Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm kĩ thuật qua dạy học nghi...

Tài liệu Phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm kĩ thuật qua dạy học nghiệp vụ sư phạm theo tiếp cận trải nghiệm

.PDF
192
8
123

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM NGUYỄN THỊ DUYÊN PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THAM VẤN NGHỀ CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM KĨ THUẬT QUA DẠY HỌC NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM THEO TIẾP CẬN TRẢI NGHIỆM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI, 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM NGUYỄN THỊ DUYÊN PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THAM VẤN NGHỀ CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM KĨ THUẬT QUA DẠY HỌC NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM THEO TIẾP CẬN TRẢI NGHIỆM Chuyên ngành: Lí luận và lịch sử giáo dục Mã số: 9 14 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN 2. TS. DƯƠNG QUANG NGỌC HÀ NỘI, 2021 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Thị Duyên ii LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới GS.TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến và TS. Dương Quang Ngọc đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chia sẻ và khích lệ để tôi có thể hoàn thành công trình nghiên cứu này. Tôi xin trân trọng cảm ơn phòng Phòng Quản lý khoa học đào tạo và Hợp tác quốc tế - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo và các em sinh viên ở các trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định đã hợp tác và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên và các đồng nghiệp nơi tôi công tác đã động viên, khuyến khích và tạo mọi điều kiện trong suốt quá trình tôi học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân trong gia đình, bạn bè đã động viên, ủng hộ và giúp đỡ về mọi mặt để tôi có thể hoàn thành công việc nghiên cứu của mình. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày.....tháng......năm 2021 Tác giả luận án Nguyễn Thị Duyên iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... ii MỤC LỤC ......................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. viii DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................ix DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ............................................................xi MỞ ĐẦU .............................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................................3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .................................................................................3 3.1. Khách thể nghiên cứu ...................................................................................................3 3.2. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................................4 4. Giả thuyết khoa học .........................................................................................................4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................................4 6. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................................4 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu...............................................................4 7.1. Phương pháp luận .........................................................................................................4 7.2. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................................5 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết ..................................................................5 7.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn ...........................................................5 7.2.3. Nhóm các phương pháp hỗ trợ ..................................................................................6 8. Những luận điểm cần bảo vệ ...........................................................................................6 9. Những đóng góp mới của luận án ....................................................................................7 10. Cấu trúc của luận án ......................................................................................................7 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THAM VẤN NGHỀ CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM KĨ THUẬT QUA DẠY HỌCNGHIỆP VỤ SƯ PHẠM THEO TIẾP CẬN TRẢI NGHIỆM .................................................................................8 1.1. Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ..........................8 1.1.1. Nghiên cứu về tham vấn nghề ...................................................................................8 1.1.2. Nghiên cứu về dạy học theo tiếp cận trải nghiệm....................................................12 1.1.3. Nghiên cứu về phát triển kĩ năng tham vấn nghề qua dạy học nghiệp vụ sư phạm theo tiếp cận trải nghiệm ....................................................................................................14 1.1.4. Nhận xét chung ........................................................................................................16 iv 1.2. Tham vấn nghề ở trường trung học phổ thông ......................................................17 1.2.1. Khái niệm tham vấn nghề ........................................................................................17 1.2.1.1. Định nghĩa tham vấn nghề ....................................................................................17 1.2.1.2. Phân biệt tham vấn nghề và tư vấn nghề ..............................................................18 1.2.2. Mục tiêu của tham vấn nghề ở trường trung học phổ thông ....................................19 1.2.3. Nội dung của tham vấn nghề ở trường trung học phổ thông ...................................20 1.2.4. Các hình thức tham vấn nghề ở trường trung học phổ thông ..................................21 1.2.5. Quy trình tham vấn nghề ở trường trung học phổ thông .........................................22 1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến tham vấn nghề ở trường trung học phổ thông...............23 1.3. Kĩ năng tham vấn nghề ............................................................................................25 1.3.1. Định nghĩa kĩ năng và kĩ năng tham vấn nghề ........................................................25 1.3.2. Kĩ năng tham vấn nghề cần phát triển cho sinh viên sư phạm kĩ thuật ...................26 1.3.2.1. Cơ sở xác định hệ thống kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm kĩ thuật 26 1.3.2.2. Kĩ năng tham vấn nghề cần có của sinh viên sư phạm kĩ thuật ...........................30 1.3.3. Các con đường phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm kĩ thuật .34 1.4. Phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm kĩ thuật qua dạy học nghiệp vụ sư phạm theo tiếp cận trải nghiệm...............................................................36 1.4.1. Phát triển kĩ năng tham vấn nghề.............................................................................36 1.4.2. Dạy học nghiệp vụ sư phạm theo tiếp cận trải nghiệm ............................................37 1.4.2.1. Khái niệm ..............................................................................................................37 1.4.2.2. Đặc điểm dạy học nghiệp vụ sư phạm theo tiếp cận trải nghiệm .........................39 1.4.3. Phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm kĩ thuật qua dạy học nghiệp vụ sư phạm theo tiếp cận trải nghiệm ....................................................................40 1.4.3.1. Khái niệm ..............................................................................................................40 1.4.3.2. Mục tiêu ................................................................................................................40 1.4.3.3. Nguyên tắc ............................................................................................................40 1.4.3.4. Nội dung................................................................................................................41 1.4.3.5. Phương pháp dạy học ............................................................................................42 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm kĩ thuật qua dạy học nghiệp vụ sư phạm theo tiếp cận trải nghiệm ................44 Kết luận chương 1 ............................................................................................................47 Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THAM VẤN NGHỀ CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM KĨ THUẬT QUA DẠY HỌC NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM THEO TIẾP CẬN TRẢI NGHIỆM ...............................................................................48 2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng ............................................................................48 v 2.1.1. Mục đích khảo sát ....................................................................................................48 2.1.2. Đối tượng và địa bàn khảo sát .................................................................................48 2.1.3. Nội dung và công cụ khảo sát ..................................................................................48 2.1.4. Quy mô khảo sát ......................................................................................................48 2.1.5. Phương thức và thời gian tiến hành .........................................................................49 2.1.6. Kĩ thuật xử lí số liệu.................................................................................................49 2.1.7. Tiêu chí và thang điểm đánh giá ..............................................................................50 2.2. Kết quả nghiên cứu ...................................................................................................58 2.2.1. Thực trạng kĩ năng tham vấn nghề của sinh viên sư phạm kĩ thuật ........................58 2.2.1.1. Thực trạng từng nhóm kĩ năng tham vấn nghề của sinh viên sư phạm kĩ thuật ...58 2.2.1.2. Đánh giá chung về kĩ năng tham vấn nghề của sinh viên sư phạm kĩ thuật .........62 2.2.2. Nhận thức về sự cần thiết của việc phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm kĩ thuật .................................................................................................................64 2.2.3. Thực trạng phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm kĩ thuật hiện nay tại các trường đại học sư phạm kĩ thuật ......................................................................66 2.2.3.1. Các con đường phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm kĩ thuật ....... 66 2.2.3.2. Mức độ tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm kĩ thuật ..................................................................................67 2.2.3.3. Mức độ cần thiết và sử dụng các hoạt động trải nghiệm trong dạy học nghiệp vụ sư phạm để phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm kĩ thuật .................69 2.2.3.4. Mức độ cần thiết và sử dụng các hình thức kiểm tra đánh giá trong dạy học nghiệp vụ sư phạm nhằm phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm kĩ thuật ...............................................................................................................................72 2.2.4. Mức độ khó khăn khi phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm kĩ thuật qua dạy học nghiệp vụ sư phạm theo tiếp cận trải nghiệm .......................................75 Kết luận chương 2 ............................................................................................................78 Chương 3. QUY TRÌNH PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THAM VẤN NGHỀ CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM KĨ THUẬT QUA DẠY HỌC NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM THEO TIẾP CẬN TRẢI NGHIỆM ...............................................................................79 3.1. Quy trình phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm kĩ thuật qua dạy học nghiệp vụ sư phạm theo tiếp cận trải nghiệm .................................................79 3.2. Vận dụng quy trình phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm kĩ thuật qua dạy học nghiệp vụ sư phạm theo tiếp cận trải nghiệm ...........................83 3.2.1. Vận dụng quy trình đã đề xuất nhằm phát triển nhóm kĩ năng chuẩn bị cho quá trình tham vấn ....................................................................................................................83 vi 3.2.2. Vận dụng quy trình đã đề xuất nhằm phát triển nhóm kĩ năng tổ chức thực hiện quá trình tham vấn và nhóm kĩ năng sau quá trình tham vấn ………………………………..…99 Kết luận chương 3 ..........................................................................................................110 Chương 4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .....................................................................111 4.1. Khái quát quá trình thực nghiệm sư phạm ..........................................................111 4.1.1. Mục đích thực nghiệm ...........................................................................................111 4.1.2. Đối tượng, địa bàn thực nghiệm ...........................................................................111 4.1.3. Nội dung thực nghiệm và công cụ đo lường kết quả .............................................111 4.1.3.1. Đối với thực nghiệm sự phát triển nhóm kĩ năng chuẩn bị cho quá trình tham vấn nghề. .................................................................................................................................111 4.1.3.2. Đối với thực nghiệm sự phát triển nhóm kĩ năng tổ chức thực hiện quá trình tham vấn nghề và sau quá trình tham vấn nghề. .......................................................................112 4.1.4. Công cụ xử lí số liệu ..............................................................................................112 4.1.5. Tiến trình thực nghiệm...........................................................................................112 4.2. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm ..............................................................114 4.2.1. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm ......................................................................114 4.2.2. Về sự phát triển nhóm kĩ năng chuẩn bị cho quá trình tham vấn nghề của sinh viên sư phạm kĩ thuật ...............................................................................................................115 4.2.3. Về sự phát triển nhóm kĩ năng tổ chức thực hiện quá trình tham vấn và nhóm kĩ năng sau quá trình tham vấn ............................................................................................122 4.3. Ý kiến của chuyên gia về quy trình phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm kĩ thuật ............................................................................................135 4.3.1. Mục đích, số lượng và thành phần chuyên gia ......................................................135 4.3.2. Nội dung đánh giá ..................................................................................................135 4.3.3. Phương pháp và kĩ thuật tiến hành ........................................................................135 4.3.4. Kết quả đánh giá của chuyên gia ...........................................................................136 4.3.4.1. Đánh giá về tính cần thiết của quy trình phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm kĩ thuật và vận dụng quy trình trong dạy học nghiệp vụ sư phạm nhằm phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm kĩ thuật ...................................136 4.3.4.2. Đánh giá về tính khả thi của quy trình phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm kĩ thuật và vận dụng quy trình trong dạy học nghiệp vụ sư phạm nhằm phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm kĩ thuật...........................................138 4.3.4.3. Đánh giá về đánh giá về chất lượng thiết kế các ví dụ minh họa trong chương 3 của luận án .......................................................................................................................140 Kết luận chương 4 ..........................................................................................................142 vii KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................................143 1. Kết luận .......................................................................................................................143 2. Khuyến nghị ...............................................................................................................144 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................................................146 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................147 PHỤ LỤC viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ ĐC Đối chứng ĐH Đại học ĐHSPKT Đại học Sư phạm Kĩ thuật GDHN Giáo dục hướng nghiệp GDHNN Giáo dục học nghề nghiệp GV Giáo viên KN Kĩ năng HS Học sinh ND Nội dung NVSP Nghiệp vụ sư phạm PPDHCN&KNDH PPLNCKH Phương pháp dạy học chuyên ngành và kĩ năng dạy học Phương pháp luận nghiên cứu khoa học SPKT Sư phạm Kĩ thuật SV Sinh viên TB Trung bình TLHNN Tâm lý học nghề nghiệp TN Thực nghiệm TTSP Thực tập sư phạm ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Nhiệm vụ của giáo viên thực hiện công tác tham vấn nghề..............................26 Bảng 1.2: Những công việc giáo viên cần làm khi thực hiện công tác tham vấn nghề .....27 Bảng 1.3: Kĩ năng tham vấn nghề cần có của SV SPKT ...................................................30 Bảng 2.1: Tiêu chí đánh giá kĩ năng tham vấn nghề .........................................................51 Bảng 2.2: Kiểm định Mann-Whitney về dữ liệu của mức độ kĩ năng tham vấn nghề của sinh viên SPKT ............................................................................................................59 Bảng 2.3: Mức độ kĩ năng tham vấn nghề của sinh viên SPKT ........................................60 Bảng 2.4: Kiểm định Mann-Whitney về dữ liệu của giảng viên và sinh viên cho đánh giá chung về mức độ kĩ năng tham vấn nghề của sinh viên ....................................................63 Bảng 2.5: Đánh giá chung về mức độ kĩ năng tham vấn nghề của SV SPKT ...................63 Bảng 2.6: Kiểm định Mann-Whitney về dữ liệu của giảng viên và sinh viên cho dữ liệu về sự cần thiết của việc phát triển kĩ năng tham vấn nghề ................................................64 Bảng 2.7: Nhận thức về sự cần thiết của việc phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên SPKT ..........................................................................................................................65 Bảng 2.8: Kiểm định Mann-Whitney cho dữ liệu về các con đường phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT ............................................................................................66 Bảng 2.9: Các con đường phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT .....................66 Bảng 2.10: Kiểm định Mann-Whitney về dữ liệu của tần suất tổ chức hoạt động trải nghiệm để phát triển kĩ năng tham vấn nghề .....................................................................68 Bảng 2.11: Mức độ tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT .....................................................................................................................68 Bảng 2.12: Kiểm định Mann-Whitney cho dữ liệu về mức độ cần thiết và sử dụng các hoạt động trải nghiệm trong dạy học NVSP để phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên .....................................................................................................................................69 Bảng 2.13: Kiểm định Mann-Whitney cho dữ liệu về mức độ cần thiết và sử dụng các hình thức kiểm tra đánh giá trong dạy học nghiệp vụ sư phạm để phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên SPKT ............................................................................................73 Bảng 2.14: Mức độ cần thiết và sử dụng các hình thức kiểm tra đánh giá trong dạy học NVSP để phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT ...............................................74 Bảng 2.15: Kiểm định Mann-Whitney cho dữ liệu về khó khăn khi phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT qua dạy học NVSP theo tiếp cận trải nghiệm ....................75 Bảng 2.16: Mức độ khó khăn khi phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT qua dạy học NVSP theo tiếp cận trải nghiệm ..................................................................................76 Bảng 3.1: Các học phần trong chương trình NVSP tại trường ĐHSPKT Hưng Yên ........84 Bảng 3.2: Các chủ đề/ bài học NVSP phù hợp với dạy học theo tiếp cận trải nghiệm và có x tiềm năng lồng ghép nội dung tham vấn nghề theo chương trình NVSP ở trường ĐHSPKT Hưng Yên ...........................................................................................................................86 Bảng 4.1: Kiểm định “Independent Samples T-test” về giá trị trung bình điểm kiểm tra đầu vào thực nghiệm ........................................................................................................114 Bảng 4.2: Kiểm định “Independent Samples T-test” về giá trị trung bình điểm học tập về nhóm kĩ năng chuẩn bị cho quá trình tham vấn nghề ......................................................117 Bảng 4.3: Kết quả ý kiến phản hồi của SV về sự phát triển nhóm kĩ năng chuẩn bị cho quá trình tham vấn nghề của bản thân .............................................................................119 Bảng 4.4: Giá trị trung bình ý kiến tự đánh giá sự phát triển nhóm kĩ năng chuẩn bị cho quá trình tham vấn của bản thân ......................................................................................120 Bảng 4.5: Kiểm định “Independent Samples T-test” về giá trị trung bình điểm tự phản ánh về nhóm kĩ năng chuẩn bị cho quá trình tham vấn nghề ..........................................121 Bảng 4.6: Kết quả giảng viên đánh giá sự thực hiện kĩ năng tham vấn nghề của SV .....123 Bảng 4.7: Giá trị trung bình kết quả giảng viên đánh giá sự thực hiện kĩ năng tham vấn nghề của sinh viên ............................................................................................................125 Bảng 4.8: Kiểm định “Independent Samples T-test” về giá trị trung bình điểm đánh giá bằng quan sát sự thực hiện kĩ năng tham vấn nghề của SV SPKT ..................................127 Bảng 4.9: Kết quả ý kiến phản hồi của SV về sự phát triển nhóm kĩ năng tổ chức thực hiện quá trình tham vấn và sau tham vấn.........................................................................129 Bảng 4.10: Giá trị trung bình kết quả tự đánh giá của sinh viên về sự phát triển nhóm kĩ năng tổ chức thực hiện quá trình tham vấn và sau tham vấn ...........................................131 Bảng 4.11: Kiểm định “Independent Samples T-test” về giá trị trung bình điểm tự đánh giá sự thực hiện kĩ năng tham vấn nghề của sinh viên SPKT .........................................133 Bảng 4.12: Ý kiến đánh giá của chuyên gia về sự cần thiết của quy trình phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT và vận dụng quy trình trong dạy học NVSP nhằm phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT. ............................................................136 Bảng 4.13: Ý kiến đánh giá của chuyên gia về tính khả thi của quy trình phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT và vận dụng quy trình trong dạy học NVSP nhằm phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT .............................................................138 Bảng 4.14: Ý kiến đánh giá của chuyên gia về giá về chất lượng thiết kế các ví dụ minh họa trong chương 3 của luận án .......................................................................................140 xi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Hình 1.1: Mô hình học tập trải nghiệm của Kolb ..............................................................38 Hình 1.2: Nội dung tham vấn nghề cần giảng dạy cho sinh viên SPKT ...........................42 Hình 2.1: Mức độ kĩ năng tham vấn nghề của sinh viên SPKT ........................................61 Hình 2.2: Đánh giá chung về mức độ kĩ năng tham vấn nghề của SV SPKT ...................64 Hình 2.3: Đánh giá sự cần thiết của việc phát triển KN tham vấn nghề cho SV SPKT ...65 Hình 2.4: Biểu đồ về mức độ tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên SPKT ...................................................................................69 Hình 2.5: Mức độ cần thiết và mức độ sử dụng các hoạt động trải nghiệm trong dạy học NVSP nhằm phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT ..........................................71 Hình 2.6: Mức độ khó khăn khi phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT qua dạy học NVSP theo tiếp cận trải nghiệm ..................................................................................77 Hình 3.1. Quy trình phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên SPKT qua dạy học NVSP theo tiếp cận trải nghiệm ........................................................................................80 Hình 4.1: Kết quả khảo sát đầu vào của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm ...................114 Hình 4.2: Kết quả đánh giá sự thực hiện nhóm kĩ năng chuẩn bị cho quá trình tham vấn nghề ..................................................................................................................................116 Hình 4.3: Đồ thị tần suất kết quả đầu ra bài “Khí chất – tính cách”................................116 Hình 4.4: Đồ thị tần suất hội tụ tiến kết quả đầu ra bài “Khí chất – tính cách” ..............117 Hình 4.5: Biểu đồ mô tả kết quả tự đánh giá sự phát triển nhóm kĩ năng chuẩn bị cho quá trình tham vấn của sinh viên ............................................................................................120 Hình 4.6: Biểu đồ mô tả kết quả đánh giá thông qua quan sát về sự thực hiện kĩ năng tham vấn nghề của sinh viên ............................................................................................126 Hình 4.7: Biểu đồ mô tả kết quả tự đánh giá của sinh viên về sự phát triển nhóm kĩ năng tổ chức thực hiện quá trình tham vấn và sau tham vấn....................................................132 Hình 4.8: Biểu đồ đánh giá tính cần thiết của quy trình phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT và vận dụng quy trình trong dạy học NVSP nhằm phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT. ..................................................................................................137 Hình 4.9: Biểu đồ đánh giá tính khả thi của quy trình phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT và vận dụng quy trình trong dạy học NVSP nhằm phát triển kĩ năng .....139 Hình 4.10: Biểu đồ đánh giá về chất lượng thiết kế các ví dụ minh họa .........................141 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục hướng nghiệp (GDHN) ở trường phổ thông có tầm quan trọng đặc biệt, cung cấp và hướng dẫn học sinh cách tìm những thông tin nghề nghiệp, hệ thống đào tạo và thị trường lao động một cách có hệ thống, giúp học sinh có thể lựa chọn cho mình nghề nghiệp phù hợp với năng lực của bản thân và nhu cầu của xã hội. Ở trường phổ thông việc giáo dục hướng nghiệp cho học sinh được thực hiện thông qua các con đường cơ bản sau: 1/ Thông qua dạy học các môn khoa học cơ bản; 2/ Thông qua việc tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp chính khóa; 3/ Thông qua hoạt động ngoại khóa; 4/ Thông qua việc dạy học môn công nghệ; 5/ Thông qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp. Các con đường GDHN này chú trọng đến việc cung cấp những kiến thức về các ngành nghề, các cơ sở đào tạo, nhu cầu thị trường lao động nhưng chưa đi sâu giải quyết những thắc mắc, băn khoăn, lo lắng của học sinh khi các em lựa chọn nghề nghiệp. Hơn nữa, các em còn có những căng thẳng, áp lực trong quá trình học tập và trong cuộc sống nên khó có thể tự mình giải quyết hiệu quả được tất cả những vấn đề nảy sinh. Những vấn đề này sẽ được giải quyết thông qua một con đường giáo dục hướng nghiệp khác – thông qua tham vấn nghề. Lúc này, thầy cô bên cạnh việc thực hiện tốt vai trò của người giáo viên còn cần phải là những nhà tham vấn để giúp đỡ học sinh giải tỏa những khó khăn, vướng mắc trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp. Giáo dục hướng nghiệp nói chung và tham vấn nghề nói riêng cũng là vấn đề đã được sự quan tâm của các cấp, các ngành: Ngày 19 tháng 3 năm 1981, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định 126- CP. Trong đó đã quy định mục đích, nhiệm vụ của công tác hướng nghiệp.và giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, địa phương phối hợp với ngành giáo dục thực hiện [90]. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương khóa 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo chỉ rõ “đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở; định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông”,“bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng”[78]. Thông báo số 3119/BGDĐT-GDCN về việc hướng dẫn phối hợp để thực hiện giáo dục hướng nghiệp, đào tạo kĩ năng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông, ngày 17 tháng 06 năm 2014, có nội dung “để nâng cao hiệu quả của công tác hướng nghiệp trong nhà trường, các trường phổ thông phối hợp với các cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp khác cho học sinh như: Thăm quan cơ sở đào tạo; giảng dạy môn học Công nghệ; tổ chức các buổi nói chuyện, tư vấn nghề nghiệp cho học sinh” [12]. 2 Những chỉ đạo được thể hiện ở văn bản nêu trên cho thấy, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến việc tăng cường công tác hướng nghiệp nhằm góp phần tích cực và có hiệu quả vào việc phân luồng học sinh, chuẩn bị cho học sinh đi vào lao động hoặc tiếp tục được đào tạo phù hợp với năng lực, sở trường của bản thân và nhu cầu của xã hội. Thông tư 32/2018/TT- BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018) về ban hành chương trình phổ thông, ngày 26 tháng 12 năm 2018 đã chỉ rõ trong mục tiêu của chương trình “Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh…có khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động” [16] Trong những năm gần đây, tỷ lệ sinh viên ra trường thất nghiệp ngày càng nhiều. Một số người tìm được việc làm thì không đúng chuyên ngành đào tạo, một số thì phải đào tạo lại. Trong khi đó một số ngành vẫn đang còn thiếu nguồn nhân lực. Theo công bố của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tính đến quý IV năm 2019 cả nước có 1.063,8 triệu người trong độ tuổi lao động đang thất nghiệp. Trong đó, số người thất nghiệp ở trình độ cao đẳng là 92.500 người, trình độ đại học trở lên là 200.200 người [17]. Một trong những nguyên nhân của thực trạng nói trên là việc lựa chọn nghề của học sinh chưa phù hợp. Nhiều trường phổ thông chưa thực hiện đầy đủ các nội dung GDHN, chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa hiệu quả công tác tham vấn nghề cho học sinh. Theo sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục - Đào tạo trong công văn số 3119/BGDĐTGDCN ngày 17 tháng 6 năm 2014 [12] về việc hướng dẫn phối hợp để thực hiện giáo dục hướng nghiệp, đào tạo kĩ năng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông thì việc thực hiện giáo dục hướng nghiệp nói chung và tham vấn nghề nói riêng ngoài đội ngũ giáo viên ở các trường phổ thông thì cần có sự chung tay giúp sức của các lực lượng khác, trong đó có giảng viên các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ, nội dung của giáo dục hướng nghiệp và tham vấn nghề nhằm trợ giúp học sinh giải quyết được những khó khăn, vướng mắc trong quá trình chọn nghề và lựa chọn được nghề nghiệp cho bản thân trên cơ sở khoa học. Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên thực hiện GDHN nói chung và tham vấn nghề nói riêng chưa được đào tạo chính quy, còn quá thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, họ hầu như chưa được trang bị những kiến thức, kĩ năng tham vấn nghề mà chủ yếu thực hiện bằng kinh nghiệm, thiếu phương pháp, yếu kĩ năng, kém lý luận. Tuy được Bộ hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức tập huấn (ngắn hạn) hàng năm song do thời gian dành cho hoạt động này ít nên việc tổ chức hoạt động tham vấn nghề ở trường phổ thông gặp khó khăn và đạt hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của học sinh và của xã hội, học sinh chưa có sự chuẩn bị chu đáo để lựa chọn cho mình một ngành nghề phù hợp với bản thân và yêu cầu của xã hội - đây là thực trạng cần được giải quyết. 3 Vì vậy, việc phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên (SV) sư phạm kĩ thuật (SPKT) là rất cần thiết nhằm giúp cho SV SPKT sau khi ra trường vừa đảm nhiệm tốt việc giảng dạy chuyên môn, vừa có kiến thức, kĩ năng mang tính chuyên nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tham vấn nghề ở các cơ sở giáo dục – Đây là một trong những hướng đi nhằm thực hiện mục tiêu kép trong đào tạo giáo viên kĩ thuật. Phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT ở các trường SPKT có thể thực hiện qua nhiều con đường khác nhau [72] Trong đó, thông qua việc dạy học nghiệp vụ sư phạm (NVSP) là con đường cơ bản, thuận lợi và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, việc dạy học vẫn mang tính hàn lâm, lý thuyết, chủ yếu chú trọng đến việc truyền thụ tri thức mà chưa chú trọng đến khả năng vận dụng tri thức vào các tình huống trong thực tiễn, trong hoạt động nghề nghiệp sau này của người học. Dạy học theo tiếp cận trải nghiệm là xu thế khá phổ biến ở trên thế giới và tại Việt Nam hiện nay. Chiến lược dạy học này sẽ lấy kĩ năng được thực hành trong hoạt động trải nghiệm của người học làm trung tâm, qua đó giúp người học rèn luyện, phát triển những kĩ năng cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp. Trong xu thế đó, hoạt động đào tạo giáo viên kĩ thuật ở các trường đại học SPKT nói chung, hoạt động dạy học NVSP nói riêng cần đổi mới theo hướng tăng cường trải nghiệm giúp hình thành và phát triển những kĩ năng chuyên môn và những kĩ năng cần thiết khác đáp ứng tốt yêu cầu của nghề nghiệp trong tương lai. Việc dạy học NVSP theo tiếp cận trải nghiệm là con đường phù hợp nhằm phát triển kĩ năng sư phạm nói chung và kĩ năng tham vấn nghề nói riêng cho SV SPKT. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu về dạy học NVSP theo tiếp cận trải nghiệm. Vì vậy, cần thiết phải có nghiên cứu để hoàn thiện lý luận về dạy học NVSP theo tiếp cận trải nghiệm, để xác định được quy trình phát triển kĩ năng dạy học nói chung và kĩ năng tham vấn nghề nói riêng cho SV SPKT qua dạy học NVSP theo tiếp cận trải nghiệm. Từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn “Phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm kĩ thuật qua dạy học nghiệp vụ sư phạm theo tiếp cận trải nghiệm” làm đề tài luận án tiến sĩ. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn việc kĩ năng tham vấn nghề của sinh viên SPKT, đề xuất quy trình phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên SPKT qua dạy học NVSP theo tiếp cận trải nghiệm. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình đào tạo SV SPKT ở các trường Đại học SPKT. 4 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quy trình phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT qua dạy học NVSP theo tiếp cận trải nghiệm. 4. Giả thuyết khoa học Phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT là cần thiết và phù hợp với xu thế đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tuy nhiên, hiện nay việc đào tạo giáo viên SPKT ở các trường đại học SPKT chưa coi trọng đúng mức vấn đề này. Nếu xây dựng được quy trình phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT qua dạy học NVSP theo tiếp cận trải nghiệm phù hợp thì sẽ nâng cao hiệu quả phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lí luận về phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT qua dạy học NVSP theo tiếp cận trải nghiệm. - Khảo sát thực trạng phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT qua dạy học NVSP. - Đề xuất quy trình phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT qua dạy học NVSP theo tiếp cận trải nghiệm. - Thực nghiệm tổ chức dạy học NVSP theo quy trình đã đề xuất nhằm phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT. 6. Phạm vi nghiên cứu - Giới hạn về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT qua dạy học các học phần NVSP. SV sau khi tốt nghiệp sẽ làm công tác tham vấn nghề ở các trường THPT. - Giới hạn về đối tượng khảo sát: Khảo sát giảng viên và sinh viên tại Đại học SPKT Hưng Yên, Đại học SPKT Nam Định, Đại học SPKT TP Hồ Chí Minh. - Tổ chức thực nghiệm dạy học NVSP theo quy trình đã đề xuất nhằm phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT tại trường Đại học SPKT Hưng Yên. 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận Luận án được thực hiện dưới những tiếp cận dưới đây: - Tiếp cận trải nghiệm Theo tiếp cận này, để phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT cần nghiên cứu, phân tích và tổ chức hoạt động dạy học NVSP cho SV SPKT theo hướng tổ chức 5 các hoạt động thực gắn liền với thực tiễn, tạo môi trường học tập để sinh viên có cơ hội được trải nghiệm dựa trên sự hiểu biết và kinh nghiệm sẵn có của SV, từ đó giúp SV SPKT tích lũy được kiến thức, kinh nghiệm mới, giúp phát triển kĩ năng tham vấn nghề. - Tiếp cận hệ thống - cấu trúc Theo tiếp cận này, chúng tôi xem xét quá trình phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT là một hệ thống và để phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT cần quan tâm tới tất cả những thành tố trong hệ thống đó. - Tiếp cận thực tiễn Theo tiếp cận này, khi đưa ra những nhận định, đề xuất mới nhằm phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT qua dạy học NVSP theo tiếp cận trải nghiệm phải xuất phát từ thực tiễn dạy học NVSP ở các trường đại học SPKT và những đề xuất đó cần được kiểm nghiệm bằng thực tiễn. - Tiếp cận phát triển Phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT cho người học là yêu cầu rất cần thiết. Phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT qua dạy học NVSP theo tiếp cận trải nghiệm là hướng vào phát triển ở SV những kĩ năng nhằm giúp SV sau khi ra trường có thể vừa thực hiện tốt việc giảng dạy chuyên môn, vừa có kiến thức, kĩ năng mang tính chuyên nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tham vấn nghề ở các cơ sở giáo dục. Việc phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT được thực hiện bằng cách chỉ rõ những kĩ năng tham vấn nghề cần phát triển cho SV SPKT và đề xuất được quy trình phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT qua dạy học NVSP theo tiếp cận trải nghiệm. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết Trong luận án này, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại, hệ thống hóa, mô hình hóa để nghiên cứu và xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. Việc sử dụng những phương pháp nghiên cứu lí thuyết này để xác định bản chất các khái niệm tham vấn nghề, tiếp cận trải nghiệm, những kĩ năng tham vấn nghề cần có của SV SPKT, dạy học NVSP theo tiếp cận trải nghiệm…từ đó xây dựng khung lí thuyết cho luận án. 7.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Chúng tôi điều tra bằng bảng hỏi với giảng viên giảng dạy NVSP, sinh viên SPKT thuộc ba trường Đại học SPKT. Đây là phương pháp chủ đạo trong đề tài nhằm thu thập thông tin về thực trạng phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT qua dạy học NVSP. Cụ thể, bảng hỏi được thiết kế với hệ thống 6 câu hỏi đóng và câu hỏi mở tập trung làm rõ mức độ kĩ năng tham vấn nghề của SVSPKT, phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT qua dạy học NVSP theo tiếp cận trải nghiệm, những khó khăn khi phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT qua dạy học NVSP theo tiếp cận trải nghiệm. - Phương pháp quan sát: Chúng tôi tiến hành quan sát và ghi chép theo biên bản quan sát đã được thiết kế sẵn trong quá trình dự giờ của các giảng viên giảng dạy NVSP nhằm thu thập những thông tin phục vụ cho quá trình nghiên cứu. - Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi xin ý kiến chuyên gia là các nhà khoa học, các nhà quản lý và các giảng viên có kinh nghiệm trong giảng dạy NVSP về tính cần thiết, tính khả thi của quy trình phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SVSPKT. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu hồ sơ giảng dạy của giảng viên ( lịch trình, giáo án, đề cương bài giảng…) và sản phẩm hoạt động học tập của sinh viên trong quá trình học tập NVSP để thu thập những thông tin cần thiết về quá trình dạy học NVSP, về kĩ năng tham vấn nghề của SV SPKT. - Phương pháp thực nghiệm: Chúng tôi tiến hành thực nghiệm quy trình phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT để đánh giá về tính cần thiết, tính khả thi của quy trình đã đề xuất. 7.2.3. Nhóm các phương pháp hỗ trợ Chúng tôi sử dụng thống kê toán học và phần mềm SPSS để xử lí số liệu thực trạng và thực nghiệm nhằm rút ra những kết luận cần thiết. 8. Những luận điểm cần bảo vệ Luận án sẽ chứng minh những luận điểm khoa học sau: - Phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên SPKT là một yêu cầu rất cần thiết hiện nay, đáp ứng được yêu cầu về giảng dạy hoạt động Trải nghiệm - Hướng nghiệp trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 và nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp ở các cơ sở giáo dục. - Các học phần trong chương trình nghiệp vụ sư phạm dùng trong đào tạo giáo viên kĩ thuật có nhiều cơ hội và phù hợp nhất để phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm kĩ thuật. - Tiếp cận trải nghiệm trong dạy học NVSP là chiến lược hiệu quả nhằm phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT vì tiếp cận trải nghiệm sẽ dựa trên sự hiểu biết và kinh nghiệm sẵn có của sinh viên để từ đó tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp giúp phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT. 7 9. Những đóng góp mới của luận án - Luận án đã bổ sung, làm rõ hơn khái niệm, bản chất của dạy học ở đại học theo tiếp cận trải nghiệm; - Luận án đã góp phần làm mới hơn các thành phần trong cấu trúc của kĩ năng tham vấn nghề trong đào tạo cho sinh viên SPKT. - Luận án đã làm rõ thực trạng phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT qua dạy học NVSP ở một số trường Đại học SPKT. Đây là cơ sở thực tiễn quan trọng để đề xuất quy trình phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT qua dạy học NVSP theo tiếp cận trải nghiệm. - Luận án đã đề xuất quy trình phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT qua dạy học NVSP theo tiếp cận trải nghiệm. 10. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục các công trình của tác giả đã công bố, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án bao gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT qua dạy học NVSP theo tiếp cận trải nghiệm. Chương 2: Thực trạng phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT qua dạy học NVSP theo tiếp cận trải nghiệm. Chương 3: Quy trình phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT qua dạy học nghiệp vụ sư phạm theo tiếp cận trải nghiệm. Chương 4: Thực nghiệm sư phạm.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan