Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát huy lợi thế so sánh quốc gia của việt nam trong lĩnh vực dệt may...

Tài liệu Phát huy lợi thế so sánh quốc gia của việt nam trong lĩnh vực dệt may

.DOC
131
174
118

Mô tả:

LỜI MỞ ĐẦU Bước sang thế kỷ 21, xu thế toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ, phân công lao động ngày càng sâu sắc. Hầu hết các quốc gia đều mở cửa nền kinh tế để tận dụng triệt để hiệu quả lợi thế so sánh của nước mình Việt Nam đang trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc phát triển các ngành công nghiệp càng đóng vai trò quan trọng hơn lúc nào hết. Đặc biệt là khi đất nước còn thiếu vốn, thiếu công nghệ – thiết bị, thì việc lựa trọn ngành công nghiệp nào làm chủ đạo để phát triển là rất quan trọng. Một trong những ngành đó là ngành Dệt may, là một ngành đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong công cuộc xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa Xã hội. Bên cạnh vai trò cung cấp hàng hóa cho thị trường trong nước, ngành dệt may hiện nay đã vươn ra các thị trường nước ngoài, ngày càng giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Sản phẩm của ngành hiện nay ngày càng đa dạng, phong phú, khả năng cạnh tranh cao trên thị trường, thu được nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Tạo điều kiện có vốn nhập khẩu các trang thiết bị hiện đại, cho ngành nói riêng, cho các ngành công nghiệp khác nói chung. Từ đó xây dựng ngành càng phát triển bền vững và nâng cao được chất lượng cũng như vị thế của ngành trên toàn cầu. 1 Với tốc độ tăng trưởng và khả năng mở rộng xuất khẩu của ngành, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thấy cần thúc đẩy hơn nữa việc phát triển ngành dệt may nói riêng, các ngành khác nói chung; vì đó là giả pháp tốt nhất cho nền kinh tế của nước ta. Nhà nước đã kịp thời có những quy định nhằm tạo thuận lợi cho sản xuất hàng xuất khẩu, cụ thể là chiến lược phát triển kinh tế theo hướng thị trường mở, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đẩy mạnh công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước, hội nhập sâu vào quá trình phân công lao động quốc tế. Chính nhờ những chính sách và những quy định mới đó đã đưa lại cho ngành dệt may những động lực và định hướng phát triển mới. Trong thời gian qua, ngành dệt may Việt Nam đã chứng tỏ là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Từ năm 1995 tới nay, sản lượng xuất khẩu cũng như sản lượng sản xuất của ngành không ngừng tăng, đến năm 2009 này ngành dệt may đã đạt thành tựu khá đáng kể, kim ngạch xuất khẩu đã đạt được hơn 9 tỷ USD. Và phấn đấu năm 2010 kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt 10,5 tỷ USD. Với xu hướng phát triển không ngừng của ngành dệt may Việt Nam trong môi trường kinh tế thế giáo nhiều biến động, đây chính là một sự kiện đáng mừng của ngành trong thời gian qua. Trước thành quả to lớn đáng tự hào đó, em xin chọn đề tài: “Phát huy lợi thế so 2 sánh Quốc gia của Việt Nam trong lĩnh vực Dệt may” với mục đích phân tích thực trạng của ngành dệt may Việt Nam, xu hướng của thị trường dệt may thế giới đánh giá những thuận lơị khó khăn của ngành dệt may trong tình hình hiện nay từ đó đưa ra các biện pháp thích hợp để nâng cao lợi thế so sánh của ngành trên thị trường thế giới. Khóa luận tốt nghiệp gồm ba chương: Chương I – “Những vấn đề lý luận về lợi thế so sánh trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa”. Phân tích lợi thế so sánh quốc gia của David Ricardo. Khái quát về xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa. Những thuận lợi và khó khăn do toàn cầu hóa khu vực hóa đem lại. Từ đó các nước sẽ nhận thấy việc phát huy lợi thế so sánh đất nước là quan trọng. Chương II – “Phân tích lợi thế so sánh của ngành dệt may Việt Nam”. Khái quát về quá trình hình thành của ngành, những lợi thế của ngành. Từ đó đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành, thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội mà ngành có được và những thách thức mà ngành đang và sẽ phải đương đầu trong hiện tại và trong thời gian tới. 3 Chương III – “Một số giải pháp nâng cao lợi thế so sánh quốc gia của Việt Nam trong lĩnh vực dệt may”. qua việc đánh giá sơ bộ về xu hướng chuyển dịch việc sản xuất hàng dệt may trong khu vực và trên thế giới, nhu cầu hội nhập của ngành dệt may Việt Nam, những định hướng, mục tiêu phát triển của ngành trong tương lai sẽ đưa ra những giải pháp cần thiết cho ngành dệt may Việt Nam để tháo gỡ những khó khăn trước mắt, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may, khuyến khích và mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành dệt may để ngành trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn. Từ đó nâng cao được lợi thế so sánh của ngành trên thị trường quốc tế. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường đại học Ngoại Thương, những người đã truyền đạt rất nhiều kiến thức bổ ích và tạo điều kiện thuận lợi cho em suốt quá trình học tập tại Trường; các cô, chú, anh, chị tại Trung tâm thư viện Quốc Gia. Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô giáo ThS. Nguyễn Lệ Hằng, người đã nhiệt tình hướng dẫn, động viên em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2010 Em xin chân thành cảm ơn! 4 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LỢI THẾ SO SÁNH TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA i. Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo David Ricardo (1772-1823) David Ricardo là con thứ 3 trong số 17 người con, trong gia đình rất thành đạt. Cha ông là người làm ngân hàng giàu có, lúc đầu ở Hà Lan, sau chuyển tới London. David học không nhiều và đi làm cho cha khi 14 tuổi. Khi 21 tuổi, Ông cuối vợ trái ý gia đình và bị tước thừa kế, ông lập công ty môi giới chứng khoán. Ricardo thành công như một hiện tượng và ông về hưu ở tuổi 42, tập trung vào các bài viết và hoạt động chính trị; ông đóng góp nhiều cho lý thuyết kinh tế; là bạn của nhiều nhà kinh tế học cổ điển Thomas Malthus và Jean-Baptiste Say. Cùng với Malthus ông mang quan điểm bi quan về tương lai lâu dài của xã hội. Tuy vậy, phần lớn tư tưởng học thuyết Ricardo ngày nay vẫn còn giá trị lớn và được giảng dạy rộng rãi. Các ấn phẩm của David đương thời không bán chạy lắm, nhưng qua thời gian loài người đã nhận thức đúng giá trị to lớn của chúng. Phần lớn các lý thuyết của ông tập trung vào thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán, bao gồm: 5 Giá vàng cao, một bằng chứng xuống giá của giấy nợ Ngân hàng (1980) Trả lời các quan sát của Bosamquet về báo cáo của Bullion Committee (1981) Đề xuất về đồng tiền an toàn và tiết kiệm (1916) Tác phẩm quan trọng về kinh tế học thị trường: Luận văn về ảnh hưởng của giá ngô thấp và lợi nhuận cổ phiếu (1815) Các lý thuyết kinh tế chính trị và thuế khóa (1817) 1. Lý thuyết lợi thế so sánh Năm 1817, nhà kinh tế học người Anh – David Ricardo đã nghiên cứu và chỉ ra rằng chuyên môn hóa quốc tế sẽ có lợi cho tất cả các quốc gia và gọi kết quả này là quy luật lợi thế so sánh – là lợi thế đạt được trong trao đổi thương mại quốc tế, khi các quốc gia tập chung chuyên môn hóa sản xuất và trao đổi những mặt hàng có bất lợi nhỏ nhất học những mặt hàng có lợi lớn nhất thì tất cả các quốc gia đều cùng có lợi. 6 Để xây dựng quy luật lợi thế so sánh, David Ricardo đã đưa ra một số giả thiết làm đơn giản hóa mô hình trao đổi trong mậu dịch, các giả định đó là:  Thế giới chỉ có hai quốc gia và chỉ sản xuất 2 lợi sản phẩm  Mậu dịch tự do  Lao động có thể chuyển dịch tự do trong một quốc gia nhưng không có khả năng chuyển dịch giữa các quốc gia  Chi phí sản xuất là cố định  Không có chi phí vận chuyển  Chi phí sản xuất được đồng nhất với tiền lương Theo quy luật này, ngay cả một quốc gia không có lợi thế tuyệt đối để sản xuất cả hai sản phẩm vẫn có lợi khi giao thương với một quốc gia khác được coi là có lợi thế tuyệt đối để sản xuất cả hai mặt hàng. Trong trường hợp đó, quốc gia thứ hai lại càng có lợi hơn so với khi họ không giao thương. Trong trường hợp này nếu một quốc gia hoàn toàn bất lợi trong việc sản xuất tất cả các mặt hàng thì họ vẫn có thể chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu sản phẩm có bất lợi là nhỏ nhất thì họ vẫn có lợi, còn quốc gia có lợi hoàn toàn trong việc sản xuất các sản phẩm sẽ tập trung chuyên môn hóa trong việc 7 sản xuất và xuất khẩu sản phẩm có lợi là lớn nhất thì họ vẫn luôn có lợi. Ông đã phân tích như sau: Bảng 1 – Chi phí lao động Sản phẩm Tại Anh (giờ Tại Bồ Đào Nha (giờ công) công) 1 đơn vị lúa mỳ 15 10 1 đơn vị rượu vang 30 15 Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Lợi_thế_so_sánh Trong ví dụ này, Bồ Đào Nha có lợi thế tuyệt đối so với Anh trong sản xuất cả lúa mỳ lẫn rượu vang: năng xuất lao động của Bồ Đào Nha gấp 2 lần Anh trong sản xuất rượu vang và gấp 1.5 lần trong sản xuất lúa mỳ. Theo suy nghĩ thông thường trong trường hợp này Bồ Đào Nha sẽ không nên nhập khẩu mặt hàng nào từ Anh. Thế nhưng phân tích của David Ricado đã dẫn đến một kết quả hoàn toàn khác: Một đơn vị rượu vang tại Anh sản xuất phải tốn chi phí tương đương với chi phí để sản xuất 2 đơn vị lúa mỳ (hay nói cách khác, chi phí cơ hội để sản xuất 1 đơn vị rượu vang là 2 đơn vị lúa mỳ); 8 trong khi đó, tại Bồ Đào Nha, để sản xuất một đơn vị rượu vang chỉ mất chi phí tương đương với chi phí để sản xuất 1.5 đơn vị lúa mỳ (hay chi phí cơ hội để sản xuất 1 đơn vị rượu vang là 1.5 đơn vị lúa mỳ). Vì thế, ở Bồ Đào Nha sản xuất rượu vang rẻ hơn tương đối so với Anh. Tương tự như vậy, ở Anh sản xuất lúa mỳ rẻ hơn tương đối so với ở Bồ Đào Nha vì chi phí vơ hội chỉ có 0.5 đơn vị rượu vang trong khi ở Bồ Đào Nha phải mất 2/3 đơn vị rượu vang. Hay nói cách khác, Bồ Đào Nha có lợi thế so sánh về sản xuất rượu vang, còn ở Anh có lợi thế so sánh về sản xuất lúa mỳ. Để thấy được cả hai nước cùng có lợi nếu chỉ tập trung vào sản xuất hàng hóa mà mình có lợi thế so sánh: Bồ Đào Nha chỉ sản xuất rượu vang, còn ở Anh chỉ sản xuất lúa mỳ rồi trao đổi thương mại với nhau, Ricardo đã làm như sau: Ông giả định nguồn lực lao động của Anh là 270 giờ công lao động, còn của Bồ Đào Nha là 180 giờ công lao động. Nếu không có thương mại, cả hai nước sẽ sản xuất cả hai hàng hóa và theo chi phí tại Bảng 1 thì kết quả là số lượng sản xuất ra như sau: Bảng 2 – Số lượng sản phẩm trước khi có thương mại 9 Quốc gia Số đơn vị lúa mỳ Số đơn vị rượu vang Anh 8 5 Bồ Đào Nha 9 6 Tổng cộng 17 11 Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Lợi_thế_so_sánh Nếu Bồ Đào Nha chỉ sản xuất rượu vang còn Anh chỉ sản xuất lúa mỳ rồi trao đổi thương mại với nhau thì số lượng sản phẩm được sản xuất ra sẽ là: 10 Bảng 3 – Số lượng sản phẩm sau khi có thương mại Quốc gia Số đơn vị lúa mỳ Số đơn vị rượu vang Anh 18 0 0 Bồ Đào Nha 12 Tổng cộng 18 12 Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Lợi_thế_so_sánh Như vậy, khi mỗi quốc gia tập trung chuyên môn hóa sản xuất mặt hàng mà mình có lợi thế so sánh thì tổng sản phẩm xã hội sẽ tăng lên. 2. Toàn cầu hóa, khu vực hóa và tác động của toàn cầu hóa, khu vực hóa tới các nước đang phát triển. 2.1. Quan điểm về toàn cầu hóa, khu vực hóa Xu thế hòa bình, hợp tác để phát triển ngày càng trở thành đòi hỏi bức xúc của các dân tộc và quốc gia trên thế giới. Các nước đều dành ưu tiên cho phát triển kinh tế, cần có môi trường hòa bình ổng định và thực hiện chính sách mở cửa, các nền kinh tề ngày càng gắn bó, tùy thuộc lẫn nhau, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, các thể chế đa phương thế giới và khu vực có vai trò ngày càng tăng cùng 11 với sự phát triển của ý thức độc lập tự chủ, tự lực tự cường của các dân tộc. Toàn cầu hóa đang là một trong những xu thế phát triển chủ yếu của quan hệ quốc tế hiện đại. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyên môn hóa và hợp tác giữa các quốc gia làm cho lực lượng sản xuất được quốc tế hóa cao độ. Những tiến bộ của khoa học – công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin, đã đưa các quốc gia gắn kết lại gần nhau. Trước những biến đổi to lớn về khoa học – công nghệ này, tất cả các nước trên thế giới đều thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế, điều chỉnh chính sách theo hướng mở cửa, giảm dần tiến tới dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, làm cho việc trao đổi hàng hóa, luân chuyển vốn, lao động và kỹ thuật trên thế giới ngày càng thông thoáng hơn, mở đường cho kinh tế quốc tế phát triển. Đại diện cho xu thế toàn cầu hóa này là sự ra đời của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) năm 1948 với 23 nước thành viên sáng lập với mục tiêu xác lập những nguyên tắc điều chỉnh và thúc đẩy thương mại quốc tế phục vụ cho phát triển kinh tế mỗi nước thành viên. Kể từ 1/1/1995, GATT đã được đổi thành Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) điều tiết không chỉ thương mại hàng hóa mà mở rộng sang cả thương mại dịch vụ, đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ. Cho tới nay với 154 nước thành viên chiếm 90% tổng kim 12 ngạch thương mại thế giới, WTO trở thành một tổ chức có quy mô toàn cầu và là nền tảng pháp lý cho quan hệ kinh tế quốc tế, là diễn đàn thường trực đàm phán thương mại và là thể chế giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế. Xu thế khu vực hóa cũng đã xuất hiện ở những năm 1950, đã và đang phát triển mạnh mẽ cho tới ngày nay, với sự ra đời trên 40 tổ chức kinh tế, thương mại khu vực, trong đó đáng chú ý là sự ra đời của Liên minh Châu Âu năm 1993 với 15 nước thành viên, Hiệp hội các nước Đông Nam Á năm 1967 với 9 nước thành viên, Diễn đà Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương năm 1989 với 21 nước thành viên chiếm trên 60% GDP và 50% kim ngạch thương mại thế giới, Hợp tác Á - Âu năm 1996, Khu vực Thương mại Tự do Bắc Mỹ năm 1994. Các tổ chức kinh tế – thương mại khu vực đều dựa trên nền tảng của WTO, tuân thủ các nguyên tắc của WTO, được WTO công nhận, đề nhằm mục tiêu đẩy mạnh hợp tác, thực hiện tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư, tạo lập lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế, nhưng mỗi tổ chức đề chọn những lĩnh vực mà mình có lợi thế hơn để tập trung nguồn lực, hợp tác chiều sâu, theo những phương thức đa dạng nhằm tạo lới thế riêng cho từng khu vực. 13 Có thể nói bản chất của các tổ chức quốc tế và khu vực như đã nói trên là để giải quyết vấn đề thị trường. Xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa là sản phẩm của quá trình cạnh tranh giành giật thị trường gay gắt giữa các quốc gia và giữa các thực thể kinh tế quốc tế. Với sự phát triển mạnh mẽ của các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, sức sản xuất ngày càng phát triển kéo theo sự đòi hỏi cấp bách của vấn đề thị trường tiêu thụ. Với sự hợp tác quốc tế, những hàng rào cản trở giao lưu thương mại và đầu tư ngày càng giảm đi, kinh tế thế giới ngày càng trở thành một thị trường chung. 2.2. Tác động tích cực của toàn cầu hóa, khu vực hóa tới các nước đang phát triển. 2.2.1. Phát huy lợi thế so sánh để phát triển Toàn cầu hóa, khu vực hóa (TCH, KVH) tạo ra những thời cơ thuận lợi cho sự phát triển của các nước đang phát triển (ĐPT). Một trong những thời cơ thuận lợi đó là các nước ĐPT nếu chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong hội nhập thì sẽ phát huy được lợi thế so sánh của mình trong quan hệ kinh tế quốc tế. Trong quá trình TCH, KVH sẽ có sự phân chia thành các nhóm nước với những lợi thế so sánh tương ứng để bổ sung cho nhau trong sự hợp tác và phát triển. Lợi thế so sánh luôn biến đổi phụ thuộc vào trình độ phát triển của 14 các quốc gia. Nước nào có nền kinh tế càng kém phát triển thì có lợi thế so sánh càng suy giảm. Đa số các nước ĐPT chỉ có lợi thế so sánh bậc thấp như lao động rẻ, tài nguyên, thị trường … đó là một thách thức lớn đối với các nước ĐPT. Nhưng TCH, KVH cũng mang lại cho các nướcĐPT những cơ hội lớn mới, nếu biết vận dụng sáng tạo để thực hiện được mô hình phát triển rút ngắn. Chẳng hạn, bằng lợi thế vốn có về tài nguyên, lao động, thị trường, các ngành công nghiệp nhẹ, du lịch, dịch vụ … các nước ĐPT có thể tham gia vào tầng thấp và trung bình của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn cầu với cơ cấu kinh tế có các ngành sử dụng nhiều lao động, nhiều nguyên liệu, cần ít vốn đầu tư, công nghệ trung bình tiên tiến tạo ra những hàng hóa – dịch vụ không thể thiếu trong cơ cấu hàng hóa – dịch vụ trên thế giới như mặt hàng may mặc … Để làm được việc đó, các nước ĐPT có cơ hội tiếp nhận được các dòng vốn quốc tế, các dòng kỹ thuật – công nghệ mới và kỹ năng quản lý hiện đại. Nhưng cơ hội đạt ra như nhau đối với các nước ĐPT, song nước nào biết tận dụng nắm bắt được chúng thì phát triển. Điều đó phụ thuộc vào nhân tố chủ quan, vào nội lực của mỗi nước. Việc phát huy tối đa lợi thế so sánh trong quá trình TCH, KVH của các nươc ĐPT là nhằm tận dụng tự do hóa thương mại, thu hút 15 đầu tư để thúc đả tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội. Tỷ trọng mậu dịch thế giới trong tổng kim ngạch mậu dịch thế giới của các nước ĐPT ngày một tăng. Các nước ĐPT cũng ngày càng đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ kinh tế quốc tế, tỷ trọng hàng công nghiệp trong cơ cấu hàng xuát khẩu ngày càng tăng và các nước ĐPT nắm giữ 25% lượng hàng công nghiệp xuất khẩu trên toàn thế giới. 2.2.2. Tăng nguồn vốn đầu tư Kinh tế TCH, KVH biểu hiện nổi bật ở dòng luân chuyển vốn toàn cầu. Điều đó tạo cơ hội cho các nước ĐPT có thể thu hút được nguồn vốn bên ngoài cho phát triển trong nước, nếu nước đó có cơ chế thu hút thích hợp. Thiết lập một cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư nội địa hợp lý là cơ sở để định hướng thu hút đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm các ưu đãi từ những điều kiện và môi trường đầu tư bên trong để thúc đẩy chương trình đầu tư của họ. Các nước đang phát triển đã thu hút và sử dụng một lượng khá lớn vốn nước ngoài cùng với nguồn vốn đó, vốn trong nước cũng được huy động. TCH, KVH đã tạo ra sự biến đổi và gia tăng cả về lượng và chất dòng luân chuyển vốn vào các nước đang phát triển, nhất là trong khi các nước ĐPT đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn đầu tư 16 cho phát triển. Chẳng hạn, lượng vốn đầu tư vào các nước ĐPT tăng khá nhanh: 1980: 30 tỷ USD; 1990: 60 tỷ USD; 1996: gần 200 tỷ USD; năm 2008, tỷ trọng FDI vào các nước đang phát triển đã chiếm tới 43% tổng lượng FDI toàn cầu. Trong dòng vốn đầu tư vào các nước ĐPT thì dòng vốn tư nhân ngày càng lớn. 2.2.3. Nâng cao trình độ kỹ thuật - công nghệ Trước xu thế TCH, KVH, các nước ĐPT tuỳ theo vị thế, điều kiện lịch sử cụ thể và trình độ phát triển của mình đều có cách thức riêng phát triển theo con đường rút ngắn. Một trong số nhiều con đường phát triển là: du nhập kỹ thuật - công nghệ trung gian từ các nước phát triển để xây dựng những ngành công nghiệp của mình như là một bộ phận hợp thành trong tầng công nghiệp hiện đại. TCH, KVH cho phép các nước ĐPT có điều kiện tiếp nhận các dòng kỹ thuật - công nghệ tiên tiến, hiện đại từ các nước phát triển để nâng cao trình độ kỹ thuật - công nghệ của mình. Nhưng điều đó còn phụ thuộc vào khả năng của từng nước biết tìm ra chiến lược công nghiệp hoá rút ngắn thích hợp. Trong quá trình TCH, KVH các nước ĐPT có điều kiện tiếp cận và thu hút những kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới, qua đó mà nâng dần trình độ công nghệ sản xuất của các nước ĐPT. Do vậy, mà ngày càng nâng cao được trình độ quản lý và khả 17 năng cạnh tranh của nền kinh tế các nước ĐPT. TCH, KVH được đánh giá như một công cụ đặc hiệu để nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ ở các nước ĐPT. Bởi lẽ, trong quá trình tham gia vào liên doanh, liên kết sản xuất quốc tế, hợp đồng hợp tác kinh doanh, các dự án FDI... các nước ĐPT có điều kiện tiếp cận những công nghệ, kiến thức và kỹ năng hết sức phong phú, đa dang của các nước đang phát triển. 2.2.4. Thay đổi được cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực TCH, KVH đòi hỏi nền kinh tế của các quốc gia, trong đó có các nước ĐPT phải tổ chức lại với cơ cấu hợp lý. Kinh tế thế giới đang chuyển mạnh từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Nhưng ở các nước phát triển những ngành có hàm lượng chất xám, hàm lượng công nghệ cao, hàm lượng vốn lớn... đang chiếm ưu thế, còn ở những nước ĐPT chỉ có thể đảm nhận những ngành có hàm lượng cao về lao động, nguyên liệu và hàm lượng thấp về công nghệ, vốn. Tuy nhiên, nếu nước ĐPT nào chủ động, biết tranh thủ cơ hội, tìm ra được con đường phát triển rút ngắn thích hợp, thì có thể vẫn sớm có được nền kinh tế tri thức. Điều đó đòi hỏi một sự nỗ lực rất lớn. Quá trình TCH, KVH sẽ dẫn đến tốc độ biến đổi cao và nhanh chóng của nền kinh tế toàn cầu, điều đó buộc nền kinh tế mỗi nước, muốn phát triển, không còn con đường nào khác là phải hoà 18 nhập vào quỹ đạo vận động chung của nền kinh tế thế giới. Nền kinh tế nào bắt kịp dòng vận động chung thì phát triển, không thì dễ bị tổn thương và bất định. Mỗi nước ĐPT cần phải tìm cho mình một phương thức để chuyển dịch cơ cấu kinh tế thích hợp để có thể phát triển rút ngắn. Hầu hết các nền kinh tế của các nước ĐPT đều tiến tới mô hình kinh tế thị trường mở, hội nhập quốc tế dựa vào xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chế biến. Đây là một mô hình kinh tế được chuyển dịch theo hướng tích cực. Nhưng nền kinh tế thị trường mở, hội nhập quốc tế đòi hỏi chính phủ các nước phải có quan niệm đúng và xử lý khéo quan hệ giữa tự do hoá và bảo hộ ở mức cần thiết; đồng thời phải nắm bắt được các thông lệ và thể chế kinh tế bên trong, giải quyết đúng đắn việc kết hợp các nguồn lực bên ngoài thành nội lực bên trong để phát triển. Nền kinh tế thị trường mở, hội nhập quốc tế muốn phát triển ổn định, đòi hỏi cơ cấu kinh tế bên trong phải đủ mạnh, cơ cấu xuất khẩu đa dạng, thể chế kinh tế linh hoạt và có năng lực thích ứng để đương đầu với những thay đổi của các điều kiện phát triển toàn cầu. Điều đó buộc các nước ĐPT phải tìm ra con đường công nghiệp hoá rút ngắn thích hợp. Nhiều nước chọn mô hình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, dựa vào tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp chế tạo. Phát triển công nghiệp chế tạo sẽ giúp nền kinh tế các nước ĐPT nhanh chóng chuyển được nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công 19 nghiệp và từng bước chuyển tới nền kinh tế tri thức. Sự dịch chuyển này đến đâu phụ thuộc vào trình độ thích ứng về tiếp nhận công nghệ, khả năng về vốn, khai thác thị trường. Dù bước chuyển dịch ở trình độ nào, nền kinh tế ở các nước ĐPT đều chú trọng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ; đồng thời tập trung nỗ lực phát triển các ngành có khả năng cạnh tranh. Chính vì vậy, cơ cấu kinh tế của nhiều nước ĐPT đã có nhiều biến đổi theo hướng tích cực: giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu hàng xuất khẩu cũng thay đổi, chất lượng hàng hoá xuất khẩu được nâng lên theo hướng đạt các tiêu chuẩn quốc tế, tỷ trọng sản phẩm qua chế biến cũng đã tăng lên. TCH, KVH đang mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho các quốc gia cơ cấu lại nền kinh tế của mình. Nền kinh tế toàn cầu đang biến đổi nhanh chóng, thì nền kinh tế của các nước ĐPT, nếu muốn phát triển, không còn con đường nào khác là phải nhanh chóng hoà nhập vào quỹ đạo vận động chung của nền kinh tế thế giới. Các nước phải bắt kịp các động thái của dòng vận động tiền vốn, kỹ thuật - công nghệ, hàng hoá - dịch vụ khổng lồ của thế giới. Tính bất định và mức độ dễ bị tổn thương với tính cách là hệ quả của những động thái này đang ngày càng gia tăng, nhất là đối với nền kinh tế các nước ĐPT. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan