Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phát triển du lịch bền vững thành phố cần thơ đến năm 2020...

Tài liệu Phát triển du lịch bền vững thành phố cần thơ đến năm 2020

.PDF
183
1062
84

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN PHƢỚC QUÝ QUANG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2020 Chuyên ngành: Quản Lý Kinh Tế Mã số: 9.34.04.10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS NGUYỄN VĂN LUÂN 2. TSKH TRẦN TRỌNG KHUÊ i 2018 Hà Nội, năm LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án NCS. Nguyễn Phƣớc Quý Quang ii MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 01 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................... 09 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................... 09 1.2 Những khoảng trống trong nghiên cứu liên quan đến luận án ....................... 17 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG20 2.1 Du lịch và vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội .............. 20 2.2 Phát triển bền vững và phát triển du lịch bền vững ....................................... 26 2.3 Đặc điểm và vai trò của phát triển du lịch bền vững ..................................... 30 2.4 Những tiêu chí nhận biết phát triển du lịch bền vững .................................... 36 2.5 Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững ................. 41 2.6 Quan điểm về phát triển du lịch bền vững ..................................................... 47 2.7 Kinh nghiệm về phát triển du lịch bền vững và những bài học ..................... 52 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ.................................................................................................. 64 3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thành phố Cần Thơ ........................ 64 3.2 Tài nguyên phát triển du lịch của thành phố Cần Thơ ................................... 68 3.3 Thực trạng phát triển du lịch bền vững thành phố Cần Thơ .......................... 70 3.4. Đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững thành phố Cần Thơ ...................................................................................... 94 CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2020............111 4.1 Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển du lịch bền vững Thành phố Cần Thơ đến năm 2020 ...................................................................................... 111 4.2 Lựa chọn các chiến lược để thực hiện phát triển du lịch bền vững thành phố Cần Thơ đến năm 2020.............................................................................................. 120 4.3 Một số giải pháp cơ bản cho phát triển du lịch bền vững thành phố Cần Thơ đến năm 2020 ............................................................................................................ 131 4.4. Kiến nghị ..................................................................................................... 147 PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................... 150 CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CNH: Công nghiệp hóa CSHT: Cơ sở hạ tầng CSVC: Cơ sở vật chất DL: Du lịch ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long EFE: Ma trận các yếu tố bên ngoài IFE: Ma trận các yếu tố bên trong HĐH: Hiện đại hóa HĐDL: Hoạt động du lịch KT-XH: Kinh tế - xã hội KHCN-HTQT: Khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế QSPM: Ma trận kế hoạch định lượng chiến lược PTBV: Phát triển bền vững PTDL: Phát triển du lịch PTDLBV: Phát triển du lịch bền vững SPDL: Sản phẩm du lịch TP: Thành phố TNDL: Tài nguyên du lịch TW: Trung ương UBND: Ủy ban nhân dân iv DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang Bảng 3.1 Lượng khách du lịch đến Thành phố Cần Thơ giai đoạn 2005 - 2016 71 Bảng 3.2 Khách du lịch quốc tế đến Thành phố Cần Thơ giai đoạn 2005 -2016 72 Bảng 3.3 Khách du lịch nội địa đến Thành phố Cần Thơ giai đoạn 2005 -2016 73 Bảng 3.4 Thu nhập du lịch Cần Thơ giai đoạn 2005-2016 75 Bảng 3.5 Các cơ sở lưu trú du lịch Cần Thơ giai đoạn 2005-2016 76 Bảng 3.6 Lao động trong ngành du lịch thành phố Cần Thơ giai đoạn 2005-2016 79 Bảng 4.1 Phân tích ma trận SWOT 124 Bảng 4.2 Ma trận QSPM – nhóm chiến lược S-O 127 Bảng 4.3 Ma trận QSPM – nhóm chiến lược S-T 128 Bảng 4.4 Ma trận QSPM – nhóm chiến lược W-O 129 Bảng 4.5 Ma trận QSPM – nhóm chiến lược W-T 130 v DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang Hình 2.1 Quan niệm về phát triển bền vững 27 Hình 3.1 Biểu đồ mục đích chuyến đi của khách quốc tế năm 2016 81 Hình 3.2 Biểu đồ mục đích chuyến đi của khách nội địa năm 2016 82 vi PHẦN MỞ ĐẦU GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 1. Sự cần thiết của đề tài Trong tiến trình thực hiện công cuộc đổi mới ở Việt Nam, du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát triển du lịch được nhìn nhận là “ngành công nghiệp không khói” có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020. Trong “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định: “Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển”. Du lịch đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp thực hiện các mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ mà Liên Hợp Quốc đã đề ra, đặc biệt là các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, bền vững môi trường và liên doanh quốc tế để phát triển. Chính vì vậy, phát triển du lịch bền vững là một phần quan trọng của phát triển bền vững, của Liên Hợp Quốc và của định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam. Phát triển du lịch bền vững là một chủ đề được thảo luận rất nhiều ở các hội nghị và diễn đàn trên toàn thế giới. Phát triển du lịch bền vững được đề cập tập trung ở 3 trụ cột: bền vững về kinh tế; bền vững về xã hội và bền vững về tài nguyên môi trường. Ngày nay cùng với xu hướng toàn cầu hóa, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế phổ biến không ch ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, 1 trong đó có Việt Nam. Ngành du lịch Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, tăng thu ngoại tệ, cải thiện kết cấu hạ tầng, tạo việc làm và nâng cao mức sống người dân. Riêng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long được thiên nhiên ưu đãi với hệ thống sông ngòi chằng chịt, đa dạng sinh học cao với các khu rừng, vùng đất ngập nước…tạo nên nhiều vườn cây trái xanh tươi, nhiều sân chim là những tiềm năng vô tận để phát triển du lịch sinh thái. Thành phố Cần Thơ có vị trí địa lý rất thuận lợi, trung tâm của miền Tây, nơi rất thuận lợi về giao thông vận tải cả đường bộ, đường thủy, đường hàng không... Có thể nói, Cần Thơ có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Những tiềm năng du lịch của thành phố Cần Thơ cũng có những điểm tương đồng với tiềm năng du lịch của đồng bằng sông Cửu Long như du lịch sinh thái, miệt vườn, du lịch văn hóa. Đồng thời Thành phố cũng có những thế mạnh du lịch riêng, do là trung tâm của miền Tây Nam bộ nên thành phố có nhiều di tích văn hóa, lịch sử cách mạng tiêu biểu, có giao thông thuận lợi cho phát triển du lịch hơn các t nh khác trong vùng. Tất cả những lợi thế đó đã tạo cho Thành phố một nét đặc trưng riêng biệt so với các t nh thành khác trong khu vực và có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch theo đúng định hướng phát triển du lịch của Chính phủ. Số lượng khách đến thành phố Cần Thơ hàng năm không ngừng tăng lên từ 13% đến 15% chứng tỏ Cần Thơ là một điểm đến du lịch đầy hứa hẹn trong tương lai. Tuy nhiên, việc khai thác còn thiếu tầm nhìn tổng thể nên sản phẩm du lịch còn đơn điệu, trùng lặp, kém hấp dẫn, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch mà thành phố Cần Thơ có được. Chính vì vậy, việc nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Thành phố Cần Thơ là rất quan trọng đối với các cấp quản lý ngành. Kết quả của việc nghiên cứu s giúp nhà quản lý khai thác có hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch khu vực góp phần phát triển du lịch thành phố Cần Thơ một cách toàn diện về kinh tế, văn hoá - xã hội và môi trường. Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết về lý luận và thực tiễn phát triển du lịch của Thành phố Cần Thơ, tác giả lựa chọn đề tài: “Phát 2 triển du lịch bền vững Thành phố Cần Thơ đến năm 2020” làm đề tài nghiên cứu của luận án tiến sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1 Mục tiêu tổng quát Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích làm rõ những vấn đề về sự phát triển du lịch bền vững của Thành phố Cần Thơ. Phân tích các yếu tố cấu thành và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững du lịch Thành phố Cần Thơ. Trên cơ sở phân tích này, đề tài đề xuất một số gợi ý và định hướng phát triển bền vững với những giải pháp cụ thể mang tính khả thi nhằm đưa du lịch Thành phố Cần Thơ phát triển theo hướng bền vững và hiệu quả đến năm 2020. 2.2 Mục tiêu cụ thể Thứ nhất, Tổng quan tình hình nghiên cứu phát triển du lịch bền vững của các tác giả trong và ngoài nước. Tập trung hệ thống hóa và góp phần làm rõ thêm cơ sở lý thuyết về phát triển du lịch bền vững ở địa phương cấp t nh, thành phố. Thứ hai, đúc kết và rút ra những bài học kinh nghiệm cho của một số nước đã thành công về phát triển du lịch bền vững. Thứ ba, phân tích rõ tiềm năng, lợi thế và thực trạng phát triển du lịch Thành phố Cần Thơ trong thời gian qua trên quan điểm phát triển bền vững, qua đó xác định những vấn đề cần đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững Thành phố Cần Thơ từ ba khía cạnh: kinh tế, môi trường và xã hội. Thứ tư, phân tích bối cảnh và những thuận lợi – khó khăn, cơ hội – thách thức đối với phát triển du lịch bền vững Thành phố Cần Thơ. Qua đó, đưa ra các định hướng chiến lược và đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm phát triển ngành du lịch Cần Thơ mang tính bền vững cả về kinh tế, xã hội, tài nguyên và môi trường. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững thành phố Cần Thơ tập trung tới 3 lĩnh vực: bền vững về kinh tế; bền vững về xã hội và bền vững về tài nguyên và môi trường. 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: nghiên cứu và khảo sát về phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Phạm vi về thời gian: nghiên cứu và khảo sát thực trạng hoạt động kinh doanh và phát triển du lịch thành phố Cần Thơ giai đoạn 2005 – 2016. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1 Phƣơng pháp luận Luận án được trình bày mang tính hệ thống từ tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án đến cơ sở lý luận và thực tiễn của sự phát triển du lịch bền vững Thành phố Cần Thơ. Trên cơ sở phân tích, đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh du lịch của thành phố Cần Thơ; ch ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc phát triển du lịch mang tính bền vững của Thành phố Cần Thơ. Đưa ra những quan điểm, mục tiêu và giải pháp phát triển du lịch bền vững của Thành phố Cần Thơ đến năm 2020. 4.2 Phƣơng pháp nghiên cứu Những phương pháp chủ yếu được sử dụng để thực hiện mục tiêu của đề tài và giải quyết những câu hỏi đặt ra của đề tài luận án là: Phương pháp biện chứng duy vật: phương pháp này dùng để xem xét các hiện tượng và quá trình phát triển du lịch, mối liên hệ chung và sự tác động lẫn nhau giữa các yếu tố trong trạng thái phát triển du lịch bền vững của Thành phố Cần Thơ. Sự nhận thức khoa học về sự phát triển du lịch đòi hỏi phải dựa vào phương pháp logic thống nhất với lịch sử. Phương pháp logic và lịch sử được sử dụng để hệ thống hóa các quan điểm, lý thuyết về phát triển du lịch bền vững trong nền kinh tế. Vai trò và tác động của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong hội nhập quốc tế. Phương pháp phân tích và tổng hợp: được sử dụng để phân tích và đánh giá vai trò và tác động của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố 4 Cần Thơ. Trên cơ sở đó hiểu rõ được sự vận động và phát triển của du lịch thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Phương pháp mô hình hóa: mô tả một cách đơn giản và hợp lý các nguồn lực phát triển du lịch thành phố Cần Thơ dưới dạng văn bản, biểu đồ, đồ thị… theo lý thuyết kinh tế tối ưu theo phạm vi kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô. Mô hình phát triển du lịch bền vững thành phố Cần Thơ được hình thành và phát triển trên một số tiêu thức lượng biến có mối quan hệ đặc thù tại thành phố Cần Thơ. Phương pháp thống kê kinh tế: thu thập và tổng hợp các số liệu về các nguồn lực phát triển du lịch qua niên giám thống kê của Tổng cục thống kê, Cục thống kê thành phố Cần Thơ, các báo cáo tổng hợp của Sở văn hóa, thể thao và du lịch thành phố Cần Thơ. Xây dựng các tham số chính thức qua số liệu thống kê để phân tích và đánh giá sự phát triển du lịch bền vững của thành phố Cần Thơ. Phân tích và tổng hợp các số liệu điều tra thu thập được về phát triển du lịch của thành phố Cần Thơ. Các phân tích thống kê qua bảng, biểu đồ, đồ thị biểu diễn giá trị thực tế của hoạt động kinh doanh du lịch của thành phố Cần Thơ. Việc thu thập số liệu thực tế về du lịch của thành phố Cần Thơ được thực hiện theo thứ tự thời gian từ năm 2005 đến 2016. Các giá trị thực tế thu thập được hình thành nên dãy số theo thời gian. Phương pháp nghiên cứu thực địa: Công tác thực địa trong khuôn khổ luận án nhằm xác định hiện trạng phát triển du lịch ở Thành phố Cần Thơ; mối quan hệ giữa phát triển du lịch với tư cách là một ngành kinh tế với môi trường và văn hóa – xã hội, các tác động đến phát triển du lịch bền vững. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Từ các văn bản luật, các văn bản có liên quan của các Sở, ban ngành địa phương, internet, sách và tạp chí chuyên ngành. Phương pháp điều tra xã hội học: Đây là phương pháp quan trọng nhằm xác định những vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững Thành phố Cần Thơ 5 thông qua phỏng vấn các đối tượng liên quan. Các đối tượng và nội dung điều tra bao gồm: - Nhóm các nhà quản lý du lịch tại Thành phố Cần Thơ: Đây là những đối tượng hiểu rõ nhất về hoạt động phát triển du lịch; những kết quả và hạn chế hiện nay trong hoạt động phát triển du lịch hướng đến mục tiêu bền vững cũng như nguyên nhân chính của tình trạng này. Chính vì vậy họ cũng s là những người có thể xác định những vấn đề cần quan tâm để hoạt động du lịch Thành phố Cần Thơ được đẩy mạnh hướng đến phát triển bền vững. Tổng số lượng điều tra đối với các nhà quản lý du lịch là 15 người. - Nhóm các doanh nghiệp du lịch lữ hành: Đây là những đối tượng trực tiếp tham gia hoạt động kinh doanh du lịch, hiểu rõ những ảnh hưởng tương tác giữa du lịch với các ngành liên quan, với môi trường và với xã hội. Tổng số lượng điều tra đối với nhóm doanh nghiệp du lịch lữ hành là 50 doanh nghiệp. - Nhóm cộng đồng địa phương: là chủ thể của tài nguyên du lịch Thành phố Cần Thơ, là nhân tố quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững. Ý kiến của cộng đồng trên cơ sở mức độ hài lòng của họ đối với sự phát triển du lịch trên địa bàn s phản ánh được tính bền vững trong phát triển du lịch đứng từ góc độ văn hóa xã hội – một trong ba trụ cột của phát triển bền vững. Tống số điều tra ở nhóm này là 80 người. - Nhóm khách du lịch: là đối tượng thụ hưởng các dịch vụ du lịch và có được những trải nghiệm khi đến tham quan du lịch Thành phố Cần Thơ. Họ là những người có ý kiến khách quan nhất về các vấn đề tồn tại trong hoạt động phát triển du lịch ảnh hưởng đến kỳ vọng, mức độ hài lòng của du khách. Tổng số điều tra là 120 khách du lịch (100 khách trong nước và 20 khách quốc tế). Phương pháp chuyên gia: Nhờ các chuyên gia có am hiểu về lĩnh vực du lịch để đánh giá và cho điểm trong ma trận EFE, IFE, ma trận QSPM. Phương pháp này đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình nghiên cứu luận án. Muốn đảm bảo cho các đánh giá về hiện trạng, định hướng và chiến lược phát triển du lịch bền 6 vững ở Thành phố Cần Thơ đòi hỏi cần có sự tham vấn ý kiến, quan điểm của các chuyên gia ở nhiều lĩnh vực khác nhau có liên quan. 5. Đóng góp mới của luận án Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận và những tiêu chí để nhận diện về phát triển du lịch mang tính bền vững trong bối cảnh hiện nay. Thứ hai, đánh giá được những thành công, những hạn chế yếu kém trong phát triển du lịch bền vững của thành phố Cần Thơ. Ch ra những nguyên nhân tạo nên những thành công, những yếu kém trong phát triển du lịch mang tính bền vững của thành phố Cần Thơ trong thời gian qua. Thứ ba, đề xuất các giải pháp cụ thể để thúc đẩy việc phát triển du lịch mang tính bền vững của thành phố Cần Thơ đến năm 2020. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1 Ý nghĩa lý luận - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về du lịch, phát triển du lịch, phát triển du lịch bền vững và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững; - Mối quan hệ biện chứng giữa các mục tiêu về kinh tế, môi trường và văn hóa – xã hội trong phát triển du lịch bền vững. Đây được xem là đóng góp có ý nghĩa khoa học quan trọng đối với việc xác lập cơ sở khoa học cho phát triển du lịch bền vững của một địa phương. 6.2 Ý nghĩa thực tiễn - Hệ thống hóa những nguồn lực cho phát triển du lịch bền vững ở Thành phố Cần Thơ. Kết quả này s góp phần làm rõ hơn trong thực tế đặc điểm phát triển du lịch bền vững ở Thành phố Cần Thơ; - Phân tích thực trạng hoạt động phát triển du lịch và xác định những vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững với các mục tiêu kinh tế, môi trường và xã hội. Đây s là một trong những nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này ở Thành phố Cần Thơ nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Kết quả nghiên cứu s góp phần giúp các nhà quản lý kinh tế du lịch có được nhận thức đầy đủ và có hệ thống về phát triển 7 du lịch bền vững, qua đó s có được những điều ch nh phù hợp nhằm tăng cường việc đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững ở các địa phương khác trong cả nước; - Đề xuất định hướng các chiến lược và giải pháp cho phát triển du lịch bền vững Thành phố Cần Thơ, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý phát triển du lịch tương xứng với vị trí là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, có những đóng góp tích cực hơn đối với phát triển Kinh tế - Xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái ở Thành phố Cần Thơ. 7. Bố cục của luận án Nội dung của luận án được kết cấu như sau: Phần mở đầu. Chương 1: Giới thiệu tổng quan đề tài nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững. Chương 3: Thực trạng phát triển du lịch bền vững Thành phố Cần Thơ. Chương 4: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch bền vững Thành phố Cần Thơ đến năm 2020. Phần kết luận và định hướng nghiên cứu trong thời gian tới. 8 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài 1.1.1. Các nghiên cứu trong nƣớc Ngày nay du lịch là hoạt động kinh tế không thể thiếu của một quốc gia. Cùng với sự phát triển kinh tế, mức sống và thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao, du lịch trở thành nhu cầu thiết yếu. Ở Việt Nam, PTDLBV đã được các tổ chức, các nhà khoa học trong nước nói chung và ĐBSCL nói riêng quan tâm nghiên cứu trên cơ sở tiếp thu những kết quả nghiên cứu về lý luận và kinh nghiệm của quốc tế về PTBV, đối chiếu với những hoàn cảnh cụ thể của đất nước, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau: Phạm Trung Lương (2002), “Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước. Đây là công trình khoa học đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu có hệ thống các vấn đề liên quan đến PTDLBV ở quy mô quốc gia. Công trình nghiên cứu đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về PTDLBV, xác định những vấn đề cơ bản đặt ra đối với PTDLBV thông qua phân tích thực trạng PTDL tại Việt Nam từ năm 1992 đến 2002, từ góc độ khai thác tài nguyên và thực trạng môi trường du lịch, tham khảo một số kinh nghiệm quốc tế về PTDLBV, đề xuất các giải pháp đảm bảo PTDLBV trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam. Tăng Thị Duyên Hồng (2010) nghiên cứu về „„Du lịch bền vững dựa vào cộng đồng – một giải pháp phát hay lợi thế sông và biển, đảo trong phát triển du lịch tại đồng bằng sông Cửu Long” đề cập đến yếu tố bền vững trong PTDL ở ĐBSCL cần dựa vào cộng đồng và cũng đề ra một số giải pháp để nâng cao hơn nữa chủ đề du lịch cộng đồng ở ĐBSCL. Du du lịch bền vững dựa vào cộng đồng cũng đang trên đà trở thành „„thương hiệu” du lịch của ĐBSCL. Loại hình này đặc biệt có đóng góp 9 thiết thực vào sự phát triển của cộng đồng dân cư địa phương và đang được quan tâm hiện nay. Công trình nghiên cứu của Hà Văn Siêu và Hoàng Đạo Cầm (2010) về „„Một số định hướng và giải pháp chung phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020” đã ch ra những khó khăn, thách thức chủ yếu đối với PTDL trong vùng cũng như xác định những định hướng chủ yếu và những giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch ĐBSCL. Những khó khăn mà công trình nghiên cứu đề cập như hệ thống CSHT và CSVC kĩ thuật yếu kém, hạn chế về nhận thức và mức sống, nguồn nhân lực du lịch số lượng chưa đủ đáp ứng và chất lượng cũng chưa cao, hạn chế về công tác xúc tiến và sự ổn định trong công tác quản lí nhà nước. Một vấn đề nổi cộm nữa là tình trạng trùng lắp trong xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch. Việc thành lập Hiệp hội du lịch ĐBSCL là một nổ lực lớn cho PTDL của vùng. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế nên Hiệp hội vẫn chưa thực sự phát huy được hiệu quả. Công trình nghiên cứu đã đưa ra quan điểm và định hướng chủ đạo để phát triển du lịch ĐBSCL, nhằm thúc đẩy sự phát triển của du lịch trở thành ngành kinh tế có đóng góp thực sự quan trọng cho Vùng mà vẫn bảo đảm được tính bền vững của môi trường tài nguyên của Vùng. Nghiên cứu ch ra định hướng phát triển chủ yếu của vùng ĐBSCL là PTDL sinh thái miệt vườn; cảnh quan sông nước; PTDL văn hóa lễ hội –làng nghề truyền thống và PTDL biển đảo chất lượng cao. Công trình nghiên cứu cũng đưa ra một số giải pháp cho từng loại hình du lịch để tránh trường hợp sản phẩm du lịch bị trùng lắp quá nhiều. Giải pháp về định hướng thị trường khách du lịch cũng như các giải pháp về nhân lực, đầu tư, xúc tiến quảng bá và giải pháp hợp tác liên kết cũng được trình bày trong công trình nghiên cứu. Những ý kiến đưa ra trong công trình nghiên cứu thật sự là nguồn tham khảo hữu ích cho sự PTDL của vùng ĐBSCL nói chung, TP. Cần Thơ nói riêng. Phú Văn Hẳn (2011) nghiên cứu về: „„Phát triển du lịch văn hóa dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long” tác giả đã nêu lên thực trạng yếu kém về chất lượng CSHT như đường xá, điện, giao thông công cộng chưa phát triển, môi trường tự 10 nhiên và nhân văn bị ô nhiễm ở nhiều mặt và sự phát triển dịch vụ „„hỗn loạn” gây khó chịu cho cả du khách và người dân địa phương. Tác giả còn gợi ý ĐBSCL có thể lựa chọn loại hình du lịch cứng hay du lịch mềm nhưng không nên sao chép các loại hình PTDL hiện có tại các quốc gia khác mà nên tận dụng nguồn tài nguyên hiện có và cân nhắc đến các khía cạnh địa phương để có kế hoạch và chính sách về lâu dài phù hợp. Để thu hút du khách thì cần có nguồn kinh phí thích đáng để bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống đặc sắc của vùng ĐBSCL, tăng cường giữ gìn các sản phẩm văn hóa, các sinh hoạt truyền thống, văn hóa nghệ thuật dân tộc như nhạc Ngũ Âm, sân khấu Dù Kê, lễ hội Ok Om Bok – đua ghe ngo, biểu diễn trống Bana, đờn ca tài tử. Công trình nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và Huỳnh Thị Thúy Loan, (2012) về „„Phát triển du lịch lễ hội tại đồng bằng Sông Cửu Long” đã nêu lên rất nhiều lễ hội đặc trưng trong tổng số 1.237 lễ hội của vùng ĐBSCL. Thời gian diễn ra lễ hội thường không kéo dài và phạm vi ảnh hưởng không quá lớn nhưng vẫn có sức hấp dẫn riêng, đặc biệt là các lễ hội dân gian, lễ hội tôn giáo thu hút đông đảo du khách thập phương tham dự (Có đến 854 lễ hội dân gian và 262 lễ hội tôn giáo diễn ra hàng năm). Công trình nghiên cứu ch ra thực trạng phát triển cũng như những điều còn tồn tại vướng mắc trong công tác tổ chức du lịch lễ hội ở vùng ĐBSCL, đóng góp đáng kể nhất của công trình nghiên cứu này là một số hướng mà tác giả đề ra với mong muốn góp phần giải quyết những vấn đề đang „„níu chân” sự phát triển du lịch văn hóa của vùng ĐBSCL là nội dung của lễ hội và công tác tổ chức bên cạnh hai vấn đề „„muôn thuở” là liên kết và nguồn nhân lực. Nội dung chính của công trình nghiên cứu tập trung vào các vấn đề như: Bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống, giữ vững nét đặc trưng văn hóa; Phát triển các hoạt động trong phần hội, khôi phục các trò chơi dân gian đặc trưng, các môn thể thao truyền thống, các hoạt động văn nghệ dân gian chứa đựng giá trị riêng của từng vùng miền, khác biệt hóa sản phẩm của từng địa phương; Kết hợp giới thiệu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, giới thiệu đặc sản ẩm thực địa phương; Tạo điều kiện cho du khách đi lại 11 và ăn ở thuận lợi, an toàn, đảm bảo an ninh trật tự và đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm; Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng như đường sá, di tích liên quan đến lễ hội và xây dựng các công trình phụ trợ khác phục vụ cho hoạt động vui chơi giải trí và mua sắm của du khách; Cần có kế hoạch cụ thể, lâu dài, tránh việc ch đáp ứng ngắn hạn trong thời gian lễ hội; Đẩy mạnh xúc tiến quảng bá du lịch lễ hội một cách thường xuyên và có hiệu quả bằng nhiều hình thức và phương tiện thông tin trong nước và nước ngoài nhằm thu hút du khách; Tham khảo ý kiến của các cơ quan địa phương để phân loại, lựa chọn các lễ hội có thể biến thành sản phẩm phục vụ cho từng đối tượng du khách, tạo nên sự nhất quán trong việc tổ chức lễ hội, tìm hiểu văn hóa ẩm thực cũng như tham quan các danh lam thắng cảnh; Đẩy mạnh đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch lễ hội nhằm giúp cho họ có đủ kiến thức và kĩ năng truyền tải được nội dung, ý nghĩa của các lễ hội cho du khách, đặc biết là khách quốc tế. Lương Thanh Hải (2013), “Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên: Hướng dẫn phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Kiên Giang và cụ thể cho khu vực Hà Tiên Đông Hồ”. Sự gia tăng nhanh chóng lượng du khách tới Kiên Giang là một minh chứng về sự hấp dẫn của tự nhiên và văn hóa của t nh đối với du khách. Các đảo, các bãi biển, các di tích tôn giáo, lịch sử và các khu vực tự nhiên là những nguồn lực có thể phát triển để trở thành một khu du lịch sôi động. Tuy nhiên, nguồn lực quan trọng nhất đối với du lịch là con người, bởi vì nếu không có sự hỗ trợ, đầu tư và cam kết của con người, du lịch s không thể PTBV trong tương lai. Chính phủ đã nhận thấy tiềm năng du lịch của t nh Kiên Giang và hỗ trợ việc phát triển Kiên Giang trở thành một vùng du lịch trọng điểm ở phía Nam. Chính phủ s cấp kinh phí xây dựng CSHT phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn s xây dựng các khách sạn, nhà ngh cần thiết, nhưng sự thành công của DL lại phụ thuộc vào các hoạt động cụ thể nhằm giới thiệu các đặc sản DL địa phương. Đây chính là vai trò của các doanh nghiệp và cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, các cam kết về chính sách và đầu tư cần thiết vẫn chưa bắt kịp được với tốc độ tăng 12 trưởng của du lịch. Các SPDL để quảng bá sự đa dạng các TNDL của Kiên Giang nhằm đạt được mục tiêu DLBV còn kém phát triển. Vì vậy mà các điểm du lịch bị quá tải và xuống cấp, thiếu các loại hình phòng ngh ngơi và ăn uống có chất lượng như mong muốn và không đạt được lợi nhuận tối đa khoản thu từ du lịch. Đề tài này đã phân tích bối cảnh quy hoạch du lịch của t nh Kiên Giang, trong đó nêu ra các nhiệm vụ và nguyên tắc quy hoạch cũng như các đặc điểm và xu hướng phát triển du lịch của t nh Kiên Giang, ngoài ra, đề tài phân tích đã làm rõ được các nguồn lực và cơ hội du lịch của Kiên Giang. Từ đó, đưa ra các hành động chiến lược cụ thể như bảo vệ nguồn lực tự nhiên và văn hóa, cung cấp CSHT bảo vệ môi trường, phát triển trung tâm du lịch và các nhánh, tái phát triển và phát triển các điểm du lịch theo chủ đề mới, các tiêu chuẩn dịch vụ và lợi ích của cộng đồng địa phương, thu lệ phí dịch vụ hợp lý cũng như quảng bá các giá trị của Khu Dự trữ sinh quyển. Một số công trình nghiên cứu trong nước tiêu biểu khác liên quan đến PTDLBV mà tác giả tiếp cận được như: Trần Tiến Dũng (2007), “Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha - Kẻ Bàng”, Luận án tiến sỹ. Luận án phân tích các quan niệm về DLBV, PTDLBV cũng như hệ thống đánh giá về DLBV, các kinh nghiệm DLBV và không bền vững trên thế giới; nghiên cứu thực trạng PTDLBV ở Phong Nha - Kẻ Bàng để đề xuất các giải pháp PTDLBV. Đây là luận án về DLBV ở một vùng du lịch cụ thể, có tính đặc trưng, đối với các địa phương khác có điều kiện tự nhiên, tiềm năng du lịch cũng như tình hình kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau, s xuất hiện những điểm không phù hợp. Việc xây dựng chiến lược PTDLBV gồm nhiều quy trình như xây dựng các mục tiêu PTBV, tổ chức thực hiện và điều ch nh chiến lược… chưa được tác giả thực sự nghiên cứu sâu. Hơn nữa, việc nghiên cứu trong luận án chủ yếu phân tích đánh giá bằng phương pháp định tính, chưa có sự phân tích về phương pháp định lượng. 13 Hồ Kỳ Minh (2011), “Phát triển bền vững ngành du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ. Đề tài tập trung vào các nội dung như: phát triển du lịch theo hướng bền vững; Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Đà Nẵng những năm qua; Phân tích cạnh tranh về du lịch Đà Nẵng trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập quốc tế; Phân tích và dự báo nguồn khách du lịch đến Đà Nẵng; Xác lập quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển du lịch theo hướng bền vững; Xây dựng mô hình PTDLBV TP. Đà Nẵng; Đề xuất các nhóm giải pháp PTDL theo hướng bền vững trên địa bàn TP. Đà Nẵng đến năm 2020 về kinh tế, văn hóa - xã hội và tài nguyên - môi trường, cùng các kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên, do giới hạn về nguồn số liệu nên đề tài mới ch dừng lại việc nghiên cứu phân tích và dự báo theo phương pháp định tính. Bên cạnh đó, đề tài tập trung vào việc PTDL trên địa bàn TP. Đà Nẵng, đối với các t nh, địa phương khác với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và điều kiện tự nhiên, tiềm năng DL khác nhau thì s có nhiều điểm chưa thật sự phù hợp. Tổng cục Du lịch (2016), “Hội thảo xây dựng Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Hội thảo đề cập đến Việt Nam s phát triển hệ thống sản phẩm DLBV, có tính cạnh tranh cao với 4 sản phẩm chủ đạo là du lịch biển đảo, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái và du lịch đô thị, theo đó s phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng theo vùng tạo sự độc đáo, khác biệt và đa dạng hóa sản phẩm dựa trên hệ thống sản phẩm du lịch của 7 vùng gồm: Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ, Vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, Vùng Bắc Trung bộ, Vùng duyên hải Nam Trung bộ, Vùng Tây Nguyên, Vùng ĐBSCL, Vùng Đông Nam bộ, với các sản phẩm du lịch đặc thù, du lịch chính, du lịch bổ trợ và thị trường thu hút khách cụ thể. Hội thảo nhấn mạnh đến sự hợp tác giữa hàng không và du lịch, vai trò của doanh nghiệp và tầm quan trọng của việc thu hút và đào tạo nguồn nhân lực, đề xuất sáng kiến phát triển du lịch có trách nhiệm và phát triển du lịch đi đôi với bảo vệ môi trường. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan