Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế xã hội ở cộng hòa dân chủ ...

Tài liệu Phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế xã hội ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay

.PDF
185
633
147

Mô tả:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH SYSOMPHONE VONGPHACHANH PH¸T HUY NH¢N Tè CON NG¦êI TRONG PH¸T TRIÓN KINH TÕ - X· HéI ë CéNG HßA D¢N CHñ NH¢N D¢N LµO HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2018 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH SYSOMPHONE VONGPHACHANH PH¸T HUY NH¢N Tè CON NG¦êI TRONG PH¸T TRIÓN KINH TÕ - X· HéI ë CéNG HßA D¢N CHñ NH¢N D¢N LµO HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ Mã số: 62 22 03 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. NGUYỄN THỊ NGA 2. TS. PHAN MẠNH TOÀN HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. TÁC GIẢ LUẬN ÁN SYSOMPHONE VONGPHACHANH MỤC LỤC MỞ ĐẦU Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề lý luận về nhân tố con người và phát huy nhân tố con người 1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế - xã hội ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến giải pháp phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế - xã hội ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 1.4. Những giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu Chương 2: PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 2.1. Quan niệm về nhân tố con người và phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế - xã hội 2.2. Tầm quan trọng của việc phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế - xã hội ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 2.3. Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến việc phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế - xã hội ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay Chương 3: PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN 3.1. Một số thành tựu cơ bản về phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế - xã hội ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay 3.2. Một số hạn chế về phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế - xã hội ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay 3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế - xã hội ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay Chương 4: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO TRONG THỜI GIAN TỚI 4.1. Nhóm giải pháp để tăng cường sử dụng hợp lý, hiệu quả nhân tố con người trong phát triển kinh tế - xã hội 4.2. Nhóm giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng con người đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội 4.3. Nhóm giải pháp gia tăng động lực nhằm phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế - xã hội KẾT LUẬN DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ Đà CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 5 5 12 21 27 31 31 43 51 66 66 87 100 112 112 119 130 144 146 147 164 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN CHDCND Lào : Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ĐNDCM Lào : Đảng Nhân dân Cách mạng Lào GD-ĐT : Giáo dục - đào tạo GDP : Thu nhập quốc nội KH-CN : Khoa học - công nghệ KT-XH : Kinh tế - xã hội NCS : Nghiên cứu sinh 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhận thức rõ vai trò quan trọng của nhân tố con người trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), trong thời gian qua, nhiều nước trên thế giới rất chú trọng nghiên cứu vấn đề nhân tố con người, phát huy nhân tố con người. Để phát triển KT-XH của một đất nước trong thời đại ngày nay, nhất là trong xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển nhảy vọt của khoa học, kỹ thuật và công nghệ, nhân tố con người được coi là yếu tố quan trọng, quyết định các nguồn lực khác. Sự thừa nhận vai trò quan trọng và quyết định của nhân tố con người trong phát triển KT-XH vừa mang ý nghĩa bước ngoặt của tư duy nhân loại, vừa mở ra một triển vọng mới cho tất cả các nước. Sự thành bại của chiến lược phát triển KT-XH ở mỗi nước đang tùy thuộc vào những bí quyết về đào tạo, bồi dưỡng, khai thác, sử dụng và phát huy tối đa nhân tố con người. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào) đang trên con đường đổi mới, qua đó đòi hỏi phải nắm vững sự vận động của quy luật KT-XH, phải tập hợp được điều kiện cần thiết nhằm phát huy nhân tố con người, qua đó cải thiện về căn bản năng suất lao động. Muốn phát triển một xã hội lành mạnh, bền vững và ổn định thì nhân tố con người phải được quan tâm hàng đầu bởi đó là chủ thể đảm bảo cho sự phát triển. Đại hội lần thứ X của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (ĐNDCM Lào) khẳng định rằng: “nâng cao trình độ lực lượng sản xuất và xây dựng kinh tri thức, trong đó coi con người là đối tượng và là trung tâm của sự phát triển…” [150, tr.44]. Điều đó cho thấy, muốn phát triển KT-XH của đất nước cần phải tập trung phát huy tối đa nhân tố con người để đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển đất nước. Thực tế cho thấy, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là nước có dân số ít so với diện tích, có tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản khá phong phú đa dạng, hơn nữa dân số Lào đang là cơ cấu dân số vàng, và nổi bật con người Lào giàu truyền thống cách mạng, tinh thần hiếu học v.v..; rất thuận lợi cho 2 phát triển KT-XH. Nhưng thực tế Lào vẫn là một nước nghèo, lạc hậu, nền khoa học, kỹ thuật và công nghệ, giáo dục, kinh tế yếu kém... Có nhiều nguyên nhân cho thực trạng đó, nhưng không thể chối bỏ thực tế nhiều tiềm năng con người ở đây chưa được đánh thức, biến thành hiệu quả trong phát triển KT-XH. Điều đó cho thấy tính cấp bách của việc phát huy nhân tố con người trong phát triển KT-XH ở CHDCND Lào, nghĩa là phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, lòng yêu nước, lao động cần cù của con người Lào nhằm phát triển KT-XH của đất nước và thoát khỏi sự đói nghèo, lạc hậu. Do đó, việc nghiên cứu, tìm giải pháp khắc phục có hiệu quả những khuyết điểm, yếu kém nêu trên nhằm thực hiện sự nghiệp cách mạng mà Đảng và Nhà nước đặt ra trong những năm tới thực sự là vấn đề rất cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên, việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phát huy nhân tố con người hoặc phát huy nhân tố con người trong phát triển KT-XH ở CHDCND Lào còn rất ít. Vì những khoảng trống về mặt lý luận và thực tiễn đó đã thôi thúc tác giả lựa chọn vấn đề: “Phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế - xã hội ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của luận án. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng của việc phát huy nhân tố con người trong phát triển KT-XH ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào thời gian vừa qua, luận án đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy hiệu quả nhân tố con người trong phát triển KT-XH ở CHDCND Lào trong những năm tới. 2.2. Nhiệm vụ Để đáp ứng được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: - Phân tích làm rõ cơ sở lý luận của việc phát huy nhân tố con người ở CHDCND Lào hiện nay. 3 - Phân tích thực trạng và nguyên nhân của thực trạng phát huy nhân tố con người trong phát triển KT-XH ở CHDCND Lào trong thời gian vừa qua. - Đề xuất một số nhóm giải pháp chủ yếu nhằm phát huy hiệu quả nhân tố con người trong phát triển KT-XH ở CHDCND Lào trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án là vấn đề phát huy nhân tố con người trong phát triển KT-XH ở CHDCND Lào hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án - Luận án khảo sát những người trong độ tuổi lao động, tham gia vào quá trình phát triển KT-XH ở CHDCND Lào hiện nay. - Về thời gian: Luận án nghiên cứu vấn đề phát huy nhân tố con người trong phát triển KT-XH ở CHDCND Lào từ năm 1986 trở lại đây, đặc biệt tác giả tập trung khảo sát trong vòng từ năm 2007 đến nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận của luận án - Luận án dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Tác giả vận dụng các quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, và quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước CHDCND Lào về vấn đề con người. - Luận án còn được thực hiện trên cơ sở tham khảo, kế thừa các thành tựu khoa học ở một số công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước có liên quan đến đề tài. 4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án Luận án dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, như phương pháp trừu tượng hóa khoa học, logic - lịch sử,... Ngoài ra, luận án còn sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, so sánh và đối chiếu, thống kê... để triển khai các nội dung của luận án. 4 5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án - Luận án góp phần làm rõ vai trò của việc phát huy nhân tố con người trong phát triển KT-XH, và chỉ rõ tầm quan trọng của việc phát huy nhân tố con người trong phát triển KT-XH ở CHDCND Lào. - Luận án đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy nhân tố con người trong phát triển KT-XH ở CHDCND Lào trong thời gian tới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Luận án góp phần luận chứng về mặt lý luận việc phát huy nhân tố con người trong phát triển KT-XH ở CHDCND Lào. - Những kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong phú thêm những tài liệu tham khảo cho các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và học tập về phát huy nhân tố con người trong phát triển KT-XH ở CHDCND Lào, nhất là hệ thống giáo dục Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào và hệ thống các trường chính trị - hành chính trong cả nước. - Những luận điểm cơ bản của luận án góp phần làm rõ những giải pháp nhằm phát huy nhân tố con người trong phát triển KT-XH ở CHDCND Lào hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình của tác giả đã công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 4 chương, 13 tiết. 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÂN TỐ CON NGƯỜI VÀ PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI - Nguyễn Văn Sáu, Phát huy nhân tố con người trong đổi mới quản lý kinh tế [54]. Cuốn sách đã làm rõ cơ sở lý luận, yêu cầu thực tiễn của việc phát huy nhân tố con người trong đổi mới quản lý kinh tế. Trong chương I, chỉ ra vai trò của con người trong quản lý kinh tế, tác giả khẳng định: “con người vừa là chủ thể, vừa là đối tượng, vừa là tác giả sáng tạo, đổi mới, hoàn thiện hệ thống quản lý… nó tạo ra động lực thúc đẩy toàn bộ sự vận động, phát triển của xã hội loại người” [54, tr.17]. Ở Chương II, tác giả đã nêu bật một số đặc điểm của con người Việt Nam trong việc phát huy nhân tố con người trong quá trình chuyển sang chính sách và cơ chế quản lý kinh tế mới, đó là: “Một là, tính cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất; Hai là, sự thích nghi để tồn tại và phát triển; Ba là, tính hiếu học, năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất và cuộc sống…; Bốn là, giàu tình cảm, giàu lòng yêu nước, lòng nhân ái, tính cộng đồng cao” [54, tr.52-54]. Tuy nhiên, tác giả nghiên cứu nhân tố con người hay phát huy nhân tố con người dưới góc độ gắn nó với việc quản lý kinh tế và đưa ra được một số đặc điểm của nhân tố con người Việt Nam. Và nó giúp nghiên cứu sinh (NCS) nắm được những cơ sở lý luận về con người, nhân tố con người và những đặc điểm của con người Việt Nam. - Nguyễn Thị Phi Yến, Tìm hiểu vai trò quản lý nhà nước đối với việc phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế [79]. Cuốn sách đã đưa ra khái niệm về nhân tố con người và cho rằng: Nhân tố con người là tổng hợp tất cả những phẩm chất, tri thức, khả năng và năng lực của con người cùng mọi hoạt động sáng tạo của họ đã, đang và sẽ được xã hội sử dụng vì lợi ích của sự phát triển con người cũng như hoàn thiện các điều kiện sống, điều kiện lao động, điều kiện làm việc của con người [79, tr.30]. 6 Từ khái niệm nhân tố con người, tác giả cũng nêu khái niệm về phát huy nhân tố con người: “phát huy nhân tố con người là nói tới việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của con người trong mối tương tác với môi trường hoạt động của họ” [79, tr.36]. Theo tác giả, muốn phát huy nhân tố con người như một nguồn lực cần lưu ý thỏa đáng tới các yếu tố như: “trí tuệ (học vấn và trình độ nghề nghiệp), sức khỏe, tư tưởng chính trị, đào đức, lối sống cùng toàn bộ năng lực hành động của con người” [79, tr.36]. Cuốn sách còn chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng tới việc phát huy nhân tố con người như: Một là, tính chất và trạng thái của thể chế chính trị [79, tr.37]; Hai là, tính chất và trạng thái của nền kinh tế [79, tr.38]; Ba là, trình độ học vấn, trình độ văn hóa chung trong xã hội [79, tr.39]; Bốn là, trình độ giao lưu, hội nhập quốc tế [79, tr.41]. Tác giả cũng cho thấy, nội dung của quản lý nhà nước trong việc phát huy nhân tố con người trong quá trình phát triển kinh tế: Một là, phát huy và sử dụng đúng đắn hệ thống động lực nhằm khai thác tính tích cực của nhân tố con người [79, tr.59]; Hai là, xây dựng và hoàn thiện các thể chế tổ chức và phương thức quản lý nhà nước để phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế [79, tr.68]. Tuy nhiên, nội dung cuốn sách chủ yếu nghiên cứu việc phát huy nhân tố con người dưới góc độ quản lý nhà nước, mà chưa đề cập đến khái niệm về nhân tố con người, phát huy nhân tố con người trong quá trình tương tác với phát triển KT-XH. Mặc dù vậy, cuốn sách có giá trị tham khảo nhất định, nhất là về các khái niệm nhân tố con người, phát huy nhân tố con người và những yếu tố tác động đến việc phát huy nhân tố con người. - Phạm Công Nhất, Phát huy nhân tố con người trong phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay [49]. Trong chương I, tác giả phân tích nhân tố con người và vai trò quan trọng của nhân tố con người trong phát triển lực lượng sản xuất. Về nhân tố con người, tác giả cho rằng: 7 Nhân tố con người là tổng thể các yếu tố có liên quan đến con người, là sự thống nhất biện chứng giữa các mặt chủ quan và khách quan để tạo nên năng lực, phẩm chất và trí tuệ của con người được hình thành và phát huy tác dụng vào trong thực tiễn sản xuất vật chất hay quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi cộng đồng, quốc gia trong những giai đoạn lịch sử nhất định [49, tr.25]. Cuốn sách cũng chỉ ra những đặc điểm và vai trò của nhân tố con người trong mối quan hệ với hệ thống sản xuất xã hội. Ngoài ra, tác giả còn phân tích các yếu tố tác động đến việc phát huy nhân tố con người và sự cần thiết phải phát huy nhân tố con người trong quá trình đổi mới, phát triển sản xuất; khái quát kinh nghiệm của một số quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới về việc phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế. Nhưng tác giả cũng chưa đưa ra được quan điểm có liên quan trực tiếp đến việc phát huy nhân tố con người trong phát triển KT-XH. Tác giả sẽ tham khảo và tiếp thu một số nội dung liên quan tới khái niệm nhân tố con người, đặc điểm và vai trò của nhân tố con người đối với hệ thống sản xuất xã hội; tầm quan trọng của việc phát huy nhân tố con người và các yếu tố tác động đến việc phát huy nhân tố con người. - Lê Quang Hoan, Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người với việc phát huy nhân tố con người trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay [29]. Tác giả xem nhân tố con người như một chỉnh thể thống nhất của hai quá trình: “một mặt, từ hoạt động con người thông qua các hệ thống giá trị mà hình thành nên nhân cách với tư cách là thước đo giá trị của chủ thể. Mặt khác, nhân cách với tư cách là thước đo mức độ phù hợp giữa giá trị của chủ thể với giá trị xã hội, là cơ sở, điều kiện cho mọi hoạt động của chủ thể tiếp tục sáng tạo ra các giá trị xã hội” [29, tr.23]. Trên cơ sở vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, tác giả định nghĩa “nhân tố con người là hệ thống các thuộc tính, đặc trưng quy định vai trò chủ thể (cá nhân, tập thể, cộng đồng) tích cực, chủ 8 động, sáng tạo của con người, bao gồm một chỉnh thể thống nhất giữa mặt hoạt động với tổng hòa đặc trưng về phẩm chất, năng lực của con người mới xã hội chủ nghĩa trong quá trình cách mạng Việt Nam” [29, tr.26]. Từ quan điểm về nhân tố con người, tác giả khẳng định “Phát triển người là đặc trưng bản chất của công nghiệp hóa, hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa, con người là chủ thể, là nhân tố năng động nhất, sáng tạo nhất…” [29, tr.123] và cho rằng “vai trò nhân tố con người được biểu hiện tập trung ở vai trò nguồn nhân lực, nhưng nó có nghĩa rộng hơn, bao gồm những mục tiêu, động lực, phẩm chất và năng lực của con người” [29, tr.124]. Bàn đến khái niệm phát huy nhân tố con người, tác giả cho rằng “phát huy nhân tố con người là một quá trình bao gồm hai mặt: tích cực hóa nhân tố con người trên cơ sở không ngừng nâng cao chất lượng nhân tố con người” [29, tr.126]. Nói chung tác giả cũng đưa ra quan điểm về nhân tố con người và phát huy nhân tố con người, chỉ ra vai trò nhân tố con người. Đó là cơ sở lý luận giúp NCS được tiếp cận và có hướng đi trong nghiên cứu đề tài của mình, nhưng tác giả cũng chưa đưa ra được hoàn thiện những quan điểm nhân tố con người và phát huy nhân tố con người trên cơ sở gắn liền với việc phát triển KT-XH, nhất là chưa đề cập đến việc phát huy nhân tố con người trong phát triển KT-XH; nhưng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích đối với nghiên cứu sinh. - Trần Thị Thủy, Nhân tố con người và những biện pháp nhằm phát huy nhân tố con người trong điều kiện đổi mới ở Việt Nam hiện nay [64]. Tác giả phân tích cơ sở lý luận của việc phát huy nhân tố con người, làm sáng tỏ bản chất, nội dung của khái niệm nhân tố con người; thực chất và nội dung của vấn đề phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam. Về khái niệm nhân tố con người, tác giả cho rằng nhân tố con người là: Một chỉnh thể thống nhất biện chứng giữa các mặt hoạt động và tổng hòa những phẩm chất, năng lực về trí tuệ, thể lực của cá nhân hay cộng đồng người tham gia vào sự biến đổi, phát triển của một 9 quá trình xã hội nhất định với tư cách là chủ thể sáng tạo lịch sử xã hội, sáng tạo mọi giá trị vật chất và giá trị tinh thần, đồng thời tự hoàn thiện và làm phong phú thêm phẩm giá nhân cách của chính con người [64, tr.78]. Từ việc cho rằng, phát huy nhân tố con người chính là một quá trình chủ động, tự giác hình thành, bồi dưỡng, phát triển nhân tố con người và hiện thực hóa vai trò chủ thể tích cực, sáng tạo của nó, nhằm tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội và sự hoàn thiện về mọi mặt của con người, tác giả nêu khái niệm: “phát huy nhân tố con người về thực chất là quá trình nâng cao không ngừng vai trò chủ thể tích cực, tự giác, sáng tạo của con người, tạo ra động lực phát triển của xã hội và sự hoàn thiện chính bản thân con người” [64, tr.147]. Những nội dung khái niệm về nhân tố con người, phát huy nhân tố con người của tác giả là tài liệu tham khảo để nghiên cứu sinh đưa ra quan điểm nhân tố con người, phát huy nhân tố con người trong qúa trình thực hiện đề tài luận án của mình. - Hoàng Thái Triển, Vấn đề phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế [67]. Tác giả khẳng định vai trò quan trọng của nhân tố con người đối với sự phát triển của xã hội, đặc biệt là đối với sự phát triển kinh tế. Hiện nay, sự phát triển của lực lượng sản xuất cũng như việc nâng cao năng suất lao động không chỉ dựng lại ở các tham số về số lượng, mà biểu hiện quan trọng là ở các tham số về chất lượng, nghĩa là nhân tố con người không phải chỉ là những tri thức, kiến thức về khoa học và công nghệ hiện đại, mà còn là niềm tin và ý thức trách nhiệm đối với tương lai. Theo tác giả, phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế, con người phải áp dụng được những tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, tăng cường chuyên môn hóa lao động, đồng thời phải cải cách giáo dục: “khi nền kinh tế trí thức đã xuất hiện thì phải chủ động tạo ra một xã hội học tập” [67, tr.60]. Ngoài ra, tác giả còn khẳng định vai trò của quan hệ sở hữu trong thực tiễn: “khi chúng ta tiến 10 sang nền kinh tế tri thức thì bên cạnh thể chế quyền sở hữu trong các thành phần kinh tế, cần phải quan tâm kịp thời tới thể chế quyền sở hữu trí tuệ” [67, tr.60]. Mặt khác, cần phải hoàn thiện không ngừng quan hệ sản xuất cho phù hợp với lực lượng sản xuất, bởi “sự tác động biện chứng giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất phải được coi là động lực chính, thường xuyên của tiến bộ kinh tế” [67, tr.61]. Nội dung trên đã giúp nghiên cứu sinh hiểu thêm một số vấn đề lý luận về vai trò quan trọng của nhân tố con người đối với sự phát triển kinh tế, mối quan hệ giữa con người và sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật - công nghệ, vấn đề phát huy nhân tố con người để phát triển kinh tế. - Sổm Chít Suk Sa Vắt, Kinh tế lao động [129]. Tác giả khẳng định, trong lịch sử xã hội của nhân loại, sự phát triển và tiến bộ xã hội là do “kết quả lao động của nhân loại dưới sự khéo léo trong lao động và nghề nghiệp chuyên môn,… Lao động là tài nguyên quan trọng và là tài nguyên mà chúng ta có thể cải biến theo đặc điểm của yếu tố sản xuất,… lao động là nguồn sinh nở của mọi thứ” [129, tr.2-3]. Theo tác giả, lực lượng lao động là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế - xã hội, nhất là lực lượng lao động lành nghề. Lao động tạo ra nguồn thu nhập cho xã hội và chính cá nhân con người: “Lao động là một tài nguyên mà đem lại nguồn thu nhập cho đất nước” [129, tr.8]. Tác giả rất coi trọng vấn đề liên quan đến lao động cả về việc phát triển nghề nghiệp, tay nghề và công tác tìm kiếm việc làm cho người lao động, bởi làm như thế mới có thể phát huy được năng lực, phẩm chất của nhân tố con người trong phát triển đất nước. Tác giả còn chỉ ra vai trò của Nhà nước trong việc điều chỉnh lao động và thị trường lao động: “Nhà nước đưa ra các quy chế về thị trường lao động dưới hình thức pháp luật, quy định mức trả tiền công thấp nhất, điều tiết việc cung ứng lao động cho xã hội, thực hiện chính sách thị trường lao động vi mô, chính sách giáo dục cho thanh thiếu niên” [129, tr.145-146]. 11 Nội dung cuốn sách giúp nghiên cứu sinh có được cách nhìn khái quát hơn về vai trò của lực lượng lao động trong phát triển KT-XH, tầm quan trọng của việc giải quyết việc làm cho xã hội, việc đào tạo, huấn luyện lực lượng lao động đảm bảo chất lượng, vai trò to lớn của chính sách Nhà nước đối với lao động và thị trường lao động. - Xỉ Tha Lườn Khăm Phu Vông, Vai trò của chính sách xã hội đối với việc phát huy nhân tố con người ở Lào hiện nay [78]. Tác giả đã phân tích khái quát một số khía cạnh lý luận về nhân tố con người và phát huy nhân tố con người. Theo tác giả, khái niệm nhân tố con người có hai cách tiếp cận: “Một là, coi nhân tố con người như là một hoạt động của những nghiên cứu riêng biệt, những năng lực và khả năng của họ do các nhu cầu và lợi ích cũng như tiềm năng trí tuệ và thể lực của mỗi người quyết định. Hai là, coi nhân tố con người như là một tổng hòa các phẩm chất, thuộc tính, đặc trưng, năng lực đa dạng của con người” [78, tr.9]. Từ nhận thức về nhân tố con người như trên, tác giả quan niệm phát huy nhân tố con người phát huy nhân tố con người là “chăm lo tạo ra những điều kiện cần thiết để mỗi người, mỗi cộng đồng người thể hiện tối đa năng lực của chính mình trong lao động, trong hoạt động sáng tạo nhằm đẩy mạnh sự phát triển KT-XH vì hạnh phúc của mỗi con người” [78, tr.15]. Về bản chất, phát huy nhân tố con người là nâng cao tính tích cực xã hội của người lao động, và nguyên nhân của sự hoạt động nhận thức và thực tiễn, tính chủ động, lòng hăng hái nhiệt tình sáng tạo chính là nhu cầu và lợi ích: “Suy cho cùng cái thôi thúc con người ta hoạt động một cách tích cực đó là nhu cầu và lợi ích” [78, tr.16]. Ngoài ra, tác giả còn khẳng định tầm quan trọng của chính sách xã hội trong việc phát huy nhân tố con người, thể hiện ở chỗ chính sách xã hội: Góp phần điều tiết các quan hệ xã hội để thực hiện công bằng xã hội; chính sách xã hội là cầu nối giữa kinh tế và đạo đức; chính sách xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến việc đào tạo nhân lực và bồi dưỡng 12 nhân tài; chính sách xã hội là nơi hội tụ giữa ý Đảng và lòng dân, là cầu nối giữa dân với Đảng [78, tr.37-39]. Tuy nhiên, quan niệm của tác giả chủ yếu đi theo khía cạnh gắn quan niệm nhân tố con người và phát huy nhân tố con người dưới sự tác động của chính sách xã hội mà chưa đặt nó vào trong quá trình triển KT-XH. Mặc dù vậy, đây vẫn là tài liệu tham khảo bổ ích, giúp NCS tiếp cận, luận giải những vấn đề lý luận về nhân tố con người, phát huy nhân tố con người. - Khăm Pheng Thíp Mun Ta Ly, Phát triển nguồn lực con người: Một số quan điểm và khái niệm về con người [125]. Tác giả nêu quan niệm: “phát huy nhân tố con người, coi con người là đối tượng, là động lực của sự phát triển” [125, tr.84]. Theo tác giả, những nhà chiến lược phải coi trọng nhân tố con người, xem con người như một động lực thúc đầy sự phát triển của kinh tế, xã hội và phải có tầm nhìn chiến lược hơn về con người. Do vậy, việc nâng cao vai trò của con người, coi con người là yếu tố quan trọng và là đối tượng của sự phát triển là rất hợp lý. Tác giả phê phán quan điểm coi “mục tiêu” của sự phát triển phụ thuộc vào đối tượng kinh tế, cho rằng giải quyết được các vấn đề kinh tế là sẽ giải quyết được mọi vấn đề khác mà quên mất vai trò quan trọng của con người, nhân tố con người trong phát triển kinh tế, xã hội. Tác giả chỉ ra những nhân tố tác động đến nhân tố con người là lợi ích và nhu cầu, coi đây là động lực tác động trực tiếp đến con người để phát huy, huy động, thúc đẩy tính năng động, sáng tạo của con người trong lao động sản xuất. Những quan niệm đó được NCS tham khảo trong quá trình nghiên cứu luận án của mình. 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN THỰC TRẠNG PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO - Đoàn chuyên gia kinh tế Việt Nam và Đoàn chuyên gia kinh tế Lào, Chuyên đề: Phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2006 - 2010 của Cộng hòa 13 Dân chủ Nhân dân Lào [26]. Nội dung bài viết đã đánh giá thực trạng thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực tại Lào, nhất là đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu trong phát triển nguồn nhân lực và đưa ra một số thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực, như: Thành tựu trong công tác xóa mù chữ, công tác giáo dục; mà được quan tâm hàng đầu. Công tác xóa mù chữ được gắn chặt với việc xóa đói giảm nghèo cho nhân dân, giúp người dân có thể tiếp cận với khoa học để có thể ứng dụng trong cuộc sống thường ngày của họ: “Khoa học công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự phát triển KT-XH. Giáo dục là nền tảng của sự phát triển của khoa học, công nghệ” [26, tr.1]. Hiện nay, công tác giáo dục phát triển cả về số lượng và chất lượng, nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy được điều chỉnh phù hợp với từng đối tượng hơn: “Nhân dân từ đồng bằng đến miền núi đã nhận thức được vai trò của phát triển giáo dục, đào tạo” [26, tr.5]. Đồng thời, Nhà nước đầu tư xây dựng trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp, chuyên môn, có cả hệ thống sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và đại học, củng cố một số trường kỹ thuật, trường dạy nghề ở một số tỉnh, thành để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Những hạn chế của phát triển nguồn nhân lực là do hệ thống giáo dục chưa đồng bộ, việc đào tạo bồi dưỡng trong các ngành nghề thiếu sự cân đối, cơ sở hạ tầng và các phương tiện dạy nghề thiếu, hoặc có nhưng cũ kỹ lạc hậu, số giáo viên thiếu cả về số lượng và chất lượng, đầu tư cho giáo dục còn hạn chế, chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước mà chưa huy động được các nguồn vốn khác tham gia, tỷ lệ lao động qua đào tạo quá thấp nên năng suất lao động rất thấp và càng không thể cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế và khu vực; quan trọng nhất là không thể phát huy, huy động được hết năng lực vốn có của đội ngũ người lao động, lãng phí nguồn lực trẻ dồi dào của quốc gia. Tác giả chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế đó là do nền kinh tế Lào chậm phát triển, thu nhập thấp, chính sách chế độ đối với 14 giáo viên chưa phù hợp, đầu tư cho giáo dục có hạn, nhân dân đặc biệt là miền núi, vùng sâu, vùng xa chưa thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ dân trí. Tuy tác giả chưa bàn trực diện về thực trạng phát huy nhân tố con người trong phát triển KT-XH, nhưng nó cung cấp một số thông tin có giá trị liên quan đến công trình nghiên cứu của NCS, như: các hệ thống chính sách, hệ thống giáo dục, hệ thống đào tạo bồi dưỡng tay nghề, chuyên môn... Đó là những tư liệu tác giả sẽ tham khảo, tiếp thu, khai thác phục vụ cho quá trình thực hiện đề tài luận án của mình. - Keo Chăn Tha Vi Xay, Sự di cư tự do của lực lượng lao động, ảnh hưởng và thử thách khi gia nhập AEC [114]. Tác giả phân tích thực trạng người lao động, nguồn lao động ở Lào: lao động trẻ chiếm tỷ lệ rất cao, cơ cấu lao động đã chuyển dần từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, sự di cư của lực lượng lao động từ nông thôn chuyển vào thành phố và chuyển sang nước ngoài để làm việc và thoát nghèo (cả đi hợp pháp và không hợp pháp), trình độ tay nghề thấp. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, lực lượng lao động cũng tiếp thu, học hỏi được kinh nghiệm lao động, phát triển về tay nghề, chuyên môn để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Theo tác giả, sau khi gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ tác động rất lớn đến lực lượng lao động nói chung, lực lượng lao động Lào nói riêng, vì “thị trường lao động có sự thay đổi, nhất là vấn đề di cư của lao động, vấn đề trả công người lao động, điều kiện thuê lao động và nhu cầu về lao động lành nghề sẽ tăng lên” [114, tr.105]. Do đó, người lao động phải có khả năng cạnh tranh cao trong thị trường lao động. Đây vừa là thử thách, vừa là cơ hội của lực lượng lao động Lào. Đối với lao động thông thạo tay nghề có cơ hội tìm công việc mình ưa thích và được trả công phù hợp hơn, nhưng đối với người lao động chưa có nghề hoặc chưa thông thạo về nghề nghiệp chuyên môn phải 15 nỗ lực trong học tập, rèn luyện và phát triển mình cho phù hợp với yêu cầu của thị trường. Về cơ hội sau khi gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN: Thị trường ASEAN có quy mô lớn, tạo cơ hội cho người lao động có sự lựa chọn trong lao động, có cơ hội trong phát triển tri thức, năng lực, kinh nghiệm trong lao động… tạo điều kiện cho người lao động của các nước thành viên phát triển và tự do trong tìm kiếm việc làm trong các nước thành viên [114, tr.108-109]. Về thách thức là: Người lao động trình độ tay nghề thấp không thể tham gia trong thị trường lao động hoặc bị đuổi việc;… dòng chảy của vốn đầu tư, công nghệ và lao động lành nghề vào nước ta từ các nước thành viên có thể làm cho một số lao động Lào trở thành người mất cơ hội trong xã hội, đó là nhóm người có trình độ học vấn thấp, sống ở nông thôn và sản xuất nông nghiệp tự cấp [114, tr.109]. Hiện nay “vấn đề tay nghề, tính năng động và tính kỷ luật của người lao động đang là chướng ngại đối với hệ thống sản xuất công nghiệp” [114, tr.110]. Mặc dù tác giả chủ yếu phân tích thực trạng người lao động của Lào trong môi trường chung của cộng đồng kinh tế ASEAN, chưa đi chính diện về phát huy nhân tố con người trong phát triển KT-XH, nhưng nó là tài liệu tham khảo quan trọng, cung cấp một số thông tin hữu ích có liên quan đến thực trạng của lao động, thị trường lao động ở Lào hiện nay. - Khăm Pheng Thíp Mun Ta Ly, Vai trò sự phát triển nguồn nhân lực khoa học xã hội đối với sự phát triển ở Lào [126]. Trong chương II của bài viết, tác giả đã phân tích thực trạng nguồn nhân lực của Lào và nêu những chủ trương của Đảng trong việc phát triển nguồn nhân lực để phát triển KT-XH. Tác giả khẳng định: “Về trí lực và thể lực, người Lào có truyền thống cần cù, thông minh, ham học hỏi, cầu tiến bộ, có ý chí và tinh thần tự lực tự cường dân tộc, phát triển về thể lực và trí lực, có tính năng động cao, có thể tiếp thu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan