Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại ...

Tài liệu Phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam hiện nay

.PDF
171
509
53

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC Xà HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI ĐOÀN NAM CHUNG PH¸T HUY VAI TRß CñA §éI NGò TRÝ THøC TRONG QU¸ TR×NH C¤NG NGHIÖP HãA, HIÖN §¹I Hãa ë viÖt nam hiÖn nay Chuyên ngành : CNDVBC&CNDVLS Mã số : 9229002 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÀ HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tư liệu trong luận án đều được khai thác từ các tài liệu có nguồn gốc rõ ràng; những phát hiện, đưa ra trong luận án là kết quả nghiên cứu của tác giả luận án. Tác giả luận án Đoàn Nam Chung MỤC LỤC Trang 1 MỞ ĐẦU Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Nghiên cứu về trí thức và vai trò của đội ngũ trí thức 1.2. Nghiên cứu về thực trạng phát huy vai trò của đội ngũ trí thức ở Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1.3. Nghiên cứu về giải pháp phát huy vai trò của đội ngũ trí thức ở Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1.4. Giá trị của các công trình khoa học và khoảng trống đặt ra tiếp tục nghiên cứu 5 5 10 21 25 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM 2.1. Lý luận về trí thức, đội ngũ trí thức và công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay 2.2. Vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay 2.3. Những nhân tố tác động đến phát huy vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 27 27 52 58 Chương 3: PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC Ở VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 3.1. Số lượng và cơ cấu đội ngũ trí thức ở Việt Nam hiện nay 3.2. Thực trạng việc phát huy vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 3.3. Kết quả rút ra từ quá trình phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 72 72 78 96 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ ĐỘI NGŨ THỨC VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 4.1. Phương hướng nhằm phát huy vai trò đội ngũ trí thức Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa 4.2. Giải pháp nhằm phát huy vai trò đội ngũ trí thức trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa KẾT LUẬN DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH Đà CÔNG BỐ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 118 118 128 148 150 152 162 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Cụm từ viết tắt Cụm từ đầy đủ CNH Công nghiệp hóa CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa GD&ĐT Giáo dục và đào tạo KH&CN Khoa học và công nghệ KH-KT Khoa học - kỹ thuật KT-XH Kinh tế - xã hội KTTT Kinh tế tri thức XHCN Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH Trang Bảng 3.1: Tỷ lệ % nữ được công nhận đủ tiêu chuẩn đạt chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2000, 2007, 2013, 2014 và năm 2015 Biểu đồ 2.1: 76 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam từ năm 1980 đến năm 2016 64 Biểu đồ 3.1: Cơ cấu ngành nghề của trí thức 76 Biểu đồ 3.2: Số lượng giảng viên phân theo trình độ chức danh 84 Biểu đồ 3.3: Số lượng ngành mới mở trong năm 2017 theo nhóm ngành 84 Hình 1.1: Mô hình về lịch sử công nghiệp hoá trên thế giới 41 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lịch sử đã chứng minh, bất cứ dân tộc nào muốn hưng thịnh đều phải thu hút và trọng dụng nhân tài (đội ngũ trí thức). Thu hút và trọng dụng nhân tài đã trở thành quốc sách của nhiều quốc gia. Đối với Việt Nam, nhân tài luôn được coi là nguyên khí quốc gia. Nhận định về vai trò của nhân tài trong xây dựng đất nước, Vua Lê Thánh Tông đã nói: "Trăm quan là nguồn gốc của trị, loạn. Người có đức, có tài nhậm chức thì trị. Người vô tài, thất đức nắm giữ quyền hành thì loạn" [38, tr.312]. Với truyền thống trọng dụng nhân tài, không ít các vị vua đã sử dụng nhân tài mà không căn cứ vào hoàn cảnh xuất thân và địa vị xã hội sang - hèn. Nhiều vị vua đã ban "Chiếu cầu người hiền tài" nhằm khuyến khích các quan lại tiến cử người tài. Để khắc phục tình trạng quan lại "tiến cử bừa" nhằm tạo phe cánh và tham nhũng, nhiều vị vua quy định, nếu quan lại nào tiến cử đúng người hiền tài thì được triều đình khen thưởng, ngược lại thì bị phạt rất nặng. Cho nên, trải qua gần mười thế kỷ khoa cử trong lịch sử nhà nước Việt Nam (từ khoa thi Nho học đầu tiên dưới triều Lý năm 1075 đến khoa thi cuối cùng dưới triều Nguyễn năm 1919), Việt Nam đã có 118 kỳ thi Hội, thi Đình, tuyển chọn được 2.898 tiến sỹ, (trong đó có 48 người đỗ trạng nguyên, 48 bảng nhãn và 78 thám hoa) [6, tr.20]. Nhiều người đã trở thành nhà kinh tế, chính trị, ngoại giao, giáo dục, văn hóa... nổi tiếng trong và ngoài nước. Vì thế, trong mỗi giai đoạn lịch sử, họ đã để lại dấu ấn quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đất nước. Đội ngũ trí thức được coi là nguồn lực quan trọng, phản ánh sức mạnh của mỗi quốc gia, đặc biệt trong cuộc cạnh tranh toàn cầu hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nước từng bước xây dựng những chủ trương, biện pháp nhằm phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Chủ trương này được khẳng định rõ ràng trong Nghị quyết của Hội nghị lần thứ bảy BCHTW Đảng khóa X như sau: "Trong mọi thời đại, tri thức luôn là nền tảng tiến bộ xã hội, đội ngũ trí thức là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức. Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng 1 của cách mạng KH&CN hiện đại, đội ngũ trí thức trở thành nguồn lực đặc biệt quan trọng, tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia trong chiến lược phát triển" [3]. Việt Nam đã có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm đẩy mạnh việc xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức ở Việt Nam thời gian qua (đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ trí thức; tập hợp, vận động trí thức và thu hút trí thức Việt Nam ở nước ngoài; công tác sử dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức). Điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi để trí thức phát triển về số lượng, từng bước nâng cao trình độ và năng lực sáng tạo, góp phần trực tiếp cổ vũ, khích lệ, tạo niềm tin và động lực cho trí thức. Quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, đội ngũ trí thức Việt Nam không ngừng lớn mạnh, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Vì thế, khi nhấn mạnh về vai trò của đội ngũ trí thức, Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X của Đảng (2008) khẳng định: "Ðội ngũ trí thức đã đóng góp tích cực vào xây dựng những luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước, góp phần làm sáng tỏ con đường phát triển của đất nước và giải đáp những vấn đề mới phát sinh trong sự nghiệp đổi mới; trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí và bồi dưỡng nhân tài; sáng tạo những công trình có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật, nhiều sản phẩm chất lượng cao, có sức cạnh tranh; từng bước nâng cao trình độ khoa học và công nghệ của đất nước, vươn lên tiếp cận với trình độ của khu vực và thế giới" [3]. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát huy vai trò đội ngũ trí thức ở Việt Nam thời gian qua còn nhiều bất cập. Điều đó thể hiện ở chỗ: đóng góp của đội ngũ trí thức Việt Nam còn khiêm tốn hơn so với đội ngũ trí thức ở các quốc gia trong khu vực và thế giới; công tác phản biện xã hội, nhất là đóng góp phản biện những chủ trương, quyết sách lớn của đất nước chưa thực sự được phát huy; việc truyền bá tri thức, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao chưa được đảm bảo; công tác dự báo và định hướng dư luận xã hội còn chưa cao; hoạt động nghiên cứu, sáng tạo trong khoa học chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH; nạn “chảy máu chất xám” tiếp tục diễn ra ở nhiều ngành, lĩnh vực và địa phương khác nhau;… Có thể thấy, đóng góp của đội ngũ trí thức Việt Nam còn khiêm tốn hơn so với đội ngũ trí thức ở các quốc gia trong khu vực và thế giới. 2 Do yêu cầu, nhiệm vụ đẩy mạnh CNH, HĐH, sự cần thiết phải tăng cường Phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay đang đặt ra rất cấp bách để tránh nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế và chuẩn bị tiềm lực đón nhận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tác giả chọn đề tài: "Phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay" làm đề tài luận án tiến sĩ Triết học, chuyên ngành CNDVBC & CNDVLS. 2. Mục đích và nghiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Cung cấp thêm luận cứ lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng chủ trương, chính sách nhằm phát huy hơn nữa vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Một là, luận giải một số vấn đề lý luận về phát huy vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH hiện nay. Hai là, đánh giá thực trạng việc phát huy vai trò của đội ngũ trí thức ở Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH hiện nay. Ba là, đưa ra một số phương hướng và giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH trong thời gian tới. 3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 3.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên hệ thống quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về đội ngũ trí thức. Ngoài ra, luận án còn kế thừa những quan điểm của các nhà khoa học trong nước và thế giới về những nội dung liên quan. 3.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp với các phương pháp nghiên cứu: thống kê, tổng hợp, so sánh, phân tích, trừu tượng hoá, logic - lịch sử để tìm ra những đặc trưng bản chất của đối tượng nghiên cứu. Luận án có sử dụng phương pháp thu thập tư liệu của các cơ quan, tổ chức của Đảng và Nhà nước trong quá trình phân tích nghiên cứu. 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là việc phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay. (Cụ thể, là nghiên cứu về các lĩnh vực cơ bản: tham gia xây dựng nhân lực cho đất nước; tham gia hoạch định chủ trương chính sách và phản biện xã hội; tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học; tham gia vào quá trình sản xuất;...). 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Luận án tập trung nghiên cứu việc phát huy vai trò đội ngũ trí thức ở Việt Nam trên một số nội dung cơ bản (tiếp thu và truyền bá tri thức; sáng tạo các giá trị mới của tri thức; đề xuất, phản biện một cách độc lập các chủ trương, chính sách và biện pháp giải quyết các vấn đề của xã hội; dự báo phát triển và định hướng dư luận xã hội; tham gia gián tiếp và trực tiếp vào quá trình sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội;...). - Phạm vi thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu việc phát huy vai trò của đội ngũ trí thức từ năm 2011 đến năm 2016. 5. Những đóng góp mới của luận án Thứ nhất, góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận về vai trò đội ngũ trí thức trong quá trình CNH, HĐH. Thứ hai, đánh giá những thành công, hạn chế và nguyên nhân của thành công và hạn chế trong thực trạng việc phát huy vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH trên một số vai trò cơ bản của đội ngũ trí thức. Thứ ba, đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH thời gian tới. 6. Ý nghĩa của luận án - Góp phần tổng kết thực tiễn thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về đội ngũ trí thức trong quá trình CNH, HĐH. - Cung cấp tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và giảng dạy về đội ngũ trí thức nói chung, đội ngũ trí thức Việt Nam nói riêng. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 04 chương, 12 tiết. 4 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Đã có nhiều công trình nghiên cứu về đội ngũ trí thức nói chung và đội ngũ trí thức Việt Nam nói riêng, có thể chia các công trình nghiên cứu đã được công bố về vấn đề này theo các nhóm sau đây: 1.1. NGHIÊN CỨU VỀ TRÍ THỨC VÀ VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC "Trí thức là gì?" là một vấn đề luôn nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên tất cả các lĩnh vực từ trước đến nay. Hiện nay, trên thế giới chưa có thống kê đầy đủ khái niệm về trí thức và cũng chưa có một định nghĩa đầy đủ, toàn diện về trí thức. Khái niệm trí thức thường biến đổi theo từng thời kỳ lịch sử, phụ thuộc vào bối cảnh lịch sử cụ thể của mỗi thời kỳ, phụ thuộc vào nhận thức của mỗi cộng đồng và mỗi cá nhân. Cho đến nay, vẫn chưa có định nghĩa nào thâu tóm, làm rõ được nội hàm và ngoại diên của khái niệm trí thức. Thuật ngữ "trí thức" có nguồn gốc từ tiếng Latinh: Intelligentia (Intelligens là thông minh, có trí tuệ, có nhận thức, có hiểu biết, có suy nghĩ) là những người có học thức cao, học vấn sâu rộng. Tác giả Hidechiro Nakano đã đưa ra quan niệm về trí thức trong bài Về trí thức và tư tưởng trong xã hội Nhật Bản hiện nay (Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản, số 1 (5), 1996). Theo tác giả, có nhiều tranh luận khác nhau về trí thức. Có người cho rằng trí thức là người có kiến thức chuyên môn hóa cao; có ý kiến cho rằng trí thức là người luôn chỉ trích nhà nước, phê bình trật tự xã hội đã được thiết lập. Có ý kiến cho rằng, trí thức là những học giả, những nhà nghiên cứu, là người sử dụng tri thức của mình để cải biến xã hội. Theo tác giả, ở Nhật Bản, trí thức được coi là người của các ý tưởng, mặc dù không phải tất cả các ý tưởng của họ đều được "người có quyền lực" tán đồng. Trong bài viết "Kẻ sĩ xưa và nay" trong cuốn Trí thức Việt Nam xưa và nay (Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2005, tr. 97-98), tác giả Huỳnh Thúc Minh cho rằng, trí thức là người lao động trí óc, là anh em sinh đôi của sự phân công lao động xã hội (phân công lao động trí óc và lao động chân tay). Trí thức bao 5 gồm: nhân viên kỹ thuật, thầy thuốc, giáo viên, những người hoạt động văn học nghệ thuật… Từ Hán - Việt, "kẻ sĩ" là từ dùng để chỉ những người thuộc tầng lớp trí thức trong lịch sử, chỉ chung những người lao động bằng trí óc. Theo từ điển Hán - Pháp thì thành phần những người làm việc trí óc khá phức tạp, bao gồm cả giai cấp thống trị. Trên thực tế, theo chế độ thi cử xưa thì nhiều học trò, sau khi đỗ cao thì đã thuộc tầng lớp thống trị rồi. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người thi nhưng đỗ thì ít. Do vậy, đại đa số kẻ sĩ gắn với dân chúng hơn. Có thể thấy, cách quan niệm này của tác giả đứng trên quan điểm giai cấp và phân công lao động xã hội để định nghĩa về trí thức. Tác giả chưa phân biệt rõ rằng sự khác nhau giữa lao động trí óc và lao động chân tay. Vì sao kẻ sĩ khi đỗ cao và làm quan lại trở thành tầng lớp thống trị? Tại sao họ thuộc tầng lớp thống trị nhưng bản chất họ vẫn là kẻ sĩ (thuộc tầng lớp lao động trí óc)? Những câu hỏi này chưa được tác giả làm rõ. Tác giả Hoàng Phê (Chủ biên) trong cuốn Từ điển tiếng Việt, (Nxb Đà Nẵng, Hà Nội, 2005, tr.1034) cho rằng: "Trí thức, người chuyên làm việc lao động trí óc và có tri thức chuyên môn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình". Định nghĩa này của tác giả đã chỉ ra được nội hàm của khái niệm trí thức, theo đó trí thức là người lao động trí óc và có chuyên môn. Tuy nhiên, tác giả chưa đề cập đến vị trí và vai trò của trí thức đối với sự phát triển của đất nước. Trong cuốn sách Chiến lược thông minh: Kinh doanh thông minh, tình báo cạnh tranh, và Quản lý tri thức (Strategic Intelligence: Business Intelligence, Competitive Intelligence, and Knowledge Management) (Nxb Auerbach Publications, 2006) của Jay Liebowitz. Trong cuốn sách này, tác giả chỉ ra rằng tri thức đã trở thành vô giá để cải thiện quá trình ra quyết định chiến lược của bất kỳ tổ chức, nhà nước nào. Cuốn sách được chia thành hai phần chính, phần đầu của cuốn sách bàn về sự hội tụ của quản lý tri thức (KM), kinh doanh thông minh (BI), tình báo cạnh tranh (CI). Phần thứ hai được công nhận trong các lĩnh vực của KM, BI và CI. Các nghiên cứu trường hợp các tình huống chiến lược tại Motorola, AARP, Northrop Grumman. Cuốn sách là tài liệu nghiên cứu bổ ích cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh tế học, các nhà nghiên cứu khoa học để tổ chức quản lý và phát huy hiệu quả tri thức hiện nay. 6 Trong cuốn Đội ngũ trí thức khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007, tr.11, 15, 16, 17), tác giả Nguyễn Thị Phượng cho rằng: "Trí thức là một tầng lớp xã hội bao gồm những người lao động trí óc phức tạp, có trình độ học vấn và chuyên môn cao, có khả năng sáng tạo tri thức khoa học mới, đồng thời, truyền bá và ứng dụng tri thức này vào thực tiễn, góp phần to lớn vào sự phát triển và trình độ văn minh của nhân loại";… Có thể thấy tác giả đã chỉ ra được nội hàm trí thức, song đây chỉ là cách tiếp cận của tác giả dưới góc độ chuyên ngành kinh tế chính trị. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các quan niệm về trí thức trước đó, tác giả Đức Vượng trong cuốn Thực trạng và giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2014, tr. 25) cho rằng: 1) Trí thức là người lao động trí óc; 2) Trí thức là người có trình độ học vấn cao; 3) Trí thức là người có cống hiến "chất xám" cho xã hội; 4) Trí thức là là người có những sáng kiến, phát minh, có những công trình nghiên cứu khoa học; 5) Trí thức là người sống có nhân cách, gọi là "nhân cách trí thức", trung thực trong công vụ và trong nghiên cứu, giảng dạy; 6) Trí thức là người không cơ hội trong chính trị và trong nghiên cứu khoa học; 7) Trí thức là người biết đào tạo, giúp đỡ, nâng đỡ đồng nghiệp vươn lên trong nghiên cứu khoa học và trong công vụ; 8) Trí thức là người biết gắn lý luận với thực tiễn đời sống xã hội; 9) Trí thức là người có tư duy độc lập, có chính kiến rõ ràng; 10) Trí thức là người biết hòa đồng đời sống riêng tư của mình vào đời sống xã hội. Trí thức xã hội chủ nghĩa là người yêu Tổ quốc, yêu CNXH, gắn bó với nhân dân, góp phần cùng với nhân dân nói chung xây dựng xã hội phát triển lành mạnh. Tác giả Tạ Văn Tú trong luận án tiến sĩ Triết học "Phát huy nguồn nhân lực trí thức trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Quảng Ninh hiện nay" cho rằng: trí thức phải là người có trình độ học vấn cao về một lĩnh vực chuyên môn. Trình độ học vấn cao là cơ sở để mỗi cá nhân tiếp tục nghiên cứu làm giàu thêm lượng tri thức của mình phục vụ hoạt động ứng dụng vào thực tiễn (Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, 2008, tr.9). Có thể thấy, cách hiểu của tác giả chưa thống nhất bởi chính trong luận án tác giả đã chỉ ra trong thực tế hàng ngày không nên tuyệt đối hóa đặc 7 điểm trình độ học vấn cao của người trí thức vì có rất nhiều nhà văn, nghệ sĩ, nhiều nhà khoa học,… chưa tốt nghiệp đại học nhưng có trí tuệ cao, có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống xã hội. Cuốn Kinh nghiệm của một số nước về phát triển giáo dục và đào tạo khoa học và công nghệ gắn với xây dựng đội ngũ trí thức (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010) của Viện khoa học giáo dục Việt Nam. Cuốn sách bao gồm 8 chương (Chương 1: Tổng quan về kinh nghiệm của một số nước về phát triển GD&ĐT, KH&CN gắn với xây dựng đội ngũ trí thức; Chương 2: Phát triển GD&ĐT, KH&CN gắn với xây dựng đội ngũ trí thức ở cộng hòa Liên Bang Đức; Chương 3: Phát triển GD&ĐT, KH&CN gắn với xây dựng đội ngủ trí thức ở Hàn Quốc; Chương 4: Phát triển GD&ĐT, KH&CN gắn với xây dựng đội ngũ trí thức ở Hoa Kỳ; Chương 5: Phát triển GD&ĐT, KH&CN gắn với xây dựng đội ngũ trí thức ở Nhật Bản; Chương 6: Phát triển GD&ĐT, KH&CN gắn với xây dựng đội ngủ trí thức ở Xingapo; Chương 7: Phát triển GD&ĐT dục và đào tạo, KH&CN gắn với xây dựng đội ngũ trí thức ở Trung Quốc; Chương 8: Phát triển GD&ĐT, KH&CN gắn với xây dựng đội ngủ trí thức trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH ở Việt Nam). Cuốn sách nghiên cứu về việc phát triển GD&ĐT KH&CN gắn với xây dựng đội ngũ trí thức ở một số quốc gia tiên tiến trên thế giới; phân tích chính sách phát triển GD&ĐT, KH&CN với xây dựng đội ngũ trí thức của từng nước; từ đó đúc rút các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển nền KTTT. Cuốn sách Intellectuals & Society (Trí thức & Xã hội) (Nxb Basic, 02/2010) của Thomas Sowell, tác giả nêu ra những hạn chế trong phản biện xã hội, phản biện chính sách của đội ngũ trí thức. Tác giả cũng chỉ ra vai trò của đội ngũ trí thức có ảnh hưởng lớn đến xã hội hiện đại, trong đó ảnh hưởng đến chính sách phát triển, từ kinh tế đến chiến tranh và hòa bình. Sự ảnh hưởng của trí thức ngày càng lớn hơn so với thời đại trước. Công trình nhấn mạnh tầm quan trọng vô cùng lớn của đội ngũ trí thức trong xã hội: giúp người nghiên cứu thấy được sự cần thiết phải phát huy vai trò hơn nữa của đội ngũ trí thức đối với xã hội, nhất là vai trò phản biện xã hội. 8 Công trình Intellectuals (Nhà trí thức) của tác giả Martin Kilson (Nxb Blackstone Audio, Inc; Unabridged edition; 6/2013). Trong công trình này, tác giả cho rằng, ngay từ thời Voltaire và Rousseau, trí thức đã ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Tác giả đưa ra và trả lời những câu hỏi sau: làm thế nào để trí thức đưa ra được những kết luận thực sự có giá trị của họ; làm thế nào để họ xem xét, kiểm chứng những kết luận của mình; làm thế nào để sự thật nghiên cứu của họ nêu ra được tôn trọng? Cách nghiên cứu, lập luận logic của tác giả khi giải quyết vấn đề này là luận cứ lý thuyết quan trọng giúp người quản lý khoa học và quản lý đội ngũ trí thức đưa ra những chủ trương, chính sách, biện pháp cụ thể. Công trình Origins of the Russian Intelligentsia: The Eighteenth-Century Nobility (Nguồn gốc của trí thức nước Nga: 18 thế kỷ không ngừng lớn mạnh) của tác giả Martin Kilson (Nxb Đại học Harvard, 2014). Công trình nghiên cứu dưới góc độ sử học đã chỉ ra nguồn gốc và các giai đoạn phát triển của đội ngũ trí thức ở nước Nga. Tác giả cuốn sách có cách lý giải độc đáo, logic về nguồn gốc của trí thức nước Nga, coi trí thức là yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh của người Nga trong lịch sử cũng như hiện tại. Đây là cuốn sách có giá trị tham khảo quan trọng cho người nghiên cứu trên thế giới trong quá trình nghiên cứu về trí thức và nguồn gốc của trí thức. Tác giả Thẩm Vinh Hoa và Ngô Quốc Diệu có cuốn Tôn trọng trí thức tôn trọng nhân tài kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008). Cuốn sách đã trình bày 8 phần. Phần Tổng luận đề cập nguồn gốc lý luận, nội dung chủ yếu và địa vị lịch sử của tư tưởng Đặng Tiểu Bình về nhân tài. Cuốn sách còn đề cập đến những vấn đề như: vai trò của nhân tài đối với sự phát triển; đường lối tổ chức và việc xây dựng đội ngũ cán bộ; những tư tưởng chiến lược về bồi dưỡng và giáo dục nhân tài; tuyển chọn nhân tài ưu tú; sử dụng và bố trí nhân tài; tạo môi trường cho nhân tài phát triển; cải cách chế độ nhân sự trong việc sử dụng nhân tài… Cuốn sách là tài liệu tham khảo có giá trị về lý luận và thực tiễn, là cơ sở để những nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu, rút kinh nghiệm, đề xuất luận cứ cho hoạch định chủ trương, chính sách đào tạo, bồi 9 dưỡng và phát huy vai trò của trí thức, nhân tài trong quá trình đổi mới và hội nhập đất nước. Tác giả Ikujiro Nonaka trong cuốn Quản trị trí thức (2015, Nxb Thời đại, Hà Nội, Võ Kiều Linh dịch) cho rằng: hiện nay, nền "kinh tế cơ bắp" (tạo ra giá trị chủ yếu dựa vào lao động phổ thông, nhân công giá rẻ) và nền "kinh tế đào mỏ" (dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên) trở nên lạc hậu, có giá trị thấp gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội. Nền KTTT thực sự nhận được mối quan tâm đặc biệt vì mang lại giá trị cao và phát triển bền vững. Tác giả cho rằng có bốn loại công ty phổ biến: công ty đặc quyền (kiếm tiền chủ yếu dựa vào các mối quan hệ để đặc quyền tài nguyên hay trục lợi chính sách); công ty đầu cơ (kiếm tiền chủ yếu dựa vào giới đầu cơ, chụp giật, ăn xổi ở thì); công ty cơ bắp (kiếm tiền chủ yếu dựa vào lao động phổ thông và nhân công giá rẻ); công ty tri thức (tạo ra giá trị cao chủ yếu dựa vào chất xám, trí tuệ của đội ngũ). Trên cơ sở đó, tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của các "công ty tri thức" (knowledge-based company) và "nhân viên tri thức" (knowledge worker), điều này ít được nhắc đến ở Việt Nam và tác giả còn trả lời cho các câu hỏi "công ty tri thức" là gì; điểm khác của nó so với các công ty truyền thống; quá trình xây dựng và vận hành "công ty tri thức" như thế nào? 1.2. NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC Ở VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Cuốn sách Bàn về cải tạo trí thức (Nxb Sự thật, Hà Nội, 1957) của tác giả Lương Duy Trực. Trong cuốn sách này, tác giả đã trình bày một số vấn đề cơ bản: thế nào là người trí thức và đặc điểm của người trí thức; mong đợi của Trung Quốc mới đối với người trí thức; phân tích tại sao người trí thức phải tự cải tạo và muốn cải tạo thì phải làm gì; tại sao phải đứng trên lập trường của giai cấp vô sản? Ngoài ra, cuốn sách còn đề cập đến một số tư tưởng và tác phong sai lầm mà phần đông thanh niên trí thức mắc phải: chủ nghĩa anh hùng cá nhân; quan niệm không đúng và thái độ thiên lệch đối với phê bình và tự phê bình, đối với gia đình, đối với tổ chức và các cấp lãnh đạo;… Cuốn sách là tài liệu tham khảo có giá trị tham khảo cho Đảng, Nhà nước và các cấp trong việc đào tạo, bồi dưỡng và phát huy vai trò của trí thức hiện nay. 10 Tác giả Nguyễn Văn Khánh có cuốn Trí thức với Đảng, Đảng với trí thức trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước (Nxb Thông Tấn, 2004). Cuốn sách được chia làm bốn phần. Ở phần thứ nhất, tác giả trình bày khái quát các luận điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức và vai trò của trí thức trong sự nghiệp cách mạng của giải cấp vô sản. Phần thứ hai, cuốn sách khái quát về trí thức Việt Nam thời phong kiến, quá trình hình thành, cơ cấu và quy mô trí thức phong kiến Việt Nam, những đóng góp của trí thức trong xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc, trong phong trào giải phóng dân tộc (trước khi có Đảng). Ở phần thứ ba, tác giả trình bày những hoạt động của trí thức Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, những đóng góp to lớn của trí thức trong Cách mạng tháng Tám, hai cuộc kháng chiến, sự nghiệp xây dựng CNXH và công cuộc đổi mới. Phần thứ tư, cuốn sách giới thiệu các quan điểm và đánh giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng về vai trò, đóng góp của trí thức cách mạng; các yêu cầu, nhiệm vụ, phương hướng đào tạo, bồi dưỡng trí thức, tạo điều kiện để trí thức đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Cuốn Trí thức Việt Nam tiến cùng thời đại (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008) của tác giả Nguyễn Đắc Hưng. Cuốn sách gồm 4 chương. Trong đó, Chương 2, tác giả phân tích những vấn đề đặt ra đối với trí thức Việt Nam: khoa học, công nghệ biến đổi nhanh chóng; xã hội thông tin và xã hội công nghệ thông tin; những biến đổi cơ cấu xã hội; sự chuyển dịch của nguồn lực trí thức; thời cơ và thách thức trong môi trường toàn cầu hóa;… Chương 3, tác giả trình bày thực trạng đội ngũ trí thức; những trăn trở, tâm trạng của đội ngũ trí thức Việt Nam. Trong Chương 3, khi trình bày về thực trạng, cuốn sách đã tập trung làm nổi bật trong nhân cách người trí thức Việt Nam là người nặng lòng vì Tổ quốc và nhân dân, mong muốn đóng góp cho sự phát triển xã hội, nhất là trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế. Tác giả Nguyễn An Ninh có cuốn Phát huy tiền năng trí thức khoa học xã hội Việt Nam (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008), cuốn sách gồm ba chương. Trong đó, chương 1, tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc khai thác tiềm năng trí thức khoa học xã hội, coi đây là xu thế tất yếu hiện nay 11 trên thế giới. Trong chương 2, tác giả làm rõ đặc điểm của trí thức khoa học xã hội và quá trình phát huy tiềm năng của họ trước và trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam; ngoài ra, trong chương này, tác giả đã đánh giá thực trạng phát huy tiềm năng tri thức khoa học xã hội trong sự nghiệp đổi mới. Cuốn Cộng đồng và đội ngũ trí thức người Việt Nam ở một số nước Đông Âu những năm đầu thế kỷ 21 (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2011) do tác giả Nguyễn An Hà chủ biên. Cuốn sách bao gồm ba nội dung cơ bản: thứ nhất: nghiên cứu thực trạng của cộng đồng người Việt Nam và đội ngũ trí thức Việt Nam tại các nước Đông Âu trong những năm đầu thế kỷ 21; phân tích những thuận lợi và khó khăn của cộng đồng và đội ngũ trí thức Việt Nam về một số khía cạnh (pháp lý, ngành nghề, môi trường sống và làm việc;…); thứ hai: nghiên cứu về bối cảnh và những nhân tố tác động tới cộng đồng người Việt và trí thức người Việt trong những năm đầu thế kỷ 21’ tập trung vào quá trình hội nhập Liên minh Châu Âu của các nước Đông Âu; thứ ba: phân tích quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung và đội ngũ trí thức nói riêng; đề xuất một số kiến nghị và giải pháp phát huy vai trò đội ngũ trí thức Việt Nam ở Đông Âu trong việc củng cố, phát triển cộng đồng người Việt Nam ở đây, góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam với các nước này cũng như đóng góp cho công cuộc CNH, HĐH đất nước. Cuốn Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ chấn hưng đất nước (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010) do tác giả Nguyễn Văn Khánh chủ biên. Cuốn sách bao gồm bốn phần cơ bản. Phần thứ nhất: Trí tuệ và nguồn lực trí tuệ - Những vấn đề lý luận chung. Trong phần này, tác giả nêu ra quan điểm về trí tuệ trong lịch sử tư tưởng phương Tây và quan điểm về trí tuệ, nguồn lực trí tuệ và phát huy nguồn lực trí tuệ trong lịch sử tư tưởng phương Đông. Phần thứ hai: Nguồn lực trí tuệ Việt Nam trong lịch sử và hiện tại. Trong phần này, các tác giả nghiên cứu vấn đề đào tạo, phát triển và sử dụng nhân tài trong thời kỳ phong kiến, thời Pháp thuộc và trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc (1945-1975) và một số vấn đề về nguồn lực trí tuệ dân tộc thiểu số và người Việt Nam ở nước ngoài. Phần thứ ba: Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ 12 Việt Nam phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước. Trong phần này, tác giả tập trung đi sâu nghiên cứu quan điểm của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh về đào tạo, sử dụng và phát huy vai trò nguồn lực trí tuệ Việt Nam trong sự nghiệp phát triển đất nước. Phần thứ tư: Phát triển và sử dụng nguồn lực trí tuệ Tiếp cận từ kinh nghiệm nước ngoài. Trong phần này, các tác giả đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nguồn lực trí tuệ của Trung Quốc và Nhật Bản. Thông qua cách tiếp cận liên ngành, cuốn sách đã góp phần lý giải một số vấn đề cơ bản về trí tuệ, nguồn lực trí tuệ, xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ; đồng thời, đề xuất một số giải pháp xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước. Cuốn Xây dựng đội ngũ trí thức thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012) do Nguyễn Khánh Bật và Nguyễn Thị Huyền (chủ biên). Cuốn sách gồm hai chương: Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức. Chương 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng công tác xây dựng đội ngũ trí thức trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH. Cuốn sách đã làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về trí thức, nhân tài, KTTT và nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức; làm rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước về vai trò đội ngũ trí thức trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; đánh giá thực trạng, đưa ra quan điểm, giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, đào tạo, phát huy vai trò của đội ngũ trí thức ở Việt Nam trong thời kỳ 2011-2020. Tác giả Trần Hồng Lưu có cuốn Vai trò của tri thức khoa học trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011). Cuốn sách này, tác giả trình bày gồm ba chương: Chương 1: Tri thức khoa học và vai trò của nó trong sư phát triển xã hội. Chương 2: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và vai trò của tri thức khoa học trong sự nghiệp CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay. Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của tri thức khoa học trong sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta hiện nay. Cuốn sách phân tích khái niệm, kết cấu, phân loại tri thức khoa học, nhằm đưa ra cách hiểu đúng hơn về tri thức khoa học; làm rõ thêm vai trò quan trọng của tri thức khoa học trong quá trình kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH dưới sự tác động của toàn cầu hóa và nền KTTT. 13 Tác giả Đức Vượng trong cuốn Thực trạng và giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2014) trình bày ba vấn đề lớn: trí thức Việt Nam - Lịch sử và lý luận; thực trạng về đội ngũ trí thức Việt Nam hiện nay; phương hướng và giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. Cuốn sách dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài cấp nhà nước: Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 (Mã số: KX.04.16/06-10). Cuốn sách trình bày: tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ trí thức ở Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; các vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan; tình hình đội ngũ trí thức Việt Nam dựa trên một số lĩnh vực trọng yếu của đời sống xã hội (GD&ĐT; KH&CN; lý luận chính trị, tư tưởng; lập pháp; hành pháp; KH&CN; y tế; quốc phòng - an ninh;…); phương hướng và giải pháp (giải pháp tổng thể và giải pháp cụ thể ở một số lĩnh vực hoạt động của trí thức) nhằm xây dựng đội ngũ trí thức ở Việt Nam hiện nay. Đề tài cấp nhà nước do tác giả Đàm Đức Vượng (chủ nhiệm)"Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam giai đoạn 2011-2020" (Mã số: KX.04.16/06-10) thuộc Chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước (KX.04/06-10): "Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2006 - 2010". Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vị trí, vai trò, đặc điểm của đội ngũ trí thức Việt Nam trong công cuộc đổi mới và trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, trong đó, có tham khảo kinh nghiệm xây dựng và sử dụng đội ngũ trí thức ở một số nước phát triển; đánh giá đúng thực trạng đội ngũ trí thức Việt Nam và chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đội ngũ trí thức qua hơn 20 năm đổi mới và hiện nay; dự báo xu hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam đến năm 2020; đề xuất mục tiêu, quan điểm, phương hướng, giải pháp cơ bản xây dựng đội ngũ trí thức giai đoạn 2011-2020; kiến nghị những nội dung cụ thể về xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam đến năm 2020, phục vụ trực tiếp cho việc xây dựng chiến lược phát triển KT-XH Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và chiến lược phát triển và trọng dụng nhân tài quốc gia Việt Nam;.. Kỷ yếu Hội thảo "Trí thức với sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước" (do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với 14 Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Yên Bái tổ chức tháng 3/2015). Hội thảo phân tích hoạt động của trí thức trong những năm qua; thực trạng vai trò đội ngũ trí thức ở các tỉnh miền núi phía bắc; chủ trương, cơ chế, chính sách tạo môi trường, điều kiện hoạt động cho đội ngũ trí thức; thực trạng, bài học kinh nghiệm và giải pháp phát huy vai trò đội ngũ trí thức các tỉnh miền núi phía Bắc (điển hình là tỉnh Yên Bái); các giải pháp nhằm nâng cao nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội của đội ngũ trí thức. Theo một số tác giả, nhiều tỉnh miền núi phía Bắc chú trọng mở rộng hình thức tập hợp, lấy ý kiến trí thức; trí thức đã làm rất tốt chức năng phản biện và giám định xã hội vào các dự thảo kinh tế xã hội và các dự án ở địa phương. Kỷ yếu Hội thảo khoa học "Nữ trí thức Việt Nam đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" (Trung tâm phát triển phụ nữ Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Tháng 7 năm 2015). Hội thảo tiến hành thảo luận về: vai trò của nữ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; những thuận lợi, khó khăn, những rào cản và các giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ nữ trí thức; các giải pháp hoàn thiện các chính sách trọng dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức, nhất là nữ trí thức; nâng cao chất lượng lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ và đối với đội ngũ trí thức. Hội thảo khẳng định: Đảng ta ngay từ khi ra đời đã xác định phụ nữ, trong đó bao gồm nữ trí thức, có vai trò, vị trí to lớn, là lực lượng quan trọng góp phần làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng luôn quan tâm lãnh đạo công tác phụ nữ và xây dựng đội ngũ trí thức… Ngoài ra, Hội thảo đã đề xuất 9 giải pháp nhằm phát triển đội ngũ nữ trí thức Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Kỷ yếu Hội thảo khoa học "Trí thức người Việt Nam ở nước ngoài với sự nghiệp xây dựng quê hương" (do Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức tháng 8/2015 tại Hà Nội với sự tham dự của gần 200 người, trong đó có hơn 60 đại biểu ở nước ngoài đến từ 17 nước như Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Australia... và hơn 100 trí thức và đại biểu, các đại diện của các Bộ, ban, ngành ở Trung ương và địa phương). Đây là lần đầu tiên có một cuộc Hội thảo trao đổi về chính sách đối với trí thức kiều bào. Tại 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan