Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng từ thực tiễn trên địa bàn tỉn...

Tài liệu Pháp luật về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng từ thực tiễn trên địa bàn tỉnh lào cai

.PDF
85
1
110

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG TỪ THỰC TIỄN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI NGÔ MINH THĂNG HÀ NỘI - 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG TỪ THỰC TIỄN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI NGÔ MINH THĂNG CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ: 60380107 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS,TS. BÙI NGUYÊN KHÁNH HÀ NỘI - 2021 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG ........................................................ 9 1.1. Một số vấn đề chung về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng ............. 9 1.1.1. Khái niệm về nợ xấu ......................................................................... 9 1.1.2. Phân loại nợ xấu................................................................................ 9 1.1.3. Nguyên nhân của nợ xấu................................................................. 10 1.1.4. Tác động của nợ xấu ....................................................................... 11 1.2. Lý luận pháp luật về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng ................ 12 1.2.1. Khái niệm pháp luật xử lý nợ xấu................................................... 12 1.2.2. Chủ thể, nguyên tắc xử lý nợ xấu ................................................... 15 1.2.3. Biện pháp, mô hình xử lý nợ xấu.................................................... 19 1.3. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng của một số nước trên thế giới .................................................................................................. 22 1.3.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc ........................................................... 22 1.3.2. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ ............................................................... 23 1.3.3. Kinh nghiệm của Malaysia ............................................................. 24 1.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam ...................................... 25 Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI ......... 28 2.1. Thực trạng pháp luật về xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng............. 28 2.1.2. Một số tồn tại, hạn chế trong pháp luật về xử lý, thu hồi nợ xấu tại ngân hàng thương mại............................................................................... 38 2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Lào Cai ..................................................................................... 49 2.2.1. Khái quát về hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Lào Cai ...................................................................................................... 49 2.2.2. Thực trạng xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Lào Cai ...................................................................................................... 52 2.2.3. Đánh giá về thực trạng áp dụng pháp luật xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Lào Cai.................................................... 61 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI .......................... 64 3.1. Định hướng hoàn thiện.......................................................................... 64 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng......................................................................................................... 66 3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Lào Cai ............................................................... 68 3.3.1. Xây dựng và ban hành văn bản nội bộ ........................................... 68 3.3.3. Nâng cao năng lực định giá, thẩm định tài sản bảo đảm ................ 69 3.3.4. Củng cố tổ chức bộ máy, xây dựng Phòng quản lý rủi ro, xử lý nợ và Phòng pháp chế vững mạnh ................................................................. 69 3.3.5. Các giải pháp khác .......................................................................... 72 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 78 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tổng hợp nợ xấu của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Lào Cai ......................................................................................................................... 52 Bảng 2.2. Tổng hợp tỷ lệ nợ xấu của các các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Lào Cai ............................................................................................................ 53 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình phát triển của đất nước, hệ thống ngân hàng luôn đóng một vai trò quan trọng như là mạch máu để giúp nền kinh tế lưu thông. Bên cạnh đó, những rủi ro có thể xuất hiện trong quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng có thể làm đình chệ sự phát triển và ảnh hưởng rất lớn đến quá phát triển của đất nước. Trong những năm qua, nợ xấu không chỉ là “căn bệnh” của hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng, mà đã trở thành vấn đề đáng quan ngại của cả hệ thống ngân hàng - tài chính toàn cầu, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cuối năm 2008 bắt nguồn từ Mỹ, lan rộng sang các nước lân cận và trên thế giới. Thuật ngữ “nợ xấu” đã trở thành chủ đề được đề cập đến tại nhiều nghiên cứu ở các nước phát triển và các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu, Việt Nam đã đạt những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế, tuy nhiên, hệ thống ngân hàng thương mại lại đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức trong vấn đề xử lý nợ xấu. Nợ xấu ngân hàng trong những năm gần đây tăng nhanh, sự tồn đọng và phát triển của nợ xấu đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nợ xấu ra tăng sẽ tác động tiêu cực đến hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước và cho toàn bộ hệ thống tài chính của Việt Nam. Hơn nữa nợ xấu là một trong những nguyên nhân làm tắc nghẽn tín dụng trong nền kinh tế. Thời gian qua, tham gia hoạt động mua bán, xử lý nợ xấu chủ yếu vẫn là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) trực thuộc Bộ Tài chính, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thuộc ngân hàng thương mại (AMC) thuộc các tổ chức tín dụng và một số ít các chủ thể khác. Ngày 1 21/6/2017, Quốc hội đã thông qua một trong những văn bản định hướng, mở ra những hướng đi trong xử lý nợ xấu cho các tổ chức tín dụng tại Việt Nam là Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Nghị quyết này được ban hành hứa hẹn mang lại những bước chuyển mới trong xử lý nợ xấu tại Việt Nam hiện nay. Với 13 ngân hàng thương mại đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Lào Cai, các tổ chức tín dụng này được đánh giá là thực hiện nghiêm túc quy định về tiền tệ, tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn vay cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Mạng lưới hệ thống tín dụng hoạt động rộng khắp tại các địa phương đã đáp ứng nguồn vốn cho thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo trên địa bàn. Năm 2019, hoạt động tín dụng có mức tăng trưởng khá cao so với năm 2018. Tổng nguồn vốn tín dụng cả năm ước đạt 53.500 tỷ đồng, tăng 11% so năm 2018 (năm 2018 chỉ đạt mức tăng trưởng 8,3%). Trong đó, tỷ lệ huy động vốn trên địa bàn tỉnh Lào Cai chiếm khoảng 50% tổng nguồn vốn. Tổng dư nợ ước đạt 50.800 tỷ đồng, tăng 11% so năm 2018 (năm 2018 đạt mức tăng trưởng 6,78%). Tỷ lệ nợ xấu ở các ngân hàng thương mại ở ngưỡng an toàn 0,92%. Bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Lào Cai còn một số hạn chế như: nguồn vốn huy động tại chỗ của các ngân hàng còn hạn chế, chỉ đáp ứng được 51,5% dư nợ cho vay, bởi lẽ tỉnh Lào Cai đang trong giai đoạn phát triển, tiền nhàn rỗi trong dân cư không nhiều, trong khi nhu cầu về vốn trung, dài hạn khá cao, tạo sức ép về nguồn vốn. Vì thế, hầu hết các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lào Cai phải sử dụng vốn do hội sở điều tiết để đảm bảo giải quyết được các vấn đề hiện tại. Bên cạnh đó, nghiên cứu thực tiễn tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Lào Cai cho thấy quy trình quản trị nợ xấu của các đơn vị này vẫn 2 còn một số hạn chế nhất định do các nguyên nhân chủ quan, khách quan tác động đến, cần được nhìn nhận và xây dựng một cách khoa học cũng như thực hiện một cách thống nhất, linh hoạt và chuyên nghiệp nhằm hướng đến mục tiêu giảm tỷ lệ nợ quá hạn nói chung và nợ xấu nói riêng, hạn chế tối đa tổn thất, những tác động và ảnh hưởng tiêu cực của vấn đề này và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong giai đoạn tới. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên tác giả đã lựa chọn đề tài “Pháp luật về xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng từ thực tiễn trên địa bàn tỉnh Lào Cai” làm đề tài Luận văn thạc sĩ luật học của mình. Qua việc triển khai nghiên cứu để là sáng tỏ hơn nữa một số vấn đề về lý luận và thực tiễn việc xử lý nợ xấu, để từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp về việc nâng cao hiệu quả hơn nữa trong các quy định của pháp luật để làm lành mạnh hóa hoạt động của các tổ chức tín dụng. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề nợ quá hạn, nợ xấu là nội dung không mới và nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Mỗi nhà khoa học có một cách khai thác đề tài ở những góc độ khác nhau như kinh tế, tài chính - ngân hàng, luật kinh tế.... Ví dụ: Luận văn Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoài Phương (2013), “Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam”, Đại học kinh tế Quốc dân; Luận văn thạc sĩ Tài chính và ngân hàng Đặng Thị Thanh Nga (2014), “Nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam” - Đại học Kinh tế ĐHQGHN; một số bài viết trên báo, tạp chí như: “Những điểm nghẽn cần giải quyết để xử lý nợ xấu một cách triệt để và có hiệu quả” - Theo Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán số 71 (Tháng 9/2013); “Nợ xấu – một số thực trạng, nguyên nhân và giải pháp” của Ngô Minh Châu, Tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam; “Cần thực hiện 3 đồng bộ các giải pháp trong xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại Việt Nam” của TS. Nguyễn Thị Phương Lan, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học Ngân hàng; “Giải quyết nợ xấu – vấn đề mấu chốt trong tái cơ cấu hệ thống ngân hàng” của nhóm tác giả Trung tâm thông tin tư liệu số 1/2013;.... Các công trình nghiên cứu trên đã phân tích rất nhiều yếu tố và tìm hiểu dưới nhiều góc độ nhưng đa phần đều dừng ở góc độ nghiệp vụ của ngành ngân hàng, chưa đi sâu về các khía cạnh pháp luật. Luận văn Thạc sĩ Đặng Thị Thanh Nga chuyên ngành luật kinh tế “Nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam” (năm 2014), Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hương chuyên ngành Luật kinh tế “Pháp luật về xử lý nợ quá hạn trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam” (năm 2012) đi sâu vào phân tích những vấn đề pháp lý trong hoạt động vay của các tổ chức tín dụng, qua đó luận văn đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện quy định pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng.... Thông qua việc nghiên cứu Pháp luật về xử lý nợ xấu, có thể nhận thấy việc xử lý nợ xấu là bước đi quan trọng trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Dù nợ xấu ở mức nào thì cũng, đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, đến lưu thông dòng vốn vào nền kinh tế, tính an toàn, hiệu quả kinh doanh của chính các ngân hàng. Qua thực tiễn tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Lào Cai, việc tham khảo các tài liệu nghiên cứu về vấn đề này có thể thấy, các nghiên cứu đã làm được những vấn đề sau: Thứ nhất, các công trình, bài viết, luận văn, luận án, giáo trình đã đưa ra được khái niệm pháp luật về xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng, qua thực tiễn tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Ở góc độ nhất 4 định cũng đã nêu và phân tích được các đặc điểm về xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng, qua thực tiễn tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Thứ hai, các công trình, bài viết, khóa luận, luận văn, luận án, giáo trình đã phần nào phân tích làm rõ được các quy định pháp luật về xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng, qua thực tiễn tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam; thông tin tình hình về xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng, qua thực tiễn tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Thứ ba, các công trình nghiên cứu ở mức độ nhất định cũng phân tích pháp luật về xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng, qua thực tiễn tại các ngân hàng thương mại Việt Nam qua đó chỉ ra thực trạng và đề xuất giải pháp để giải quyết nợ xấu tại Việt Nam hiện nay. Do vậy, trong quá trình nghiên cứu đề tài luận văn liên quan đến pháp luật về xử lý nợ xấu, học viên sẽ có sự tiếp thu có chọn lọc, kế thừa những thành quả, các giá trị mà các nghiên cứu trước đã chỉ ra làm nền móng cho việc tiếp tục nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ của mình cả về lý luận và thực tiễn gắn với địa bàn cụ thể là tỉnh Lào Cai. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về pháp luật xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng; phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn xử lý nợ xấu từ thực tiễn các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Lào Cai; để từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Lào Cai hiện nay. 5 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra, luận văn có các nhiệm vụ cụ thể sau: Thứ nhất, nghiên cứu một số vấn đề lý luận về việc xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng, trên cơ sở đó làm rõ một số khái niệm, nội dung liên quan đến công tác xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng; Thứ hai, nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng pháp luật về xử lý nợ xấu qua thực tiễn các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Lào Cai, từ đó làm rõ những ưu điểm, nhược điểm về xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng; Thứ ba, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về việc xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng, qua thực tiễn xử lý nợ xấu trong hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Lào Cai để phù hợp hơn với tình hình thực tế hiện nay, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả đáp ứng được yêu cầu đặt ra là giảm tỷ lệ nợ xấu đến ngưỡng kiểm soát. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Các quy định của pháp luật về xử lý nợ xấu và thực tiễn thực hiện tại các tổ chức tín dụng; thực tiễn xử lý nợ xấu trong hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Lào Cai. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Trong giới hạn cho phép của luận văn này, học viên không đi sâu tìm hiểu tất cả các vấn đề về xử lý nợ xấu mà chỉ tập trung nghiên cứu khía cạnh pháp lý, cơ sở lý luận, thực tiễn và nội dung pháp luật về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng vận dụng vào nghiên cứu thực tiễn tại hệ thống các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lào Cai (trong đó tập trung 6 nghiên cứu hệ thống các ngân hàng thương mại). Trên cơ sở phạm vi nghiên cứu này, đưa ra những khuyến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng nói chung và giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói riêng trong giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn 2030. Thời gian: Từ năm 2016 đến hết năm 2020. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn được trình bày dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước và pháp luật và những quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trong thời kỳ đổi mới. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện dựa trên những chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước. Những chủ trương đó được thể hiện nhất quán trong các văn kiện của Đại hội Đảng, đặc biệt là Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương về hoạt động của các tổ chức tín dụng và hoạt động xử lý nợ xấu. Trên các nền tảng lý luận đó, luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung của khoa học xã hội như: phương pháp duy thống kê, phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp… 6. Đóng góp mới của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận liên quan đến pháp luật xử lý nợ xấu; Thông qua kết quả nghiên cứu đề tài nêu lên thực trạng công tác xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Lào Cai, trên cơ sở đó 7 học viên đưa ra những giải pháp tăng cường, hoàn thiện công tác xử lý, thu hồi nợ xấu đối với các tổ chức tín dụng nói chung về hệ thống ngân hàng thương mại nói riêng, điều này sẽ giúp cho các tổ chức tín dụng có thể giải quyết tốt trong công tác xử lý nợ xấu đồng thời hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng thương mại. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài mục lục, danh mục các từ viết tắt, lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn được kết cấu 3 chương như sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về pháp luật xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng; Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn xử lý nợ xấu từ thực tiễn các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Lào Cai; Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Lào Cai 8 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG 1.1. Một số vấn đề chung về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng 1.1.1. Khái niệm về nợ xấu Đối với các tổ chức tín dụng, nợ xấu được coi là rủi ro tín dụng, nó phản ánh trình độ phát triển và sức khỏe của toàn bộ nền kinh tế, năng lực kiểm soát rủi ro của hệ thống ngân hàng trước những sức ép thường xuyên do tác động của tình trạng bất ổn vĩ mô. Một khoản nợ được coi là nợ xấu nếu nó xuất hiện một hoặc cả hai dấu hiệu sau: Quá hạn trả nợ gốc và lãi; khi khách hàng vay vốn bị tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng coi là không có khả năng trả nợ. Song cũng cần phân biệt giữa hai khái niệm nợ xấu và nợ khó đòi. Nợ xấu (NPLs) và nợ khó đòi (Doubtful debt) là hai khái niệm khác biệt nhau. Do đó, khi nhìn từ một góc độ toàn diện, vấn đề nợ xấu không còn là mối quan hệ hợp đồng đơn giản, mà ở mức cao hơn cụ thể là: điều tiết hệ thống thị trường ngân hàng một cách toàn thể. Việc giải quyết nợ xấu cần phải xem xét trong một phạm vi hệ thống pháp luật toàn diện không chỉ đơn giản là luật hợp đồng mà còn là luật tài chính, luật thuế, luật tài sản và các quy định hành chính, các quy tắc, thông báo hoặc hướng dẫn. 1.1.2. Phân loại nợ xấu Ngân hàng thế giới phân loại nợ xấu thành các loại sau: Nợ đạt tiêu chuẩn: Là có tài sản thế chấp theo nghĩa đầy đủ hoặc không quá hạn. 9 Nợ cận chuẩn: Là có tài sản thế chấp đầy đủ nhưng có biểu hiện các điểm yếu tín dụng. Những điểm yếu tín dụng này bao gồm các yếu tố chậm trễ đến việc trả nợ có thể hơn 30 ngày nhưng chưa đến 90 ngày. Nguồn vốn của người vay có biểu hiện không đủ đáp ứng cho các cam kết trả nợ, cần phải có thêm nguồn vốn vay lưu động. Nợ có vấn đề: Khoản vay được đánh giá là có vấn đề bao gồm tất cả các khoản vay cận chuẩn kèm theo các đặc điểm sau: dựa trên thực tiễn, các điều kiện và giá trị hiện tại sẵn có, việc thu đủ nợ là không chắc chắn và rất đang ngờ. Không chắc chắn về việc đánh giá và tính khả mại của thế chấp. Tính đầy đủ của hồ sơ pháp lý thế chấp cũng cần nghiên cứu và xem xét lại. Và các khoản vay có vấn đề đang trì trệ hoạt động, việc trả lãi nợ vay vượt quá thời hạn 90 ngày nhưng không quá 365 ngày. Nợ không thu hồi được: Khoản cho vay bị liệt vào loại nợ này là khoản cho vay không thể thu hồi được hoặc thu hồi rất ít. Sự tồn tại của nó trong danh mục tài sản của ngân hàng được coi là không đảm bảo. Tài sản này có thể có một số giá trị thu lại được hoặc còn lại giá trị sau khi khấu hao, nhưng khả năng thiệt hại cao nên khả năng lỗ cần được ghi nhận ngay hoặc tài sản nên được xóa sổ. 1.1.3. Nguyên nhân của nợ xấu (1) Nhóm nguyên nhân từ môi trường pháp lý về hoạt động ngân hàng và cơ chế xử lý nợ xấu: Có thể nói rằng lĩnh vực hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro cao và để giúp giảm thiểu rủi ro thì luôn đòi hỏi sự hậu thuẫn của hệ thống pháp luật. (2) Nhóm nguyên nhân từ phía các ngân hàng thương mại: Tình hình nợ xấu của Việt Nam hiện nay có một phần lớn nguyên nhân đến từ sự yếu kém của nội bộ các ngân hàng, tổ chức tín dụng: Nợ xấu tăng cao cũng là 10 hệ quả tất yếu của quá trình tăng trưởng tín dụng quá nóng. Khuôn khổ quản trị hiện hành này chưa bảo vệ được quyền cổ đông đối với tất cả các cổ đông. (3) Nhóm nguyên nhân từ môi trường kinh doanh và hoạt động của các doanh nghiệp: Các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài: Vấn đề ở đây là sự kéo dài trong nhiều năm, các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả do nhiều nguyên nhân. Thua lỗ kéo dài dẫn đến việc không hoàn trả được các khoản công nợ, nhất là các khoản nợ vay ngân hàng. Đây là nợ khó xử lý nhất và bị tồn đọng trong nhiều năm, bản chất là đã mất vốn, không còn tài sản tương ứng với các khoản nợ này. Nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng: Nền kinh tế chịu nhiều tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, sau đó là vấn đề lạm phát, suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, do đó môi trường kinh doanh và hoạt động ngân hàng gặp nhiều khó khăn làm cho chất lượng tín dụng suy giảm và nợ xấu tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng. 1.1.4. Tác động của nợ xấu Thứ nhất, tác động của nợ xấu đối với nền kinh tế (mọi lĩnh vực của nền kinh tế) Nợ xấu tạo ra gánh nặng ngân sách trong vấn đề xử lý nợ xấu. Khi nợ xấu ra tăng gây đình trệ nền kinh tế. Bởi lẽ, ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro, do đó lượng vốn đưa vào lưu thông bị hạn chế. Thứ hai, tác động của nợ xấu với các ngân hàng thương mại Nợ xấu làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng: Nợ xấu làm cho doanh thu thấp (do không thu được lãi vay) dẫn đến lợi nhuận thu được ít 11 hơn dự kiến, thấp đi, thậm chí là lỗ. Trường hợp không phát sinh lỗ thì các khoản chi phí xử lý các khoản nợ xấu cũng tăng lên đáng kể, bao gồm: chi phí trả lãi tiền gửi, chi phí quản lý nợ xấu, chí phí trích lập dự phòng rủi ro... Việc gia tăng các khoản chi phí khiến cho lợi nhuận còn lại cũng trở nên thấp hơn so với dự tính ban đầu. Không những thế, nợ xấu còn hạn chế khả năng mở rộng và tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Thứ ba, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng Do không thu hồi được các khoản cho vay đúng hạn, nên nợ xấu làm chậm quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn của tổ chức tín dụng, làm chậm vòng quay của vốn; giảm hiệu quả sử dụng vốn; giảm lợi nhuận. Giảm uy tín của ngân hàng: Khi các tổ chức tín dụng có mức độ rủi ro của tài sản cao thì tổ chức tín dụng đó thường đứng trước nguy cơ mất uy tín của mình trên thị trường. 1.2. Lý luận pháp luật về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng 1.2.1. Khái niệm pháp luật xử lý nợ xấu Từ bản chất nợ xấu có thể hiểu, xử lý nợ xấu là quá trình giải quyết các khoản nợ đã phát sinh và ngăn chặn các khoản nợ xấu mới phát sinh. Nói cách khác, xử lý nợ xấu là những biện pháp, phương pháp, cách thức được đưa ra để giải quyết các khoản nợ khó có khả năng thu hồi hoặc không thu hồi được đúng hạn và các biện pháp ngăn chặn khoản nợ xấu phát sinh trong tương lai. Trong bất kỳ một hệ thống tài chính nào, thì việc xử lý nợ xấu và ngăn chặn nợ xấu phát sinh phải được làm song song đồng thời nhau. Xử lý nợ xấu đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. Việc xử lý nợ xấu cần phải tiến hành ngay, càng để lâu thì nợ xấu càng gây ra những hậu quả to lớn cho nền kinh tế. 12 Cụ thể: + Quyết định số 780/QĐ- NHNN của NHNN ban hành ngày 23/4/2012 về việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ. + Văn bản số 7789/NHNN-TTGSNH ban hành ngày 27/11/2012 về việc trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro. + Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; + Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư này quy định phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo chuẩn mực Basel II mà nhiều nước trên thế giới đang áp dụng. + Quyết định 843/2013/QĐ-TTg: Phê duyệt Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng” và Đề án “Thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam”; + Nghị định số 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/5/2013 về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam; 13 + Thông tư số 19/2013/TT-NHNN ngày 06/09/2013 Quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý Tài sản của các Tổ chức tín dụng; + Thông tư số 14/2014/TT-NHNN ngày 20/5/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; + Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Thông tư này cho phép các tổ chức tín dụng tiếp tục được thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ kể từ ngày 20/3/2014 đến hết ngày 01/4/2015 nhưng mỗi khoản nợ chỉ được cơ cấu lại một lần. + Nghị định số 34/2015/NĐ-CP ngày 31/3/2015 của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2013; + Chỉ thị 02/CT-NHNN ngày 27/01/2015 về việc tăng cường xử lý nợ xấu của TCTD, một văn bản tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về mua, bán và xử lý nợ xấu được triển khai mạnh mẽ trong năm 2015. Theo Chỉ thị 02/2015, NHNN yêu cầu các TCTD trước ngày 30/6/2015 14 phải giải quyết ít nhất 60% nợ xấu và phải bán được 75% số nợ dự kiến bán cho VAMC trong cả năm 2015. + Văn bản 5057/NHNN-TTGSNH, ban hành ngày 6/7/2015 về việc phân loại nợ theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN. Thống đốc NHNN yêu cầu các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN, cụ thể như sau: - Các TCTD có nợ xấu từ 3% trở lên triển khai quyết liệt các giải pháp xử lý nợ xấu ngay trong tháng 7/2015 để đưa nợ xấu xuống dưới 3% và hoàn thành kế hoạch xử lý nợ xấu được NHNN phê duyệt trước ngày 30/9/2015. - Từ kỳ báo cáo tháng 6/2015, định kỳ hàng tháng, các TCTD phải thực hiện phân loại nợ theo quy định tại Thông tư 02 cho đến khi có thông báo mới của NHNN. Văn bản 5057 đã nêu rõ, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc các TCTD có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu trên của NHNN. - Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Nghị quyết này được ban hành hứa hẹn mang lại những bước chuyển mới trong xử lý nợ xấu tại Việt Nam hiện nay. 1.2.2. Chủ thể, nguyên tắc xử lý nợ xấu 1.2.2.1. Chủ thể tham gia xử lý nợ xấu Xử lý nợ xấu là một chu trình đặc biệt cần được tháo gỡ bằng nhiều tầng lớp chính sách. Do vậy, chủ thể tham gia xử lý nợ xấu cũng đa dạng nhưng chủ thể chủ yếu tham gia quá trình xử lý nợ xấu bao gồm: Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp, công quản lý nợ và 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất