Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phát triển du lịch tâm linh ở lạng sơn tt...

Tài liệu Phát triển du lịch tâm linh ở lạng sơn tt

.PDF
26
582
83

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN THỊ BÍCH HẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH Ở LẠNG SƠN Chuyên ngành: Du lịch học TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Du lịch Hà Nội, 2016 MỞ ĐẦU 1. L{ do chọn đề tài 1.1. Lạng Sơn - miền đất địa đầu tổ quốc - đã trở thành dải đất vô cùng thiêng liêng trong tâm thức của mỗi người dân nước Việt. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, mảnh đất này có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa rất đáng tự hào và trân trọng. So với nhiều tỉnh trong cả nước Lạng Sơn được coi là một điểm du lịch quan trọng. Với những thuận lợi về vị trí địa l{, truyền thống văn hóa, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Nhị Tam Thanh, Nàng Tô thị, Chùa tiên, Chùa Thành, đền Kz cùng... là điều kiện để phát triển du lịch tại Lạng Sơn. Với những ưu thế về điều kiện tự nhiên và văn hóa, những năm gần đây du lịch Lạng Sơn đang trên đà phát triển, thu hút lượng khách du lịch trong và ngoài nước năm sau luôn cao hơn năm trước, lượng khách tăng bình quân qua các năm đạt 30%/năm, doanh thu du lịch xã hội tăng 35%/năm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa đất nước. Trong thời gian gần đây Tổng cục Du lịch, Viện nghiên cứu và phát triển du lịch cùng các tổ chức phi chính phủ đã và đang nghiên cứu về phát triển du lịch tâm linh ở Việt Nam và bắt đầu triển khai ở một số Khu, điểm du lịch với nhiều hình thức khác nhau. Thực tế ở Lạng Sơn có tín ngưỡng tâm linh, có du lịch văn hóa tâm linh hiện nay đang trên đà phát triển. Tuy nhiên chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện, chưa chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu cũng như tiềm năng thế mạnh để phát huy. Do đó việc chọn đề tài “Phát triển du lịch tâm linh ở Lạng Sơn” là vô cùng cần thiết. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn: + Các di sản văn hóa, tài nguyên văn hóa tâm linh vật thể và phi vật thể (di tích lịch sử văn hóa: đền, chùa, thánh thất; công trình kiến trúc nghệ thuật; các lễ hội dân gian, tôn giáo tín ngưỡng; nghi lễ...) ; + Các sản phẩm, các hình thức hoạt động, các loại hình, các điểm, tuyến du lịch tâm linh và các vấn đề khác có liên quan đến du lịch tâm linh. - Phạm vi nghiên cứu: + Về thời gian: Số liệu, tài liệu thu thập từ thời điểm năm 2010 đến nay, các định hướng để phát triển du lịch tâm linh của tỉnh và các giải pháp đưa ra trong thời gian tới. + Về không gian: Nghiên cứu thực tế hoạt động khai thác sản phẩm du lịch tâm linh trên địa bàn các huyện, thành phố tỉnh Lạng Sơn 1 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu Góp phần xây dựng những cơ sở dữ liệu khoa học nhằm phát triển du lịch tâm linh ở Lạng Sơn Nhiệm vụ - Hệ thống hóa một số vấn đề l{ luận về du lịch tâm linh - Hệ thống hóa giá trị nguồn tài nguyên du lịch tâm linh tỉnh Lạng Sơn - Nghiên cứu, khảo sát thực tế hoạt động du lịch tâm linh của tỉnh. Trên cơ sở đó, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của du lịch tâm linh tỉnh Lạng Sơn - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tâm linh tỉnh Lạng Sơn 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Hiện nay nếu nói về vấn đề văn hóa tâm linh, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả như: Nguyễn Đăng Duy với Văn hóa tâm linh (2001), Các hình thức tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam (2001), Văn hóa tâm linh Nam Bộ (1997), Văn Quảng với văn hóa tâm linh Thăng Long - Hà Nội (2009); Nguyễn Duy Hinh với Tâm linh Việt Nam (2001); Hồ Văn Khánh với Tâm hồn - khởi nguồn cuộc sống văn hóa tâm linh (2001); Minh Chi với Phật giáo và tâm linh (2012); Hồ Sỹ Vinh với Văn hóa tâm linh - l{ luận và thực tiễn (2012)… các tác phẩm trên tuy chưa nghiên cứu trực tiếp về vấn đề du lịch tâm linh, nhưng cũng là nguồn tài liệu rất bổ ích và là cơ sở, nền tảng để người viết có thể phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này. Đề cập trực tiếp đến du lịch văn hóa tâm linh có đề tài luận văn cao học của Kiều Khánh Vũ trường Đại học Văn hóa Hà Nội “Du lịch tâm linh Nam Định” (khảo sát trên địa bàn tỉnh Nam Định) đã đưa ra một số khái niệm, quan điểm để bước đầu tìm hiểu về loại hình du lịch tâm linh; Khảo sát, đánh giá các tiềm năng cũng như thực trạng phát triển du lịch tâm linh ở Nam Định; Đề xuất một số giải pháp khả thi để khai thác có hiệu quả các tiềm năng văn hóa và thúc đẩy sự phát triển các hoạt động du lịch tại Nam Định. Các nghiên cứu về văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội tại Lạng Sơn là rất nhiều, có thể kể đến một số tác phẩm sau: Hoàng Páo - Hoàng Giáp với Văn hóa Lạng Sơn (2012); Tín ngưỡng và phong tục của người Tày tỉnh Lạng Sơn (2014); Phạm Vĩnh với Lạng Sơn - vùng Văn hóa đặc sắc (2001); Nguyễn Cường - Hoàng Nghiệm với Xứ Lạng - Văn hóa và du lịch (2000). 2 Tất cả các tác phẩm, tài liệu trên đều nghiên cứu theo những vấn đề được đề cập tới như đã trình bầy. Một số tác phẩm cũng đã nói rõ về tiềm năng thế mạnh để phát triển du lịch văn hóa tâm linh là các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh. Ngoài ra một số tác phẩm cũng đề cập đến vấn đề văn hóa tâm linh tại Lạng Sơn, giới thiệu hệ thống các chùa, đền trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên chưa có tác phẩm, tài liệu nào thực sự nghiên cứu sâu về du lịch văn hóa tâm linh và phân tích sâu về thực trạng nhằm khai thác và phát huy các giá trị hóa tâm linh thành các sản phẩm du lịch, do đó chưa đưa ra được các giải pháp để phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh tại một số địa bàn của tỉnh Lạng Sơn. Luận văn phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại một số địa bàn của tỉnh Lạng Sơn tập trung nghiên cứu và giải quyết những nội dung nêu trên và kết quả sẽ đưa ra các giải pháp để phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn của tỉnh Lạng Sơn, đưa loại hình du lịch này trở thành loại hình du lịch bền vững của địa phương, góp phần vào sự nghiệp phát triển triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp sau để thực hiện nghiên cứu: - Phương pháp khảo sát: Khảo sát là một phương pháp thu thập thông tin từ một số cá nhân (gọi là một mẫu) để tìm hiểu về sự phổ biến lớn hơn mà mẫu đó đưa ra. Giúp thu thập thông tin thực tế một cách đầy đủ và chính xác. - Phương pháp thống kê, phân loại, so sánh: Thống kê là một hệ thống các phương pháp bao gồm thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các quyết định. - Phương pháp quan sát và điều tra: Quan sát là phương pháp ghi lại có kiểm soát các biến cố hoặc tác phong của con người. Qua cảm nhận nơi mình đang sống hay hành động, con người có thể ghi nhận và lượng định các sự kiện bên ngoài. Quan sát gồm hai hành động của con người: nghe nhìn để cảm nhận và lượng định. Con người có thể quan sát trực tiếp bằng tai, mắt để nghe, nhìn hay bằng phương tiện cơ giới. Đây là phương pháp thu thập dữ liệu đơn giản dễ thực hiện nhưng rất hữu ích. - Phương pháp bản đồ: Đây là phương pháp tốt nhất để chuyển tải thông tin, là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo, mang lại chiều sâu và mầu sắc cho bài viết, giúp mọi người đánh giá cao những trải nghiệm và triển vọng. 3 Đề tài cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu thu thập tài liệu và chọn lọc nhiều nguồn tư liệu tham khảo khác nhau khi tìm kiếm các thông tin cần thiết như: các bài báo trên tạp chí, báo Internet, các bài luận văn và các đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan… 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về du lịch tâm linh ở Lạng Sơn Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch tâm linh tại Lạng Sơn Chương : Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch tâm linh tỉnh Lạng Sơn. Chương 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH TÂM LINH Ở LẠNG SƠN 1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1. Tâm linh: là một phần đời sống tinh thần của con người. Là sự hội tụ thế giới vật chất, đẩy lên một mức cao hơn, trở thành niềm tin mang yếu tố tinh thần chủ đạo để góp phần điều chỉnh suy nghĩ và hành động của con người. 4 1.1.2. Văn hóa tâm linh: tất cả những biểu hiện về ứng xử liên quan đến đời sống tâm linh của con người tạo nên văn hóa tâm linh. 1.1.3. Du lịch: là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. (Theo Luật Du lịch) 1.1.4. Du lịch văn hóa: là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống. (Theo Luật Du lịch) 1.1.5. Du lịch tâm linh: Du lịch tâm linh trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng có những quan niệm khác nhau và đến nay vẫn chưa có một khái niệm chung nhất. 1.2. Địa văn hóa Lạng Sơn 1.2.1. Khái quát về Lạng Sơn Nằ m ở cửa ngõ phía Đông Bắ c của Tổ quố c , Lạng Sơn có vị thế quan trọng trong tiế n trình dựng nước và giữ nước của dân tô ̣c . Vùng đất này ngoài những danh thắ ng nổ i tiế ng như núi tươ ̣ng Nàng Tô Thi ̣ , đô ̣ng Nhi ̣ - Tam Thanh, Chùa Tiên, khu du lich ̣ nghỉ mát Mẫu Sơn , hê ̣ thố ng hang đô ̣ng ở Biǹ h Gia , Bắ c Sơn và Chi Lăng ... còn có nhiều địa danh đã đi vào lịch sử dân tộc với những chiến công lẫy lừng như ải Nam Quan, ải Chi Lăng , Bắ c Sơn, Thấ t Khê, Đường 4 anh hùng. Không những thế , Lạng Sơn còn là mảnh đất nổi tiếng có bề dày truyền thống văn hoá với những câu ca dao, điê ̣u then, câu sli - lươ ̣n làm say đắ m lòng người ; nơi hô ̣i tu ̣ nhiề u lễ hô ̣i đô ̣c đáo mang đâ ̣m bản sắ c dân tô ̣c , những chơ ̣ phiên đông đúc , vừa là nơi buôn bán , vừa là nơi giao lưu văn hoá giữa miề n xuôi và miề n ngươ ̣c , giữa các dân tô ̣c trong và ngoài tỉnh. 1.2.2. Tôn giáo, tín ngưỡng tại Lạng Sơn 1.2.2.1. Các tôn giáo chính tại Lạng Sơn Phật giáo: Tin lành: 1.2.3. Những tín ngưỡng tiêu biểu trong văn hóa tâm linh Xứ Lạng 1.2.3.1. Tín ngưỡng thờ Mẫu 5 Tín ngưỡng thờ Mẫu tại Lạng Sơn thực hành theo hai cấp độ/mức độ và phạm vi khác nhau: Cấp độ/ mức độ mang tính phổ biến, hình thức chủ yếu ở việc dâng lễ (đồ lễ, sớ) và lời nói thiêng (cầu khấn, bài cúng) trong không gian thiêng vào thời điểm của lễ tiết trong năm hoặc bất kz. Trang phục người thực hành bình thường như trong cuộc sống, đảm bảo kín đáo, sạch sẽ, nghiêm trang. Cấp độ/ mức độ và phạm vi thực hành với các hình thức biểu hiện cao nhất được gắn với sinh hoạt nghi lễ có hát văn - hầu đồng, trong một không gian đặc biệt của các di tích được lựa chọn. Người tham gia gồm nhiều thành phần: nhóm thực hành trực tiếp là các thanh đồng/cô đồng và hát văn - nhạc cụ; nhóm thực hành gián tiếp là các hầu dâng, phụ trợ trang phục và các phương tiện phục vụ hầu đồng; nhóm tham dự là các cá nhân hoặc nhóm/bản hội và du khách thập phương. Theo truyền thống, ở hầu hết các đền, phủ - những nơi có ban Mẫu, đều có các hình thức hát hầu đồng và hát thờ vào các dịp lễ hội, ngày xuân, đầu tháng, ngày rằm… Có thể nói sinh hoạt văn hóa - hát hầu đồng là biểu hiện kết tinh văn hóa tâm linh ở mức độ cao nhất, có giá trị đặc sắc nhất và mang bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ. 1.2.3.2. Tín ngưỡng thờ thiên nhiên 1.2.3. 3. Tín ngưỡng thờ nhân thần 1.2.3.4. Tín ngưỡng thờ Thành hoàng 1.3. Vai trò của văn hóa tâm linh trong đời sống xã hội và sự phát triển bền vững 1.3.1. Vai trò của văn hóa tâm linh trong đời sống xã hội: Dựa trên những đặc điểm cơ bản hình thành nên văn hóa tâm linh của con người và cũng chính những đặc điểm đó sẽ góp phần tạo nên vai trò của văn hóa tâm linh trong đời sống xã hội của con người. Những đặc điểm của văn hóa tâm linh, bao gồm: Tâm linh chính là tính Thiêng: Tâm linh, tinh thần luôn củng cố và phát huy tính Thiện: Tính hoà giải cố kết cộng đồng: Tính liên minh, liên kết phối hợp hành động: Tính cảnh báo, răn đe: Tâm linh có vai trò động viên tinh thần con người 1.3.2. Du lịch tâm linh đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững: người dân địa phương được chủ động tham gia vào các hoạt động phục vụ khách tại các điểm du lịch tâm linh: bán hàng lưu niệm, hướng dẫn, chèo đò, tacxi, xe ôm, tiêu thụ sản vật địa phương, phục vụ ăn uống (Ví dụ ở Tràng An: 1 vụ đò 6 bằng 3 vụ lúa). Du lịch tâm linh tạo việc làm và thu nhập trực tiếp cho người dân địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn từ nông nghiệp sang kết hợp dịch vụ. Có thể nói, cuộc sống của người dân đã thực sự đổi thay nhờ du lịch tâm linh Tiểu kết chương 1 Du lịch tâm linh được quan tâm khai thác và phát triển trong thời gian gần đây gắn với sự khôi phục của các yếu tố tôn giáo tín ngưỡng, tâm linh và sự phát triển trở lại của các loại hình lễ hội dân gian và xu thế phát triển của đời sống tâm linh trong cộng đồng xã hội. Loại hình du lịch tâm linh được phát triển vừa thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch về sinh hoạt tín ngưỡng, vừa thỏa mãn nhu cầu trải nghiệm du lịch nâng cao nhận thức theo yêu cầu của hoạt động du lịch thuần túy. Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TÂM LINH TỈNH LẠNG SƠN 2.1. Vài nét về du lịch tại Lạng Sơn So với nhiều tỉnh trong cả nước Lạng Sơn được coi là một vùng lãnh thổ du lịch quan trọng. Lạng Sơn nằm trong không gian du lịch miền núi Đông Bắc, phía Đông là trung tâm du lịch biển quan trọng của cả nước: khu Hạ Long, Cát Bà, phía Nam là thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến và các vùng phụ cận, phía Tây là tiểu vùng du lịch Tây Bắc, phía Bắc là một thị trường du lịch rộng lớn Trung Quốc. Do đó Lạng Sơn trở thành một vị trí quan trọng trong hệ thống các tuyến điểm du lịch của cả nước, ở ngay cửa ngõ của tổ quốc Lạng Sơn có các đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt rất quan trọng. Vừa là điểm khởi đầu của quốc lộ 1A, đường sắt xuyên việt và các trục đường 4A, 4B. Chính vì yếu tố như vậy đã khiến Lạng Sơn trở thành một trung tâm giao lưu buôn bán thương mại quan trong của khu vực phía Bắc. đồng thời đã tạo cho Lạng Sơn là một trung tâm du lịch sôi động, tấp nập của cả nước không chỉ thu hút khách du lịch trong nước, Trung Quốc mà còn thu hút ngày càng đông khách du lịch các nước Đông Âu đến Lạng Sơn, ngoài việc thưởng thức cảnh đẹp họ còn nghiên cứu lịch sử phát triển, văn hoá, con người Lạng Sơn. 7 Cơ sở vật chất ngành du lịch: Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch là một yếu tố quan trọng trong cấu thành của sản phẩm du lịch. Trong những năm vừa qua tỉnh Lạng Sơn đã quan tâm và chỉ đạo nên bước đầu đã hình thành các khu, điểm du lịch với hệ thống cơ sở vật chất đủ điều kiện phục vụ du lịch. Tuy nhiên các khu, điểm du lịch được đầu tư vào còn mang tính tự phát, do chưa có quy hoạch cụ thể, quy mô nhỏ nên đã hạn chế chất lượng trong việc phục vụ khách du lịch. Hoạt động lữ hành: Hiện nay trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 05 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế. Nhìn chung trong những năm vừa qua các doanh nghiệp du lịch kinh doanh trong lĩnh vực lữ hành hoạt động có hiệu quả và đã đem lại nguồn thu nhập và việc làm ổn định cho người lao động trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Qua thực tế hoạt động kinh doanh, bằng những kinh nghiệm của mình, với những lợi thế của địa phương và đặc biệt trong bối cảnh hội nhập phát triển giữa các vùng, khu vực cũng như hội nhập quốc tế, để hoạt động kinh doanh có hiệu quả chiếm lĩnh mở rộng được thị trường, mỗi đơn vị đều có chủ trương định hướng chiến lược để duy trì và phát triển không ngừng lớn mạnh. Cơ sở lưu trú và dịch vụ nhà hàng: Thời gian qua trên địa bàn tỉnh có nhiều thành phần kinh tế và nhiều doanh nghiệp các tỉnh bạn đến Lạng Sơn đầu tư kinh doanh du lịch dịch vụ, cụ thể Lạng Sơn hiện có gần 200 cơ sở lưu trú; các cơ sở phục vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh phát triển tương đối phong phú, đa dạng, hiện trên địa bàn tỉnh có hàng trăm nhà hàng thuộc các thành phần tư nhân và các nhà hàng nằm trong hệ thống khách sạn với đầy đủ các dịch vụ và các món ẩm thực truyền thống và đặc sắc mang đậm nét văn hoá dân tộc của vùng đát Xứ Lạng đáp ứng các nhu cầu của khách du lịch. Các cơ sở thể thao và dịch vụ vui chơi giải trí: Hệ thống các cơ sở phục vụ hoạt động thể thao và vui chơi giải trí đã được quan tâm đầu tư xây dựng nhưng chưa đáp ứng đựơc nhu cầu hiện nay của khách du lịch.. Hiện nay hoạt động tiêu khiển của khách chủ yếu dự vào cảnh quan thiên nhiên, tham quan hiểu biết về văn hoá dân tộc... Các cơ sở thương mại và dịch vụ: Do có vị trí giáp với nước bạn Trung Quốc nên lượng hàng hoá trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn rất phong phú và đa dạng do đó khách du lịch đến với Lạng Sơn chủ yếu là mua sắm hàng hoá, đặc sản địa phương và đồ lưu niệm. Hệ thống các chợ, cửa hàng, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh trong những năm qua được quan tâm đầu tư và đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân cũng như nhu cầu mua sắm của khách du lịch. Tuy nhiên hệ thống chợ và các cửa hàng chất lượng còn thấp, quy mô và kiểu dáng chưa hoà nhập với cảnh quan kiến trúc, chưa đảm bảo an toàn, các sản phẩm, đồ lưu niệm mang nét đặc trưng của địa phương còn thiếu chưa đa dạng chủ yếu là hàng hoá của Trung Quốc. Nên định hướng trong tương lai cần thiết quy hoạch và xây dựng khu trung tâm thương mại để trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm truyền thống của địa phương, đặc biệt cần xây dựng khu chợ chỉ chuyên dành cho ẩm thực đặc sắc của địa phương để đáp ứng nhu cầu thưởng thức của khách du lịch trong và ngoài nước. 8 Công tác quy hoạch và quản l{ quy hoạch du lịch: Việc xây dựng, điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch đã góp phần tích cực vào việc quản l{, bảo vệ khai thác tài nguyên du lịch được đúng hướng và chủ động hơn. Tuy nhiên hiện nay so với thực tế phát triển của du lịch Lạng Sơn và phương thức lập quy hoạch du lịch của khu vực chưa đáp ứng được yêu cầu, các chiến lược, định hướng đưa ra đúng nhưng quá tổng quát nên khi triển khai không thực hiện được, do đó trong quá trình lập quy hoạch và quản l{ quy hoạch cần phải thực hiện gắn liền với thực tế của địa phương để lập quy hoạch đảm bảo được sự đồng bộ trong quá trình phát triển. Các cơ chế chính sách khuyến khích và thu hút đầu tư: Trong những năm vừa qua tỉnh Lạng Sơn đã tạo điều kiện và khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước thực hiện các dự án đầu tư vào Lạng Sơn được hưởng các mức ưu đãi theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hoặc đầu tư theo Luật đầu tu khuyến khích trong nước, đảm bảo thực hiện đầy đủ, nhanh chóng, ổn định lâu dài và nhất quán những chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư áp dụng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Cụ thể khi đầu tư tại các khu du lịch sẽ được ưu đãi: Giá thue đá t tính bà ng 50% giá thue đá t hiẹ n hà nh; miẽ n tiè n thue đá t, tiè n sử dụ ng đá t trong 15 nam và giả m 50% tiè n thue đá t trong 15 nam tié p theo. Rieng đà u tư và o Khu du lịch Mã u Sơn được miẽ n tiè n thue đá t , tiè n sử dụ ng đá t trong suó t thời gian thực hiẹ n dự á n . Được nga n sá ch tỉnh hõ trợ lạ i 100% thué thu nhạ p doanh nghiẹ p trong 2 nam và 50% trong 2 nam tié p theo, tính từ khi hé t thời hạ n miẽ n giả m thué thu nhạ p doanh nghiẹ p theo quy định tạ i Quyé t định só 20/2003/QĐUB ngà y 27-8-2003. Hõ trợ đè n bù giả i phó ng mạ t bà ng : Tỉnh hõ trợ 100% kinh phí đè n bù , giả i phó ng mạ t bà ng cho cá c dự á n đà u tư và o Khu du lịch Mã u Sơn ; Cá c khu du lịch khá c được hõ trợ kinh té đè n bù, giả i toả mạ t bà ng như quy định. (Nguồn Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lạng Sơn) Công tác quản lý các hoạt động du lịch và dịch vụ khác Công tác quản l{ trong lĩnh vực lữ hành: Việc quản l{ các đơn vị kinh doanh lữ hành trên địa bàn tỉnh được cơ quan quản l{ nhà nước tại địa phương trực tiếp là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lạng Sơn quản l{ chặt chẽ việc thực hiện đúng các cơ chế chính sách pháp luật của nhà nước. Trong những năm vừa qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lạng Sơn thường xuyên triển khai cụ thể hệ thống các văn bản, Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Tổng cục Du lịch đến các đơn vị kinh doanh lữ hành, nhìn chung 9 các đơn vị hoạt động có hiệu quả, đem lại thu nhập cho người lao động, góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch địa phương phát triển. Công tác quản l{ trong lĩnh vực lưu trú du lịch: Hiện nay việc quản l{ các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh thông qua việc phân loại, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch. Việc xếp hạng khách sạn và sắp xếp cơ sở lưu trú du lịch nhằm đảm bảo chất lượng phục vụ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Do đặc thù về loại hình cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn chủ yếu là các khách sạn, nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn tối thiểu, trình động của đội ngũ nhân viên chưa đồng đều, các cơ chế chính sách về phát triển cơ sở lưu trú du lịch còn thiếu, chưa đồng bộ, việc phối hợp giữa các ngành chức năng còn chậm, chưa có sự phối hợp chặt chẽ. Công tác tuyên truyền quảng bá: Trong những năm vừa qua công tác tuyên truyền quảng bá đã được quan tâm đúng mức, hiện nay nhằm phát triển du lịch Lạng Sơn công tác này đã được quảng bá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo, đài, thông qua các lễ hội, hội chợ du lịch, các cuộc hội thảo, họp báo...đã tạo ra sự chuyển biến lớn về nhận thức, xác định đúng vai trò và vị trí của du lịch Lạng Sơn, đồng thời công tác này đã và đang được các cấp, các ngành, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài quan tâm. 2.2. Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tâm linh tại Lạng Sơn Qua điều tra khảo sát, hiện nay khách du lịch đến với Lạng Sơn chủ yếu tham gia vào loại hình du lịch tâm linh là chính. Do từ lâu, tín ngưỡng thờ Mẫu đã ăn sâu vào tâm trí người dân Việt Nam song song với tín ngưỡng Đạo Phật. Tại Lạng Sơn, đền Công đồng Bắc Lệ và các đền, phủ trực hệ tín ngưỡng Tứ Phủ như đền Quan Giám, Chầu Lục, chầu Mười, Mẫu Đồng Đăng, đền Kz Cùng vv… như là một sự tuần tự bắt buộc của tín ngưỡng thờ Mẫu. Với quan niệm cầu tài lộc, may mắn và đặc biệt là nghi thức Hầu đồng, thì các đền chùa ở Lạng Sơn luôn thu hút du khách với số lượng lớn mỗi năm. Năm 2012 tổng lượng khách đạt 2.179.000 lượng, doanh thu xã hội đạt 793,5 tỷ đồng; năm 2014 tổng lượng khách đạt 2,2 triệu lượt, doanh thu đạt 800 tỷ đồng; dự kiến năm 2015 sẽ là 2.710.000, tăng 50%, đến năm 2015 ước đạt 890 tỷ đồng, tăng 28%. (Nguồn Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lạng Sơn) 2. 3. Thị trường khách du lịch tâm linh tại Lạng Sơn 2.3.1. Mục đích của du khách Đối với du khách mục đích của du lịch tâm linh là tiến hành các hoạt động tham quan, tìm hiểu văn hóa lịch sử, triết giáo, cầu nguyện, cúng tế, chiêm bái, tri ân, thiền, báo hiếu, tham dự lễ hội…Thông qua đó họ có những cảm nhận, trải nghiệm, cân bằng cuộc sống và hướng tới những giá trị chân, thiện, mỹ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. 10 2.3.2. Lượng khách du lịch tâm linh Thị trường khách du lịch nội địa Khách du lịch đến với Lạng Sơn thường kết hợp tham quan, du xuân, chiêm bái tại các đền chùa và mua sắm tại các chợ, vùng cửa khẩu. Về thành phần dân tộc, chủ yếu là dân tộc Kinh. Về cơ cấu độ tuổi rất đa dạng, nhiều nhất vẫn là trong độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi, trong đó lượng khách du lịch tâm linh thuần túy (nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo tại các đền, chùa) có độ tuổi trên 50 chiếm số lượng đáng kể. Nhiều người trong số đó đã đến Lạng Sơn lần thứ 2 hoặc nhiều lần, chủ yếu qua sự giới thiệu của bạn bè và người thân. Nhìn chung, khách du lịch đến với Lạng Sơn chủ yếu kết hợp tham quan mua sắm và tham gia các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Một số ít trong đó theo đạo Phật và thường xuyên tham gia hoạt động tôn giáo tại chùa Thành. Yếu tố thu hút khách du lịch văn hóa tâm linh ở Lạng Sơn là thuận tiện về giao thông, gần các khu mua sắm. Đa số đã được đáp ứng nhu cầu khi tham gia các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo tại Lạng Sơn. - Thị trường khách du lịch quốc tế Đối tượng: khách du lịch quốc tế đến Lạng Sơn thông qua đường bộ là cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị chủ yếu là khách du lịch Trung Quốc. Đây là thị trường khách quốc tế lớn nhất và phù hợp với các sản phẩm du lịch tâm linh của Lạng Sơn. Theo thống kê từ 2010 trở lại đây thị trường khách quốc tế (Trung Quốc) luôn chiếm tỷ trọng hơn 96% trong tổng số khách quốc tế đến Lạng Sơn. . 2.4. Phân kz du khách và nhu cầu lưu trú của du khách Phân kz: khách du lịch tâm linh đến Lạng Sơn chủ yếu tập trung đông vào các dịp đầu năm và cuối năm âm lịch. Đầu năm do có các lễ hội trải dài trên địa bàn, không khí du xuân vẫn còn, lượng khách du lịch tập trung có thời điểm công xuất buồng phòng các khách sạn đạt 100%, trong đó riêng khách du lịch tâm linh chiếm 40%. Thời điểm tháng 01, 02 (âm lịch) năm 2014 tổng lượng khách du lịch tâm linh ước tính khoảng 30% trong tổng số hơn 2 triệu lượt khách cả năm 2014. Nhu cầu lưu trú: thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch ngắn, có thể chỉ vài giờ trong ngày, nhưng cũng có thể kéo dài nhiều ngày. Thông thường khách du lịch tâm linh đến Lạng Sơn đi trong ngày và ít nghỉ lại qua đêm. Thời gian lưu trú lâu dài nhất là 1.5 ngày như ở đền Mẫu Đồng Đăng gắn với các mục đích khác như mua sắm, sinh thái. Nhu cầu ăn uống: khách du lịch tâm linh đến Lạng Sơn cũng rất muốn kết hợp tìm hiểu ẩm thực Xứ Lạng. Hệ thống khách sạn, nhà hàng trên địa bàn Thành Phố đã phần nào đáp ứng đủ nhu cầu ăn uống cho du khách, đặc biệt là những món ăn mang đạm bản sắc dân tộc tryền thống được khách ưa thích và quan tâm khám phá tìm hiểu. 11 2.5. Đặc điểm và xu hướng của du khách Du lịch tâm linh gắn với hoạt động thăm quan, viễn cảnh tại các ngôi chùa, đền hay công trình văn hóa tôn giáo gắn với các di tích là đối tượng mục tiêu hướng tới của du lịch tâm linh Lạng Sơn. Du lịch tâm linh gắn với thờ cúng, tri ân những vị anh hùng dân tộc, những vị tiền bối có công với nước, dân tộc (Thành hoàng) trở thành du lịch về cội nguồn dân tộc với đạo l{ uống nước nhớ nguồn. Du lịch tâm linh gắn với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, dòng tộc, tri ân, báo hiếu đối với các bậc sinh thành. Du lịch tâm linh gắn với các hoạt động lễ hội hướng tới sự cân bằng, thanh tao, siêu thoát trong đời sống tinh thần. Ngoài ra xu hướng của du khách còn có những hoạt động gắn với những yếu tố linh thiêng và những điều huyền bí. 2.6. Chi tiêu của khách Chi tiêu của phần lớn khách du lịch tại các điểm tâm linh thường là thấp, chủ yếu chi cho các hoạt động phục vụ tế lễ, cầu nguyện, chiêm bái... mà ít phát sinh chi phí. Một số điểm tâm linh thu phí tham quan, còn lại hầu hết các điểm tâm linh gắn với tín ngưỡng không thu phí nhưng đều có các hòm công đức để khách tự nguyện đóng góp. Số tiền đóng góp tự nguyện đó khá lớn và là nguồn thu chính cho việc trùng tu, quản l{ vận hành các điểm du lịch tâm linh. Các chi tiêu cơ bản cho các hoạt động di chuyển (xe ô tô taxi, xe ôm...) chiếm một tỷ trọng tương đối. Chi cho ăn uống và giải khát, chi cho lưu trú qua đêm, lưu niệm, sản vật địa phương... 2.7. Tài nguyên du lịch tâm linh 2.7.1. Tài nguyên du lịch tâm linh vật thể: bao gồm các di tích lịch sử như: các cơ sở thờ tự là đền, chùa, thánh thất, các di sản văn hoá vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch tâm linh. So với các tỉnh miền núi phía Bắc của nước ta, Lạng Sơn có một hệ thống di tích khá phong phú và đa dạng, có giá trị rất lớn về văn hoá, dân tộc, tôn giáo, quân sự…từ thời tiền sơ sử đến cận hiện đại. Một trong 04 loại hình di tích hiện đang tồn tại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn là hệ thống di tích Kiến trúc - Nghệ thuật, bao gồm: Đình, đền, chùa, thánh thất… (gọi chung là đền, chùa). Theo kết quả kiểm kê, phân loại di tích, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 250 di tích là đền, chùa. Trong số đó đã có 11 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và 35 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Các di tích kiến trúc đền, chùa là những công trình văn hoá tâm linh, văn hoá tinh thần, là nơi diễn ra các lễ hội truyền thống đặc sắc. Đối với người Tày, Nùng bản 12 địa, Phật giáo của họ mang tính chất dân gian, việc thờ cúng Phật chỉ dừng ở mức độ thờ tranh Phật Thích Ca, Quan Âm Bồ Tát, do vậy kiến trúc chùa ở Lạng Sơn phần lớn tập trung ở nơi đô thị, nơi tập trung nhiều đồng bào Việt cư trú với các di tích nổi tiếng như: Chùa Thành, chùa Tiên, chùa Tam Thanh, chùa Tam Giáo (thành phố Lạng Sơn), chùa Bắc Nga (Cao Lộc, chùa Thanh Hương (Văn Lãng)… Bên cạnh đó, hệ thống di tích đình, đền, miếu thờ tín ngưỡng dân gian như Thánh Mẫu, Thánh Trần, Thuỷ Thần, Thổ Công, Thành Hoàng… cũng tồn tại ở Lạng Sơn với mật độ khá dày đặc. Đặc biệt là các đền phủ thờ Thánh Mẫu, Thánh Trần là những di tích tín ngưỡng truyền thống của người Việt được hình thành theo bước chân định cư của cư dân Việt ở nơi đây. Tín ngưỡng này đã được đồng bào địa phương tiếp nhận và cùng sinh hoạt, thờ cúng. Có thể coi tín ngưỡng này là yếu tố gắn kết cộng đồng, thể hiện văn hoá truyền thống và bản sắc của dân tộc. Những di tích tiêu biểu của loại hình này có giá trị lịch sử, văn hoá nghệ thuật còn tồn tại và phát triển đến ngày nay có thể kể đến: Đền Kỳ Cùng, đền Cửa Đông, đền Cửa Tây (thành phố Lạng Sơn), đền Mẫu Đồng Đăng (huyện Cao Lộc), đền Bắc Lệ (huyện Hữu Lũng)… Ngoài ra còn phải kể đến các di tích thờ các vị anh hùng dân tộc, các danh nhân văn hoá đã có công khai phá, giữ yên bờ cõi đất nước, ổn định và phát triển kinh tế xã hội ở Lạng Sơn từ xa xưa như: Đền Tả Phủ, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn (thờ Tả Đô đốc, Hán Quận công Thân Công Tài – Thế kỷ XVII), đền thờ Đức Thánh Trần Triều (Trần Quốc Tuấn) ở thị trấn Thất Khê, huyện Tràng Định… 2.7.2. Tài nguyên du lịch tâm linh phi vật thể bao gồm các lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng, các nghi lễ, các yếu tố văn hoá mang tính tâm linh: văn nghệ dân gian, vũ đệu, ẩm thực (ăn chay), các di sản văn hoá phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch tâm linh. Một số tài nguyên du lịch tâm linh (phi vật thể) ở Lạng Sơn: - Lễ hội - Một số nghi lễ diễn ra tại các Đền, Chùa 2.8. Các dịch vụ và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 2.8.1. Dịch vụ lưu trú 13 Tình hình phát triển: Năm 2010 số cơ sở lưu trú là 121 cơ sở với 1.888 buồng và 3.663 giường và tính đến cuối năm 2013 toàn tỉnh có 165 cơ sở với 2.173 buồng và 4.123 giường. Tốc độ tăng trưởng trung bình cho giai đoạn 2010 - 2013 về cơ sở lưu trú du lịch là 10,95%/năm, về số buồng là 1,08%/năm và về số giường là 4,05%/năm. Hiện nay, Lạng Sơn có 8 cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn 1 sao với 174 buồng và 397 giường (chiếm 8,16% số CSLT, 11,85% số buồng và 15,42% số giường) và 9 cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn 2 sao (chiếm 9,18% số CSLT, 23,57% số buồng và 26,26% số giường), 1 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 3 sao (khách sạn Tân Thanh), 1 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 4 sao (khách sạn Mường Thanh) và 41 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn... 2.8.2. Dịch vụ ăn uống Hiện tại Lạng Sơn có khoảng 70 nhà hàng (restaurants) nằm trong các cơ sở lưu trú với khoảng 4.500 chỗ ngồi, phục vụ các món ăn khác nhau đáp ứng nhu cầu của khách lưu trú. Các tiện nghi ăn uống bên ngoài khách sạn, tại các điểm tham quan kém phát triển hơn Tại thành phố Lạng Sơn có 12 nhà hàng lớn có thể phục vụ đạt chất lượng cao là: nhà hàng Lạng Sơn, Newcentury, Nam Kai, Đông Kinh, Minh Quang, Hoa Sim, Hoàng Vũ, Thảo Viên, Trung Xuân, Phú Qu{, Vạn Tuế. 2.8.3. Dịch vụ vui chơi giải trí Các khu vui chơi giải trí bao gồm bể bơi, sân quần vợt, trung tâm thể thao, massage - xông hơi, câu lạc bộ khiêu vũ cổ điển, bar karaoke, vũ trường, nhà hát, cinema... có tác dụng bổ trợ cho hoạt động du lịch, kéo dài thời gian lưu trú và khuyến khích sự chi tiêu của du khách. Thời gian qua việc phát triển các tiện nghi thể thao và vui chơi giải trí cũng như các hoạt động tiêu khiển khác ở Lạng Sơn còn rất hạn chế, hầu như mới chỉ dừng ở các hoạt động karaoke, massage, bơi lội và đánh tennis, toàn tỉnh có 1 sân vận động (đạt chuẩn). Đây là một trong những điểm yếu của ngành du lịch Lạng Sơn, cần thiết phải được khắc phục. 2.8.4. Hệ thống giao thông Mạng lưới giao thông ở Lạng Sơn hiện nay chủ yếu là giao thông đường bộ và đường sắt. Mặc dù có sông, tuy nhiên giao thông đường thủy không có điều kiện phát triển mạnh do có nhiều gềnh thác và mực nước không đủ sâu. Tuy Lạng Sơn không có sân bay có thể khai thác dân dụng nhưng khoảng cách không quá xa tới sân bay Nội Bài, lại được kết nối thuận tiện bằng tuyến quốc lộ nên khách du lịch có thể tiếp cận tỉnh một cách thuận tiện, trực tiếp. 2.8.5. Thông tin liên lạc Mạng lưới bưu chính - viễn thông được đầu tư đồng bộ và ngày càng mở rộng là cơ sở để triển khai cung cấp các loại hình dịch vụ đa dạng, tiện ích tới người dân, và khách du lịch. Trong thời gian qua, nhiều 14 dịch vụ mới được triển khai có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh như: dịch vụ điện thoại IP, dịch vụ điện thoại di động, dịch vụ MegaVNN, dịch vụ chuyển phát nhanh... 2.8.6. Hệ thống cấp điện Hệ thống điện lưới quốc gia ngày càng mở rộng. Hiện nay điện lưới quốc gia đã rải tới 11 huyện, thành phố, cửa khẩu, cặp chợ đường biên...Đã có 195 trên tổng số 207 xã vùng nông thôn được dùng điện lưới quốc gia đạt 94,2% số xã có điện lưới quốc gia, tỷ lệ hộ dùng điện đạt trên 85%. 2.8.7. Hệ thống cung cấp nước Về cung cấp nước sạch và xử lý nước thải của tỉnh chưa đặt ra bức xúc như các thành phố khác, các trung tâm công nghiệp lớn của đất nước, nhưng cũng đang được tỉnh quan tâm đầu tư. Đến nay, tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch ở nông thôn là 50%, thành thị là 90% theo phương án quy hoạch phát triển đến năm 2010, tỉnh sẽ cải tạo nâng cấp hiện đại hoá hệ thống cấp nước, đảm bảo cung cấp đủ nước cho người dân trong tỉnh và khách du lịch. Các cửa khẩu, thị trấn KCN, khu vực dân cư tập chung, trung tâm các nông, lâm trường cũng đang được đầu tư cải tạo và đang được đầu tư cải tạo và xây dựng mới hệ thống cung cấp nước sạch. 2.9. Sản phẩm du lịch tâm linh 2.9.1. Du lịch tham quan các cơ sở tín ngưỡng tâm linh Đối tượng: những người lớn tuổi, những người buôn bán kinh doanh… đến từ khắp nơi trên cả nước. Mục đích: cầu xin các vị phật, thánh phù hộ, độ trì cho sức khẻo, công việc làm ăn buôn bán trong một năm gặp nhiều thuận lợi. Nghi thức: chiêm bái, cầu nguyện, tụng kinh, thiền, thiền trà; tham vấn; pháp thoại; thiền ca; thiền buông thư…Tham quan, vãn cảnh, thưởng ngoạn không gian cảnh quan và không gian kiến trúc điêu khắc với điểm tâm linh. 2.9.2. Du lịch thực hành các nghi thức tín ngưỡng, tâm linh Đối tượng: người dân trên địa bàn và khách du lịch đến Lạng Sơn với mục đích tham gia các hoạt động tâm linh Các nghi thức tín ngưỡng, tâm linh diễn ra tại đền: Kz Cùng, đền Tả Phủ, đền Cửa Đông, đền Cửa Tây, đền Cửa Nam, đền Cửa Bắc, đền Mẫu Đồng Đăng, đền Bắc Lệ: thường diễn ra các hoạt động như: hành lễ, dâng hương, dâng hoa, cầu nguyện, tế nam, tế nữ, rước kiệu, thắp hương ngày rằm, lễ hội... 15 Các nghi thức tín ngưỡng, tâm linh diễn ra tại chùa: là nơi thờ Phật, hay nói cách khác Phật phải thờ ở chùa; một số địa điểm tiêu biểu: chùa Thành, chùa Tam Thanh, chùa Tà Lài, chùa Tiên… thường qua các hình thức như: dâng hương, dâng hoa, thả đèn hoa đăng, thắp hương ngày rằm, mùng một đầu tháng, lễ mừng thọ… 2.9.3. Du lịch lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng Lễ hội chùa Tam Thanh Lễ hội đền Kz Cùng Lễ hội Quznh Sơn Lễ hội chùa Bắc Nga Lễ hội đền Mẫu Đồng Đăng 2.10. Một số tuyến, điểm du lịch văn hóa tâm linh tiêu biểu 2.10.1. Một số điểm du lịch tâm linh Điểm tham quan du lịch động Tam Thanh - chùa Tam Thanh Điểm tham quan du lịch động Nhị Thanh - chùa Tam Giáo Điểm tham quan du lịch chùa Thành Điểm tham quan du lịch đền Kz Cùng Điểm tham quan du lịch đền Tả Phủ Điểm tham quan du lịch chùa Bắc Nga Điểm tham quan du lịch đền Mẫu Đồng Đăng Điểm tham quan du lịch Khu linh địa cổ Mẫu Sơn Điểm tham quan du lịch đền Bắc Lệ 2.10.2. Một số tuyến du lịch văn hóa tâm linh Tuyến 1: Đền Bắc Lệ (xã Tân Thành - huyện Hữu Lũng) - đền Quỷ Môn (thị trấn Đồng Mỏ - huyện Chi Lăng) - đền Kz Cùng, Tả Phủ, chùa Thành… (thành Phố Lạng Sơn). Xuất phát từ thủ đô Hà Nội - đền Bắc Lệ (100km) - đền Quỷ Môn (40km) - thành phố Lạng Sơn (80km); di chuyển bằng phương tiện ô tô hoặc tầu hỏa 16 Tuyến 2: Đền Kz Cùng, Tả Phủ, đền Trần, Cửa Nam, Cửa Bắc, chùa Tiên, chùa Thành…(thành Phố Lạng Sơn) - đền Mẫu (thị trấn Đồng Đăng - huyện Cao Lộc). Xuất phát từ thành phố Lạng Sơn tham quan các điểm đền Kz Cùng, Tả Phủ, đền Trần, Cửa Nam, Cửa Bắc, chùa Tiên, chùa Thành - đền Mẫu ( 18km); di chuyển bằng phương tiện ô tô. Tuyến 3: Đền Kz Cùng, Tả Phủ, đền Trần, Cửa nam, Cửa Bắc, chùa Tiên, chùa Thành…(thành Phố Lạng Sơn) - chùa Bắc Nga (xã Gia Cát - huyện Cao Lộc) - núi Phặt Chỉ, khu linh địa cổ (Mẫu Sơn). Xuất phát từ thành phố Lạng Sơn - đền Bản Ngà (16km) - Núi Phặt chỉ, khu linh địa cổ Mẫu Sơn (46km); di chuyển bằng phương tiện ô tô, đi bộ. 2.11. Nhân lực phục vụ du lịch tâm linh 2.11.1. Số lượng lao động Lao động trực tiếp trong lĩnh vực du lịch tâm linh Lao động gián tiếp trong lĩnh vực du lịch văn hóa tâm linh: 2.11.2. Chất lượng lao động Đối với đội ngũ lao động trực tiếp tại các cơ sở thờ tự tín ngưỡng được chia thành hai đối tượng: đối tượng được qua đào tạo, có trình độ hiểu biết về lĩnh vực tâm linh tín ngưỡng nói chung: các sư, thầy, cha sứ, ban quản l{ đền 2.12. Tuyên truyền, quảng bá du lịch tâm linh 2.12.1. Những nội dung tuyên truyền, quảng bá du lịch tâm linh Công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch tâm linh được quan tâm và tích cực thực hiện thông qua các hoạt động thiết thực tại địa phương như: lễ hội truyền thống, ngày hội văn hóa…nhằm phục vụ bà con nhân dân cũng như thu hút khách du lịch. 2.12.2. Những hình thức tuyên truyền, quảng bá du lịch tâm linh Phát hành ấn phẩm quảng bá du lịch trong và ngoài nước: Tuyên truyền quảng bá qua đài truyền thanh, truyền hình và hệ thống thông tin điện tử trên internet: Về Hoạt động xúc tiến mở rộng thị trường, tham dự hội chợ du lịch trong và ngoài nước: 2.13. Tổ chức, quản l{ du lịch tâm linh Cơ quan quản l{ nhà nước 17 Chính quyền địa phương Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch 2.14. Bảo tồn văn hóa trong du lịch tâm linh 2.14.1. Hoạt động của các cơ quan quản l{ Hoạt động tu bổ, tôn tạo hệ thống di tích đền, chùa Hoạt động quy hoạch, khoanh vùng bảo vệ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho di tích đền, chùa Công tác lập hồ sơ khoa học, xếp hạng di tích các cấp 2.14.2. Hoạt động của chính quyền địa phương 2.14.3. Hoạt động của các doanh nghiệp du lịch 2.14.4. Hoạt động của du khách Tiểu kết chương 2: Du lịch tâm linh là một trong những sản phẩm của du lịch văn hóa, du lịch văn hóa hiện nay đang là một xu thế được khách du lịch trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm và theo dõi, yếu tố tâm linh hiện nay là không thể thiếu được trong mỗi người Việt Nam nói chung và khách du lịch nói riêng. Lạng Sơn là một vùng đất biên giới với rất nhiều truyền thống của cha ông từ xưa để lại, tiềm năng phát triển du lịch tâm linh vô cùng to lớn, thể hiện ở hệ thống đền, chùa thánh thất…hệ thống các lễ hội, các phong tục tập quán, các tôn giáo tín ngưỡng có thể phát huy thế mạnh to lớn trong việc phát triển du lịch tâm linh thông qua việc tuyên truyền, quảng bá và thiết thực hơn nữa là chính sách của tỉnh nhà trong tương lai, đó chính là vấn đề mấu chốt để phát triển du lịch tâm linh tại Lạng Sơn. 18 ̉ DU LỊCH TÂM LINH TỈNH LẠNG SƠN Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIÊN 3.3. Những giải pháp góp phần phát triển du lịch tâm linh ở Lạng Sơn 3.3.1. Giải pháp ngắn hạn 3.3.1.1. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực 3.3.1.2. Giải pháp về xây dựng sản phẩm du lịch tâm linh 3.3.1.3. Giải pháp về tuyên truyền, quảng bá 3.3.1.4. Giải pháp về tổ chức, quản l{ hoạt động du lịch tâm linh 3.3.1.5. Giải pháp về thị trường khách du lịch 3.3.2. Giải pháp dài hạn 3.3.2.1. Giải pháp về cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng 3.3.2.3. Giải pháp về hợp tác phát triển du lịch tâm linh Tiểu kết chương 3: Lạng Sơn là cửa ngõ biên giới phía bắc của Tổ quốc, với những tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của địa phương, Lạng Sơn không những có vị trí địa l{, đầu mối giao lưu thuận lợi của vùng biên giới phía bắc mà còn là miền đất giàu đẹp có tài nguyên, các di tích lịch sử - văn hóa, sản vật phong phú là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch tâm linh như: các lễ hội dân gian truyền thống diễn ra trong suốt tháng giêng và ở đó thể hiện nhiều yếu tố bản sắc văn hoá của các dân tộc sinh sống tại Lạng Sơn; nét độc đáo trong các phong tục tập quán, nét văn hoá ẩm thực đặc sắc… Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của các ngành, các cấp; các địa điểm tham quan du lịch tâm linh và hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch tâm linh đã được đầu tư, nâng cấp và cải tạo, để góp phần làm nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch tâm linh cũng như tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân nơi đây. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan