Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về quản lý và sử dụng đất nông trường, lâm trường từ thực tiễn thi hàn...

Tài liệu Pháp luật về quản lý và sử dụng đất nông trường, lâm trường từ thực tiễn thi hành tại huyện mường khương, tỉnh lào cai

.PDF
86
1
149

Mô tả:

ĐOÀN THỊ THU HIỀN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH: LUẬT KINH TẾ PH¸P LUËT VÒ QU¶N Lý Vµ Sö DôNG §ÊT LUẬT KINH TẾ N¤NG TR¦êNG, L¢M TR¦êNG Tõ THùC TIÔN THI HµNH T¹I HUYÖN M¦êNG KH¦¥NG, TØNH LµO CAI ĐOÀN THỊ THU HIỀN 2018 - 2020 HÀ NỘI - 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ PH¸P LUËT VÒ QU¶N Lý Vµ Sö DôNG §ÊT N¤NG TR¦êNG, L¢M TR¦êNG Tõ THùC TIÔN THI HµNH T¹I HUYÖN M¦êNG KH¦¥NG, TØNH LµO CAI ĐOÀN THỊ THU HIỀN Ngành : Luật kinh tế Mã số : 8 38 01 07 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ LAN HÀ NỘI - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi là Đoàn Thị Thu Hiền, học viên lớp Luật Kinh tế khóa 2018 - 2020 xin cam đoan đây là công trình độc lập của riêng tôi mà không sao chép từ bất kỳ nguồn tài liệu nào đã được công bố. Các tài liệu, số liệu sử dụng phân tích trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, có xác nhận của cơ quan cung cấp số liệu. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi được thực hiện một cách khoa học, trung thực, khách quan. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của các nguồn số liệu cũng như các thông tin sử dụng trong công trình nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Đoàn Thị Thu Hiền LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của Khoa Sau đại học, Trường Đại học Mở Hà Nội và sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Lan về đề tài luận văn: "Pháp luật về quản lý và sử dụng đất nông trường, lâm trường từ thực tiễn thi hành tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai". Để hoàn thành được luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, động viên, giúp đỡ của quý thầy, cô giáo trong trường. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy, cô giáo của Trường Đại học Mở Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình tôi học tập, nghiên cứu tại Trường. Chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn khoa học PGS.TS Nguyễn Thị Lan đã tận tình hướng dẫn tôi nghiên cứu thực hiện luận văn của mình. Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Khoa đào tạo sau đại học, Trường Đại học Mở Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng để thực hiện luận văn một cách hoàn chỉnh nhất, nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà tự bản thân không thể tự nhận thấy được. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của Quý thầy, cô giáo để luận văn được hoàn chỉnh hơn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện luận văn, công trình nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Đoàn Thị Thu Hiền MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG TRƯỜNG, LÂM TRƯỜNG 1.1. 6 Những vấn đề lý luận về quản lý và sử dụng đất nông trường, lâm trường 6 1.1.1. Khái niệm chung về đất 6 1.1.2. Quản lý đất đai 7 1.1.3. Quản lý đất nông trường, lâm trường 8 1.1.4. Vai trò của quản lý nhà nước đối với đất đai nói chung và quản lý đất nông trường, lâm trường 1.2. 15 Lý luận pháp luật về quản lý và sử dụng đất nông trường, lâm trường 21 1.2.1. Khái niệm pháp luật về quản lý và sử dụng đất nông trường, lâm trường 21 1.2.2. Cơ cấu pháp luật về quản lý và sử dụng đất nông trường, lâm trường 24 1.2.3. Tiêu chí đánh giá sự hoàn thiện pháp luật quản lý, sử dụng đất nông trường, lâm trường 25 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG TRƯỜNG, LÂM TRƯỜNG 30 2.1. Thực trạng pháp luật 30 2.1.1. Hạn mức giao đất 30 2.1.2. Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân 31 2.1.3. Đất nông nghiệp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng 32 2.1.4. Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích 32 2.1.5. Đất nông nghiệp do tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng 33 2.1.6. Đất trồng lúa 34 2.1.7. Đất rừng sản xuất 35 2.1.8. Đất rừng phòng hộ 35 2.1.9. Đất rừng đặc dụng 36 2.1.10 Đất làm muối 37 2.1.11. Đất có mặt nước nội địa 37 2.1.12. Đất có mặt nước ven biển 37 2.1.13. Đất bãi bồi ven sông, ven biển 38 2.1.14. Đất sử dụng cho kinh tế trang trại 38 2.2. Thực tiễn thực thi pháp luật về quản lý và sử dụng đất nông trường, đất lâm trường tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai từ năm 2016 đến nay 2.3. 39 Đánh giá công tác quản lý sử dụng đất nông trường, lâm trường tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai trên cơ sở các quy định pháp luật hiện hành 51 2.3.1. Công tác quản lý sử dụng đất nông trường, lâm trường nói chung 51 2.3.2. Công tác quản lý đất nông trường lâm trường trên địa bàn huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai Chương 3: 52 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ BẢO ĐẢM THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG TRƯỜNG, LÂM TRƯỜNG 3.1. Quan điểm, phương hướng hoàn thiện pháp luật về quản lý và sử dụng đất nông trường, đất lâm trường 3.2. 59 59 Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất nông trường, lâm trường 61 3.2.1. Đề xuất hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất nông trường, đất lâm trường trong thời gian tới 61 3.2.2. Bình đẳng hoá mối quan hệ giữa Nhà nước và Nhân dân khi Nhà nước quản lý đất nông lâm 62 3.2.3. Xây dựng cơ chế cho người dân tham gia quy trình xây dựng kế hoạch sử dụng đất nông lâm 63 3.2.4. Bảo đảm công bằng, minh bạch các quyền của người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nông lâm 3.3. 65 Giải pháp bảo đảm áp dụng pháp luật về quản lý và sử dụng đất nông trường, lâm trường 66 3.3.1. Nâng cao nhận thức, quan điểm các cơ quan nhà nước có thẩm quyền 66 3.3.2. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân 68 3.3.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý đất nông lâm 68 3.3.4. Thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về sử dụng đất nông lâm 69 KẾT LUẬN 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO 74 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất QSDĐ : Quyền sử dụng đất UBND : Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang 2.1 Hiện trạng diện tích, cơ cấu một số loại đất chính năm 2010 42 2.2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2010 42 2.3 Hiện trạng diện tích, cơ cấu một số loại đất chính năm 2014 43 2.4 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2014 44 2.5 Hiện trạng diện tích, cơ cấu một số loại đất chính năm 2019 45 2.6 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2019 46 2.7 So sánh sự thay đổi cơ cấu sử dụng đất qua các năm 47 bảng 2010, 2014 và 2019 DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Tên hình Trang hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Mường Khương 40 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên biểu đồ Trang biểu đồ 2.1 Cơ cấu diện tích các nhóm đất năm 2010 42 2.2 Cơ cấu các loại đất nông nghiệp năm 2010 43 2.3 Cơ cấu một số loại đất chính năm 2014 của huyện 44 Mường Khương 2.4 Cơ cấu một số loại đất nông nghiệp của huyện Mường 44 Khương năm 2014 2.5 Cơ cấu diện tích các nhóm đất chính năm 2019 của huyện 45 Mường Khương 2.6 Cơ cấu số loại đất nông nghiệp năm 2014 46 MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu Nhân dân ta có truyền thống sản xuất nông nghiệp, văn hóa Việt Nam đã gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp. Hiến pháp Việt Nam đã quy định “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên... là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”1. Nhà nước trao quyền sử dụng đất (QSDĐ) cho người sử dụng theo quy định của pháp luật. Trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội, giá trị kinh tế của QSDĐ ngày càng được nâng cao và phát huy vai trò là một trong những nguồn nội lực quan trọng để phát triển kinh tế quốc gia và thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Hơn hết, đất đai gắn liền với đời sống dân sinh mỗi con người, là nơi để sinh sống, là tư liệu để sản xuất và có thể nói đất đai còn gắn liền với đời sống tinh thần, gắn kết các thế hệ. Qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai ngày càng hoàn thiện, đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định đời sống kinh tế xã hội, mở rộng quyền năng của người sử dụng đất và đặt sự quản lý, sử dụng đất đai dưới sự giám sát của công dân. Vấn đề quản lý nhà nước về đất đai là một phạm trù rộng, có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của đất nước cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân. Để quản lý nhà nước về đất đai đạt hiệu quả cao nhất vẫn cần có rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết. Trong phạm vi bài luận văn này, tác giả chỉ đề cập đến vấn đề quản lý đất nông trường, lâm trường trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai. Trong thời gian qua, thực hiện đường lối đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1996); Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị; Nghị quyết lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) và những văn bản tiếp theo của Đảng và Nhà nước. Các nông, lâm trường đã có những thay đổi quan trọng cả về tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động; đóng góp tích cực vào sự phát triển của nông nghiệp nông thôn nước ta và đã xuất hiện một số mô hình tiêu biểu về đổi mới tổ chức quản lý. Tuy vậy, thực tế ở nhiều nơi, hiệu quả sử dụng đất của nhiều nông, 1. Điều 53 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. 1 lâm trường còn hạn chế. Vấn đề quản lý và sử dụng đất nông trường, lâm trường còn tồn tại nhiều tiêu cực, đó là bỏ hoang không sử dụng trong thời gian dài, sử dụng không đúng mục đích, bị lấn chiếm, chuyển nhượng, cho thuê trái phép, gây lãng phí tài nguyên, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế chung của đất nước. Bởi vậy cần phải bảo đảm rằng việc quản lý, sử dụng đất, nhất là quản lý và sử dụng đất nông trường, lâm trường được xác lập hợp lý nhằm tạo ra trật tự pháp lý vững chắc về quản lý sử dụng đất nông trường, đất lâm trường trên phạm vi cả nước cũng như trên địa bàn một huyện miền núi còn nhiều khó khăn như huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Như vậy, với mong muốn nghiên cứu một cách có hệ thống pháp luật về quản lý và sử dụng đất nông trường, lâm trường để có đánh giá những ưu điểm, khó khăn, bất cập của quy định pháp luật hiện hành nhằm đề xuất các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật đất đai về quản lý, sử dụng đất. Qua đó, tạo cơ chế pháp lý bảo đảm quyền quản lý, sử dụng đất có hiệu quả trên thực tế. Tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Pháp luật về quản lý và sử dụng đất nông trường, lâm trường từ thực tiễn thi hành tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai” làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Luật kinh tế của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Từ những năm đầu đất nước ta thực hiện công cuộc đổi mới (năm 1986), xác lập quyền sở hữu đất đai là của toàn dân, do Nhà nước đại diện là chủ sở hữu, văn bản pháp luật đầu tiên trong lĩnh vực đất đai là Luật Đất đai năm 1987. Các quy định của văn bản pháp luật này tiếp tục được kế thừa, sửa đổi, cập nhật, bổ sung ngày càng phù hợp với thực tế cuộc sống. Qua quá trình phát triển từ Luật Đất đai năm 1987, năm 1993, năm 2003 và năm 2013, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu pháp luật về đất đai, chuyên sâu về quản lý và sử dụng đất nông trường, lâm trường. Có thể kể đến một số công trình như sau: - “Pháp luật về quyền của người sử dụng đất ở Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế của Phạm Phương Thảo, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2015). - “Pháp luật về quyền sử dụng đất nông nghiệp, qua thực tiễn tại thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế của Nguyễn Thị Thanh Toàn, Khoa Luật kinh tế - Trường Đại học Luật thuộc Đại học Huế (2018). 2 - “Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất của các nông trường lâm trường trên địa bàn tỉnh Lào Cai”, Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Văn Quảng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam (2015). - “Hoàn thiện pháp luật về bồi thường đối với cây trồng khi Nhà nước thu hồi đất”, của Phan Trung Hiền và Nguyễn Thành Phương, Tạp chí Công thương (2018, trang 26-31). - “Hoàn thiện pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Luật Kinh tế của Dương Hồng Cường, Viện Đại học mở Hà Nội (2018). - “Quản lý đất nông nghiệp theo quy định của Luật đất đai năm 2013, từ thực tiễn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Luật kinh tế của Nguyễn Bá Lương, Viện Đại học Mở Hà Nội (2017). - Bài viết “Hoàn thiện quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại các nông, lâm trường”, của TS. Lê Hải Đường, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, ngày 17/12/2020... Nhìn chung, những công trình nghiên cứu, bài viết trên đều tập trung nghiên cứu và đề cập đến vấn đề pháp luật và thực tiễn về sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, nông trường, lâm trường... ở các khía cạnh, mức độ và phạm vi khác nhau. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu vấn đề pháp luật về quản lý và sử dụng đất nông trường, lâm trường trên thực tiễn tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật về quản lý và sử dụng đất nông trường, lâm trường từ thực tiễn thi hành tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai” là công trình nghiên cứu tiếp nối, kế thừa các công trình trước đây theo hướng chuyên sâu, cụ thể hơn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Phân tích, đánh giá hiện trạng về quản lý sử dụng đất nông trường, lâm trường hiện nay, có tính hệ thống từ cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng trên thực tế tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Thông qua đó, đề xuất phương hướng hoàn thiện, khắc phục những tồn tại mà thực tiễn đang gánh chịu. Đóng góp cho hệ thống pháp luật đất đai ngày càng hoàn thiện, bảo đảm thực hiện pháp luật về quản lý sử dụng đất 3 nông trường, lâm trường trên thực tế ở huyện Mường Khương nói riêng và ở địa phương nói chung. 3.2. Nhiệm vụ - Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về quản lý, sử dụng sử dụng đất nông trường, lâm trường như: Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý đất nông trường, lâm trường; sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với công tác quản lý đất nông trường, lâm trường. - Phân tích và đánh giá các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng đất nông trường, lâm trường. - Nhận xét, đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng đất nông trường, lâm trường tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Từ đó, làm rõ những hạn chế, bất cập và nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả quản lý sử dụng đất nông trường, lâm trường tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. - Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý, sử dụng đất nông trường, lâm trường ở Mường Khương nói riêng và ở Việt Nam nói chung. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những quy định pháp luật hiện hành về quản lý, sử dụng sử dụng đất nông trường, lâm trường. Cụ thể những quy định này được quy định tại Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành có so sánh với các quy định của Luật đất đai năm 2003; Luật sửa đổi bổ sung Luật đất đai năm 2009, Luật Lâm nghiệp năm 2017; Nghị quyết 115/2015/QH13 ngày 27/11/2015. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên các hoạt động quản lý và các quy định về sử dụng đất nông trường, lâm trường; trên cơ sở đó đánh giá thực tiễn thi hành tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở phối hợp các phương pháp nghiên cứu có tính phổ quát trong khoa học xã hội và nhân văn như: Phân tích, so sánh, tổng hợp, đánh giá, bình luận. 4 6. Những đóng góp mới của luận văn Thứ nhất, hệ thống hóa, bổ sung và phát triển những vấn đề lý luận và pháp luật về quản lý, sử dụng đất nông trường, lâm trường hiện nay. Thứ hai, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng đất nông trường, lâm trường tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai Thứ ba, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý, sử dụng đất nông trường, lâm trường trong giai đoạn hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn có kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về quản lý sử dụng đất nông trường, lâm trường. Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật về quản lý và sử dụng đất nông trường, lâm trường. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực thi pháp luật về quản lý và sử dụng đất nông trường, lâm trường. 5 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG TRƯỜNG, LÂM TRƯỜNG 1.1. Những vấn đề lý luận về quản lý và sử dụng đất nông trường, lâm trường 1.1.1. Khái niệm chung về đất Thuở sơ khai của loài người, đất đã được coi là tiền đề của tự nhiên, là điều kiện ban đầu của sự sống. Nhà sử học, nhà địa chí nổi tiếng Phan Huy Chú (1782-1849) vào thế kỷ XIX đã viết: “Của báu một nước không gì quý bằng đất đai, nhân dân và của cải đều do đấy mà sinh ra”. Từ bao đời nay, đất đai luôn là cái nôi để nuôi dưỡng sự sống của con người, là nơi ăn chốn ở, điều kiện để sinh tồn, là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng không gì thay thế được trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Với tổng diện tích hơn 330.000 km2, ở Việt Nam đất đai được chia làm nhiều loại căn cứ theo mục đích sử dụng, đất nông nghiệp là một loại đất nằm trong vốn đất đai thống nhất của quốc gia. Theo nghĩa thổ nhưỡng, đất là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời, hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá mẹ, động thực vật, khí hậu, địa hình, thờigian. Giá trị tài nguyên đất được đánh giá bằng số lượng diện tích (ha, km2) và độ phì nhiêu, màu mỡ. Với ý nghĩa là một nhân tố sinh thái, đất đai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. Đất theo nghĩa đất đai bao gồm: yếu tố khí hậu, địa hình, địa mạo, tính chất thổ nhưỡng, thuỷ văn, thảm thực vật tự nhiên, động vật và những biến đổi của đất do các hoạt động của con người. (FAO, 1994). Về mặt đời sống - xã hội, đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không gì thay thế được của ngành sản xuất nông - lâm nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá và an ninh quốc phòng. Trong kinh tế học, đất bao gồm tất cả các tài nguyên có nguồn gốc tự nhiên, chẳng hạn như vị trí địa lý của khu vực đất đai, các tài nguyên khoáng 6 sản dưới lòng đất, và thậm chí các thành phần của phổ điện từ. Trong kinh tế học cổ điển nó được coi là một trong các yếu tố sản xuất, các yếu tố khác là tư bản và sức lao động. (Theo Wikipedia). 1.1.2. Quản lý đất đai Quản lý đất đai là quá trình đảm bảo theo luật pháp cho việc sử dụng, phát triển quỹ đất, khai thác lợi nhuận thu được từ đất và giải quyết các vấn đề tranh chấp liên quan đến đất đai. Quản lý đất đai bao gồm những chức năng, nhiệm vụ liên quan đến việc xác lập và thực thi các quy tắc cho việc quản lý, sử dụng và phát triển đất đai cùng với những lợi nhuận thu được từ đất (thông qua việc chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn, hoặc thu thuế…) và giải quyết những tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu và QSDĐ. Đối tượng quản lý đất đai liên quan đến cả hai đối tượng đất công và đất tư bao gồm các công việc: đo đạc đất đai, đăng ký đất đai, định giá đất đai, giám sát sử dụng, lưu giữ và cung cấp các thông tin về đất đai. Quản lý đất đai là quá trình điều tra, mô tả những tài liệu về đất, xác định, điều chỉnh các quyền và các thuộc tính khác của đất, lưu trữ, cập nhật và cung cấp thông tin liên quan đến đất (ví dụ như liên quan đến quyền sở hữu, giá trị, quá trình sử dụng và các nguồn thông tin khác liên quan), quản lý đất đai liên quan trực tiếp đến quyền sở hữu đất đai của các thế hệ hiện tại và tương lai. Nó bao gồm các quyết định thực hiện thường xuyên được thực hiện mỗi ngày bởi các nhà quản lý đất đai. Nhà nước thực hiện công tác quản lý đất đai thông qua Hiến pháp, Luật đất đai và các Luật khác có liên quan đến đất đai. Đối với công tác quản lý đất đai, Nhà nước xác định một số nội dung chủ yếu như: Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước tập trung và phân cấp quản lý; vị trí của cơ quan đăng ký đất đai; vai trò của lĩnh vực công và tư; quản lý các tài liệu địa chính; quản lý nguồn nhân lực; giáo dục, đào tạo và nghiên cứu….. Theo quy định của Luật đất đai 20132, Nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm: - Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó. 2. Điều 22 Luật Đất đai năm 2013. 7 - Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. - Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất. - Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. - Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. - Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất. - Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Thống kê, kiểm kê đất đai. - Xây dựng hệ thống thông tin đất đai. - Quản lý tài chính về đất đai và giá đất. - Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. - Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. - Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai. - Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai. - Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai 1.1.3. Quản lý đất nông trường, lâm trường Ở Việt Nam, sự hình thành của các nông, lâm trường được đánh dấu từ sau hòa bình lập lại ở Miền Bắc - năm 1955, cụ thể là các nông, lâm trường quốc doanh. Cùng với việc hình thành các nông trường, lâm trường, Nhà nước giao quyền quản lý đất đai cho các nông trường, lâm trường để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng chung. Vấn đề quản lý đất nông trường, lâm trường về cơ bản bao gồm đầy đủ các nội dung quản lý nhà nước chung về đất đai, tuy nhiên nó hướng tới một lĩnh vực cụ thể hơn. Quá trình phát triển của nông, lâm trường trải qua nhiều giai đoạn, gắn với các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Giai đoạn 8 1955-1975, nhiệm vụ chủ yếu của nông, lâm trường là khai hoang, phục hóa đất đai, trồng rừng và phát triển kinh tế theo mô hình tập trung, tập thể3. Giai đoạn 1976-1986, nông, lâm trường được hình thành, phân bố rộng khắp cả nước, với 870 đơn vị4. Nhà nước giao cho các nông, lâm trường quản lý 7,5 triệu ha đất, bằng 23,2% diện tích tự nhiên của cả nước (trong đó 457 nông trường với 1,2 triệu ha; 413 lâm trường với 6,3 triệu ha). Giai đoạn 1987- 2003, các nông, lâm trường quốc doanh thực hiện đăng ký, sắp xếp, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo Nghị định 388/1991/HĐBT. Từ 869 đơn vị (457 nông trường, 412 lâm trường), sắp xếp lại còn 672 đơn vị (314 nông trường, 368 lâm trường). Theo báo cáo giám sát kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai tại các nông, lâm trường quốc doanh giai đoạn 2004 - 2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Giai đoạn 2004 - 2014, là giai đoạn thực hiện Nghị quyết 28/NQ-TW của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh. Năm 2005, cả nước có 444 nông, lâm trường (186 nông trường, 256 lâm trường và 02 trung tâm nông - lâm nghiệp). Đến cuối năm 2012, còn 387 nông, lâm trường (145 nông trường, 151 lâm trường, 91 ban quản lý rừng), giải thể 38 đơn vị. Đến tháng 12 năm 2012, tính cả 266 đơn vị, tổ chức không thuộc diện thực hiện sắp xếp theo Nghị quyết 28-NQ/TW, cả nước có 653 doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng, vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên (200 công ty nông nghiệp, 164 công ty lâm nghiệp, 210 ban quản lý rừng, 79 vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên), được Nhà nước giao quản lý, sử dụng 7.996.467 ha đất. 3. Năm 1960, cả Miền Bắc có 56 nông trường và tập đoàn sản xuất (29 nông trường quân đội, 18 nông trường quốc doanh và 9 tập đoàn sản xuất) do Bộ Nông trường trực tiếp quản lý. - Tính đến cuối năm 1970, các tỉnh Miền Bắc đã thành lập gần 200 lâm trường quốc doanh. - Năm 1975, toàn miền Bắc có 115 nông trường quốc doanh (trung ương quản lý 53 nông trường, địa phương quản lý 62 nông trường). Sau ngày giải phóng Miền Nam, Nhà nước điều động trên 3.000 cán bộ từ các nông trường và 20 vạn lao động các tỉnh, thành phố Miền Bắc vào tiếp nhận và mở rộng 120 đồn điền cao su, cà phê ở các tỉnh vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, thành lập hàng trăm lâm trường ở các tỉnh phía Nam. Năm 1982, Nhà nước chuyển một số đơn vị quân đội sang xây dựng kinh tế như Đoàn 331, 332, 333, 359 ở Tây Nguyên, Đoàn 600 ở Đông Nam bộ và một số Trung đoàn Tây Nam Bộ và Tây Nguyên. - Năm 1986, cả nước có 457 nông trường quốc doanh (228 nông trường do Trung ương quản lý và 229 nông trường do địa phương quản lý). 4. Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) quản lý 92 đơn vị; Bộ Lâm nghiệp quản lý 76 đơn vị; Bộ Quốc phòng quản lý 12 đơn vị; Tổng cục Cao su quản lý 124 đơn vị; các địa phương quản lý 566 đơn vị. 9 Thực hiện Nghị quyết 30-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp, đến tháng 12 năm 2014, các công ty nông, lâm nghiệp đã bàn giao về cho địa phương 80.468 ha, tổng diện tích đất do các công ty nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên quản lý còn 7.916.366 ha. Theo phương án sản xuất, dự kiến các công ty nông, lâm nghiệp sẽ bàn giao cho địa phương từ 15 - 20% diện tích đất hiện đang quản lý và sử dụng5. Giai đoạn 2014 đến nay, tiếp tục tập trung điều chỉnh các quan hệ nhằm sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông nghiệp, lâm nghiệp theo Nghị quyết số 30-NQ/TW. Nhìn chung, pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại các công tynông, lâm nghiệp đã từng bước được xây dựng, hoàn thiện; trong từng giai đoạn, thời kỳ, đã cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai cũng như định hướng, mục tiêu phát triển của các nông trường, lâm trường. Đến nay, pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại các nông trường, lâm trường đã tương đối đầy đủ, dần mang tính hệ thống; tính toàn diện, thống nhất, cụ thể, khả thi ngày càng được cải thiện; góp phần nhất định trong kết quả sắp xếp, đổi mới về tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của các nông trường, lâm trường và trong quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên đất tại các nông trường, lâm trường. Đến tháng 12/2014, các công ty nông, lâm nghiệp đã bàn giao về cho địa phương 80.468 ha còn 7.916.366 ha đất do các công ty nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên quản lý6. Theo phương án tổng thể được duyệt, sau sắp xếp, các công ty nông, lâm nghiệp tiếp tục quản lý, sử dụng 1.858.040 ha, gồm 1.836.857 ha đất nông nghiệp, 21.183 ha đất phi nông nghiệp; giao về địa phương 371.561 ha, gồm 355.931 ha đất nông nghiệp, 15.630 ha đất phi nông nghiệp. Trong diện tích đất đã giao và tiếp tục giao về địa phương theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, có 1.411/1.715 ha đất cho thuê, cho mượn, 97.648/141.113 ha đất bị lấn chiếm, 17.607/25.970 ha đất tranh chấp, 10.204/10.886 ha đất cấp trùng, 12.758/40.636 ha đất liên doanh 5. Báo cáo số 958/BC/UBTVQH13 ngày 16/10/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai tại các nông, lâm trường quốc doanh giai đoạn 2004 - 2014. 6. Báo cáo số 958/BC-UBTVQH13 ngày 16/10/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai tại các nông, lâm trường quốc doanh giai đoạn 2004 - 2014. 10 liên kết và 75.852 ha/557.494 ha đất giao khoán7. Cùng với đó, kết quả thực hiện về sắp xếp, đổi mới mô hình hoạt động cũng đạt những kết quả tích cực. Trải qua giai đoạn hình thành và phát triển, các nông trường, lâm trường đã có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, làm thay đổi diện mạo khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc cũng như bảo đảm ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn khu vực nông thôn, miền núi; giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của các nông, lâm trường cũng đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, đặc biệt là trong quản lý, sử dụng đất đai. Vì vậy, cùng với việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các nông, lâm trường thì cần hoàn thiện quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại các nông, lâm trường. Hiện nay, pháp luật đất đai không có định nghĩa về đất nông trường, lâm trường, tuy nhiên trên cơ sở các quy định của pháp luật, có thể hiểu khái quát về đất nông trường, lâm trường là đất nông nghiệp nói chung, đó là “Loại đất được Nhà nước giao cho người dân để phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng ,.. Là tư liệu sản xuất chủ yếu vừa là tài liệu lao động vừa là đối tượng lao động, đặc biệt không thể thay thế của ngành nông - lâm nghiệp”. Quản lý, sử dụng đất nông trường, lâm trường là gì? Như trên đã phân tích, đất nông trường, lâm trường mang đầy đủ cách đặc điểm của đất nông nghiệp, do đó quản lý đất nông trường lâm trường cũng như quản lý đất đai nói chung và quản lý đất nông nghiệp nói riêng, nó cũng được hiểu là quá trình đảm bảo theo luật pháp cho việc sử dụng, phát triển quỹ đất, khai thác lợi nhuận thu được từ đất (thông qua thuế, cho thuê, bán) và giải quyết các tranh chấp liên quan đến đất đai. Đối tượng của quản lý đất nông trường, lâm trường cũng bao gồm các công việc: đo đạc đất đai, đăng ký đất đai, định giá đất đai, giám sát sử dụng, lưu giữ và cập nhật các thông tin đất đai, cung cấp các thông tin đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai. Quản lý đất nông trường, lâm trường cũng chịu sự điều chỉnh chung của quản lý nhà nước 7. Thuý Nhi, Thanh, kiểm tra đất nông, lâm trường (2019), Báo điện tử Tài nguyên & Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, https://baotainguyenmoitruong.vn/thanh-kiem-tra-dat-nong-lam-truong-296008.html. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất