Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán nội địa tại n...

Tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán nội địa tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hai bà trưng, hà nội

.PDF
118
8
71

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- VŨ THỊ KIM THANH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG THANH TOÁN NỘI ĐỊA TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HAI BÀ TRƢNG, HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- VŨ THỊ KIM THANH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG THANH TOÁN NỘI ĐỊA TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HAI BÀ TRƢNG, HÀ NỘI Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã sô: 60 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH NGỌC DINH Hà Nội – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung luận văn: “Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán nội địa tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hai Bà Trưng, Hà Nội” là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, ngày 26 tháng 8 năm 2015 Tác giả luận văn Vũ Thị Kim Thanh LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Giáo viên hướng dẫn TS. Đinh Ngọc Dinh và các quý thầy cô cùng các anh chị chuyên viên trong Khoa Tài chính Ngân hàng và Khoa Sau đại học - Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội, đã có ý kiến đóng góp quý báu, giúp tôi hoàn thành luận văn này. Xin được cảm ơn Ban lãnh đạo và nhân viên Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hai Bà Trưng, Hà Nội đã hỗ trợ cung cấp số liệu, đóng góp ý tưởng cho luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 26 tháng 8 năm 2015 Tác giả luận văn Vũ Thị Kim Thanh MỤC LỤC MỤC LỤC …………………………………………………..................................i DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ...................................................................... i DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG ........................................................................................... ii DANH MỤC BIỂU ........................................................................................................... iv MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ....................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 3 5. Những đóng góp mới của luận văn ................................................................................. 3 6. Kết cấu của luận văn ........................................................................................................ 4 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG THANH TOÁN NỘI ĐỊA CỦA NHTM ... 5 1.1. Tổng quan về dịch vụ TTKDTM trong thanh toán nội địa của NHTM ............ 5 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò ................................................................................. 5 1.1.2. Các dịch vụ TTKDTM trong thanh toán nội địa của NHTM ................................. 9 1.2. Phát triển dịch vụ TTKDTM trong thanh toán nội địa của NHTM ................ 13 1.2.1. Quan niệm về phát triển dịch vụ TTKDTM trong TTNĐ của NHTM ................ 13 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá ................................................................................................ 14 1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng ............................................................................................ 16 1.3.1. Nhân tố chủ quan ..................................................................................................... 17 1.3.2. Nhân tố khách quan ................................................................................................. 18 1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................ 21 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU............................ 24 2.1. Cách tiếp cận và thiết kế nghiên cứu ..................................................................... 24 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................... 24 2.2.1. Mô hình nghiên cứu ................................................................................................. 24 2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu.................................................................................. 25 2.2.3. Phương pháp xử lý thông tin ................................................................................... 27 2.2.4. Phương pháp phân tích dữ liệu................................................................................ 28 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG THANH TOÁN NỘI ĐỊA TẠI BIDV CHI NHÁNH HAI BÀ TRƢNG ............................................................................................. 29 3.1. Vài nét về BIDV chi nhánh Hai Bà Trƣng ............................................................ 29 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng ............... 29 3.1.2. Mô hình tổ chức và chức năng hoạt động .............................................................. 29 3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh ..................................................... 31 3.2. Thực trạng dịch vụ TTKDTM trong TTNĐ tại BIDV Hai Bà Trƣng ............. 38 3.2.1. Tình hình phát triển thị trường Thanh toán không dùng tiền mặt ......................... 38 3.2.2. Thực trạng dịch vụ TTKDTM trong TTNĐ tại BIDV Hai Bà Trưng .................. 40 3.3. Kết quả cung ứng dịch vụ TTKDTM trong TTNĐ của Chi nhánh ................. 52 3.4. Kết quả nghiên cứu sự ảnh hƣởng của từng nhân tố đến hoạt động TTKDTM trong TTNĐ tại BIDV Hai Bà Trƣng. .......................................................................... 53 3.4.1. Dữ liệu từ điều tra, khảo sát..................................................................................... 53 3.4.2. Kết quả phân tích dữ liệu ......................................................................................... 55 3.5. Thực trạng chất lƣợng sản phẩm dịch vụ TTKDTM trong TTNĐ tại BIDV chi nhánh Hai Bà Trƣng ................................................................................................. 61 3.5.1. Thực trạng về hiện đại hóa công nghệ trong TTKDTM trong TTNĐ tại BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng ..................................................................................................... 61 3.5.2. Thực trạng về độ chính xác xử lý giao dịch trong TTKDTM tại BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng ...................................................................................................................... 63 3.5.3. Thực trạng chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên giao dịch với khách hàng64 3.5.4. Thực trạng tính phí dịch vụ TTKDTM trong TTNĐ tại BIDV Hai Bà Trưng .... 65 3.6. Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ TTKDTM trong TTNĐ tại BIDV chi nhánh Hai Bà Trƣng ............................................................................................................. 66 3.6.1. Những kết quả đạt được ........................................................................................ 66 3.6.2. Hạn chế và nguyên nhân ................................................................................. 68 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG THANH TOÁN NỘI ĐỊA TẠI BIDV CHI NHÁNH HAI BÀ TRƢNG ............................................................................ 74 4.1. Định hƣớng phát triển tại BIDV chi nhánh Hai Bà Trƣng .......................... 74 4.1.1. Định hướng phát triển chung .......................................................................... 74 4.1.2. Định hướng phát triển dịch vụ TTKDTM trong TTNĐ tại Chi nhánh ........... 75 4.2. Giải pháp phát triển TTKDTM trong TTNĐ tại BIDV Hai Bà Trƣng ...... 76 4.2.1. Hoàn thiện các dịch vụ thanh toán hiện có, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, xây dựng và phát triển các sản phẩm mới ................................................................. 76 4.2.2. Phát triển công nghệ phục vụ hoạt động thanh toán ....................................... 78 4.2.3. Đẩy mạnh công tác marketing, tăng cường tiếp thị khách hàng ..................... 79 4.2.4. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ TTKDTM .................................. 80 4.2.5. Mở rộng hợp tác liên kết với các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp………………… 82 4.2.6. Phát triển hệ thống các kênh phân phối…………………………………..…82 4.2.7. Chính sách giá cả và phí thanh toán phù hợp.................................................. 83 4.2.8. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .............................................................. 84 4.3. Một số đề xuất, kiến nghị ................................................................................. 84 4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ ................................................................................. 84 4.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ............................................................... 86 4.3.3. Đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam ............................ 86 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................90 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TT Nguyên nghĩa Ký hiệu 1 TTKDTM Thanh toán không dùng tiền mặt 2 NHTM Ngân hàng thương mại 3 TMCP Thương mại cổ phần 4 TTNĐ Thanh toán nội địa 5 NH Ngân hàng 6 UNC Ủy nhiệm chi 7 UNT Ủy nhiệm thu 8 NHNN Ngân hàng Nhà nước 9 KH Khách hàng i DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG STT Sơ đồ, bảng Nội dung Trang 1 Sơ đồ 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến TTKDTM trong TTNĐ 25 2 Sơ đồ 3.1 Mô hình tổ chức của BIDV Hai Bà Trưng 31 3 Bảng 2.1 3 Bảng 3.1 Tình hình huy động vốn 32 4 Bảng 3.2 Tình hình sử dụng vốn 34 5 Bảng 3.3 Tình hình kinh doanh ngoại hối 35 6 Bảng 3.4 Kết quả kinh doanh của Chi nhánh 37 7 Bảng 3.5 8 Bảng 3.6 Tình hình thanh toán bằng Ủy nhiệm chi 42 9 Bảng 3.7 Tình hình thanh toán bằng Ủy nhiệm thu 43 10 Bảng 3.8 Tình hình giao dịch thẻ BIDV ATM tại BIDV HBT 45 11 Bảng 3.9 Tình hình KH sử dụng Mobile và Internet banking 46 12 Bảng 3.10 Tình hình sử dụng dịch vụ gạch nợ cước viễn thông 49 13 Bảng 3.11 Doanh số và phí dịch vụ thanh toán hóa đơn điện 50 14 Bảng 3.12 15 Bảng 3.13 Đặc điểm của mẫu khảo sát 54 16 Bảng 3.14 Kết quả thăm dò ý kiến khách hàng cá nhân về dịch vụ 62 17 Bảng 3.15 Kết quả thăm dò ý kiến KH về độ chính xác trong giaodịch 64 18 Bảng 3.16 19 Bảng 3.17 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTKDTM trong TTNĐ Thị phần dịch vụ TTKDTM của mốt số NHTM trên địa bàn Hà Nội Doanh thu phí dịch vụ từ hoạt động TTKDTM tại Chi nhánh Kết quả thăm dò ý kiến KH về thái độ phục vụ trong giao dịch Kết quả thăm dò ý kiến KH về mức phí dịch vụ TT ii 26 39 52 65 66 iii DANH MỤC BIỂU STT Biểu Nội dung 1 Biểu đồ 3.1 Doanh thu từ séc 41 2 Biểu đồ 3.2 Số lượng máy POS được lắp đặt của BIDV HBT 48 3 Biểu đồ 3.3 Doanh thu thanh toán vé máy bay 51 3 Biểu đồ 3.4 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố khách hàng 55 4 Biểu đồ 3.5 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố hàng lang pháp lý 56 5 Biểu đồ 3.6 Mức độ ảnh hưởng của môi trường kinh tế 57 6 Biểu đồ 3.7 7 Biểu đồ 3.8 Mức độ ảnh hưởng của chất lượng nhân sự 59 8 Biểu đồ 3.9 Mức độ ảnh hưởng của chính sách khách hàng 60 9 Biểu đồ 3.10 Mức độ ảnh hưởng của chiến lược kinh doanh của NH Mức độ ảnh hưởng của ứng dụng khoa học công nghệ trong thanh toán iv Trang 58 60 v MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, thanh toán không dùng tiền mặt đã trở thành phương tiện thanh toán phổ biến và thiết yếu trên thế giới. Ở các nước phát triển như Bỉ, Pháp, Canada tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt trong tiêu dùng chiếm trên 90%. Ở Việt Nam, từ năm 2008 đến nay, các dịch vụ, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đã được phát triển mạnh mẽ và đa dạng dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, như: Internet banking, mobile banking, ví điện tử… đang dần đi vào cuộc sống, phù hợp với xu thế thanh toán của các nước trong khu vực và trên thế giới. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tỷ lệ sử dụng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán đang có xu hướng giảm dần từ 23,7% năm 2001, 17,21% năm 2006, xuống 14% năm 2010 và hiện còn khoảng 12%. Có hơn 65% đơn vị thực hiện chi trả lương qua tài khoản cho đến năm 2013. Khi thanh toán không dùng tiền mặt được khuyến khích và trở thành một phương thức thanh toán chính yếu trong xã hội sẽ đem lại nhiều lợi ích, tạo sự minh bạch trong các khoản chi tiêu và giao dịch của Chính phủ, các đơn vị kinh doanh và cá nhân, giúp dòng chảy tiền tệ được lưu thông rõ ràng và trơn tru hơn, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững. Phát triển dịch vụ TTKDTM mặt giúp NHTM có thêm kênh huy động vốn, tăng nguồn thu và phát triển thêm các dịch vụ cung cấp cho khách hàng qua các tài khoản tại ngân hàng, cung cấp giá trị tăng thêm của các sản phẩm thẻ. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung và Chi nhánh Hai Bà Trưng nói riêng luôn ý thức tìm kiếm các giải pháp thiết thực nhằm thay đổi nhận thức cũng như thói quen thanh toán bằng tiền mặt của người dân thông qua các sản phẩm dịch vụ, và coi đây là một trong những nhiệm vụ hoạt động hàng đầu của mình. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng, Hà Nội (sau đây gọi tắt là BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng) được định hướng trở thành một ngân hàng bán lẻ mà đối tượng chính là các cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó, BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng luôn chú trọng đặc biệt trong công tác xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ của mình. Song thực tế hiện nay, 1 hoạt động thanh toán của chi nhánh vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của mình. “Phải làm gì để tận dụng các lợi thế sẵn có, phát triển dịch vụ, giữ vững và mở rộng thị phần của BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng, Hà Nội trong lĩnh vực TTKDTM, góp phần làm thay đổi nhận thức khách hàng của ngân hàng nói riêng và một bộ phận người dân nói chung?” luôn là câu hỏi được Chi nhánh quan tâm trong quá trình xây dựng chính sách phát triển. Từ những vấn đề thực tiễn trên trong hoạt động của BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng, đề tài: “Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán nội địa tại Ngân hàngTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hai Bà Trưng, Hà Nội” được chọn làm luận văn thạc sỹ của tác giả.  Câu hỏi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài này sẽ được giải quyết bằng việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: - Các nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động TTKDTM trong thanh toán nội địa của NHTM? - Điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi và khó khăn về thanh toán KDTM trong thanh toán nội địa tại BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng, Hà Nội. - Đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển dịch vụ TTKDTM trong thanh toán nội địa tại Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Hai Bà Trưng, Hà Nội. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Nghiên cứu, hệ thống hóa kiến thức về các sản phẩm dịch vụ TTKDTM trong thanh toán nội địa như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ và dịch vụ khác. Nghiên cứu các nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến hoạt động TTKDTM trong TTNĐ của NHTM; ảnh hưởng của hoạt động phát triển dịch vụ TTKDTM trong thanh toán nội địa đến nền kinh tế. - Khảo sát, đánh giá về thực trạng dịch vụ TTKDTM trong thanh toán nội địa của BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng trong thời gian qua, mức độ đáp ứng yêu cầu của 2 khách hàng về số lượng dịch vụ, chất lượng dịch vụ và đóng góp của dịch vụ vào tổng thu nhập của ngân hàng… - Đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán nội địa tại BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: - Lý luận và thực tiễn về dịch vụ TTKDTM trong thanh toán nội địa của các NHTM trong nền kinh tế thị trường. - Các tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ TTKDTM trong thanh toán nội địa của NHTM.  Phạm vi nghiên cứu: Các hoạt động TTKDTM trong thanh toán nội địa của BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng trong khoảng thời gian từ 2012 đến nay. Đề tài tập trung vào nghiên cứu dịch vụ ngân hàng cung cấp cho khách hàng cá nhân như thanh toán séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, thẻ thanh toán, thu hộ, chi hộ và các dịch vụ khác. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê, mô tả: Thu thập, hệ thống hóa, xử lý số liệu và thông qua các số bình quân, số tuyệt đối, số tương đối để đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu. - Phương pháp so sánh: đánh giá tình hình phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt theo không gian và theo thời gian. - Phương pháp thu thập dữ liệu, xử lý thông tin. - Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá. 5. Những đóng góp mới của luận văn Đóng góp nổi bật của luận văn cụ thể là: - Tổng kết một cách có hệ thống cơ sở lý luận về TTKDTM trong TTNĐ, tìm hiểu về các sản phẩm dịch vụ TTKDTM trong TTNĐ của các NHTM trên thị trường, đưa các các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTKDTM trong TTNĐ của các NHTM. 3 - Đi sâu phân tích thực trạng TTKDTM trong TTNĐ tại BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng, Hà Nội cùng với kết quả nghiên cứu điều tra các nhân tố ảnh hưởng đến TTKDTM, chất lượng dịch vụ thông qua bảng câu hỏi đánh giá sự hài lòng của khách hàng để đánh giá thực trạng, đưa ra những kết quả đạt được của Chi nhánh, và những mặt còn hạn chế cũng như tìm ra nguyên nhân của những mặt còn tồn tại. - Định hướng phát triển chung trong những năm tới của Ngân hàng, định hướng phát triển dịch vụ TTKDTM, đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ TTKDTM trong TTNĐ tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng, Hà Nội. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán nội địa của NHTM. Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán nội địa tại BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng, Hà Nội. Chương 4: Giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán nội địa tại BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng, Hà Nội. 4 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG THANH TOÁN NỘI ĐỊA CỦA NHTM 1.1. Tổng quan về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán nội địa của NHTM 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của dịch vụ TTKDTM trong TTNĐ của NHTM 1.1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại là ngân hàng kinh doanh tiền tệ nhằm mục tiêu cơ bản là lợi nhuận, với 3 chức năng chủ yếu là chức năng trung gian tín dụng, chức năng thanh toán và chức năng tạo tiền. Nhìn lại lịch sử hình thành ban đầu của ngân hàng, chúng ta thấy dịch vụ đầu tiên mà ngân hàng cung cấp là quản lý vốn cho khách hàng, bên cạnh đó ngân hàng còn đảm bảo thanh toán nhanh chóng, chính xác, an toàn thuận tiện cho khách hàng, do vậy tạo được sự tín nhiệm cho khách hàng và ngân hàng đó thu hút được nguồn vốn quan trọng nhất cho hoạt động của mình. Ngân hàng là trung tâm thanh toán cho khách hàng làm cho quá trình lưu thông hàng hoá được tiến hành một cách có hiệu quả. Nền kinh tế ngày càng phát triển thì tần số giao dịch ngày càng tăng nhanh và khối lượng tiền tệ ngày càng lớn, hoạt động kinh tế đó mở rộng ra phạm vi quốc tế, tuy nhiên trong đây chúng ta chỉ xét đến trong phạm vi cả nước. Trong điều kiện đó, các khách hàng không thể thanh toán trực tiếp cho nhau được, mà cần phải có sự tham gia của các ngân hàng trong nước. Chính vì vậy, ngân hàng trở thành trung gian thanh toán của nền kinh tế. Bởi lẽ, nếu không có sự tham gia của ngân hàng vào thanh toán thì hoạt động trao đổi lưu thông hàng hoá sẽ bị ách tắc, chậm chạp, ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế. Với sự ra đời của ngân hàng, những chi trả về hàng hoá và dịch vụ của xã hội được thực hiện qua ngân hàng với nhiều hình thức thanh toán đơn giản, thích hợp và kỹ thuật ngày càng tiên tiến. Ngân hàng nhận làm thủ quỹ, làm trung gian thanh toán hộ các khoản giao dịch theo yêu cầu của hai bên mua - bán, với chức năng trung gian 5 thanh toán của Ngân hàng thương mại, mặc dù không phải là chức năng chủ đạo, nhưng nó có vai trò cực kỳ quan trọng đối với hoạt động kinh doanh tiền tệ - tín dụng của một Ngân hàng thương mại. Nhờ có nghiệp vụ nhận tiền gửi thanh toán ngân hàng đó tạo ra nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho vay, hỗ trợ cho việc thực hiện chức năng trung gian tín dụng bởi qua chức năng này Ngân hàng có thể huy động được nguồn vốn có chi phí thấp. Khi nghiệp vụ thanh toán của ngân hàng được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm sẽ là nhân tố chủ yếu để thu hút khách hàng giao dịch nhiều hơn với ngân hàng. Từ đó, tăng qui mô huy động vốn và đẩy mạnh hoạt động đầu tư tín dụng. Trên cơ sở làm các dịch vụ thanh toán cho khách hàng, còn giúp cho ngân hàng có thể kiểm soát được tình hình sử dụng vốn, và đa dạng hoá được hoat động kinh doanh của ngân hàng. TTKDTM là cách thức thanh toán trong đó không có sự xuất hiện của tiền mặt mà việc thanh toán được thực hiện bằng cách trích chuyển trên các tài khoản của các chủ thể liên quan đến số tiền phải thanh toán. TTKDTM còn được định nghĩa là phương thức thanh toán không trực tiếp dùng tiền mặt mà dựa vào các chứng từ hợp pháp như giấy nhờ thu , giấy ủy nhiệm chi , séc… để trích chuyển vốn tiền tệ từ tài khoản của tổ chức , đơn vị, cá nhân này sang tài khoản của tổ chức , đơn vị, cá nhân khác thông qua hệ thống ngân hàng. TTKDTM trong TTNĐ của NHTM thường được áp dụng cho các khoản chi trả có giá trị lớn giữa các doanh nghiệp, cá nhân trong phạm vi quốc gia. Dịch vụ TTKDTM bao gồm dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán và một số dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng (Nghị định 101/2012/NĐ-CP). Trong đó, dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán của khách hàng, bao gồm: cung ứng phương tiện thanh toán, thực hiện dịch vụ thanh toán và các dịch vụ khác. Như đã giới hạn ở phạm vi nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu về thực hiện dịch vụ thanh toán và các dịch vụ khác. Dịch vụ TTKDTM trong TTNĐ tại ngân hàng bao gồm dịch vụ thanh toán séc, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thu hộ và chi hộ. 6 1.1.1.2. Đặc điểm của TTKDTM trong thanh toán nội địa TTKDTM là một dịch vụ được thực hiện thông qua chức năng hoạt động trung gian thanh toán của NHTM. Vì vậy, TTKDTM tại NHTM có 3 đặc điểm chủ yếu: sự vận động của tiền tệ độc lập với sự vận động của hàng hóa; tiền không xuất hiện trực tiếp mà xuất hiện dưới hình thức tiền ghi sổ; đặc điểm thứ 3 là ngoài bên mua và bên bán có sự tham gia của NHTM. Và TTKDTM trong TTNĐ cũng có 3 đặc điểm này:  Sự vận động của tiền tệ độc lập với sự vận động của hàng hóa, dịch vụ Khác với thanh toán bằng tiền mặt, TTKDTM trong TTNĐ không phải được tiến hành một cách trực tiếp theo kiểu “giao hàng, nhận tiền”, mà việc giao hàng được tiến hành ở nơi này, trong một thời điểm này, nhưng việc thanh toán có thể được thực hiện ở một địa điểm khác, trong một thời gian khác. Sự tách rời như vậy giữa tiền và hàng hóa, dịch vụ là điều không thể tránh khỏi. Đây là một điểm khác biệt lớn nhất giữa hai hình thức thanh toán.  Tiền mặt chỉ xuất hiện dưới hình thức ghi sổ, được ghi chép lại trên các chứng từ, sổ sách kế toán. Đây là đặc điểm riêng có của TTKDTM trong TTNĐ. Với đặc điểm này, các bên tham gia thanh toán nhất định phải mở tài khoản tại ngân hàng, hơn thế nữa phải có tiền trên tài khoản đó (nhất là người mua). Bởi vì, nếu không như vậy, việc thanh toán sẽ không thể tiến hành được. Ngoài ra, do phải mở tài khoản tại ngân hàng nên vấn đề kiểm soát của ngân hàng trong việc tổ chức thanh toán là cần thiết nhằm kiểm soát tính chất đúng đắn của nội dung thanh toán, kiểm soát tính thích hợp của chứng từ.  Ngân hàng có vai trò của người tổ chức và làm trung gian thực hiện các khoản thanh toán. NHTM tham gia vào quá trình thanh toán với tư cách là bên thứ ba (cùng với bên mua và bên bán) với chức năng thực hiện toàn bộ các khâu liên quan đến nghiệp vụ kỹ thuật thanh toán. Việc tổ chức thực hiện thanh toán tốt hay không liên quan mật thiết đến vai trò của ngân hàng thương mại. Bởi vì chỉ có ngân hàng, là người quản lý 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất