Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phật giáo đà nẵng giai đoạn 1997 – 2017...

Tài liệu Phật giáo đà nẵng giai đoạn 1997 – 2017

.PDF
119
1
55

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG THỊ SƢƠNG PHẬT GIÁO ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 1997 – 2017 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM Đà Nẵng - Năm 2021 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG THỊ SƢƠNG PHẬT GIÁO ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 1997 – 2017 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 8229013 LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN DUY PHƢƠNG Đà Nẵng - Năm 2021 iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ .......................................................... ii THE INFORMATION OF MASTER'S THESIS .................................................... iii MỤC LỤC .....................................................................................................................iv DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................ vi MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................5 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................6 5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................6 6. Đóng góp của đề tài ............................................................................................6 7. Bố cục luận văn...................................................................................................7 CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ ĐÀ NẴNG VÀ PHẬT GIÁO ĐÀ NẴNG TRƢỚC NĂM 1997 .......................................................................................................................8 1.1. Tổng quan về thành phố Đà Nẵng ............................................................................8 1.1.1. Điều kiện tự nhiên.........................................................................................8 1.1.2. Sơ lƣợc về cƣ dân và văn hóa Đà Nẵng ......................................................12 1.2. Khái quát về Phật giáo Đà Nẵng trƣớc năm 1997 ..................................................16 CHƢƠNG 2. TÌNH HÌNH PHẬT GIÁO ĐÀ NẴNG TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2017 ............................................................................................................................... 22 2.1. Tình hình Đà Nẵng sau khi chia tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng ........................22 2.2. Chính sách của Đảng và chính quyền thành phố đối với Phật giáo Đà Nẵng ........26 2.3. Tình hình Phật giáo Đà Nẵng từ năm 1997 đến năm 2017 ....................................31 2.3.1. Hệ thống tổ chức .........................................................................................31 2.3.2. Cơ sở và hoạt động thờ tự ...........................................................................40 2.3.3. Đội ngũ tăng ni ...........................................................................................48 2.3.4 Lực lƣợng Phật tử ......................................................................................52 2.3.5. Nghi lễ Phật giáo.........................................................................................54 2.3.6. Hoạt động từ thiện xã hội ...........................................................................58 2.3.7. Hoạt động hội, đoàn ....................................................................................61 CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM, ẢNH HƢỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 1997-2017 .........................................................................................................65 3.1. Đặc điểm của Phật giáo Đà Nẵng 1997-2017 ........................................................65 v 3.2. Ảnh hƣởng Phật giáo Đà Nẵng (1997-2017)..........................................................69 3.2.1. Ảnh hƣởng về mặt tƣ tƣởng, đạo đức .........................................................69 3.2.2. Ảnh hƣởng đến lễ nghi, cúng bái ................................................................ 71 3.2.3. Ảnh hƣởng đến đời sống sinh hoạt của ngƣời dân .....................................73 3.2.4. Ảnh hƣởng đến thói quen ăn uống của ngƣời dân ......................................74 3.2.5. Ảnh hƣởng tích cực của Phật giáo đến kinh tế địa phƣơng ........................74 3.2.6. Phật giáo góp phần tích cực vào công tác đối ngoại nhân dân ...................76 KẾT LUẬN ..................................................................................................................78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................79 PHỤ LỤC ................................................................................................................. PL1 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao) vi DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng 2.1. 2.2. 2.3. 2.4. 2.5. 2.6 2.7. 2.8. 2.9. Tên bảng Số lƣợng các vị trong Ban Trị sự Thành hội thành phố Đà Nẵng qua các nhiệm kì (1997-2017) Số lƣợng chùa, tịnh thất, tịnh xá, Niệm Phật đƣờng trên địa bàn TP. Đà Nẵng từ năm 1997-2017 Kinh phí xây dựng, trùng tu các cơ sở thờ tự trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (1997-2012) Số lƣợng Tăng, Ni theo các hệ phái trên địa bàn TP. Đà Nẵng (1997-2017) Số lƣợng thành phần Tăng, Ni trên địa bàn TP. Đà Nẵng (19972017) Số lƣợng đơn vị đạo tràng và các đạo hữu Phật tử trên địa bàn Đà Nẵng (2007-2017) Số lƣợng Huynh trƣởng và đoàn sinh trong Gia đình Phật tử trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (2002-2017) Các dịp Lễ lớn của Phật giáo Số tiền từ thiện xã hội của Thành hội Đà Nẵng (1997-2017) Trang 32 40 43 48 50 53 53 56 58 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong hơn hai ngàn năm hoằng pháp đạo sinh trên lãnh thổ Việt Nam, Phật giáo đã đồng hành cùng dân tộc trải qua những thăng trầm, biến cố của lịch sử. Xuyên suốt tiến trình đó, Phật giáo luôn khăng khít, keo sơn cùng vận mệnh quốc gia, dân tộc. Thời kì nào đất nƣớc hòa bình, phồn vinh thì Phật giáo phát triển, đất nƣớc nô lệ, suy yếu thì Phật giáo cũng suy tàn. Hòa nhập, thích ứng với văn hóa Việt, gần gũi, thân thƣơng với dân tộc. Với tinh thần từ bi hỷ xả, khoan dung, độ lƣợng, hòa bình, hòa hợp, hƣớng thiện, giải thoát con ngƣời khỏi đau khổ, giáo lí đạo Phật đã thấm nhuần trong nếp sống, nếp nghĩ, tƣ tƣởng của đại đa số ngƣời Việt Nam, ảnh hƣởng sâu rộng đến đời sống của dân tộc Việt. Tại Đà Nẵng, từ những ngày đầu tiên khi Tiên chúa Nguyễn Hoàng chọn nơi đây để tạo dựng cơ nghiệp, xây dựng vùng đất này thì đạo Phật đã dần khẳng định vị trí trong đời sống tâm linh của ngƣời dân nơi đây. Ở Ngũ Hành Sơn, một hệ thống các ngôi chùa dày đặc đƣợc xây dựng, hầu nhƣ ngọn núi nào, hang động nào cũng dựng chùa, đặt miếu để thờ Phật hoặc những vật linh khí của nhà Phật. Ở núi Thủy Sơn đã có bốn chùa và hàng chục hang động lớn nhỏ. Trải qua quá trình phát triển, hiện nay, Phật giáo đã có ảnh hƣởng lớn đến ngƣời dân Đà Nẵng, không chỉ trong đời sống tín ngƣỡng, tôn giáo, phong tục tập quán của ngƣời dân mà cả trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Đây là vấn đề cần đƣợc nhận thức, lý giải, đánh giá một cách khách quan dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn. Là một trong những tôn giáo có sự phát triển khá nhanh ở Việt Nam nên đạo Phật nhận đƣợc sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học dƣới nhiều góc độ khác nhau từ quá trình hình thành, phát triển đến đội ngũ chức sắc, tín đồ, hệ thống tổ chức, sinh hoạt tôn giáo và những tác động kinh tế - xã hội. Tuy vậy, cho đến nay, chƣa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về quá trình phát triển đạo Phật đối với Đà Nẵng, nhất là trong 4 nhiệm kì đầu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại Đà Nẵng. Vì vậy, tác giả cho rằng việc nghiên cứu Phật giáo Đà Nẵng giai đoạn 1997-2017 không những là việc làm mang tính khoa học mà còn chứa đựng những ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. 2 Trên phƣơng diện về mặt khoa học, luận văn góp phần tái hiện bức tranh khá đầy đủ và toàn diện, khách quan về quá trình phát triển của Phật giáo ở Đà Nẵng kể từ khi Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc trung ƣơng. Từ đó rút ra đặc điểm, và những ảnh hƣởng của đạo Phật đến các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội nơi đây. Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung vào việc nghiên cứu đạo Phật ở Việt Nam, cũng nhƣ nghiên cứu lịch sử văn hóa – xã hội ở Đà Nẵng. Về ý nghĩa thực tiễn, luận văn sẽ bổ sung nguồn tƣ liệu góp phần phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập cho các cán bộ, giảng viên, sinh viên các Trƣờng Đại học Sƣ phạm – ĐHĐN và các trƣờng Đại học khác. Đặc biệt, là một Phật tử, đƣợc giác ngộ và tiếp thu những giáo lý hƣớng thiện của đạo Phật từ thuở niên thiếu, tác giả mong muốn nghiên cứu, tìm hiểu, đóng góp một phần công sức của bản thân vào lịch sử phát triển Phật giáo Đà Nẵng qua những mốc thời gian đáng nhớ. Với những lý do trên, tác giả mạnh dạn chọn “Phật giáo Đà Nẵng giai đoạn 1997 – 2017” làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Liên quan đến đề tài về Phật giáo Đà Nẵng có rất nhiều đề tài và tài liệu đề cập đến trong đó tiêu biểu nhƣ: đề tài khoa học cấp Bộ của Phân viện Đà Nẵng - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 1997- 1999, “Đặc điểm, xu hướng vận động của Phật giáo miền Trung và một số kiến nghị về chính sách đối với Phật giáo trong giai đoạn hiện nay”. Nội dung chính của đề tài này là trên cơ sở trình bày quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở các tỉnh miền Trung (bao gồm từ khu vực Quảng Bình đến Khánh Hòa và 3 tỉnh phía Bắc Tây Nguyên) đã phân tích, dự báo một số xu hƣớng vận động của nó trong thời kỳ tiếp theo. Đồng thời trên cơ sở này, đề tài cũng đã đề xuất một số kiến nghị góp phần hoàn thiện các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc ta đối với Phật giáo. Tuy nhiên, đề tài này không đề cập đến sự du nhập và phát triển của Phật giáo vào riêng thành phố Đà Nẵng, không nêu lên đƣợc toàn cảnh bức tranh Phật giáo trên địa bàn, các tỉnh đƣợc đề tài đề cập đến chủ yếu là Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Trị và một số tỉnh Tây Nguyên. Ở một phạm vi không gian hẹp hơn, đã có cuốn sách viết về Phật giáo ở Đà Nẵng: Lược khảo Phật giáo sử Đà Nẵng (2013) của Thích Đức Trí. Qua lời đầu 3 sách, có thể thấy rõ thiện chí của tác giả muốn mang đến cho ngƣời đọc những hiểu biết nhất định về Phật giáo ở thành phố bên sông Hàn.Tác giả đều đã rất nỗ lực tìm kiếm, tập hợp tƣ liệu để viết về lịch sử nhiều ngôi chùa ở mảnh đất này; bên cạnh đó là một số hoạt động Phật sự liên quan đến các phong trào chấn hƣng Phật giáo nửa đầu thế kỉ XX và phong trào đấu tranh Phật giáo miền Nam thời Việt Nam cộng hòa. Tuy nhiên cả hai đều tồn tại rất nhiều hạn chế, xét trên mọi phƣơng diện. Bố cục rời rạc, đứt đoạn; phƣơng pháp nghiên cứu không rõ ràng; nguồn tƣ liệu phần nhiều không mới lại thiếu hẳn thao tác xử lí khoa học. Đi vào nội dung nghiên cứu, các tác giả gần nhƣ không xác định đƣợc những vấn đề cơ bản cùng tính hệ thống của Phật giáo ở Đà Nẵng, vì vậy rơi vào lan man và đầy sự lộn xộn, rối rắm. Rất nhiều câu hỏi đặt ra về Phật giáo ở Đà Nẵng trong quá trình lịch sử không đƣợc tác giả đề cập. Nhiều nhận định còn nặng tính chủ quan, thiếu căn cứ. Nói tóm lại, kết quả nghiên cứu công trình Phật giáo sử Đà Nẵng gần nhƣ không mang lại điểm mới đáng kể nào về học thuật. Tiếp đến, với tƣ cách là một Huynh trƣởng Gia đình Phật tử, có pháp danh Nguyên Lam Chân Tuệ Định, Cƣ sỹ La Thành Tỵ cũng đã có tác phẩm Lược sử Phật giáo Đà Nẵng, đƣợc viết vào năm 2008 do nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội phát hành. Tuy nhiên, tác phẩm này dừng lại ở tính chất tập hợp các dữ liệu do các chùa cơ sở cung cấp, góc độ tiếp cận nghiên cứu có thiên về hƣớng ca ngợi, tuyên truyền cho các giá trị văn hóa phật giáo của Đà Nẵng, chƣa có sự phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cũng nhƣ chỉ ra các xu hƣớng phát triển của Phật giáo trên địa bàn thành phố. Liên quan đến lĩnh vực này còn có đề tài khoa học cấp Thành phố, thực hiện vào năm 2008 của Thành Đoàn Đà Nẵng là: “Giải pháp nhằm tăng cường công tác đoàn kết, tập hợp thanh thiếu niên Phật giáo của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam ở thành phố Đà Nẵng hiện nay”, thông qua việc khái quát tiến trình hoạt động và ảnh hƣởng của tổ chức Gia đình phật tử Đà Nẵng, đề tài nêu lên tính tất yếu khách quan của công tác đoàn kết, tập hợp tín đồ Phật giáo ở thành phố Đà Nẵng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả công tác đoàn kết, tập hợp thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo ở thành phố Đà Nẵng. Song, đây là một mảng nghiên cứu nhỏ, chủ yếu chú trọng đến các hoạt động của tổ chức Gia 4 đình phật tử thuộc Phật giáo Đà Nẵng. Trong tác phẩm “Địa chí Quảng Nam - Đà Nẵng” của Tỉnh uỷ - Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam - Thành ủy - Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, nhà xuất bản Khoa học- xã hội, Hà Nội, năm 2010, các tác giả đã dành 13 trang sách để trình bày về Phật giáo Quảng Nam - Đà Nẵng, song chủ yếu là đề cập một cách chung chung lịch sử du nhập của Phật giáo vào địa bàn này trong giai đoạn đầu từ khoảng thế kỷ 16 đến năm 1975. Thực trạng Phật giáo tại thành phố Đà Nẵng hình thành và phát triển nhƣ thế nào, xu hƣớng vận động ra sao chƣa đƣợc công trình này nhắc đến cụ thể. Liên quan đến đề tài Phật giáo Đà Nẵng có hai luận án: Luận án của Tiến sĩ bảo vệ năm 2016 của tác giả Nguyễn Duy Phƣơng với đề tài “ Phật giáo Việt Nam thời Minh Mạng ( 1820 – 1840). Tác giả đã đề cập đến Phật giáo thời chúa Nguyễn và Triều Nguyễn với trung tâm là Phật giáo Ngũ Hành Sơn. Luận án Tiến sĩ bảo vệ năm 2017 của tác giả Lê Xuân Thông với đề tài “ Phật giáo Quảng Nam thế kỷ XVII – XIX” của tác giả Lê Xuân Thông tuy nhiên tác giả cũng chỉ dừng lại ở kỷ XIX nhìn lại Phật giáo chứ cũng không nghiên cứu trong những năm từ 1997 đến năm 2017. Một bài viết khác của ông là Danh tăng núi Ngũ Hành (2017) trình bày tóm tắt cuộc đời và hành trạng các thiền tăng tiêu biểu ở Ngũ Hành Sơn, từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XXI. Bên cạnh đó, đề tài luận văn tốt nghiệp đại học của sinh viên Nguyễn Thị Oanh, Khoa Giáo dục chính trị, trƣờng Đại học Sƣ phạm, Đại học Đà Nẵng là “Tìm hiểu tình hình tôn giáo và chính sách tôn giáo ở thành phố Đà Nẵng” đã bƣớc đầu có sự khái quát về bức tranh tôn giáo tại thành phố Đà Nẵng nói chung, bao gồm tất cả các tôn giáo nhƣ: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài…Trong đó, riêng đối với Phật giáo, tác giả đã đƣa ra một số thực trạng hoạt động và một vài số liệu có liên quan, song tính chất nghiên cứu của công trình này còn nhiều hạn chế, chƣa sâu sắc. Ngoài ra trên một số tạp chí có liên quan đến Phật giáo Đà Nẵng có một số bài viết nhƣ: “Lễ hội Quán Thế Âm - Ngũ Hành Sơn, những giá trị văn hóa cần giữ gìn và phát triển”; “Xu hướng thế tục hóa của Phật giáo hiện nay - Vấn đề và giải pháp”; “Phật giáo Đà Nẵng với công tác từ thiện, xã hội” đăng trên tạp chí Công tác Tôn 5 giáo của Ban Tôn giáo Chính phủ đề cập đến nguồn gốc và các hoạt động của lễ hội Quán Thế Âm, là lễ hội Phật giáo có quy mô lớn và nỗi tiếng tại thành phố Đà Nẵng.… và một số bài viết khác nhƣ: “Công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tôn giáo tại thành phố Đà Nẵng” tại Website Ban Tôn giáo Chính phủ. Các bài viết nhƣ “Gia đình Phật tử Đà Nẵng - Lịch sử và hiện tại”; “Tình hình thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh tín ngưỡng tôn giáo tại thành phố Đà Nẵng”; “Đôi nét về hoạt động của Thành hội Phật giáo Đà Nẵng; “Trường Trung cấp Phật học Đà Nẵng khai giảng khóa mới” của chính bản thân tác giả đăng trên Website của Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng. Luận văn Thạc sĩ triết học với đề tài “ Phật giáo tại Đà Nẵng – quá khứ, hiện tại và xu hƣớng vận động” của tác giả Đinh Đức Hiền tuy nhiên luận văn không đề cập đến Phật giáo Đà Nẵng từ năm 1997 đến năm 2017. Nhƣ vậy, có thể khẳng định cho đến nay, chƣa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách chuyên sâu, toàn diện, sâu sắc về vấn đề Phật giáo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ năm 1997 - 2017. Do đó, tiếp tục khai thác, tìm hiểu và nghiên cứu về lĩnh vực này trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết và thiết thực. Tuy nhiên những công trình kể trên là một tài liệu cần thiết để cho tác giả thực hiện luận văn này. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là làm rõ tình hình phát triển của Phật giáo Đà Nẵng trong giai đoạn 1997 -2017. Trên cơ sở đó, rút ra đặc điểm Phật giáo Đà Nẵng trong giai đoạn này và sự ảnh hƣởng của Phật giáo đến đời sống kinh tế - xã hội của Đà Nẵng. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt đƣợc mục tiêu trên, những nhiệm vụ cơ bản phải thực hiện là: - Khái quát về Đà Nẵng và Phật giáo Đà Nẵng trƣớc năm 1997. - Chính sách của Đảng, chính quyền Đà Nẵng đối với Phật giáo Đà Nẵng từ năm 1997 đến năm 2017 . - Tình hình hoạt động của Phật giáo Đà Nẵng từ năm 1997 đến năm 2017. - Đặc điểm và ảnh hƣởng của Phật giáo Đà Nẵng từ năm từ năm 1997 đến năm 2017. 6 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Phật giáo Đà Nẵng từ năm 1997 đến năm 2017. 4.2 Phạm vi nghiên cứu: - Không gian của luận văn là địa giới hành chính của thành phố Đà Nẵng từ năm 1997 đến năm 2017 - Thời gian của luận văn từ năm 1997 khi Đà Nẵng tách khỏi tỉnh Quảng Nam đến 2017. 5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu - Hệ thống các văn bản, pháp luật liên quan đến tôn giáo đặc biệt là Phật giáo Đà Nẵng. - Các công trình nghiên cứu đã công bố: Đề tài khoa học cấp Bộ của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 1997- 1999, đề tài cấp thành phố, sách, tạp chí, các trang website, các luận án, luận văn viết về lịch sử cũng nhƣ các vấn đề về Phật giáo của thành phố Đà Nẵng trƣớc năm 1997 đến năm 2017. Phỏng vấn trực tiếp các chức sắc, tín đồ, quan sát các sinh hoạt của Phật giáo. Luận văn đƣợc sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: - Phương pháp nghiên cứu lịch sử và phương pháp logic: để khai thác và sử dụng các nguồn tƣ liệu. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Chỉ ra thực trạng tình hình hoạt động, đặc điểm và những yếu tố vận động của Phật giáo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, ảnh hƣởng của Phật giáo đến đời sống nhân dân thành phố Đà Nẵng. - Phương pháp điền dã: Trên cơ sở nghiên cứu thực địa, thực hiện quan sát, phỏng vấn, ghi chép, chụp ảnh, ghi hình để nắm bắt về đời sống sinh hoạt Phật giáo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng để làm căn cứ cho việc nghiên cứu của đề tài. - Phương pháp phỏng vấn: tiến hành phỏng vấn trực tiếp các tăng ni, trụ trì tại các chùa để tìm hiểu trực tiếp tình hình thực tiễn, thu thập dữ liệu. 6. Đóng góp của đề tài Việc nghiên cứu đề tài “Phật giáo Đà Nẵng giai đoạn 1997 – 2017” có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn: - Về mặt lý luận: Kết quả đề tài sẽ cung cấp tƣ liệu về hệ thống tổ chức, cơ sở và 7 hoạt động thờ tự Phật giáo, số lƣợng của đội ngũ tăng ni, các hoạt động từ thiện, hội, đoàn của tăng ni, Phật tử tại Đà Nẵng trong giai đoạn 1997-2017. Bổ khuyết về mặt định lƣợng liên quan đến đề tài cho các nghiên cứu về lịch sử Phật giáo nói riêng và lịch sử thành phố Đà Nẵng nói chung. - Về mặt thực tiễn: Giúp chính quyền Đà Nẵng nhìn nhận đƣợc đặc điểm, sự ảnh hƣởng tích cực của Phật giáo đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; từ đó, đƣa ra những chính sách, những định hƣớng phù hợp đối với sự kết hợp giữa Phật giáo và sự phát triển kinh tế mũi nhọn thành phố. Hơn nữa, luận văn sẽ bổ sung nguồn tƣ liệu góp phần phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập cho các cán bộ, giảng viên, sinh viên các Trƣờng Đại học Sƣ phạm – ĐHĐN và các trƣờng Đại học khác. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn đƣợc kết cấu gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Khái quát về Đà Nẵng và Phật giáo Đà Nẵng trƣớc năm 1997. Chƣơng 2: Tình hình Phật giáo Đà Nẵng từ năm 1997 đến năm 2017. Chƣơng 3: Đặc điểm và ảnh hƣởng của Phật giáo Đà Nẵng trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2017. 8 CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ ĐÀ NẴNG VÀ PHẬT GIÁO ĐÀ NẴNG TRƢỚC NĂM 1997 1.1. Tổng quan về thành phố Đà Nẵng 1.1.1. Điều kiện tự nhiên Vị Trí địa lí: Đà Nẵng thành phố nằm ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, ở vị trí trung độ của Việt Nam, có vị trí trọng yếu cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh của khu vực Miền Trung - Tây Nguyên và cả nƣớc; là đô thị biển và đầu mối giao thông rất quan trọng về đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển và đƣờng hàng không. Trong những năm gần đây, Đà Nẵng tích cực đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trƣờng, nâng cao an sinh xã hội và đƣợc coi là "Thành phố đáng sống nhất Việt Nam" Địa hình: Thành phố Đà Nẵng có địa hình, thiên nhiên đa dạng, có biển, bán đảo, vùng vịnh, đồi núi, sông, suối, đồng bằng phân bố trong lòng thành phố. Với tọa độ phần đất liền của thành phố Đà Nẵng từ 15°15' đến 16°40' vĩ độ Bắc và từ 107°17' đến 108°20' kinh độ Đông [54]. Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông. Thành phố Đà Nẵng nằm ở trung độ của Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 766 km về phía Bắc và cách Thành phố Hồ Chí Minh 961 km về phía Nam theo Quốc lộ 1A. Đà Nẵng còn là trung điểm của các di sản thế giới: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn. Thành phố Đà Nẵng nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển và đƣờng hàng không, là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nƣớc Lào, đông bắc Campuchia, Thái Lan và Myanma. Với diện tích tự nhiên 1.284,88 km², phần đất liền, nằm trong hệ tọa độ từ 15°15’ đến 16°40’ vĩ Bắc, từ 107°17’ đến 108°20’ kinh độ Đông. Ngoài phần đất liền, vùng biển của thành phố gồm quần đảo Hoàng Sa nằm ở 15°45’ đến 17°15’ vĩ độ Bắc, từ 111° đến 113° kinh độ Đông [43]. Vùng biển này có tiềm năng lớn về khoáng sản, hải sản, có thuận lợi để phát triển kinh tế nhƣng quan trọng hơn đây là vị trí quân sự chiến lƣợc, khống chế đƣờng giao thông trên biển và trên không trong khu vực phía Bắc biển Đông. Với vị trí địa lí có tầm chiến lƣợc quan trọng nhƣ thế - Đà Nẵng đã trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa quan trọng của khu vực miền trung và Tây Nguyên nói riêng, của cả nƣớc nói chung. Khu vực địa hình núi cao và dốc tập trung ở phía tây và tây bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. 9 Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500 m, độ dốc lớn (>40°), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trƣờng sinh thái của thành phố. Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hƣởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố. Ở khu vực cửa sông Hàn và sông Cu Đê địa hình đáy biển bị phức tạp và tạo ra một số bãi cạn, trũng ngầm (lòng sông). Khu vực cửa vịnh ra ngoài khơi địa hình nhìn chung là nghiêng thoải về phía đông bắc. Khoảng cách các đƣờng đẳng sâu khá đều đặn. Khí hậu: Thành phố Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu cận nhiệt đới ở miền Bắc và nhiệt đới xavan ở miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhƣng không đậm và không kéo dài. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,8 °C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình 28-30 °C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18-23 °C. Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng 20 °C. Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm là 2.153 mm; lƣợng mƣa cao nhất vào các tháng 9, 10, 11, trung bình 465 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 2, 3, 4, trung bình 27 mm/tháng [46]. Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.182 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6, 7, trung bình 246 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12, 1, trung bình 121 giờ/tháng [14]. Mỗi năm Đà Nẵng chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ một đến hai cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới. Năm 2006, Đà Nẵng chịu ảnh hƣởng của bão Xangsane - cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Đà Nẵng trong 100 năm qua, gây thiệt hại nặng nề cho thành phố. Thời gian nắng ở quần đảo Hoàng Sa dao động trong khoảng từ 2.300 đến 2.500 giờ/năm. Nhiệt độ không khí tối thấp trung bình ở vùng biển quần đảo là 2224 °C trong tháng 1, tăng dần và đạt cực đại trung bình 28.5-29 °C trong tháng 6 và tháng 7 [33]. Chế độ gió vùng quần đảo Hoàng Sa phức tạp và thể hiện ảnh hƣởng của địa hình lục địa Việt Nam và Trung Quốc. Gió tây nam chiếm ƣu thế vào mùa hè; gió đông bắc chiếm ƣu thế trong mùa đông. Lƣợng mƣa trung bình năm ở Hoàng Sa là khoảng 1.300-1.700 mm. Độ ẩm tƣơng đối trung bình 80-85% và hầu nhƣ không biến động nhiều theo mùa. 10 Tài nguyên: Tài nguyên thiên nhiên của Thành phố Đà Nẵng tƣơng đối đa dạng, gồm tài nguyên rừng, đất, nƣớc, khoáng sản. Trong đó tài nguyên của thành phố chủ yếu phân bố ở huyện Hòa Vang, quận Liên Chiểu và quận Sơn Trà.Tài nguyên khoáng sản: Cát trắng: tập trung ở Nam Ô, trữ lƣợng khoảng 5 triệu m 3. Đá hoa cƣơng: ở Non Nƣớc, nhƣng để bảo vệ khu di tích nổi tiếng Ngũ Hành Sơn, loại đá này đã đƣợc cấm khai thác. Đá xây dựng: đây là loại khoáng sản chủ yếu của thành phố, tập trung ở khu vực phía Tây, Bắc và Tây Nam thành phố. Đá phiến lợp: tập trung ở thôn Phò Nam, xã Hòa Bắc. Đây là loại đá filit màu xám đen, có thể tách thành từng tấm với kích thƣớc (0,5 x 10) x 0,3-0,5m [47]. Trữ lƣợng khoảng 500.000m3. - Cát, cuội sỏi xây dựng: cát lòng sông Vĩnh Điện, Túy Loan, sông Yên, Cầu Đỏ, Cẩm Lệ, Cu Đê, cuội sỏi Hòa Bắc, Hòa Liên. Laterit: đến nay đã có 03 mỏ đƣợc nghiên cứu sơ lƣợc: La Châu, Hòa Cầm, Phƣớc Ninh là sản phẩm phong hóa của các đá phiến hệ tầng Bol-Atek. Vật liệu san lấp: chủ yếu là lớp trên mặt của các đá phiến hệ tầng Bol-Atek bị phong hóa, có nơi lớp này dày đến 4050m. Tập trung chủ yếu ở Hòa Phong, Hòa Sơn, Đa Phƣớc. Đất sét: trữ lƣợng khoảng 38 triệu m3. Nƣớc khoáng: ở Đồng Nghệ, lƣu lƣợng tự chảy khoảng 3 72m /ngày. Đặc biệt, vùng thềm lục địa có nhiều triển vọng về dầu khí. Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố là 67.148 ha, tập trung chủ yếu ở phía Tây và Tây Bắc thành phố, bao gồm 3 loại rừng: Rừng đặc dụng: 22.745 ha, trong đó đất có rừng là 15.933 ha; Rừng phòng hộ: 20.895 ha, trong đó đất có rừng là 17.468 ha; Rừng sản xuất: 23.508 ha, trong đó, đất có rừng là 18.176 ha. Rừng ở Đà Nẵng tập trung chủ yếu ở cánh Tây huyện Hòa Vang, một số ít ở quận Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn. Tỷ lệ che phủ là 49,6%, trữ lƣợng gỗ khoảng 3 triệu m3 [16] . Phân bố chủ yếu ở nơi có độ dốc lớn, địa hình phức tạp. Rừng của thành phố ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trƣờng sinh thái và phát triển du lịch. Thiên nhiên đã ƣu đãi ban cho thành phố các khu bảo tồn thiên nhiên đặc sắc nhƣ: Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà, Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà và Khu văn hóa lịch sử môi trƣờng Nam Hải Vân. Khu Bảo tồn thiên nhiên Bà Nà:Tổng diện tích tự nhiên là 8.838 ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 8.800 ha bao gồm đất có rừng: 6.942 ha rừng tự nhiên 5.976 ha rừng trồng [16]. Đây là khu rừng có giá trị lớn về đa dạng sinh học, nối liền với vƣờn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế), rừng đặc dụng Nam Hải Vân và dãy rừng tự nhiên phía bắc và tây bắc tỉnh Quảng Nam, tạo nên một dãy rừng xanh độc nhất Việt Nam 11 liên tục trải dài từ biển Đông đến biên giới Việt - Lào. Rừng tự nhiên Bà Nà - Núi Chúa có kết cấu thành loài đặc trƣng cho sự giao lƣu giữa hai luồng thực vật phía bắc và phía nam, đồng thời cũng đặc trƣng cho khu đệm giao lƣu giữa hai hệ động vật Bắc Trƣờng Sơn và Nam Trƣờng Sơn.trồng 966 ha), đất chƣa có rừng 1.858 ha [16] Thủy văn: Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía tây, tây bắc của tỉnh Quảng Nam. Có hai sông chính là sông Hàn với chiều dài khoảng 204 km, tổng diện tích lƣu vực khoảng 5.180 km² và sông Cu Đê với chiều dài khoảng 38 km, lƣu vực khoảng 426 km² [13]. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có các sông khác: sông Yên, sông Chu Bái, sông Vĩnh Điện, sông Túy Loan, sông Phú Lộc... Các sông đều có hai mùa nƣớc: mùa cạn từ tháng 1 đến tháng 8 và mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 12. Thành phố còn có hơn 546 ha mặt nƣớc có khả năng nuôi trồng thủy sản. Nƣớc ngầm của vùng Đà Nẵng khá đa dạng, các khu vực có triển vọng khai thác là nguồn nƣớc ngầm tệp đá vôi Hòa Hải – Hòa Quý ở chiều sâu tầng chứa nƣớc 50–60 m; khu Khánh Hòa có nguồn nƣớc ở độ sâu 30–90 m; các khu khác đang đƣợc thăm dò. Đầu năm 2013, do các công trình thủy điện đầu nguồn tích nƣớc không xả nƣớc về vùng đồng bằng, vùng xuôi khiến cho ngƣời dân Đà Nẵng phải đối mặt với việc thiếu nƣớc sinh hoạt và nguồn nƣớc tƣới tiêu cho cây trồng. Bên cạnh đó thành phố cũng phải đối phó với tình trạng nguồn nƣớc bị nhiễm mặn hàng năm. Vùng biển Đà Nẵng có chế độ thủy triều thuộc chế độ bán nhật triều không đều. Hầu hết các ngày trong tháng đều có hai lần nƣớc lên và hai lần nƣớc xuống, độ lớn triều tại Đà Nẵng khoảng trên dƣới 1 m. Dòng chảy ở vùng biển gần bờ có hƣớng chủ đạo là hƣớng đông nam với tốc độ trung bình khoảng 20–25 cm/s. Khu vực gần bờ có tốc độ lớn hơn so với khu vực ngoài khơi một chút. Môi trƣờng: Quá trình mở rộng không gian đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác tài nguyên đất và sự phát triển nhanh của ngành công nghiệp, du lịch của địa phƣơng đã gây nên những tác động đến môi trƣờng không khí, môi trƣờng sinh thái và đa dạng sinh học của thành phố. Năm 2010, tổng lƣợng nƣớc thải công nghiệp khoảng 6.835 m³/ngày. Các dự án lấn biển nhƣ Khu Đô thị Đa Phƣớc, Khu Dịch vụ Thủy sản Thọ Quang, Khu Dịch vụ Hậu cần Cảng Đà Nẵng... có nguy cơ tác động đến môi trƣờng, hệ sinh thái vùng bờ Đà Nẵng. Kết quả điều tra năm 2006 cho thấy diện tích san hô khu vực ven biển Đà Nẵng không có khả năng phục hồi là 81%. Năm 2012, Khu Dịch vụ Thủy sản Thọ Quang là điểm nóng nhất về ô nhiễm môi trƣờng trên địa bàn thành phố. Chất lƣợng nƣớc ở các con sông 12 cũng có vấn đề, đặc biệt là vùng hạ lƣu, các sông đều bị ô nhiễm bởi một lƣợng khá lớn coliform, BOD5, COD và các chất khác. Trong nội ô thành phố Đà Nẵng, lƣợng bụi, lƣu huỳnh điôxit, tiếng ồn, hóa chất độc hại đều vƣợt tiêu chuẩn cho phép. Trƣớc tình trạng ô nhiễm môi trƣờng, vào tháng 10 năm 2008, thành phố Đà Nẵng đã phê duyệt đề án "Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trƣờng". Đề án đƣợc xây dựng trên tiêu chí đến năm 2020, các yêu cầu về chất lƣợng môi trƣờng đất, chất lƣợng môi trƣờng nƣớc, chất lƣợng môi trƣờng không khí trên toàn thành phố đƣợc đảm bảo, tạo sự an toàn về sức khỏe và môi trƣờng cho ngƣời dân, các nhà đầu tƣ, cho du khách trong và ngoài nƣớc khi đến với Đà Nẵng. Với một vị trí chiến lƣợc quan trọng cả về kinh tế, quốc phòng, an ninh... cửa ngõ của khu vực miền trung Tây Nguyên. Đà Nẵng có thế mạnh vƣợt trội trong hội nhập kinh tế đất nƣớc và khu vực. Đà Nẵng có thể phát triển kinh tế tổng hợp, công – thƣơng – nông – lâm - ngƣ nghiệp. Đặc biệt là những chính sách phát triển kinh tế biển, rừng bền vững. Tuy nhiên thành phố cần chú ý đến cảnh quan môi trƣờng, trong quy hoạch và phát triển kinh tế. Về các đơn vị hành chính của thành phố: Trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội Đà Nẵng đã có sự chia tách, địa giới các quận, huyện cho phù hợp với sự quy hoạch và bộ mặt của thành phố. Đến nay, thành phố có: 6 quận và 2 huyện với 45 phƣờng và 11 xã.Các quận gồm: Liên Chiểu, Hải Châu, Thanh Khê, Cẩm Lệ, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, 2 huyện gồm Hòa Vang, huyện đảo Hoàng Sa. 1.1.2. Sơ lược về cư dân và văn hóa Đà Nẵng Đà Nẵng là vùng đất có lịch sử, văn hóa lâu đời. Tại khu vực Ngũ Hành Sơn, các nhà khoa học đã phát hiện đƣợc những dấu tích của ngƣời tiền sử. Cách ngày nay hơn 3000 năm, Đà Nẵng là vùng đất thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh. Sa Huỳnh là cƣ dân nông nghiệp, trông lúa nƣớc ở đồng bằng và làm nƣơng rẫy ở miền núi. Họ giỏi nghề rèn sắt và có thể biết đúc đồng, xe sợi dệt vải, biết nấu thủy tỉnh và làm đồ trang sức khá tỉnh xảo.... Xã hội Sa Huỳnh đã có sự phân hoá giàu nghèo, đã xuất hiện tầng lớp thống trị chỉ phối các hoạt động của cộng đồng dân cƣ. Đến thế kỉ II TCN, khi nhà Hán xâm chiếm và đặt ách thống trị trên nƣớc ta, Đà nẵng thuộc quận Nhật Nam. Đà Nẵng là vùng đất thuộc Vƣơng quốc Champa. Những dấu tích của nền văn hóa Sa Huỳnh và Champa đã khẳng định đƣợc những tầng văn hóa lâu đời ở nơi đây, khẳng định những giá trị lịch sử và văn hóa của vùng đất Đà Nẵng trong lịch sử dân tộc ta.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất