước. Việc tập trung xây dựng nơi đây trở thành vùng phát triển năng động về KT - XH để tiến kịp cả nước đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Nhìn chung, các bài nghiên cứu trên mang tính khái quát, chưa đi sâu phân tích hiện trạng phát triển kinh tế trong giai đoạn 2001 - 2011, cũng như chưa cụ thể các giải pháp thực hiện có hiệu quả phát triển kinh tế huyện. Do vậy, các tài liệu này chỉ mang tính tham khảo giúp tác giả hoàn chỉnh đề tài nghiên cứu của mình. 2.3. Ở tỉnh Vĩnh Long Trong tỉnh Vĩnh Long thời gian qua có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế có thể khái quát một số công trình như: Công trình viết về quê hương Vĩnh Long của tác giả Trịnh Văn Lâu (1995), “Vĩnh Long trên đường đổi mới”, công trình đã nêu được những thuận lợi và khó khăn của các điều kiện tự nhiên, KT - XH ảnh hưởng đến phát triển của tỉnh. Công trình nghiên cứu của Huỳnh Văn Sáu (2001), Trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh viết về đề tài “Phân tích tình hình kinh tế - xã hội giai đoạn 1996 - 2000 và định hướng phát triển KT - XH giai đoạn 2001 - 2005 tỉnh Vĩnh Long”, tác giả nêu khái quát các nguồn lực ảnh hưởng đến phát triển kinh tế ở tỉnh Vĩnh Long, hạn chế của công trình là dừng lại ở giai đoạn 1996 - 2000. Bên cạnh đó, còn có công trình nghiên cứu của Nguyễn Bách Khoa (2009), “Những chuyển biến KT - XH ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long thời kì đổi mới (1986 2005)”, luận án Tiến sĩ ở Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn, TP. Hồ 4 Chí Minh. Với đề tài này tác giả nghiên cứu khá toàn diện những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển biến về KT - XH vùng nông thôn Vĩnh Long như: nhóm nhân tố tự nhiên, KT - XH. Tuy nhiên, công trình này đã dừng lại ở giai đoạn 1986 - 2005. Công bố của UBND tỉnh Vĩnh Long về Quyết định số 195/QĐ - TTg, ngày 16/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt qui hoạch tổng thể phát triển KT XH tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020. Tóm lại, với những tài liệu có được như trên là rất quan trọng và có ý nghĩa sâu sắc trong việc nghiên cứu, tìm hiểu luận văn phát triển kinh tế huyện Tam Bình. 2.4. Ở huyện Tam Bình Những nghiên cứu về phát triển kinh tế ở huyện Tam Bình giai đoạn 2001 2011, hiện nay còn rất ít và thể hiện chủ yếu trong một số báo cáo của UBND huyện Tam Bình, các ban ngành, niên giám thống kê của huyện. Trong đó, có các bài viết dưới dạng tổng quát như: Báo cáo của UBND huyện “Báo cáo tổng kết 20 năm xây dựng huyện Tam Bình theo định hướng xã hội chủ nghĩa” đã nêu khái quát thành tựu về KT - XH trong giai đoạn 1975 - 1995 và định hướng hoạt động cho những năm tiếp theo. Đề tài nghiên cứu do Ban tuyên giáo huyện làm chủ nhiệm với tên “Tam Bình 35 năm xây dựng và phát triển từ 1975 - 2010”. Nhìn chung, đề tài đã khái quát được tình hình phát triển kinh tế của huyện, tuy nhiên chưa đi sâu phân tích các nguồn lực phát triển và chỉ dừng lại ở mức độ tổng quát. Đề tài gồm 5 chương: tổng quan về điều kiện tự nhiên, đặc điểm KT - XH và truyền thống huyện Tam Bình; Khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng chính quyền, ổn định đời sống nhân dân; Xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa; Xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong thời kì thực hiện đường lối đổi mới của Đảng; Một số bài học kinh nghiệm và định hướng phát triển KT - XH của huyện đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Các văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Tam Bình lần thứ VIII, IX, X đã nêu bật được những thành tựu về KT - XH của huyện trong thời gian qua. Qua đó, đề ra những định hướng và giải pháp phù hợp cho phát triển của huyện Tam Bình 5 trong giai đoạn tiếp theo. Ngoài ra, còn có báo cáo của UBND huyện Tam Bình năm 2011, “Báo cáo tình hình hoạt động giai đoạn 2000 - 2010”, báo cáo đã nêu rõ một số số liệu tổng kết cũng như các tác động của một số nhân tố tự nhiên, KT - XH ảnh hưởng đến tình hình phát triển trên địa bàn huyện Tam Bình. Quyết định số 587/QĐ - UBND huyện ngày 18/3/2011 về việc phê duyệt qui hoạch tổng thể phát triển KT - XH huyện Tam Bình đến năm 2020. Mục tiêu chung của qui hoạch là xây dựng Tam Bình trở thành huyện có kinh tế phát triển, xã hội công bằng, văn minh, đảm bảo vững chắc về an ninh quốc phòng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lí. Từng bước CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, góp phần đưa kinh tế Tam Bình phát triển với tốc độ nhanh và bền vững. Các niên giám thống kê của huyện Tam Bình và tỉnh Vĩnh Long từ năm 2001 đến 2011, đã thống kê đầy đủ trên tất cả các lĩnh vực như KT - XH, văn hóa, giáo dục, thương mại, GTVT. Đây là những số liệu có tính chính xác cao, toàn diện và có hệ thống, được xem là tài liệu tham khảo rất quý báu phục vụ tốt cho việc nghiên cứu đề tài của tác giả. Như vậy, tất cả các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập khái quát tới việc phát triển kinh tế, đã nêu được những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nước, hầu hết các công trình đều ghi lại tình hình phát triển KT - XH một cách khái quát. Đến nay (năm 2011), trên địa bàn huyện chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề “Phát triển kinh tế huyện Tam Bình (tỉnh Vĩnh Long): Hiện trạng và giải pháp” trong giai đoạn từ năm 2001 - 2011. Do đó, đây là điều kiện tốt để tác giả nhìn nhận, đánh giá sâu sắc hơn về các nguồn lực và hiện trạng phát triển kinh tế huyện Tam Bình ở giai đoạn 2001 - 2011. Qua đó, đưa ra những định hướng và giải pháp phát triển cụ thể phù hợp với tiềm năng của huyện trong tương lai. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế, đề tài tập trung đánh 6 giá những thuận lợi cũng như khó khăn của các nguồn lực và phân tích thực trạng phát triển kinh tế của huyện Tam Bình. Qua đó, đưa ra định hướng và đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy nền kinh tế của huyện Tam Bình phát triển có hiệu quả hơn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau: Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế, vận dụng vào địa bàn nghiên cứu cấp huyện. Đánh giá các nguồn lực ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của huyện Tam Bình (tỉnh Vĩnh Long) Phân tích thực trạng phát triển kinh tế của huyện Tam Bình trong giai đoạn từ năm 2001 - 2011. Đưa ra định hướng và đề xuất các giải pháp cụ thể cho phát triển kinh tế của huyện Tam Bình. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1. Về nội dung Thông qua việc xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế. Đề tài tập trung phân tích, đánh giá các nguồn lực tự nhiên, KT - XH ảnh hưởng đến phát triển và thực trạng phát triển kinh tế của huyện Tam Bình theo hai khía cạnh ngành và lãnh thổ. Qua đó, đề ra những định hướng và giải pháp phát triển kinh tế phù hợp nhằm nâng cao mức sống người dân. 4.2. Về lãnh thổ Đề tài được thực hiện trên toàn địa bàn huyện Tam Bình, có sự phân hóa tới cấp xã và so sánh với các huyện lân cận trong địa bàn tỉnh Vĩnh Long. 4.3. Về thời gian Đề tài được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2011. 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5.1. Quan điểm nghiên cứu 7 5.1.1. Quan điểm lịch sử viễn cảnh Khi nghiên cứu các đối tượng địa lý, đây là quan điểm gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của các sự vật, hiện tượng. Vì vậy, cần thiết phải đặt đối tượng nghiên cứu trong tiến trình phát triển chung của lịch sử. Thực trạng nền kinh tế là kết quả của xu hướng sản xuất trong những giai đoạn trước đó. Do đó, quan điểm này giúp ta hiểu được đặc điểm và xu hướng phát triển của nền kinh tế ở thời điểm hiện tại và xu hướng phát triển của nền KT - XH. Vận dụng quan điểm lịch sử viễn cảnh vào nghiên cứu phát triển kinh tế huyện Tam Bình để thấy được những biến đổi của các yếu tố kinh tế trong từng giai đoạn phát triển và xu hướng chuyển dịch các ngành kinh tế trong huyện. Từ đó đánh giá được hiện trạng phát triển và dự báo xu hướng phát triển kinh tế đến năm 2020. 5.1.2. Quan điểm tổng hợp Mọi sự vật hiện tượng Địa lý đều tồn tại và phát triển trong một không gian lãnh thổ nhất định. Khi nghiên cứu phải tìm hiểu sự ảnh hưởng của lãnh thổ đến khía cạnh nghiên cứu, tìm ra các qui luật phát triển và đưa ra những định hướng tốt nhằm khai thác có hiệu quả những tiềm năng của huyện. Đặc biệt chú ý tới sự khác biệt lãnh thổ trong quá trình phát triển kinh tế. Các khu vực khác nhau, kết hợp với sự phân hóa không gian, cũng như việc tổ chức hợp lí quá trình sản xuất sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong nghiên cứu kinh tế huyện Tam Bình, cần phải đặt chúng trong mối quan hệ với các hệ thống tự nhiên và xem xét sự phân hóa của nó trong tự nhiên, bên cạnh đó còn phải nghiên cứu sự phân hóa trong không gian của huyện, có như thế mới nghiên cứu đạt hiệu quả cao nhất. 5.1.3. Quan điểm hệ thống Tính hệ thống làm đề tài trở nên logic, thông suốt và sâu sắc hơn. Trong đề tài này, việc nghiên cứu hiện trạng phát triển kinh tế huyện Tam Bình được đặt trong vấn đề phát triển kinh tế của tỉnh Vĩnh Long và cả nước. Đồng thời, huyện Tam Bình cũng được coi là một hệ thống hoàn chỉnh và thống nhất, trong đó bao gồm các hệ thống nhỏ như các xã. Các hệ thống có mối quan hệ tương tác, mật thiết với 8 nhau. Vì vậy cần phải tìm hiểu các mối quan hệ qua lại, các tác động ảnh hưởng giữa các yếu tố trong một hệ thống và giữa các hệ thống để đánh giá chính xác vấn đề nghiên cứu. 5.1.4. Quan điểm phát triển bền vững Để phát triển kinh tế bền vững đòi hỏi phải thực hiện quá trình CNH theo hướng hiện đại, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế công nghiệp hiện đại, trong đó tỉ trọng của kinh tế tri thức ngày càng tăng. Kinh tế tri thức là nhân tố quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động. Với quan điểm này, cần phải nghiên cứu và vận dụng cụ thể thì mới đem lại hiệu quả lâu dài. Để kinh tế Tam Bình phát triển nhanh và bền vững cần phải nghiên cứu các nguồn lực sẵn có của địa phương, đồng thời tranh thủ tối đa những chính sách khuyến khích, mời gọi đầu tư, qui hoạch các tiềm năng phát triển phục vụ vào kinh tế của huyện là vấn đề cần quan tâm. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp và xử lí tài liệu Phương pháp này rất đặc trưng trong địa lý bởi vì nó kế thừa các thành tựu đã qua đồng thời dự đoán được hướng phát triển tiếp theo của các đối tượng, hiện tượng. Đây là phương pháp được sử dụng thường xuyên trong đề tài phát triển kinh tế huyện Tam Bình của tác giả. Khi tiến hành nghiên cứu nhiều nguồn thông tin khác nhau như sách, báo, tạp chí, mạng Internet, các nguồn thông tin số liệu, thống kê của các cơ quan ban ngành đã được thu thập, tổng hợp. Từ đó, xử lí các số liệu cho phù hợp với phạm vi nghiên cứu của đề tài. Cuối cùng tổng hợp và sắp xếp nội dung lại cho lôgic để đề tài hoàn chỉnh nhất. 5.2.2. Phương pháp thực địa Phương pháp này gắn liền với việc quan sát, điều tra, nghiên cứu thực tế để kiểm tra lại mức độ chính xác của các số liệu đã được thu thập, trên cơ sở khảo sát. Tìm hiểu trực tiếp các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, hợp tác 9 xã, các CCN, hoạt động dịch vụ và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Trong khi thực hiện đề tài nghiên cứu của mình, để đảm bảo tính khoa học và thực tiễn, tác giả còn chụp ảnh các hoạt động tiêu biểu. Bên cạnh đó, còn sưu tầm tài liệu liên quan tại một số xã trong huyện Tam Bình kết hợp với thu thập ý kiến của các nhà quản lí, chuyên gia, cán bộ quản lí ở địa phương và một số hộ sản xuất về các lĩnh vực liên quan đến đề tài. Qua đó, giúp tác giả đánh giá vấn đề thực tế hơn, chính xác hơn. 5.2.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ Phương pháp bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu thống kê là phương pháp truyền thống của khoa học Địa lý. Sử dụng bản đồ, biểu đồ trong quá trình nghiên cứu là một trong những biện pháp rất hữu ích, giúp hoàn thành tốt luận văn. Từ kết quả thu được, tác giả tiến hành thành lập bản đồ chuyên đề, biểu đồ, bảng số liệu thống kê. Qua đó, cho thấy sự phân bố, hiện trạng và cơ cấu nền kinh tế trong huyện. Vì vậy, bản đồ là nơi thể hiện rõ nhất kết quả tổng hợp của đề tài. Cùng với bản đồ, các biểu đồ, bảng số liệu thống kê được qua quá trình thu thập số liệu dùng để phản ánh qui mô các hiện tượng kinh tế như qui mô các ngành, các lĩnh vực. Sử dụng công nghệ GIS để số hóa và vẽ bản đồ một cách chính xác, khoa học nhằm đáp ứng yêu cầu của đề tài. 5.2.4. Phương pháp so sánh Đây cũng là phương pháp rất cơ bản và được vận dụng khá nhiều trong nghiên cứu đề tài. Dựa trên tài liệu có được và những số liệu thống kê, tác giả tiến hành so sánh, đối chiếu các tài liệu để phát hiện ra điểm giống và khác nhau giữa các đối tượng nghiên cứu, các yếu tố hình thành và đưa ra kết luận khá chính xác về đề tài nghiên cứu. 5.2.5. Phương pháp chuyên gia Phương pháp chuyên gia là phương pháp lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia để làm kết quả dự báo, phục vụ cho nhu cầu định hướng, quản lí. Đây là một phương pháp dự báo mang tính khoa học. Vì vậy, khi sử dụng phương pháp chuyên gia sẽ giúp đưa ra những dự đoán khách quan về tương lai phát triển kinh tế trên địa
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan