Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát thanh trên điện thoại di động sử dụng công nghệ 3g (khảo sát trường hợp vie...

Tài liệu Phát thanh trên điện thoại di động sử dụng công nghệ 3g (khảo sát trường hợp viettel radio)

.PDF
158
232
71

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- VŨ THỊ THÙY LINH PHÁT THANH TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ 3G (KHẢO SÁT TRƢỜNG HỢP VIETTEL RADIO) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Báo chí học Hà Nội - 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- VŨ THỊ THÙY LINH PHÁT THANH TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ 3G (KHẢO SÁT TRƢỜNG HỢP VIETTEL RADIO) Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học Mã số: 60.32.01.01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Bá Dung Hà Nội - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là Vũ Thị Thùy Linh, tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ báo chí với đề tài “Phát thanh trên điện thoại di động sử dụng công nghệ 3G (Khảo sát trường hợp Viettel Radio)” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, là kết quả làm việc nghiêm túc, trung thực và cẩn trọng của tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Bá Dung. Mọi số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tôi xin chịu trách nhiệm đối với Luận văn tốt nghiệp của mình. Hà nội, Ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Vũ Thị Thùy Linh 1 LỜI CẢM ƠN Qua luận văn này, tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo trong Khoa Báo chí và Truyền thông – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến TS. Trần Bá Dung đã tận tình hướng dẫn, hết lòng động viên khích lệ, nhiệt tình truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm Media – Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel cùng toàn thể cán bộ nhân viên trung tâm đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu và tiến hành nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin chân thành gửi tới những người thân trong gia đình lời cảm ơn sâu sắc nhất. Sự động viên, hậu thuẫn và ủng hộ vô điều kiện của gia đình và người thân đã giúp tôi có nhiều động lực để hoàn thành luận văn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà nội, Ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Vũ Thị Thùy Linh 2 MỤC LỤC Danh mục các chữ viết tắt .............................................................................. 6 Danh mục các bảng biểu ................................................................................. 8 Mở đầu ........................................................................................................... 10 1. Lý do lựa chọn đề tài ................................................................................... 10 2. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài ..................................................... 12 3. Nội dung và mục đích nghiên cứu .............................................................. 14 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 15 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 16 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn..................................................................... 17 7. Bố cục của luận văn .................................................................................... 18 Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của phát thanh trên điện thoại di động sử dụng công nghệ 3G ......................................................................... 19 1.1. Phát thanh hiện đại và thị trường phát thanh Việt Nam .......................... 19 1.1.1. Đặc điểm của phát thanh hiện đại ........................................................ 19 1.1.2. Thị trường phát thanh tại Việt Nam ...................................................... 22 1.2. Phát thanh sử dụng công nghệ 3G ........................................................... 28 1.2.1. Sự ra đời của phát thanh sử dụng công nghệ 3G ................................. 28 1.2.2. Quy trình sản xuất chương trình phát thanh trên điện thoại di động 3G . 30 1.3. Sự phát triển của công nghệ di động và sự ra đời của Viettel Radio ....... 31 1.3.1. Sự phát triển của công nghệ di động .................................................... 31 1.3.2. Sự ra đời của Viettel Radio ................................................................... 36 1.3.3. Các giai đoạn phát triển của Viettel Radio .......................................... 38 Chƣơng 2: Thực trạng các chƣơng trình phát thanh của Viettel Radio (Khảo sát từ 09/2010 đến 09/2014)............................................................... 45 2.1. Quy trình sản xuất của Viettel Radio và ưu, nhược điểm ........................ 45 3 2.1.1. Quy trình sản xuất ................................................................................. 45 2.1.2. Ưu điểm ................................................................................................. 46 2.1.3. Nhược điểm ........................................................................................... 47 2.2. Nội dung các chương trình của Viettel Radio.......................................... 48 2.2.1. Tin tức ................................................................................................... 48 2.2.2. Giải trí ................................................................................................... 51 2.2.3. Chương trình chuyên đề ........................................................................ 53 2.2.4. Đọc truyện Istory................................................................................... 57 2.2.5. Khảo sát số lượng chương trình Viettel Radio sản xuất ....................... 58 2.3. Hình thức thể hiện các chương trình của Viettel Radio ........................... 62 2.3.1. Thời lượng ............................................................................................. 62 2.3.2. Kết cấu................................................................................................... 64 2.3.3. Thể loại .................................................................................................. 67 2.3.4. Yếu tố đa phương tiện ........................................................................... 67 2.4. Công chúng của Viettel Radio ................................................................. 69 2.4.1. Quy mô công chúng ............................................................................... 69 2.4.2. Đặc điểm của công chúng ..................................................................... 74 2.4.3. Kênh tiếp nhận sản phẩm của công chúng ........................................... 76 2.4.4. Đánh giá của công chúng đối với các chương trình Viettel Radio ...... 80 Chƣơng 3: Đề xuất giải pháp và chiến lƣợc phát triển nội dung cho Viettel Radio .................................................................................................. 87 3.1. Ưu điểm, hạn chế và những thách thức đặt ra cho Viettel Radio ............ 87 3.1.1. Ưu điểm ................................................................................................. 87 3.1.2. Hạn chế ................................................................................................. 92 3.1.3. Thách thức đặt ra cho Viettel Radio ..................................................... 94 3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng chương trình .............................. 96 3.2.1. Xây dựng chiến lược và kế hoạch nội dung .......................................... 96 4 3.2.2. Lựa chọn hình thức thể hiện.................................................................. 98 3.2.3. Tổ chức và nhân lực ............................................................................ 101 3.2.4. Tăng cường nghiên cứu, điều tra thính giả ......................................... 102 3.3. Một số kiến nghị..................................................................................... 102 3.3.1. Về cơ sở pháp lý .................................................................................. 102 3.3.2. Về bản quyền nội dung ........................................................................ 104 3.3.3. Về giá thành sản phẩm ........................................................................ 105 3.3.4. Về việc truyền thông, quảng bá cho sản phẩm ................................... 105 Kết luận ........................................................................................................ 109 Tài liệu tham khảo ...................................................................................... 111 Phụ lục .......................................................................................................... 114 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BBT: Ban biên tập. BTV: Biên tập viên. CDMA: Code Division Multiple Access: Đa truy cập phân chia theo mã. DAB: Digital Audio Broadcasting: Radio kỹ thuật số. DSL: Digital Subscriber Line: Đường Thuê bao Số. Ericsson ConsumerLab: Trung tâm nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng. G: Generation wireless telephone technology: Công nghệ điện thoại di động (không dây). GPRS: General Packet Radio Service: Công nghệ chuyển mạch gói. GPS: Global Positioning System: Hệ thống định vị toàn cầu. GSM: Global System for Mobile Communication: Hệ thống thông tin di động toàn cầu. HSDPA: Hight Speed Downlink Package Access: Gói đường truyền tốc độ cao. IP: Internet Protocol: Giao thức Internet. IVR: Interactive Voice Response: Phản hồi Tiếng nói Tương tác. KTV: Kỹ thuật viên. Mbit: Megabit - một đơn vị để chỉ dung lượng dữ liệu máy tính. POST: Plain Old Telephone Service: Mạng điện thoại công cộng. SMS: Short Message Services: Dịch vụ tin nhắn ngắn. TDMA: Time – Division Multiple Access: Đa truy cập phân chia theo thời gian. TNVN: Tiếng nói Việt Nam. TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh VN: Việt Nam. VOD: Video on Demand: Video theo yêu cầu. VOV: Đài Tiếng nói Việt Nam. VR: Viettel Radio. 6 VTC: Đài truyền hình kỹ thuật số. VTV: Đài truyền hình Việt Nam. WAP: Wireless Applications Protocol: Giao thức ứng dụng không dây. 7 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 1. Quy trình sản xuất chương trình phát thanh trên điện thoại 3G ............... 30 2. Tóm lược quá trình phát triển của mạng thông tin di động tế bào ........... 36 3. Sơ đồ quy trình sản xuất của Viettel Radio .............................................. 45 4. Số lượng chương trình Viettel Radio sản xuất (từ 09/2010 đến 09/2014).... 60 5. Số lượng chương trình Viettel Radio sản xuất tính theo năm .................. 60 6. Số lượng chương trình sản xuất trung bình theo tháng............................. 61 7. Biểu đồ thể hiện sự biến động số lượng chương trình phát sóng của Viettel Radio.....61 8. Thời lượng các chương trình của Viettel Radio ....................................... 63 9. Kết cấu các chương trình của Viettel Radio ............................................. 66 10. Quy mô và sự phát triển số lượng khách hàng/ công chúng của Viettel Radio ...69 11. Số liệu doanh thu của Viettel Radio theo kênh bán (2011-2014) ............. 72 12. Biểu đồ thể hiện doanh thu của Viettel Radio – phân kênh (2011-2014).72 13. Biểu đồ tổng doanh thu của Viettel Radio (2011-2014) ........................... 73 14. Tổng hợp các gói dịch vụ của Viettel Radio............................................. 80 15. Biểu đồ đánh giá của thính giả về chất lượng các chương trình của Viettel Radio (Đơn vị: %) ........................................................................................... 81 16. Biểu đồ đánh giá của thính giả về thời lượng các chương trình của Viettel Radio (Đơn vị: %) ........................................................................................... 82 17. Biểu đồ đánh giá của thính giả về giao diện, màu sắc các trang wapsite của Viettel Radio (Đơn vị: %) ........................................................................ 83 18. Biểu đồ yếu tố thính giả chưa hài lòng khi nghe Viettel Radio (Đơn vị: %) ……84 19. Biểu đồ đánh giá của thính giả về chất lượng kết nối mạng khi nghe/tải các chương trình của Viettel Radio (Đơn vị: %) ............................................ 95 20. Giới tính của thính giả (Đơn vị %) ......................................................... 119 21. Độ tuổi của thính giả (Đơn vị %) ............................................................ 119 22. Trình độ học vấn của thính giả (Đơn vị %) ............................................ 119 8 23. Nghề nghiệp của thính giả (Đơn vị %) ................................................... 120 24. Thời gian nghe radio của thính giả (Đơn vị %) ...................................... 120 25. Mức độ quan tâm của thính giả đối với các chuyên mục (Đơn vị %) .... 121 26. Lý do thính giả chọn nghe chương trình (Đơn vị %).............................. 121 27. Nhận xét của thính giả về chất lượng các chương trình của Viettel Radio (Đơn vị %) ..................................................................................................... 122 28. Nhận xét của thính giả về hình thức thể hiện các chương trình của Viettel Radio (Đơn vị %) .......................................................................................... 122 29. Nhận xét của thính giả về thời lượng các chương trình của Viettel Radio (Đơn vị %) ..................................................................................................... 123 30. Nhận xét của thính giả về số lượng các chương trình của Viettel Radio (Đơn vị %) ..................................................................................................... 123 31. Nhận xét của thính giả về mức độ bổ ích của các chương trình Viettel Radio (Đơn vị %) .......................................................................................... 124 32. Nhận xét của thính giả về giọng đọc và dẫn của các phát thanh viên Viettel Radio (Đơn vị %) .............................................................................. 124 33. Đánh giá của thính giả về chất lượng nghe/ tải các chương trình ( Đơn vị %) .... 125 34. Nhận xét của thính giả về giao diện, màu sắc của trang (Đơn vị %)...... 125 35. Nhận xét của thính giả về các tính năng, thao tác sử dụng trên trang (Các nút bấm nghe/tải/nghe tiếp) (Đơn vị %) ....................................................... 126 36. Yếu tố khiến thính giả chưa hài lòng khi sử dụng dịch vụ của Viettel Radio (Đơn vị %) .......................................................................................... 126 37. Góp ý của thính giả nhằm cải thiện chất lượng nội dung cũng như hình thức thể hiện của Viettel Radio (Đơn vị %) .................................................. 127 9 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Từ nhiều thế kỷ nay, báo in vẫn luôn được coi là công cụ để phản ánh các thông tin trong xã hội. Sau báo in, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, những năm hai mươi của thế kỷ XX, nhân loại đã chứng kiến sự bùng nổ của truyền thông đại chúng với sự xuất hiện của loại hình báo phát thanh. Sự ra đời của những chiếc radio là bước ngoặt to lớn trong quá trình phát triển của báo chí, làm thay đổi cách tiếp cận thông tin của con người. Xã hội ngày càng hiện đại, khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển không ngừng, chiếc điện thoại di dộng hay còn gọi là Mobile ra đời khiến khoảng cách giữa con người được thu hẹp lại. Kéo theo nó là những dịch vụ di động đa dạng, phong phú từ các nhà cung cấp mạng. Tiêu biểu nhất là sự ra đời và phát triển công nghệ mạng 3G, đánh dấu bước chuyển biến lớn trong quá trình phát triển công nghệ hiện nay. Nhằm phát huy tối đa những hiệu quả mà công nghệ 3G mang lại, các nhà mạng đã áp dụng công nghệ này để truyền tải thông tin qua các loại hình khác nhau. Chưa bàn tới yếu tố cạnh tranh, thương mại nhưng quả thực các ứng dụng trên điện thoại di động ngày càng mở rộng song song với sự phát triển của cơ sở hạ tầng – công nghệ mạng điện thoại di động, trong đó có sự xuất hiện của mô hình phát thanh mới là phát thanh trên điện thoại di động sử dụng công nghệ 3G hứa hẹn mang lại những trải nghiệm mới trong kỹ thuật giải trí truyền thông đa phương tiện của công chúng. Viettel là một trong những nhà mạng đi tiên phong trong việc khai thác cơ sở hạ tầng công nghệ sẵn có của một tập đoàn viễn thông để cho ra đời kênh phát thanh trên điện thoại di động sử dụng công nghệ 3G, với tên gọi Viettel Radio. Tháng 9-2010, những chương trình phát thanh đầu tiên trên điện thoại di động 3G của Viettel đến với công chúng thính giả. Việc mở 10 đường cho một mô hình phát thanh mới chắc chắn sẽ gặp phải những khó khăn, thách thức. Từ khi ra đời cho đến nay, Viettel Radio đã trải qua chặng đường hơn 5 năm tồn tại, phát triển và đã dần gặt hái được những thành quả nhất định, trong khi thị trường phát thanh trong nước đang loay hoay tìm hướng đi mới. Thời kỳ đầu, số lượng công chúng (thuê bao/ khách hàng) sử dụng dịch vụ phát thanh trên điện thoại di động 3G của Viettel chỉ vài trăm. Nhưng đến nay, số lượng này đã lên đến hàng trăm ngàn thuê bao, mang lại cho Viettel doanh thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Bước đầu thành công của Viettel Radio cũng đặt ra nhiều câu hỏi cho những nhà nghiên cứu báo chí nói chung và nghiên cứu phát thanh nói riêng. Đứng trước rất nhiều khó khăn thách thức, sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường báo chí truyền thông nhưng Viettel Radio đã tạo cho mình một chỗ đứng khá vững chắc trong lĩnh vực phát thanh tại Việt Nam. Tại sao công chúng lại chấp nhận bỏ tiền túi ra để nghe các chương trình phát thanh của Viettel Radio mà bỏ qua các chương trình phát thanh miễn phí? Chương trình phát thanh trên điện thoại di động 3G có những đặc trưng, ưu thế gì? Nó giống và khác như thế nào so với các chương trình phát thanh truyền thống? Đó là một vấn đề cần được nghiêm túc tìm hiểu, nghiên cứu. Chính vì vậy, nghiên cứu về phát thanh trên điện thoại di động sử dụng công nghệ 3G là cái nhìn khá mới mẻ. Việc đi sâu tìm hiểu về vấn đề này trước hết nhằm mang đến cho những người làm báo phát thanh nói riêng và người làm báo nói chung cái nhìn đa diện, sâu sắc về những hình thức truyền tải thông tin qua công nghệ di động mới hiện nay. Đặc biệt hơn, Radio đang được dự báo là loại hình báo chí chiếm ưu thế trong xã hội hiện đại, khi con người ngày càng trở nên bận rộn. 11 Hiện nay, thông tin báo chí trên mạng Internet khá đa dạng. Riêng đối với loại hình báo phát thanh, nhiều tờ báo mạng đã bổ sung vào trang web của mình thêm chuyên mục Radio Online như Vietnamnet, Megafun, Tuổi trẻ Online… Tuy nhiên, với xu hướng hiện nay, có thể nói Radio trên điện thoại di động sử dụng công nghệ 3G đang mở ra một tương lai mới cho loại hình báo phát thanh. Một lý do nữa khiến tác giả đến với đề tài này, đó là, tôi có may mắn được trực tiếp làm việc, sản xuất ra các sản phẩm phát thanh từ khi Viettel Radio ra đời cho đến nay. Vì vậy, tác giả có điều kiện để tiếp cận cũng như bám sát nội dung, phương thức sản xuất - kinh doanh, qua đó có thể đưa ra được những đánh giá cụ thể, sát thực. Trên những cơ sở phân tích đó, tác giả lựa chọn đề tài “Phát thanh trên điện thoại di động sử dụng công nghệ 3G (Khảo sát trường hợp Viettel Radio)” làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành báo chí học. 2. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài Việc nghiên cứu về phát thanh trên điện thoại di động sử dụng công nghệ 3G là một khía cạnh khá mới mẻ, chưa được nhiều nhà nghiên cứu báo chí đề cập đến. Trong quá trình tìm hiểu tư liệu cho luận văn, tác giả nhận thấy có một số đề tài nghiên cứu về phát thanh hiện đại nói chung: Luận văn của tác giả Nguyễn Thị Thúy Bình (năm 1999) với đề tài: “Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trên báo trực tuyến của các cơ quan phát thanh truyền hình” làm rõ việc ứng dụng truyền thông đa phương tiện trên báo chí trực tuyến ở Việt Nam, đưa ra một số đề xuất nâng cao chất lượng ứng dụng truyền thông đa phương tiện trên các ấn phẩm báo chí trực tuyến. Ngoài ra, còn có một số luận văn của các tác giả Đồng Mạnh Hùng (năm 2001): “Đổi mới, nâng cao chất lượng chương trình thời sự đài TNVN”; tác giả Nguyễn Sơn Minh (năm 2002): “Phát thanh trên mạng Internet”; tác giả Phạm 12 Nguyên Long (năm 2009): “Đổi mới và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh Kinh tế của đài TNVN”. Các đề tài đã nghiên cứu và đề xuất nhiều biện pháp tăng cường hiệu quả các chương trình phát thanh và bước đầu đề cập đến một số phương thức phát thanh hiện đại… Với tư cách là người được tham gia vào nhóm Đề án phát thanh – truyền hình trên di động của Viettel từ ngày còn là sinh viên, bản thân tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu mô hình phát thanh trên điện thoại di động sử dụng công nghệ 3G: Nghiên cứu trường hợp Viettel Radio” cho công trình nghiên cứu khoa học cấp trường đồng thời là khóa luận tốt nghiệp của mình do TS. Đặng Thị Thu Hương trực tiếp hướng dẫn (năm 2011). Đề tài tập trung khảo sát, tìm hiểu về ưu điểm và hạn chế của mô hình phát thanh trên điện thoại di động 3G, từ đó đề xuất những cách thức và biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nội dung, đồng thời đánh giá được giá trị của mô hình phát thanh mới mẻ này đối với người làm báo và giới truyền thông phát thanh Việt Nam. Liên quan đến vấn đề nghiên cứu phát thanh trên điện thoại di động sử dụng công nghệ 3G, luận văn thạc sĩ “Xu thế phát triển của phát thanh phi truyền thống tại Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp của Viettel Radio và Tuổi trẻ Online)” (năm 2013) của Phạm Thị Huệ, khoa Báo chí, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng đã có những khảo sát về nội dung, hình thức của mô hình phát thanh mới – phát thanh trên điện thoại di động sử dụng công nghệ 3G. Từ đó, đề xuất những kiến nghị và giải pháp để đẩy mạnh mô hình phát thanh này ở nước ta. Luận văn thạc sĩ báo chí “Hành vi đọc báo trên điện thoại di động của công chúng thanh niên tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Phước hiện nay” của Hoàng Thị Thu Hằng (2014), Học viện Báo chí và tuyên truyền, nghiên cứu hành vi, tập quán sử dụng thông tin báo chí trên điện thoại di động của công chúng ở hai địa phương, để đo lường mức độ, phạm vi và ảnh hưởng 13 của truyền thông kỹ thuật số và đưa ra những căn cứ khoa học xác thực về hình thức tiếp nhận thông tin mới này ở Việt Nam. Tuy nhiên, các đề tài mới chỉ bước đầu mô tả những cái nhìn bao quát về mô hình phát thanh trên điện thoại di động 3G chứ chưa tập trung đi sâu vào phân tích về quy trình sản xuất, nội dung chương trình, hình thức thể hiện và công chúng tiếp nhận. Đồng thời chưa có những đánh giá, so sánh với phát thanh truyền thống và phát thanh qua mạng Internet. Vì vậy, nghiên cứu về phát thanh trên điện thoại di động 3G là vấn đề mới mẻ, cần được khai thác. Nghiên cứu này sẽ tập trung làm rõ những đặc trưng, đặc điểm của phát thanh trên điện thoại di động 3G từ nội dung, hình thức, quy trình sản xuất đến công chúng tiếp nhận, so sánh với những mô hình phát thanh trước đó để tìm ra những điểm giống và khác nhau, những ưu thế và hạn chế; nghiên cứu cũng đi sâu tìm hiểu về quá trình phát triển của Viettel Radio (từ 09/2010 đến 09/2014), phân tích những thay đổi về nội dung chương trình, hình thức thể hiện, đối tượng công chúng của Viettel Radio để từ đó để xuất những giải pháp nâng cao chất lượng chương trình và những chiến lược dài hạn cho sự phát triển của mô hình phát thanh mới còn nhiều tiềm năng ở Việt Nam. 3. Nội dung và mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, khảo sát các chương trình phát thanh trên điện thoại di động sử dụng công nghệ 3G của Viettel Radio (20102014), luận văn hy vọng sẽ chỉ ra được những đặc điểm của mô hình phát thanh mới này từ tiêu chí lựa chọn thông tin, quy trình sản xuất đến công chúng tiếp nhận... Luận văn cũng sẽ có những đánh giá về ưu, nhược điểm, thời cơ cũng như thách thức đặt ra đối với Viettel Radio. Qua đó, đi đến đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chương trình cũng như hình thức thể hiện để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng. Đồng thời, 14 luận văn cũng vạch ra những chiến lược dài hạn cho quá trình phát triển của Viettel Radio trong những năm tiếp theo. Đặc điểm của báo phát thanh vốn mang tính thân mật, gần gũi, nay lại được tích hợp trên chính chiếc điện thoại di động, một thiết bị cầm tay đã rất quen thuộc đối với mỗi người dân. Đó được xem như là một phương tiện, một công cụ của người làm báo phát thanh để phát huy những thế mạnh sẵn có của mình, đồng thời giúp phát thanh tìm ra một hướng đi mới, một cách làm và cách tiếp cận mới, phù hợp với xu hướng truyền thông hiện đại. Phát thanh trên điện thoại di động 3G không những tăng tính chủ động cho thính giả trong việc lựa chọn thông tin, nghe lúc nào, nghe ở đâu mà còn giúp người làm chương trình phát huy tính sáng tạo, mở rộng nội dung phát sóng, kể cả những nội dung nhạy cảm, thầm kín, những vấn đề khó có thể đưa lên các loại hình báo chí khác, thậm chí phát thanh truyền thống. Bởi phát thanh trên điện thoại mang tính cá nhân nhiều hơn, người nghe tiếp nhận chương trình một cách riêng lẻ chứ không theo nhóm. Chương trình phát thanh sẽ trở thành người bạn tâm tình thân thiết và gần gũi với từng thính giả. Bởi vậy, nghiên cứu về phát thanh trên điện thoại di động sử dụng công nghệ 3G nhằm phân tích, đánh giá, tìm ra những đặc điểm, ưu thế, hạn chế và sự khác biệt của Viettel Radio so với phát thanh truyền thống để từ đó có những giải pháp, chiến lược phát triển dài hạn cho mô hình phát thanh mới sẽ là mục đích nghiên cứu của luận văn. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề phát thanh trên điện thoại di động thông qua sóng 3G của Viettel Radio. Đó là nội dung, hình thức, quy trình sản xuất và công chúng tiếp nhận tác phẩm phát thanh trên điện thoại di động 3G. Qua đó, chỉ ra mục đích và ý nghĩa của mô hình phát thanh mới này đối với thị trường phát thanh ở Việt Nam. Luận văn cũng phân tích tiêu chí 15 lựa chọn thông tin, đối tượng thính giả và các nhóm nội dung mà Viettel Radio sản xuất để tìm ra những đặc điểm chung nhất của mô hình phát thanh mới này… Về phạm vi nghiên cứu, đề tài tập trung khảo sát các chương trình Radio trên Mobile 3G của Viettel trong 4 năm, từ tháng 09/2010 đến tháng 09/2014. Qua đó, đánh giá từng bước phát triển của Viettel Radio, sự thay đổi của các chương trình/ chuyên mục; sự tăng trưởng của số lượng công chúng/ thuê bao; sự mở rộng của quy mô sản xuất cũng như những biến động về doanh thu mang lại cho Viettel. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó có phương pháp nghiên cứu tài liệu, điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu kết hợp các phương pháp so sánh, phân tích, thống kê, tổng hợp…. - Trước tiên, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu: Dựa trên các tài liệu thu được từ các nguồn sách, báo, tạp chí, mạng Internet… để tìm hiểu về lý luận của phát thanh hiện đại, sự ra đời và bùng nổ của công nghệ 3G, ứng dụng công nghệ 3G để phát triển phát thanh trên điện thoại, việc kênh Radio 3G thâm nhập vào đời sống thông tin và nhu cầu giải trí của công chúng. - Phương pháp khảo sát, thống kê, đánh giá: Tiến hành khảo sát các các chương trình phát thanh của Viettel Radio trong thời gian từ 09/2010 đến 09/2014. Thống kê, tổng hợp số liệu để đánh giá về sự thay đổi về quy mô, số lượng chương trình, hình thức thể hiện cũng như số lượng thuê bao và doanh thu trong từng giai đoạn phát triển. Từ đó, so sánh, phân tích về đặc điểm, những ưu thế và hạn chế của Viettel Radio. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Học viên tổng hợp 300 phiếu khảo sát thính giả của Viettel Radio để đưa ra nhận định về nhu cầu của 16 công chúng và đánh giá của họ đối với mô hình phát thanh trên điện thoại đi động 3G. Từ đó rút ra những giải pháp, kiến nghị và chiến lược phù hợp. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Gặp gỡ, trao đổi với nhóm sản xuất Viettel Radio, bao gồm lãnh đạo, chủ đề án và biên tập viên để biết quy trình sản xuất, phương thức phát sóng, nội dung phát sóng cũng như một số dự định phát triển trong thời gian tới. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Đề tài là một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên tìm hiểu, nghiên cứu và khảo sát các sản phẩm của Viettel Radio, mô hình phát thanh được phát sóng thông qua công nghệ 3G đến các điện thoại do Viettel cung cấp dịch vụ. Về mặt khoa học, đề tài hệ thống hóa một số vấn đề lý luận của phát thanh hiện đại và phát thanh sử dụng công nghệ 3G. Qua việc đưa ra những con số thống kê, đánh giá về thị trường, về công chúng phát thanh tại Việt Nam, luận văn phân tích về xu hướng phát triển của phát thanh Việt Nam, mà việc tích hợp với công nghệ di động sẽ là xu hướng tất yếu. Luận văn cũng nêu bật lịch sử phát triển của công nghệ di động từ 1G đến 4G để thấy được cơ sở hạ tầng kỹ thuật mở đường cho mô hình phát thanh trên Mobile 3G. Về mặt thực tiễn, bằng việc khảo sát, tìm hiểu, phân tích, đánh giá nội dung và hình thức thể hiện các chương trình Radio của Viettel, đề tài sẽ đưa ra những ý kiến đề xuất nhằm giúp cho công ty Viettel nâng cao chất lượng dịch vụ của mình, có những chiến lược phát triển dài hạn trong những năm tới, đồng thời đề tài cũng có những đóng góp đối với việc phát triển ngành công nghiệp phát thanh Việt Nam hiện nay. Những vấn đề rút ra được từ khảo sát hy vọng sẽ trở thành nguồn tư liệu giúp ích cho các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, người làm báo và đặc biệt là những người làm phát thanh. Đồng thời, 17 luận văn có thể được dùng làm tư liệu để các giảng viên, sinh viên sử dụng trong quá trình học tập cũng như hoạt động chuyên môn của mình. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của phát thanh trên điện thoại di động sử dụng công nghệ 3G. Chương 2: Thực trạng các chương trình phát thanh của Viettel Radio (Khảo sát từ 09/2010 đến 09/2014). Chương 3: Đề xuất giải pháp và chiến lược phát triển nội dung cho Viettel Radio. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan