Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển du lịch tâm linh ở lạng sơn...

Tài liệu Phát triển du lịch tâm linh ở lạng sơn

.PDF
107
523
118

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN THỊ BÍCH HẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH Ở LẠNG SƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Hà Nội, 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN THỊ BÍCH HẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH Ở LẠNG SƠN Chuyên ngành: Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN PHẠM HÙNG Hà Nội, 2016 2 PHỤ LỤC Trang MỞ ĐẦU 5 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH TÂM LINH Ở LẠNG SƠN 10 1.1. Một số khái niệm liên quan 10 1.2. Địa văn hóa Lạng Sơn 12 1.3. Vai trò của văn hóa tâm linh trong đời sống xã hội ở Lạng Sơn 20 Tiểu kết chƣơng 1 24 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TÂM LINH TỈNH LẠNG SƠN 25 2.1. Vài nét về du lịch tại Lạng Sơn 25 2.2. Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tâm 29 2.3. Thị trƣờng và khác du lịch tâm linh tại Lạng Sơn 32 2.4. Phân kỳ du khách và nhu cầu lƣu trú của khách du lịch 34 2.5. Đặc điểm và xu hƣớng của du khách 35 2.6. Chi tiêu của du khách 36 2.7. Tài nguyên du lịch tâm linh 36 2.8. Các dịch vụ và cơ sở vật chất kỹ thuật 42 2.9. Sản phẩm du lịch tâm linh tại Lạng Sơn 46 2.10. Một số tuyến, điểm du lịch tâm linh tiêu biểu tại Lạng Sơn 52 2.11. Nhân lực phục vụ du lịc tâm linh 59 2.12. Tuyên truyền quảng bá du lịc tâm linh 60 2.13. Tổ chức quản lý du lịch tâm linh 62 2.14. Bảo tồn văn hóa trong du lịch tâm linh 65 Tiểu kết chƣơng 2 71 Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁ T TRIỂN DU LICH TÂM LINH ̣ TỈNH LẠNG SƠN 72 3 3.1. Đánh giá hiện trạng du lịch tâm linh làm căn cứ đề xuất giải pháp 3.2. Những căn cứ đề xuất giải pháp 72 78 3.3. Những giải pháp góp phần phát triển du lịch tâm linh ở Lạng Sơn 81 3.3.1. Giải pháp ngắn hạn 81 3.3.2. Giải pháp dài hạn 88 Tiểu kết chƣơng 3 94 KẾT LUẬN 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Lạng Sơn - miền đất địa đầu tổ quốc - đã trở thành dải đất vô cùng thiêng liêng trong tâm thức của mỗi người dân nước Việt. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, mảnh đất này có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa rất đáng tự hào và trân trọng. So với nhiều tỉnh trong cả nước Lạng Sơn được coi là một điểm du lịch quan trọng. Với những thuận lợi về vị trí địa lý, truyền thống văn hóa, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Nhị Tam Thanh, Nàng Tô thị, Chùa tiên, Chùa Thành, đền Kỳ cùng... là điều kiện để phát triển du lịch tại Lạng Sơn. Với những ưu thế về điều kiện tự nhiên và văn hóa, những năm gần đây du lịch Lạng Sơn đang trên đà phát triển, thu hút lượng khách du lịch trong và ngoài nước năm sau luôn cao hơn năm trước, lượng khách tăng bình quân qua các năm đạt 30%/năm, doanh thu du lịch xã hội tăng 35%/năm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa đất nước. Trong thời gian gần đây Tổng cục Du lịch, Viện nghiên cứu và phát triển du lịch cùng các tổ chức phi chính phủ đã và đang nghiên cứu về phát triển du lịch tâm linh ở Việt Nam và bắt đầu triển khai ở một số Khu, điểm du lịch với nhiều hình thức khác nhau. Thực tế ở Lạng Sơn có tín ngưỡng tâm linh, có du lịch văn hóa tâm linh hiện nay đang trên đà phát triển. Tuy nhiên chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện, chưa chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu cũng như tiềm năng thế mạnh để phát huy. Do đó việc chọn đề tài “Phát triển du lịch tâm linh ở Lạng Sơn” là vô cùng cần thiết. 1.2. Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hiện nay có gần 300 cơ sở thờ tự tín ngưỡng dân gian như: Đình, đền, chùa, nhà thờ, thánh thất... Cùng với hệ thống di tích và cơ sở thờ tự trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hiện có khoảng gần 200 lễ hội dân gian truyền thống. Hiện nay hoạt động tại các cơ sở thờ tự, tín ngưỡng đã phần nào đáp 5 ứng nhu cầu tham quan, hưởng thụ văn hóa tâm linh của nhân dân trong và ngoài địa bàn như: hành lễ, dâng hương, dâng hoa, cầu nguyện, tế nam, tế nữ, rước kiệu thả đèn hoa đăng, thắp hương ngày rằm… ngoài ra còn nhiều hoạt động tín ngưỡng - tôn giáo thiết thực phù hợp với thuần phong mỹ tục và đảm bảo tự do tín ngưỡng trong nhân dân. Tuy nhiên các hoạt động này mới chỉ dừng ở việc phục vụ cho đời sống tinh thần của nhân dân địa phương là chính, chưa được chủ trương khai thác xây dựng thành các sản phẩm du lịch tâm linh để không những đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tâm linh của nhân dân địa phương mà còn phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước. Du lịch là một trong những ngành thời gian gần đây đã lên ngôi một cách rực rỡ. Ở một số nước trên thế giới ngành du lịch hàng năm đã mang về cho ngân sách quốc gia những nguồn lợi nhuận khổng lồ. Ngày nay khi điều kiện vật chất con người đầy đủ, thì nhân loại lại rơi vào những vấn nạn khác đó là: hụt hẫng, mất phương hướng sống, trầm cảm từ những áp lực, xung đột trong cuộc sống. Từ đó con người lại tìm đến tôn giáo tín ngưỡng mong có sự thanh thản, mong có sự an bình ở hiện tại và tương lai. Nhu cầu thưởng ngoạn và nương tựa tâm linh trở lên cần thiết đối với mọi người. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu chính của luận văn: + Các di sản văn hóa, tài nguyên văn hóa tâm linh vật thể và phi vật thể (di tích lịch sử văn hóa: đền, chùa, thánh thất; công trình kiến trúc nghệ thuật; các lễ hội dân gian, tôn giáo tín ngưỡng; nghi lễ...) ; + Các sản phẩm, các hình thức hoạt động, các loại hình, các điểm, tuyến du lịch tâm linh và các vấn đề khác có liên quan đến du lịch tâm linh. - Phạm vi nghiên cứu: 6 + Về thời gian: Số liệu, tài liệu thu thập từ thời điểm năm 2010 đến nay, các định hướng để phát triển du lịch tâm linh của tỉnh và các giải pháp đưa ra trong thời gian tới. + Về không gian: Nghiên cứu thực tế hoạt động khai thác sản phẩm du lịch tâm linh trên địa bàn các huyện, thành phố tỉnh Lạng Sơn 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu Góp phần xây dựng những cơ sở dữ liệu khoa học nhằm phát triển du lịch tâm linh ở Lạng Sơn Nhiệm vụ - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về du lịch tâm linh - Hệ thống hóa giá trị nguồn tài nguyên du lịch tâm linh tỉnh Lạng Sơn - Nghiên cứu, khảo sát thực tế hoạt động du lịch tâm linh của tỉnh. Trên cơ sở đó, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của du lịch tâm linh tỉnh Lạng Sơn - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tâm linh tỉnh Lạng Sơn 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Hiện nay nếu nói về vấn đề văn hóa tâm linh, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả như: Nguyễn Đăng Duy với Văn hóa tâm linh (2001), Các hình thức tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam (2001), Văn hóa tâm linh Nam Bộ (1997), Văn Quảng với văn hóa tâm linh Thăng Long - Hà Nội (2009); Nguyễn Duy Hinh với Tâm linh Việt Nam (2001); Hồ Văn Khánh với Tâm hồn - khởi nguồn cuộc sống văn hóa tâm linh (2001); Minh Chi với Phật giáo và tâm linh (2012); Hồ Sỹ Vinh với Văn hóa tâm linh - lý luận và thực tiễn (2012)… các tác phẩm trên tuy chưa nghiên cứu trực tiếp về vấn đề du lịch tâm linh, nhưng cũng là nguồn tài liệu rất bổ ích và là cơ sở, nền tảng để người viết có thể phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này. 7 Đề cập trực tiếp đến du lịch văn hóa tâm linh có đề tài luận văn cao học của Kiều Khánh Vũ trường Đại học Văn hóa Hà Nội “Du lịch tâm linh Nam Định” (khảo sát trên địa bàn tỉnh Nam Định) đã đưa ra một số khái niệm, quan điểm để bước đầu tìm hiểu về loại hình du lịch tâm linh; Khảo sát, đánh giá các tiềm năng cũng như thực trạng phát triển du lịch tâm linh ở Nam Định; Đề xuất một số giải pháp khả thi để khai thác có hiệu quả các tiềm năng văn hóa và thúc đẩy sự phát triển các hoạt động du lịch tại Nam Định. Các nghiên cứu về văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội tại Lạng Sơn là rất nhiều, có thể kể đến một số tác phẩm sau: Hoàng Páo - Hoàng Giáp với Văn hóa Lạng Sơn (2012); Tín ngưỡng và phong tục của người Tày tỉnh Lạng Sơn (2014); Phạm Vĩnh với Lạng Sơn - vùng Văn hóa đặc sắc (2001); Nguyễn Cường - Hoàng Nghiệm với Xứ Lạng - Văn hóa và du lịch (2000). Tất cả các tác phẩm, tài liệu trên đều nghiên cứu theo những vấn đề về tiềm năng thế mạnh để phát triển du lịch văn hóa tâm linh là các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh. Ngoài ra một số tác phẩm cũng đề cập đến vấn đề văn hóa tâm linh tại Lạng Sơn, giới thiệu hệ thống các chùa, đền trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên chưa có tác phẩm, tài liệu nào thực sự nghiên cứu sâu về du lịch tâm linh và phân tích sâu về thực trạng nhằm khai thác và phát huy các giá trị hóa tâm linh thành các sản phẩm du lịch, do đó chưa đưa ra được các giải pháp để phát triển loại hình du lịch tâm linh tại một số địa bàn của tỉnh Lạng Sơn. Những tác phẩm trên đã phần nào đề cập đến vấn đề về các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu: đền, chùa, thánh thất; những di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, phong tục tập quán, nghi lễ…trên địa bàn tỉnh là các tiềm năng để phát triển du lịch tâm linh. Các tác giả viết theo nhãn quan chính trị, không phải với nhãn quan của một nhà nghiên cứu tôn giáo và văn hóa dân gian để có thể phục vụ cho nhu cầu tâm linh của khách du lịch. Tuy nhiên đây cũng chính là tiền đề; là nguồn tư liệu phản ánh trực tiếp được phần 8 nào thực trạng về nguồn tài nguyên văn hóa tâm linh của tỉnh Lạng Sơn có thể khai thác phát triển hoạt động du lịch tâm linh trong thời gian tới. Luận văn phát triển du lịch tâm linh tại một số địa bàn của tỉnh Lạng Sơn tập trung nghiên cứu và giải quyết những nội dung nêu trên và kết quả sẽ đưa ra các giải pháp để phát triển loại hình du lịch tâm linh trên địa bàn của tỉnh Lạng Sơn, đưa loại hình du lịch này trở thành loại hình du lịch bền vững của địa phương, góp phần vào sự nghiệp phát triển triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp sau để thực hiện nghiên cứu: - Phương pháp khảo sát: Khảo sát là một phương pháp thu thập thông tin từ một số cá nhân (gọi là một mẫu) để tìm hiểu về sự phổ biến lớn hơn mà mẫu đó đưa ra. Giúp thu thập thông tin thực tế một cách đầy đủ và chính xác. - Phương pháp thống kê, phân loại, so sánh: Thống kê là một hệ thống các phương pháp bao gồm thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các quyết định. - Phương pháp quan sát và điều tra: Quan sát là phương pháp ghi lại có kiểm soát các biến cố hoặc tác phong của con người. Qua cảm nhận nơi mình đang sống hay hành động, con người có thể ghi nhận và lượng định các sự kiện bên ngoài. Quan sát gồm hai hành động của con người: nghe nhìn để cảm nhận và lượng định. Con người có thể quan sát trực tiếp bằng tai, mắt để nghe, nhìn hay bằng phương tiện cơ giới. Đây là phương pháp thu thập dữ liệu đơn giản dễ thực hiện nhưng rất hữu ích. - Phương pháp bản đồ: Đây là phương pháp tốt nhất để chuyển tải thông tin, là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo, mang lại chiều sâu và mầu sắc cho bài viết, giúp mọi người đánh giá cao những trải nghiệm và triển vọng. 9 Đề tài cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu thu thập tài liệu và chọn lọc nhiều nguồn tư liệu tham khảo khác nhau khi tìm kiếm các thông tin cần thiết như: các bài báo trên tạp chí, báo Internet, các bài luận văn và các đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan… 6. Bố cục của luận văn Luận văn gồm trang. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về du lịch tâm linh ở Lạng Sơn Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch tâm linh tại Lạng Sơn Chương : Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch tâm linh tỉnh Lạng Sơn. 10 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH TÂM LINH Ở LẠNG SƠN 1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1. Tâm linh: là một phần đời sống tinh thần của con người. Là sự hội tụ thế giới vật chất, đẩy lên một mức cao hơn, trở thành niềm tin mang yếu tố tinh thần chủ đạo để góp phần điều chỉnh suy nghĩ và hành động của con người. Với góc nhìn Phật giáo về thuật ngữ "tâm linh", Đại đức Thích Quảng Truyền (Ủy viên Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lạng Sơn) cho rằng: tâm là bản chất, bản tính của mỗi con người. Nói như Đức Phật Thích Ca thì "tâm" là bản ngã, là cái tôi và tâm sẽ quyết định mọi sự thiện ác, tốt xấu. Tâm sẽ dẫn dắt hành động, lời nói và "tâm" sẽ là chủ, quyết định cho nhân cách của mỗi chúng ta. "Linh" là cái biết, là sự phân biệt. Từ "tâm" và "linh" thường dùng chung như là sự bổ khuyết cho nhau. Tâm linh là cái tâm hiểu biết, phân biệt, là cái ta, cái bản ngã sơ khởi của mỗi con người. Nhà nghiên cứu Minh Chi, trong bài viết “Phật giáo và Tâm linh” cho rằng: Từ “tâm linh” nói chung có thể được hiểu theo hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất: “tâm linh” ám chỉ những gì cao cả nhất, sâu sắc nhất trong tâm người. Đó là hàm ý của từ tâm linh, hay linh thiêng. Nghĩa thứ hai: từ “tâm linh” là cách gọi khác của của từ “linh hồn”, cái thường được hiểu là nguyên lý thống nhất của sự sống trong mỗi người chúng ta. Tâm linh chính là một biểu hiện trong đời sống tinh thần của con người, với tất cả sự phong phú, phức tạp của nó. Không nên đơn giản hóa tâm linh là mê tín dị đoan, song cũng không nên “thần bí hóa”, “ghê gớm hóa” khái niệm 11 tâm linh, gán cho nó những đặc tính cao siêu, phi thường, coi đó là cứu cánh của nhân loại, của khoa học. Dựa vào cách tiếp cận của những nhà nghiên cứu đi trước “Tâm linh là niềm tin và ước vọng của con người đối với các đối tượng siêu hình mà người ta hướng tới” (Theo tác giả Dương Văn Sáu) 1.1.2. Văn hóa tâm linh: tất cả những biểu hiện về ứng xử liên quan đến đời sống tâm linh của con người tạo nên văn hóa tâm linh. Văn hóa tâm linh là một khái niệm đồng thời là một phạm trù huyền ảo, luôn không xác định được biên giới cả về không gian và thời gian nhưng luôn được con người ta nể sợ và tin theo. Từ nghiên cứu thực tế: “Văn hóa tâm linh là cách thức ứng xử của con người đối với các khía cạnh của đời sống tâm linh trong những không gian và thời gian xác định nhằm đáp ứng những nhu cầu nào đó của con người”. Văn hóa tâm linh luôn thường trực trong mỗi con người. Nó phụ thuộc vào giới tính, lứa tuổi, tôn giáo, nghề nghiệp, địa vị xã hội của các cá nhân. Đồng thời văn hóa tâm linh cũng phụ thuộc vào không gian, thời gian môi trường xuất hiện và tồn tại. 1.1.3. Du lịch: là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. (Theo Luật Du lịch) 1.1.4. Du lịch văn hóa: là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống. (Theo Luật Du lịch) 1.1.5. Du lịch tâm linh: Du lịch tâm linh trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng có những quan niệm khác nhau và đến nay vẫn chưa có một khái niệm chung nhất. Tuy nhiên xét về nội dung và tính chất hoạt động, du lịch tâm linh thực chất là loại hình du lịch văn hóa, lấy yếu tố văn hóa tâm linh (đức tin, tôn giáo, tín ngưỡng…) làm mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người 12 trong đời sống tinh thần. Theo cách nhìn nhận đó, du lịch tâm linh là du lịch khai thác giá trị văn hóa tâm linh tạo thành sản phẩm du lịch đặc thù phục vụ nhu cầu tìm hiểu, thưởng thức, khám phá, trải nghiệm của du khách đối với những điều mới lạ của loại hình này. 1.2. Địa văn hóa Lạng Sơn 1.2.1. Khái quát về Lạng Sơn Nằ m ở cửa ngõ phía Đông Bắ c của Tổ quố c , Lạng Sơn có vị thế quan trọng trong tiế n trình dựng nước và giữ nước của dân tô ̣c . Vùng đất này ngoài nh ững danh thắ ng nổ i tiế ng như núi tươ ̣ng Nàng Tô Thi ̣ , đô ̣ng Nhi ̣ - Tam Thanh, Chùa Tiên, khu du lich ̣ nghỉ mát Mẫu Sơn , hê ̣ thố ng hang đô ̣ng ở Bình Gia , Bắ c Sơn và Chi Lăng... còn có nhiều địa danh đã đi vào lịch sử dân tộc với nhữ ng chiế n công lẫy lừng như ải Nam Quan , ải Chi Lăng , Bắ c Sơn, Thấ t Khê, Đường 4 anh hùng. Không những thế , Lạng Sơn còn là mảnh đất nổi tiếng có bề dày truyền thống văn hoá với những câu ca dao, điê ̣u then, câu sli - lươ ̣n làm say đắ m lòng người; nơi hô ̣i tụ nhiều lễ hội độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc , những chơ ̣ phiên đông đúc, vừa là nơi buôn bán , vừa là nơi giao lưu văn hoá giữa miề n xuôi và miề n ngươ ̣c , giữa các dân tộc trong và ngoài tỉnh . Được các nhà khoa ho ̣c xác đinh ̣ là mô ̣t trong những nơi đinh ̣ cư của người Viê ̣t cổ , Lạng Sơn đã bắt đầu hình thành ngay từ thuở các vua Hùng dựng nước . Huyê ̣n Biǹ h Gia của La ̣ng Sơn ngày nay đươ ̣c xem là mô ̣t trong những cái nôi c ủa loài người với di chỉ Thẩm Khuyên , Thẩ m Hai nổ i tiế ng. Trải qua hàng nghìn năm khai phá , với tinh thầ n lao đô ̣ng cầ n cù sáng ta ̣o , Lạng Sơn đã dần thay đổi và trở thành vị thế trọng yếu ở vùng biên cương phía Đông Bắ c Tổ quố c. Các triều đại phong kiến Việt Nam luôn quan tâm đến vị trí "yế t hầ u " của Lạng Sơn trong việc bảo vệ giang sơn . Dưới triề u Lý (1010 - 1225) và triều Trần (1225 - 1400), Lạng Sơn được sử sách ghi nhận có vị trí đặc biệt quan trọng, ghi dấ u những chiế n công lớn trong cuô ̣c kháng chiế n chố ng quân Tố ng và 13 ba lầ n đa ̣i thắ ng giă ̣c Nguyên - Mông. Trong kháng chiế n chố ng giă ̣c Minh dưới triề u Hâ ̣u Lê (thế kỷ XV), đô ̣i dân binh vùng Chi Lăng đã sát cánh cùng nghĩa quân Lam Sơn lâ ̣p chiế n công vang dô ̣i ta ̣i ải Chi Lăng vào ngày 10-10-1427. Chiế n thắ ng Chi Lăng maĩ ngân vang ca khúc khải hoàn về truyề n thố ng chố ng giă ̣c ngoa ̣i xâm của dân tô ̣c. Truyề n thố ng đấ u tranh giữ nước của nh ân dân các dân tô ̣c La ̣ng Sơn đã đươ ̣c phát huy cao đô ̣ kể từ khi Đảng Cô ̣ng sản Viê ̣t Nam ra đời (năm 1930) và giương cao ngo ̣n cờ lañ h đa ̣o nhân dân thực hiê ̣n cuô ̣c đấ u tranh giải phóng dân tô ̣c theo con đường cách ma ̣ng vô sản . Khởi nghĩa Bắc Sơn 27/9/1940 với lớp lớp chiến công vang dội có ý nghĩa lịch sử đối với phong trào cách mạng nước ta và phong trào giải phóng của cả dân tộc Đông Dương trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai, là tiếng súng báo hiệu thời kỳ đấu tranh mới của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, thời kỳ khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Cuộc khởi nghĩa đã có một quá trình chuẩn bị lâu dài đầy gian khổ, trải qua nhiều thử thách thăng trầm do đó tinh thần khởi nghĩa Bắc Sơn đã thúc đẩy phong trào cứu nước toàn quốc, tiến tới đỉnh cao là cách mạng tháng Tám thành công , nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời . Với ý chí , quyế t tâm "không chiụ mấ t nước , không chiụ làm nô lệ", Đảng bô ̣, quân và dân các dân tô ̣c La ̣ng Sơn đã anh dũng đứng lên tiế n hành cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp xâm lược . Bằ ng những chiế n công hiể n hách gắ n liề n với tên đấ t , tên làng như : Ba Sơn , Chi Lăng , Đèo Khách, Bó Củng, Lũng Vài, Lũng Phầy, Bản Nằm,... quân và dân La ̣ng Sơn đã phối hơ ̣p nhip̣ nhàng với các lực lươ ̣ng , biế n Đường số 4 anh hùng thành "con đường chế t" đố i với quân thù , làm nên chiến thắng biên giới (năm 1950), giải phóng Lạng Sơn, góp phần đánh bại hoàn toàn quân viễn chinh Pháp tạ i cứ điể m Điê ̣n Biên Phủ. Trong cuô ̣c kháng chiế n chố ng Mỹ cứu nước , Lạng Sơn đã trở thành "cảng nổ i", tiế p nhâ ̣n vâ ̣t tư , hàng hoá của các nước xã hội chủ nghĩa và bạn bè quốc tế 14 ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của n hân dân Viê ̣t Nam, góp phần cùng cả nước giải phóng miền Nam, thố ng nhấ t đấ t nước. Lạng Sơn là quê hương của nhiều dân tộc ít người vùng núi Đông Bắc Việt Nam với đặc trưng văn hoá riêng thể hiện qua các lễ hội, làng nghề, các di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, tôn giáo, các làn điệu dân ca, dân vũ, trò vui đặc sắc diễn ra trong các lễ hội, ngày vui như: hát then đàn tính; hát SLi, hát Cò Lẩu (dân tộc Nùng); hát Lượn, hát Quan Làng (dân tộc Tày); hát Xắng Cọ (dân tộc Sán Chỉ); múa sư tử, múa võ dân tộc, trò sĩ - nông - công - thương trong lễ hội Lồng Tồng, thi nấu món ăn dân tộc; nghề nhuộm chàm, thêu, dệt thổ cẩm... và nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể khác tạo thành hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn có sức hấp dẫn khách du lịch Thực hiê ̣n đường lố i đổ i mới do Đảng khởi xướng và lañ h đa ̣o , Đảng bô ,̣ chính quyền và nhân dân các dân tộc Lạng Sơn đã có nhiều cố gắng và đạt được kết quả đáng khích lệ. Diê ̣n ma ̣o thành phố La ̣ng Sơn, các khu kinh tế cửa khẩ u, khu du lịch và các thị trấn ngày càng khang trang , sạch đẹp. Do những lơ ̣i thế về điề u kiê ̣n tự nhiên, nên tiề m năng, thế ma ̣nh chiń h của La ̣ng Sơn là phát triể n thương ma ̣i , du lịch, dịch vụ và kinh tế cửa khẩu . Đây là hướng quan tro ̣ng , mũi nhọn để tỉnh Lạng Sơn đẩ y nhanh tăng trưởng và chuyể n dich ̣ cơ cấ u kinh tế . Tuy là tin̉ h miề n núi , nhưng La ̣ng Sơn chỉ cách thủ đô Hà Nô ̣i 154 km, lại nằm cạnh tam giác kinh tế Hà Nô ̣i - Hải Phòng - Quảng Ninh. Hê ̣ thố ng giao thông La ̣ng Sơn rấ t thuâ ̣n lơ ̣i , là đầu mố i tuyế n quố c lô ̣ 1A, nơi bắ t nguồ n của con đường 4B ra Trà Cổ , vịnh Hạ Long Quảng Ninh , đường 4A lên Pắ c Bó - Cao Bằ ng , đường 1B sang Thái Nguyên , đường 3B sang Na Rì - Bắ c Ca ̣n đồ ng thời có tuyế n đường sắ t liên vâ ̣n quố c tế Viê ̣t Nam - Trung Quố c vươn tới các nước Đông Âu. Lạng Sơn có 2 cửa khẩ u quố c tế , 2 cửa khẩ u quố c gia và 7 că ̣p chơ ̣ đường biên rấ t thuâ ̣n lơ ̣i cho viê ̣c đi la ̣i , giao lưu buôn bán , xuấ t nhâ ̣p khẩ u hàng hoá và phát triể n dich ̣ vu ̣ . Lạng Sơn trở thành đầu mố i quan tro ̣ng trong giao lưu kinh tế , văn hoá - xã hội, đố i ngoa ̣i và hơ ̣p tác quố c 15 tế . Bên ca ̣nh đó , nhiề u dự án quy hoa ̣ch phát triể n c ác khu đô thị , vui chơi giải trí , như Phú Lô ̣c, Hoàng Đồng, Mai Pha, Đèo Giang... đã và đang đươ ̣c triể n khai xây dựng. Tuy nhiên , tiề m năng và thế ma ̣nh về thương ma ̣i - dịch vụ - du lich ̣ và những liñ h vực khác chưa đươ ̣c khai thá c và phát huy tố i đa. Vì thế, trong thời gian tới Lạng Sơn cần tập trung vào việc phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, nhằm khai thác tối đa tiềm năng thế mạnh sẵn có. 1.2.2. Tôn giáo, tín ngưỡng tại Lạng Sơn 1.2.2.1. Các tôn giáo chính tại Lạng Sơn Phật giáo: Quá trình hình thành, phát triển phật giáo ở Lạng Sơn cũng theo tình hình chung của phật giáo trong cả nước; tuy nhiên, Lạng Sơn là tỉnh miền núi, đa số là đồng bào dân tộc thiểu số không theo phật giáo nên phật giáo ở Lạng Sơn không thể hiện sâu đậm. Sự hình thành cơ sở thờ tự Phật giáo ở Lạng Sơn: vào thế kỷ thứ I, tướng Hán là Mã Viện đem quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sáp nhập nước ta vào Đông Hán, đi đến đâu chúng xây thành đắp lũy tới đó. Nơi tiếp giáp giữa Giao Chỉ và Trung Quốc (nay thuộc tỉnh Lạng Sơn), Mã Viện cho quân dựng cột đồng, khắc sáu chứ “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” (nếu cột đồng đổ thì người Giao Chỉ bị diệt). Tương truyền, bất cứ người dân đất Việt nào đi qua nơi ấy đều ném vào chân cột đồng một hòn đá. Trải qua nhiều đời, đá trùm lên lấp kín trụ đồng. Vào thời Lý Trần, tại nơi có cột đồng bị đống đá đè lên, triều đình đã cho xây dựng nhà công quán là nơi nghỉ chân của sứ thần hai nước Việt - Trung. Nhân dân xây dựng chùa cạnh nhà công quán, nơi cột đồng xưa, đặt tên là Diên Khánh Tự. Ngôi cổ tự nằm cạnh Đoàn Thành phía bắc nên dân gian vẫn quen gọi là chùa Thành. Hiện nay, Chùa Thành là cơ sở thờ tự duy nhất của Phật giáo của Lạng Sơn Ngày 30/8/2007, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ban hành Quyết định số 1553/QĐ-UBND; về việc chấp thuận thành lập Ban Đại diện Phật giáo tỉnh Lạng 16 Sơn. Ngày 23/10/2012, Giáo hội phật giáo Việt Nam ban hành Quyết định nâng cấp Ban Đại diện phật giáo tỉnh Lạng Sơn thành Ban Trị sự phật giáo tỉnh Lạng Sơn. Công giáo: Quá trình hình thành, phát triển đạo Công giáo của Giáo phận Lạng Sơn - Cao Bằng trải qua 2 thời kỳ: Chưa hình thành tổ chức và hình thành tổ chức (gồm Giáo phận Tông tòa và Giáo phận Chính tòa) Khoảng năm 1858, thời vua Tự Đức, ông Trần Triêm, tức cụ sáu Trần Lục (một đại chủng sinh bị phát lưu lên Lạng Sơn). Đó là giáo dân đầu tiên tới Lạng Sơn. Tháng 3 năm 1895, tòa giám mục Bắc Ninh đã cử một linh mục lên Lạng Sơn. Ngài đến lập nhà nguyện tại khu Văn Miếu, Cửa Nam, thị xã Lạng Sơn. Tại đây đã có chừng 50 giáo dân miền xuôi lên lập nghiệp. Năm 1908, Linh mục Dòng Đa Minh Pháp De Bellaing đã tới lập trụ sở đầu tiên tại Bản Quấn, dưới chân núi Mẫu Sơn. Ngày 30/12/1913, Thánh Bộ Truyền Giáo chính thức ra sắc dụ trao cho Tỉnh Dòng Đa Minh Lyon coi sóc vùng Lạng Sơn - Cao Bằng. Vào thời điểm năm 1939, Phủ doãn Tông tòa Lạng Sơn có tất cả 18 nhà thờ hay nhà nguyện. Trước năm 1954, có 26 giáo xứ và 26 nhà thờ. Sau chỉ còn 11 giáo xứ và 14 nhà thờ. Năm 1959, Tòa Thánh cử Linh mục Phạm Văn Dụ giữ chức tổng quản giáo phận Lạng Sơn. Ngày 24/11/1960, Lạng Sơn trở thành Giáo phận Chính tòa thuộc giáo tỉnh Hà Nội. Ngày 01/5/1979, Linh mục Phạm Văn Dụ được tấn phong chức Giám mục. Trong chiến tranh, các cơ sở dần bị tàn phá: nhà thờ chính tòa nằm kề ga Lạng Sơn đã bị bom san bằng ngày 15/8/1969, tòa giám mục và khu Văn Miếu bị hư hỏng nặng, nhà thờ Đồng Đăng nằm cạnh nhà ga cũng bị bom phá hủy chỉ còn lại bức tường mặt tiền. Năm 1979, nhà nguyện khu Văn Miếu bị tiêu hủy trong chiến tranh biên giới. Năm 1990, Giám mục Phạm Văn Dụ về Lạng Sơn sau 31 năm ẩn dật tại Thất Khê. Tòa giám mục được tạm thời đặt tại khu Văn Miếu, Cửa Nam. Tháng 8/1991, Giám mục Phạm Văn Dụ được phép đi thăm Tòa thánh Rooma. Ở Rooma về, Giáo 17 mục bắt tay vào xây dựng cơ sở tôn giáo. Năm 1993, khởi công xây tòa giám mục tại Lạng Sơn. Tin lành: Sự hình thành đạo Tin lành ở Bắc Sơn, Lạng Sơn bắt nguồn từ việc người Dao đi tìm một cuộc sống mới trong bối cảnh đời sống kinh tế xã hội rất khó khăn. Người Dao lúc này đi tìm một chỗ dựa tinh thần và cơ sở vật chất cho cuộc sống của họ. Thời kỳ 1942-1950, Hội thánh Bắc Sơn phát triển vững mạnh. Mọi tín đồ đều vui vẻ tập trung nhóm họp tạ ơn Chúa vì đã được Chúa cứu khỏi những ngày khổ sở bấy lâu nay làm nô lệ cho sự thờ cúng. Thời kỳ năm 1950-1968: xảy ra bệnh dich đậu mùa, nhiều người đã chết. Có nhiều người chết nên một số người đã quay trở lại thờ cúng tổ tiên, một số còn lại niềm tin vào Chúa bị giảm sút. Những người trong Ban Chấp sự khi đi cầu nguyện cho ai thì vừa cầu Chúa vừa cầu tổ tiên mang lại sự yên ổn cho con cháu và có cả mâm lễ vật. Thời kỳ này, Tin lành Bắc Sơn suy giảm, một số tín đồ bỏ đạo, người hướng dẫn việc đạo không thực hiện theo giáo lý, giáo luật, lễ nghi tôn giáo. Thời kỳ từ năm 1969-1991: Trong năm 1970, bầu được Ban Chấp sự . Tháng 5/1973, Tổng hội tổ chức Đại Hội đồng thường niên lần thứ 17, Hội thánh Bắc Sơn được cử 06 đại biểu tham dự. Đây là lần đầu tiên Hội thánh Bắc Sơn được dự Đại hội đồng do Tổng hội tổ chức. Đưa đoàn đi và về có đại diện Mặt trận Tổ quốc tỉnh và huyện. Từ năm 1993, các Hội thánh nhánh được thành lập (có 12 Hội thánh nhánh, hiện nay gọi là điểm nhóm) 1.2.3. Những tín ngưỡng tiêu biểu trong văn hóa tâm linh Xứ Lạng 1.2.3.1. Tín ngưỡng thờ Mẫu Tín ngưỡng thờ Mẫu là sự tin tưởng, ngưỡng mộ, tôn vinh và thờ phụng những vị nữ thần gắn với các hiện tượng tự nhiên, vũ trụ được dân gian cho rằng có chức năng sáng tạo, bảo trợ và che chở cho sự sống của con người (như: trời, đất, sông nước, rừng núi…); thờ những thái hậu, hoàng hậu, công chúa là những người khi sống tài giỏi, có công với dân, với nước, khi mất hiển linh giúp đỡ, phù trợ cho 18 dân, cho đất nước. Gắn bó với tín ngưỡng thờ Mẫu là hệ thống các truyền thuyết, huyền thoại, thần tích, các truyện thơ nôm, bài văn chầu, câu đối… Và nói đến tín ngưỡng thờ Mẫu còn phải nói đến các hình thái diễn xướng như âm nhạc, hát chầu văn, múa bóng, hát bóng, hầu bóng, lên đồng. Những nhà nghiên cứu văn hóa đã chỉ ra các hình thức của tín ngưỡng thờ Mẫu như: hệ thống Tam phủ, Tứ phủ; hệ thống Tứ Pháp, hệ thống thờ các nữ anh hùng, các bà chúa… Tại Lạng Sơn, hệ thống các làng, bản liên quan đến thực hành nghi lễ và các hình thức sinh hoạt tâm linh gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu tập trung chủ yếu tại đền Bắc Lệ, đền Mẫu, đền Mẫu Thoải… Trong tục thờ Mẫu cấp kế tiếp được thờ là Ngũ vị Tôn ông (Quan lớn). Trong đó quan lớn Tuần Chanh được thờ riêng tại chính Điện đền Kỳ Cùng. Cấp tiếp theo được thờ là Thập nhị Chầu bà, Thập vị ông Hoàng rồi tiếp đến là cô, cậu. Tại Lạng Sơn có thêm ba nơi thờ chính điện Chầu Bà đó là: Chầu 10: Thờ ở Mỏ 3 - Chi Lăng; Chầu ngũ: Thờ ở Suối Lân - Chi Lăng; Chầu Bắc Lệ ở đền Bắc Lệ - Hữu Lũng Rất đặc biệt là ít có tỉnh nào mang dấu ấn thờ Mẫu đậm nét như Tỉnh Lạng Sơn. Như vậy trong phát triển du lịch văn hoá tâm linh sẽ khai thác vấn đề thờ Mẫu để tạo ra một nét độc đáo, khác biệt với tỉnh thành khác. (Đền Khánh Sơn - Thị trấn Lộc Bình - bài trí tượng thờ đầy đủ nhất theo nghi thức thờ Mẫu). Tín ngưỡng thờ mẫu tại Lạng Sơn chỉ tập trung vào cuộc sống hiện tại, hướng tâm linh vào thực tiễn cuộc sống mà người ta mong muốn. Đó là: cầu sức khoẻ; cầu công danh; cầu tài lộc. Tục thờ Mẫu mang đậm nét văn hoá dân gian người Việt, mặc dù không có giáo lý, giáo luật như một tôn giáo nhưng có đầy đủ các yếu tố tâm linh rất sâu trong con người Việt: có lễ (nghi thức thờ cúng); có nhạc; có ca (hát văn, chầu văn); có vũ (lên đồng) Tín ngưỡng thờ Mẫu tại Lạng Sơn thực hành theo hai cấp độ/mức độ và phạm vi khác nhau: 19 Cấp độ/ mức độ mang tính phổ biến, hình thức chủ yếu ở việc dâng lễ (đồ lễ, sớ) và lời nói thiêng (cầu khấn, bài cúng) trong không gian thiêng vào thời điểm của lễ tiết trong năm hoặc bất kỳ. Trang phục người thực hành bình thường như trong cuộc sống, đảm bảo kín đáo, sạch sẽ, nghiêm trang. Cấp độ/ mức độ và phạm vi thực hành với các hình thức biểu hiện cao nhất được gắn với sinh hoạt nghi lễ có hát văn - hầu đồng, trong một không gian đặc biệt của các di tích được lựa chọn. Người tham gia gồm nhiều thành phần: nhóm thực hành trực tiếp là các thanh đồng/cô đồng và hát văn - nhạc cụ; nhóm thực hành gián tiếp là các hầu dâng, phụ trợ trang phục và các phương tiện phục vụ hầu đồng; nhóm tham dự là các cá nhân hoặc nhóm/bản hội và du khách thập phương. Theo truyền thống, ở hầu hết các đền, phủ - những nơi có ban Mẫu, đều có các hình thức hát hầu đồng và hát thờ vào các dịp lễ hội, ngày xuân, đầu tháng, ngày rằm… Có thể nói sinh hoạt văn hóa - hát hầu đồng là biểu hiện kết tinh văn hóa tâm linh ở mức độ cao nhất, có giá trị đặc sắc nhất và mang bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ. 1.2.3.2. Tín ngưỡng thờ thiên nhiên Là cư dân nông nghiệp, săn bắn, phải sống dựa vào thiên nhiên nên trong tâm thức của các dân tộc Xứ Lạng rất coi trọng tự nhiên, nên mỗi “đơn vị thiên nhiên” đều có hồn, có thần: thần đất, núi, sông, nước, sấm sét, mưa gió, đến cây cỏ…đều tiềm ẩn sự thiêng liêng có thể giúp đỡ và trừng phạt con người. Tựu trung, đấy là tâm lý khâm phục khi chưa khám phá và làm chủ được thiên nhiên của con người thời nguyên thủy. 1.2.3. 3. Tín ngưỡng thờ nhân thần Đối với những người lúc sống có nhiều công đức, có ích cho dân, cho nước sau khi chết đi cũng hóa Thần, thành Thánh, nghĩa là sẽ rất “thiêng”. Những Thánh nhân ấy tiếp tục cuộc sống trong thế giới vô hình, thực chất là trong tâm linh dân tộc và tiếp tục tác động vào thế giới con người ở trần gian. Thần thánh hóa vạn vật 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan