Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh hòa bình...

Tài liệu Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh hòa bình

.PDF
197
125
92

Mô tả:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HOÀNG LÝ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở TỈNH HÕA BÌNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 62 31 01 05 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS Trần Quang Phú 2. PGS,TS Nguyễn Vĩnh Thanh HÀ NỘI - 2019 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn theo đúng quy định. Tác giả Nguyễn Thị Hoàng Lý ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................................1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA .................................7 1.1. Những nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa .............................................................................................. 7 1.2. Nhận xét chung về những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu................................................................ 26 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở ĐỊA BÀN CẤP TỈNH.......................................................29 2.1. Một số vấn đề chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa .......................................... 29 2.2. Khái niệm, nội dung, chỉ tiêu đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ......................................................................... 37 2.3. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số địa phương và bài học rút ra đối với tỉnh Hòa Bình ............................................................ 56 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở TỈNH HÕA BÌNH ...........................................................................................................65 3.1. Những thuận lợi và khó khăn của tỉnh Hòa Bình trong phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................................................................ 65 3.2. Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2006 - 2017 ....................................................................................................... 69 3.3. Đánh giá chung về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2006 - 2017 ....................................................................................... 96 Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở TỈNH HÕA BÌNH ......................................................... 117 4.1. Phương hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 ................................................................ 117 4.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 ........................ 128 4.3. Một số kiến nghị đối với chính phủ ............................................................... 145 KẾT LUẬN........................................................................................................................ 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................. 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 152 PHỤ LỤC........................................................................................................................... 164 iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BĐKH BHXH CCKT CLKD CMCN CNH CCN CNTT DN DNNN DNNVV ĐKKD GTGT HĐH HNQT KCHT KCN KHCN KHĐT KTQT KT-XH MTKD NH NNL NLCT NSNN SXKD TCTD TNHH TTHC UBND VCCI XTTM WTO : Biến đổi khí hậu : Bảo hiểm xã hội : Cơ cấu kinh tế : Chiến lược kinh doanh : Cách mạng công nghiệp : Công nghiệp hóa : Cụm công nghiệp : Công nghệ thông tin : Doanh nghiệp : Doanh nghiệp nhà nước : Doanh nghiệp nhỏ và vừa : Đăng ký kinh doanh : Giá trị gia tăng : Hiện đại hóa : Hội nhập quốc tế : Kết cấu hạ tầng : Khu công nghiệp : Khoa học công nghệ : Kế hoạch và Đầu tư : Kinh tế quốc tế : Kinh tế - xã hội : Môi trường kinh doanh : Ngân hàng : Nguồn nhân lực : Năng lực cạnh tranh : Ngân sách nhà nước : Sản xuất kinh doanh : Tổ chức tín dụng : Trách nhiệm hữu hạn : Thủ tục hành chính : Ủy ban nhân dân : Vietnam Chamber of Commerce and Industry Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam : Xúc tiến thương mại : World Trade Organization - Tổ chức Thương mại Thế giới iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Phân biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các ngành của Việt Nam theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP 30 Bộ chỉ tiêu đánh giá phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở địa bàn cấp tỉnh 47 Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa trưởng thành theo quy mô ở tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2006 - 2017 72 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hòa Bình theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2006 - 2017 74 Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hòa Bình tham gia xuất khẩu giai đoạn 2006 - 2017 76 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hòa Bình theo khu vực kinh tế giai đoạn 2006 - 2017 78 Cơ cấu doanh nghiệp nhỏ và vừa theo ngành nghề kinh doanh ở tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2006 - 2017 80 Chi phí nghiên cứu khoa học bình quân của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Hòa Bình, Tây Bắc giai đoạn 2006 - 2017 theo giá so sánh năm 2010 81 Hệ số nợ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hòa Bình, Tây Bắc và cả nước giai đoạn 2006 - 2017 82 Hiệu quả sử dụng lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Hòa Bình và Tây Bắc giai đoạn 2006 - 2017 83 Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Hòa Bình kinh doanh thua lỗ theo khu vực kinh tế và theo ngành nghề kinh doanh giai đoạn 2006 - 2017 85 Bảng 3.10: GRDP và giá trị tăng thêm của khu vực doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2006 - 2017 88 Bảng 3.11: Tình hình nộp ngân sách của doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2006 - 2017 89 Bảng 3.12: Tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2006 - 2017 90 Bảng 3.13: Tăng trưởng việc làm trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2006 - 2017 92 Bảng 3.14: Thu nhập bình quân lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2006 - 2017 theo giá so sánh năm 2010 94 Bảng 2.2: Bảng 3.1: Bảng 3.2: Bảng 3.3: Bảng 3.4: Bảng 3.5: Bảng 3.6: Bảng 3.7: Bảng 3.8: Bảng 3.9: v Bảng 3.15: Thực trạng thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2006 - 2017 95 Bảng 3.16. Tổng hợp đánh giá phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2006 - 2017 98 Bảng 3.17: Yếu tố ảnh hướng đến sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Hòa Bình trong 5 năm tới 107 Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu cụ thể về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 127 vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Tăng trưởng quy mô khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hòa Bình, Tây Bắc và cả nước giai đoạn 2006 - 2017 70 Biểu đồ 3.2. Tăng trưởng số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trên 1000 dân tỉnh Hòa Bình, Tây Bắc và cả nước giai đoạn 2006 - 2017 71 Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh thua lỗ ở tỉnh Hòa Bình, khu vực Tây Bắc và cả nước giai đoạn 2006 - 2017 84 Biểu đồ 3.4: Hiệu suất sinh lợi trên tài sản của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Hòa Bình, Tây Bắc và cả nước giai đoạn 2006 - 2017 86 Biểu đồ 3.5: Hiệu suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Hòa Bình, Tây Bắc và cả nước giai đoạn 2006 - 2017 87 Biểu đồ 3.6: Hiệu suất sinh lợi trên doanh thu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Hòa Bình, Tây Bắc và cả nước giai đoạn 2006 - 2017 87 Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ giải quyết việc làm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2006 - 2017 91 Biểu đồ 3.8: Thu nhập bình quân đầu người của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hoà Bình, Tây Bắc và cả nước theo giá hiện hành giai đoạn 2006 - 2017 93 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là hình thức tổ chức doanh nghiệp (DN) chiếm đa số trong nền kinh tế Việt Nam với khoảng 98% tổng số DN. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), các DNNVV Việt Nam đã có những đóng góp to lớn vào thành tựu phát triển của đất nước. Với ưu thế linh hoạt, năng động và thích ứng nhanh với những thay đổi của thị trường, các DN này đã khẳng định vị trí và vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân. Các DNNVV giúp phát triển sức sản xuất, phát huy nội lực, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách, đóng góp một phần đáng kể vào tăng trưởng GDP và phát triển kinh tế của đất nước đồng thời tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo. Các DNNVV cũng tạo các mối liên kết chặt chẽ với các loại hình DN trong và ngoài nước để tham gia có hiệu quả vào các chuỗi giá trị ngành hàng cũng như chuỗi giá trị toàn cầu. Trong quá trình hoạt động, các DNNVV đã bộc lộ những điểm yếu cố hữu như công nghệ lạc hậu, năng lực tiếp cận nguồn lực kinh doanh thấp,… Không ít hạn chế mới xuất phát từ cấu trúc bên trong của DN, từ việc áp dụng những kiến thức quản trị hiện đại hay từ mô hình tổ chức quản lý… đã dần bộc lộ. Trên thực tế, DNNVV Việt Nam dù tăng trưởng về số lượng nhưng chất lượng và sức cạnh tranh còn yếu. Hòa Bình là một tỉnh miền núi phía Bắc có điều kiện tự nhiên, tài nguyên khoáng sản, đất đai, đặc điểm văn hoá đa dạng và phong phú, thuận lợi cho việc đầu tư phát triển mạnh một số lĩnh vực kinh tế của các DNNVV. Trong thời gian qua, các DNNVV ở tỉnh Hoà Bình có sự tăng trưởng nhanh số lượng, đóng góp không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, đánh giá khách quan cho thấy, tình trạng suy giảm kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vẫn có nhiều tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Mặc dù đã được Đảng và Nhà nước các cấp có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển nhưng sự 2 phát triển của các DNNVV còn thiếu ổn định, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh về các nguồn lực vốn có cũng như những mong muốn của bản thân các DN và của tỉnh. Hơn nữa, trước những thực tế đặt ra trong tình hình mới đặt ra như hiện nay, bao gồm: Thứ nhất, tình hình hội nhập quốc tế đang diễn ra sâu rộng bên cạnh việc tạo ra cho các DNNVV tỉnh Hòa Bình có một môi trường hoạt động kinh doanh thuận lợi hơn, cơ hội tiếp thu công nghệ, kỹ năng quản lý hiện đại hơn và động lực kinh doanh hiệu quả hơn cũng tạo ra những thách thức không nhỏ cho các DNNVV như: Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường và khả năng ứng phó với sự chuyển đổi nhanh chóng của nền kinh tế trong tiến trình hội nhập. Thứ hai, cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư với những khả năng hoàn toàn mới và có tác động mạnh mẽ đến các DNNVV tỉnh Hòa Bình là cơ hội để các DN được tiếp cận với các công nghệ hiện đại, cải thiện chất lượng, giá cả, tốc độ nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với áp lực cần cải tiến và đổi mới các dây chuyền công nghệ, nâng cao chất lượng, tuyển dụng nhân lực có năng lực về công nghệ và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của DN nước ngoài. Thứ ba, biến đổi khí hậu (BĐKH) thực sự đã làm cho những thiên tai ngày càng diễn biến khốc liệt, bên cạnh những yếu tố cực đoan do thiên tai gây ra tác động tới mọi mặt của các DNNVV tỉnh Hòa Bình như gia tăng chi phí sản xuất, chi phí vốn, giảm năng lực sản xuất, nguyên liệu đầu vào khó khăn, giảm cầu..., BĐKH cũng đem lại cơ hội cho DN thay đổi tư duy phát triển, tìm ra mô hình và phương thức kinh doanh bền vững. Thực tiễn nêu trên cho thấy, phát triển DNNVV tỉnh Hòa Bình là một vấn đề cấp bách cần được giải quyết. Cần thiết phải có những nghiên cứu mang tính hệ thống trên cơ sở khoa học cả về lý luận và thực tiễn để tìm ra giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy phát triển các DNNVV ở nước ta nói chung, các tỉnh nói riêng để phát huy thế mạnh của DN, của địa phương, cũng như tận dụng thời cơ do hội nhập quốc tế, CMCN và BĐKH mang lại. Để góp phần vào giải quyết vấn đề này, tác giả chọn đề tài:“Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Hòa Bình” để nghiên cứu làm luận án tiến sĩ Kinh tế. 3 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng phát triển DNNVV ở tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2006 2017 và đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển DNNVV ở tỉnh Hòa Bình đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài luận án có nhiệm vụ: - Xây dựng cơ sở lý luận về phát triển DNNVV ở địa bàn cấp tỉnh; - Nghiên cứu kinh nghiệm về phát triển DNNVV ở một số địa phương để rút ra bài học cho tỉnh Hòa Bình; - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển DNNVV ở tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2006 - 2017 trên cơ sở khung lý luận đã xây dựng; - Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển DNNVV ở tỉnh Hòa Bình đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là phát triển DNNVV ở tỉnh Hòa Bình. Chủ thể phát triển DNNVV là chính quyền tỉnh Hòa Bình với đối tượng tham gia là các DNNVV thuộc các thành phần kinh tế ở tỉnh Hòa Bình. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài luận án nghiên cứu phát triển DNNVV dưới góc độ kinh tế phát triển, tức là xem xét, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển DNNVV ở tỉnh Hòa Bình trên 05 nội dung: (i) Tăng trưởng số lượng và trưởng thành quy mô của các DNNVV; (ii) Chuyển dịch cơ cấu khu vực DNNVV theo hướng tiến bộ; (iii) Gia tăng năng lực sản xuất kinh doanh (SXKD) của các DNNVV; (iv) Gia tăng hiệu quả SXKD của các DNNVV; (v) Gia tăng đóng góp của các DNNVV vào phát triển KTXH địa phương. - Về không gian: Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng các DNNVV hoạt động trên địa 4 bàn tỉnh Hòa Bình theo quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV và hoạt động theo Luật DN số 68/2014/QH13 được Quốc hội ban hành ngày 26/11/2014 - Về thời gian Đề tài luận án nghiên cứu thực trạng phát triển DNNVV ở tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2006 - 2017, đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận - Cơ sở lý luận: Đề tài luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về phát triển DN nói chung, phát triển DNNVV nói riêng; chủ trương phát triển KT-XH, phát triển DNNVV của tỉnh Hòa Bình. Đồng thời, đề tài luận án kế thừa những lý thuyết kinh tế hiện đại như phát triển DNNVV trong điều kiện hội nhập quốc tế, CMCN, v.v.. - Cơ sở thực tiễn: Những kết quả nghiên cứu về phát triển DNNVV tại một số địa phương trong cả nước, kết quả nghiên cứu về thực trạng phát triển DNNVV ở Hòa Bình giai đoạn 2006 - 2017. 4.2. Phương ph p nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó: Phương pháp hệ thống hóa được sử dụng để nghiên cứu, phân tích những kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn phát triển DN nói chung, DNNVV nói riêng; kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước. Từ đó, hình thành báo cáo tổng quan tình hình nghiên cứu về DNNVV và phát triển DNNVV, chỉ ra khoảng trống nghiên cứu của luận án. Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng xuyên suốt trong luận án từ việc nghiên cứu bản chất, vai trò, đặc điểm, nội dung, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DNNVV; phân tích các kết quả đạt được trong phát triển DNNVV ở tỉnh Hòa Bình; phân tích chỉ ra nguyên nhân và tổng hợp các kết quả nghiên cứu về 5 nguyên nhân dẫn đến những hạn chế phát triển DNNVV ở tỉnh Hòa Bình. Đồng thời, phương pháp phân tích, tổng hợp còn được sử dụng trong định hướng và giải pháp phát triển DNNVV. Phương pháp thống kê, so sánh: Đây là phương pháp sử dụng chủ yếu để phân tích, đánh giá, so sánh tình hình phát triển DNNVV ở tỉnh Hòa Bình theo các giai đoạn cụ thể. Phương pháp dự báo được sử dụng trong dự báo các yếu tố tác động đến phát triển DNNVV, dự báo xu hướng phát triển DNNVV, những thuận lợi, khó khăn trong phát triển DNNVV trong thời gian tới. Phương pháp điều tra xã hội học Được tiến hành từ tháng 7 đến hết tháng 11 năm 2017 về tình hình phát triển DNNVV ở tỉnh Hòa Bình. Đối tượng khảo sát là 260 DNNVV ứng với 15,2% được chọn mẫu từ dàn tổng thể 1710 DNNVV năm 2016 của tỉnh Hòa Bình (sắp xếp theo độ dốc lao động giảm dần), hoạt động trong các ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp xây dựng và dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế nhà nước, ngoài nhà nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn 11 huyện của tỉnh Hòa Bình. Kết quả số liệu sơ cấp thu thập từ cuộc điều tra được sử dụng vào nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển DNNVV ở tỉnh Hòa Bình giai đoạn từ 2006 - 2017. - Nguồn tài liệu nghiên cứu Nguồn tài liệu thứ cấp được sử dụng, tổng hợp và phân tích trong luận án là các tài liệu đã được công bố trên báo, tạp chí, sách, các công trình nghiên cứu có liên quan ở trong nước và ngoài nước; các tài liệu của Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê tỉnh Hòa Bình và các cơ quan quản lý tỉnh Hòa Bình. Nguồn tài liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra theo bộ câu hỏi soạn thảo sẵn dành cho 260 DNNVV ở tỉnh Hòa Bình. 5. Đóng góp mới của luận án - Góp phần bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý luận về phát triển DNNVV ở địa bàn cấp tỉnh, bao gồm: khái niệm, nội dung, chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DNNVV ở cấp tỉnh. - Rút ra bài học về phát triển DNNVV cho tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới 6 từ kinh nghiệm phát triển DNNVV của một số địa phương. - Đánh giá đúng, khách quan, khoa học thực trạng phát triển DNNVV ở tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2006 - 2017 theo hệ thống chỉ tiêu đã xây dựng trong chương lý luận, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đó. - Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục các chữ viết tắt, tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung của luận án bao gồm 4 chương và 11 tiết. - Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa - Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở địa bàn cấp tỉnh - Chương 3: Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Hòa Bình - Chương 4: Phương hướng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Hòa Bình 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1.1. Những nghiên cứu về lý luận phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.1.1.1.Những nghiên cứu về bản chất, đặc điểm, vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa - Những nghiên cứu về bản chất, đặc điểm của DNNVV Lê Xuân Bá, Trần Kim Hào, Nguyễn Hữu Thắng (2006) trong “Các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” [2] đã chỉ ra 7 đặc điểm cơ bản của DNNVV như sau: Các DNNVV thuộc nhiều thành phần kinh tế với nhiều hình thức tổ chức DN; là những DN có quy mô lao động và vốn nhỏ; khả năng về công nghệ thấp; khả năng quản lý hạn chế; tay nghề của người lao động thấp; thường sử dụng chính những diện tích đất riêng của mình làm mặt bằng sản xuất; khả năng tiếp cận thị trường kém. Phạm Văn Hồng (2007) trong “Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế” [40] lại chia những đặc điểm của DNNVV thành 2 nhóm, bao gồm: (i) Về các điểm mạnh là: Dễ khởi sự, có tính linh hoạt cao, có lợi thế về sử dụng lao động, có lợi thế trong việc duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống; (ii) Về các điểm yếu là: Không có lợi thế kinh tế theo quy mô, thiếu các nguồn lực để thực hiện các ý tưởng kinh doanh lớn và thường bị yếu thế, chịu nhiều rủi ro trong kinh doanh, gây ra không ít những tiêu cực ngoại lai cho nền kinh tế. Nguyễn Văn Lê (2014) trong “Tăng trưởng tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn” [45] cho rằng các DNNVV có những đặc điểm riêng biệt xuất phát từ tính chất hoạt động như: Có quy mô hoạt động SXKD và tiềm lực tài chính nhỏ; loại hình DN và lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh phong phú; chiến lược SXKD, trình độ khoa học kỹ 8 thuật và NLCT hạn chế; hoạt động phụ thuộc vào biến động của MTKD; bộ máy điều hành gọn nhẹ, có tính linh hoạt cao nhưng năng lực quản trị chưa cao. Đoàn Tranh (2016) trong “Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa” [Error! Reference source not found.] chỉ ra những đặc điểm của DNNVV dựa trên phân tích lợi thế và bất lợi của những DN này là: Điều hành theo phong cách gia đình và hay xung đột về vấn đề sở hữu; thiếu vốn và khó tiếp cận các nguồn vốn chính thức; dễ khởi nghiệp nhưng chịu rất nhiều rủi ro trong kinh doanh; không có lợi thế kinh tế theo quy mô; công nghệ lạc hậu, khó tiếp cận và đổi mới công nghệ sản xuất tiên tiến, nhất là công nghệ sản xuất xanh; yếu trong hội nhập, thiếu thông tin thị trường và khó tham gia chuỗi thị trường của các ngành hàng; linh hoạt trong chuyển đổi hoạt động kinh doanh; lựa chọn các ngành nghề kinh doanh có lợi nhuận cao; khả năng sáng tạo cao và là thành viên chính của công nghiệp phụ trợ. Lê Thế Phiệt (2016) trong “Định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” [58] khẳng định những đặc điểm của DNNVV gồm: DNNVV là những DN khởi sự thuộc khu vực kinh tế tư nhân, có quy mô vốn nhỏ; dễ khởi nghiệp; bất lợi trong hoạt động và tiếp cận các nguồn vốn tín dụng; chưa chú trọng về văn hóa DN; công nghệ lạc hậu; khả năng quản lý của chủ DN và trình độ tay nghề của người lao động thấp; khả năng tiếp cận thị trường kém. - Những nghiên cứu về vai trò của DNNVV Willibold Frehner (2005) trong "Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMES) trong nền kinh tế chuyển đổi" [28] cho rằng, các DNNVV là chủ thể thích hợp và đáng tin cậy cho sự phát triển kinh tế Việt Nam. DNNVV chính là một nhân tố năng động trong tạo việc làm, tạo thu nhập, tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và giảm đói nghèo. Hoàng Hải (2005) trong "Những vấn đề về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam” [35] khẳng định: DNNVV là một phương tiện có hiệu quả để giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp và góp phần ổn định xã hội. Ngoài ra, DNNVV góp phần quan trọng tạo lập sự cân bằng trong phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT) theo vùng lãnh thổ. Đây cũng là khu vực có khả năng thu hút tích cực nhất các nguồn lực, nguồn vốn đầu tư trong dân cư và sử dụng tối ưu 9 các nguồn lực của xã hội cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Mouayed, M. (2008) trong “Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế” (The Role of Small and Medium Size Entreprises in the Economy) [115] cho rằng, đối với các công ty lớn, DNNVV là hiện thân trước đây của họ và là đối thủ cạnh tranh trong tương lai. Đối với các cá nhân, DNNVV thường đại diện cho công việc đầu tiên, bước đầu lập nghiệp. Nó cũng là bước đi đầu tiên đối với thế giới của các doanh nhân. Đối với toàn bộ nền kinh tế, DNNVV chính là những người đặt nền móng cho những ý tưởng mới phát triển, đồng thời là nơi đẩy nhanh các quy trình mới dựa trên nguyên tắc sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Ludovica Ioana Savlovshi, Nicoleta Raluca Robu (2011) trong “Vai trò của các DNNVV trong nền kinh tế hiện đại” (The role of SMEs in Modern Economy) [111] đã căn cứ vào thực tiễn các quốc gia thế giới như OECD, Mỹ Latinh, Châu Á,… để chứng minh vai trò đặc biệt và tầm quan trọng của các DNNVV trong nền kinh tế quốc dân. Các nước đều nhận thấy rằng các DNNVV và các chủ DN đóng một vai trò sống còn trong sự phát triển công nghiệp của mỗi quốc gia. DNNVV được xác định sẽ trở thành nhân tố định hướng chủ yếu cho sự phát triển kinh tế trong thời kỳ tiếp theo, ở cả nước đã, đang phát triển và các nhà chiến lược chính trị còn cho rằng các DNNVV có thể trở thành “hạt mầm” của sự phục hồi kinh tế. Kumar, N. B., Gugloth, S. (2012) trong “Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa ở thế kỷ 21” (Micro, small and medium enterprises in the 21st century) [109] cho rằng khu vực DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu hút khối lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài, mang lại cơ hội việc làm cho người lao động và giảm mức độ đói nghèo quốc gia. Mirela Ionela ACELEANU, Daniela Livia TRAŞCĂ, Andreea Claudia ŞERBAN (2014) trong “Vai trò của DNNVV trong việc cải thiện việc làm và khôi phục tăng trưởng kinh tế sau khủng hoảng ở Romania” (The role of small and medium enterprises in improving employment and in the post-crisis resumption of economic growth in Romania) [114] chỉ ra rằng, DNNVV giúp hoàn thiện chức năng của thị trường lao động; đào tạo nguồn lực lao động và hướng nghiệp; có nhiều chính sách đa dạng và mạnh mẽ hơn để thúc đẩy tạo việc làm mới khi nhu cầu 10 về lao động tăng; nâng cao chất lượng việc làm và điều kiện làm việc. Hande Karadag (2016) trong “Vai trò của các DNNVV và doanh nhân trong tăng trưởng kinh tế tại các nền kinh tế đang nổi ở kỷ nguyên hậu khủng hoảng: Phân tích trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ” (The Role of SMEs and Entrepreneurship on Economic Growth in Emerging Economies within the Post-Crisis Era: an Analysis from Turkey) [107] khẳng định: DNNVV có vai trò quan trọng trong tăng trưởng GDP quốc gia, tạo việc làm mới và khởi nghiệp kinh doanh. Do đó, khu vực DN này được cọi là động lực thúc đẩy KT-XH phát triển. Elango Rengasamy (2016) trong “DNNVV! Xương sống của tăng trưởng và phát triển” (Small & Medium Enterprises! The backbone of growth and development!) [105] cho rằng, DNNVV đóng vai trò rất tích cực trong tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia như: tạo việc làm, hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ yếu, đóng góp vào GDP, xuất khẩu và đảm bảo trật tự, công bằng xã hội. Sarita Satpathy, P. SailajaRani, M.L.Nagajyothi (2017) trong “Nghiên cứu về các DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa; Xương sống cho phát triển kinh tế Ấn Độ” (A Study of Micro, Small and Medium Enterprises; the Backbone for Economic Development of Indian Economy) [118] đã kết luận rằng: Các DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa được xem như là trung tâm, xương sống cho phát triển công nghiệp bởi sự đóng góp vào việc giảm sự chênh lệch giữa các khu vực, mang lại hiệu quả kinh tế, tăng trưởng công bằng, tăng cường năng lực xuất khẩu, và khuyến khích DN nông thôn. Phạm Việt Dũng (2016) trong “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa - Tạo động lực cho nền kinh tế” [26] cho rằng: Trong chuỗi giá trị toàn cầu, DNNVV có thể bắt tay với các DNNVV khác trong chuỗi để tái chuyên môn hóa, triển khai sản xuất năng suất hơn và tiêu thụ hiệu quả hơn hay có thể tận dụng thị trường ngách mà DN lớn bỏ qua. Khu vực này còn là động lực thúc đẩy môi trường kinh doanh và cạnh tranh kinh doanh, bởi đây là khu vực năng động, nhạy bén và sẵn sàng đổi mới. Thậm chí, thông qua cho phép chuyên môn hóa mạnh hơn trong sản xuất, đổi mới, cung cấp các đầu vào trung gian và dịch vụ, các DNNVV này có thể chuyển đổi cơ cấu của một nền kinh tế. Đoàn Tranh (2016) trong “Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với tăng 11 trưởng kinh tế” [Error! Reference source not found.] khẳng định DNNVV là bộ phận góp phần tích cực thực hiện mục tiêu quốc gia, cụ thể là: DNNVV đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế; giải quyết một lượng lớn chỗ làm việc cho dân cư, làm tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo; huy động các nguồn lực trong dân cư; góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch CCKT, đặc biệt ở khu vực nông thôn; là nơi ươm mầm các tài năng kinh doanh, đào tạo, rèn luyện các nhà DN, giúp họ làm quen với MTKD; làm năng động nền kinh tế trong cơ chế thị trường. 1.1.1.2. Những nghiên cứu về kh i niệm, nội dung và chỉ tiêu đ nh gi ph t triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Tùy từng giai đoạn phát triển, tùy từng góc độ tiếp cận, các nhà nghiên cứu có quan niệm khác nhau về phát triển DNNVV, theo đó, khái niệm phát triển DNNVV cũng có nội dung và chỉ tiêu đánh giá khác nhau. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau: L. Cassidy và M. Madxwamuse (2009) trong “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và quản trị tài nguyên thiên nhiên hướng đến cộng đồng ở Botswana” (SMES Development and Community Based Natural Resource Management in Botswana) định nghĩa “Phát triển DNNVV nghĩa là phát triển đảm bảo các nội dung: Nâng cao đời sống KT-XH, đảm bảo công bằng và tập trung chủ yếu vào khả năng tiêu thụ, khả năng sinh lời của sản phẩm” [110, tr. 97]. Christian M. Rogerson (2012) trong “Tác động của phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Nam Phi” (The impact of SMES development in South Africa) cho rằng: “Phát triển DNNVV là hoạt động đầu tư thời gian và vốn vào việc thành lập, mở rộng hoặc cải tổ các DNNVV. Phát triển DNNVV giúp mọi người tăng thu nhập; thoát khỏi đói nghèo và phát triển kinh tế trong dài hạn cho bản thân, gia đình và cộng đồng” [102, tr. 319]. Tác giả Corina Ana Borcosi (2016) trong “Chiến lược phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa” (The strategies of SMES development) chỉ ra “Phát triển DNNVV liên quan tới việc tạo ra các DNNVV mới hoặc tái phát triển hoặc mở rộng các DNNVV hiện tại” [104, tr. 72]. 12 Các nghiên cứu trên đã bàn luận đến việc thiết lập mới hay cải thiện chính những DNNVV đang hoạt động trên thị trường là nội hàm của phát triển DNNVV. Khái niệm cũng chỉ ra sự tăng trưởng và phát triển của các DNNVV là động lực quan trọng, mang tính quyết định trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và môi trường. Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở quan niệm, chưa đưa ra chỉ tiêu đánh giá phát triển DNNVV. Trần Thị Vân Hoa (2003) trong “Tác động của các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ đến sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam”, dưới góc độ kinh tế, quản lý và kế hoạch hóa kinh tế quốc dân, quan niệm phát triển DNNVV “có thể cụ thế hóa dựa trên các giá trị cơ bản của phát triển như sự thay đổi cả về số lượng lẫn chất lượng của DNNVV, sự mở rộng các cơ hội kinh doanh cho DNNVV. Những giá trị phát triển cơ bản của DNNVV được thể hiện dựa trên các yếu tố định lượng như giá trị tổng sản phẩm quốc nội đóng góp cho nền kinh tế từ khu vực kinh tế này, sự tăng lên về số lượng vốn đầu tư và lao động qua các thời kỳ, sự tăng lên về số lượng DN trong toàn bộ khu vực... và các yếu tố định tính như mức độ tăng cơ hội kinh doanh hay nói cách khác đó là sự cải thiện môi trường đầu tư cho DNNVV, thái độ đối xử bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, sự cải thiện năng lực quản lý và kinh doanh cho DNNVV....” [36, tr. 28]. Hay nói cách khác: “Phát triển DNVVN được xem xét không chỉ đơn giản là sự tăng lên về số lượng hoặc sự tăng lên của tỉ phần DNVVN đóng góp vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay tổng sản phẩm quốc dân (GNP). Sự phát triển DNVVN ở đây còn được hiểu là sự tăng cường và mở rộng các cơ hội kinh doanh, tăng cường năng lực cạnh tranh (NLCT) của khu vực kinh tế này ở cả tầm vĩ mô và vi mô, và hơn nữa đó còn là sự tăng cường phúc lợi của các DNVVN cũng như phúc lợi của người lao động trong các DNVVN” [36, tr. 10]. Quan niệm của Trần Thị Vân Hoa nhấn mạnh đến đóng góp của các DNNVV vào cả sự phát triển kinh tế và xã hội. Theo tác giả, nội dung của phát triển DNNVV là sự tăng trưởng cả về lượng và sự thay đổi về chất của DN. Từ đó, các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá sự phát triển DNNVV là: Tăng số lượng các DN, tăng quy mô lao động, tăng quy mô vốn đầu tư, tăng tỉ phần thị trường, tăng giá trị đóng góp vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tăng cường và mở 13 rộng các cơ hội kinh doanh, nâng cao kỹ năng quản lý của chủ DN, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, tăng sự bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, có được sự thừa nhận và ủng hộ của công chúng. Mặc dù được tiếp cận khá đầy đủ song nghiên cứu chưa đề cập đến những phát triển về chuyển dịch CCKT của các DNNVV. Tác giả Trần Văn Hòa (2006) trong “Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn Thừa Thiên Huế”cho rằng: “Phát triển DNNVV ở nông thôn là quá trình tăng trưởng về số lượng, về quy mô, về trình độ công nghệ và quản lý của bản thân từng doanh nghiệp và nói chung cho các doanh nghiệp ở nông thôn; là quá trình thích ứng nhanh với nhu cầu thường xuyên biến đổi của thị trường và sức ép cạnh tranh trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế (KTQT); là quá trình đảm bảo hài hòa các lợi ích và phát triển bền vững về kinh tế - xã hội - môi trường nông thôn”[37, tr. 30]. Nội dung về phát triển DNNVV chính là sự biến động về số lượng DN, thay đổi về cơ cấu các loại DN, năng lực sản xuất của DN, kết quả và hiệu quả SXKD, đặc điểm của người quản lý DN và MTKD. Từ 6 nội dung trên, tác giả đã đưa ra 6 nhóm chỉ tiêu đánh giá phát triển DNNVV. Cụ thể: (1) về sự biến động số lượng DN, gồm có: Số lượng DN trước và sau khi có luật DN, số lượng DN theo thành phần kinh tế, số lượng DN theo ngành kinh tế và số lượng DN theo huyện; (2) về cơ cấu, nghiên cứu đưa ra chỉ tiêu, gồm: So sánh tỷ trọng các DN theo ngành kinh tế, so sánh tỷ trọng các DN theo thành phần kinh tế và so sánh tỷ trọng các DN theo loại hình DN; (3) về năng lực sản xuất, quy mô về lao động, quy mô về vốn, hao mòn hữu hình, hệ số đổi mới thiết bị, tỷ trọng thiết bị trực tiếp tham gia sản xuất, tỷ trọng thiết bị hiện đại, mức trang bị vốn cho sản xuất, tỷ trọng sản phẩm theo công nghệ mới được áp dụng, trình độ cơ khí và tự động hóa, tỷ trọng công nhân kỹ thuật bậc cao trên tổng số công nhân kỹ thuật được sử dụng làm các chỉ tiêu đánh giá; (4) để phản ánh kết quả và hiệu quả SXKD, nghiên cứu đã đưa ra các chỉ tiêu: Tỷ trọng DN lãi và lỗ, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận vốn, tỷ suất lợi nhuận doanh thu, doanh thu trên lao động, tài sản cố định trên lao động, thu nhập của người lao động; (5) phản ánh người quản lý DN, nghiên cứu đưa ra hệ thống các chỉ tiêu là: Tuổi đời, giới tính, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, số năm kinh nghiệm công tác và năm thành lập DN; (6) về MTKD, tác giả đã sử dụng các chỉ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan