Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Công nghệ thông tin Phát triển hệ thống bán lẻ việt nam thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế...

Tài liệu Phát triển hệ thống bán lẻ việt nam thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế

.PDF
204
43
125

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ___________________________________________ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ KIM HƯƠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG BÁN LẺ VIỆT NAM THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Hà Nội, 2015 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI _____________________________________________ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ KIM HƯƠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG BÁN LẺ VIỆT NAM THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÃ SỐ: 62 31 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. Vũ Văn Phúc Hà Nội, 2015 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn trong Luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của Luận án không trùng với các công trình khoa học khác đã công bố. Nghiên cứu sinh Hồ Kim Hương 3 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................................................................................... i MỤC LỤC ........................................................................................................................................................................................................ ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT................................................................................................ v DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................................................................................ vi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ........................................................................................................................................................ vii MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................................................................. 5 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................................................................................................................................. 12 2.1.Tổng quan các công trình khoa học nghiên cứu về bán lẻ ở nước ngoài ........................... 12 2.2. Tổng quan các công trình khoa học nghiên cứu về bán lẻ ở trong nước ........................... 18 2.3. Những vấn đề lý luận và thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu................................................................................32 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG BÁN LẺ THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ................................................................... 35 3.1. Một số khái niệm cơ bản, vai trò, nội dung và tiêu chí đánh giá sự phát triển của hệ thống bán lẻ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.................................................................. 35 3.1.1. Một số khái niệm cơ bản về hệ thống bán lẻ, phát triển hệ thống bán lẻ và các loại hình tổ chức bán lẻ......................................................................................................................................................................... 35 3.1.2. Vai trò của phát triển hệ thống bán lẻ đối với sự phát triển kinh tế-xã hội ................................45 3.1.3. Nội dung và tiêu chí đánh giá mức độ phát triển hệ thống bán lẻ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ..............................................................................................................................................................................................51 3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thống bán lẻ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ................................................................................................................................................................ 3.2.1. Trình độ phát triển của nền kinh tế đất nước ............................................................................... 56 56 3.2.2. Trình độ hội nhập kinh tế quốc tế trong xu hướng phát triển của hệ thống bán lẻ thế giới ................................................................................................................................................................................................................. 57 3.2.3. Chính sách phát triển thương mại và quản lý lưu thông hàng hóa của Nhà nước ........... 60 3.2.4. Sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp bán lẻ................................................................................61 4 3.2.5. Ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa, truyền thống, bối cảnh lịch sử và điều kiện tư nhiên khác .................................................................................................................................................................................................. 62 3.3. Sự phát triển hệ thống bán lẻ của một số nước trên thế giới và một số kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam ........................................................................................................................................................ 62 3.3.1. Sự phát triển hệ thống bán lẻ của một số nước trên thế giới ............................................................... 62 3.3.2. Một số kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam............................................................................................................. 72 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG BÁN LẺ Ở VIỆT NAM THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ................................................................................................................... 78 4.1. Khái quát những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống bán lẻ Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế ................................................................................................ 78 4.2. Thực trạng phát triển hệ thống bán lẻ ở Việt Nam từ khi hội nhập kinh tế quốc tế đến nay (từ năm 2007 đến nay) ........................................................................................................................... 82 4.2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng của hệ thống bán lẻ..................................................................................... 84 4.2.2. Các loại hình tổ chức bán lẻ trong hệ thống bán lẻ Việt Nam ........................................................... 89 4.2.3. Mạng lưới của hệ thống bán lẻ....................................................................................................................................... 106 4.2.4. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam ............................................................. 111 4.2.5. Khả năng liên doanh, liên kết giữa các nhà phân phối bán lẻ trong hệ thống bán lẻ ................................................................................................................................................................................................................................ 117 4.2.6. Cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật của hệ thống bán lẻ ..................................................................................... 121 4.2.7. Năng lực khai thác nguồn hàng, sức mua và giá cả trong hệ thống bán lẻ............................. 124 4.3. Đánh giá chung về sự phát triển hệ thống bán lẻ Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế ........................................................................................................................................................................................... 133 4.3.1. Những thành tựu chủ yếu .................................................................................................................................................... 133 4.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ...................................................................................................................................................... 138 CHƯƠNG 5: BỐI CẢNH, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG BÁN LẺ VIỆT NAM THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ........................................................................................................................................................................................................ 146 5.1. Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và xu hướng phát triển hệ thống bán lẻ Việt Nam........................................................................................................................................................................................................... 146 5 5.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển hệ thống bán lẻ Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030..................................................................................................................................................................... 152 5.3. Giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế ................................................................................................................................................................. 155 5.3.1. Nhóm giải pháp từ phía nhà nước ............................................................................................................................... 155 5.3.2. Nhóm giải pháp từ phía các doanh nghiệp bán lẻ ......................................................................................... 174 KẾT LUẬN ..............................................................................................................................................................................................................................187 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI CỦA LUẬN ÁN ......................................................................................................................................................................189 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................................................................................................190 PHỤ LỤC 6 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Nghĩa tiếng việt 1 ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á 2 CH Cửa hàng 3 DVPPBL Dịch vụ phân phối bán lẻ 4 DN Doanh nghiệp 5 DNBL Doanh nghiệp bán lẻ 6 AFTA Hiệp định thương mại tự do ASEAN 7 HTBL Hệ thống bán lẻ 8 HNKT Hội nhập kinh tế 9 TPP 10 ST Siêu thị 11 TTTM Trung tâm thương mại 12 WTO Tổ chức Thương mại Thế giới 13 TMĐT Thương mại điện tử Hiệp định Kinh tế Đối tác Chiến lược xuyên Thái Bình Dương 7 DANH MỤC BẢNG TT Bảng Tên bảng Trang 1 Bảng 3.1 So sánh thương mại truyền thống và hiện đại 39 2 Bảng 4.1 Quy mô tổng mức bán lẻ hàng hóa thời kỳ 2000 - 2006 79 3 Bảng 4.2 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế đoạn 2000 – 2006 80 4 Bảng 4.3 Quy mô và tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thời kỳ 2007 – 2014 87 5 Bảng 4.4 Số lượng chợ có đến 31⁄12 hàng năm phân theo hạng giai đoạn 2008 – 2013 90 6 Bảng 4.5 Số lượng siêu thị và trung tâm thương mại giai đoạn 20082014 97 7 Bảng 4.6 Bảng đánh giá về chất lượng, độ an toàn và kiểu dáng của hàng hóa trong các siêu thị và trung tâm thương mại 99 8 Bảng 4.7 Bảng so sánh đối chiếu tỷ lệ giữa mô hình bán lẻ truyền thống và mô hình bán lẻ hiện đại 105 9 Bảng 4.8 Mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với các loại hình bán lẻ trong HTBL Việt Nam 105 10 Bảng 4.9 Số lượng chợ phân theo địa phương giai đoạn từ 2008 – 2013 107 11 Bảng 4.10 Số lượng TTTM hàng năm phân theo địa phương giai đoạn từ 2008 - 2013 108 12 Bảng 4.11 Số lượng ST hàng năm phân theo địa phương giai đoạn từ 2005 – 2013 109 13 Bảng 4.12 Phân bố mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại theo dân cư 110 14 Bảng 4.13 Quy mô kinh doanh của các DNBL thời kỳ 2005 – 2012 114 15 Bảng 4.14 Tình hình sử dụng lao động tại các DNBL thời kỳ 2005-2012 116 16 Bảng 4.15 Tốc độ tăng giá trong tháng 12 hàng năm của một số mặt hàng bán lẻ chủ yếu trong HTBL Việt Nam giai đoạn 2009 – 2014 132 17 Bảng 4.16 Mức độ sử dụng các loại hình bán lẻ của người tiêu dùng 136 DANH MỤC HÌNH VẼ 8 TT Hình 1 Hình 3.2 2 Hình 4.1 3 Hình 4.2 4 Hình 4.3 5 Hình 4.4 6 Hình 4.5 Tên hình Sơ đồ các làn sóng bán lẻ tại các thị trường mới nổi Đông Nam Á Tống mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ và tiêu dùng theo giá thực tế từ năm 2007 – 2014 Tổng mức bán lẻ của các thành phần kinh tế giai đoạn 2007 – 2014 Các nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam Số DN đang hoạt động kinh doanh bán lẻ trong giai đoạn trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO Tốc độ tăng GDP hàng năm giai đoạn từ năm 2008 -2014 9 Trang 62 84 85 100 112 132 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Thực tiễn quá trình hình thành các thị trường trên thế giới cho thấy hệ thống phân phối nói chung và thị trường bán lẻ nói riêng là một trong những yếu tố cấu thành không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững. Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó có hệ thống phân phối hàng hóa. Hiện nay hệ thống bán lẻ Việt Nam đã được hình thành về cơ bản và trong nhiều năm liên tiếp, thị trường bán lẻ Việt Nam luôn nằm trong top 10 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới. Theo Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, tính đến hết năm 2013, cả nước có hơn 1.000 địa điểm bán lẻ hiện đại, tập trung nhiều nhất ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Trong giai đoạn 2010-2013, trước những khó khăn, thách thức của suy thoái kinh tế toàn cầu, ngành dịch vụ bán lẻ Việt Nam đã có mức tăng trưởng đáng khích lệ. Năm 2011, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 2004,4 nghìn tỷ đồng, tăng 24,2% so với năm trước. Năm 2014, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 2945,2 nghìn tỷ đồng, tăng 10,6% so với năm 2013. Song song với các yếu tố truyền thống, đã xuất hiện ngày càng nhiều yếu tố hiện đại của các tập đoàn phân phối lớn nước ngoài và một số doanh nghiệp bán lẻ lớn của Việt Nam. Có thể nói, hệ thống bán lẻ của chúng ta đang phát triển nhanh chóng, kết hợp được cả yếu tố truyền thống và hiện đại với sự tham gia của hầu hết các khu vực kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thị trường bán lẻ của Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Sự hình thành và phát triển của hệ thống bán lẻ Việt Nam trong thời gian dài diễn ra một cách tự phát, thiếu kế hoạch và sự quản lý, điều hành của Nhà nước còn nhiều bất cập dẫn đến nhiều mâu thuẫn phát sinh, những bất ổn về thị trường vẫn còn tiềm ẩn. Hệ thống bán lẻ Việt Nam bộc lộ nhiều hạn chế như: Quy mô nhỏ, sức mua yếu, hiệu suất thấp, thị trường chủ yếu là bán lẻ truyền 10 thống, bán lẻ hiện đại chỉ chiếm khoảng 20% trên cả nước. Doanh nghiệp bán lẻ có sức cạnh tranh thấp và yếu về nhiều mặt, trong đó có một số điểm yếu cố hữu là: tính chuyên nghiệp, chiến lược dài hạn, và hậu cần cho hệ thống bán lẻ như kho bảo quản, kho lạnh, xe tải chuyên dụng, mặt bằng kinh doanh… thiếu đồng bộ, chưa đạt chuẩn khu vực và quốc tế, chưa xây dựng được vùng cung cấp nguồn hàng ổn định để tiêu thụ, tính chủ động trong hợp tác, liên doanh liên kết thu mua và tiêu thụ hàng hóa còn rời rạc. Hệ thống lưu thông hàng hóa chưa thực sự hiệu quả, tư duy nhận thức về lĩnh vực phân phối bán lẻ trong cơ chế thị trường hiện nay còn hạn chế. Điều này dẫn đến trong hệ thống bán lẻ tồn tại phổ biến tình trạng hàng hóa được cung ứng với chất lượng kém, không đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng; đồng thời để hàng hóa đến tay người tiêu dùng cũng phải trải qua rất nhiều tầng nấc trung gian dẫn đến giá cả bán cao hơn so với giá trị thực tế… gây ra những bất cập lớn trong HTBL, ảnh hưởng xấu tới sản xuất và đời sống xã hội. Bên cạnh đó việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tham gia ký kết AFTA với các nước đối tác chiến lược, tham gia đàm phán hiệp định TPP… đã mang lại nhiều cơ hội, nhưng cũng không ít thách thức lớn cho hệ thống bán lẻ Việt Nam. Hệ thống bán lẻ sẽ phát triển nhanh bởi chính sách thương mại đầu tư cởi mở, song tự do hóa lại sẽ tạo ra sự cạnh tranh không cân sức trên thị trường Việt Nam với một bên là các tập đoàn phân phối lớn nước ngoài tham gia chiếm lĩnh thị trường Việt Nam và một bên là các nhà phân phối nhỏ lẻ trong nước. Hơn thế nữa, hệ thống bán lẻ Việt Nam cũng phát triển không bền vững, các hệ thống phân phối còn mỏng manh dễ bị tổn thương trước các tác động giá cả thị trường thế giới và quan hệ cung – cầu trong nước. Chính điều này đặt ra thách thức trong việc phát triển hệ thống bán lẻ Việt Nam theo cơ chế kinh tế thị trường và theo hướng văn minh, hiện đại để đáp ứng tốt nhất yêu cầu phát triển của đất nước. Vậy, trong thời gian tới, hệ thống bán lẻ Việt Nam cần được xây dựng và phát triển như thế nào để nâng cao khả năng cạnh tranh trước sức ép của các tập đoàn bán lẻ xuyên quốc gia, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của sản xuất và đời sống người dân trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng? Để góp phần giải đáp câu hỏi cấp bách đặt ra, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Phát triển hệ thống bán lẻ Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế quốc” làm Luận án tiến sỹ kinh tế của mình. 11 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển hệ thống bán lẻ và đánh giá thực trạng phát triển hệ thống bán lẻ của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hệ thống bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống bán lẻ và nội dung, tiêu chí phát triển của hệ thống bán lẻ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. - Đánh giá những kết quả đạt được, phân tích và làm rõ những hạn chế, bất cập trong phát triển hệ thống bán lẻ Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. - Đề xuất, kiến nghị các giải pháp để tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là sự phát triển của hệ thống bán lẻ Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, được coi như là một nội dung cơ bản của khâu trao đổi trong bốn khâu của quá trình tái sản xuất xã hội: sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu hệ thống bán lẻ hàng hóa tiêu dùngViệt Nam bao gồm cả loại hình bán lẻ truyền thống và các loại hình bán lẻ hiện đại. - Phạm vi không gian: nghiên cứu hệ thống bán lẻ hàng hóa tiêu dùng ở Việt Nam. 12 - Thời gian nghiên cứu: Tình hình phát triển hệ thống bán lẻ từ năm 2007 đến nay và đề xuất giải pháp đến năm 2025, ngoài ra luận án cũng nghiên cứu sự phát triển của hệ thống bán lẻ giai đoạn 1995 – 2006 nhằm đối chiếu so sánh khi cần thiết. 4. Các câu hỏi nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu trên, Luận án tập trung trả lời câu hỏi nghiên cứu sau: Hệ thống bán lẻ Việt Nam cần được xây dựng và phát triển như thế nào để nâng cao khả năng cạnh tranh, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của sản xuất và đời sống người dân trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng? 5. Tính mới và đóng góp của Luận án - Luận án góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống bán lẻ, phát triển hệ thống bán lẻ và đưa ra nội dung, tiêu chí đánh giá mức độ phát triển hệ thống bán lẻ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. - Phân tích và đánh giá khách quan mức độ phát triển của hệ thống bán lẻ Việt Nam theo các tiêu chí từ đó tìm ra nguyên nhân, giải pháp cần khắc phục trong phát triển hệ thống bán lẻ Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận án được kết cấu thành 4 chương như sau: Chương 1: Phương pháp nghiên cứu Chương 2: Tổng quan các công trình khoa học liên quan đến đề tài Luận án. Chương 3: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển hệ thống bán lẻ thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Chương 4: Thực trạng phát triển hệ thống bán lẻ ở Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Chương 5: Bối cảnh, quan điểm và giải pháp cơ bản tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. 13 CHƯƠNG 1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Nguồn dữ liệu Nguồn dữ liệu sử dụng trong quá trình nghiên cứu Luận án bao gồm nguồn dữ liệu sơ cấp và nguồn dữ liệu thứ cấp liên quan đến hoạt động bán lẻ trong và ngoài nước. Đối với dữ liệu thứ cấp, đây là dữ liệu do người khác thu thập, những dữ liệu này có thể là dữ liệu đã xử lý hoặc dữ liệu chưa xử lý (dữ liệu thô). Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các giáo trình, các báo cáo, đề án, các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước được công bố trên các báo, tạp chí chuyên ngành; Niên giám thống kê hàng năm của Tổng cục Thống kê, các báo cáo điều tra thị trường bán lẻ, các doanh nghiệp bán lẻ của Bộ Công thương, viện Nghiên cứu Thương mại…. Đối với nguồn dữ liệu sơ cấp, Luận án cũng sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp liên quan đến lĩnh vực bán lẻ thông qua việc tự nghiên cứu và tiến hành điều tra thực tế một nhóm khách hàng tham gia vào hoạt động bán lẻ. Nguồn thông tin này được thu thập thông qua phương pháp phỏng vấn chuyên gia kết hợp với điều tra khảo sát. 1.2. Phương pháp nghiên cứu chung Luận án đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học kinh tế nói chung và chuyên ngành kinh tế chính trị nói riêng để nghiên cứu các nội dung của Luận án. Đối tượng nghiên cứu của Luận án là sự phát triển của HTBL Việt Nam trong điều kiện HNKT quốc tế với mục tiêu đề xuất các giải pháp nhằm phát triển HTBL Việt Nam trong bối cảnh HNKT ngày càng sâu rộng do vậy trước hết Luận án sử dụng phương pháp biện chứng duy vật. Phương pháp này đòi hỏi xem xét các hiện tượng và quá trình phát triển của HTBL Việt Nam một cách khách quan, như nó vốn có; trong đó đặt HTBL trong mối liên hệ với các khâu của quá trình tái sản xuất (sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng). Ngoài ra, Luận án còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Là phương pháp xem xét sự vật, hiện tượng bằng cách gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiên, không bản chất, không ổn định, không ảnh hưởng quyết định đến vấn đề nghiên cứu. Sự phát triển của HTBL trong 14 điều kiện HNKT quốc tế chịu sự tác động của nhiều yếu tố như trình độ phát triển của nền kinh tế, xu hướng HNKT quốc tế, chính sách phát triển thương mại, quản lý nhà nước, yếu tố văn hóa,.... Bên cạnh đó, để phát triển HTBL Việt Nam trong điều kiện HNKT quốc tế cần xem xét đến các tiêu chí như quy mô, mạng lưới, nguồn cung cấp hàng hóa, sức mua, năng lực cạnh tranh của các DNBL…. Do vậy, nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, Luận án đặt trọng tâm vào các yếu tố quyết định đến HTBL như cấu trúc các kênh phân phối của hệ thống bán lẻ, các loại hình tổ chức bán lẻ, vai trò và yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của HTBL, các tiêu chí đánh giá sự phát triển của HTBL … - Phương pháp logic – lịch sử: Phương pháp logic là phương pháp nghiên cứu sự vật, hiện tượng bằng cách sử dụng hệ thống các khái niệm, phạm trù và sức mạnh của tư duy để tìm ra bản chất của các hiện tượng kinh tế, các quy luật kinh tế. Luận án trong chương 3 đã đưa ra các cơ sở lý luận về phát triển HTBL bao gồm các khái niệm về bán lẻ, hệ thống bán lẻ, nôi dung và tiêu chí đánh giá sự phát triển của hệ thống bán lẻ. Căn cứ vào khung lý thuyết trên, trong các chương tiếp theo, Luận án bằng việc sử dụng phương pháp logic để đi phân tích thực trạng phát triển của HTBL Việt Nam trong điều kiện HNKT trong chương 4, đánh giá được những thành tựu và những hạn chế trong phát triển HTBL Việt Nam từ đó chỉ ra những vấn đề cần khắc phục và kiến nghị một số giải pháp nhằm phát triển HTBL Việt Nam trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng trong chương 5. Tuy nhiên, phương pháp logic phụ thuộc rất nhiều vào chủ quan đánh giá của người nghiên cứu, vì vậy nhằm đảm bảo tính chính xác Luận án đã kết hợp với việc sử dụng phương pháp lịch sử, căn cứ vào thực trạng phát triển của HTBL Việt Nam hiện nay, đặt trong bối cảnh HNKT quốc tế và xu hướng phát triển HTBL của các nước xung quanh và trên thế giới để đánh giá mức độ phát triển của HTBL, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong quá trình phát triển HTBL Việt Nam. - Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu lý thuyết và đánh giá thực trạng (chủ yếu ở chương 3 và chương 4). Để có thể hiểu rõ hơn về sự phát triển của HTBL Việt Nam hiện nay, Luận án đã đi phân tích từng khía cạnh trong toàn HTBL như quy mô và tốc độ tăng trưởng của HTBL, các loại hình tổ chức bán lẻ, mạng lưới của HTBL, năng lực cạnh 15 tranh của các DNBL Việt Nam, nguồn cung cấp hàng hóa cũng như sức mua và giá cả. Đồng thời, kết quả từ việc thu thập thông tin, từ các mô hình xử lý số liệu sẽ được diễn giải và phân tích thực trạng của hệ thống bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh HNKT quốc tế, cũng như đưa ra các đánh giá về sự phát triển của HTBL Việt Nam thời kỳ HNKT quốc tế trong chương 4. Dựa trên những kết quả phân tích, tổng hợp để đề xuất phương hướng, mục tiêu, cơ chế, giải pháp nhằm phát triển hệ thống bán lẻ trong thời gian tới trong chương 5 của Luận án. 1.3. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể khác Ngoài các phương pháp trên đây, Luận án còn sử dụng một số các phương pháp khác nhằm hỗ trợ trong việc xây dựng cơ sở lý luận phát triển HTBL cũng như đánh giá thực trạng phát triển HTBL Việt Nam và kiến nghị các giải pháp phát triển HTBL Việt Nam trong điều kiện HNKT quốc tế. Các phương pháp cụ thể đó là: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đây là phương pháp dựa trên nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp thu thập được từ những tài liệu nghiên cứu trước đây nhằm xây dựng cơ sở luận cứ để chứng minh giả thuyết. Luận án đã sử dụng phương pháp này nhằm thu thập, tổng hợp, phát hiện các vấn đề liên quan đến hệ thống phân phối nói chung và phát triển HTBL nói riêng thông qua các thông tin, dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp bằng cách nghiên cứu các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước liên quan đến hoạt động bán lẻ. Luận án đã tập trung tìm hiểu, phân tích và đánh giá nguồn dữ liệu thứ cấp để làm tài liệu tham khảo trong quá trình xây dựng chương tổng quan các công trình khoa học liên quan đến đề tài nghiên cứu, chương khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển hệ thống bán lẻ cũng như khi phân tích thực trạng phát triển HTBL Việt Nam thời kỳ HNKT. Nguồn dữ liệu thứ cấp hữu ích trên được sử dụng trong Luận án bao gồm: - Đề án của Chính phủ, báo cáo của Bộ Công thương, Bộ Tài chính, các Viện nghiên cứu, các Trường đại học liên quan đến vấn đề bán lẻ như Báo cáo của Bộ Công thương qua các năm, Đề án phát triển Thương mại nói chung và hoạt động bán lẻ nói riêng của Thủ tướng Chính phủ, một số báo cáo định kỳ của Viện Nghiên cứu Thương mại… 16 - Báo cáo, số liệu của Tổng Cục thống kê về tình hình kinh tế - xã hội, dân cư, thu nhập, đầu tư… có liên quan đến lĩnh vực phân phối nói chung và bán lẻ nói riêng qua các năm. - Tài liệu giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan đến lĩnh vực bán lẻ của một số Nhà xuất bản uy tín như Nxb Chính trị Quốc gia, Nxb Thống kê, Nxb Lao động Hà Nội… - Luận án, Luận văn của các Trường đại học trong và ngoài nước liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài Luận án như Luận án của Viện nghiên cứu Thương mại, Luận án của Trường đại học Thương mại, Luận án của Trường Đại học Kinh tế, Luận án của Trường Đại học Kinh tế quốc dân… - Các bài viết đăng trên báo hoặc các tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí mang tính hàn lâm trong nước liên quan đến lĩnh vực bán lẻ như: Tạp chí Thương mại, Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, Tạp chí Khoa học Thương mại…. Các báo cáo, bài viết được xuất bản ở nước ngoài như: Golbal Retail Newsletter, Multilateral Trade Assistance Project (MUTRAP), AT Kearley… - Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được sử dụng trong chương 3 khi xem xét kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển HTBL như kinh nghiệm của Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc…. Từ việc nghiên cứu đó, Luận án đã chỉ ra những điểm tương đồng, khác biệt và đúc rút bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình phát triển HTBL thời kỳ hội nhập. Bên cạnh đó, phương pháp này còn được sử dụng trong chương 4 để so sánh mức độ phát triển của HTBL Việt Nam trong thời kỳ HNKT quốc tế cũng như so sánh giữa hai giai đoạn trước và sau khi đổi mới trên một số phương diện như: Quy mô, tốc độ tăng trưởng, sự phát triển của các loại hình bán lẻ, mạng lưới phát triển của HTBL…Việc so sánh trên sẽ là cách thức hiệu quả để đưa ra những nhận định, đánh giá về HTBL Việt Nam thời kỳ HNKT. Ngoài ra, Luận án còn sử dụng phương pháp này để làm rõ những thay đổi về không gian và thời gian, về điều kiện kinh tế - xã hội đòi hỏi sự quản lý của Nhà nước đối với hệ thống bán lẻ phù hợp với mỗi thời kỳ và mỗi giai đoạn phát triển gắn với xu thế phát triển chung của HTBL thế giới. 17 - Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê là một hệ thống các phương pháp bao gồm thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các quyết định. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng hệ thống số liệu từ nhiều nguồn như: các Đề án phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ, Niên giám thống kê các năm của Tổng cục Thống kế, Báo cáo của Bộ Công thương qua các năm... Ngoài ra, Luận án cũng khai thác và sử dụng thêm các kết quả nghiên cứu, đánh giá trong và ngoài nước về phát triển ngành bán lẻ của Việt Nam trong thời gian qua để đối chiếu, so sánh… nhằm phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu. Luận án sử dụng phương pháp thống kê mô tả chủ yếu để tìm hiểu về thực trạng phát triển HTBL Việt Nam trong điều kiện HNKT bằng việc sử dụng các kỹ thuật như: - Biểu diễn dự liệu về thực trạng phát triển HTBL Việt Nam thông qua các đồ thị thị, hình vẽ mô tả về tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, tỷ lệ phân bố chợ, số lượng DNBL hoạt động, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân, chỉ số giá tiêu dùng… - Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về thực trạng của HTBL Việt nam như các bảng số liệu về số lượng chợ, số lượng siêu thị, quy mô kinh doanh của DNBL, tình hình sử dụng lao động tại các DNBL, thị phần hàng Việt tại hệ thống chợ, siêu thị và trung tâm thương mại… - Phương pháp chuyên gia: Luận án tập trung lấy ý kiến của một số chuyên gia là những người có chuyên môn giỏi và kinh nghiệm phong phú về các lĩnh vực kinh tế xã hội nhất là về lĩnh vực bán lẻ. Phương pháp này được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu đặc biệt là khi xây dựng đề cương chi tiết, xây dựng khung lý thuyết chung về phát triển HTBL cũng như khi lấy ý kiến chuyên gia trong việc đưa ra các giải pháp nhằm phát triển HTBL Việt Nam và đặc biệt là thông qua 01 buổi Xêmina đánh giá bản dự thảo Luận án trước khi tiến hành bảo vệ cấp cơ sở. - Phương pháp điều tra xã hội học và bảng hỏi: Phương pháp này được sử dụng trong quá trình nghiên cứu thông qua việc điều tra xã hội học 200 đối tượng là người tiêu dùng khi đang đi mua sắm tại một số cơ sở bán lẻ tại Hà Nội và một số tỉnh thành 18 khác bằng bảng hỏi được thiết kế theo một dàn câu hỏi chuẩn bị sẵn, sau đó tiến hành xử lý bảng hỏi đã điều tra bằng thống kê toán học. Phương pháp điều tra xã hội học sẽ được sử dụng chủ yếu trong chương 4 khi phân tích, đánh giá thực trạng phát triển của các loại hình bán lẻ trong HTBLViệt Nam thời kỳ HNKT quốc tế, cụ thể như sau: + Mục tiêu điều tra xã hội học: Do điều kiện khách quan và chủ quan cũng như mục đích nghiên cứu của đề tài Luận án nên bảng hỏi điều tra xã hội học chỉ nhằm tìm hiểu những đánh giá của người tiêu dùng về các loại hình bán lẻ trong HTBL Việt Nam để khắc họa rõ hơn những kết luận được rút ra trong quá trình nghiên cứu của Luận án, do vậy nội dung bảng hỏi cũng không đi sâu vào tìm hiểu ý kiến, nhận định từ phía đại diện của các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp thương mại. Thông qua bảng hỏi nhằm góp phần đánh giá về một số nội dung cơ bản như sau: Mức độ thường xuyên mua sắm các mặt hàng ở các loại hình bán lẻ truyền thống và hiện đại của người tiêu dùng; Mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng về giá cả, chất lượng, mẫu mã của hàng hóa, chất lượng dịch vụ bán hàng tại các loại hình bán lẻ trong HTBL Việt Nam; Mức độ cần thiết của một số yếu tố trong việc thu hút người tiêu dùng như yếu tố truyền thông, quảng bá sản phẩm, và một số yếu tố khác như giá cả, độ tin cậy, kiểu dáng sản phẩm, bao bì…Qua đó có căn cứ thực tiễn khẳng định tính phù hợp của một số biện pháp, đề xuất của Luận án trong phát triển HTBL đặc biệt là phát triển các loại hình bán lẻ Việt Nam. + Nội dung triển khai điều tra: Thiết kế bảng hỏi: Thiết kế 01 mẫu bảng hỏi (sử dụng câu hỏi đóng) dành cho khách hàng đánh giá các loại hình bán lẻ trong HTBL Việt Nam hiện nay trên các phương diện như: các mặt hàng mua sắm tại các loại hình bán lẻ, mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng về giá cả, chất lượng, mẫu mã, dịch vụ bán hàng tại các loại hình bán lẻ, mức độ cần thiết của một số yếu tố trong việc thu hút người tiêu dùng sử dụng sản phẩm. Nội dung bảng hỏi bao gồm 2 phần chính. Phần 1: bao gồm các thông tin chung về khách hàng như: họ tên, giới tính, nghề nghiệp, độ tuổi, trình độ học vấn, nơi ở, thông tin về hộ gia đình….; Phần 2: bao gồm các câu hỏi khảo sát về mức độ sử dụng loại hình mua sắm, mức độ tín nhiệm đối với các loại hình, đánh giá các loại hình về giá cá, chất lượng, mẫu mã sản phẩm, dịch vụ bán hàng, các nhân tố ảnh hưởng đến việc mua sắm....(xem phần phụ lục). 19 Cách thức triển khai: Trực tiếp đến các cụm dân cư trên địa bàn thành phố Hà nội và các cơ sở bán lẻ (Siêu thị Bic C, siêu thị Fivimart, siêu thị MinMart, chợ Nghĩa Tân, chợ Thành Công, chợ Đồng Xuân …) để phát mẫu phiếu điều tra xã hội học cho các khách hàng đang mua sắm tại các khu vực bán lẻ trên. Số lượng phiếu triển khai: Khảo sát ý kiến ngẫu nhiên với 200 khách hàng sống chủ yếu tập trung ở các cụm dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội và một số khách hàng đang mua sắm ở một số cơ sở bán lẻ trên địa bàn Hà Nội. Cụ thể như sau: Thu nhập hộ gia TT đình (triệu đồng) 1 >3 2 3,1 - 5 3 5,1 - 7 4 7,1 – 9 5 <9 Tổng số Tỷ lệ Tuổi > 16 Giới tính Tổng phiếu 15 32 31 40 82 200 100% Nam Nữ 2 4 4 4 9 23 12% 13 28 27 36 73 177 88% Đi làm 5 12 10 27 61 115 58% Không đi làm 10 19 19 18 19 75 38% Nghỉ hưu 0 1 2 5 2 10 4% Xử lý số liệu: Chương trình chạy dữ liệu trên một số phần mềm sử lý số liệu như phần mềm SPSS, phần mềm Microsoft Office Excel… để đánh giá thực trạng sử dụng và mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng về các loại hình bán lẻ trong HTBL Việt Nam hiện nay. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan