Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe tại nha trang khánh hòa​...

Tài liệu Phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe tại nha trang khánh hòa​

.PDF
151
275
118

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VŨ THỊ THÙY TRANG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE TẠI NHA TRANG – KHÁNH HÒA LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Hà Nội - 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VŨ THỊ THÙY TRANG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE TẠI NHA TRANG – KHÁNH HÒA Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Du lịch Mã số: 8810101 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ THỊ THANH HOA Hà Nội - 2020 LỜI CAM ĐOAN Luận văn cao học này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập, là kết quả lao động của chính tác giả. Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, chính xác của các cơ quan chức năng đã công bố. Tác giả cũng xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và kết quả nghiên cứu chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tác giả luận văn Vũ Thị Thùy Trang LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn cao học này, ngoài những nỗ lực của bản thân, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ của các các nhân và đơn vị. Trước hết, tôi xin được gởi lời cảm ơn đến các Thầy Cô giáo của khoa Du lịch học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội cũng như các Thầy Cô tham gia vào quá trình đào tạo lớp Cao học Du lịch khóa học QH-2017-X. Những kiến thức mà Thầy Cô truyền đạt giúp mỗi học viên có được nền tảng tri thức cơ bản để từ đó có thể thực hiện đề tài luận văn cao học của mình cũng như giúp ích cho quá trình công tác của bản thân. Học viên đặc biệt xin gởi lời tri ân sâu sắc đến TS. Đỗ Thị Thanh Hoa – người hướng dẫn khoa học cho đề tài luận văn. Những hướng dẫn, góp ý khoa học và sự tận tình định hướng của Cô trong quá trình tôi thực hiện đề tài là một phân vô cùng quan trọng giúp học viên có thể hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn các cán bộ của Sở Du lịch Khánh Hòa, Ban quản lý các khu du lịch suối khoáng nóng, các cơ sở kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã tạo điều kiện thuận lợi để tác giả thực địa, tìm hiểu và tham quan. Cuối cùng, xin gởi lời cảm ơn lãnh đạo cơ quan, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã luôn động viên, giúp đỡ cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tác giả có thể hoàn thành luận văn. Mặc dù, luận văn “Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe tại Nha Trang – Khánh Hòa” đã được thực hiện bằng tinh thần nghiêm túc với sự nỗ lực và cố gắng của tác giả nhưng luận văn vẫn không thể tránh khỏi nhiều những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ các thầy cô cũng như chuyên gia cùng ngành để luận văn được hoàn thiện hơn. Trân trọng! MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................3 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................8 6. Những đóng góp của đề tài ...............................................................................9 7. Cấu trúc của đề tài ...........................................................................................10 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE .......................................................................................................................11 1.1 Khái niệm về du lịch và du lịch chăm sóc sức khỏe ....................................11 1.1.1 Khái niệm về du lịch ................................................................................11 1.1.2 Khái niệm về du lịch chăm sóc sức khỏe ...............................................11 1.2 Phân biệt du lịch chăm sóc sức khỏe và du lịch chữa bệnh. ......................19 1.2.1 Mối quan hệ giữa Du lịch chăm sóc sức khỏe (Wellness Tourism) và Du lịch chữa bệnh (Medical Tourism) ...................................................................19 1.2.2 Mối quan hệ giữa Du lịch chăm sóc sức khỏe và Spa ............................22 1.3 Ý nghĩa của Du lịch CSSK ............................................................................23 1.3.1 Lợi ích của Du lịch chăm sóc sức khỏe...................................................23 1.3.2 Tác động của du lịch chăm sóc sức khỏe. ...............................................25 1.3.3 Giao điểm của nghành kinh doanh du lịch và chăm sóc sức khỏe .......26 1.4 Các nguồn lực phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe .................................26 1.4.1 Điều kiện tự nhiên – tài nguyên du lịch .................................................26 1.4.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng .................................................27 1.4.3 Các yếu tố về y tế, môi trường và chính sách ..........................................28 1.4.4 Các nguồn lực khác..................................................................................29 1.5 Đặc điểm của thị trƣờng khách du lịch chăm sóc sức khỏe .......................31 1.5.1 Mục đích chuyến đi của thị trường khách ..............................................31 1.5.2 Sự phát triển của thị trường khách du lịch chăm sóc sức khỏe ............34 1.5.3 Phân khúc thị trường của khách du lịch chăm sóc sức khỏe ................35 1.5.4 Yêu cầu về chất lượng của khách du lịch chăm sóc sức khỏe ...............35 1.6 Kinh nghiệm phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe của một số nƣớc trên thế giới ...................................................................................................................37 1.6.1 Trung Quốc ...............................................................................................37 1.6.2 Nhật Bản ...................................................................................................38 1.6.3 Ấn Độ ........................................................................................................39 1.6.4 Thái Lan ....................................................................................................39 1.6.5 Úc ..............................................................................................................40 Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................................42 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG DU LỊCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE TẠI NHA TRANG – KHÁNH HÒA .......................................................................................43 2.1. Tổng quan về phát triển DL CSSK trên thế giới và Việt Nam: ...............51 2.1.1. Xu hướng phát triển DL CSSK trên thế giới..........................................51 2.1.2. Tổng quan về DL CSSK ở Việt Nam ......................................................49 2.2. Các nguồn lực phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe tại Nha Trang – Khánh Hòa............................................................................................................43 2.2.1. Giới thiệu chung về Nha Trang – Khánh Hòa: .....................................43 2.2.2. Tài nguyên du lịch ...................................................................................44 2.2.3. Tài nguyên du lịch chăm sóc sức khỏe ........................................................... 62 2.2.4. Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ...................................... 64 2.2.5. Tổng quan về du lịch Nha Trang - Khánh Hòa ........................................... 67 2.3. Thực trạng phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe ở Nha Trang, Khánh Hòa ........................................................................................................................70 2.3.1. Thực trạng phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe tại Nha Trang, Khánh Hòa .....................................................................................................................62 2.3.3. Đánh giá chung (SWOT) ........................................................................91 Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................97 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE TẠI NHA TRANG – KHÁNH HÒA .....................................99 3.1 Một số định hƣớng của ngành trong phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam nói chung và Nha Trang- Khánh Hòa nói riêng. ..............99 3.1.1 Một số định hướng trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 ...........................................................................................99 3.1.2 Một số định hướng trong Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ..............................................................99 3.1.3 Một số định hướng trong Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. ....................100 3.2 Đề xuất giải pháp phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe tại Nha Trang – Khánh Hòa..........................................................................................................100 3.2.1 Giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe .............101 3.2.2 Giải pháp về xúc tiến quảng bá du lịch chăm sóc sức khỏe .................103 3.3.3 Giải pháp về tổ chức và quản lý hoạt động du lịch chăm sóc sức khỏe ..........................................................................................................................105 3.3.4 Giái pháp về phát triển nguồn nhân lực du lịch chăm sóc sức khỏe ..106 3.3.5 Chiến lược phát triển DL CSSK dựa trên phân tích SWOT .................. 116 3.3. Một số kiến nghị ..........................................................................................113 3.3.1 Đối với Chính phủ và các cơ quan Trung Ương. .................................121 3.3.2. Đối với chính quyền địa phương ..........................................................121 Tiểu kết chƣơng 3 ..............................................................................................113 KẾT LUẬN ............................................................................................................116 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................118 PHỤ LỤC ...............................................................................................................120 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DL CSSK Du lịch chăm sóc sức khỏe (wellness tourism) KDL CSSK Khách du lịch chăm sóc sức khỏe GWI Viện nghiên cứu sức khỏe toàn cầu (The global wellness institute) WTM Hội chợ Du lịch thế giới tại London (World Travel Market) CSLT Cơ sở lưu trú CS VCKT Cơ sở vật chất kỹ thuật KDL Khu du lịch KDL SKN Khu du lịch suối khoáng nóng TN & MT Tài nguyên và môi trường VH – TT & DL Văn hóa thể thao và Du lịch UBND Ủy ban nhân dân UNWTO Tổ chức du lịch thế giới (United Nations World Tourism Organization) DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Sự khác biệt giữa Du lịch chữa bệnh và Du lịch chăm sóc sức khỏe ......22 Bảng 2.1: Thông kê số lượng khách du lịch đến Khu du lịch suối khoáng nóng Tháp Bà (từ năm 2014 – 2018) .................................................................................63 Bảng 2.2: Danh sách địa điểm tắm bùn khoáng tại Nha Trang – Khánh Hòa .........72 Bảng 2.3: Giá vé tắm bùn Nha Trang tại Tháp Bà (áp dụng từ ngày 1/1/2019) ......76 Bảng 2.4: Giá Vé Tắm Bùn I-resort Nha Trang .......................................................80 Bảng 2.5: Bảng giá vé dịch vụ tắm bùn tại khi tắm bùn Trăm Trứng Nha Trang ...82 Bảng 2.6: Bảng giá vé dịch vụ tắm bùn tại Galina Mud Bath and Spa ....................88 DANH MỤC HÌNH – BIỂU ĐỒ Hình 1.1: Mô hình mở rộng của du lịch chăm sóc sức khỏe....................................14 Hình 1.2: Mối quan hệ giữa du lịch sức khỏe, du lịch chữa bệnh và du lịch ...........20 chăm sóc sức khỏe.....................................................................................................20 Hình 1.3: Thị phần du lịch Spa trong du lịch Chăm sóc sức khỏe ...........................23 Hình 1.4: Các bên có liên quan đến Du lịch Chăm sóc sức khỏe ............................24 Hình 2.1: Biểu đồ tỉ lệ phướng thức đi du lịch của khách khi đi du lịch .................62 tại Nha Trang – Khánh Hòa ......................................................................................62 Hình 2.2: Biểu đồ lượng khách du lịch đến Khu du lịch suối khoáng nóng Tháp Bà Nha Trang từ năm 2014 – 2018 ................................................................................64 Hình 2.3: Biểu đồ tỉ lệ về nhận thức của khách du lịch Nha Trang đối với .............65 DL CSSK ..................................................................................................................65 Hình 2.4: Biểu đồ các hoạt động Chăm sóc sức khỏe khách thường xuyên tham gia khi đến Nha Trang – Khách hòa ...............................................................................66 Hình 2.5: Biểu đồ tỉ lệ kênh thông tin giúp khách tiếp cận các dịch vụ CSSK tại Nha Trang – Khánh Hòa ...........................................................................................67 Hình 2.6: Biểu đồ tỉ lệ các địa điểm có hoạt động CSSK mà khách muốn lui tới tại Nha Trang – Khánh Hòa ...........................................................................................67 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sự Phát triển của khoa học kỹ thuật và những ứng dụng ngày càng sâu, rộng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đặc biệt trong ngành y tế đã mang lại lợi ích, sức khỏe của con người ngày càng được chăm sóc tốt hơn. Tuy nhiên, xã hội phát triển, cuộc sống hiện đại khiến con người càng có nhiều áp lực. Tình trạng biến đổi khí hậu, ô nhiễm nghiêm trọng môi trường sống cùng với sự xuất hiện ngày một nhiều các loại dịch bệnh khiến con người trở nên chủ động hơn trong việc tự bảo vệ sức khỏe, nhu cầu giải tỏa căng thẳng, duy trì và tăng cường sức khỏe ngày một gia tăng do đó thị trường chăm sóc sức khỏe ngày càng phát triển và đi cùng đó là sự phát triển của du lịch chăm sóc sức khỏe.Nhiều chuyên gia trên thế giới đã dự báo trong thời gian tới xu hướng du lịch sẽ có sự thay đổi rõ rệt, đặc biệt với những chuyến du lịch dài ngày của du khách sẽ không còn là những chuyến đi du lịch tham quan đơn thuần mà thay vào đó là hình thức du lịch tận hưởng kết hợp chăm sóc, cải thiện sức khỏe. Du lịch chăm sóc sức khỏe đã trở thành loại hình du lịch phổ biến và phát triển ở một số quốc gia như Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia… Hoạt động du lịch gắn với mục đích duy trì và tăng cường sức khỏe không phải là loại hình du lịch mới trên thế giới nhưng cho đến nay các hoạt động du lịch chăm sóc sức khỏe đang ngày càng mở rộng và đa dạng hơn trở thành xu hướng chung của du lịch toàn cầu mà trong đó điểm đến chính là các vùng có khí hậu lý tưởng, môi trường trong lành, hội tụ cùng các giá trị tài nguyên mang đến cho du khách những sự trải nghiệm sâu sắc về thể chất, cảm xúc, tinh thần và trí tuệ. Việt Nam là quốc gia có nhiều lợi thế để phát triển loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe. Với hệ thống địa hình đa dạng, vùng đồi núi với khí hậu mát mẻ quanh năm, tốt cho sức khỏe nổi tiếng như Tam Đảo, Mẫu Sơn, Sapa, Đà Lạt… vùng biển với độ mặn, ánh nắng, gió và các bãi biển đẹp nổi tiếng như Đà Nẵng, Nha Trang, Mũi Né, Phú Quốc… cùng hàng trăm điểm suối khoáng nóng, bùn nóng trải dài trên cả nước với các loại khoáng chất có khả năng chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe như Kim Bôi, Thanh Thủy, Quang Hanh, Kênh Gà, suối khoáng nóng Núi Thần Tài, suối Bang, Hội Vân, suối khoáng nóng Tháp Bà, Vĩnh Hảo, Bình Châu... 1 Đây là những tài nguyên vô cùng quý giá, là tiềm năng để phát triển loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe, làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch cung cấp cho khách du lịch trong nước và quốc tế, kéo dài thời gian lưu trú và tăng thêm tổng thu từ hoạt động du lịch. Trong những năm gần đây, du lịch chăm sóc sức khỏe đã bắt đầu được quan tâm phát triển. Bên cạnh những khu spa nghỉ dưỡng đã được phát triển từ khá lâu thì trong những năm gần đây, hoạt động du lịch gắn với việc kết hợp duy trì và tăng cường sức khỏe trên cơ sở ứng dụng các phương pháp trị liệu bằng thảo dược, thiền định, yoga, thể dục dưỡng sinh, giảm cân, spa, tắm nước khoáng, nước nóng… là những sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe đang được quan tâm đầu tư và khai thác. Một số các tỉnh thành đã tiến hành tổ chức hoạt dộng du lịch gắn với việc tăng cường sức khỏe trên cơ sở sử dụng các nguồn tài nguyên suối khoáng như Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Vũng Tàu … Hay những chương trình hoạt động nghỉ dưỡng, yoga, thiền, spa tại các khu nghỉ dưỡng như Naman Retreat Đà Nẵng, Coco Ocean - Spa Resort Đà Nẵng… đã đánh dấu cho sự hiện diện của loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam. Ngoài việc đóng vai trò là một trung tâm du lịch với những lợi thế nổi bật về biển đảo, Khánh Hòa còn là tỉnh thành có điều kiện rất thuận lợi, được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho môi trường tự nhiên vô cùng lý tưởng với khí hậu ấm áp quanh năm, môi trường trong lành, cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, nguồn tài nguyên bùn khoáng và nước khoáng nóng dồi dào là tiền đề vô cùng quan trọng và lý tưởng để phát triển loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe. Phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe sẽ có ý nghĩa lớn trong đa dạng hóa sản phẩm du lịch Khánh Hòa, đáp ứng ngày càng tốt hơn, thỏa mãn nhu cầu, xu hướng của thị trường và góp phần thực hiện mục tiêu phát triển du lịch theo hướng bền vững, gắn với việc sử dụng một cách hợp lý nguồn tài nguyên, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên hoạt động du lịch chăm sóc sức khỏe hiện nay tại Khánh Hòa nói chung và thành phố Nha Trang nói riêng vẫn chưa được chú trọng khai thác xứng với tiềm năng, còn nảy sinh nhiều hạn chế, bất cập. 2 Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định thực hiện đề tài “Phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe tại Nha Trang – Khánh Hòa” làm luận văn tốt nghiệp cao học, nhằm góp phần xây dựng Nha Trang – Khánh Hòa như một điểm đến phong phú, hài hòa về loại hình du lịch, hấp dẫn lý tưởng và bền vững trong tương lai. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Đưa ra được bức tranh hiện trạng và tiềm năng phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe tại Nha Trang – Khánh Hòa và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe tại Nha Trang – Khánh Hòa, nhằm góp phần xây dựng Nha Trang – Khánh Hòa như một điểm đến phong phú, hài hòa về loại hình du lịch, hấp dẫn lý tưởng và bền vững trong tương lai. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên luận văn có nhiệm vụ: - Hệ thống hóa, làm rõ cở sở lý luận và thực tiễn về du lịch chăm sóc sức khỏe; - Nghiên cứu kinh nghiệm trong nước và quốc tế về việc phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe. Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nói chung và Nha Trang – Khánh Hòa nói riêng; - Khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe tại Nha Trang – Khánh Hòa, một số vấn đề đặt ra để phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra các quan điểm, định hướng một số giải pháp nhằm phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe tại Nha Trang – Khánh Hòa trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe, cụ thể là dịch vụ chăm sóc sức khỏe thể chất, dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần, thực dưỡng. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Tập trung vào nghiên cứu loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe tắm suối khoáng -spa và tắm bùn – là những sản phẩm phổ biến nhất và lợi thế phát 3 triển du lịch Nha Trang – Khánh Hòa. - Về không gian: Địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa - Về thời gian: Số liệu thực trạng cho giai đoạn 2011 – 2017; Giải pháp đề xuất cho giai đoạn đến 2025 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Ngày nay, ngành du lịch là một trong những ngành kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, theo đó các hình thức kinh doanh du lịch và loại hình du lịch ngày càng trở nên đa dạng và du lịch chăm sóc sức khỏe (Wellness Tourism) góp phần vào sự đa dạng ấy, nhất là khi con người ngay cả trong các chuyến du lịch ngày càng có xu hướng quan tâm đến các hoạt động bảo vệ và nâng cao sức khỏe của chính mình như sử dụng thực phẩm hữu cơ, chú trọng rèn luyện thể chất, nâng niu cảm xúc tinh thần, hướng đến giá trị tâm linh bên trong,.. DL CSSK chính là sản phẩm được dự đoán sẽ trở thành xu hướng tận hưởng cuộc sống mới, theo một số báo cáo và tài liệu liên quan thì đây được xem là một nhánh nhỏ của du lịch sức khoẻ (health tourism) và nó đang càng ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới, có vô số những điểm đến du lịch tạo dựng được dấu ấn tuyệt vời như một điểm đến thân thiện với sức khoẻ và tinh thần của du khách trên thế giới hiện nay. Từ khoảng năm 2008 đến năm 2012 trên thế giới đã có rất nhiều những tổ chức, chuyên gia về du lịch cũng như các công trình nghiên cứu đã đề cập đến mô hình du lịch này,đã có những hội thảo lớn, nhỏ liên quan đến sức khỏe toàn diện và hạnh phúc được tổ chức. Ở Việt Nam DL CSSK là một khái niệm còn khá mới mẻ. Một kết quả nghiên cứu SRI uy tín đầu tiên năm 2011, báo cáo nghiên cứu GLOBAL SPA SUMMIT 2011-Wellness Tourism and Medical Tourism: Where Do Spas Fit? Ở thời điểm đó đã chỉ ra một tương lai thị trường DL CSSK có khả năng bùng nổ trị giá 106 tỷ USD, nhưng ở thời điểm đó lại từng bị kìm hãm bởi sự nhầm lẫn về khái niệm và các mô hình quảng cáo chưa hiệu quả. Đây là báo cáo toàn diện đầu tiên về du lịch y tế và DL CSSK cũng như giải quyết một phần các thách thức và cơ hội chính cho các thị trường khác biệt này. Nghiên cứu này được xem là một điểm khởi đầu cũng như bàn đạp cho các nghiên cứu chuyên sâu và liên tục hơn sau nay . 4 Bên cạnh đó, nhắc đến tình hình nghiên cứu DL CSSK, không thể không nhắc đến những đóng góp to lớn của Viện sức khỏe toàn cầu (GWI), một tổ chức phi lợi nhuận với vai trò nghiên cứu về ngành chăm sóc sức khỏe toàn cầu, nơi tập hợp các sáng kiến và sự kiện, thành viên gồm nhiều nhà lãnh đạo có tầm nhìn để vạch ra tương lai. Đây cũng chính là tổ chức nghiên cứu hàng đầu về chăm sóc sức khỏe toàn cầu cũng như nghiên cứu và đưa ra rất nhiều những báo cáo liên quan đến xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe. Năm 2013, Viện Sức khỏe Toàn cầu (GWI) đã công bố phiên khai mạc của báo cáo Kinh tế Du lịch Sức khỏe Toàn cầu, một nghiên cứu mang tính bước ngoặt xác định các thông số và đặc điểm của ngành du lịch chăm sóc sức khỏe mới nổi. Báo cáo này đã ước tính quy mô toàn cầu và nhấn mạnh sự tác động sâu rộng đến nền kinh tế của DL CSSK. Kể từ đó, phân khúc du lịch này đã tăng tốc trên toàn thế giới. Hiện tại, GWI ước tính rằng DL CSSK là một thị trường mang tính toàn cầu trị giá 639 tỷ đô la trong năm 2017, tăng trưởng nhanh gấp đôi so với du lịch nói chung. Phân tích các dữ liệu và xu hướng thì có đến hàng chục quốc gia và các ban du lịch quốc gia đang tích cực thúc đẩy du lịch chăm sóc sức khỏe. Cũng theo tổ chức này, du lịch chăm sóc sức khỏe đã bùng nổ trong ý thức của người tiêu dùng chỉ một vài năm trước đây và khó để nắm bắt được tốc độ tăng trưởng và tiến hóa của nó. Sức khỏe, sự hiếu khách và du lịch hiện đang hội tụ theo những cách chưa từng có, từ những khái niệm xuất hiện như “khách sạn lành mạnh” hoàn toàn chính thống hay việc thông qua các sân bay, hãng hàng không và du lịch trên biển để truyền tải nhiều chương trình chăm sóc sức khỏe, sáng tạo và các chương trình du lịch lồng ghép. Khái niệm chăm sóc sức khỏe đang thay đổi gần như mọi khía cạnh của du lịch và DL CSSK nó sẽ chỉ phát triển nhanh hơn trong những năm tới vì nó nằm ở giao điểm mạnh mẽ của hai ngành công nghiệp lớn đang bùng nổ: ngành du lịch trị giá 2,6 nghìn tỷ đô la và thị trường chăm sóc sức khỏe trị giá 4,2 nghìn tỷ đô la. Bên cạnh những công bố và đóng góp có tính bước ngoặt của Viện Sức khỏe Toàn cầu (GWI) về DL CSSK. Vào năm 2014 tại WTM lần thứ 35 được tổ chức từ ngày 03 đến ngày 06 tháng 11 năm 2014 tại Trung tâm Triển lãm Excel, Luân Đôn, Vương Quốc Anh một sự kiện nữa đã thu hút hàng chục nghìn chuyên gia du lịch 5 cũng như chính khách từ các nơi trên thế giới tham gia. Hội chợ này là một hội thảo về DL CSSK đi kèm với nhiều hoạt động và sự kiện bên lề cũng trong khuôn khổ WTM đã diễn ra một chuỗi các buổi hội thảo đề cập đến những xu hướng phát triển du lịch toàn cầu như du lịch có trách nhiệm, du lịch tàu biển… Đặc biệt hơn cả tại WTM năm 2014 cũng đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về chuyên đề mới là DL CSSK, buổi hội thảo mang tên What Exactly is Wellness Tourism? kéo dài khoảng 1 giờ đồng hồ với các nội dung xoay quanh chủ đề về DL CSSK, tại hội thảo DL CSSK được nhắc đến như là một hình thức du lịch đẳng cấp kết hợp giữa du lịch với spa và chữa bệnh, hội thảo đã góp phần làm sáng tỏ khái niệm DL CSSK một khái niệm còn mới, đồng thời chỉ ra nhưng lý do thuyết phục cho thấy du lịch chăm sóc sức khỏe sẽ tiếp tục phát triển mạnh và trở thành một xu hướng toàn cầu. Ba năm sau kể từ năm 2014, trong WTM được tổ chức năm 2017 tại một buổi hội thảo về DL CSSK, tổ chức GWI đã công bố một báo cáo hoàn thiện hơn liên quan đến DL CSSK mang tên Global Wellness Tourism Economy NOVEMBER 2018, báo cáo này đã chỉ ra rằng DL CSSK gắn liền với việc theo đuổi duy trì hoặc nâng cao phúc lợi cá nhân mà ở đây sẽ có 2 loại chính đó là du lịch chăm sóc sức khỏe chính và du lịch chăm sóc sức khỏe thứ cấp, Trong chính tài liệu nghiên cứu này cũng đã chỉ ra rằng du lịch sức khỏe (Health tourism) là một khái niệm rộng lớn mà trong nó sẽ bao hàm loại hình du lịch du lịch y tế (Medical tourism) và du lịch chăm sóc sức khỏe (Wellness tourism). Họ cho rằng du lịch chữa bệnh (Medical tourism) là loại hình du lịch gắn liền với việc giải quyết vấn đề có thể có phẫu thuật hoặc không trong khi đó DL CSSK (Wellness tourism) lại mang yếu tố chủ động hơn về phòng ngừa và nâng cao chất lượng cuộc sống, điều đặc biệt là sau khi nghiên cứu thông qua các số liệu thống kê họ đã cho thấy DL CSSK chiếm một thị trường lớn hơn so với du lịch y tế. Trong tài liệu này cũng đã nêu ra danh sách 10 thị trường hàng đầu về DL CSSK lần lượt bao gồm: Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Öc, Canada, Anh, Ý, Mexico. Tài liệu cung cấp một số dẫn chứng cho thấy sự tăng trưởng nhanh cũng như ngày càng có nhiều người đi du lịch chăm sóc sức khỏe. 6 Bên cạnh những bài báo cáo nghiên cứu trên đây, nhiều nguồn dữ liệu công cộng và tư nhân khác cũng đã có đề cập đến DL CSSK như: Hội đồng Du lịch & Du lịch Thế giới, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), Ngân hàng Thế giới, Quốc tế Quỹ tiền tệ quốc tế, Tổ chức y tế thế giới, Tổ chức lao động quốc tế; Khuyến mãi du lịch và các trang web đặt phòng Toàn cầu; Nhiều quốc gia và tổ chức doanh nghiệp, các cơ sở dữ liệu, ấn phẩm, trang web và các nguồn phương tiện truyền thông. Như vậy, có thể thấy rằng tuy DL CSSK chỉ mới bắt dầu được định nghĩa đầy đủ, và phân biệt rõ với các loại hình du lịch khác trong vài năm trở lại đây, nhưng đã có những công trình được nghiên cứu đáng kể. Quan trọng hơn, nhận thức và nhu cầu về du lịch chăm sóc sức khỏe đã tăng lên đáng kể vòng quanh thế giới. Đứng trước rất nhiều sự tiêu cực và không ổn định đã xuất hiện trong du lịch ngày nay, có thể nói rằng DL CSSK dường như mang đến lời hứa chống lại những phẩm chất tiêu cực đó và biến du lịch thành cơ hội để duy trì và cải thiện sức khỏe toàn diện của KDL. Nếu như du lịch thuần túy hiện nay có những tác động tiêu cực đến một bộ phận KDL trong khi đi du lịch là kéo theo lối sống thiếu lành mạnh, ăn uống quá nhiều hay sử dụng những chất kích thích hoặc thực phẩm gây hại cho sức khỏe, ngủ không đủ giấc, bỏ qua thói quen tập thể dục… thì DL CSSK giúp người tham gia cải thiện cả về thể chất lẫn tinh thần, giúp họ nghỉ ngơi và trẻ hóa, quản lý và phòng chống các dịch bệnh, mở rộng cũng như khám phá lối sống lành mạnh cùng những trãi nghiệm đích thực mang nhiều ý nghĩa, sự kết nối và niềm vui. DL CSSK khó được đề cập đến như một thể loại du lịch chỉ năm năm trước đây, du lịch chăm sóc sức khỏe hiện nay được công nhận là một trong những ngách du lịch phát triển nhanh nhất, với những hứa hẹn sẽ mở rộng tổng thể du lịch quốc tế, đồng thời giúp giảm thiểu một số thách thức đối với nhiều điểm đến, đối với du lịch đại chúng và những yếu tố biến động theo mùa. Có thể thấy rằng đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng xu hướng thời đại, phát triển những sản phẩm du lịch bền vững là định hướng phát triển du lịch toàn cầu trong những thời gian qua. Trên thế giới, loại hình du lịch chăm sóc sức không phải là một khái niệm mới và hoạt động này đã và đang tiếp tục phát triển mạnh ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, thực tế là công tác nghiên cứu về hoạt động du lịch chăm sóc 7 sức khỏe ở Việt Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng tính đến thời điểm hiện tại chưa có nhiều. Ngoại trừ một số đề tài được xem là có liên quan như: Luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu điều kiện phát triển loại hình du lịch chữa bệnh bằng nước khoáng (tại một số điểm suối khoáng ở Trung du và duyên hải Bắc Bộ” (2010) của Trần Mạnh Cường – ngành Du lịch, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Bài báo khoa học “Phát triển sản phẩm du lịch dựa trên tài nguyên du lịch tự nhiên” (2017) của Đoàn Thị Như Hoa – Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Phú Yên. Luận văn thạc sĩ “Nghiên Cứu Chất Lượng Dịch Vụ Của Các Khu Du Lịch Suối Khoáng Nóng Tại Nha Trang” (2015) của Lai Cẩm Chiêu – ngành Du lich, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Bên cạnh đó có một số công trình nghiên cứu khác như Công trình nghiên cứu khoa học cấp cơ sở (2016) của Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch nghiên cứu tổng quan về du lịch chăm sóc ở Việt Nam, một số bài báo về DL CSSK đăng trên một số tạp chí, wesite. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu Tiến hành sử dụng các phương pháp như: Thu thập, hệ thống hóa, khái quát hóa, phân tích, tổng hợp, chọn lọc lý thuyết… để nghiên cứu các cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu. Thông qua các số liệu thống kê, đường lối chính sách phát triển du lịch, các chiến lược phát triển du lịch, các thông tin, tư liệu được sử dụng từ các nguồn tài liệu giáo trình trong và ngoài nước, sách báo, tạp chí du lịch, mạng internet, truyền thanh, truyền hình, các công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước liên quan đến du lịch chăm sóc sức khỏe, phân tích, tổng hợp đưa ra các nhận định, đánh giá. 5.2 Phương pháp khảo sát thực địa và điều tra xã hội học Tiến hành tham quan, khảo sát thực địa tại một số khu du lịch như: khu du lịch suối khoáng nóng, khu nghỉ dưỡng spa, các beauty spa, khu du lịch sinh thái, khu du lịch tự nhiên… trên địa bàn thành phố Nha Trang, mục đích khảo sát, thu 8 thập thông tin tư liệu thực tế, nhằm đưa ra những nhận định xác thực và có độ tin cậy cao. Tiến hành thực hiện khảo sát điều tra xã hội học bằng phiếu khảo sát đối với 183 khách du lịch trong và ngoài nước (trong đó có 100 phiếu khách nội địa, 43 khách Trung Quốc và 40 khách quốc tế khác) tại các khu du lịch đại diện tiêu biểu là KDL suối khoáng nóng Tháp Bà và I- Resort trong khoảng thời gian từ ngày 24/11 đến ngày 30/11/2019 với mục đích tìm hiểu nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của KDL CSSK trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. 5.3 Phương pháp chuyên gia Phương pháp trao đổi trực tiếp với các chuyên gia có kinh nghiệm thực tế có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài với các câu hỏi đã được soạn trước. Nhằm giúp cho đề tài có những nhận định, đánh giá cũng như những thông tin tư vấn, tham khảo có giá trị khoa học và thực tiễn. 6. Những đóng góp của đề tài 6.1 Về lý luận Đề tài đã hệ thống hóa một cách khoa học và đầy đủ các khái niệm về du lịch chăm sóc sức khỏe, nội dung những yếu tố phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe, cả các yếu tố tác động bên trong và bên ngoài. Đồng thời, đề tài đã tổng hợp kinh nghiệm trong nước và quốc tế trong phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe. 6.2 Về thực tiễn Dựa trên phương pháp khảo sát thực tiễn, đề tài đưa ra những đánh giá xác thực về các điều kiện phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe tại Nha Trang – Khánh Hòa như: tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất... Bên cạnh đó, đề tài mô tả lại thực trạng phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe tại Nha Trang – Khánh Hòa thông qua việc khảo sát thực tiễn hay từ những nhận định khách quan của các nhà quản lý. Xuất phát từ thực tế nghiên cứu trên, đề tài xin mạnh dạn đề xuất các giải pháp nhằm phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe tại Nha Trang – Khánh Hòa từ đó có những đóng góp nhất định cho ngành du lịch địa phương. Đây có thể được xem là đóng góp có ý nghĩa thực tiễn và quan trọng của đề tài. 9 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Tổng quan và một số cơ sở lý luận về du lịch chăm sóc sức khỏe. Chương 2. Thực trạng du lịch chăm sóc sức khỏe tại Nha Trang – Khánh Hòa. Chương 3. Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe tại Nha Trang – Khánh Hòa. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan