Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển du...

Tài liệu Phát triển du

.PDF
92
44
100

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN MINH HIẾU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TẠI LÀNG ĐÔNG KHƯƠNG, XÃ ĐIỆN PHƯƠNG, HUYỆN ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng – Năm 2013 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN MINH HIẾU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TẠI LÀNG ĐÔNG KHƯƠNG, XÃ ĐIỆN PHƯƠNG, HUYỆN ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển Mã số: 60.31.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Văn Huy Đà Nẵng – Năm 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Minh Hiếu MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Bố cục của luận văn 3 6. Tổng quan tài liệu 4 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ 8 1.1. KHÁI QUÁT VỀ LÀNG NGHỀ, DU LỊCH LÀNG NGHỀ 8 1.1.1. Khái niệm về làng nghề, du lịch làng nghề 8 1.1.2. Những tiêu chí về phát triển du lịch làng nghề 12 1.1.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch gắn với làng nghề của một số quốc gia châu Á 13 1.1.4. Những kinh nghiệm rút ra và khả năng vận dụng vào điều kiện Việt Nam 14 1.2. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ 17 1.2.1.Đặc điểm của làng nghề 17 1.2.2. Đặc điểm của du lịch làng nghề 18 1.3. VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ 21 1.3.1. Vai trò của làng nghề trong phát triển KT-XH nông thôn 21 1.3.2. Làng nghề và phát triển nông thôn bền vững 22 1.3.3. Vai trò của làng nghề trong phát triển du lịch 23 1.3.4. Vai trò phát triển du lịch, du lịch làng nghề 23 1.4. NỘI DUNG CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ 25 1.4.1. Phát triển về quy mô du lịch làng nghề 25 1.4.2. Phát triển về chất lượng du lịch làng nghề 28 1.4.3. Phát triển về thị trường du lịch làng nghề 29 1.4.4. Phát triển các loại hình du lịch làng nghề 31 1.5. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ, BẢO TỒN CÁC LÀNG NGHỀ, SỰ PHÁT TRIỂN NGUỒN KHÁCH 33 1.5.1. Sự phát triển của các làng nghề 33 1.5.2. Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật 34 1.5.3. Các điều kiện về mặt chính trị - pháp luật và an toàn 35 CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG LÀNG NGHỀ, DU LỊCH LÀNG NGHỀ TẠI XÃ ĐIỆN PHƯƠNG, HUYỆN ĐIỆN BÀN 37 2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KT- XH ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ 37 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 37 2.1.2. Tình hình kinh tế- xã hội 39 2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TẠI XÃ ĐIỆN PHƯƠNG 44 2.2.1. Tình hình phát triển du lịch, du lịch làng nghề tại Điện Bàn 44 2.2.2. Tình hình phát triển du lịch làng nghề tại xã Điện Phương 47 2.2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển làng nghề và phát triển du lịch ở xã Điện Phương 62 CHƯƠNG 3. PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TẠI LÀNG ĐÔNG KHƯƠNG, XÃ ĐIỆN PHƯƠNG 66 3.1. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG, QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ 3.1.1. Định hướng chiến lược phát triển KT-XH ở Việt Nam 66 66 3.1.2. Quan điểm phát triển du lịch làng nghề 66 3.1.3. Phương hướng, mục tiêu phát triển làng nghề, du lịch làng nghề của Đảng bộ, chính quyền huyện Điện Bàn 67 3.1.4. Phương hướng, mục tiêu phát triển làng nghề, du lịch làng nghề của Đảng bộ, chính quyền xã Điện Phương 68 3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TẠI LÀNG ĐÔNG KHƯƠNG, XÃ ĐIỆN PHƯƠNG 69 3.2.1. Các giải pháp phát triển du lịch làng nghề tại làng Đông Khương, xã Điện Phương 3.2.2. Các giải pháp ở tầm vĩ mô 69 77 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao) DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng bảng 2.1 Số lượng khách du lịch đến tham quan các cơ sở làng nghề tại Điện Phương 2.2 Trang 50 Doanh thu từ các làng nghề truyền thống của xã Điện Phương 50 DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Tên hình hình Trang 2.1 Bản đồ hành chính huyện Điện Bàn 37 2.2 Giá trị sản xuất toàn nền kinh tế xã Điện Phương 42 2.3 Cơ cấu kinh tế của xã Điện Phương 43 2.4 Làng nghề nước mắm Hà Quảng (Điện Dương) 48 2.5 Cơ sở gỗ nghệ thuật Âu Lạc (Điện Phong) 48 2.6 Làng nghề đúc Nhôm đồng Phước Kiều (Điện Phương) 53 2.7 Làng nghề Bánh tráng Phú Triêm (Điện Phương) 56 2.8 Làng nghề Chiếu chẽ Triêm Tây (Điện Phương) 57 2.9 Đặc sản Bê thui Cầu Mống 60 2.10 Một số sản phẩm gốm đất nung của Cơ sở gốm Lê Đức Hạ 61 2.11 Cơ sở Chạm khắc gỗ Nguyễn Văn Tiếp 61 2.12 Mô hình du lịch nhà vườn Triêm Tây 62 3.1 Cụm du lịch làng nghề Đông Khương 72 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Điện Bàn là một huyện đồng bằng ven biển, có diện tích tự nhiên 214,709 km2, có vị trí địa lý-kinh tế đặc biệt quan trọng của tỉnh Quảng Nam và vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung. Với vị trí tại cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Quảng Nam (giáp ranh thành phố Đà Nẵng và thành phố Hội An), là vùng giao thoa của các hoạt động kinh tế, thương mại và du lịch tầm cỡ quốc gia, quốc tế thông qua hệ thống cảng Tiên Sa, sân bay quốc tế Đà Nẵng, hành lang giao thông Bắc - Nam, các khu công nghiệp tập trung, Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc, hệ thống làng nghề phát triển và 2 di sản văn hoá thế giới là Hội An và Mỹ Sơn. Với những lợi thế chiến lược trên, trong thời gian qua Điện Bàn đã là điểm đến quan trọng và là khu vực hấp dẫn đối với lĩnh vực về đầu tư du lịch, công nghiệp và dịch vụ của Tỉnh. Trong những năm qua, cùng với sự chỉ đạo, tạo điều kiện của tỉnh Quảng Nam, huyện Điện Bàn đã tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển du lịch tạo điều kiện tốt để thu hút và phát triển du lịch. Cùng với đó, huyện Điện Bàn đã tập trung đẩy mạnh và khuyến khích phát triển làng nghề và ngành nghề nông thôn, một số làng nghề truyền thống ở huyện Điện Bàn được khôi phục, một số làng nghề mới, ngành nghề mới được hình thành và có bước phát triển. Tuy nhiên, những kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của huyện, tốc độ phát triển còn chậm so với các địa phương lân cận, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, chất lượng chưa cao, trình độ nhân lực còn hạn chế và chưa chuyên nghiệp, các dự đầu tư du lịch triển khai chậm chưa thu hút được nhiều khách du lịch; các làng nghề bị mai một, sản xuất gặp khó khăn trong việc tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm… 2 Làng Đông Khương, xã Điện Phương (huyện Điện Bàn) là địa phương nằm dọc theo sông Thu Bồn, là điểm nối với 2 di sản văn hóa thế giới phố cổ Hội An và tháp Mỹ Sơn; với nhiều thắng cảnh đẹp, có nhiều di tích lịch sử như Dinh Trấn Thanh Chiêm, khu vực thôn Thanh Chiêm còn là cái nôi của chữ quốc ngữ...Bên cạnh đó, với lợi thế là xã tập trung nhiều làng nghề truyền thống như Làng nghề đúc Nhôm đồng Phước Kiều, chiếu chẽ Triêm Tây, bánh tránh Phú Triêm, bê thui Cầu Mống, chạm khắc gỗ, gốm đỏ, tre trúc hun khói... Với điều kiện thuận lợi đó, thiết nghĩ cần tập trung quy hoạch đầu tư xây dựng phát triển làng Đông Khương thành địa điểm Du lịch làng nghề, có thể khẳng định đây là điểm du lịch làng nghề, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước, qua đó quảng bá hình ảnh các nghề, làng nghề thủ công truyền thống, làng quê sống nước của địa phương. Xuất phát từ thực trạng trên, tác giả đã chọn đề “Phát triển du lịch làng nghề tại làng Đông Khương, xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam” làm luận văn cao học của mình với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc phát triển mạnh du lịch làng nghề tại xã Điện Phương, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội huyện Điện Bàn, để xây dựng Điện Bàn trở thành thị xã vào năm 2015. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quan Xây dựng mô hình phát triển kinh tế phù hợp, nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân theo định hướng phát triển du lịch công nghiệp góp phần thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích, làm rõ sự cần thiết xây dựng phát triển làng nghề gắn với du lịch ở làng Đông Khương, xã Điện Phương, huyện Điện Bàn. - Phân tích hiện trạng của hoạt động du lịch, các làng nghề trên địa bàn 3 làng Đông Khương, xã Điện Phương, huyện Điện Bàn. - Phát triển du lịch làng nghề tại làng Đông Khương, xã Điện Phương. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về tiềm năng phát triển, đặc điểm tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế, tình hình phát triển làng nghề và hoạt động du lịch làng nghề tại làng Đông Khương, xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian: xã Điện Phương, huyện Điện Bàn. 4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài kết hợp sử dụng nhiều phương pháp như: các phương pháp thống kê mô tả, phân tích, so sánh, đánh giá,.. Ưu điểm nổi bật của việc sử dụng kết hợp các phương pháp là các phương pháp đó có thể bổ sung cho nhau, giúp nghiên cứu sâu đối tượng nghiên cứu và đưa ra kết quả đáng tin cậy. Đề tài sử dụng các phương pháp thu thập tài liệu, thông tin như: kế thừa các công trình nghiên cứu trước đó; tổng hợp các nguồn số liệu thông qua các báo cáo, tổng kết của các sở, ban, ngành trong tỉnh; lấy thông tin thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: báo chí, internet,… 5. Bố cục của luận văn Phần m ở đầu Chương 1: Một số vấn đề về phát triển du lịch làng nghề. Chương 2: Thực trạng làng nghề, du lịch làng nghề tại xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Chương 3: Phát triển du lịch làng nghề tại làng Đông Khương, xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Kết luận và kiến nghị 4 6. Tổng quan tài liệu Mô hình phát triển du lịch làng nghề đã có nhiều công trình nghiên cứu đã được hình thành và hoàn thiện. Mỗi nghiên cứu đều có cách tiếp cận khác nhau khi xem xét đánh giá về mô hình phát triển du lịch làng nghề. Năm 1979, ông Hiramatsu, Thống đốc quận Oita, Nhật Bản đã đưa ra sáng kiến khởi động phong trào “Một làng một sản phẩm” (được gọi tắt là OVOP). Mục tiêu của mô hình OVOP là tìm ra những sản phẩm độc đáo, đặc trưng nhất của mỗi làng, sau đó liên kết, xây dựng lại để giới thiệu bán trên toàn quốc và thế giới. Nhưng vẫn muốn tạo ra những sản phẩm làng nghề đặc trưng hơn nữa, Thái Lan tiếp tục cho xây dựng một phong trào mới mang tên “Mỗi huyện một sản phẩm” (có tên viết tắt là OTOP). Tư tưởng xuyên suốt của OTOP là tạo ra các sản phẩm có hàm lượng văn hoá và đặc trưng của mỗi địa phương, mỗi cộng đồng trong địa phương. Ngành nghề nông thôn Việt Nam của TS. Dương Bá Phượng, NXB.Nông nghiệp,H.1998; Phát triển làng nghề ở nông thôn của PGS.TS. Nguyễn Sinh Cúc, Tạp chí cộng sản (số 12 - tháng 6/2011) và Sự biến đổi của làng-xã Việt Nam hiện nay, NXB.KHXH, H.2000; Luận cứ khoa học cho việc điều chỉnh chính sách xã hội nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện nay, đều do Tô Duy Hợp làm chủ biên (2002). Các công trình trên tập trung làm rõ thực trạng quá trình phát CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và một số chính sách, giải pháp nhằm thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, trong đó đề cập đến sự phát triển một số khía cạnh của làng nghề như: lao động, việc làm, thu nhập, thị trường … Tác giả ThS. Bùi Văn Vượng, trong tác phẩm “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam” (năm 2001) đã phân tích làm rõ nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển của 52 làng nghề thủ công truyền thống của Việt Nam. 5 Năm 2002, TS. Mai Thế Hởn (chủ biên), Hoàng Ngọc Hà, Vũ Văn Phúc đã xuất bản cuốn sách: “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình CNH, HĐH” cũng đã tập trung làm rõ vai trò của làng nghề đối với quá trình phát triển của đất nước. Các tác giả đi sâu phân tích thực trạng làng nghề về lao động, tổ chức sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, kỹ thuật công nghệ… và đề xuất một số phương hướng, giải pháp để thúc đẩy làng nghề theo hướng CNH, HĐH. TS. Đỗ Thị Thạch (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) trong Báo cáo tổng quan khoa học đề tài cấp bộ Khôi phục và phát triển làng nghề ở vùng đồng bằng sông Hồng nước ta hiện nay (năm 2006) đã tập trung làm rõ vai trò, thực trạng phát triển làng nghề đối với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời góp phần xây dựng căn cứ lý luận cho việc hoạch định chính sách phát triển làng nghề nói riêng, phát triển công nghiệp nông thôn nói chung theo định hướng xã hội chủ nghĩa. PGS.TS. Bùi Quang Bình (năm 2010) đã đưa ra giải pháp: các địa phương nên lập dự án đào tạo nghề cho lao động nông thôn với những ngành nghề phù hợp, đặc biệt chú trọng nghề truyền thống hay những ngành nghề sản xuất hàng hóa gắn với việc sử dụng nghiên liệu sẵn có tại địa phương. Phát triển du lịch - nhìn từ góc độ kinh tế và văn hoá của Phạm Từ (2008), Tạp chí Cộng sản ngày 27/2/2008, nhấn mạnh việc giữ gìn bản sắc văn hóa của cộng đồng địa phương, sản phẩm du lịch tại địa phương trong phát triển du lịch. Nguyễn Thị Loan (năm 2008) với đề tài Xây dựng mô hình làng nghề, khu du lịch sinh thái gắn liền với phát triển nông thôn bền vững tại các xã vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên, 6 đây là mô hình phát triển kinh tế phù hợp, nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân theo hướng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nông thôn góp phần thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn. Tác giả đề ra các giải pháp xây dựng làng nghề gắn với du lịch sinh thái như: đào tạo kỹ thuật, huy động vốn đầu tư, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, tuyên truyền quảng bá các sản phẩm du lịch, thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm; các giải pháp về tổ chức bộ máy, cơ chế chính sách, bảo vệ môi trường. Chủ đề hội thảo “Di sản văn hóa và Phát triển du lịch ở miền Trung Việt Nam” do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch và Văn phòng đại diện JICA (Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản) đồng tổ chức diễn ra trong dịp kỷ niệm 10 năm Hội An – di sản thế giới (Báo Văn Hóa, tháng 8/2009) đã đề xuất chiến lược cho mô hình phát triển du lịch bền vững của khu vực trong thời gian tới: Trở thành điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch phải dựa vào những thế mạnh như các điểm di sản văn hóa, thiên nhiên thế giới, làng nghề truyền thống, hệ sinh thái,... Đảm bảo sự an toàn, tiện lợi, tăng cường dịch vụ cơ sở tại điểm du lịch. Khả năng tiếp cận, kết nối điểm du lịch bằng hệ thống giao thông vận tải phù hợp, kết nối quốc tế trực tiếp và kết nối các điểm du lịch chính trong vùng với mạng lưới vận tải. Bên cạnh đó, quan tâm đến vấn đề xúc tiến, phát triển sản phẩm mới, quản lý ngành. Sự chia sẻ vai trò, phối hợp trong phát triển du lịch giữa các địa phương là một yêu cầu quan trọng. Trong Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Điện Bàn lần thứ XXI (năm 2010) đã nhấn mạnh: Phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống, làng nghề mới gắn với phát triển du lịch theo hướng xã hội hóa đầu tư; có cơ chế hỗ trợ để xây dựng doanh nghiệp đầu đàn để làm đòn bẩy cho làng nghề phát triển. Văn kiện đã nêu rõ các giải pháp: Tiếp tục xây dựng, trình phê duyệt các dự án phát triển làng nghề; huy động nguồn 7 vốn đầu tư phát triển hạ tầng, đổi mới công nghệ, tổ chức nghiên cứu, tìm kiếm thị trường để phát triển một số sản phẩm mới, ngành nghề mới phù hợp với điều kiện tự nhiên, lao động…của các địa phương. Làm tốt công tác đăng ký thương hiệu, tổ chức và hỗ trợ các đơn vị sản xuất tham gia các hội chợ, triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ, gắn với đào tạo nghề, kêu gọi đầu tư, quảng bá giới thiệu sản phẩm, tạo điều kiện cho tiểu thủ công nghiệp phát triển. 8 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ 1.1. KHÁI QUÁT VỀ LÀNG NGHỀ, DU LỊCH LÀNG NGHỀ 1.1.1. Khái niệm về làng nghề, du lịch làng nghề a. Làng nghề Làng nghề là một cộng đồng được tập trung trên một địa bàn nhỏ, ở đó dân cư cùng nhau sản xuất một hoặc một số loại hàng hoá hoặc dịch vụ, trong đó có ít nhất một sản phẩm hoặc dịch vụ đặc trưng, thu hút đại bộ phận lao động hoặc hộ gia đình tham gia, đem lại nguồn thu nhập chính và chiếm tỷ trọng lớn so với thu nhập được tạo ra trên địa bàn hoặc cộng đồng dân cư đó [14]. Như vậy, các làng nghề là cầu nối giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa nông thôn và thành thị, giữa truyền thống và hiện đại là nấc thang quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nông thôn nước ta. Để được gọi là làng nghề chí ít phải có một số nét đặc trưng như sau: - Số hộ lao động làm nghề phi nông nghiệp ở làng đạt ít nhất từ 50% trở lên trong tổng số hộ và lao động của làng. - Giá trị sản lượng sản xuất và thu nhập từ các ngành nghề phi nông nghiệp ở làng đạt trên 50% so với tổng giá trị sản xuất và thu nhập của làng trong năm. - Có tổ chức phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương (hội, câu lạc bộ, ban quản trị hợp tác xã…) mang tính tự quản, được pháp luật thừa nhận. Dù tổ chức dưới hình thức nào cũng cần có địa điểm nhất định phục vụ sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã hội liên quan đến hoạt động của làng nghề. - Tên làng nghề nếu là làng nghề truyền thống cổ truyền còn tồn tại và phát triển thì nghề nào nổi tiếng thì lấy nghề đó đặt tên làng. Nếu trong làng 9 có nhiều nghề không phải là truyền thống hay chưa có sản phẩm nghề nổi tiếng thì tên làng sẽ căn cứ vào nghề nào có giá trị sản xuất và thu nhập cao nhất để đặt tên làng nghề [18]. Làng nghề là trung tâm sản xuất thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên tâm làm nghề truyền thống lâu đời, có sự liên kết hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểu hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ và có cùng tổ nghề [12]. * Phân loại làng nghề + Phân theo lịch sử tồn tại và phát triển: Theo tiêu chí trên người ta phân chia các làng nghề thành làng nghề truyền thống và làng nghề mới. Làng nghề truyền thống thường là một bộ phận dân cư sinh sống giới hạn trong một địa bàn tại các vùng nông thôn, tách khỏi sản xuất nông nghiệp cùng làm một hoặc nhiều nghề thủ công có truyền thống lâu đời để sản xuất ra các sản phẩm phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân quanh vùng [10]. Làng nghề mới là những làng nghề xuất hiện do sự lan toả của các làng nghề truyền thống trong những năm gần đây, đặc biệt là thời kỳ đổi mới, thời kỳ bước sang nền kinh tế thị trường. Ngày nay, khái niệm về làng nghề không chỉ còn bó hẹp ở những làng chỉ có những người chuyên làm các ngành nghề thủ công nghiệp mà nó được mở rộng ra theo hướng hiểu là những làng nghề có các ngành nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ số lao động và số thu nhập so với nghề nông [11]. + Phân chia theo tính chất của sản phẩm Có thể phân chia làng nghề thành các nhóm sau: Nhóm I: bao gồm các nghề gốm sứ, sơn mài thêu ren, thảm, chạm khắc gỗ, chạm mạ vàng bạc, dệt tơ tằm, thổ cẩm, mây tre đan các loại. Đây là những làng nghề thủ công mỹ nghệ có sản phẩm được ưa chuộng không 10 những trong mà cả ngoài nước. Tiềm năng thị trường xuất khẩu tương đối lớn, vấn đề hiện nay là các biện pháp maketing còn yếu và chưa được quan tâm đúng mức. Nhóm II: Các làng nghề sản xuất các mặt hàng phục vụ tiêu dùng thông thường gồm dệt chiếu, làm nón, đan mành rổ rá bồ sọt... Đây là những làng nghề mà sản phẩm của chúng đang bị chèn ép lớn do sự phát triển của khoa học công nghệ về vật liệu mới, cạnh tranh với hàng nước ngoài... Nhóm III: Gồm các làng nghề chế biến lương thực thực phẩm: làm bún, bánh, làm đường, làm mật, chế biến nông, lâm, thuỷ sản các loại... Nhìn chung nguyên liệu cung ứng cho các làng nghề này là khá phong phú. Nhóm IV: Các làng nghề phục vụ cho sản xuất và đời sống như nề, mộc rèn, hàn, đúc, làm cày bừa... Nhóm V: Bao gồm các nghề khác: Việc phân loại như trên chỉ mang tính tương đối, bởi một số nghề có thể vừa thuộc nhóm này, lại vừa thuộc nhóm khác. Một số nghề đối với địa phương cơ sở được coi là nghề truyền thống nhưng trên phạm vi vĩ mô thì có thể chưa được coi là làng nghề truyền thống. * Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của làng nghề Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của làng nghề đa dạng và phong phú, bao gồm: Các cơ sở ngành nghề và hộ cá thể. Hộ cá thể thường tồn tại 2 loại hộ là hộ kiêm nghề, hộ chuyên nghề. - Hộ kiêm là những hộ vừa làm nông nghiệp vừa làm ngành nghề. - Hộ chuyên là những hộ có toàn bộ hoặc phần lớn lao động trong hộ cũng như thuê thêm lao động ngoài tham gia các ngành nghề phi nông nghiệp và đây cũng chính là nguồn thu chủ yếu của họ. Các hộ chuyên có thể có đất nông nghiệp song sản xuất nông nghiệp chỉ là thứ yếu. Cơ sở chuyên ngành nghề nông thôn là những cơ sở ở nông thôn 11 chuyên hoạt động sản xuất kinh doanh, các hoạt động phi nông nghiệp đã được cấp đăng ký kinh doanh theo luật định. Phân loại theo hình thức tổ chức sản xuất, cơ sở chuyên nghề được chia thành 5 nhóm: Tổ hợp sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH và xí nghiệp quốc doanh. Các cơ sở chuyên nghề hình thành ngày càng nhiều, với vai trò quan trọng trong phát triển ngành nghề nông thôn. b. Du lịch làng nghề Du lịch là hiện tượng những người rời khỏi cư trú thường xuyên của mình đến một nơi khác trong thời gian rỗi theo nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là để được tiếp cận với những giá trị văn hóa và tinh thần độc đáo, đặc sắc, khác lạ và không nhằm mục đích kiếm tiền. Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định [13]. Ngày nay trên thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa xã hội của con người và hoạt động du lịch đang được phát triển một cách mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước. Du lịch làng nghề là loại hình du lịch văn hoá tổng hợp đưa du khách tới tham quan các Làng nghề truyền thống. Tour du lịch làng nghề là dịp được khám phá, tìm hiểu quy trình kỹ thuật của nghề truyền thống, thâm nhập cuộc sống cộng đồng với những phong tục, tập quán và các nghi thức phường, hội riêng của các làng nghề truyền thống trên khắp miền đất nước. Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch [13]. Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu 12 hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năm đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai [13]. Hoạt động bền vững trong lĩnh vực du lịch là - “các hình thức du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch, ngành du lịch và cộng đồng địa phương nhưng không ảnh hưởng đến khả năm đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau, du lịch khả thi về kinh tế nhưng không phá huỷ môi trường mà tương lai của du lịch phụ thuộc vào đó, đặc biệt là môi trường tự nhiên và kết cấu xã hội của cộng đồng địa phương” [6]. Du lịch - sự gắn bó giữa văn hoá và kinh tế. Bản chất của du lịch là văn hoá, kinh tế vừa là phương tiện vừa là mục tiêu phát triển du lịch. Hiện nay có đến 60% dòng khách du lịch có mục tiêu tìm hiểu nền văn hoá khác lạ, cho nên sản phẩm quan trọng của du lịch là du lịch văn hoá. Sức hấp dẫn du khách là bản sắc văn hoá, cách ứng xử văn hoá của điểm đến và trình độ văn hoá của những nhà tổ chức chuyên nghiệp [21]. - Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững [13]. - Du lịch văn hoá là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống [13]. * Du lịch làng nghề là loại hình du lịch văn hóa tổng hợp đưa du khách tới tham quan, thẩm nhận các giá trị văn hóa và mua sắm những những hàng hóa đặc trưng của các làng nghề truyền thống. 1.1.2. Những tiêu chí về phát triển du lịch làng nghề Du lịch làng nghề không chỉ tạo ra sự giao lưu giữa các làng nghề mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động, kết hợp quảng bá giá trị văn hóa, lịch sử gắn với các thương hiệu, sản phẩm truyền thống.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan